1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng thăng long, hải phòng

67 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thăng Long, Hải Phòng
Tác giả Mai Thị Thảo
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Bích Diễm
Trường học Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 67
Dung lượng 7,88 MB

Nội dung

Trang 1

CL dea]

TRUONG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

KHOA KINH TE & QUAN TRI KINH DOANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

| NGHIEN CUU TINH HINH TAI CHINE TAI CONG TY CO PHAN XÂY DỰNG THĂNG LONG- HÁI PHỊNG

NGÀNH : KẺ TỐN MA SO ©; 404

ye”

Giáo viên lurớng dẫn — : Thể Nguyễn Thi Bich Dig Sinh viên thực hiện : Mai Thị Thảo

Khoá học + 2006 - 2010

Trang 2

MỤC LỤC

DAT VAN DE

PHAN 1: CO SOLY LUAN

1.1 Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệ) 1.1.1 Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp

1.1.2 Chức năng và vai trò của tài chính doanh nghiệp 1.2 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghĩ:

1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính của doanh nghiệp 1.2.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính

1.2.3 Thông tỉn sử dụng trong phân tích tài chính 1.2.4 Quy trình và các bước phân tích

1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cầu nguồn vốn của doanh nghiệp

1.3.2 Đánh giá khả năng độc lập tự chủ về tài chính trong doanh nghiệ 1.3.3 Phân tích tình hình thừa thiếu vốn của doanh nghiệt

1.3.4 Phân tích tình hình tài trợ vốn của doanh nghiệt -10 VI -14 -14 1 3 3 3 3 4 a4 5 6 6 8 8 9 9

1.3.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệt

1.4 Phân tích khả năng thanh tốn

1.4.1 Hệ số

thanh toán tổng quát

1.4.2 Hệ số thanh toán tam th 14

1.4.3 Hệ số thanh toán tức thời 15

1.4.4 Hé s6 thanh toan nhanti 215

hanh toán vốn lưu động -15

1.4.6 Hệ số thanh toán nợ dài hạn -l§

1.4.7 Tỷ suất thanh toán „l6

1.4.8 Tỷ lệ giữa các khản phải thu với các khoản phải tra .16

PHAN 2: DAC DIEM CO BAN CUA CONG TY CO PHAN XAY DUNG 17

THANG LONG - HAI PHONG Ti

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty -17 2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 18

2.3 Đặc điểm về lao động và tổ chức nhân sự của Công ty 19

Trang 3

2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

2.4.2 Cơng tác hạch tốn kế tốn tại Cơng ty 1

2.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng SXKD của Công ty trong những năm t

2.5.1 Thuận lợi 2.2.2 Khó khăn

2.5.3 Phương hướng SXKD của Công ty trong thời gian tới

PHAN 3: KÉT QUẢ HĐKD VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNGT TY CO PHAN XAY DUNG THANG LONG - HAI PHỊNG

3.2.2 Phân tích cơ cầu nguồn vốn của Công ty

3.2.3 Phân tích khả năng độc lập tự chủ về tài chính của Cơng ty

3.2.4 Phân tích tình hình tải trợ vốn của Công ty

3.2.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Công ty

3.2.6 Phân tích mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng thanh toán

3.3 Phân tích chỉ tiết tình hình tài chính của Cơng ty

3.3.1 Một số hệ số tài chính chủ y; 3.3.2 Phân tích cơ cấu hàng tồn kho 3.3.3 Phân tích các khoản phải thu 3.3.4 Phân tích các khoản phải trả

3.3.5 Phân tích mối quan hệ phải thu — phải trả

PHAN 4: MOT SO Y KIEN DE XUAT NHAM GOP PHAN CAI THIEN TINH HÌNH TÀI CHÍN1[CỦA^ CONG TY CO PHAN XAY DUNG

THANG LONG - HAI PHONG

4.1 Nhận xét chung về tình hình tài chính của Cơng ty 4.1.1 Những mặt đạt được 4.1.2 Những mặt còn hạn chế

4.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm cải thiện tình hình tài chính của Cơng ty 31

Trang 4

DANH MUC CHU VIET TAT

CNKT Công nhân kỹ thuật

HĐKD Hoạt động kinh doanh

LĐPT Lao động phổ thông,

NCVLĐTX Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên

NVCSH Nguồn vốn chủ sở hữu

SXKDDD Sản xuất kinh doanh dé dang

TCDN Tai chính doanh nghiệp

TCNH Tai chính ngắn hạn

TCDH Tài chính dài hạn

TĐPIBQ ộ phát triển bình quân

TĐPTLH “Tốc độ phát triển liên hoàn

TNDN “Thu nhập doanh nghiệp

TSCD Tài sản cố định TSLĐ Tài sản lưu động TSDH ‘Tai sản đài hạn TSNH Tài Sản ngắn hạn TT Tỷ trọng, VCĐ Vốn cố định VLD Vốn lưu động VP Về phải VT Về trái

VLDTX 'Vốn lưu động thường xuyên

Trang 5

Sự hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đã mở ra cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội cũng như thách thức trong môi trường đầy biến động Trong sân chơi cạnh tranh khốc liệt ấy thì chìa khóa nào có thể mở ra cánh cửa thành công của các doanh nghiệp? Câu hỏi đặt ra như một lời thách thức

đối với các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển Để giải quyết vẫn đề trên

đồi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, phải nỗ lực không ngừng, các nhà quản lý phải năng động sáng tạo, tìm tòi mọi biện pháp để phát huy tối đa

ưu thế của mình cũng như khắc phục những yếu kém cịn tồn đọng mới có thể

duy trì và phát triển doanh nghiệp mình Phân tích tài chính chính là cơng cụ đắc lực giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng tiềm năng, năng lực tài chính về nhu cầu cũng như khả năng thanh toán từ đó lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường, tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp trên con đường hội nhập Tình hình tài chính của doanh nghiệp giống như một “ bức tranh” tổng thể phản ánh trung thực và rõ nét nhất kết quả của toàn bộ hoạt động mà doanh nghiệp tiến hành “Bức tranh” đó không chỉ là mối quan lâm của doanh nghiệp mà còn là mối quan

tâm của một số đối tượng khác như cơ quan chủ quản, các bạn hàng, các nhà đầu tư, ngân hàng Mỗ¡ đói tượng quan tâm đến tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác niiau đẻ phục vụ cho lĩnh vực quản lý của họ Vì vậy

phân tích tài chính là cơng việc thường xuyên không thể thiếu trong các doanh nghiệp, nó có ý nghĩa thực tiễn và chiến lược lâu dài

'Nhận thức được tầm quan trọng của tài chính trong doanh nghiệp, được sự đồng ý của khoa Kinh tế & QTKD em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tinh hình tài chính tại Cơng ty cỗ phần xây dựng Thăng Long- Hải Phòng”

* Mục tiêu nghiên cứu

~_ Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cỗ phần

Trang 6

-_ Nghiên cứu tình hình tài chính tại Cơng ty cổ phần xây dựng Thăng Long qua 3 nim 2007 — 2009

số ý kiến nhằm góp phần cải thiện tình hình tài chính tại

-_ Đề xuất

Công ty

* Phạm vi nghiên cứu

- Pham vi khơng gian: Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi Công ty cổ

phần xây dựng Thăng Long

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty qua 3 năm ( 2007- 2009),

* Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp ngoại nghiệp:

+ Phương pháp thu thập số liệu, thông tin + Phương pháp quan sát, phỏng vấn

+ Tham khảo, kế thừa tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp nội nghiệp:

+ Phương pháp tổng hợp, tính tốn số liệu + Lập bảng biểu và đồ thị

+ Phương pháp thống kê và phân tích hoạt động kinh doanh * Kết cấu khóa luận

Phan 1: Cơ sở lý luận

Phan 2: Dac điểm cơ ban của Công ty cỗ phần xây dựng Thăng Long —

Hải Phòng

Phan 3: Két quả H ĐKD và tình hình tài chính của Cơng ty cổ phần xây dựng Thăng Long ~ Hải Phòng

Trang 7

PHAN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Những vấn đề cơ bản về tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp

trong xã

phân phối các nguồn tài chính thơng qua việc tạo taps và sử dụng các quỹ

tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong xã hội

Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá

trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt các mục tiêu của doanh nghệ:

1.1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Bản chất tài chính được thể hiện qua các quan hệ kinh tế chủ yếu trong

quá trình phân phối tổng sản phẩm xã liội đưới hình thức chủ yếu sau đây : ~ Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước

~ Quan hệ tài chính giữa phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp

~ Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các chủ thể kinh tế khác

1.1.2 Chức năng và vaj trị của tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1 Chức năng cũa (ài chính doanh nghiệp

- Chức năng tổ chức vốn của tài chính doanh nghiệp: Phải đảm bảo vốn thường xuyên cho sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ Tổ chức nguồn vốn

đầy đủ kịp thời đáp ứng được nhu cầu vốn vay cho sản xuất kinh doanh và

luân chuyển vốn có hiệu quả

- Chức năng phân phối tài chính doanh nghiệp: Phải đảm bảo phân phối

thu nhập và tích luỹ tiền tệ, thực hiện được vai trò đỏn bây kinh tế, thúc đây sản xuất phát triển, hoàn thành nghĩa vụ với nhà nước, khai thác mọi tiềm

Trang 8

- Chức năng giám đốc tài chính doanh nghị

chính xác, phân tích và phản ánh trung thực kết quả kinh doanb, thực hiện Thơng qua hạch tốn

nghiêm chỉnh các luật lệ kế tốn tài chính và thống kê của nhà nước đã quy định

1.1.2.2 Vai trị của tài chính doanh nghiệp

- Tổ chức huy động vốn và đảm bảo đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho

hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Đây là vai trò rất quan trọng

bởi doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh thuận lợi và liên tục thi phải đáp ứng vốn cần thiết

~ Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả Sử dụng vốn tiết kiệm có

hiệu quả được coi là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, phân phối vốn hợp lý cho sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay của vốn, tránh lãng,

phí ứ đọng vốn là cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận cho

- Kiểm tra giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, kịp thời phát hiện những khó khăn vướng mắc tồn tại để đưa ra các quyết định

tài chính đúng đắn kịp thời nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp

- Vai trò đòn bẩy và kích thích kinh doanh, vai trò này được thực hiện thông qua việc đề xuất các chính sách thu hút đầu tư, huy động các yếu tố sản xuất, khai thác mở rộng fbj trường tiêu thụ, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh của doanh noiiệp

1.2 Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm phân tích tài chính của doanh nghiệp

Trang 9

1.2.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động kinh

doanh trong doanh nghiệp, nhằm giải quyết các mối quan hệ phát sinh trong

quá trình sản xuất kinh doanh, được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ Do vậy phân tích tài chính doanh nghỉ

chính doanh nghiệp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho quản lý, cơ sở à một nhiệm vụ quan trong trong quản trị tài

để đưa ra các quyết định đúng đắn

Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanh nghiệp, mồi quan tâm hàng đầu của họ, hay mục đích kinh doanh là lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh tối ưu, nhằm tìm kiếm lợi nhuận và tăng cường khả năng thanh tốn

Thơng tin tài chính của doanh nghiệp không chỉ cần thiết đối với doanh nghiệp mà còn là quan tâm của nhiều đối tượng khác nhau với các mục đích khác nhau:

+ Các chủ nợ ngắn hạn căn cứ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp dé xem xét có cho doanh nghiệp vay nữa hay khơng, khả năng thanh tốn và trả nợ của doanh nghiệp thế nào

+ Các chủ nợ đài hạn quan tâm đến khả năng sinh lời và hiệu qủa hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai

+ Đối với nhà cung cấp vật tư, thiết bị hàng hoá địch vụ cũng phải quan tâm xem xét có nên bén chịu cho doanh nghiệp nữa hay khơng ? Có nên cho khách hàng của mình thanh tốn chậm hay không

+ Các cỗ đông cũng chú ý đến mức doanh lợi dài hạn và hiệu quả hoạt động

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để xem khả năng sinh lời của vốn cỗ phần của họ

+ Các cơ quan chức năng như: Cơ quan tài chính, thuế thống kê, cơ quan

Trang 10

1.2.3 Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính

1.2.3.1 Thông tin nội bộ

Trong phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp các thơng tin kế

tốn trong nội bộ doanh nghiệp là thông tin cơ bản và quan trọng nhất Trong,

đó báo cáo tài chính là nguồn tà

những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả trong

iệu chủ yếu Báo cáo tài chính cung cấp

hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghi

kỳ hoạt động giúp cho việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn và khả

năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Báo cáo chính là những báo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài

ết quả sản xuất kinh doanh của

sản, công nợ cũng như thông tin khác về

doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Bao gồm:

Bảng cân đối kế toán ( biểu B01-DN)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( biểu B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( biểu B03-DN)

“Thuyết minh báo cáo tài chính ( biểu B09-DN) Các tài liệu khá

1.2.3.2 Thơng tin bên ngồi đoanh nghiệp

“Thông tỉn bên ngồi doanh nghiệp cũng đóng vai trò rất quan trọng trong phân tích tỉnh hình tài cí¿ï: doanh nghiệp Sự ồn định, tăng trưởng hay suy

thoái của nền kinh tế có ¿nh liương tới hoạt động của doanh nghiệp Ngoài ra, các thông tin về giá cả thị trường, lãi suất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các

chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước cũng là những thông tin được các nhà phân tích tài chính quan tâm

1.2.4 Quy trình và các bước phân tích 1.2.4.1 Quy trình phân tích

Trang 11

tài chính của

© Thu thập thông tin: thông tin chủ yếu dùng để phân tí

doanh nghiệp là các báo các tài chính doanh nghiệp, bao gồm các báo cáo

chủ yếu sau:

© Xi lý thông tin: Là giai đoạn tập hợp những thông tỉn và số liệu đã thu được theo những mục tiêu, tiêu chí và phương pháp nhất định, làm cơ sở đưa ra những nhận xét, nhận định nguyên nhân hoặc so sánh cần thiết theo những u cầu phân tích

«Dự đốn và đưa ra quyết định: Trên cơ sở kết quả phân tích, các đối tượng quan tâm có thể đưa ra các dự đoán của mình hoặc đưa ra các quyết định cần thiết về sản xuất kinh doanh, về cung cấp, tài trợ hoặc về quản lý 1.2.4.2 Các phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm hệ thống các công cụ, biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tượng, mối

quan hệ bên trong và bên ngoài, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chỉ tiết

nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

Về lý thuyết, có nhiều phương pháp phân tích tài chính nhưng thực tế, người ta thường sử dụng hai phương pháp cơ bản là so sánh và phương pháp phân tích tỷ lệ

s_ Phương pháp so sánh : Nội dung so sánh :

- §o sánh giữa số thực Lÿ này với số thực kỳ trước để thấy mức độ và xu

hướng biến động của chỉ tiêu so sánh

- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy được mức độ phần đấu hoàn thành kế hoạch của doanh nghiệp

- §o sánh theo chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng chỉ tiêu cá biệt trong tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tuyệt đối và số tương đối, cả tốc độ phát triển định gốc, tốc độ

phát triển liên hoàn và tốc độ phát triển bình quân của một chỉ tiêu nào đó qua

Trang 12

Điều kiện so sánh :

Đảm bảo thống nhất về không gian và thời gian, thống nhất về nội dung kinh tế và phương pháp tính tốn của các chỉ tiêu, thống nhất về đơn vị đo

lường

* Phuong pháp phân tích tỷ lệ

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa, chuẩn mực, các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan bệ tài chính được thiết lập bởi các chỉ tiêu này với các chỉ tiêu khác Các nhóm tỷ lệ chính :

~ Nhóm tỷ lệ về cơ cấu tài sản và nguồn vốn ~ Nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh

~ Nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời ~ Nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán 1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1 Phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn của đoanh nghiệp

1.3.1.1 Phân tích cơ cấu

ăn,

Cơ cấu tài sản là chỉ tiêu phản ánh của từng loại ( từng bộ phận ) chiếm

trong tổng giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp, chỉ tiêu này được biểu

hiện bằng chỉ tiêu tỷ trọng tài sản

Trong đó :

dị : tỷ trọng bộ phận tài sản

Yi_: Giá trị tài sản loại ï ( bộ phan i)

Phân tích cơ cấu tài sản để xem xét mức độ hợp lý của tài sản trong các

khâu nhằm giúp người quản lý điều chỉnh kịp thời những tài sản tồn đọng bắt

hợp lý

1.3.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn

Trang 13

d= x 100

Trong đó :

d; : tỷ trọng bộ phận nguồn vốn i

Yi,_: Giá trị nguồn hình thành vốn loại ï ( bộ phận ¡ ) Cơ cấu nguồn vốn hợp lý phản ánh sự kết hợp hài hoà giữa nợ phải trả với vốn chủ sở hữu trong điều kiện nhất định

1.3.2 Đánh giá khả năng độc lập tự chủ về tài chính trong doanh nghiệp

1.3.2.1 Tỷ suất tài trợ chung

Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tai trg chung =

Tổng nguồn vốn

Hệ số này càng cao thì khả năng độc lập tự chủ về vốn của doanh nghiệp cảng cao, doanh nghiệp ít lệ thuộc vào đơn vị khác và ngược lại

1.3.2.1 Tỷ suất nợ

Nợ phải trả

Tỷ suất nợ =

Tổng nguồn vốn

Tỷ suất nợ phản áo một đồng vốn kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng được hình thành từ khoản nợ Hệ số này

càng nhỏ thì doanh nghiệp càng tự chủ về vốn

1.3.3 Phân tích tình hình thừa thiếu vốn của doanh nghiệp

Sự quyết định thành bại trong kinh doanh ngoài việc phải có đầy đủ vốn

còn phải sử dụng vốn sao có hiệu quả Thừa vốn gây ứ đọng lăng phí hoặc để cho đơn vị khác chiếm dụng Thiếu vốn sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn

Để chủ động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải xác định được thực

Trang 14

Phương trình cân đối ( theo các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán theo

quyết định 15/2006/QĐ ~ BTC ngày 20/3/2006 Bộ tài chính)

BNV+ANV (1+) =A.TS (1411 +1V + V+ B.TS(1+1V+V1) - Nếu VT > VP: Doanh nghiệp thừa vốn nên có thể bị chiếm dụng vốn hoặc

| bị ứ đọng vốn

- Nếu VT < VP: Doanh nghiệp thiếu vốn nên có thể sẽ phải đi vay hoặc

chiếm dụng vốn

1.3.4 Phân tích tình hì trợ vốn của doanh nghiệp

Để tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có các tài sản dài hạn Hai loại tài sản

sản bao gồm hai loại là tài sản ngắn hạn và

trên được tài trợ từ nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, bao gồm

| nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ bên ngoài

Nguồn vốn đài hạn là nguồn vốn doanh nghiệp sử dụng để đầu tư lâu

đài cho hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy nguồn này trước hết phải sử

dụng để hình thành tài sản cố định, phần còn lại được đầu tư cho tài sản lưu

động

Nguồn vốn dài hạn = Nợ đài hạn + Nguồn vốn quỹ

Nguồn vốn ngắn hạn = Nợ ngắn hạn + Nguồn kinh phí khác

1.3.4.1 Vốn lưu động thường xuyên ( VLĐTX)

Vốnlưuđộng Nendnydn Tàisản Tàisản Nguồnvốn thường xuyên — dải hạn daihan ngắnhạn ngắnhạn

Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có đủ khả nămg thanh toán các

khoản nợ ngắn hạn hay khơng và tình hình tài trợ vốn của doanh nghiệp có

hợp lý hay khơng, tình hình tài chính có lành mạnh hay khơng

+ Nếu VLĐTX < 0: Nguốn vốn dài hạn không đủ để đầu tư cho TSDH, doanh nghiệp phải sử dụng một nguồn vốn ngắn hạn đẻ đầu tr cho TSDH

Trang 15

+ Néu VLDTX > 0: Nguồn vốn dài hạn dư thừa sau khi đầu tư vào TSDH được đầu tư vào TSNH, khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt

+ Nếu VLĐTX =0 : Nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ cho TSDH và TSNH đủ để doanh nghiệp trang trải các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, ổn định

1.3.4.2 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (NCVLĐTX )

là lượng vốn ngắn hạn doanh

Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên :

nghiệp cần để tài trợ cho một phẩn tài sản lưu động, đó là hàng tồn kho và các khoản phải thu

NCVLDTX = Tồn kho + Các khoản phải thu - Nợ ngắn hạn

- Nếu NCVLĐTX <0 : Nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã thừa để tài

trợ cho T§LĐ

- Nếu NCVLĐ >0: Nguồn vốn ngắn hạn mà doanh nghiệp có được từ

bên ngồi không đủ để bù đắp cho TSLĐ

1.3.5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.3.5.1 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

* Khái niệm

Vốn lưu động là số tiền ứng trước về tài sản lưu động nhằm đảm bảo cho

quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thường xuyên liên tục Vốn lưu

động luân chuyển toàn bộ z4 trị ngay trong một lần, tuần hoàn liên tục và

hồn thành một vịng tuầu iioàn sau mỗi chu kỳ sản xuất

* Phân loại : Theo nội dung và vai trò của vốn lưu động đối với quá trình sản xuất có thể chia thành ba loại :

- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất là số vốn lưu động được sử dụng để mua sắm vật tư dự trữ

-Vốn lưu động trong khâu sản xuất bao gồm giá trị sản phẩm sản xuất dở dang, nửa thành phẩm

- Vốn lưu động trong khâu lưu thông gồm vốn thành phẩm, vối

Trang 16

* Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ - Sức sản xuất của vốn lưu động

Téng doanh thu thuần

Sức sản xuất của VLD = |

'VLĐ bình quân

Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần

| ~ Sức sinh lời của vốn lưu động

Lợi nhuận thuần

| Sức sinh lời caVLĐ =_ ———=———————

VLD binh quan

Chỉ tiêu này cho biết cứ bỏ ra một đồng vốn lưu động bình quân thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần

- Vòng quay vốn lưu động (L)

Tổng doanh thu thuần L=———>—

VLD binh quan

L cho biét trong mét chu ky kinh doanh vén luu động quay được bao nhiêu vòng? Số vòng quay càng lớn càng chứng tỏ

gu qua sir dung VLĐ cảng cao và ngược lại

- Kỳ luân chuyển vốn ju động (K)

Số ngày của kỳ phân tích Số vịng quay của VLĐ Trong đó : ( K~ ngày/ vòng hoặc ngày /lần )

Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động Nếu K càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh hiệu quả và ngược lại

Trang 17

- Hệ số đảm nhận vốn lưu động (H):

VLD binh quan

Ha =— Doanh thu thuần CC

Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu thuần thì cần bao nhiêu đồng vốn lưu động bình qn

1.3.5.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định * Khái niệm :

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận vốn đầu tư trước về tài

sản cố định và đầu tư dài hạn mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần

trong nhiều chu kỳ tái sản xuất và hoàn thành một vịng tuần hồn khi tài sản

cố định đã dịch chuyển hết giá trị vào giá trị sản phẩm sản xuất ra

* Phân loại

Theo hình thức sở hữu TSCĐ được phân chía thành 2 nhóm :

- TSCD hau hình : Là những TSCĐ được biểu hiện dưới hình thái vật chất

rõ ràng như máy móc thiết bị, nhà cửa vật kiến trúc, thiết bị vận tải, thiết bị

dụng cụ dùng cho quản lý

~ TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ khơng có hình thái vật chất rõ ràng cụ thể như chỉ phí mua bằng phát minh sáng chế, quyền sử dụng đất, chỉ phí

thành lập chuẩn bị cho sản xuất, lợi thế thương mại

i * Các chỉ tiêu đánh giá biệu quã sử dụng VCĐ

| -H

suất sử dụng vốn cố định

| “Tổng doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng VCĐ =_ ———————————————

.VCĐ bình quân

| Chi tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định bình quân trong kỳ thì làm

ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần

~ Hệ số đảm nhận vốn cố định

| VCD binh quén

Trang 18

Chỉ tiêu này cho biết để thu được một đồng doanh thu thuần thì cần bao

nhiêu đồng vốn cố định

- "Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Lợi nhuận sau thuế TNDN

Tỷ suất lợi nhuận VCÐ =_ ——————————————————

'VCĐ bình quân

Chi tiêu này phản ánh một đồng vốn có định bình quân trong kỳ có thể tạo

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

- Sức sản xuất của tài sản cố định

Doanh thu tiêu thụ trong kỳ

Sức sản xuất TSC =_ ——————————————

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh để tạo ra một đồng doanh thu tiêu thụ trong kỳ thì cần bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

1.4 Phân tích khả năng thanh toán 1.4.1 Hệ số thanh toán tổng quát

Tổng tài sản ( A.TS + B.TS)

He= Ya Téng,sé ng phai tra ( A.NV) >,

Nếu hệ s6 nay nhé hon | (Hy, < 1) là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệ ng tài sản hiện có khơng đủ trả nợ mà doanh

vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ nghiệp phải thanh toán

1.4.2 Hệ số thanh toán tạm thời

Tài sản ngắn hạn ( A.TS )

Hrm = TT SỔ nu te

Tổng số nợ ngắn hạn (A.NV.I )

Chỉ tiêu này thể hiện mức độ đảm bảo của TSLĐ với nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn là các khoản nợ thanh toán ngay trong kỳ

Trang 19

1.4.3 Hệ số thanh toán tức thời

Tiền và các khoản tương dương tiền

Hn = - :

Tổng nợ ngắn hạn

Nếu Hrr> 0,5 thì tình hình thanh tốn tương đối khả quan Nếu Hị < 0,5 thì việc thanh tốn cơng nợ của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn Tuy nhiên

nếu hệ số này quá cao, vốn bằng tiền quá ít sẽ gây ứ đọng vốn vòng quay

vốn chậm và hiệu quả sử dụng vốn kém 1.4.4 Hệ số thanh toán nhanh

Tiền và KTĐ tiền + Các khoản phải thu + Dau tu NH

Hạy 76%

'Tổng nợ ngắn hạn

Hệ số này phản ánh khả năng thanh toán trong thời gian gần dựa trên tiềm năng về vốn bằng tiền và khả năng chuyển đổi thành tiền trong thời gian ngắn

để thanh toán nợ ngắn hạn

1.4.5 Hệ số thanh toán vốn lưu động

“Tiền và các khoản tương đương tiền ( A.TS.I)

Chỉ tiêu này cho biết tý trọng vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng bao nhiêu %

trong tổng tải sản ngắn hạn jrôn thực tế nếu Hv¡p > 0.5 thì vốn bằng tiền quá nhiều, gây ứ đọng von Hyp < 0.1 thì doanh nghiệp lại thiếu tiền để

thanh toán các khoản nợ tới hạn và chỉ tiêu các hoạt động dịch vụ hành chính thường xuyên của doanh nghiệp

1.4.6 Hệ số thanh toán nợ dài hạn

“Tổng nợ dài bạn ( A.NV.I)

ANH TÔ Su Ee dik ce, RRA Nguồn vốn chủ sở hữu (B.NV)

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng vốn chủ sở hữu

Trang 20

1.4.7 Tỷ suất thanh toán

Như cầu thanh toán

1.4.8 Tỷ lệ giữa các khản phải thu với các khoản phải trả

các khoản phải thu

Hy = -

Tổng giá trị các khoản phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ nợ nần của doanh nghiệp, xảy ra các trường hợp :

Nếu Hạ > 1 doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn lớn hơn số doanh

nghiệp đi chiếm dụng và vay các đơn vị khác

Nếu Hạ„ < 1, ngược lại doanh nghiệp đi chiếm dụng và vay vốn lớn

hơn số doanh nghiệp bị chiếm dụng và vay vốn của các đơn vị khác

Trang 21

PHAN2

DAC DIEM CO BAN CUA CONG TY CO PHAN XAY DUN

THANG LONG - HAI PHONG

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

Công ty cỗ phần xây dựng Thăng Long đăng ký thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 9 năm 2003

Công ty đăng ký thay đổi lần 2 vào ngày 26 tháng 6 năm 2007

Cơng ty có tên giao dịch quốc tế: Thang long construcsion joint stock

company Tén viét tit: THANG LONG JS.,CO

Trụ sở chính của cơng ty đặt tại cụm 1, phường Vĩnh niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải phịng

Cơng ty có tư cách pháp nhân theo luật Việt Nam, thực hiện chế độ hạch toán

kế tốn độc lập, có con dấu riêng được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng,

theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp

Công ty thực hiện hoạt động kinh doanh chủ yếu là:

Xây dựng các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, nông nghiệp, giao thông

thủy lợi, các cơng trình hạ tằng, san lắp mặt bằng

'Đầu tư xây dựng và phát triển nhà, phát triển đô thị

Trong thời kỳ nền kinh (é (hị trường, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại song song phát triển, tuy cðng ty mới tham gia vào hoạt động xây dựng

nhưng uy tín và chất lượng thi công công trình của Cơng ty đã được khẳng

định qua giá trị ngày càng tăng của các cơng trình mà Cơng ty nhận được Địa bàn hoạt động chủ yếu của Công ty là thành phố Hải phòng Đây là một thành

phố tương đối phát triển có tốc độ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh Các

hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đang dược đẩy mạnh chính là môi

trường thuận lợi cho sự phát triển của Công ty Là nơi tập trung dân cư đông,

đúc nên cơng ty có nhiều thuận lợi trong tuyển dụng lao động Mặt khác tại Hải phòng cũng tập trung nhiều nhà máy, cơng ty, xí nghiệp lớn và các doanh

Trang 22

nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, để đứng vững và tồn tại được

trong môi trường cạnh tranh khốc liệt công ty cũng sẽ gặp nhiều khó khăn

Đồi hỏi Công ty phải có các chiến lược, biện pháp để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả

2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty

Co sé vat chất kỹ thuật của Công ty hiện nay gồm có:

~_ Một nhà 4 ting là trụ sở giao dịch của công ty và các khu làm việc của

các đội sản xuất, các đội thi công

~ _ Thiết bị quản lý làm việc như: máy tính, máy in, máy fax

- _ Hệ thống máy móc thiết bị thỉ công các công trường như: Máy đào xúc,

máy ủi, máy lu, Va các thiết bị khác phục vụ cho xây dựng

~_ Các loại xe con, xe ô tô tự đổ, xe

'VềỀ mặt giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật của cơng ty tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2009 được tổng hợp qua biểu 2.1

Biểu 2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty CPXD Thăng Long

Nguyêngiá | Giá trị còn lạ TT | Tài sản cố định (đồng) (đồng) | 1 | Nhà cửa, vật kiến trúc 395.787.092 | 309.460.733 [2 | Máy móc thiết -Ï 1.383.701.581 | 1.037.669.109

3 | Phuong tién vaniai | 141.801.208 | 112.327.533 |

4 |Thiếtbjquảnlý — ˆ 20.243.578 12223.071 60,37

Tổng 1.951.533.459 | 1.566.680.446 80,27

Qua biểu 2.1 ta thấy: máy móc thiết bị của Cơng ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số tài sản của Công ty Tuy nhiên với đặc thù là doanh nghiệp xây dựng thì tỷ trọng máy móc thiết bị như vậy là còn thấp Khi thi công những, công trình lớn thì cơng ty thường thuê máy móc thiết bị Tỷ lệ giá trị còn lại của các tài sản là tương đối lớn Nhưng để hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Trang 23

hơn nữa trong thời gian tới Cơng ty cần tích cực đẩy mạnh đầu tư mua sắm tài

sản với công nghệ tiên tiến hiện đại

2.3 Đặc điểm về lao động và tổ chức nhân sự của Công ty

Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng của

doanh nghiệp do đó xem xét yếu tố con người là cực kỳ cần thiết Biểu 2.2: Tình hình tỗ chức lao động của cơng ty

(Tính đến ngày 31/12/2009 ) | ô nhà Số Hà nhớ Ty trong | STT Bộ phận ogni | ĐH | œ, cpr ves iB

I_| Lao dng gian tiép 45| 25 17 3| 27,78

1 Bangiám đốc 3 3 0 6,67

2 _ | Phòng tài chính kế tốn al “2# 0 1

—3_ | Phòng kỹ thuật kế hoạch HÀ 6 0 15,56

4 _ Ï Phịng tổ chức hành chính s| £3 0 WU

|_5 Phòng kinh doanh 7 2 0 15,56

6 | Nhân viên đội 8 3 40,00 |

IL_| Lao động trực tiếp 0 83 72,22

| Tong, 25 51| 86 100

Tỷ lệ (%) 1543| 3148| 53,09

Qua biểu 2.2 về tình inh 14 chite lao dong của Công ty ta thấy lực lượng

lao động trong Công ¡y hiệu nay là 162 người trong đó lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động gián tiếp, cụ thể chiếm 72,22% trong tổng số

lao động của cơng ty Trong đó lao động hợp đồng ngắn hạn là chủ yếu Đây

là lực lượng thường xuyên biến động vì khi có nhu cầu thì các cơng trường, th ngắn hạn để giảm chỉ phí Do nhu cầu sản xuất của Cơng ty có đặc thù riêng nên lực lượng lao động ngắn hạn biến động Trên các công trường thi

công phải thuê thêm lao động hợp đồng thời vụ tại địa phương để tiết kiệm chỉ phí nhân công những tháng công nhân nghỉ vào mùa mưa hay mùa lũ

Điều này là hoàn tồn hợp lý với Cơng ty xây dựng

Trang 24

Sự bố trí lao động ở các phòng ban với lao động trực tiếp ngoài trời là phù

hợp, bộ máy quản lý của doanh nghiệp đảm bảo được công việc nhịp nhàng

và thông suốt Do nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên

trình độ lao động của Công ty là khá tốt Lao động có trình độ đại học chiếm

tỷ lệ 15,43%, số người có trình độ cao đẳng trung cấp chiếm 31,48% còn lại

là lao động phổ thông và công nhân kỹ thuật Điều này cho thấy Công ty cần

chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao đồng thời tạo điều kiện cho người lao động học tập bồi dưỡng nâng cao khả năng, nghiệp vụ của mình

2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Để quản lý được tốt và thơng suốt trong q trình hoạt động, bộ máy của

công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng được thẻ hiện qua sơ đồ 2 l

Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận trong bộ máy quản lý:

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề liên quan đến mục dichy quyền lợi của Công ty Quyết định về

cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý Công ty:

- Ban giám đốc Công ty: chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đại điện pháp nhân cho công ty trước pháp luật, có quyền

điều hành cao nhất trone

ơng ty

- Phó giám đốc: giúp việe co giám đốc, giúp giám đốc điều hành công ty Khi được uỷ quyền của Giám đốc các phó giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công uỷ quyền Đây là bộ

phận trực tiếp quản lý các phòng ban, báo cáo với Giám đốc về mọi mặt của

Cơng ty

~ Phịng tài chính kế tốn: theo dõi tình hình tài chính của đơn vị, tình hình luân chuyển nguồn vốn, tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tổng hợp số liệu và phân tích tài chính để cung cắp thơng tin chính xác cho ban giám đốc và phòng kỹ thuật

Trang 25

HOI DONG QUAN

BAN GIAM BOC CONG TY

PHONG PHONG PHONG PHONG

KỸ TÔ CHỨC TÀI CHÍNH KINH

THUẬT |HÀNH CHÍNH KẾ TỐN: DOANH

+ +

| x ¥ :

rrrrrrr=>Ï CÁC BẠN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG

| |

Đội Đội Đội Đội Đội

XD XD xD XD XD

sol số 2 số3 số4 số 5

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty

Ghi chú:

Quan hệ chỉ huy trực tiếp: ==> Quan hệ kiểm tra giám sát :

Quan hệ tham mưu, giúp việc : „ —y

- Phòng kỹ thuật: có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý xây dựng, giám sát chất lượng công trình quản lý kỹ thuật, tiền độ, biện pháp thi cơng và an tồn lao động

Trang 26

- Phòng tỗ chức hành chính: có chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực nhân sự, sắp xếp cải tiến tổ chức quản lý, bồi dưỡng, đào

tạo cán bộ, thực hiện chức năng lao động tiền lương, các chính sách của Nhà nước với người lao động

~ Phịng kinh doanh: có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh, nghiên cứu thị trường Thực hiện chức năng theo dõi tiến độ

thi công các cơng trình, tìm hiểu thị trường chủ yếu trong lĩnh vực thầu thỉ công xây dựng các cơng trình, có phương án mua hồ sơ làm hỗ sơ dự thầu,

đấu thầu các cơng trình xây dựng với khả năng quy mô và năng lực đầu tư

có của Cơng ty, kiểm soát chất lượng, hiệu quả các cơng trình thỉ

công

- Các đội xây dựng: có chức năng trực tiếp tham gia thỉ công các công

i Các đội theo dõi tổ

trình dưới sự phân công nhiệm vụ cụ thê của từng đội

chức công tác quản lý trong đội của mình và thông báo kết quả lên các ban chỉ huy công trường

Với cơ cấu tổ chức như vậy Cơng ty có thể phát huy năng lực chun

mơn của từng phịng ban mà vẫn đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống

chức năng, Các phòng ban tuy có chức năng riêng nhưng luôn gắn kết thống nhất với nhau trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh Tổ chức bộ

máy của công ty đáp ứns được yêu cầu: thực hiện đầy đủ và toàn điện chức năng quản lý cửa doanh: nghiệp, tạo nên một bộ máy quản lý phù hợp với hiệu quả cao

2.4.2 Công tác hạch toán kế toán tại Công ty 2.4.2.1 Bộ máy kế tốn

Mơ hình bộ máy kế tốn của Cơng ty cô phần xây dựng Thăng long — Hải phòng được thể hiện ở sơ đồ 2.2

Trang 27

Kế toán trưởng, I | | Kế toán Thủ quỹ tổng hợp chỉ phí giá thành Ỷ

L———y 'Nhân viên kế toán các đội R

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán của Cơng ty

~_ Kế tốn trưởng: Do Hội đồng quản trị bỗ nhiệm sau khi có đề nghị của

Giám đốc Công ty Thực hiện việc tổ chức, chỉ đạo toàn bộ cơng tác kế tốn,

thống kê của đơn vị, đồng thời thể hiện chức năng kiểm soát các hoạt động

kinh tế, tài chính của đơn vị, chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc Công ty, cấp trên về các công tác thuộc phạm vi chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của kế toán trưởng

iển hành tổng hợp, lập các chứng từ

- Kế tốn tổng hợp chú phí giá thành:

ghi số, tính giá thành, lập các báo cáo kế toán định kỳ

- Kế toán vật tư, thuế: Tập hợp, tính tốn các số liệu phản ánh giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất kinh doanh, kiêm các nghiệp vụ liên quan đến thuế,

- Kế toán tiền lương, ngân hàng: Căn cứ vào bảng chấm cơng, kế tốn tiến hành tính lương và phân bổ các khoản chỉ phí tiền lương và bảo hiểm xã hội theo từng đối tượng Giao dịch với ngân hàng như vay vốn, rút tiền mặt, theo

dõi tiền gửi ngân hàng

Trang 28

~ Nhân viên kế tốn các đội: có trách nhiệm theo dõi các hoạt động kinh tế

phát sinh là người thu thập số liệu kế toán ban đầu, cung cấp các số liệu và các chứng từ có liên quan về phòng kế tốn của Cơng ty dé phục vụ công tác hạch toán kế toán tập trung tại Công ty

~ Thủ quỹ: làm nhiệm vụ thu, chỉ quản lý tiền mặt trong quỹ thông qua số quỹ, lập báo cáo quỹ

2.4.2.2 Hệ thống t: * Hệ thống tài khoải

khoản và chế độ kế toán áp dụng tại Công ty

Hiện nay Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006 QÐ BTC ban hành ngày 20/32006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

* Chế độ kế toán

- Hình thức kế tốn: Chứng từ ghỉ số

~ Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12

- Đơn vị

ằn tệ: Việt Nam Đồng

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên - Phương pháp khấu hao TSCĐ:

2.5 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng SXKD của Công ty trong

ấu bao đường thẳng

những năm tới 2.5.1 Thuận lợi

+ Công ty có đội ngũ cán bộ cơng nhân viên trẻ, có trình độ học vấn cao,

năng động

+ Lĩnh vực xây dựng có khả năng phát triển t, đáp ứng nhu cầu chung của đất nước trong công cuộc công nhiệp hóa hiện đại hóa cơ sở hạ tằng cả nước

+ Địa bàn hoạt động chủ yếu của công ty là thành phố Hải phòng Đây là

một thành phố tương đối phát triển có tốc độ cơng nghiệp hóa hiện đại hóa nhanh Các hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đang được đẩy mạnh

chính là mơi trường thuận lợi cho sự phát triển của Công ty Là nơi tập trung,

dân cư đông đúc nên công ty có nhiều thuận lợi trong tuyển dụng lao động

Trang 29

2.2.2 Khó khăn

~ Do sự phát triển của nền kinh tế sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày cảng gay gắt do đó cơng ty khơng ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức và nâng cao năng lực cạnh tranh

~ Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản địa hình thỉ cơng phân tán, q trình sản xuất diễn ra ngồi trời Vì vậy thời tiết, khí hậu ảnh hưởng

rất lớn tới tiến độ thi công cũng như chất lượng cơng trình Mặt khác máy

móc thiết bị ln chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa nắng do đó làm giảm năng suất lao động

- Sự biến động bất thường của giá cả nguyên vật liệu trên thị trường thế

giới và trong nước tăng nhanh làm cho giá thành sản phẩm tăng khi đó giá

đấu thầu cơng trình lại không đổi nên công ty gặp khó khăn trong việc tăng

lợi nhuận

2.5.3 Phương hướng SXKD của Công ty trong thời gian tới

iép tục đẩy mạnh hoạt động xây dựng, quyết toán các cơng trình hồn

thành, tìm kiếm cơ hội bỏ thầu được các cơng trình có giá trị để tăng doanh

thu cao hơn nữa, góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty

- Hoàn thiện bộ máy quản lý cũng như công tác kể toán đảm bảo đúng,

chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

- Quan tâm tới chế độ lượng, thưởng để kích thích người lao động làm việc

~ Phát triển hơn nữa lĩnh vực là thế mạnh như thi cơng các cơng trình cầu đường, các cơng trình dân dụng, nhà cao tầng,

- Triển khai đào tạo nhân viên nâng cao trình độ và tay nghề nhằm đáp ứng nhu cầu công việc và tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật

~_ Tăng cường thu hồi vốn: thu hồi nợ, thực hiện tín dụng ngắn, trung, dài han

Trang 30

PHAN 3

KÉT QUÁ HĐKD VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CƠNG TY

CO PHAN XAY DUNG THANG LONG - HAI PHONG

3.1 Kết quả SXKD bing chi tiêu giá trị của Công ty qua 3 năm (2007-2009)

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho ta biết được công ty kinh doanh có hiệu quả khơng, đang có lãi hay bị thua lỗ Phân tích kết quả

hoạt động sản xuất kinh doanh cho ta thấy xu hướng biến động của doanh thu,

lợi nhuận, chỉ phí nhằm tìm ra những nguyên nhân tác động tích cực hay tiêu

cực để đưa các quyết định chính xác nhằm kịp thời điều chỉnh

Biểu 3.1 thể hiện mí

số chỉ tiêu mà Công ty đã đạt được trong 3 năm qua: Qua biểu cho ta thấy doanh thu thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty qua các năm liên tục tăng lên Năm 2007 doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty là 15.948702469 đồng Nhưng tới năm 2009 thì con số này đã tăng lên tới 21.549.655.962 đồng đã làm cho tốc độ phát triển bình quân của chỉ tiêu doanh thu thuần là 116,24% Việc doanh thu thuần tăng qua 3 năm như vậy là do trong năm 2008, 2009 Cơng ty đã tích

cực nghiệm thu các cơng trình còn tồn đọng từ các năm trước, đồng thời công

ty đã ký kết được một số hợp đồng xây dựng có giá trị Và điều đáng mừng là trong 3 năm này Công ty lơng có các khoản giảm trừ doanh thu do đặc thù của lĩnh vực xây dựng là tiêu (hụ trực tiếp nên các sản phẩm làm ra đều được tiêu thụ

Doanh thu thuần của Công ty tăng liên tục qua 3 năm nhưng đồng thời với sự tăng doanh thu thuần thì Cơng ty cũng phải bỏ ra một khoản chỉ phí rất lớn đó là chỉ phí giá vốn, chỉ phí nhân cơng trực tiếp, chỉ phí quản lý doanh

nghiệp Cụ thể chỉ phí giá vốn năm 2008 tăng so với năm 2007 là

4.154.169.214 đồng bằng 127,51% Chỉ phí giá vốn năm 2009 tăng hơn so

với năm 2008 là 1.315.457.017 đồng bằng 106,83% đã làm cho tốc độ phát

triển bình quân là 116.71%, nguyên nhân là do Công ty thỉ công ngày càng nhiều công trình và với tác động của lạm phát, suy thoái kinh tế đã làm cho

Trang 31

giá cả nguyên vât liệu, tiền lương tăng từ đó đội chỉ phí giá vốn của các công trình cũng tăng lên

Chỉ phí tài chính của cơng ty chính là khoản tiền lãi vay ngắn hạn Khoản tiền này tương đối lớn làm tăng tổng chỉ phí của Cơng ty Chỉ phí này biến động qua các năm với tốc độ phát triển bình quân là 03,67% Năm 2008 chi phí này tăng cao nhất nguyên nhân là do tác động của lạm phát đã đây lãi vay ngắn hạn ngân hàng lên cao Năm 2009 vẫn do tác động của suy thoái kinh tế nhưng Công ty đã lựa chọn cách thức vay phủ hợp, thay vì vay bằng Việt nam đồng với lãi suất cao trên 14%/năm Công ty đã lựa chọn vay bằng USD với lãi suất thấp hơn Chính vi thé ma chi phí lãi vay năm 2009 đã giảm đi đáng kể

Chỉ phí quản lý doanh nghiệp: là chỉ phí gián tiếp bao gồm các chỉ phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp như: chỉ phí nhân viên quản lý, ~hi phí đồ dùng văn phịng, chỉ phí dịch vụ mua ngồi, chỉ phí dự phịng, chỉ í bằng tiền khác Chỉ phí quản lý doanh nghiệp của Cơng ty có xu hướng, 1g lên qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân đạt 107,08% Việc tăng giá ăng dầu, điện, nước đã đây chỉ phí địch vụ mua ngồi của doanh nghiệp lên

‘ao làm cho chỉ phí quản lý doanh nghiệp tăng lên Do đó Cơng ty cần có biện pháp nhất định đề tổ chức công tác quản lý và sử dụng chỉ phí này hiệu quả hơn

Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh có sự tăng, giảm qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân là 109,32% Năm 2008 mặc dù ảnh

hưởng của lạm phát và suy toái kinh tế nhưng với sự nỗ lực rất lớn trong, việc hoàn thành nghiệm thi ếc cơng trình từ năm trước nên lợi nhuận thuần

È hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm này của Công ty là cao nhất đạt

516.012.879 đồng Sang năm 2009 với đà phát triển đó cơng ty đã tăng doanh thu thuần nhưng cùng với đó là sự gia tăng mạnh mẽ của chỉ phí giá vốn, chỉ

phí quản lý doanh nghiệp đã làm cho lợi nhuận giảm đi đáng kể chỉ còn 396.518.721 đồng,

Trang 33

Mặt khác do thì cơng cơng trình kéo dài hơn so với tiến độ trong hợp đồng, nên tất cả các chỉ phí tăng thêm Cơng ty đều phải gánh chịu, điều này cũng

làm cho lợi nhuận giảm

Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là khả quan Tuy tốc độ phát trên bình quân của lợi nhuận là chưa cao nhưng đã chứng tỏ được tiềm năng trong thời kỳ hội nhập Nhưng cũng từ phân tích các chỉ tiêu ta thấy Công ty cần đưa ra các biện pháp để giảm chỉ phí giá vốn, nâng cao công tác tổ chức quản lý để giảm chỉ phí quản lý doanh nghiệp Đẩy mạnh việc thỉ cơng các cơng trình, hồn thành nghiệm thu các công trình từ

trước đó

3.2 Phân tích khái qt tình hình tài chính cũa Cơng ty

3.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty

Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển, Công ty cần có một cơ cấu tài sản hợp lý, phù bợp với lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, với quy mô sản xuất Đồng thời qua phân tích cơ cầu tài sản đề từ

đó nắm bắt được tình hình tài chính, thực trạng đầu tư, sự b›

lý tài sản từ đó có biện pháp quản lý Để có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn về

động của quản

tình bình tài chính của Cơng íy ta tiến hành phân tích cơ cấu tài sản qua biểu 3.2:

Nhìn một cách tổng quá: +: thấy giá trị tổng tài sản của Công ty biến đổi không đều qua các năm, với tếc độ phát triển bình quân là 71,58%, giá trị

tổng tài sản của Công ty giảm là do tài sản ngắn hạn giảm Để thấy rõ xu

hướng biến động ta phân tích một số chỉ tiêu chính sau: *Tài sản ngắn hạn:

'Tài sản ngắn hạn của Công ty tăng giảm qua các năm với TDPTBQ đạt 61,18% Năm 2008 giá trị tài sản ngắn hạn là 10.726.594.215 đồng, lớn nhất trong 3 năm, năm 2009 chỉ là 3.521.532.224 đồng thấp hơn so với năm 2008 là 7.205.061.991 đồng tức là chỉ bằng 32,83% năm 2008 Nguyên nhân làm

giảm giá trị tài sản ngắn hạn năm 2009 là đo các khoản phải thu ngắn hạn

Trang 34

giảm đi rõ rột, giảm đi so với năm 2008 là 7.028.473.237 đồng Tốc độ phát triển bình quân của các khoản phải thu ngắn hạn là 34,17%, đây là một tín

hiệu đáng mừng so với 2 năm trước kia khi các khoản phải thu chiếm tỷ trong

tất cao trong tổng tài sản ngắn hạn Có được điều này là do Công ty đã đặc biệt chú ý đến những điều khoản liên quan đến thanh toán như: biện pháp áp dụng khi khách hàng khơng thanh tốn đúng thời hạn hợp đồng, mức độ và

biện pháp áp dụng khi khách hàng vi phạm hợp đồng đã ký kết

~ Giá trị của hàng tồn kho có xu hướng tăng lên qua 3 năm với tốc độ phát

triển bình quân là 119,69% Hàng tồn kho của Công ty chủ yếu là chỉ phí sản

xuất kinh doanh đở dang và nguyên vật liệu tồn kho Hai khoản mục này luôn chiếm tỷ trọng cao do đặc thù sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng Cụ

thể các cơng trình thi cơng chưa được hồn thành và bản giao vào thời điểm

cuối năm 2009 như: xây dựng cảng cá mắt rồng huyện Thuỷ Nguyên, xây dựng dự án gia cố cảng và khu neo đậu tầu Bạch Long Vĩ

~ Chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng số tài sản của Cơng ty đó là tiền,

các khoản tương đương tiền và tài sản ngắn hạn khác Tiền, các khoản tương, đương tiền có xu hướng tăng lên với tốc độ phát triển bình quân là 116,10% 'Việc tăng vốn bằng tiền sẽ giúp cho Cơng ty có thêm vốn đầu tư và cũng tăng

khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn khác cũng biến động không đều với

tốc độ phát triển bình quận: l2 74,09%

Tóm lại tình hình sử đụng rai sản ngắn hạn của Công ty là tương đối khả quan, thể hiện qua chỉ tiêu phải thu của khách hàng giảm đi rõ rệt so với 2

năm trước đó, điều đó chứng tỏ Công ty đã dần thu hồi được khoản nợ của

khách hàng không để khách hàng chiếm dụng vốn nhiều * Tài sản đài hạn:

Nhìn vào tài sản dài hạn ta thấy chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng tài sản của Công ty qua 3 năm, năm 2007 chiếm 14,45%, năm

2008 là 14,93% năm 2009 là 37,50%, đi sâu phân tích dé làm rõ hơn ta tha

Trang 35

+ Trong tài sản đài hạn đáng chú ý nhất là tài sản cố định hữu hình của

Công ty chiếm tỷ trọng cao nhất cụ thể năm 2007 là 7,96%, năm 2008 là 9,47%, năm 2009 là 27,81% Tuy nhiên với đặc thù là một đoanh nghiệp xây dựng thì tỷ trọng của tài sản hữu hình trong tổng số tài sản của Công ty như

vậy là thấp mặc dù có xu hướng tăng lên qua 3 năm

+ Chỉ phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang cũng biến động không đều qua 3 năm với tốc độ phát triển bình quân là 87,50 % Về tỷ trọng năm 2007 chiếm 6,49%, năm 2008 là 5,46% năm 2009 là 9,69%

Qua biểu 3.2 và phân tích trên cho ta thấy: tổng tài sản của Công ty biển

động không đều qua 3 năm, năm 2009 tổng tài sản chỉ có 5.634.362095 đồng tức là chỉ bằng 48,53% so với năm 2008 Tổng tài sản của Công ty giảm mạnh là do tài sản ngắn hạn giảm mạnh, cụ thể các khoản phải thu khách

hàng giảm Đây là một tín hiệu tốt đối với công ty Nhưng điều đáng quan

tâm ở đây là tỷ trọng tài sản cố định còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài

sản của Cơng ty, do đó Công ty cần chú trọng đầu tư để nâng cao giá trị tài

sản và phân phối hợp lý tỷ trọng tài sản trong Công ty để phục vụ sản xuất tốt

hơn

Trang 37

3.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty

Việc xem xét lựa chọn, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn tối ưu luôn là một

quyết định tài chính quan trọng của chủ doanh nghiệp Bởi vì cơ cấu nguồn

vốn ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến lợi ích của chủ sở hữu Phân tích cơ cấu nguồn vốn giúp ta thấy được thực trạng, khả năng tải trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và xu hướng biến động các khoản mục trong tổng nguồn vốn, trên cơ sở đó Cơng ty có thể lựa chọn, khai thác sử dụng triệt để nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả

Xét về mặt tổng thể ta thấy quy mô nguồn vốn phát triển không đều nhau,

TĐPTBQ đạt 71,58% Nguồn vốn của Công ty trong 2 năm 2007, 2008 được huy động từ các khoản phải trả trong đó năm 2007 khoản này chiếm tới 71,08%, năm 2008 là 72,61% Riêng nă¡n 2009 nợ phải trả đã giảm so với năm 2008 là 7.671.339.921 đồng dẫn đến tỷ trọng nợ phải trả chỉ chiếm 26,33% tổng nguồn vốn

'Để hiểu rõ hơn bản chất và nguyên nhân của vấn đề ta di sâu phân tích một

số khoản mục sau:

+ Tốc độ giảm đi của nợ phải trả qua các năm cũng chính là tốc độ giảm di của các khoản nợ ngắn hạn, bởi vì Cơng ty khơng có khoản nợ dài hạn nào

Năm 2007 và năm 2008 Công ty nợ ngắn hạn rất nhiều, đều trên bảy tỷ đồng, điều này đã ảnh hưởng đến l:h2 năng thanh toán trước mắt và uy tín của Công, én TĐPTBQ của nợ ngắn

ty Năm 2009 nợ ngắn liạn đã giảm đi rõ rệt dẫn hạn là 43,57%

+ Nguồn vốn CSH là số vốn của các chủ sở hữu đầu tư vào kinh doanh Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng số nguồn vốn của doanh nghiệp cao hay thấp quyết định mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp và cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn Số vốn này biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau Vì thế cần phải xem xét tình hình biến động của vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu biến động tăng lên qua các năm với TDPTBQ là 114,25% Tăng nhanh nhất vào năm 2009 đạt 4.150.812.495 đồng chiếm ty

Trang 38

trọng là 73,37% trong tổng nguồn vốn của Công ty Trong nguồn vốn chủ sở hữu đóng vai trị chủ yếu là vốn của chủ sở hữu, một phần nhỏ là nguồn kinh phí và quỹ khác của Công ty Vốn chủ sở hữu tăng lên là do vốn góp của các cổ đơng, quỹ dự phịng tài chính, quỹ đầu tư phát triển Đặc biệt là vốn của

chủ sở hữu tăng với TĐPTBQ 114,74% Quỹ đầu tư phát triển cũng tăng

nhanh, năm 2007 chỉ là 30.106.003 đồng đến năm 2008 và năm 2009 đã là

100.104.042 đồng, quỹ này dùng để xây dựng mua sắm thêm TSCĐ,

TĐPTBQ trong 3 năm của quỹ này là 182,35% Ngồi ra quỹ dự phịng tài chính cũng tăng lên, năm 2008 và năm 2009 quỹ này không đổi là 19.115.120 đồng tăng 9.101.908 đồng so với năm 2007

+ Nguồn kinh phí và quỹ khác của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn

vốn chủ sở hữu Tỷ trọng đều chiếm dưới 1% trong cả 3 năm Và có xu hướng,

giảm đi với TĐPTBQ là 43,36% Nguồn kinh phí và quỹ này của Công ty chỉ bao gồm quỹ khen thưởng phúc lợi, hàng năm quỹ này vẫn được trích lập

nhưng do nhu cầu sử dụng nhiều nên số tiền này giảm này đi rõ rệt Năm 2009, quỹ khen thưởng giảm nhiều là do Công ty sử dụng để thanh toán tiền

làm quà tết cho toàn bộ cán bộ công nhân viên và công nhân lao động trong, Công ty

Tém lại ta thấy nguồn vốn của Công ty có xu hướng giảm đi, nguyên nhân chủ yếu là do nợ phải trà zi2n( Năm 2007, năm 2008 công ty đều có nợ phải

trả chiếm tỷ trọng nhiễu Lrơn so với tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn Riêng năm 2009 nguồn vốn chủ sở hữu tăng nhanh bằng 120,]7% so với năm 2008 Đây là một tín hiệu tốt chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn của Công

ty là tương đối hợp lý Công ty không quá phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài

Trang 40

3.2.3 Phân tích khä năng độc lập tự chủ về tài chính của Cơng ty

Vốn là điều cần để doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất kinh doanh Một

doanh nghiệp muốn chủ động trong sản xuất kinh doanh của mình thì địi hỏi doanh nghiệp đó cần có sự đội

mình Như đã phân tích ta thấy năm 2009 cơ cấu nguồn vốn của Công ty là

lập tự chủ trong những quyết định về vốn của

khá hợp lý Điều này đồng nghĩa với

Cơng ty có khả năng độc lập tự chủ

trong các hoạt động tài chính của mình Cụ thể được thể hiện qua các chỉ tiêu

cụ thể sau đây:

+ Tỷ suất tài trọ iéu phan ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính

là chỉ

và mức độ độc lập về tài chính của Cơng ty Tỷ suất này cho biết một đồng, vốn kinh doanh công ty sử dụng bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu Tỷ suất này

biến đổi qua các năm Năm 2007 tỷ suất tài trợ của Công ty là 0,29 lần điều

này có nghĩa là nguồn vốn chủ hữu chỉ bằng 29,01% tổng nguồn vốn, còn lại

70,99% là vốn đi vay và đi chiếm dụng của các đơn vị khác Năm 2008 tỷ suất tài trợ của công ty chỉ: là 0,27 lần, Như vậy ta thấy khả năng tự tài trợ

của công ty là nhỏ điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tính chủ động trong đầu

tư Năm 2009 tỷ suất đạt cao nhất 0,74 lần có nghĩa là một đồng vốn kinh doanh của Công ty sử dụng 0,74 đồng vốn chủ sở hữu Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu lớn hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn làm cho khả năng tự chủ về yán của Công ty cao hơn so với 2 năm trước

+ Tỷ suất nợ: Tỷ suất oợ năm 2007 và năm 2008 cao, cụ thể năm 2007 là

0,71lần, năm 2008 là 0,73 lần có nghĩa là nợ phải trả chiếm tới 73% tổng

độ phát triển liên hoàn 2 này là 102,15% Nguyên

nhân là do nợ phải trả tăng lên cao và do Công ty chưa thu được tiền từ phía

nguồn vốn và làm cho

khách hàng chứ không phải là do nguồn vốn giảm Năm 2009 tỷ suất nợ giảm

xuống chỉ còn 0,26 lần điều này là do nợ phải trả đã giảm đi chỉ còn 1.483.549.600 đồng

Ngày đăng: 20/11/2023, 13:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN