HOÀBÌNH THUNG LŨNG MAI CHÂU - HOÀBÌNH Thung Lũng Mai Châu: Từ Hà Nội đi 70 km đến thị xã Hoà Bình. Ði tiếp 60 km nữa đến Mai Châu. ở đoạn đường thứ hai này bạn sẽ vượt qua dốc Cun dài 15 km. Gọi là dốc nhưng không phải một lần lên dốc là xong, thực ra đây là một đèo cao, có lúc tưởng như ôtô đang đi vào một biển mây. Khi lên đến đỉnh đèo, không ai qua đây là không dừng lại ngắm cảnh. Huyện lỵ Mai Châu xinh đẹp hiện ra dưới tầm mắt du khách: một thung lũng xanh rờn cây lá, đồng lúa và những nếp nhà sàn đều tăm tắp như xếp hàng chào đón khách. Nhà sàn ở đây cao ráo, sạch sẽ. Sàn nhà cách mặt đất khoảng 1,5 m bằng những cột gỗ chắc chắn. Khách đến nhà xin mời múc nước rửa chân trước khi bước lên cầu thang. Sàn nhà bằng tre hoặc bương. Mái nhà lợp lá gồi hoặc lá mây. Các cửa sổ trong nhà có kích thước khá lớn để đón gió mát và cũng là nơi để chủ nhà treo các giò hoa phong lan, lồng chim cảnh. Một khung dệt vải thổ cẩm được đặt cạnh một ô cửa sổ. Ðây là nơi làm việc của cô con gái lớn. Người con trai hỏi vợ chỉ cần nhìn lên giá xếp chăn đệm gối sạch sẽ với những màu sắc hoa văn trang trí là biết được sự chăm chỉ và tài nữ công của người vợ tương lai. Còn cô gái, muốn biết về người con trai sắp làm chồng mình thì hãy nhìn lên các cột nhà, nếu thấy vô số vảy cá to và nhất là nhiều đuôi cá dán lên cột thì hãy yên tâm là người con trai trong nhà này lao động giỏi, bắt được nhiều cá. Bạn là khách, sẽ được ông chủ nhà trải chiếu hoa mời ngồi, rồi bày ra giữa chiếu một vò rượu cần bằng nếp cẩm. Còn bà chủ nổi lửa đồ xôi trong cái chõ cao lênh khênh của người Thái. Nhìn qua cửa sổ bạn sẽ thấy ở dưới đất có một ao cá nhỏ hình vuông sát chân cột nhà, những con cá đang bơi lặn ăn mồi trong nước ao trong vắt. Ông chủ sẽ dành cho bạn quyền chỉ vào con cá nào, ông sẽ bắt đúng con đó cho vào nồi cháo cá. THUNG NAI - ĐỀN THÁC BỜ - HOÀBÌNH Thung Nai Đền Thác Bờ Hoà Bình: Cách Hà Nội khoảng 100Km về phía tây bắc, Thung Nai, một xã lòng hồ sông Đà từ lâu là một địa chỉ mà nhiều du khách thích dừng chân khi lên Hòa Bình. Trước đây nơi này là một thung lũng có rất nhiều đàn nai về tụ họp, giờ đây sau khi đập thủy điện hoàn thành địa danh này trở thành một địa điểm du lịch khá hấp dẫn và hoang sơ. Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 đến tỉnh Hoà Bình, sau khi thăm đập thuỷ điện sông Đà, chạy tiếp khoảng 5km thì rời đường lớn rẽ vào một con lộ chạy vòng quanh qua các sườn núi. Du khách sẽ xuống thuyền tại bến Thung Nai để ra hồ tham quan các đảo. Trên đảo có chợ nổi Thác Bờ diễn ra vào sáng chủ nhật mỗi tuần, hai ngôi đền thờ bà Đinh Thị Vân người Mường ở Hào Tráng và một bà người Dao ở Vầy Nưa có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền bè khi vua dẹp giặc Đèo Cát Hãn vào năm 1431. Trước đây ngôi đền nằm trong lòng hồ, từ khi có đập thuỷ điện HoàBình đền được di chuyển lên cao. Hai ngôi đền này rất linh thiêng, thường diễn ra các hoạt động tâm linh độc đáo như hầu đồng vào ngày đầu xuân hay lễ cúng bà. Quanh chân đền Thác Bờ là các bè nuôi cá. Gần đó, một cái hang khá đẹp tên là Hang Bờ. Ngày nước lớn, thuyền có thể chèo vào sâu trong lòng hang. Cách đền độ một giờ đi thuyền có bản Ngòi Hoa, một bản người Mường còn rất hoang sơ và biệt lập. Ngoài ra bạn còn có thể đến thăm thác Vầy Nưa, đảo Phong Lan, đảo Quạ. KHU DU LỊCH SUỐI NƯỚC KHOÁNG NÓNG KIM BÔI - HOÀBÌNH Suối nước nóng Kim Bôi Hoà Bình: là một suối khoáng nóng tự nhiên thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 70Km theo quốc lộ 6, và cách thành phố HòaBình khoảng 30 Km. Do nằm sâu dưới lòng đất nên nước khoáng phun lên luôn luôn ở nhiệt độ 36°C, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36ºC. Nguồn nước khoáng này có đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp. Với diện tích 7 ha, khu du lịch Kim Bôi nằm ở điểm mạch nước nóng của dòng suối khoáng phun lên. Hạ tầng khu nhà nghỉ ở đây hiện đại và dân dã với 7 dãy nhà gồm 83 phòng. Vào những ngày cuối tuần du khách có thể lên đây ngâm mình sảng khoái dưới hồ, tận hưởng cảm giác thi vị mà núi rừng mang đến. Từ khu du lịch nếu đi về phía dốc Cun khoảng 1km, du khách sẽ gặp dòng suối Mớ Đá róc rách chảy ngày đêm bên những nương lúa và đồi núi xanh ngút ngàn tầm mắt. Không khí ở đây mát lành như cơn mưa khiến cho du khách cảm thấy tâm hồn thư thái, như muốn hòa mình vào thiên nhiên trăng núi, mây ngàn. ĐỘNG THIÊN LONG - HOÀBÌNH Ðộng Thiên Long Hoà Bình: nằm ở lưng chừng núi đá thuộc xã Lạc Lương, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Ðộng gồm có một động chính (chính cung) và hai ngách động nhỏ (tả cung và hữu cung). Cửa động hơi chếch lên đỉnh núi nên ánh sáng trời lọt vào tầm 15 mét, tạo cảnh mờ ảo càng làm tăng thêm vẻ đẹp tự nhiên trong động. Từ cửa hang xuống lòng động phải bước qua chiếc thang dài 15 mét. Vòm động cao, lòng động gồ ghề dốc về phía trong, đất bồi lòng động màu vàng thẫm. Chính cung như một toà lâu đài vừa trang nghiêm, vừa huyền bí, mờ mờ, ảo ảo làm du khách đắm mình trong suy tưởng về cái đẹp "thiên hình, vạn trạng" của đá núi, của chốn thần tiên. Sâu vào trong, du khách dừng chân bên thềm đá, nhìn chếch lên sẽ thấy nhiều nhũ đá nối tiếp nhau tầng tầng, lớp lớp trông mềm mại như những bậc thang mây. Giữa lòng động- ngay chính diện là bàn thờ Quan âm bồ tát cùng các tượng phật uy nghiêm. Ðáng chú ý là những khối nhũ đá buông lửng, trông sừng sững như bức tường thành che chắn. Khi đến gần, bức tường thành mở ra, không ngờ ta lại thấy một thế giới khác lạ. Rời chính cung, du khách lần đi chầm chậm xuống tả cung. Tả cung không có ánh sáng lọt vào, một không gian tĩnh mịch bao trùm lên tất cả. Các khối đá to, nhỏ xếp đặt một cách hài hoà, khối thì trông tựa một dòng thác hung dữ đang chảy ào ạt từ trên dội xuống, khối thì giống con voi, con ngựa, con chim lạc, con sư tử Từ giữa tả cung, du khách lần đi chầm chậm lách mình trườn lên thềm hữu cung. Dưới nền hữu cung là cả một bãi san hô vươn trải ra, lớp nọ nối lớp kia, óng ánh như những hạt sương rơi, lại có đoạn như những thửa ruộng bậc thang, các bờ ruộng tựa con rồng lượn quanh co bên hồ nước. Thiên nhiên đã tạo lập và ban phát cho động Thiên Long những khối nhũ đá kỳ lạ như hiện thân của cuộc sống sôi động, hoang dã cách hàng triệu năm về trước. Những kiệt tác của thiên nhiên làm đắm say lòng người như muốn níu kéo bước chân du khách. Cách động Thiên Long 1km là rừng nguyên sinh. Rừng được bảo vệ tốt, có rất nhiều loại gỗ quý, cây chò chỉ hàng trăm tuổi cao chót vót và thảm thực vật nhiệt đới phong phú, đa dạng. Ðộng Thiên Long nằm trong một quần thể các điểm di tích của huyện Yên Thuỷ như chùa Hang, đền Vó- Xăm, Hang nước và động Thiên Tôn. Ðặc biệt, gần tuyến với Vườn quốc gia Cúc Phương, vì thế động Thiên Long sẽ là thắng cảnh hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. BẢN MƯỜNG - GIANG MỖ - HOÀBÌNH Bản Mường Giang Mỗ Hoà Bình: Đến thăm bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, du khách có thể cảm nhận được lối kiến trúc nhà Mường cổ, cách ứng xử mang đậm nét văn hóa cùng nhiều lễ hội, phong tục tập quán đặc sắc của người Mường Cách thị xã HòaBình 12 Km, dưới chân núi Mỗ. Bản Giang Mỗ gồm hơn 100 ngôi nhà sàn của người Mường còn giữ nguyên bản từ nhà cửa đến nếp sinh hoạt. Bản Giang Mỗ nơi người Mường còn giữ nguyên bản sắc từ nhà cửa đến nếp sinh hoạt. Trong các khung nhà sàn ấm cúng bạn sẽ được đón tiếp nồng nhiệt, xem các chương trình văn hoá văn nghệ dân gian, mua quà lưu niệm do chính tay người Mường làm ra. Thú vị hơn nếu bạn được nghe chủ gia thổi sáo Ôi, chơi đàn bầu đón khách bên vò rượu cần thơm nức. Cả bản có hơn trăm nếp nhà sàn, đơn sơ, mộc mạc, với lối kiến trúc đặc trưng của người Mường và hiện còn lưu giữ nhiều chi tiết giống với nhà Mường cổ trước đây. Cùng với nếp nhà sàn truyền thống, một số gia đình người Mường còn lưu giữ được nhiều dụng cụ lao động sản xuất từ cổ xưa như hệ thống dẫn nước, cối giã gạo, cung nỏ săn bắn, đồ đạc, dụng cụ làm nương rẫy, làm ruộng mà hầu hết đều làm bằng các chất liệu thiên nhiên gỗ, tre, nứa hình thành nên một tập quán riêng trong đời sống sinh hoạt cũng như trong lao động sản xuất hàng ngày. Những dụng cụ lao động sản xuất từ cổ xưa vẫn được người Mường sử dụng Giã gạo bằng sức nước, một nét đặc thù trong đời sống lao động sản xuất hàng ngày Du khách có thể thong thả dạo bước giữa không gian tĩnh lặng, đắm mình tận hưởng màu xanh của bản làng hoặc có thể dừng lại ở bất kỳ ngôi nhà nào mà mình thấy thích, tìm hiểu văn hóa Mường qua câu chuyện với chủ nhà, qua cách bài trí, sinh hoạt hàng ngày của người dân trong bản và cảm nhận nếp sống mộc mạc, thuần hậu của con người nơi đây Du khách sẽ được các thiếu nữ Mường trong trang phục truyền thống giới thiệu về nghề thủ công truyền thống, về trang phục dân tộc, những sản phẩm dệt thổ cẩm: túi xách, khăn, áo; các loại nhạc cụ, phương tiện đánh bắt gia súc, gia cầm Một số nhà vẫn giữ được khung dệt để phụ nữ Mường dệt vải, truyền lại cho con cháu đời sau kỹ thuật và kinh nghiệm dệt nên những tấm vải thổ cẩm độc đáo sắc màu. Nếu dừng chân nghỉ qua đêm, du khách có nhu cầu, các chàng trai cô gái Mường sẽ biểu diễn những điệu múa đặc sắc trong tiếng trống, chiêng, sáo ôi, đàn bầu và hát cho nghe những làn điệu dân ca Mường cổ. Đến với bản Giang Mỗ, du khách còn được thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Mường như xôi nếp nương, xôi cẩm, thịt lợn luộc bày trên lá chuối cùng rượu cần thơm ngon đặc biệt để lại ấn tượng khó quên và mua những món quà lưu niệm của xứ Mường. Trong không gian yên tĩnh, trong lành của một bản Mường truyền thống, lần lượt khám phá văn hóa mường ở Giang Mỗ nhiều du khách có cảm nhận như được bước đi trong những cung bậc của sự ngạc nhiên, thú vị, bất ngờ Nhờ phát triển du lịch cộng đồng, ngoài việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân bản Giang Mỗ còn giúp cho địa phương bảo tồn, lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc nhất của người Mường, giúp cho thế hệ trẻ ở nơi đây thấy được vai trò của văn hóa truyền thống, nâng cao ý thức bảo tồn, gìn giữ văn hóa Mường trong đời sống hôm nay. Đến thăm bản, nếu du khách yêu cầu sẽ được nghe các bà, các chị ở đây hát cho nghe những làn điệu dân ca Mường êm dịu, hoặc thưởng thức những tiết mục ca múa do chính những chàng trai cô gái trong bản biểu diễn, với các loại nhạc cụ như: trống, chiêng, sáo ôi, đàn bầu Những năm gần đây, mỗi năm bản Giang Mỗ thường đón hàng vạn khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới đến thăm quan . HOÀ BÌNH THUNG LŨNG MAI CHÂU - HOÀ BÌNH Thung Lũng Mai Châu: Từ Hà Nội đi 70 km đến thị xã Hoà Bình. Ði tiếp 60 km nữa đến Mai Châu. ở đoạn đường. nhiên trăng núi, mây ngàn. ĐỘNG THIÊN LONG - HOÀ BÌNH Ðộng Thiên Long Hoà Bình: nằm ở lưng chừng núi đá thuộc xã Lạc Lương, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Ðộng gồm có một động chính (chính cung). trong nước và quốc tế. BẢN MƯỜNG - GIANG MỖ - HOÀ BÌNH Bản Mường Giang Mỗ Hoà Bình: Đến thăm bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, du khách có thể cảm nhận được lối kiến