Tiếng chuôngHòaBình trên núiNgũ Phong
Tiếng chuôngHoàBìnhtrênnúiNgũ Phong
Bút ký của Dương Phước Thu
Dường như xứ Huế là cuộc đất thiên định từ xa
xưa đã sớm mang nặng duyên phận với Phật
giáo, để rồi tiền nhân đến đây khai sơn lập
cảnh dựng nên những ngôi cổ tự cùng những
tiếng chuông đồng ngân vọng nhạc thiền siêu
niệm. Trải qua năm tháng biến thiên của lịch sử, nhiều quả chuông nay
đã bị mưa nắng gió sương đẩy trở về với cát bụi, nhưng âm thanh huyền
diệu của nó thì đã thấm vào tận cùng ngõ ngách của miền tri giác làm
nên sức mạnh nhiệm mầu “sắc, không”. Và bằng tha lực âm thanh, nó
kéo Con Người mong manh trong kiếp phù sinh của vũ trụ tự ý thức về
sự nối tiếp vĩnh hằng dưới Cõi Tạm. Chính vì tri ngộ được sự nối tiếp ấy
mà Con Người thường sáng tạo ra và tìm đến những âm thanh đồng
vọng như tìm về cội nguồn uyên nguyên, để đánh thức lòng hướng thiện
vào một thế giới nhân văn sâu thẳm hơn. Và trong một sát na hay thậm
chí chuỗi những sát na thoả mãn dục vọng, những ham muốn danh lợi
phù vân ở trần gian này, đời người ngẫm lại chớp mắt thoảng qua cũng
chỉ như một hồi chuông mà thôi. Dẫu vậy, Con Người vẫn không thể
sống thiếu những âm thanh linh diệu ấy được
Xứ Huế có những quả chuông thiền âm của nó rất kỳ lạ. Ví như gần ba
thế kỷ trước, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu, từ trên đồi Hà Khê đã có
câu chuyện huyền thoại vị chân sứ nhà trời giáng thế. Bỗng một sớm
mai, chuông chùa Thiên Mụ đột nhiên gióng giả thả vào thinh không
những hồi ngân dài, báo hiệu một giai đoạn chấn hưng của đạo Phật. Để
đến bây giờ thiền âm diệu vợi của nó vẫn còn là sự hoài niệm, vẫn chiếm
lĩnh được vị trí quan trọng nơi niềm sống sâu thẳm trong tâm hồn người
Việt. Rồi thêm nữa, hơn một trăm sáu mươi năm trước, vào thời vua
Nguyễn Thiệu Trị, từ phía đông ngoài Kinh thành Huế, bên phố Gia Hội
cạnh bờ sông Đông Ba, tiếngchuông báo hiếu tri ân của chùa Diệu Đế
Tháp chuôngHòaBình
ngân lên mỗi sáng mỗi chiều cùng với tiếng trống Đăng văn Tam Toà
hoà nên một bản tiết tấu đạo - đời diệu vợi, vừa thổn thức lòng người,
vừa chuyển tải khát vọng đòi quyền dân chủ bằng thanh âm nhạc khí
Và bây giờ, vào tháng hai âm đầu năm Đinh Hợi 2007 này, trên một
đỉnh cao của dãy núiNgũ Phong, thuộc lớp đệ nhị án sơn (núi Ngự Bình
được xem là đệ nhất án sơn) trước mặt Kinh thành cổ kính, người Huế
lại vừa xây thêm một lầu chuông nhỏ và treo lên đó một quả chuông lấy
tên Hoà Bình. Lầu chuông này và ngôi đền thờ vị thần Công chúa nhà
Trần dưới núi, là hai công trình nằm trong tổng thể kiến trúc Trung tâm
Văn hoá Huyền Trân. Mà chỉ với hai chữ HoàBình thôi cũng đã đủ nói
lên tư tưởng chủ đạo và ước vọng của những người dựng lầu, đúc quả
chuông này rồi
Buổi sáng hôm ấy, đúng ngày kỷ niệm 32 năm quê hương Cố đô giải
phóng, người Huế hoan hỉ kính cẩn tổ chức khánh thành công trình văn
hoá giàu tính tâm linh và tri ân Công chúa Huyền Trân. Khi những giọt
sương đêm còn đang ngái ngủ đọng lại trên lá cây ngọn cỏ, tôi đã có mặt
ở chân núiNgũPhong để dự buổi lễ trọng này. Đây là công trình kiến
trúc mới, được xem như một tác phẩm nghệ thuật tổng hoà thuộc về
“trường phái ẩn dụ vừa cổ vừa tân” thể hiện lối ứng xử của hậu thế,
nhằm tôn vinh công lao vô lượng người con gái nước Việt, vị sứ giả hoà
bình năm xưa dấn thân ngàn dặm xa xôi từ Thăng Long vào đây khai
lập, mở ra một vùng đất phên dậu Ô Lý rộng lớn bằng mấy tỉnh bây giờ,
mà từ đấy con thuyền Đại Việt về tới cà mau. Sau lễ dâng hương lên
Huyền Trân, tôi theo con đường bê tông khá rộng nằm về bên trái ngôi
điện, hoà vào dòng người nghìn nghịt như nêm, ngược dốc leo núi. Con
đường bê tông này mới mở, dài hơn bốn trăm mét, dẫn tôi đến một ngã
ba vòng xuyến nhỏ. Tại đây người ta đặt một pho tượng ngồi, được đúc
bằng xi măng cốt thép khá đồ sộ; hình nhân phúc hậu, khuôn mặt tươi
vui, nụ cười mãn nguyện, nhìn qua rất giống ông Phật Di Lặc, nhưng
người hướng dẫn vẫn khăng khăng nói với tôi rằng: “Ông ấy là Thần Tài
và cũng mang vài nét của ngài Thổ Địa”. Tôi nhìn một lúc, lục tìm tất cả
trí nhớ, thấy đôi chỗ hơi khác lạ, không biết vị nào ngồi đây? Thì ra
những người xây dựng nên Trung tâm văn hoá Huyền Trân ước muốn
rằng trước khi lên núi, ta hãy dừng lại trước dung nhan pho linh tượng
này để nghỉ chân; tuỳ theo vị thế, hoàn cảnh, nghề nghiệp, tôn giáo tín
ngưỡng, quan niệm xã hội của mỗi người mà thành tâm cầu nguyện cho
riêng mình, gia đình và Tổ quốc: “Hoà bình an lạc - Từ bi hỉ xã - Phúc
lộc đầy nhà. Đất nước hùng cường và phát triển ” miễn là lời cầu
nguyện ấy nhân bản, hướng thiện thì Phật Di Lặc hay bất cứ vị Phúc
thần nào ngồi đây cũng đều phò trợ. Rồi tiếp tục leo núi, lên lầu chuông
Hoà Bình để thỉnh một hồi dài và hưởng ngọn gió trung thiên trong lành.
Lầu này cũng được khánh thành và khai chuông cùng buổi với ngôi đền
thờ thần nữ Huyền Trân dưới núi.
Chừng nửa giờ ngược dốc, vừa leo vừa nghỉ như lần tràng hạt, tôi lên
đến lầu chuông được đặt trên một ngọn núi cao đúng 108 mét của dãy
Ngũ Phong; lầu này xây tựa lối cổ, cao bảy mét, mái hình lục giác trùng
thiềm. Trong lầu người ta treo một quả chuông bằng đồng nguyên chất,
do những nghệ nhân cơ sở đúc đồng nổi tiếng Nguyễn Văn Sính thuộc
phường Đúc Huế thực hiện vào ngày 03 tháng 12 năm 2006. Chuông
cao 2,16 mét, đường kính miệng rộng 1,26 mét, nặng 1,6 tấn. Quai gánh
thân chuông được đúc theo lối truyền thống mang hình long mã đối lưng
vào nhau (trông xa hơi giống hình hai con bồ lao sống ngoài biển cả, mà
theo huyền thoại khi bồ lao hoá vào quả chuông thì tiếng kêu vang dội
và thanh trầm hơn), thân chuông hình trụ dưới to trên nhỏ. Quanh
chuông được chia làm tám ô chính: bốn ô phía trên khắc tám chữ ước
nguyện rất lớn: Thế giới hoàbình - Nhân loại hạnh phúc. Bốn ô phía
dưới khắc bốn di sản tiêu biểu đại diện cho đất nước thống nhất từ Bắc
vào Nam, bao gồm: Trung tâm Phật giáo Yên Tử; chùa Diên Hựu (Một
Cột) Hà Nội; chùa Thiên Mụ Huế; chùa Giác Lâm thành phố Hồ Chí
Minh và bốn núm lồi dùng để đảnh chuông. Phần dưới cùng gần miệng
chuông chạm hình rồng mây ẩn hiện. Tất cả các chữ chạm khắc trên thân
chuông đều bằng quốc ngữ và được nghệ nhân trình bày mỹ thuật rất
tinh xảo theo lối thuần Việt, ai nhìn cũng dễ hiểu. Kể như đến bây giờ,
đây là quả chuông đầu tiên ở Huế đặt trên một ngọn núi cao cận kề trung
tâm thành phố. Từ vị trí ấy, nó nghiễm nhiên chiếm lĩnh được cả không
gian lẫn sự cộng hưởng của các ngọn gió, nhờ vậy mà nó có sức lan toả
âm thanh ra bốn phía hài hoà.
Cũng như mọi người trước khi lên Ngũ Phong, tôi đứng lặng thật lâu
trước linh tượng vị thần trấn trị dưới núi cúi đầu cầu nguyện, những
mong sức mạnh quyền lực siêu nhiên phù trợ cho tất cả đất nước mình
đều được bình yên và thịnh đạt, rồi quảy theo tâm nguyện ấy mà thượng
sơn. Trên đỉnh NgũPhong bấy giờ người chờ thỉnh chuông rất đông.
Mặc dù đỉnh núi khá rộng và bằng, nhưng lúc này trở nên chật chội. Tôi
đứng cách lầu chuông một quãng về phía bắc để quan sát chung quanh
và chờ đợi. Gió xuân mơn mởn thổi nhẹ đem theo mùi hương trầm
thoang thoảng lan vào thung núi, ướp vào cỏ cây, một cảm giác lâng
lâng thật dễ chịu. Từ chỗ này tôi có thể nhìn xuống Thành nội nơi xưa
kia các ông vua Nguyễn ngự trị, ngược lên dãy Trường Sơn hùng vĩ với
những mây ngàn, hay nhìn về đầm phá biển cả mênh mông hướng nào
cũng đều thuận tiện. Và chỉ với việc lên NgũPhong để được ngắm nhìn
thành phố thôi, tôi cũng cảm thấy thi vị lắm rồi. Quả thực, Huế tuyệt vời
hơn khi ta nhìn từ độ cao thích hợp.
Vào giữa Ngọ đứng bóng, phiên của ông già áo lam vừa dứt, cũng là
thời khắc đến lượt tôi thỉnh chuông. Trong niềm hoan hỉ của duệ trí, tôi
dong tay đảnh một hồi dài đủ 18 tiếng. Âm thanh u vọng của chuông
Hoà Bình nhào trộn với gió ngàn, dội vào thinh không, vượt qua núi non
cách trở, bay tới những miền xa xôi huyền ảo. Tôi đứng lặng như cây
thông xanh mọc thẳng giữa trời qua gió bão, lắng nghe nhịp điệu tiếng
chuông đang truyền đi sứ mệnh của âm thanh cùng những lời cầu
nguyện phước lành nhân thế. Bỗng nhiên tôi thấy tâm linh lay động một
cách lạ thường. Mà hình như tiếngchuôngHoàBình đã nhẹ nhàng khai
mở chân tâm, làm nguội dần đi những ham muốn danh lợi căn cố trong
tôi lúc nào chẳng hay? Và rồi theo thời gian, tiếngchuông ấy sẽ nhập
với ngũ hành theo mây khói.
Thanh thản và bình tâm hơn sau những tiếngchuông ngân dài giữa đất
trời lồng lộng; tôi bái lạy sơn thần NgũPhong rồi xuống núi
Sau lễ khánh thành đền thờ Huyền Trân mấy hôm, thời tiết Huế bất ngờ
nắng nóng, khó chịu vô cùng. Đêm rằm tháng hai âm oi nồng như giữa
mùa hạ; đã ba giờ sáng mà tôi vẫn không sao ngủ được. Trằn trọc mãi và
tôi cứ nằm nghĩ mung lung như người bất an. Cuối cùng tôi bèn bật dậy,
mở cửa sổ nhìn ra, ngoài vườn ánh trăng bàng bạc trải mềm trên những
tán lá. Một cảnh giới quán tưởng thật là huyền ảo. Tôi ngồi nhìn ánh
trăng rơi và hít thở đều theo nhịp điệu dưỡng sinh. Trong một thời khắc
tịnh niệm, tâm trí tôi bỗng nhiên chìm vào giấc mơ và thiếp đi lúc nào
không hay. Giấc mơ miên man đưa tôi bay qua những miền rộng dài
khắp đất nước. Giấc mơ cứ đi mãi, đi mãi với tốc độ siêu nhiên rồi quay
trở về hạ xuống trênnúiNgũ Phong. Tại đây tôi gặp hai tiên ông, râu tóc
trắng nhoà như sương như cước đang ngồi đánh cờ cạnh lầu chuông Hoà
Bình. Một tiên ông mỉm cười và phán lên rằng: “Xây đền rồi thì phải
thành tâm cầu nguyện. Nữ thần NgũPhong linh ứng lắm ”. Lời phán ấy
chưa xong thì hai tiên ông cứ ngồi thế mà đằng vân bay về trời. Tôi chạy
theo cố níu lại để hỏi thêm, luýnh quýnh chân vấp phải mỏm đá nên ngã
nhào, giấc mơ đứt quãng, tôi bừng tỉnh, cũng là lúc ngày mới vừa hừng
sáng. Giấc mơ miên man đêm qua làm tôi khó giải đoán, tôi quyết định
trở lại ngôi đền Huyền Trân ngay hôm ấy. Có lẽ nén hương thơm dâng
lên Huyền Trân Công chúa lúc này mới làm tôi bình tâm. Và tôi sẽ lại
leo lên đỉnh NgũPhong để đảnh chuông. Những mong tiếngchuông sẽ
giúp tôi Nhưng khi vừa dâng hương xong ở ngôi đền, tôi bước ra khỏi
cửa, bỗng nhiên tôi nghe rõ từng âm thanh truyền vọng từ trên núi
xuống. Tiếngchuông đều đặn điểm hồi đang lan vào sương sớm. Tiếng
chuông đồng NgũPhong ai đảnh mà tựa mây trôi, nước chảy, du dương
như nhạc thiền; âm thanh của nó nghe vừa tao nhã thoát tục, vừa phiêu
lãng bồng bềnh thật là diệu kỳ đã giúp tôi hoá giải những bí ẩn của giấc
mơ đêm qua được gặp tiên
Tôi không dám cổ xuý về những cơ duyên linh ứng ngay trong cả ý
niệm. Nhưng rõ ràng kể từ sau hôm người Huế dâng lễ tri ân lên nàng
Công chúa nhà Trần năm xưa đi mở đất, tôi đã chứng và nghe nhiều
người nhắn nhủ với nhau đến đền Huyền Trân cầu nguyện và lên núi
Ngũ Phong đảnh chuông; cứ dựa theo lời cổ nhân đã dạy: trai bảy, gái
chín tiếng tuỳ tâm mà đảnh. Dẫu có vô thần, vô thánh thì đấy cũng là
nhạc điệu âm thanh do Ngũ hành và Con Người tạo nên.
Một buổi chiều đầu tháng tư này tôi lại lên núiNgũ Phong. Tôi gặp ở
đây một đôi bạn trẻ đang cầu nguyện phước lành. Họ nói với tôi rằng
chàng trai theo đạo Phật, cô gái chịu lễ nhà thờ Thiên Chúa. Họ yêu
nhau đã mấy năm rồi và lần này, tuần sau “Chúng cháu cưới”! Trước khi
xuống núi, họ cùng nhau đảnh một hồi chuông dài
Nhìn đôi bạn trẻ “hoan hỉ như vừa được giải thoát”, tôi cứ nghĩ hoài. Thì
ra, tiếngchuôngtrênnúiNgũPhong giờ đây không chỉ là thanh âm siêu
niệm tri ân Công chúa Huyền Trân; tiếngchuông mang thông điệp của
người Việt Nam yêu chuộng tự do hoàbình gửi đến toàn nhân loại; mà
nó còn là tiếngchuông chúc phúc tình yêu đôi lứa trọn đời thuỷ chung;
tiếng chuông “gõ cửa” đưa tâm hồn con người đi vào một cõi hướng
thiện thật bình an và vô ngã
. Tiếng chuông Hòa Bình trên núi Ngũ Phong
Tiếng chuông Hoà Bình trên núi Ngũ Phong
Bút ký của Dương Phước Thu
Dường. từng âm thanh truyền vọng từ trên núi
xuống. Tiếng chuông đều đặn điểm hồi đang lan vào sương sớm. Tiếng
chuông đồng Ngũ Phong ai đảnh mà tựa mây trôi,