Các công trình nghiên cứu có liên quan
Công trình nghiên cứu ngoài nước
Albee A (Albee A, 1994 May), Bài viết “Support to women's productive and income-generating activities” (“Hỗ trợ các hoạt động sản xuất và tạo thu nhập của phụ nữ”) Bài viết mô tả các xu hướng tạo thu nhập hoặc các hoạt động chương trình sản xuất của phụ nữ, kinh nghiệm của UNICEF trong việc hỗ trợ các hoạt động sản xuất của phụ nữ và nhu cầu của phụ nữ và trẻ em Báo cáo này được chuẩn bị như một sự kích thích để tranh luận về vai trò của UNICEF trong việc hỗ trợ các hoạt động sản xuất của phụ nữ trong những năm 1990 Thuật ngữ "hoạt động sản xuất của phụ nữ" được người ta nhấn mạnh nhằm tránh sự liên kết của các chương trình tạo thu nhập của phụ nữ với các hoạt động bên lề "Hỗ trợ các hoạt động sản xuất của phụ nữ" phản ánh cách tiếp cận ngày càng tăng của UNICEF đối với việc cung cấp các công cụ kinh tế trực tiếp, đào tạo tín dụng hoặc kỹ năng và các dịch vụ bổ sung, như thiết bị chăm sóc trẻ em và tiết kiệm lao động.Các chương trình cần làm rõ mức độ nào các nguồn lực sẽ được áp dụng cho các hoạt động sản xuất của phụ nữ như là một chiến lược trao quyền Phương pháp tiếp cận đòi hỏi các chiến lược tổng thể và làm rõ mục tiêu hỗ trợ các hoạt động sản xuất Các mô hình của UNICEF nhấn mạnh việc cung cấp dịch vụ hiệu quả [1]
Katharine McKee (KatharineMcKee, July 1989), Bài viết “Microlevel strategies for supporting livelihoods, employment, and income generation of poor women in the third world: The challenge of significance” (Tạm dịch: Các chiến lược vi mô để hỗ trợ sinh kế, việc làm và tạo thu nhập của phụ nữ nghèo ở thế giới thứ ba: Thách thức về ý nghĩa) được đăng trên World Development (Tạp chí Thế giới phát triển) Nó kết luận rằng các chiến lược tập trung vào ngành và chức năng mang lại nhiều hứa hẹn nhất trong việc giúp phụ nữ đạt được những lợi ích kinh tế đáng kể và xứng đáng được thử nghiệm và hỗ trợ của nhà tài trợ Tác giả đề cập đến bốn biện pháp hiệu quả để sử dụng cho các chương trình hỗ trợ phụ nữ có thu nhập thấp: Có ý nghĩa, tăng mức thu nhập bền vững cho số lượng lớn người tham gia; thay đổi chính sách và quy định mở rộng lựa chọn kinh tế cho người nghèo; tăng việc làm tổng hợp, tăng trưởng kinh tế và đa dạng hóa nền kinh tế địa phương; và nâng cao năng lực của người Hồi giáo, người phụ nữ huy động và giành quyền kiểm soát nhiều hơn đối với đời sống xã hội, chính trị và kinh tế của họ Sử dụng các tiêu chí này, bài viết phân tích điểm mạnh và điểm yếu của ba chiến lược để giải quyết các vấn đề của các cá nhân tự doanh và doanh nghiệp siêu nhỏ: phương pháp tiếp cận tập trung vào khu vực, ngành và chức năng [16]
Nghiên cứu của Tổ chức lao động quốc tế - ILO về “Con đường dẫn đến thành công: Phụ nữ trong kinh doanh và quản lý tại Việt Nam”, Nghiên cứu đã cho thấy được những tác động của dịch bệnh ảnh hưởng lên công việc cũng như thu nhập của người lao động Phân tích các chỉ số số để cho thấy sự bình đẳng giới ở nơi làm việc tại Việt Nam trong bôi cảnh dịch bệnh Mục đích của nghiên cứu nhằm cải thiện đa dạng giới ở nơi làm việc để tạo ra những lợi ích kinh doanh choc ác doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt nhấn mạnh việc tạo điều kiện để phụ nữ thăng tiến, phát triển trong kinh doanh và quản lý [28]
Các công trình nghiên cứu trong nước
Luận văn thạc sĩ luật học “Bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại Việt Nam hiện nay” (Lê Thu Thảo, 2014) Tác giả đưa ra quan điểm của mình về khái niệm hôn nhân, gia đình, quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình và bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân và gia đình Bên cạnh luận văn phân tích, nhận xét về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ về hôn nhân gia đình trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam và việc cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật Bên cạnh đó, Luận văn đưa ra đánh giá, phân tích và so sánh sự tương thích giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân gia đình và góp phần làm rõ thực trạng bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trên phương diện: hôn nhân và gia đình Trên cơ sở đối chiếu so sánh với yêu cầu của bình đẳng giới trong pháp luật quốc tế, luận văn đánh giá một cách có hệ thống những thành tựu cũng như những hạn chế, bất cập trong thực thi bình đẳng giới về hôn nhân gia đình tại Việt Nam, việc nội luật hóa pháp luật quốc tế tại Việt Nam, nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó Trên cơ sở quan điểm của Nhà nước Việt Nam về quyền con người và xuất phát từ thực trạng của bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ tại Việt Nam, luận văn đề xuất các ý kiến cá nhân về phương hướng và giải pháp nâng cao quyền bình đẳng của phụ nữ trong hôn nhân gia đình giai đoạn hiện nay [21]
Luận văn thạc sỹ công tác xã hội “Hỗ trợ sử dụng vốn vay ngân hàng chính sách xã hội cho phụ nữ từ góc độ công tác xã hội (nghiên cứu trường hợp tại xã thuận hoá huyện Tuyên Hoá tỉnh Quảng Bình” (Trần Thị Ánh Tuyết, 2014) Tác giả đã tìm hiểu vai trò của công tác xã hội qua việc hỗ trợ phụ nữ sử dụng nguồn vốn vay Từ đó khắc phục những hạn chế và phát huy hiệu quả của vốn vay thông qua hoạt động hỗ trợ của công tác xã hội [26]
Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình củaHội liên hiệp phụ nữ Tỉnh Hải Dương” (Lê Thị Hoan, 2015) Tác giả đã giúp cho
Hội LHPN tỉnh đánh giá một cách khách quan, toàn diện khoa học thực trạng hiệu quả quản lý hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh Hải Dương và đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm từng bước nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [11] Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện vào năm 2017 cho thấy các hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp dựa trên các chính sách, chủ trương của Nhà nước cũng như bối cảnh quốc tế và trong nước ở những năm trước đó giai đoạn 2014 - 2016 Đề án chỉ ra những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong việc để phụ nữ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp để từ đó đưa ra các phương án và giải pháp để giúp hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Đề án cũng chỉ ra rõ ràng từng tổ chức như Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn v.v… cần thực hiện những hoạt động gì để có thể giúp cho phụ nữ làm chủ doanh nghiệp phát triển kinh tế cho đất nước [12]
Tuy nhiên, đề tài “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện NhơnTrạch” chưa thấy hướng nghiên cứu tương tự trên địa bàn Huyện Nhơn Trạch – tỉnh Đồng Nai Do đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài này làm đề tài để áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn công tác.
Mục tiêu nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế làm nền tảng để phân tích thực trạng hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
Phương pháp nghiên cứu
Toàn bộ luận văn được tác giả sử dụng chủ yếu 2 phương pháp nghiên cứu, bao gồm:
Phương pháp thu thập số liệu
Luận văn chủ yếu thu thập dữ liệu thứ cấp bao gồm các văn bản, các báo cáo của hội phụ nữ huyện Nhơn Trạch, của UBND huyện Nhơn Trạch cũng như của tỉnh Đồng Nai có liên quan đến đề tài nghiên cứu để phân tích các số liệu, đưa ra các dẫn chứng chứng minh trong quá trình phân tích thực trạng.
Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích số liệu để phân tích, tổng hợp, chọc lọc đưa vào luận văn chung với các phân tích của tác giả để minh chứng cho các quan điểm, đánh giá:
- Phương pháp nghiên cứu tổng hợp : Nghiên cứu, thu thập và tổng hợp các dữ liệu qua sách báo, tài liệu, internet, những công trình nghiên cứu trước đây (thông tin thứ cấp) về hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế; các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của một số ngân hàng trong và ngoài nước.
- Phương pháp thống kê mô tả : Với phương pháp này sẽ thống kê số liệu một cách cụ thể về hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế nhằm phục vụ cho việc phân tích thực trạng của hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.
- Phương pháp thống kế phân tích : nghiên cứu các số liệu báo cáo của các cơ quan, đơn vị để đưa ra những ưu điểm và hạn chế của hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế để từ đó phát huy những ưu điểm và hạn chế của các nhược điểm.
Từ đó đề ra các giải pháp phù hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu : Được sử dụng để phân tích, đánh giá, so sánh kết quả của hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyệnNhơn Trạch với phương hướng, nhiệm vụ đã được đề ra trong từng thời kỳ Đưa ra được những mặt còn tồn tại, hạn chế, khó khăn, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp.
Đóng góp của đề tài
- Nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trong nước từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Hội Phụ nữ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
- Đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn để Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế huyện Nhơn Trạch trong thời gian tới.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Chương 2: Thực trạng về việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
Chương 3: Giải pháp hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện NhơnTrạch.
Các khái niệm
1.1.1 Khái niệm phát triển kinh tế
Phát triển kinh tế (Economic development) là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về mọi mặt của nền kinh tế, bao gồm sự thay đổi cả về số lượng và về chất, là quá trình hoàn thiện cả về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia [27]
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế.
Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống [20]
Từ hai khái niệm trên có thể hiểu khái niệm về phát triển kinh tế, theo quan điểm của tác giả: “Phát triển kinh tế là quá trình thay đổi theo hướng tiến bộ về kinh tế ở mọi mặt của một quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng”.
1.1.2 Khái niệm về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
“Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” là nhằm tạo điều kiện để phụ nữ khởi nghiệp, vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo Hội Liên hiệp Phụ nữ khảo sát, nắm vững hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, xây dựng kế hoạch giúp các hộ nghèo Trên cơ sở khảo sát, nắm bắt tình hình đời sống, việc làm của phụ nữ và nhu cầu của phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, các cấp Hội cần tiến hành phân loại hộ nghèo theo từng nguyên nhân để có các giải pháp tác động phù hợp, thiết thực Trong đó vừa chú trọng tuyên truyền phụ nữ phát huy nội lực, khắc phục tư tưởng an phận, trông chờ ỷ lại, vừa vận động hội viên, phụ nữ đoàn kết,tương trợ giúp đỡ nhau về vốn, ngày công, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm để phát triển kinh tế gia đình Bên cạnh đó, các cấp Hội phải thường xuyên cập nhật thông tin, chủ động tiếp cận, khai thác các nguồn vốn để hỗ trợ hội viên, phụ nữ xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện thực tế của từng hộ gia đình, địa phương [22]
Vai trò của hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
1.2.1 Góp phần giảm tỷ lệ nghèo đói trong xã hội
Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ bao gồm các hoạt động hỗ trợ tài chính và phi tài chính Những hoạt động này tăng cơ hội việc làm và khả năng tự tạo việc làm ở phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn Để phân tích nội dung này có thể lấy việc hỗ trợ tài chính vi mô làm một ví dụ Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng và cần thiết để người nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất, nhờ đó nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo bền vững Mối quan hệ này cũng đúng ở một số quốc gia Châu Phi Shahidur (2005) Jonathan & Haley (2002) đã khẳng định việc cấp tín dụng với những điều kiện ưu đãi cho người nghèo là phương tiện giúp họ thoát nghèo Ở Việt Nam, tác giả Lê thị Hoan (2015), Bùi Thị Hiền (2006) cũng khẳng định mối quan hệ giữa tín dụng và giảm đói nghèo [10, 11]
Trên thực tế, Sự hỗ trợ về phát triển kinh tế giành cho nhóm đối tượng phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn, từ đó giúp họ cải thiện thu nhập một cách bền vững, đồng thời có thể thay đổi tình trạng kinh tế của họ trong xã hội, giúp họ thoát đói, rồi tới thoát nghèo một cách bền vững Điều này càng phù hợp hơn khi trong bối cảnh hiện nay, phụ nữ trong các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thường là người lao động chính, tạo ra thu nhập chính bên cạnh người đàn ông, người chồng.
1.2.2 Góp phần đảm bảo bình đẳng giới Ở Việt Nam tình trạng bất bình đẳng về giới diễn ra ở nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực kinh tế Thu nhập bình quân của lao động nữ luôn thấp hơn nam giới Theo Tổng cục Dạy nghề (Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội), mức lương bình quân hằng tháng của lao động nữ khoảng 4,58 triệu đồng, thấp hơn so với lao động nam (5,19 triệu đồng) khi làm cùng một công việc Lý do chính là vì phụ nữ phải chăm sóc con, đảm đương việc gia đình nên ngày công không cao bằng nam giới Thực trạng bất bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế cho thấy hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ nói chung, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn nói riêng trực tiếp xoá bỏ khoảng cách bất bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực kinh tế, và gián tiếp trong một số lĩnh vực khác.
Mặt khác, phụ nữ là đối tượng yếu thế trong xã hội, nếu được hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng thì họ sẽ có cơ hội vươn lên ổn định cuộc sống, có việc làm, có thu nhập Từ đó tiếng nói của họ cũng có tầm quan trọng đối với nam giới, đối với gia đình.
Bình đẳng giới còn thể hiện ở khả năng chủ động để tham gia vào thị trường sức lao động và cải thiện thu nhập Nhờ có cải thiện về thu nhập, tình trạng phân biệt đối xử giữa bé trai và bé gái sẽ giảm đi, bé gái trong các gia đình được đi học đầy đủ hơn Người phụ nữ được khám chữa bệnh tốt hơn và họ được có cơ hội tham gia vào các hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội hơn Nhờ đó mà tình trạng bình đẳng giới được cải thiện nhiều hơn.
1.2.3 Góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.
Các nghiên cứu về xã hội học cho thấy, tỷ lệ tội phạm có mối quan hệ với tình trạng kinh tế và việc làm Tình trạng kinh tế thấp, thiếu việc làm là một trong những nguyên nhân dẫn dắt các chị em phụ nữ vào các tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, buôn lậu, vay nóng, buôn bán ma tuý Với vị trí là một huyện công nghiệp, tệ nạn xã hội càng có cơ hội phát triển một cách khó kiểm soát, phức tạp góp phần làm cho tình trạng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của huyện Nhơn Trạch trở nên khó quản lý hơn. Để góp phần vào việc đảm bảo tình trạng an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tốt hơn, cần thiết phải có những hỗ trợ về phát triển kinh tế giúp cho phụ nữ có việc làm, thu nhập và tránh xa được các tệ nạn xã hội Việc hỗ trợ kịp thời sẽ giúp các chị em phụ nữ có điều kiện tham gia vào các hoạt động kinh tế, tận dụng được thời gian nhàn rỗi và tránh những hoạt động mưu sinh vi phạm pháp luật như mại dâm, buôn lậu… Khi các chị em có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ bằng các hình thức đào tạo nghề, tạo việc làm, họ sẽ có điều kiện kiếm thêm thu nhập, hạn chế vi phạm, pháp luật và tệ nạn xã hội, an ninh chính trị được giữ vững đồng thời đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
1.2.4 Góp phần nâng cao thể chất cho trẻ em, bảo vệ nòi giống và giảm tỷ lệ bỏ học giữa chừng
Hiện nay đa số lao động nữ trẻ phải đi làm tại các công ty, xí nghiệp, để lại con nhỏ cho bà ngoại, bà nội chăm sóc Khi xa mẹ thì đứa trẻ sẽ không có đầy đủ tình cảm của mẹ, không được bú sữa mẹ mà phải bú sữa bình, trẻ dễ bị bệnh tự kỷ hoặc suy dinh dưỡng, dẫn đến việc phát triển thể chất không đảm bảo, hạn chế về chiều cao và không được đi học đến nơi đến chốn Từ đó cũng ảnh hưởng đến trình độ học vấn và phát triển giống nòi Tạo việc làm cho chị em phụ nữ tại địa phương cũng là cách hỗ trợ cho họ phát triển kinh tế, giúp đỡ họ sống gần gũi với gia đình, có điều kiện chăm sóc con cái chu đáo hơn, có điều kiện cho chị em phụ nữ tham gia sinh hoạt với Hội Liên hiệp Phụ nữ, được Hội Liên hiệp Phụ nữ phổ biến các kiến thức nuôi dạy con tốt Từ đó, đảm bảo duy trì thể chất, chiều cao, cân nặng của người Việt Nam và giảm tỷ lệ bỏ học giữa chừng, trình độ cũng được nâng lên theo kịp bạn bè các nước trong khu vực và thế giới.
Nội dung hỗ trợ phụ nữ trong phát triển kinh tế
1.3.1 Tổ chức phong trào, vận động hỗ trợ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn
Trong từng giai đoạn cách mạng, Hội LHPN Việt Nam đã có những hình thức vận động phù hợp, thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia Bước vào thời kỳ đổi mới đất nước, Hội LHPN đã đổi mới nội dung, phương thức hoạt động với nhiều phong trào thi đua hướng về cơ sở. Đối với Hội Liên hiệp phụ nữ ở các tỉnh trong những năm qua đã và đang vận động phụ nữ đẩy mạnh việc thực hiện các phong trào:
- Phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”: Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, Hội Liên hiệp phụ nữ tổ chức vận động chị em tham gia hỗ trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều hình thức, biện pháp trong phạm vi khả năng của mình như giúp giống, vốn, ngày công, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi
- Phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” với phương châm: Chị em thiếu gì, yếu về mặt nào giúp mặt đó và giúp cho tới khi chị em thoát nghèo, thoát nghèo bền vững Hội Liên hiệp phụ nữ phối hợp, chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ cơ sở phân công các cán bộ Hội là ủy viên ban chấp hành, cán bộ chi, tổ phụ nữ ở từng khu vực theo dõi, hướng dẫn, giúp đỡ thường xuyên, giúp các hộ phụ nữ thoát nghèo từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.
- Mô hình “Tổ phụ nữ tín dụng tiết kiệm”, “Tổ phụ nữ góp vốn cho vay luân chuyển”, “Tổ phụ nữ tình nghĩa, tình thương”…; Hội Liên hiệp phụ nữ phối hợp, chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ cơ sở tuyên truyền, xây dựng các tổ phụ nữ góp vốn cho vay luân chuyển để giúp các hộ gia đình khó khăn có điều kiện vật chất phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.
- Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”: Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI đã tiếp tục phát động các cấp Hội, cán bộ, hội viên và các tầng lớp phụ nữ tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” Nhằm giúp hội viên, phụ nữ hiểu rõ và phấn đấu thực hiện các tiêu chí thi đua, Trung ương Hội LHPN Việt Nam biên soạn tài liệu học tập về phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” dành cho hội viên, phụ nữ Đây là một trong những cơ sở giúp nâng cao chất lượng thực hiện phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng của Hội Liên hiệpPhụ nữ Việt Nam.
- Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổng thể về phát triển
KT - XH, chính trị và an ninh quốc phòng được bắt đầu triển khai từ năm 2010. Với các tiêu chí phù hợp với nhiều tiêu chí của Chương trình xây dựng nông thôn mới, Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã quyết định lấy Cuộc vận động xây dựng Gia đình 5 không 3 sạch làm nòng cốt nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình này Các tiêu chí của “Gia đình 5 không, 3 sạch” phù hợp với một số tiêu chí của Xây dựng nông thôn mới, đều hướng tới xây dựng gia đình và cộng đồng với mục tiêu là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.
Bên cạnh đó, với đặc thù của mỗi địa phương, Hội Liên hiệp phụ nữ tự xây dựng cho địa phương mình những phong trào, mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế riêng biệt của mình.
1.3.2 Dạy nghề, tạo việc làm và tăng thu nhập Đây là nội dung hỗ trợ đầu tiên giành cho phụ nữ Hỗ trợ này mang tính chất phi tài chính nhưng có thể tạo ra “cần câu” bền vững và lâu dài Dạy nghề theo nhu cầu của địa phương giúp phụ nữ có thể kiếm việc làm hoặc đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp và người sử dụng lao động trên địa bàn Tạo việc làm là hỗ trợ mang tính chất vĩ mô từ nhà nước với hàng loạt chính sách phát triển kinh tế-xã hội, thu hút và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển Dạy nghề, tạo việc làm tăng thu nhập bao gồm:
- Tổ chức dạy nghề theo nhu cầu xã hội cho phụ nữ Dạy nghề là hoạt động thường xuyên, liên tục và cũng là một trong những hình thức hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ một cách bền vững Dạy nghề là giúp trang bị cho phụ nữ “cần câu” để họ có được “cá” thường xuyên Tuy nhiên hoạt động dạy nghề trên thực tế dễ rơi vào hình thức và chưa phản ánh được đúng nhu cầu việc làm của người dân nên người phụ nữ sau khi được dạy nghề xong lại thất nghiệp vì không có việc làm.
- Tạo việc làm bằng cách thành lập các tổ sản xuất, khuyến khích doanh nghiệp tuyển dụng phụ nữ ở địa phương Tạo việc làm cũng được xem là biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn hiệu quả, bền vững Tuy nhiên việc tạo việc làm không phụ thuộc vào một thành phần kinh tế nào mà là phụ thuộc vào cả bối cảnh kinh tế-xã hội của huyện Nhơn Trạch Cho nên hoạt động tạo việc làm cần phải nhận được sự quan tâm một cách đồng bộ của chính quyền huyện Nhơn Trạch Nói cách khác, tạo việc làm bằng cách thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào địa phương Hoạt động này thuộc về chính sách vĩ mô của nhà nước.
1.3.3 Tăng cường tiếp cận các nguồn vốn giành cho phụ nữ
Tăng cường tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ riêng cho phụ nữ Trước hết là tăng cường hiểu biết và kỹ năng quản lý tài chính trong gia đình bởi “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm” Phụ nữ là đối tượng rất cần được trang bị các kiến thức về tài chính cá nhân Thông qua giáo dục tài chính cá nhân, chị em được trang bị thêm những kỹ năng cơ bản về chi tiêu, dự toán ngân sách gia đình, đưa ra các quyết định tài chính một cách có cơ sở hơn và có thể lập kế hoạch, nhận thức được các mục tiêu tài chính của gia đình.
Bên cạnh đó, còn là tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vay vốn hiệu quả. Đó là khả năng giúp các phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn tiếp cận được với nguồn vốn để họ có thể đầu tư vào các hoạt động sản xuất, tự tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho bản thân và gia đình Có thể kể ra như:
- Liên kết với các ngân hàng để hỗ trợ phụ nữ vay vốn với lãi suất thấp, ưu đãi Ngân hàng bao gồm ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp và phát triển Nông thôn, cùng các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn Các ngân hàng là chủ thể quan trọng trong quá trình cho vay vốn, giúp phụ nữ có vốn để phát triển kinh tế Mục đích của quá trình liên kết này vừa là để tăng nguồn vốn vay, vừa tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục để phụ nữ có thể dễ dàng tiếp cận với vốn vay.
- Liên kết với các quỹ tín dụng và quỹ của tổ chức phi chính phủ để hỗ trợ nguồn vốn hoặc cho vay không lãi suất cho phụ nữ Các quỹ tín dụng và tổ chức phi chính phủ cũng là một nguồn quan trọng cung cấp vốn tài chính vi mô giành cho phụ nữ về kinh tế.
- Huy động các nguồn vốn hỗ trợ từ các doanh nghiệp, các tổ chức, đơn vị, cá nhân trên địa bàn và ngoài địa bàn.
Các nhân tố tác động đến hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế
Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế nói riêng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hỗ trợ phụ nữ Các nhân tố đó có thể là những nhân tố bên ngoài tác động, cũng có thể là những nhân tố bên trong, là những khả năng của chính bản thân phụ nữ tác động đến hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Dưới đây là một số những tác nhân chủ yếu tác động đến hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế [23, 28, 31]
1.4.1 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô
1.4.1.1 Thực trạng phát triển kinh tế
Sự phát triển ổn định của nền kinh tế sẽ kéo theo sự thay đổi của nhiều nhân tố, trong đó có những nhân tố tác động lên vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế Trước tiên, sự phát triển kinh tế và xu hướng hội nhập sẽ dần dần làm thay đổi các quan điểm lạc hậu về giới trong dân cư, vai trò của phụ nữ được nâng lên Sự phát triển kinh tế đặc biệt là ngành công nghiệp dần dần sẽ khiến cho tư liệu sản xuất về đất đai của người nông dân bị thu hẹp, do đó, Nhà nước cần phải có chính sách tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động ở nông thôn bị thu hồi đất nông nghiệp Sự phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần khiến cho các đơn vị kinh tế (trong đó có kinh tế hộ) được quan tâm khuyến khích phát triển v.v… điều đó chính là những yêu cầu cấp thiết đòi hỏi các cấp Hội LHPN phải đẩy mạnh phát huy vai trò của mình trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.
Phụ nữ trước hết phải lo việc gia đình, con cái Dù làm bất kỳ công việc gì, thì việc nội trợ vẫn là trách nhiệm của họ, đây là một quan niệm ngự trị ở nước ta từ nhiều năm nay Sự tồn tại những hủ tục lạc hậu, trọng nam khinh nữ đã kìm hãm tài năng sáng tạo của phụ nữ, hạn chế sự cống hiến của họ cho xã hội và cho gia đình Phong tục tập quán là một nguyên nhân cơ bản cản trở phụ nữ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế Tuy nhiên hiện nay quan niệm về giới của nước ta đã có những chuyển biến tích cực, vai trò của phụ nữ trong kinh tế gia đình ngày càng được coi trọng và được khẳng định Đây là nhân tố có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của Hội LHPN.
1.4.1.3 Nhân tố khoa học, kỹ thuật, công nghệ
Do điều kiện tự nhiên, KT - XH của mỗi vùng có khác nhau, với yêu cầu giống cây, con khác nhau đòi hỏi phải có kỹ thuật canh tác khác nhau Trong nông nghiệp, tập quán, kỹ thuật canh tác của từng vùng, từng địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế.
Sản xuất của hộ gia đình không thể tách rời những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thực tế cho thấy những hộ nhạy cảm với tiến bộ kỹ thuật về giống, công nghệ sản xuất, hiểu biết thị trường, dám đầu tư lớn và chấp nhận những rủi ro trong sản xuất, họ giàu lên rất nhanh Nhờ có công nghệ mà các nhân tố sản xuất như lao động, đất đai, sinh vật, máy móc và thời tiết khí hậu được kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm nông nghiệp Như vậy, việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất phát triển, thậm chí những tiến bộ kỹ thuật có thể làm thay đổi hẳn trình độ sản xuất của một vùng.
Tuy nhiên, người phụ nữ nông thôn sẽ khó có cơ hội tiếp cận được với những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền, đoàn thể ở địa phương, do đó, vai trò của Hội LHPN trở nên quan trọng.
1.4.1.4 Chính sách của Nhà nước
Chính sách của nhà nước về hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ là nhân tố làm nền tảng cho các hỗ trợ về kinh tế của địa phương Chính sách của nhà nước bao gồm chính chính sách về bình đẳng giới, chính sách về khởi nghiệp và chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung Những chính sách ấy thể hiện vai trò của nó đối với hỗ trợ về kinh tế giành cho phụ nữ trên hai góc độ.
Chính sách của nhà nước, đây là điều kiện để tạo ra các cú huých về phát triển kinh tế -xã hội, góp phần gián tiếp và trực tiếp tới số lượng việc làm được tạo ra, thu nhập bình quân trên đầu người, và sự phát triển của các thành phần kinh tế. Nhờ đó mà kinh tế-xã hội được cải thiện và phát triển.
Chính sách của nhà nước đưa ra nền tảng hành động cho các hỗ trợ của từng địa phương giành cho phụ nữ Những quy định về hướng nghiệp, về tín dụng vi mô, các mức hỗ trợ, bình đẳng giới, dạy ghề và giải quyết việc làm là căn cứ để các địa phương thực hiện, đưa vào thực tế.
1.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vi mô
1.4.2.1 Nhóm nhân tố thuộc về Hội Liên hiệp phụ nữ
Trình độ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ
Nhân tố căn bản chi phối hiệu quả hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế của HộiLHPN chính là trình độ, năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ Nhân tố này quyết định đến khả năng tổ chức hoạt động của Hội (đối với nhóm cán bộ làm công tác quản lý), khả năng triển khai thực hiện các chương trình, chính sách, các phong trào của Hội LHPN (đối với nhóm cán bộ, nhân viên của Hội).
Tinh thần, ý thức trách nhiệm của đội ngũ làm việc
Công việc của Hội là các công việc khá đặc thù, đòi hỏi cán bộ Hội phải có khả năng đi công tác xa, khả năng giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục nhiều đối tượng phụ nữ khác nhau Có thể nói, cán bộ Hội sẽ phải chịu áp lực công việc không nhỏ, nếu người cán bộ không có đủ tinh thần, ý thức trách nhiệm thì khó có thể hoàn thành được công việc, từ đó, ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế.
1.4.2.2 Nhóm nhân tố thuộc về người phụ nữ
Trình độ học vấn, chuyên môn, khoa học kỹ thuật của người phụ nữ Theo đánh giá của hầu hết các nghiên cứu về phụ nữ thì trình độ học vấn của phụ nữ đều thấp hơn nam giới Thực trạng này khiến cho công tác xã hội hóa hoạt động giáo dục, môi trường, dân số rất khó triển khai ở các vùng nông thôn và kém hiệu quả ở khu vực thành thị Muốn nâng cao dân trí, xóa đói giảm nghèo thì phải trang bị những kiến thức cơ bản cho người dân đặc biệt là phụ nữ, để họ thay đổi nếp nghĩ, tiếp thu cái mới, từ đó khẳng định vai trò của mình trong gia đình - xã hội.
Phụ nữ bị hạn chế về trình độ kỹ thuật, chuyên môn và sự hiểu biết nên đã gây cho họ không ít khó khăn cho việc nắm bắt các thể chế pháp luật, tìm nguồn vốn, tìm kiếm thông tin, khó khăn trong việc tiếp cận và áp dụng KHKT mới hay các phương tiện hiện đại vào sản xuất và đời sống, do vậy hiệu quả của công việc và năng suất lao động còn thấp cho nên vai trò đóng góp của phụ nữ cho phát triển kinh tế bị hạn chế.
Khả năng tiếp nhận thông tin
Muốn theo kịp được sự phát triển của xã hội chúng ta phải có thông tin Đây co slex là một nguyên lý hiển nhiên trong xã hội nhưng những nguyên lý, những điều tưởng chừng là hiển nhiên đó lại rất xa vời đối với khu vực nông thôn đặc biệt là đối với phụ nữ Sự thờ ơ đối với thông tin đang xảy ra phổ biến ở khu vực nông thôn cụ thể là ở phụ nữ Điều này dẫn đến một kết quả tất yếu là sự thiếu hụt thông tin ở ngưởi phụ nữ, làm cho khả năng tiếp cận những tiến bộ KHKT nói chung là những đổi mới trong nghành nông nghiệp nói riêng bị hạn chế, làm ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm Từ đó hạn chế sự đóng góp của phụ nữ vào thu nhập của gia đình khiến vai trò của người phụ nữ trong gia đình chưa cao.
Mọi sự cố gắng của Đảng, Nhà nước, xã hội và nam giới sẽ không có hiệu quả khi mà bản thân người phụ nữ không nhận thức được, không tự ý thức thoát ra khỏi tư tưởng cũ, mà vươn lên khẳng định vị trí của bản thân trong gia đình - xã hội Chính vì thế động viên làm cho phụ nữ làm thay đổi tư duy, đó là việc làm cần thiết trong công việc phát huy vai trò của phụ nữ trong phat triển kinh tế cũng như xã hội.
Kinh nghiệm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại các địa phương
1.5.1 Tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Bằng nhiều phong trào thi đua thiết thực, nhiều giải pháp sáng tạo, thời gian qua Hội đã thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, coi đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ, thông qua đó đã thu hút, tập hợp hội viên, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Hội đáp ứng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn mới bằng các việc làm thiết thực như:
Hội thường xuyên vận động chị em hưởng ứng phong trào giúp nhau phát triển kinh tế gia đình bằng nhiều hình thức giúp vốn, giống không lấy lãi và đổi công lao động, thành lập các mô hình tiết kiệm, tương trợ, hùn vốn, tham dự tập huấn các lớp khuyến nông hướng dẫn áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong trồng trọt, chăn nuôi nhằm mang lại năng suất cao.
Hoạt động của các nguồn vốn do Hội trực tiếp quản lý như: vốn chị em tham gia đóng góp tiết kiệm, vốn uỷ thác ngân hàng chính sách, nguồn vốn nhàn rỗi… đã góp phần cải thiện điều kiện sống của hội viên, nhất là đối với những hộ thiếu vốn phát triển kinh tế, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ở nông thôn Tổng số nguồn vốn Hội huy động, quản lý và hỗ trợ cho hội viên trong 2,5 năm là 396.186.401.000đ, hỗ trợ 32.158 lượt hội viên vay để sản xuất, chăn nuôi, buôn bán, cụ thể như: Tổ PN tiết kiệm: 29.144.632.000đ, xét 7.376 lượt chị vay; Tổ PN tương trợ, hùn vốn: 2.060.600.000đ, xét 370 lượt chị vay; Nguồn vốn giúp nhau không lấy lãi: 1.854.950.000đ, xét 514 lượt chị vay; Tiết kiệm 5.000đ/tháng: 4.869.430.000đ, xét 2.011 lượt chị vay; Nguồn vốn Quỹ tín dụng: 167.913.000.000đ, xét cho 11.595 lượt chị vay; Nguồn vốn
190.323.789.000đ, xét cho, 10.282 lượt chị vay; Vốn quê hương: 20.000.000đ, xét
Chương trình hỗ trợ vốn ngày càng mở rộng đối tượng, không chỉ giúp phụ nữ nghèo mà còn đến với phụ nữ dân tộc, tàn tật có hoàn cảnh khó khăn, những hộ gia đình có nhu cầu vay vốn để phát triển kinh tế Có 100% phụ nữ nghèo làm chủ hộ được Hội giúp đỡ bằng nhiều hình thức như: hỗ trợ vốn, giới thiệu học nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ học bổng cho con, xây dựng mái ấm tình thương… và đã có nhiều phụ nữ vươn lên làm ăn khá.
Công tác quản lý nguồn vốn được đảm bảo chặt chẽ theo đúng quy chế, cho vay đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích, tỷ lệ thu hồi vốn đạt trên 98%. Bên cạnh đó, Hội luôn duy trì sinh hoạt định kỳ của 607 tổ, nhóm tiết kiệm với 18.332 thành viên, thường xuyên lồng ghép tuyên truyền các nội dung phong trào và hoạt động Hội cũng như tổ chức các chuyên đề về tổ chức cuộc sống gia đình, nuôi dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc, chăm sóc sức khỏe sinh sản, giáo dục giới tính, phòng chống tệ nạn xã hội… đến các thành viên của nhóm.
Phối hợp tổ chức các lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý sử dụng vốn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, kỹ năng sản xuất kinh doanh cho các thành viên vay nhằm giúp chị em nâng cao kiến thức, áp dụng vào thực tiễn đạt hiệu quả cao; tăng cường công tác kiểm tra định kỳ, đột xuất việc quản lý sổ sách và các nguồn vốn do Hội quản lý Hoạt động phát triển mô hình Tổ hợp tác kinh tế, liên kết sản xuất, kinh doanh được Hội quan tâm như: tổ trồng rau sạch, tổ may gia công, tổ gia công kết hạt cườm, xếp ghim, may khăn… đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết việc làm cho lao động tại địa phương.
Công tác đào tạo nghề và giới thiệu việc làm ngày càng được Hội chú trọng.Hội phối hợp với Trung tâm dạy nghề, Trung tâm học tập cộng đồng tại địa phương tổ chức đào tạo nghề cho phụ nữ, đồng thời phối hợp với các công ty, xí nghiệp trên địa bàn giới thiệu việc làm cho 790 lao động nữ có việc làm ổn định.
Thực hiện Đề án 939 về “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”: Hội đã giúp vốn cho hội viên phụ nữ vay để khởi sự kinh doanh như: mở tiệm tạp hóa, bán nước mía, quán ăn… bằng các nguồn do Hội quản lý: vốn tiết kiệm, vốn quỹ tín dụng… Thành lập CLB PN Doanh nghiệp, liên kết với các tổ hợp tác ở địa phương để hỗ trợ, giúp doanh nghiệp nữ đáp ứng kịp thời xu thế Hội nhập, phát triển của huyện, đồng thời tăng tính đoàn kết, tương trợ và trao đổi các kiến thức, các mặt hàng sản xuất giữa các doanh nghiệp và tổ hợp tác.
Nhìn chung, Hội phụ nữ huyện Long Thành đã huy động được nhiều nguồn lực để đáp ứng yêu cầu của phụ nữ nghèo, các hộ có thu nhập thấp, góp phần hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi và giúp nhiều chị em tự tạo được việc làm mới. Qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đông đảo cán bộ, hội viên phụ nữ, giúp chị em phấn khởi tự tin, vươn lên trong cuộc sống, từng bước nâng cao vị thế người phụ nữ trong gia đình và xã hội, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới của huyện.
1.5.2 Tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai
Hội LHPN huyện Trảng Bom đã tập trung thực hiện có hiệu quả phong trào hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế với nhiều hình thức, đã kịp thời phổ biến Đề án
939 về “hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025”, các chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ cho vay vốn nhất là đối với những hộ nghèo và những hộ sản xuất kinh doanh nhằm tạo cơ hội cho phụ nữ tham gia phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; vận động phụ nữ sản xuất kinh doanh tham gia vào các mô hình tổ hợp tác, tổ liên kết sản xuất, hợp tác xã Vận động phụ nữ có kinh tế khá giúp cho hội viên phụ nữ khó khăn về giống, vốn không lấy lãi, phát triển các tổ nhóm phụ nữ tiết kiệm, phụ nữ hùn vốn, tổ vay vốn ngân hàng CSXH, ngân hàng NN&PTNT để tăng thêm các nguồn vốn giúp đỡ cho hội viên phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn đầu tư kinh doanh sản xuất Thông qua các nguồn vốn Hội đã giúp cho 5.027 lượt hội viên phụ nữ và người khuyết tật vay vốn từ nguồn tiết kiệm của
Hội, vốn ngân hàng CSXH, ngân hàng NN&PTNT, quỹ SEP, Vốn vì quê hương và vốn của CLB hỗ trợ người khuyết tật vươn lên của Hội doanh nhân trẻ tỉnh Đồng Nai… với tổng số vốn trên 114 tỷ đồng với 443 tổ PN tiết kiệm có 6.704 thành viên với số tiền 5,1 tỷ đồng, 101 tổ vay vốn Ngân hàng CSXH 4.749 thành viên với số tiền 109.671 triệu đồng; vốn vì quê hương 50 triệu/ 30 HV; vốn hỗ trợ người khuyết tật vươn lên 150 triệu/16 người, nợ quá hạn của Ngân hàng CSXH đến 30/4/2019 là 285 triệu đồng chiếm 0,26% Các cấp Hội đã thực hiện tốt công tác quản lý các nguồn vốn, thường xuyên kiểm tra, giám sát hội cơ sở trong việc quản lý nguồn vốn nhất là vốn của các tổ phụ nữ tiết kiệm và vốn ủy thác với ngân hàng CSXH, và kiểm tra hướng dẫn hội viên vay vốn sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả Cùng với việc hỗ trợ vốn, các cấp Hội còn quan tâm đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tập huấn cung cấp kiến thức, kỹ năng trong chăn nuôi trồng trọt và giới thiệu việc làm để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay Nhìn chung, Hội đã có sự chỉ đạo chặt chẽ, các tổ vay vốn đều hoạt động có hiệu quả, chị em vay vốn có ý thức tự giác cao, hơn 90% chị em làm ăn có hiệu quả, đời sống được nâng lên, tỷ lệ hoàn vốn đạt trên 95%, tỷ lệ nợ quá hạn thấp Hàng năm đã giúp cho 80% cán bộ, hội viên phụ nữ có nhu cầu có đủ điều kiện được vay vốn SXKD và giúp 100% hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ được hội giúp bằng nhiều hình thức, cuối năm bình xét có khoảng 40% phụ nữ thoát nghèo và giúp cho 56 hội viên phụ nữ khởi sự kinh doanh.
Hằng năm, Hội đều tuyên truyền và chọn cử Hội viên tiêu biểu tham dự ngày phụ nữ khởi nghiệp tỉnh Đồng Nai và tuyên dương phụ nữ làm kinh tế giỏi đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tỉnh giao Tiếp tục duy trì hoạt động của tổ phụ nữ liên kết sản xuất cây giống; tổ phụ nữ trồng Laghim, tổ hợp tác trồng Thanh Long ruột đỏ, nuôi dê, Bưởi da xanh.
1.5.3 Bài học kinh nghiệm cho hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.
Một là, Kiên trì thực hiện công tác tuyên truyền, vận động phụ nữ chủ động, nỗ lực khắc phục khó khăn, vươn lên thoát nghèo; giúp chị em hiểu chỉ có thoát nghèo mới xây dựng được gia đình hạnh phúc, con cái được học hành, bản thân có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội…
Hai là, Tập trung rà soát, lập danh sách, nắm chắc các hộ nghèo, hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ, đặt chỉ tiêu xóa nghèo hàng năm đối với từng hộ; với phương châm 100% phụ nữ nghèo được hội hỗ trợ thoát nghèo bằng nhiều hình thức phù hợp.
28
Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Nhơn Trạch
Huyện Nhơn Trạch là huyện được tách ra từ huyện Long Thành theo Nghị định số 51/CP ngày 23/06/1994 của Chỉnh phủ, huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Đồng Nai, có vị trí địa lý như sau: [4]
- Phía bắc: Giáp TP HCM và huyện Long Thành
- Phía nam: Giáp TP HCM
- Phía đông: Giáp huyện Long Thành và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Phía tây: Giáp TP HCM
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Nhơn Trạch
(Nguồn: http://nhontrach.dongnai.gov.vn)
Huyện Nhơn Trạch thuộc vùng đồng bằng Đông Nam bộ Với diện tích tự nhiên của huyện là 41.083,68 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên của tỉnh Nhơn Trạch có vị trí địa lý thuận lợi, tương đối cách đều 3 đô thị lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Biên Hòa và Thành phố Bà Rịa – Vũng Tàu Bên cạnh đó, huyện Nhơn Trạch đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch đô thị mới đến năm 2030 định hướng đến năm 2050 tại Quyết định số 455/QĐ-TTg ngày 22/3/2016 [25]
Huyện hiện có 12 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm thị trấn Hiệp Phước và
11 xã: Đại Phước, Long Tân, Long Thọ, Phú Đông, Phú Hội, Phú Thạnh, Phú Hữu, Phước An, Phước Khánh, Phước Thiền và Vĩnh Thanh.
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
Nhơn Trạch có vị trí địa lý thuận lợi là tâm điểm tam giác TP HCM, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu nên đang được quy hoạch thành đô thị loại II, có lợi thế về phát triển công nghiệp; nuôi trồng thủy hải sản; khai thác lợi thế kinh tế logistic đường bộ, đường thủy TP mới Nhơn Trạch cũng đang được quy hoạch, hiện các khu phố, đường sá và khu công nghiệp đã và đang được xây dựng Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra khá chậm nhiều công trình đã được khảo sát từ lâu nhưng vẫn chưa thể thực hiện do thiếu kinh phí và không được sự quan tâm bằng hành động của chính quyền địa phương Điều này thể hiện ở việc: [17]
Tính đến năm 2019, tình hình KT - XH huyện có bước phát triển khá tốt. Tổng vốn đầu tư phát triển huyện đạt 10,3 nghìn tỷ đồng, vượt 5% kế hoạch; thu hút vốn đầu từ vào các KCN tăng 147 triệu USD; Tổng thu ngân sách đạt gần 1,7 nghìn tỷ đồng, bằng 152% dự toán; giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%.
Hiện nay trên địa bàn huyện Nhơn Trạch đã và đang hình thành một số khu đô thị mới như khu đô thị Đại Phước Center City, khu đô thị Đại Phước Lotus, khu đô thị Detaco Nhơn Trạch v.v… Ngoài ra, về kinh tế huyện cũng đã có 10 khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt như KCN Nhơn Trạch 1, 2, 3, 5, 6,
KCN Dệt may Nhơn Trạch, KCN Nhơn Trạch 2 - Lộc Khang v.v… với diện tích từ 184 - 687 ha phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn.
Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội, các chỉ tiêu cơ bản về đào tạo trong và ngoài hệ thống đều đạt kế hoạch, 26/45 trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 87%; tội phạm hình sự giảm 5%; tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hạn 2 cấp xã và huyện đạt hơn 99%.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục về vấn đề tỷ lệ các vụ trọng án vẫn còn nhiều; nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị thương mại, dịch vụ trên địa bàn chậm triển khai; tình trạng xây dựng trái phép, san lấp mặt bằng, khai thác đất và cát trái phép còn nhiều và phức tạp.
Trong thời gian tới để khắc phục các hạn chế huyện sẽ tập trung vào việc tăng cường đào tạo nghề cho các hộ gia đình; nỗ lực giảm các vụ trọng án, các vụ trộm cắp có tổ chức ở các KCN; nêu cao công tác giám sát đảng viên, tiếp tục phát huy kết quả phát triển đảng viên, đổi mới cách thức hoạt động để các cơ sở Đảng thực sự thiết thực với doanh nghiệp và thu hút được quần chúng tham gia; siết quản lý đất đai, cấp phép xây dựng.
Tổng quan về Hội liên hiệp phụ nữ huyện Nhơn Trạch
Hội LHPN huyện Nhơn Trạch là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ trong huyện Hội là thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Nhơn Trạch, Hội hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam Hội Tham gia tích cực trong các hoạt động chính trị - xã hội vì hòa bình, đoàn kết hữu nghị giữa phụ nữ các dân tộc và tiến bộ xã hội.
Ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt Nam chính thức được thành lập và phụ nữ tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Nhơn Trạch nói riêng đã sớm giác ngộ, tiếp thu ánh sáng cách mạng, thành lập hiệp hội từ ngày đầu của phong trào phụ nữ cả nước.
2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ
Ngày 29/07/2009, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nhơn Trạch được chính thức đi vào hoạt động với chức năng và nhiệm vụ:
+ Đại điện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý Nhà nước.
+ Đoàn kết, vận động phụ nữ huyện thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới.
+ Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ về chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển KT -
+ Vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và xây dựng gia đình hạnh phúc.
+ Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới;
+ Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh;
+ Đoàn kết, hợp tác phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trên thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.
Tính đến thời điểm hiện tại năm 2019, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch có
21 đơn vị trực thuộc, cơ quan hội LHPN huyện có 6 thành viên bao gồm: 1 chủ tịch hội, 1 phó chủ tịch, 2 ủy viên thường vụ và 2 cán bộ hợp đồng.
Số phụ nữ tham gia vào tổ chức hội:
Theo thống kê, đến năm 2019, huyện Nhơn Trạch có 43.350 nữ hội viên tham gia vào Hội Liên hiệp huyện Nhơn Trạch Trong tổng số 388 hộ nghèo trên địa bàn huyện, 281 hộ phụ nữ chủ hộ nghèo, 143 hộ phụ nữ chủ hộ cận nghèo (Phòng LĐ-TB-XH Nhơn Trạch, 2020). Độ tuổi của phụ nữ là hội viên Hội Liên hiệp phụ nữ huyện được thể hiện ở Bảng dưới đây:
Bảng 2.1: Độ tuổi của phụ nữ là hội viên Độ tuổi Số lượng %
(Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Nhơn Trạch) Về độ tuổi, hội viên có độ tuổi từ 18 đến 40 chiếm khoảng 56,8% Độ tuổi từ 41-50 chiếm khoảng 18,1% Độ tuổi từ 51 đến 60 chiếm 16,9% Độ tuổi trên 60 chiếm một tỷ lệ nhỏ, chỉ 8,2% Có thể thấy cơ cấu độ tuổi của hội viên là trẻ, có sức khoẻ và có khả năng lao động.
Về thu nhập, mức thu nhập của hội viên được thể hiện ở Bảng dưới đây:
Bảng 2.2: Mức thu nhập của hội viên
Mức thu nhập/tháng Số lượng %
(Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ Nhơn Trạch, 2019) Về nghề nghiệp, để thuận tiện cho việc phân tích và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, Luận văn phân loại thành ba nhóm: không có việc làm, việc làm khu vực phi chính thức và việc làm ở khu vực chính thức.
- Việc làm ở khu vực phi chính thức: là những việc làm mang tính thời vụ, tự tạo việc làm như buôn bán nhỏ, hoặc phụ quán ăn, quán cà phê mà không có hợp đồng lao động.
- Việc làm ở khu vực chính thức: là những việc làm theo hợp đồng lao động, có đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Số liệu cho thấy có khoảng 32,1% hội viên phụ nữ làm việc ở khu vực phi chính thức, 8,2 % Hội viên phụ nữ không có việc làm và 59,6% hội viên phụ nữ có việc làm ở khu vực chính thức.
Thực trạng hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tại Huyện Nhơn Trạch
2.3.1 Khái quát về tình hình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch
Trong những năm qua mặc dù tình hình trong nước và khu vực có những diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến đời sống, tư tưởng của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng, xong phát huy bản tính cần cù, chịu thương chịu khó, nữ nông dân trong huyện đã khắc phục mọi khó khăn thi đua lao động, sản xuất tích cực tham gia thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế của địa phương, tham gia xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các vùng canh tăng vụ, mạnh dạn cùng gia đình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao Cùng với nữ nông dân, nữ công nhân lao động luôn mạnh dạn phát huy sáng kiến, cải tiến công nghệ, rèn luyện kỹ năng, tác phong công nghiệp; tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” chủ động nắm bắt khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần tạo ra các sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới Nữ chủ doanh nghiệp, nữ doanh nhân vững vàng, tự tin vượt qua khó khăn, đổi mới phương thức kinh doanh; mở rộng quy mô hoạt động và thị trường tiêu thụ sản phẩm, đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động đồng thời tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội.
Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp còn gặp không ít khó khăn như: thời tiết diễn biến thất thường, dịch bệnh ở đàn gia súc gia cầm, giá cả nông sản thấp trong khi đó giá cả các mặt hàng, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp… dẫn đến tình trạng nông dân ở một số địa phương không thiết tha với đồng ruộng Đặc biệt do ảnh hưởng của lạm phát, một số công ty, doanh nghiệp việc làm không ổn định, các chế độ của công nhân chưa được thực hiện đầy đủ, kịp thời như tiền tăng ca, chế độ ốm đau, thai sản… do vậy đã xảy ra tình trạng công nhân dừng việc tập thể ở một số công ty ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của lao động nữ tại các khu công nghiệp Mặt khác một số nữ công nhân lao động trong các khu công nghiệp xa nhà phải ở trọ, đời sống còn nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyệnNhơn Trạch, tình hình KT - XH của huyện đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.Kinh tế tăng trưởng và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,phát huy được thế mạnh của các thành phần kinh tế, tạo được nhiều việc làm cho người lao động Đặc biệt những năm gần đây nhiều khu công nghiệ phát triển ở các địa phương Đây là những điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân nói chung, trong đó có phụ nữ, trẻ em.
Bảng 2.3: Tình hình hộ gia đình trên địa bàn huyện Nhơn Trạch phân theo ngành nghề giai đoạn 2017 - 2019
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai)
Biểu đồ 2.1: Tình hình hộ nghèo huyện Nhơn Trạch giai đoạn 2017 - 2019
Số hộ do phụ nữ làm chủ 476 453 428
(Nguồn: Hội Liên hiệp Phụ nữ Nhơn Trạch)
Qua hai bảng số liệu có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Thứ nhất, cơ cấu hộ đã có sự chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa Điều này được thể hiện ở sự giảm xuống khá nhanh cả về số lượng và tỷ trọng của nhóm hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản và sự tăng lên của nhóm hộ công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
- Thứ hai, lĩnh vực hoạt động của các hộ nông thôn ngày càng đa dạng, nhờ đó cơ cấu thu nhập của hộ cũng có sự thay đổi theo hướng bền vững hơn Ngoài những ngành nghề truyền thống như trồng lúa và các loại cây ăn trái, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm…, các hộ đã chủ động chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để tạo nguồn thu nhập cao và ổn định hơn.
- Thứ ba, số lượng hộ nghèo do phụ nữ làm chủ giảm nhanh và bền vững, cho thấy chính sách KT - XH của huyện nói chung và của hội LHPN huyện nói riêng đã phát huy tác dụng tốt Tuy nhiên, toàn huyện vẫn còn nhiều hộ nghèo do phụ nữ làm chủ Đây là những hộ khó khăn về nhiều mặt do không có điều kiện, khả năng được làm việc ở các khu công nghiệp, đồng thời chưa có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn, vì vậy đời sống của các đối tượng này gặp nhiều khó khăn.
2.3.2 Phân tích thực trạng về mặt nội dung hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch
2.3.2.1 Tổ chức phong trào, vận động hỗ trợ phụ nữ
Trong thời kỳ đổi mới, phụ nữ huyện Nhơn Trạch đã ra sức thi đua lao động, sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc Đặc biệt, trong những năm trở lại đây, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch đã năng động, sáng tạo, hoạt động có hiệu quả trên các mặt, được các ngành, các cấp ghi nhận… [2, 12,14]
Phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh” và 6 nhiệm vụ trọng tâm.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, Hội LHPN huyện đã tập trung củng cố tổ chức hội, lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế gia đình làm đòn bẩy của phong trào và là mũi nhọn trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội Hội đã bám sát Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ huyện Nhơn Trạch nhiệm kỳ 2015 - 2020, nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp Hàng năm Hội xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đề ra [5]
Thực hiện tuyên truyền, vận động các chị em sôi nổi thi đua, tham gia phong trào và được 100% cán bộ, hội viên, phụ nữ tích cực đăng ký thực hiện Phong trào phát động sâu rộng trong nhiều đối tượng phụ nữ như công nhân viên chức lao động, sáng tạo trong công việc, sinh hoạt tuyên truyền qua băng đĩa với các chuyên đề theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo cấp huyện và hướng dẫn của Hội cấp trên và các tài liệu khác về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh do Ban Tuyên giáo huyện ủy trang bị; Ngoài ra tổ chức triển khai ra hội viên, quần chúng phụ nữ, tiếp tục phát động tổ chức mô hình nuôi heo đất được 3,884 con với số tiền: 749,1 triệu đồng Có 190.570 lượt chị em đăng ký thực hiện phong trao thi đua đạt bình quân 96% mỗi năm so với số hội viên Qua bình chọn có 30.263 lượt phụ nữ đạt danh hiệu phụ nữ xuất sắc, chiếm tỷ lệ 89,41% so với số hội viên đăng ký, vượt chỉ tiêu 5,8% so với nghị quyết đề ra.
Bên cạnh đó, Hội LHPN huyện đã xây dựng nhiều mô hình mới để tập hợp, thu hút hội viên tham gia hoạt động hội Để làm được điều đó, Hội tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể liên quan để tích cực vận động chị em tham gia các hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.
Phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế bền vững”
Riêng đối với phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế bền vững” ngày càng được các cấp hội quan tâm, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong mọi thời kỳ, nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống Tinh thần tương thân, tương ái được các cấp hội thường xuyên phổ biến, quán triệt trong mỗi kỳ họp, sinh hoạt hội Trung bình mỗi năm các cấp hội vận động được hơn 1.000 phụ nữ có điều kiện kinh tế giúp hơn 500 hội viên nghèo, khó khăn vay không lấy lãi bằng tiền, vàng, cây con, giống, vật tư sản xuất, phân bón, hỗ trợ công lao động, v.v…
Xác định nhiệm vụ hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần giúp hội viên xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; từ đó, giúp hội viên thêm tin tưởng, gắn bó với tổ chức Hội, thời gian qua, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch đã có nhiều hoạt động thiết thực, giúp hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
Những năm trước đây đời sống của chị em còn gặp nhiều khó khăn, đa số cán bộ, hội viên phụ nữ trong diện đói nghèo, thiếu vốn sản xuất, nhiều chị em là lao động chính trong gia đình nên bản thân phải lam lũ để làm ra của cải vật chất đắp đổi cuộc sống hàng ngày, do đó chị em ít có cơ hội tham gia sinh hoạt, chưa hăng hái tham gia học tập, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” gắn với phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực, học tập sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”
Hội PHPN huyện đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện cuộc vận động lồng ghép các nội dung của cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực, học tập sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” với các nhiệm vụ trọng tâm của Hội và nhiệm vụ chính trị của địa phương để tạo nguồn lực, nâng cao chất lượng, hiệu quả cuộc vận động Chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát thực hiện các tiêu chí của cuộc vận động thông qua phát phiếu tự đánh giá cho các hộ gia đình Kết quả trong năm 2019 có 100% chi hội tổ chức sinh hoạt hội viên tuyên truyền nội dung của sách luật và phát phiếu tới các hộ gia đình. Để thực hiện các phong trào trên đạt hiệu quả, Ban Thường vụ Hội LHPN huyện đã đề ra những biện pháp chỉ đạo tích cực: tổ chức khảo sát, xác định đối tượng, phân loại hộ nghèo để có hình thức giúp đỡ cụ thể, thiết thực, hiệu quả Với phương châm: phát huy nội lực, đảm bảo tính bền vững của phong trào, Hội đã khai thác vốn từ các nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ Hội, Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo v.v… từ đó tạo điều kiện cho vay mức lãi suất ưu đãi đối với những hộ thiếu vốn sản xuất Hội phụ nữ các cấp còn vận động hội viên, phụ nữ giúp nhau giống, vốn, vật tư sản xuất, ngày công lao động và tìm đầu ra cho sản phẩm.
Đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch
2.4.1 Những thành quả đạt được
- Về tổ chức các phong trào, cuộc vận động giúp phụ nữ phát triển kinh tế
Triển khai các chương trình, chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Chính phủ, của Hội LHPN Việt Nam, trong thời gian qua, Hội LHPN huyện đã tích cực thực hiện nhiều phong trào, mô hình thiết thực, góp phần tạo ra những tiền về vật chất, kỹ năng cho người phụ nữ để họ có thể tiến hành sản xuất,kinh doanh hoặc tìm kiếm cho mình công việc phù hợp để có thể phát triển kinh tế gia đình.
- Về hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng
Với việc đẩy mạnh xúc tiến và tiến tới thành lập quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển huyện hứa hẹn sẽ là nguồn cung tài chính tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của chị em phụ nữ ở hiện tại và tương lai.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch đã tích cực nhận ủy thác vốn từ phía ngân hàng chính sách xã hội và thực hiện tín chấp giúp chị em phụ nữ huyện có thể tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng Cùng với đó là việc đẩy mạnh các quỹ tài chính vi mô giúp mở rộng nguồn vốn vay hỗ trợ sản xuất cho chị em phụ nữ.
Kết quả đạt được của sự hỗ trợ về tài chính của Hội LHPN huyện Nhơn Trạch rất khả quan, qua khảo sát của Hội LHPN huyện Nhơn Trạch thì cho thấy có trên 50% hội viên đánh giá tốt và rất tốt về vai trò này.
- Về hỗ trợ chuyên giao khoa học, kỹ thuật
Hội LHPN huyện Nhơn Trạch đã tranh thủ tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến của thế giới cũng như học hỏi các phương pháp, kỹ thuật sản xuất tiến bộ từ các địa phương khác trong cả nước để đưa vào các chương trình tập huấn, chuyển giao khoa học, công nghệ cho chị em phụ nữ, giúp họ nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống gia đình.
- Về hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm
Công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm cũng đã được triển khai một cách tích cực trên tất cả các xã, thị trấn của huyện Nhơn Trạch Hàng năm số lượng chị em phụ nữ được tham gia các khóa đào tạo rất lớn Số chị em phụ nữ tìm kiếm được việc làm mới phù hợp hơn cũng luôn chiếm trên 50% tổng số tham gia các khóa đào tạo, số còn lại thì được củng cố, bổ sung kiến thức để phát triển công việc sản xuất kinh doanh hiện tại của gia đình.
2.4.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân
- Về tổ chức các phong trào, cuộc vận động giúp phụ nữ phát triển kinh tế
Trong những năm qua, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hội viên Tuy nhiên khi triển khai xuống cơ sở thì hiệu quả của các chương trình, hoạt động hỗ trợ không cao Các mô hình phát triển kinh tế tuy phong phú nhưng số lượng lại hạn chế, do đó, số lượng hội viên được tham gia các mô hình đó cũng ít, hiệu quả tác động lên tổng thể hạn chế.
- Về hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng
Việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ chị em phụ nữ ngày một dễ dàng hơn. Tuy nhiên, mức hỗ trợ vẫn còn thấp là một hạn chế, mặt khác, do việc hướng dẫn, định hướng sản xuất cho chị em phụ nữ của Hội còn chậm, hạn chế, dẫn đến xảy ra tình trạng có những hộ gia đình vay vốn nhưng không biết cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả dẫn đến điều kiện kinh tế gia đình chưa được cải thiện Việc này còn gây ra sự lãng phí về nguồn lực, gây ra sức ép trả nợ đối với hộ gia đình, gây ra rủi ro tín dụng đối với các tổ chức tín dụng.
- Tình hình hỗ trợ vốn tín dụng cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn chưa được đảm bảo Một số hộ tiếp cận được nhưng số vốn quá ít, không đủ để trang trải cho hoạt động sản xuất kinh doanh Một số hộ còn chưa tiếp cận được nguồn vốn vay do điều kiện và thủ tục vay tạo nên những rào cản cho các chị em phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.
- Về hỗ trợ chuyển giao khoa học, kỹ thuật
Việc tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho người phụ nữ tuy đã được đẩy mạnh trong thời gian gần đây Tuy nhiên, phương pháp truyền đạt cho họ lại chưa hợp lý Số lượng giờ học lý thuyết còn chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%),trong khi đó, khả năng tiếp thu lý thuyết cũng như khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế sản xuất của đa phần chị em phụ nữ đều hạn chế Chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện vai trò hỗ trợ này của Hội LHPN huyện Nhơn Trạch.
- Về hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm
Việc tổ chức mở các lớp học nghề có hiệu quả nhưng việc giải quyết việc làm sau học nghề chưa mang lại hiệu quả cao Hoạt động này còn mang tính chất phong trào, chưa đi vào thực tế và chưa đạt hiệu quả.
- Một số vấn đề tồn tại khác
Công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình chưa đạt hiệu quả cao, việc hỗ trợ vốn còn thiếu, công tác đào tạo nghề chưa gắn với việc làm Chưa chủ động trong công tác đối ngoại, chủ yếu là phối hợp thực hiện Các cấp Hội chưa chủ động trong tham mưu, đề xuất để triển khai trên thực tế các quy định về lồng ghép giới trong xây dựng luật pháp, chính sách, xây dựng các chương trình, đề án, phân bổ và quản lý sử dụng ngân sách để “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ”. Chưa có sự phối hợp tốt giữa các ngành lao động thương binh và xã hội, Hội LHPN huyện và UBND xã, thị trấn Việc đào tạo nghề chưa phù hợp với nhu cầu của địa phương nên việc giải quyết đều ra (Giới thiệu việc làm) chưa đạt kết quả theo mong muốn.
Khi có chính sách “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ” của địa phương và Hội LHPN huyện, cũng còn một số chị em còn trông chờ, ỷ lại vào chính sách này, không tự thân vận động vươn lên.
Việc tổ chức thực hiện chủ trương chính sách của Đảng về Phụ nữ và bình đẳng giới ở một số địa phương chưa được cấp ủy quan tâm Nhận thức về bình đẳng giới trong xã hội, ngay cả trong bộ phận cán bộ, đảng viên chưa đầy đủ.
- Nhóm nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do ảnh hưởng của tư tưởng cũ, chính bản thân người phụ nữ vẫn còn tư tưởng tự ti, an phận và thụ động Điều này đã hạn chế sự độc lập suy nghĩ, sáng tạo, khả năng cống hiến của phụ nữ, đó chính là lực cản bên trong kìm hãm họ Nhiều phụ nữ ngại phát biểu ý kiến, không bộc bạch chính kiến, ngại tranh luận với nam giới, mặc dù ý kiến của họ có thể là chính xác Nhiều phụ nữ không muốn học tập để nâng cao trình độ, từ chối tham gia các lớp tập huấn về khoa học, kỹ thuật… Tâm lý tự ti, mặc cảm, không vận động để tự mình thoát mình đã hạn chế vai trò của chính họ.
Cơ sở đề xuất giải pháp
3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội
Trong thời gian tới huyện Nhơn Trạch thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp dựa trên đổi mới việc vận động thu hút đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ Phát triển công nghiệp gắn với phát triển, xây dựng đô thị Đẩy mạnh việc vận động từ các thành phần kinh tế vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, các lĩnh vực công nghệ thông tin, sinh học, điện tử, các ngành có lợi thế cạnh tranh gắn với công nghệ hiện đại tạo thêm nhiều việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp, sản phẩm công nghiệp, hỗ trợ chuyển giao công nghệ, ứng dụng công nghệ mới phục vụ chế biến nông – lâm – thủy sản.
3.1.2 Quan điểm hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế cho phụ nữ
Một số quan điểm cần quan tâm trong hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ bao gồm:
- Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ là việc làm đúng, thể hiện tính nhân văn của cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội và vì mục tiêu bình đẳng giới, hỗ trợ cho người phụ nữ yếu thế có vị trí đứng trong xã hội Phụ nữ là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội Phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong gia đình, là một nhân tố tạo nên sự hạnh phúc, thịnh vượng và êm ấm trong mỗi gia đình.Phát triển kinh tế cho phụ nữ tạo ra nhiều hiệu ứng tích cực và là hoạt động đa mục tiêu như: bình đẳng giới; xoá đói, giảm nghèo; giảm tỷ tệ nạn xã hội; và bảo đảm an sinh xã hội Nói cách khác hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ là việc làm đúng và cần phải được thực hiện.
- Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ tập trung vào tạo “cái cần câu” chứ không nên “cho con cá” vì nếu cho họ “cái cần câu” bằng cách đào tạo nghề, giới thiệu việc làm thì học sẽ không trong chờ, ỷ lại mà phải có ý chí phấn đấu vươn lên Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ là hỗ trợ cơ hội và vốn sản xuất kinh doanh, chứ không hỗ trợ để tiêu dùng và mua sắm Nói cách khác, quá trình hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ phải gắn liền với hình thành, tăng cường và phát triển năng lực làm kinh cho phụ nữ Để từ đó họ trở thành chủ thể thực sự, độc lập trong tổ chức sản xuất, kinh doanh cho chính họ.
- Việc hỗ trợ phát triển khinh tế cho phụ nữ cũng đòi hỏi người cán bộ tham gia phải thực hiện bằng cái tâm của mình cộng với tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ năng lực hợp lý thì mới tham gia tốt được Bởi vì đây là một hình thức vận động hết sức khó khăn, tác động đến các mạnh thường quân để họ thấy việc làm này là cần thiết, đồng thời cũng phải có tiếng nói đóng góp quan trọng đối với Đảng và Nhà nước, không ngại khó khăn, và những người làm công tác này cũng phải làm gương cho phụ nữ có ý chí phấn đấu vươn lên bằng những việc làm thiết thực của họ.
- Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ phải lấy doanh nghiệp làm trọng tâm. Liên kết với các công ty, xí nghiệp, mời gọi họ về địa phương với chính sách đãi ngộ để giúp địa phương giải quyết việc làm cho lao động nữ Từ đó cũng góp phần nâng cao thu nhập cho chị em phụ nữ.
- Xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho phụ nữ là then chốt giúp tạo dựng một thế hệ phụ nữ thoát nghèo, phát triển toàn diện và bình đẳng Tinh thần khởi nghiệp là động lực bên trong, là nội lực và khát khao của chị em phụ nữ Với tinh thần khởi nghiệp này, phụ nữ có nhiều động lực và hăng say hơn trong quá trình phát triển kinh doanh, sản xuất Phụ nữ khi có được tinh thần khởi nghiệp, sẽ là chủ thể chính sáng tạo và khởi phát ra những hình thức sản xuất kinh doanh hợp lý và hiệu quả.
Giải pháp hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nhơn Trạch
3.2.1 Giải pháp hoàn thiện tổ chức các phong trào, cuộc vận động, mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế
Giải pháp này tập trung vào chủ thể thực hiện chính các hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ Giải pháp này hướng tới nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống tổ chức các phong trào của Hội.
Trước hết cần hoàn thiện mô hình hoạt động theo tổ hỗ trợ kinh tế Tổ gồm một số lượng nhất định phụ nữ Bên cạnh đó trong mỗi tổ còn có một phụ nữ thành đạt, hoặc có kinh nghiệm làm kinh tế để truyền đạt và hỗ trợ kinh nghiệm làm kinh tế trong tổ Trong thời gian qua, các mô hình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” thông qua Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn lao động, Đoàn Thanh niên bằng cách thành lập mô hình khởi nghiệp cho các chị em phụ nữ đã được hình thành nhưng cách thức hình thành và hoạt động chưa hiệu quả Trong thời gian tới cần hoàn thiện quy trình thành lập và vận hành các tổ sản xuất theo đề xuất dưới đây:
Biểu đồ 3.1: Quy trình thành lập và hoạt động của Tổ hỗ trợ kinh tế Đề xuất nhu cầu thành lập tổ
Mở rộng/giải tán/điều chỉnh
Tìm tổ chức, cá nhân, đơn vị bảo trợ
Tư vấn hoạt động và đánh giá hiệu quả
Hướng dẫn và hoàn thiện thủ tục thành lập tổ
Ra quyết định thành lập tổ
Hội LHPN tiến hành làm việc thường xuyên với các hội viên để xác định nhu cầu thành lập Tổ hỗ trợ kinh tế.Tổ hỗ trợ kinh tế này cần đảm bảo yêu cầu về thành phần tham gia như đã đề cập ở trên Chỉ khi đảm bảo đủ và đúng thành phần tham gia mới tạo ra điều kiện để tổ chức hoạt động thuận lợi và hiệu quả Tổ hỗ trợ cần có một đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân bảo trợ Đây là chủ thể quan trọng chịu trách nhiệm và đóng góp về hiệu quả hoạt động của Tổ Trong quá trình hoạt động, cơ quan chức năng, Hội LHPN cần phối hợp, thường xuyên đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổ để đưa ra những lời khuyên, tư vấn nhằm cải thiện hoạt động của Tổ. Đồng thời cũng là cách phát hiện những Tổ có hoạt động hiệu quả để tuyên dương và nhân rộng mô hình.
Ngoài rà cần thành lập các mô hình nhóm, câu lạc bộ phụ nữ để chị em có điều kiện giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau cùng nhau phát triển kinh tế gia đình như: Tổ “phụ nữ giúp nhau mua bảo hiểm y tế tự nguyện”, “tổ phụ nữ không sinh con thứ ba”, “Tổ phụ nữ hoàn lương’.
Có sự phối hợp tốt giũa các ban ngành, đoàn thể và các ngành chuyên môn để có giải pháp cụ thể thiết thực hơn điển hình như có nơi vui chơi, giải trí cho chị em với giá cả hợp lý.
Liên quan đến tổ chức các phong trào hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ là năng lực tổ chức các hỗ trợ của Hội LHPN Trong thời gian tới, cần thực hiện một số giải pháp để năng cao năng lực tổ chức của cán bộ Hội LHPN.
Trước hết, cần xác định khung năng lực cơ bản giành cho cán bộ hội phụ nữ để có thể dựa vào đó mà xây dựng kế hoạch và chương trình đào tạo Trong phạm vi của Luận văn này, học viên đề xuất khung năng lực của cán bộ hội phụ nữ bao gồm:
- Nhóm kỹ năng mềm: như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận động tuyên truyền, kỹ năng tổ chức sự kiện.
- Nhóm kỹ năng chính như: kỹ năng xây dựng kế hoạch và chương trình hành động, kỹ năng kết nối với các chủ thể kinh tế trên địa bàn, kỹ năng truyền thông, kỹ năng phát triển hội viên Những kỹ năng này được gọi là kỹ năng chính vì chúng cần thiết cho phụ nữ trong tổ chức sản xuất và kinh doanh Thiếu những kỹ năng này, hoạt động tổ chức sản xuất và kinh doanh không hiệu quả, hoặc hiệu quả kém.
Thứ hai, tập trung bồi dưỡng hai nhóm kỹ năng trên để đảm bảo cán bộ Hội
LHPN có đủ kỹ năng và năng lực thực hiện các hỗ trợ phát triển kinh tế giành cho phụ nữ.
Thứ ba, để nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cần áp dụng phương pháp bồi dưỡng gắn liền với công việc hàng ngày của cán bộ hội, đảm bảo quá trình đào tạo, bồi dưỡng gắn liền với quá trình công tác hội, gắn bồi dưỡng đào tạo với công việc thực tế Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cần phong phú, đa dạng.Hội LHPN cần gắn kết với nhiều chủ thể để hoạt động đào tạo, dạy nghề trở nên nhiều chiều và không đơn điệu.
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện công tác hỗ trợ phụ nữ về vốn
Huy động vốn hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ
Cần nhận thấy rằng vốn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ Cho nên giải pháp huy động vốn được xem là một trong những giải pháp cần quan tâm nhất Để thực hiện huy động vốn hỗ trợ kinh tế cho phụ nữ, cần thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất là đa dạng hoá nguồn vốn huy động Nói cách khác, cần xác định các nguồn vốn huy động khác để nâng cao khả năng huy động vốn hiệu quả Trên thực tế,vốn có thể huy động từ nhiều nguồn như: từ chính các hộ có điều kiện kinh tế khá giả;câu lạc bộ, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các quỹ hỗ trợ, các tổ chức chính trị-xã hội, các chương trình của nhà nước, quỹ tín dụng và ngân hàng, trong đó có ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách.
Trong những nguồn vốn trên, nguồn vốn từ các chương trình của nhà nước, quỹ tín dụng, ngân hàng được xem là nguồn vốn chủ chốt và giữ vai trò cốt lõi.
Thứ hai, về cách thức huy động vốn, cơ quan chủ trì là Hội LHPN huyện Nhơn
Trạch thể hiện vai trò chủ động để hoạt động huy động vốn có chiều sâu và hiệu quả, cụ thể là:
- Tiếp tục giữ vững và phát huy vai trò kết nối giữa phụ nữ và các nguồn vốn để giúp chị em phụ có thể tiếp cận được các nguồn vốn này Với vai trò này, Hội LHPN huyện Nhơn Trạch là cầu nối và người xúc tác hoạt động vay vốn và hỗ trợ vốn cho phụ nữ Theo đó, cán bộ Hội LHPN cần hoàn thiện kiến thức và khả năng kết nối, giao tiếp tương tác với các bên để có thể vừa làm cầu nối, vừa là nơi hỗ trợ các đơn vị có vốn giải thích và trợ giúp các thủ tục tiếp cận vốn.
- Hội LHPN cần phát huy hơn nữa vai trò kiến tạo các hình thức huy động vốn trong xã hội Hội LHPN huyện Nhơn Trạch cần đưa ra các hình thức xoay vòng vốn trong chị em phụ nữ để các chị em có thể vừa giúp nhau, có thể vừa cùng nhau phát triển. Chẳng hạn như, cần phát triển một cách sáng tạo mô hình “Một chị đã phát triển kinh tế hỗ trợ một chị chưa phát triển kinh tế”, Hội LHPN cần thành lập Câu lạc bộ gồm những thành viên có kiến thức, kinh nghiệm về khởi nghiệp để tư vấn theo hình thức 1-1 cho những phụ nữ khởi nghiệp và làm kinh tế Mô hình này đang phát huy hiệu quả rất tốt ở tỉnh Đồng Nai với đối tượng là các thanh niên khởi nghiệp Định kì hàng tuần, hai bên sẽ trao đổi về những khó khăn, vướng mắc để từ đó có thể tư vấn và hỗ trợ cho phụ nữ khởi nghiệp mà họ phụ trách Thông qua những lần trao đổi, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm khời nghiệp và làm kinh tế, trình độ nhận thức, hiểu biết về khởi nghiệp, làm kinh tế của chị em phụ nữ được nâng cao Câu lạc bộ này còn giúp hình thành những giá trị nền tảng về quản trị tài chính cá nhân cho chị phép phụ nữ, nhờ đó kỹ năng quản lý tài chính của chị em phụ nữ sẽ được cải thiện.
- Hội LHPN trở thành chủ thể tích cực trong việc tìm vốn, “xin vốn” cho chị em phụ nữ thông qua viết đề án xin đầu tư Hội LHPN cần thay đổi thực sự tư duy đi xin tiền, kêu gọi và vận động Hội cần tập trung nâng cao chất lượng của các thành viên trong hội để các thành viên này có đủ năng lực viết đề án để kêu gọi vốn đầu tư cho đề án đó. Đây là hoạt động huy động vốn rất bền vững vì một số lý do:
+ Vốn được huy động cho từng dự án mà Hội LHPN xây dựng không phải chịu lãi suất.
Kiến nghị
3.3.1 Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Tham mưu với Chính Phủ ban hành thêm các văn bản “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ” bằng các văn bản cụ thể, hướng dẫn rõ ràng để Hội phụ nữ các cấp thực hiện hiệu quả hơn.
Tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức Phi Chính Phủ để có thêm nguồn vốn giúp đỡ, hỗ trợ các chị em có hoàn cảnh khó khăn.
Tăng cường tập huấn về các kỹ năng cho cán bộ Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp về hình thức vận động “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ”
Kiểm tra lại kết quả việc thực hiện Nghị quyết số 11- NQ/TW ngày27/04/2007 của Bộ Chính Trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hgiện đại hóa đất nước Bởi vì hiện nay, tỷ lệ Nữ tham gia vào quốc Hội, Hội đồng Nhân dân các cấp và giữ các chức danh chủ chốt chưa đảm bảo tỷ lệ của Nghị quyết đề ra Nếu Chính phủ quan tâm hơn thì Cán Bộ Nữ có điều kiện tham gia chính trị nhiều hơn và tham gia “Hỗ trợ phát triển kinh tế” cũng sẽ được tốt hơn [3]
3.3.2 Huyện ủy, Ủy Ban Nhân Dân huyện Nhơn Trạch
“Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ” bằng cách tham mưu cho cấp ủy, UBND huyện và liên kết với các ngành chức năng như Phòng kinh tế, Hội Nông dân và UBND các xã, thị trấn bằng cách:
+ Huyện ủy, UBND huyện có chủ trương bằng cách xây dựng các đề án có liên quan.
+ Phòng kinh tế huyện: hướng dẫn người dân khu vực này lập các dự án quay hoạch đất sản xuất lại cho phù hợp; Hướng dẫn kỹ thuật canh tác cho nông dân.
+ Hội Nông dân huyện: vận động Nông dân thành lập các tổ liên kết sản xuất ứng dụng công nghệ cao: Trồng hoa cảnh, trồng dưa lưới, chăn nuôi,… để hướng dẫn đầu ra cho người dân bằng cách làm cầu nối cho tiểu thương.
+ Ngân hàng Chính sách-xã hội: dành một phần vốn để hỗ trợ cho vay ưu đãi với phụ nữ để họ có điều kiện đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, cơ sở vật chất để thành lập các tổ gia công tại gia đình….
+ Hội Liên hiệp phụ nữ huyện: Liên hệ các cơ quan đơn vị ở trên và tập hợp các chị em phụ nữ lại để hướng dẫn học nghề, giới thiệu các sản phẩm, mô hình mới, mở lớp dạy nghề phù hợp tại địa phương (may gia công, làm bánh, trang điểm…) Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tạo việc làm cho Phụ nữ bằng cách hướng dẫn chị em chăn nuôi, trồng rau, trồng hoa cảnh, phục vụ quán ăn, nhà hàng,…
Nếu thực hiện được ý tưởng này thì đây cũng là một hình thức “Hỗ trợ phát triển kinh tế” Bởi vì, khi hỗ trợ cho các hộ gia đình ở khu vực này thì cũng sẽ tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có việc làm ổn định, đặc biệt là chị em có hoàn cảnh khó khăn khỏi phải đi làm ăn xa Từ đó, người dân có thêm thu nhập, có điều kiện làm giàu.
- Thường xuyên chỉ đạo các ngành có liên quan như: Phòng Lao động thương binh và xã hội, Ngân hàng chính sách xã hội, Trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm, Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân,… và UBND các xã, thị trấn thường xuyên hỗ trợ cho Hội Liên hiệp phụ nữ huyện thực hiện các công việc liên quan đến “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ”
Hỗ trợ thêm kinh phí cho việc thực hiện hai đề án 938 “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” và đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ tham gia giải quyết một số vấn đề của xã hội” để Hội Liên hiệp phụ nữ huyện thực hiện tốt hơn nữa vai trò và nhiệm vụ của mình, có điều kiện “Hỗ trợ phát triển kinh tế cho phụ nữ” nhằm góp phần cùng địa phương đảm bảo an sinh xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế cho địa phương.
Chương 3 tập trung đưa ra một số quan điểm và định hướng cho hỗ trợ phát triển kinh tế đối với phụ nữ Trên cơ sở quan điểm và định hướng này, Chương 3 tập trung vào 4 giải pháp đó là hoàn thiện tổ chức phong trào hỗ trợ phát triển kinh tế; hoàn thiện hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn; hoàn thiện hỗ trợ về chuyển giao khoa học, kỹ thuật; và hoàn thiện dạy nghề, giới thiệu việc làm.