1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số ý kiến góp phần cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán tại công ty cổ phần xây dựng số 6 hải phòng

61 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Ý Kiến Góp Phần Cải Thiện Tình Hình Tài Chính Và Khả Năng Thanh Toán Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số 6 Hải Phòng
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại khóa luận
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 9,96 MB

Nội dung

Trang 1

MỤC LỤC

1 Mục tiêu nghiên cứu

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

3 Nội dung khoá luận

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Kết cầu của khoá luận

PHAN I: CO SG LY LUAN VE TINH HINH TAI CHiNH TRONG DOANH

NGHIEP

1.1 Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm

1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghị

1.1.3 Chức năng của tài chính doanh nghỉ

1.1.4 Vai trò của tài chính doanh nghiệp

1.2 Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệ 1.2.1 Khái niệm về vốn sản xuất kinh doanh

1.2.2 Các đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh

1.2.3 Phân loại vốn sản xuất kinh doanh

1.3 Đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệ

1.3.1 Sự cần thiết của phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán

của doanh nghiệp .g

1.3.2 Nhiệm vụ và nội äung đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh

toán của doanh nghiệp + „10

1.3.3 Phương pháp đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của

doanh nghiệp k „10

PHAN II: DAC DIEM, TINH HINH VA KET QUA SẢN XUẤT KINH DOANH CUA CONG TY CO PHAN XAY DUNG SO 6 HAI PHONG

2.1 Giới thiệu về Công ty cô phần xây dựng số 6 Hải Phòng

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 2.1.2 Linh vue và ngành nghề kinh doanh của Công ty 2.1.3 Thông tin giao dịch của Công ty

2.2 Đặc điểm các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của Công ty cỗ phần

xây dựng số 6 Hải Phòng

2.2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công íy

Trang 2

2.2.2 Đặc điểm về lực lượng lao động của Công ty 2.2.3 Đặc điểm vé nguén vén để sản xuất kinh doanh 2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty 2.3.1 Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty

2.3.2 Đặc điểm bộ máy quản lý của Công ty

2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty,

2.4.1 Doanh số thực hiện các cơng trình điển hình của Cơng ty qua 3 năm

(2007 — 2009)

2.4.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua chỉ tiêu giá

PHAN III: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CƠNG TY CỎ PHÂN XÂY DỰNG SỐ 6 HAI

PHÒNG mã

3.1 Thực trạng tình hình tài chính của Công ty xây dựng số 6 Hải Phòng 29

3.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty

3.1.2 Phân tích cơ cầu ngn vốn của Công ty

3.1.3 Phân tích khả năng độc lập tự chủ về mặt tài chính của Cơng ty 3.1.4 Phân tích tình hình thừa, thiếu vốn của Công ty

3.2 Đánh giá khả năng thanh tốn của Cơng ty

3.2.1 Phân tích quan hệ giữa nhu cầu và khả năng thanh tốn của Cơng ty 43

3.2.2 Phân tích mối quan hệ giữa các khoản phải thu và khoản phải trả

3.2.3 Phân tích một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty:

PHAN IV: ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHÂN HỒN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CƠNG TY CƠ PHÀN XAY DUNG SO 6 HAI PHONG

4.1 Những thành công và tồn ta

toán của Công ty:

4.1.1 Những thành công: 4.2 Một số ý

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TAT BH : Bán hàng CCDV : Cung cấp dịch vụ CĐ : Cao đẳng CLB : Câu lạc bộ CN : Công nhân CSH : Chủ sở hữu DT : Doanh thu ĐH : Dai hoc

HDKD : Hoạt động kinh doanh

HĐTC : Hoạt động tài chính

GTCL : Giá trị còn lại

LDTL : Lao động tiền lương

LN : Lợi nhuận

NN : Nhà nước

SXKD : Sản xuất kinh doanh

QLDN : Quản lý doanh nghiệp

TC : Trung cấp

TSCD : Tài sản có định

TSCDHH : Tai san c6 dinh hitu hinh

TSLĐ : Tài sản lưu động

TSNH : Tài sản ngắn hạn

TT : Thanh toán

TT) : Tỷ trọng

UBND : Ủy ban nhân dân

20 : Tốc độ phát triển bình quân

Trang 4

DANH MUC BANG BIEU, SO DO

Trang Biểu 2.1: Cơ cấu tài sản cố định của Công ty +- 17

Biểu 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty 19

Biểu 2.3: Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh của Công ty 20

Biểu 2.4: Các bộ phận sản xuất kinh doanh trực tiếp của Công ty 22

Biểu 2.5: Doanh số thực hiện các cơng trình điển hình của Cơng ty 26

Biểu 2.6: Kết quả sản xuất kinh doanh về chỉ tiêu giá trị 28 Biểu 3.1: Cơ cấu tài sản của Công ty

Biểu 3.2: Kết cầu các khoản phải thu của Công ty 34 Biểu 3.3: Kết cấu hàng tồn kho của Công ty -+s++-++xe 35 Biểu 3.4: Cơ cấu nguồn vốn của C808 tis cca Yremesmeer SSM nmean aru

Biểu 3.5: Kết cấu các khoản cồng nợ phải trả

Biểu 3.6: Đánh giá tình hình độc lập tự chủ về mặt tài chính

Biểu 3.7: Tình hình thừa thiếu vốn của Công ty -.-+

Biểu 3.8: Nhu cầu và khả năng thanh tốn của Cơng ty

4 Biểu 3.9: Các khoản phải thu và các khoản phải trả của Công ty 48

Trang 5

DAT VAN DE

Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản thuộc hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giải quyết các mối quan hệ kinh tế

phát sinh trong quá trình kinh doanh được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ Nói cách khác tài chính doanh nghiệp là những quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với

việc tổ chức, huy động phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình

kinh doanh

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn tổn tại thì vấn đề đặt ra là phải làm ăn có lãi Việc

phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán là công việc không thể

thiếu trong quyết định tài chính, quyết định đầu tư bởi kết quả của việc phân

tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán phản ánh thực trạng tình hình

tài chính và xu hướng phát triển của doanh nghiệp Từ đó giúp doanh nghiệp

đưa ra các giải pháp hợp lý hố tình hình cơng nợ góp phần nâng cao chất

lượng công tác tài chính của doanh nghiệp Bên cạnh đó, nó cịn là cơ sở để

các nhà đầu tư có quyết định đầu tư vào doanh nghiệp hay không

Hơn thế nữa, trong cơ chế hạch toán kinh doanh Nhà nước ta chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần thì việc doanh nghiệp tự tìm kiếm nguồn vốn, tính tốn đầu tư, sử dụng vốn có hiệu quả nhằm thu được lợi

nhuận cao cảng trở nên khó khăn vả phức tạp hơn Do vậy, để tồn tại và đứng

vững trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay thì việc quản lý và sử dụng

vốn sao cho có hiệu quà vừa đảm bảo khả năng sinh lời, vừa có khả năng,

thanh tốn là mơi quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp

¡ chính trong doanh

nghiệp em mạnh dạn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Mộ số ý kiến góp

Nhận thức rõ tầm quan trọng của cơng tác kế tốn

Trang 6

1 Mục tiêu nghiên cứu © Mục tiêu tỐng quát

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh, đánh giá tình

hình tài chính và khả năng thanh tốn của Cơng ty, đưa ra những ý kiến đề

xuất góp phần cải thiện tình hình tài chính và khả năng thanh toán của Công

ty cổ phần xây dựng số 6 Hải Phịng © Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa được những lý luận cơ bản về phân tích tình hình tài

chính và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp

- Đánh giá được tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

- Đánh giá được hiện trạng tình hình tài chính và khả năng thanh toán

thực tế của Công ty

- Đề xuất được các giải pháp góp phần cải thiện tình hình tài chính và

khả năng thanh tốn của Cơng ty

2 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu e Đối trợng nghiên cứu

Nghiên cứu toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty,

trong đó chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động tài chính và khả năng thanh toán của Cơng ty

© Phạm vỉ nghiên cứu

- Vé mat nội dung: Do điều kiện có hạn khố luận chỉ tập trung phân

tích, đánh giá 2 nội dung chính sau đây:

+ Đánh giá tình hình tài chính của Cơng ty

+ Đánh giá khả năng thanh tốn của Cơng ty

- Về mặt thời gian: Các số liệu được thu thập trong phạm vi 3 năm:

2007, 2008, 2009

Trang 7

3 Nội dung khoá luận

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về tình hình tài chính và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp

- Nghiên cứu tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty

~ Phân tích thực trạng tình hình tài chính và khả năng thanh tốn tại Cơng ty

~ Đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện tình hình tài chính và khả năng

thanh tốn của Cơng ty

4 Phương pháp nghiên cứu

® Phương pháp kế thừa

Kế thừa các tài liệu, số liệu đã công bố tại Cơng ty, các khóa luận, luận

văn,

® Phương pháp khảo sát thực tiễn

~ Khảo sát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

- Khảo sát thực tiễn tình hình tài chính và khả năng thanh tốn tại Cơng ty ® Phương pháp xử lý

- Các công cụ thống kê kinh tế - Các cơng cụ của phân tích kinh tế

® Phương pháp chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc các nhà quản lý tại Công ty

5 Kết cấu của khoá luận

Phần I; Cơ sở lý luận về phân tích tài chính trong doanh nghiệp

Phần II: Dae diém co ban và tình hình sản xuất kinh doanh của Công

ty cổ phần xây dựng số 6 Hải Phòng

Phần II: Phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh tốn của

Cơng ty cổ phần xây dựng số 6 Hải Phòng

Phần IV: Đề xuất giải pháp góp phần hồn thiện tình hình tài chính và

Trang 8

PHANI

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1 Khái niệm, bản chất của tài chính doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm

Tài chính thể hiện là sự vận động chủ yếu của vốn, tiền tệ diễn ra ở mọi chủ thể trong xã hội Nó phản ánh tổng hợp các mối quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thơng qua việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội

Tài chính doanh nghiệp là các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt các mục tiêu của doanh nghiệp

1.1.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp

- Xét trên góc độ của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì vận động của vốn tiền tệ không chỉ bó hẹp đóng khung trong một chu kỳ sản xuất nào đó, mà sự vận động đó trực tiếp liên quan đến tất cả các khâu của quá trình sản xuất sản phẩm như sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng

~ Xét ở phạm vi doanh nghiệp, tài chính doanh nghiệp là một hệ thống

các mối quan hệ kinh tế, biểu hiện dưới hình thái giá trị, nảy sinh trong quá

trình phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các nhu

cầu cơng ích xã hội

1.1.3 Chức năng của tài chính doanh nghiệp

~ Chức năng tài trợ vốn: Đây là chức năng quan trọng nhằm đảm bảo đủ vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tiến hành thuận lợi không bị

gián đoạn Thực hiện chức năng này, nhà quản trị doanh nghiệp phải xác định

được nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh khai thác các nguồn tài trợ đáp ứng cho nhu cầu đó, tính tốn các nguồn và hình thức tài trợ hợp lý,

Trang 9

- Chức năng quản trị vốn luân chuyển: Đáp ứng đủ nguồn vốn mới chỉ là một mặt của vấn đề, điều quan trọng là vốn đó được sử dụng như thế nào cho hoạt động sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả cao nhất, nói cách khác nhà quản trị tài chính phải biết phân phối sử dụng vốn đó, quản lý chặt

chẽ và làm cho chúng không ngừng tăng lên

- Chức năng hoạch định và kiểm sốt tài chính: Đây cũng là chức năng,

thường xuyên của quản trị tài chính nhằm quản lý sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả, làm cơ sở để đưa ra các quyết định tài chính đúng đắn giúp thực hiện được mục tiêu của doanh nghiệp

1.1.4 Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vai trò chủ yếu của tài chính doanh nghiệp:

- Tổ chức huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn trong hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình hoạt động,

sản xuất kinh doanh không bị ngừng trệ, gián đoạn

- Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả, phân phối vốn hợp lý cho

quá trình sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay của vốn, tránh lãng phí, ứ đọng,

vốn là cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng lợi nhuận của doanh nghiệp

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,

kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, tồn tại để đề ra các quyết định tài chính đúng đắn; kịp thời nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp

~ Vai trị địn bảy kích thích và điều tiết kinh doanh thông qua việc đề xuất các chính sách thu hút vốn đầu tư, huy động các yếu tố sản xuất, khai thác mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất

Trang 10

1.2 Vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm về vẫn sản xuất kinh doanh

Để tiến hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào thì các doanh nghiệp đều cần có vốn, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay vốn là điều kiện cần thiết và có ý nghĩa quyết định tới mọi khâu trong quá trình sản

xuất kinh doanh Đối với một đất nước phát triển thì nguồn vốn được coi là

một trong, bốn nguồn lực cơ bản của nền kinh tế: vốn, nguồn lực, kỹ thuật

công nghệ và tài nguyên Nên ta có thể nói vốn đóng một vai trò quan trọng,

trong nền kinh tế quốc dân

Vốn kinh doanh của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn

bộ tài sản trong doanh nghiệp dùng trong kinh doanh, bao gồm tài sản hữu hình như: vật tư, hàng hoá và cả những tài sản vơ hình như: quyền sở hữu

công nghiệp, nhãn mác độc quyền

1.2.2 Các đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh

Vốn đại diện cho một lượng giá trị tài sản, vốn phải được vận động và sinh lời Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là một dạng tiềm năng, của vốn nên nó phải được vận động và sinh lời

Vốn phải được tập trung tích tụ đến một lượng nhất định mới có thể

phát huy được tác dụng Để đầu tư vào sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có một lượng đủ lớn Do đó doanh nghiệp không những khai thác các

tiềm năng về lượng vốn trong doanh nghiệp mà còn phải tìm cách thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài như liên doanh, liên kết, phát hành cỗ phiếu

Vốn phải có giá trị về mặt thời gian nên chúng ta phải xem xét giá trị thời gian của dòng vốn trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, vấn đề này không được xer xét kỹ lưỡng vì Nhà nước tạo nên sự ổn định cho đồng vốn một cách giả tạo trong nền kinh tế Nhưng nên kinh tế thị trường hiện nay thì vấn đề này được xem xét kỹ lưỡng bởi vì đồng vốn do ảnh hưởng của biến động giá cả lạm phát nên sức mua của đồng tiền ở các thời điểm khác nhau là

Trang 11

Vốn phải gắn với chủ sở hữu nhất định Trong nền kinh tế thị trường, khơng thể có những đồng vốn vơ chủ vì ở đâu có đồng vốn vơ chủ thì ở đó có

sự chỉ tiêu lãng phí, kém hiệu quả Ngược lại khi xác định rõ chủ sở hữu của

đồng vốn thì mới được sử dụng có hiệu quả, vì nó gắn với lợi ích kinh tế và trách nhiệm của đồng vốn với chủ sở hữu của nó

Vốn là một loại hàng hoá đặc biệt, khi bán hàng cho người mua điều này không làm mắt đi quyền sở hữu mà chỉ bán đi quyền sở hữu Người mua được quyền sử dụng vốn trong thời gian nhất định và phải trả quyền sở hữu cho người bán với khoản tiền gọi là lợi tức

1.2.3 Phân loại vốn sản xuất kinh doanh

Dé phục vụ cho quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả người ta tiến hành

phân loại vốn, có nhiều cách phân loại song hiện nay người ta áp dụng một số tiêu thức sau:

a) Phân loại theo ngn hình thành

- Vốn chủ sở hữu: Là các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh

nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cô đông trong các công ty cỗ phần Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn kinh doanh (vốn góp và lợi

nhuận chưa chia), chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp

như quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh phí sự nghiệp (kinh

)

- Vốn vay: Là vốn mà doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng và phải trả

phí do ngân sách Nhà nước cấp phát khơng hồn lại

cho người sở hữu một lượng tiền nhất định gọi là lợi tức về sử dụng vốn, doanh nghiệp phải có nhiệm vụ hoàn trả số vốn này khi hết hạn sử dụng

- Vốn chiếm dụng: Là loại vốn mà doanh nghiệp khơng có quyền sở

hữu và quyền sử dụng nhưng vẫn được đưa vào sử dụng Đó có thể là lượng

vốn đã trích trả nhưng chưa đến hạn thanh toán (hợp lệ) hoặc vốn đã đến hạn

Trang 12

b) Phân loại theo thời gian huy động

Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp vốn

được chia thành hai loại:

- Vồn thường xuyên: Là loại vốn mà doanh nghiệp có thể sử dụng lâu dài và ổn định, gồm vốn cho doanh nghiệp mua sắm tài sản có định và các tài sản ngắn hạn cần thiết cho hoạt động kinh doanh Vốn thường xuyên bao gồm vốn do chủ sở hữu và vốn vay dài hạn

- Vốn tạm thời: Là vốn doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu tạm thời hoặc phát sinh bất thường trong hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp Nó bao gồm các khoản vay ngắn hạn của ngân hàng và các khoản nợ

tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn

©) Phân loại vốn theo phạm vi huy động

Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: Là những nguồn vốn có thể huy

động từ bản thân doanh nghỉ:

+ Vốn khấu hao tài sản cố định

+ Lợi nhuận để tái đầu tư các khoản dự trữ, dự phòng + Lợi nhuận từ thanh lý, nhượng bán

~ Nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp:

+ Vốn vay ngân hàng và các tổ chức quốc tế khác

+ Vốn phát hành cỗ phiếu, trái phiếu

+ Các khoản nợ người cung cấp và nợ khác

3) Phân loại theo nội dung

Bao gồm vốn đài hạn và vốn ngắn hạn

- Vốn dài hạn: Là lượng tiền ứng trước về tư liệu lao động cho sản xuất

kinh doanh

- Vốn ngắn hạn: Được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định

nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thường,

Trang 13

1.3 Đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.3.1 Sự cần thiết của phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh

toán của doanh nghiệp

Trước tiên ta phải biết vị trí của tài chính trong doanh nghiệp trong hệ

thống tài chính Tài chính doanh nghiệp là một khâu cơ bản trong hệ thống tài

chính của nước ta hiện nay Sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân của một

quốc gia luôn luôn gắn liền với sự tăng trưởng lớn mạnh của các doanh

nghiệp Vì vậy ta có thể coi tài chính các doanh nghiệp là khâu tài chính cơ sở

trong hệ thống tài chính

Trong mỗi doanh nghiệp luôn luôn diễn ra quá trình tạo lập vốn và chu chuyển vốn từ đầu tư cho sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và phân phối thu nhập Đây chính là hoạt động tài chính trong doanh nghiệp Để biết được doanh

nghiệp huy động và tạo lập vốn như thế nào, từ những nguồn nảo, hiệu quả

sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào? Để trả lời những câu hỏi

này thì ta cần đi phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của

doanh nghiệp

Từ phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh

nghiệp sẽ cho ta thấy được toàn cảnh bức tranh về tài chính doanh nghiệp,

cung cấp những thơng tin chính xác về sức mạnh tải chính, những khả năng, và triển vọng của doanh nghiệp Đồng thời nó giúp ta lựa chọn những phương,

án tối ưu tránh được những rủi ro trong việc đầu tư và phát triển doanh nghiệp trong tương lai Hay có thể nói rằng, các thơng tỉn về việc phân tích tình hình tài chính và khả năng thanh toán là mối quan tâm hàng đầu của nhiều

nhóm người như: Ban giám đốc, Hội đồng quản trị, các nhà đầu tư, các chủ nợ, các nhân viên ngân hàng, các nhà quản lý Mỗi nhóm người này đều có những nhu cầu thơng tin khác nhau nhưng họ đều là người ra quyết định và

Trang 14

1.3.2 Nhiệm vụ và nội dung đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

a) Nhiệm vụ

Nhiệm vụ của phân tích tình hình tài chính là trên cơ sở những nguyên

tắc về tài chính doanh nghiệp và phương pháp phân tích mà tiến hành phân

tích đánh giá thực trạng của hoạt động tài chính, vạch rõ những mặt tích cực

và tiêu cực của việc thu chỉ tiền tệ, xác định nguyên nhân và mức độ ảnh

hưởng của các yếu tố Từ đó đề ra các biện pháp tích nhằm nâng cao hơn nữa

hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

b) Nội dung phân tích

- Phân tích tình hình tài chính gồm:

+ Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua việc phân tích các báo cáo kế tốn

+ Đánh giá tình hình tài chính thơng qua bảng cân đối kế toán + Đánh giá khả năng độc lập tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

+ Đánh giá tình trạng cân đối thừa (thiếu) vốn + Đánh giá tình hình đầu tư của doanh nghiệp

+ Phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn

- Phân tích khả năng thanh toán gồm:

+ Đánh giá một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của doanh nghiệp

1.3.3 Phương pháp đánh giá tình hình tài chính và khả năng thanh toán của doanh nghiệp

4) Phương pháp phân tích tài chỉnh doanh nghiệp

® Đánh giá khái quát tình hình tài chính thơng qua các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán (chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh)

- Phân tích theo chiều ngang: Là thông qua việc so sánh số liệu cuối kỳ

với số liệu đầu kỳ của từng chỉ tiêu để xác định tình hình tăng giảm của từng,

chỉ tiêu Đồng thời qua đó đi sâu tìm hiểu cụ thể những nguyên nhân của sự

biến động để có những quyết định chính xác, cần thiết cho công tác quản lý

Trang 15

~ Phân tích theo chiều đọc: Là việc sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng để xem xét

mức độ và tầm quan trọng của từng bộ phận tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp

© Đánh giá khả năng độc lập tự chủ về tài chính của doanh nghiệp

Để tự chủ trong sản xuất kinh doanh trước hết các doanh nghiệp phải tự

chủ về vốn Người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất tài trợ chung (tự tài trợ) để đánh giá khả năng độc lập tự chủ về vốn của doanh nghiệp

Ty suất tài trợ = Nin vin ch see wn chủ s đc Tổng nguén von

Chỉ tiêu này cho biết khả năng độc lập tự chủ về vốn trong doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ khả năng độc lập tự chủ về vốn của doanh nghiệp càng cao, bởi vì hầu hết các tài sản mà doanh nghiệp có đều được đầu tư bằng vốn của mình

ˆ_e Đánh giá tình hình đầu tư của doanh nghiệp

Để thấy được mức độ đầu tư về tài sản của doanh nghiệp ta sử dụng chỉ

tiêu sau:

Ty mất đầu Ề Tài me cố định

Tông tài sản

Tỷ suất này luôn nhỏ hơn 1, nếu tỷ suất này lớn thể hiện tỷ trọng của tài

sản cao và có giá trị lớn trong tông tài sản của doanh nghiệp Tuy nhiên tỷ

trọng tài sản cao chưa phải là tốt mà còn phải phụ thuộc vào từng ngành kinh doanh của từng doanh nghiệp

TỦ suất nợ = Nope ire 5

Tổng nguằn vốn

Tỷ suất nợ cho thấy khả năng độc lập, tự chủ về tài chính của doanh

nghiệp là cao hay phải phụ thuộc về tài chính các doanh nghiệp khác

© Đánh giá khả năng thừa thiếu vốn của doanh nghiệp

Sự quyết định thành bại trong kinh doanh ngồi việc phải có đầy đủ vốn còn phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả Thừa vốn gây ứ đọng lãng phí

Trang 16

hoặc để cho đơn vị khác chiếm dụng Thiếu vốn thì sản xuất kinh doanh lại

gặp khó khăn Để chủ động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải xác

định được thực trạng thừa hay thiếu vốn thông qua mối quan hệ giữa các khoản mục trong bảng cân đối kế toán

Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ

Tai Chính ta có cân đối sau:

B.NV + A.NV(¡ + II) = A.TS( + II+IV + Vị) + B.TSŒI+ IV + Vị)

Trong đó:

e NV: Nguồn vốn, B.NV: Vốn chủ sở hữu, A.NVI,: Vay và nợ ngắn

hạn, A.NVIL, Vay và nợ dài hạn

® TS: Tài sản, A.TSI:

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, A.TSIV: Hàng tồn kho, A.TSV;: Chi phí trả trước ngắn hạn, B.TSII: Tài sản cố định, B.TSIV: Các khoản đầu tư tài chính dài hạn, B.TSV¡: Chỉ phí trả trước dài hạn

iền và các khoản tương đương tiền, A.TSII:

+ VT (về trái) = VP (về phải): Doanh nghiệp chủ động được nguồn vốn

(gồm vốn chủ sở hữu và vay nợ chính thức)

+ VT > VP: Nguồn vốn chính thức thừa đối với nhu cầu tài sản thường,

xuyên, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn

+ VT < VP: Nguồn vốn chính thức thiếu đối với nhu cầu tài sản thường,

xuyên Doanh nghiệp thiếu vốn để bù đắp nên phải đi chiếm dụng b) Phương pháp đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp

*) Phân tích khả năng thanh tốn bằng phương pháp hệ số e Hệ số thanh toán nợ ngăn han (Hymn)

Téng TSNH

Tư = Tổng nợ ngắn hạn A 2

Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải

thanh tốn trong vịng một năm, hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh) của

doanh nghiệp là cao hay thấp Nếu chỉ tiêu này xấp xi bằng 1 thì doanh

Trang 17

nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan

e Hệ số thanh toán nhanh (Hrry)

Vốn bằng tiền + Các khoản phải thu ngắn hạn + Đâu tư ngắn hạn

Arry = Tổng nơ ngằn hận + S

Phản ánh khả năng thanh toán trong thời gian gần, dựa trên tiềm nang về vốn bằng tiền và khả năng chuyển đổi bằng tiền trong thời gian ngắn dé thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

e Hệ số thanh toán tức thời (HTrrr)

Tiền và các khoản tương đương tiền

lmr= ï z

Téng no dén han

Nợ đến hạn = Nợ ngắn hạn + Nợ trung hạn, dài hạn đến hạn thanh toán

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng đáp ứng ngay các khoản nợ đến hạn

của doanh nghiệp Trên thực tế, nếu khả năng thanh toán tức thời lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh tốn tương đối khả quan Ngược lại tình hình thanh tốn ệ số này quá cao,

công nợ của doanh nghiệp gặp khó khăn Tuy nhiên nếu

vốn bằng tiền quá nhiều sẽ gây ứ đọng vốn, vòng quay vốn chậm và hiệu quả

sử dụng vốn kém

e Hệ số thanh toán vốn lưu động (Hvp)

Tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng TSNH

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển thành tiền của tài sản ngắn hạn, Hyp =

cho biết tỷ trọng tông von bing tién chiém bao nhiéu phan tram trong téng tai sản ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn Trên thực tế, nếu chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 thì vốn bằng tiền quá nhiều gây ứ đọng vốn, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 0,1 thì doanh nghiệp thiếu tiền để thanh toán các khoản nợ tới hạn và chỉ tiêu cho các

hoạt động dịch vụ hành chính thường xuyên của doanh nghiệp

Trang 18

e Hệ số thanh toán tổng quát (Hro)

Tổng tài sản

Fro = Tông nợ phải trả 7 Sa

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa tổng tài sản hiện có với tổng số

nợ phải trả Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh

nghiệp, vốn chủ sở hữu bị mất toàn bộ, tổng tài sản hiện có khơng đủ trả nợ

cho doanh nghiệp

e Hệ số thanh toán nợ dai han (Hp)

Tổng nợ dài hạn

Hox = À 4 su ~

Nguôn vôn chủ sở hữu

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán nợ dài hạn bằng nguồn vốn

chủ sở hữu của doanh nghiệp

® Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả (Hị;r)

Tổng nợ phải thu y= Tông nợ phải tra 7 ay

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ nợ nần của doanh nghiệp, nếu chỉ tiêu

này bằng 1 thì tình hình nợ nan và chiếm dụng của doanh nghiệp là cân bằng nhau

e Tỷ suất thanh toán (Hycx)

Nhu cầu thanh toán

Hyon = So”

Khả năng thanh toán

Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng thanh

su chỉ tiêu này nhỏ hơn | thi doanh nghiệp có khả năng thanh tốn, tình hình tài chính ổn định và ngược lại

toán của doanh nghiệp

Tuy nhiên, tính hợp lý của các hệ số tài chính tuỳ thuộc vào từng ngành

nghề, lĩnh vực kinh doanh Bởi từng ngành nghề kinh doanh có các đặc trưng riêng, nên chúng có tỷ trọng tài sản - nguồn vốn phù hợp riêng

Trang 19

*) Phương pháp lập bảng:

- Dựa trên bảng cân đối kế toán, đối chiếu và lập các số liệu trong 3

năm của các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty, lập hệ số giữa

các khoản phải thu trên các khoản phải trả và so sánh các hệ số trong 3 năm

~ Thu thập các số liệu về các khoản dùng để thanh toán ngay, các khoản để thanh toán trong thời gian tới, để biết được khả năng thanh toán của cơng ty Tiếp đó, từ báo cáo tài chính của cơng ty lập các khoản cần thanh toán

ngay và các khoản cần thanh toán trong thời gian tới để biết được nhu cầu cần thanh toán của công ty Lập hệ số khả năng thanh toán trên nhu cầu cần thanh

toán để so sánh các hệ số trong 3 năm

Trang 20

PHAN II

ĐẶC DIEM, TINH HINH VA KET QUA SAN XUAT KINH DOANH

CUA CONG TY CO PHAN XAY DUNG SO 6 HAI PHONG 2.1 Giới thiệu về Công ty cỗ phần xây dựng số 6 Hải Phòng

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cong ty

._ Từ năm 1971, Công ty cỗ phần xây dựng số 6 Hải Phòng tiền thân là xí

nghiệp xây lắp 4 - Liên hiệp các xí nghiệp xây lắp Hải Phòng Từ năm 1993,

theo Nghị định 388/CP doanh nghiệp được đổi tên thành Công ty xây dựng số 6 trực thuộc Sở Xây dựng Hải Phòng, theo quyết định số 149/QÐ - TCCQ

ngày 21/1/1993 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng Từ tháng 1/2004 thực hiện Quyết định số 3473/QD - UB ngày 31/12/2003 của

UBND Thành phố Hải Phòng về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Công, ty xây dựng số 6 chuyển đổi thành Công ty cổ phần xây dựng số 6 Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0203000708 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng cấp

ngày 6/10/2005

Là một Công ty xây dựng chuyên ngành thuộc Sở Xây dựng Hải

Phịng, Cơng ty đã xây dựng nhiều công trình được các ngành và các chủ đầu

tư trong thành phố cũng như các tỉnh bạn tín nhiệm, đánh giá cao về: chất lượng, kỹ, mỹ thuật, tiến độ thi cơng cơng trình mà các chủ đầu tư yêu cầu

Công ty đã được Bộ Xây dựng công nhận “Đơn vị đạt sản phẩm cơng,

trình chất lượng cao của ngành Xây dựng Việt Nam” Công ty đã được hội

đồng Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng bai, huân chương lao

động hạng ba

2.1.2 Lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh của Công ty

- Xây dựng các công trình dân dụng và cơng nghiệp, các cơng trình

giao thơng, thuỷ lợi, cơng trình công cộng, cơ sở hạ tầng, đô thị, nông thôn và

trang trí nội that, thi công lắp đặt các công trình điện, nước

- Tư vấn xây dựng cơ bản, kinh doanh phát triển nhà ở

Trang 21

2.1.3 Thông tin giao dịch của Công ty

'Tên giao dịch: Công ty cổ phần xây dựng số 6

Tru sé giao dich: $6 97 Lam Sơn - Lê Chân - Hải Phòng Điện thoại: 031.3835430 - Fax: 031.3857160

Email: cophanxaydungso6 @ yahoo.com.vn

2.2 Đặc điểm các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của Công ty cỗ phần xây dựng số 6 Hải Phòng

2.2.1 Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty

Cơ cấu tài sản cố định của Công ty thể hiện qua biểu 2.1

Theo biểu 2.1 ta thấy tài sản cố định hữu hình chiếm tỷ trọng 59,27%

trong tổng tài sản của Công ty Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản cố

định hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc (42,6%) do Công ty được thành lập và

hoạt động lâu năm nên được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tuy nhiên đến nay giá trị còn lại của các cơ sở hạ tầng này khơng cịn nhiều, còn 35,68% so với nguyên giá ban đầu Máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng là 1,21%, nhưng giá trị cịn lại của máy móc đã khấu hao hết Phương tiện vận tải chiếm

tỷ trọng là 11,9%, nhưng giá trị còn lại của phương tiện vận tải chỉ còn 4,07%

so với nguyên giá ban đầu, Công cụ quản lý chiếm tỷ trọng 3,56% so với tổng

Biểu 2.1: Cơ cấu tài sản cố định của Cơng ty

Đơn vị tính: Đồng

TrÌ Từgtrgonzdr " Nguyên giá Giá trị còn lại

Giá trị TT(%) Giá trị %GTCL

I |TSCĐhđuhình ˆ' 2.195.487.873| 59,27 | 1.488.384.469) 40,18

1 1.577.837.387 | 42/6 | 1.321838.000| 35,68

2 | May móc thiết bị 45.000.000 | "1,21 - =

3ˆ | Phương tiện vận tải 440.971.387| 11,9 150.782.000 | 4,07

4 |Côngcuquảnlý — 7 131679.099| 3,56 - 15.764.469| 0,43

“Ir |TSCDvéhinh — | 1.599.000.000 40,73 | 1.509.000.000 40,73

Tổng cộng 3.704.487.873 100 | 2.997.384.469| 80,91

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế tốn)

Trang 22

giá trị tài sản cố định hữu hình Tiếp đến ta thấy tài sản có định vơ hình chiếm tỷ trọng 40,73% tổng tài sản

2.2.2 Đặc điểm về lực lượng lao động của Công ty

Công ty cổ phần xây dựng số 6 Hải Phòng đã hết sức quan tâm đến vấn

đề nguồn nhân lực của Công ty mình Cơ cấu lao động của Công ty được nêu qua biểu 2.2

Qua biểu 2.2 ta thấy: Tổng số lao động của Công ty hiện nay là 350 người, lực lượng lao động trực tiếp chiếm nhiều hơn lực lượng các bộ phận

quản lý của Cơng ty Bởi vì Công ty thường hoạt động theo đơn đặt hàng, khi

có nhiều đơn đặt hàng mà số công nhân của Công ty không đủ để đáp ứng thì

Cơng ty mới huy động thêm nhiều công nhân hơn để hoàn thành đúng với thời gian trong hợp đồng Lúc đó, Cơng ty sẽ thuê thêm công nhân bên ngồi

và sau đó, khi hợp đồng hoàn thành Công ty sẽ trả tiền công cho công nhân và

chấm dứt một hợp đồng lao động Vì vậy, mà Cơng ty có số lao động trực tiếp

không nhiều lắm

Mặt khác, lực lượng lao động ở các bộ phận quản lý Công ty làm việc tại các phòng ban nên chủ yếu là trình độ đại học (chiếm 4,86%) và trình độ

cao đẳng (chiếm 16,57%) Ngược lại, lực lượng lao động trực tiếp chủ yếu làm ở công trường nên phần lớn là trình độ trung cấp (chiếm 36,86%) và công

nhân chiếm 41,71%) Qua biểu 2.2 ta thấy: xét về trình độ thì cơ cấu lao động, của Công ty chưa hợp lý, vì trình độ đại học, cao đẳng thấp so với tổng số lao

động trong Cơng ty, trình độ trung cấp, công nhân cao hơn nhưng chủ yếu họ làm việc ở công trường nên Công ty không địi hỏi trình độ cao

Trang 23

Biểu 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty Đơn vị tính: người Số Chia theo trình độ TT Bộ phận | người | ĐH CD TC | CN 1 | Các bộ phận quản lý Công ty 2 11 5 1 “|

| 1 | Ban lanh dao 3 3

[ 2ˆ [Phòng tổ chức LĐTL 5 4 1

3 | Phịng tài chính kế toán 5 4 1

4 | Phong ké hoach nghiép vu —4 T3 1

[5 | Phong kỹ thuật 6 3 2, 1

II | Lao động trực tiếp sản xuất 327 53 | 128 | 146

1 | Đội xây dựng số 1` 67 9 | 32 | 26

2 | Đội xây dựng số 2 65 “i | 25 | 29

| 3 | Doi xdy dựng số 3 52 | 7 13 32 4 | Đội xây dựng số 4 - 70 9 24 | 37 | 5 | Đội xây đựng số 5 B 17 34 | 22 | Cong 350 7 | 58 | 129 | H6 — Tỷlệ% 100 | 4,86 | 16,57 | 36,86 | 41,71 (Ngn : Phịng Tài chính — Hành chính) 2.2.3 Đặc điểm về nguén vốn để sản xuất kinh doanh của Công ty

Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của Công ty thể hiện qua biểu 2.3 Theo biểu 2.3 ta thấy vốn sản xuất kinh doanh của công, ty biến đổi

không đều qua các năm Vốn sản xuất kinh doanh của Công ty được phân loại

thành: Vốn sản xuất kinh doanh theo nội dung và vốn sản xuất kinh doanh

theo nguồn hình thành

Vốn sản xuất kinh doanh theo nội dung bao gồm vốn ngắn hạn và vốn

dài bạn, trong đó vốn ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn dài hạn, nhất là vào năm 2008 (chiếm tỷ trọng 87,87% so với tổng số vốn) Nhưng vốn dài

hạn tuy chiếm tỷ trọng ít hơn so với vốn ngắn bạn trong cơ cấu nguồn vốn

Trang 25

nhưng nó lại có xu hướng giảm so vốn dài hạn trong 3 năm Đặc biệt là năm

2008 vốn lưu động giảm, chỉ còn 12,13% so với tổng số vốn

Vốn sản xuất kinh doanh theo nguồn hình thành bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn Vay nợ Nguồn vến chủ sở hữu có sự biến động, đặc biệt là năm 2008 thì vốn vay nợ tăng lên khá nhiều, với tỷ trọng là 86,89% so với tổng số

vốn Nhưng sang đến năm 2009 thì lượng vốn vay lại giảm di nên trong 3

năm nguồn vốn vay vẫn có tốc độ phát triển bình quân là 114,84%

Trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng có biến động lớn,

nhất là năm 2008, vốn chủ sở hữu giảm xuống chỉ còn tỷ trọng là 13,11% trên

tổng số

2.3 Đặc điểm tố chức sắn xuất kinh đoanh của Công ty 2.3.1 Đặc điểm về tỗ chức sản xuất cita Cong ty

Công ty cổ phần xây dựng số 6 Hải Phòng là một đơn vị hạch toán độc lập, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, có tư cách pháp nhân Ngày đầu thành lập Công ty gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn, thiếu cán bộ quản lý Trước tình

hình đó, ban lãnh đạo Công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn, ln hồn

thành kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao, tạo được niềm tin đối với

khách hàng về chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ thỉ công Đặc biệt trong,

những năm gần đây, Công ty đã trúng thầu nhiều công trình lớn, nhỏ, trị

nhiều tỉ đồng: Xây dựng đường giao thơng, nhà văn hố, bệnh viện, trường

học trong và ngoài thành phố

Các hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công ty được giao cho 5 đội xây dựng trực thuộc Công ty Nhiệm vụ chủ yếu của các đội được nêu vấn tắt qua biểu 2.4

Trang 26

Biểu 2.4: Các bộ phận sản xuất kinh doanh trực tiếp của Công ty Số lao TT Bộ phận Nhiệm vụ chính động

I |Độixây dựngsối | 67 | Xây lắp trên địa bàn Hải Phòng

Đội xây dựngsố2 | 65 | Xây lấp trên địa bàn Quảng Ninh

Đội xây dựng sô 3 52 | Xây lắp trên địa bàn khu CN Nam Triệu

Đội xây dựng số4 | 70 ' Xây lắp trên Địa bàn Hải Phòng

ul

al

wl

Đội xây dựng số5 | 73 | Xây lắp trên Các địa bàn khác

2.3.2 Đặc điểm bộ máy quản lý của Cơng íy

Cơng ty có các phòng ban trực thuộc, mỗi phịng đều có chức năng

nhiệm vụ riêng Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty được mô tả vắn tắt qua sơ đồ 2.1

e Hội đồng quản trị gồm:

- Chủ tịch Hội đồng quản trị

- Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm quản trị nhân sự tổ chức đoàn thể

- Uỷ viên Hội đồng quản trị kiêm Kế toán trưởng

+ Nghiên cứu đánh giá tình hình, kết quả hoạt động, đóng góp việc xây

dựng, phát triển kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ + Thực hiện quy định điều lệ của Công ty về số vốn cổ phần bất buộc đối với thành viên hội đồng quản trị

e Giám đắc Công ty:

Giám đốc là đại diện pháp nhân của Công ty và phụ trách toàn bộ hoạt động sản xuất của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt

động của Công ty trong phạm vi quyền và nhiệm vụ của mình

© Phó giám đốc Cơng ty:

Có trách nhiệm giúp Giám đốc và chỉ đạo các bộ phận được Giám đốc

uỷ quyền

Trang 27

Dai hội cô đông

Hội đông quản trị

có | Ban kiêm sốt

Giám đốc Cơng ty Các Phó giám đốc | Phịng tài | Phịng chính lao tai động tiền | chính lương | kếtoán Các bộ phận sản xuất trực tiếp Đội | Đội | Đội | Đội | Đội

xây | xây | xây | xây | xây dựng | dựng | dựng | dựng | dựng

sối | số2 | só3 | số4 | số5

Ghi chú: ——+_ Quan hệ tham mưu, giúp việc

=——* Quan hệ chỉ huy trực tuyến

-® — Quan hé kiém tra, giám sát và phục vụ sản xuất ® Phịng t chúc lao động tiền lương:

'Tổ chức lực lượng lao động, theo dõi, giám sát sự biến động của lao | động cũng như an tồn thi cơng

® Phịng tài chính kế tốn:

Trang 28

Quản lý các nguồn vốn, quỹ của Công ty trên cơ sở đó lập các báo cáo tài chính theo yêu cầu của Công ty và Nhà nước, theo dõi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách kịp thời, chính xác

© Phòng kế hoạch:

Theo dõi, phản ánh các nghiệp vụ phát sinh một cách chính xác, kịp

thời theo yêu cầu quản lý của Công ty và các kế hoạch của Cơng ty

® Phịng kỹ thuật nghiệp vu:

Nghiên cứu lập kế hoạch cho việc thi cơng từng cơng trình, giám sát việc thi công về tiến độ cũng như chất lượng cơng trình Ệ

2.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

2.4.1 Doanh số thực hiện các cơng trình dién hình của Cơng ty qua 3 năm (2007 - 2009)

Công ty cỗ phần xây dựng số 6 Hải Phòng là một doanh nghiệp chuyên

ngành xây dựng, có nhiều kinh nghiệm trong thi cơng, có đội ngũ cán bộ quản

lý, kỹ sư, cán bộ kỹ thuật có nhiều kinh nghiệm và lực lượng thợ lành nghề đủ

điều kiện cần thiết để thi công các cơng trình trên mọi địa bàn với mọi hình thức đầu tư của các thành phần kinh tế và đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chủ

đầu tư

Công ty luôn phấn đấu thi công các cơng trình đạt chất lượng, mỹ thuật,

đúng thời gian, đảm bảo an tồn

Cơng ty không những đã tham gia nhiều cơng trình tại thành phố Hải

Phòng mà còn tại thành phố Hà Nội, Quảng Ninh và nhiều nơi khác

Công ty đã và đang thì cơng nhiều cơng trình như: Cơng trình xây dựng công ty thảm len Hàng Kênh Hải Phòng, Chỉ nhánh xuất khẩu hàng dét - Bộ Cơng nghiệp (Hải Phịng), Khu công nghiệp Nômura (Hải Phịng), Tổng cơng

ty cơng nghiệp tàu thuỷ Nam Triệu (Hải Phòng), Bệnh viện Nhỉ Đức Hải

Phịng, Cơng trình trụ sở Cẩm Phả (Quảng Ninh), Cơng trình bệnh viện Cam

Phả (Quảng Ninh), Xây dựng bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội)

Biểu 2.5 thể hiện doanh số thực hiện các công trình điển hình của Cơng ty trong 3 năm (2007 — 2009)

Trang 30

3.4.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua chỉ tiêu giá trị

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thẻ hiện qua biểu 2.6 Qua số liệu của biểu 2.5 ta thấy tổng doanh thu có tốc độ phát triển

bình quân qua 3 năm là 128,2% (tức tăng 28,2%/năm), năm 2008 tăng so với

năm 2007 là 3.936.599.100đ với tỷ lệ tăng 27,6% Sang năm 2009 tổng doanh thu tiếp tục tăng và tăng với tỷ lệ 28,8%

Giá vốn hàng bán có tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 128,1%

(tức tăng 28,1%/năm) So với năm 2007 thì giá vốn hàng bán năm 2008 tăng, 128,1% (tăng 28,1%), Sang năm 2009 giá vốn hàng bán cũng tăng 128,I%

(tăng 28,1%) Nguyên nhân chủ yếu là do chỉ phí nguyên vật liệu, tiền lương tăng khá nhanh

Mặc dù giá vốn hàng bán tăng cùng với doanh thu nhưng lợi nhuận gộp

vẫn tăng theo các năm có nghĩa là lợi nhuận gộp tăng do khối lượng nhiều

cơng trình được hoàn thành Lợi nhuận gộp có tốc độ phát triển bình quân qua

3 năm là 130,4% (tức tăng 30,4%/năm) So với năm 2007 thì lợi nhuận gộp

năm 2008 tăng 119,9% (tức răng 19,9%), năm 2009 so với năm 2008 tăng

141,8% (tức tăng 41,8%)

Bên cạnh đó, chỉ phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 tăng 166.514.714đ so với năm 2007 tương ứng tăng 20,1%; năm 2009 tăng 320.608.481đ so với năm 2008 tương ứng tăng 32,2%

Lợi nhuận trước thuế của Công ty, năm 2008 so với năm 2007 lợi

nhuận tăng 4.416.962đ tương ứng với tỷ lệ tăng 8,4%; lợi nhuận năm 2009 so

với năm 2008 tăng 129.879.120đ tương ứng tăng 162,8% làm cho tốc độ phát

triển bình quân tăng 68,8% Nguyên nhân có kết quả trên là do tổng doanh thu qua các năm đều tăng với tóc độ bình quân là 28,2%

Lợi nhuận sau thuế của Công ty, năm 2008 so với năm 2007 lợi nhuận tăng 6.134.670đ tương ứng với tỷ lệ tăng 8,4%; lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008 tăng 93.296.967đ tương ứng tăng 162,8% làm cho tốc độ phát triển

Trang 32

bình quân tăng 68,8% Nguyên nhân có kết quả trên là do tổng doanh thu qua

các năm đều tăng với tốc độ bình quân là 28,2%

Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là tương đối

tốt lợi nhuận qua các năm tăng dần, giải quyết được nhiều công ăn việc làm

cho hơn 300 lao động, Công ty đã tìm được nhiều đối tác mới với nhiề

năng hơn Bên cạnh những kết quả đạt được Công ty can phải tiến hành mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý, thực hiện các biện pháp tiết

kiệm giảm chỉ phí để tăng lợi nhuận Đồng thời Cơng ty nên tìm các biện pháp

nâng cao chất lượng cơng trình, nâng cao uy tín trong và ngồi thành phó để mở rộng thị trường

Trang 33

PHAN II

THUC TRANG TINH HiNH TAI CHÍNH VÀ KHẢ NĂNG THANH TOAN CUA CONG TY CO PHAN XAY DUNG SO 6 HAI PHONG

3.1 Thực trạng tình hình tài chính của Cơng ty xây dựng số 6 Hải Phịng

3.1.1 Phân tích cơ cấu tài sẵn của Công ty

a) Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty

Cơ cấu tài sản là chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản (từng loại, từng bộ phận) chiếm tỷ trọng là bao nhiêu trong giá trị toàn bộ tài sản của doanh nghiệp Đồng thời, chúng ta cũng xem xét được mức độ hợp lý về tài sản

trong các khâu nhằm giúp cho người quản lý điều chỉnh kịp thời những tài sản tồn đọng, bất hợp lý

Cơ cấu tài sản được thể hiện qua biểu 3.1

Qua biểu 3.1 ta thấy: Tổng tài sản của công ty biến đổi không đều qua các năm, với tốc độ phát triển bình quân là 112,95%, giá trị tổng tài sản của Công ty giảm là do tốc độ phát triển bình quân của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 116,41% và tài sản cố định, đầu tư dài hạn cũng giảm với tốc độ

phát triển bình quân là 96,34% Cụ thể như sau:

Năm 2008 giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 22.537.438.508 đồng, lớn nhất trong 3 năm, năm 2009 chỉ còn 19.121.026.831 đồng tháp hơn

so với năm 2008 là 3.416.411.670 đồng, tức là chỉ bằng 84,84% năm 2008

Nguyên nhân làm giảm giá trị tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn năm 2009 là do trình độ quản lý của Công ty được nâng cao, ít bị đọng vốn, nguồn tiền hoạt động linh hoạt hơn, không, tồn quỹ nhiều Bên cạnh đó, do tình hình kinh tế bị khủng hoảng toàn cầu và Việt Nam là một nước đang phát triển nên cũng,

bị ảnh hưởng Do đó, Cơng ty năm 2009 nhận được ít cơng trình do các đơn

vị đều tạm dừng đầu tư, xây dựng trụ sở Vì vậy Cơng ty ít cơng nợ của

khách hàng nên tài sản giảm theo Đồng thời các khoản phải thu ngắn hạn

cũng giảm đi rõ rệt, giảm đi so với năm 2008 là 2.665.279.930 đồng Tốc độ

Trang 35

phát triển bình quân của các khoản phải thu ngắn hạn chỉ là 120,05% Đây là tín hiệu đáng mừng so với 2 năm trước kia khi các khoản phải thu chiếm tỷ

trọng rất cao trong tổng số tài sản lưu động, đầu tư ngắn hạn Có được điều này là do Công ty đã đặc biệt chú ý đến những điều khoản liên quan đến

thanh toán như: biện pháp áp dụng khi khách hàng không thanh toán đúng thời hạn hợp đồng, mức độ và biện pháp áp dụng khi khách hàng vi phạm hợp

đồng đã ký kết

Giá trị hàng tồn kho có xu hướng giảm đi qua 3 năm Nam 2008 va năm 2009 giá trị hàng tồn kho không thay đổi Hàng tồn kho của Công ty chủ

yếu là khoản chỉ phí sản xuất kinh doanh đở dang, đây là đặc thù cơ bản của

một doanh nghiệp xây dựng Xét về tỷ trọng hàng tồn kho năm 2009 chiếm

17,43% tổng tài sản của Công ty, năm 2008 tỷ trọng chiếm 15,03% tổng tài sản của Công ty và năm 2007 chiếm 37,02%

Chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số tài sản của Công ty đó là tài sản

ngắn hạn khác, năm 2007 chỉ tiêu này là 481.396.120 đồng chiếm 2,78% tổng

tài sản, năm 2008 là 0,63%, năm 2009 là 0,73%

Tóm lại tình hình sử dụng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn của

Công ty là tương đối khả quan, thể hiện qua chỉ tiêu phải thu của khách hàng

giảm đi rõ rệt so với 2 năm trước đó, điều đó chứng tỏ Cơng ty đã dần thu hồi

được các khoản nợ của khách hàng không để khách hàng chiếm dụng vốn

Nhìn vào tài sản cố định, đầu tư dài hạn ta thấy chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng tài sản của Công ty qua 3 năm, năm 2007

chiếm 18,62%, năm 2008 là 12,13%, năm 2009 là 13,55% Tuy nhiên, với đặc

thù là một doanh nghiệp xây dựng thì tỷ trọng của tài sản cố định hữu hình

trong tổng số tài sản như vậy là thấp và cũng có xu hướng giảm đi qua 3 năm

Tài sản cố định vơ hình của Công ty là quyền sử dụng đất nên nó không

biến đổi qua các năm

Qua bảng biểu và phân tích trên cho thấy: tổng tài sản của Công ty biến động không đều qua 3 năm, năm 2009 tổng tài sản chỉ có 22.118.411.300

Trang 36

đồng tức là chỉ bằng 86,24% so với năm 2008 Tổng tài sản của Công ty cũng, giảm do tài sản lưu động, đầu tư dài hạn biến đổi không đều, các khoản phải

thu năm 2009 giảm so với 2008 Đây là một tín hiệu tốt chứng tị Công ty không bị ứ đọng vốn lớn Nhưng điều đáng quan tâm ở đây là tỷ trọng tài sản

cố định còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tài sản của Công ty, đây là một điều không hợp lý đối với một doanh nghiệp xây dựng

b) Kết cấu các khoản phải thu của Công ty

Kết cấu các khoản phải thu được thể hiện qua biểu 3.7

Qua biểu 3.2 ta thấy: Các khoản phải thu của Công ty bao gồm: các

khoản phải thu ngắn hạn và các khoản phải thu dài hạn Các khoản phải thu

ngắn hạn của Công ty trong 3 năm có xu hướng giảm xuống, với tốc độ phát triển bình quân là 135,95%, trong đó chỉ có các khoản phải thu của khách

hàng, phải thu nội bộ và các khoản phải thu khác

Các khoản phải thu của khách hàng năm 2007 là 4.253.694.082 đồng,

đến năm 2008 là năm có các khoản phải thu của khách hàng lớn nhất, phải thu

của khách hàng tăng lên 14.629.682.872 đồng Chứng tỏ năm 2008 Công ty đã bị chiếm dụng vốn khá nhiều nhưng cũng đồng thời là do sản lượng của

Công ty cao hơn các năm khác Và đến năm 2009 thì phải thu của khách hàng,

giảm 11.833.813.063 đồng

Các khoản phải thu nội bộ của Công ty trong 3 năm khá cao, trong đó

năm 2007 là 2.086.695.371 đồng, năm 2008 là 2.472.772.361 đồng, tiếp đó

đến năm 2009 lên đến 2.597.284.732 đồng Các khoản phải thu nội bộ này chủ yếu là các khoản mà Công ty cấp vốn cho các đội thỉ công Trong thực tế

thì khoản thu này lchông nên quá cao, nhưng Công ty vẫn chưa hạn chế được tình trạng này

Các khoản phải thu khác tăng dần trong 3 năm, cụ thể trong năm 2007 các khoản phải thu khác là 139.864.125 đồng, năm 2008 tăng lên là 142.260.555 đồng, sang đến năm 2009 tăng lên 148.338.055 đồng Trong 3 năm ta thấy năm 2009 là năm có các khoản phải thu khác lớn nhất

Trang 38

e) Kết cấu hàng tôn kho

Hàng tồn kho của Công ty là các công trình chưa quyết tốn xong hoặc đang chờ thống nhất cùng với bên A giá trị quyết toán

Kết cấu hàng tồn kho của Công ty được thể hiện qua bảng 3.3 Qua bảng 3.3 ta thấy:

Hàng tồn kho của Công ty trong 3 năm giảm đi, năm 2007 lượng hàng

tồn kho là 6.419.467.885 đồng, tiếp đó đến năm 2008 và 2009 lượng hàng tồn kho là 3.854.627.060 đồng Điều này chứng tỏ công tác điều hành, quản lý,

thực hiện quyết tốn cơng trình được đẩy nhanh

Công cụ, dụng cụ trong kho qua 3 năm đều giữ nguyên là 15.000.000 đồng Nguyên nhân là do lượng giáo tiệp cũ không sử dụng và Công ty chưa thực hiện thanh lý, vì vậy Công ty cần thực hiện thanh lý công cụ dụng cụ tồn

kho để thu hồi vốn

Tiếp đó, chỉ phí sản xuất kinh doanh dở dang chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số, năm 2009 là 6.404.467.885 đồng, đến năm 2008 giảm rõ rệt, chỉ còn 3.854.627.060 đồng và đến năm 2009 vẫn giữ nguyên

Biểu 3.3: Kết cấu hàng tồn kho của Công ty

Đơn vi tinh: Dong

T Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Ss

T (%) Céng cu, dung 1 1 trong kho ar 15.000.000 15.000.000 | 15.000.000| 100 Chi phi SXKD dở — Ï 2 | 6,404.467.885 | 3.839.627.060 | 3.839.627.060 | 77.43 dang | Tổng —_| 6.419.467.885 | 3.854.627.060 | 3.854.627.060 | 77,49 (Nguồn: Phòng Tài chính — Kế tốn)

Trang 39

3.1.2 Phân tích cơ cầu nguồn vốn của Công ty

a) Cơ cấu nguôn vốn của Công ty

Vide xem xét, lựa chọn, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn tối ưu luôn là một

quyết định tài chính quan trọng của chủ doanh nghiệp Bởi vì cơ cấu nguồn

vốn có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến lợi ích của chủ sở hữu Cơ cấu nguồn vốn của Công ty được thể hiện qua biểu 3.4

Qua biểu 3.4 ta thấy: Xét về mặt tổng thể ta thấy quy mô về nguồn vốn biến đổi không đều nhau, tốc độ phát triển bình quân đạt 113,71% Nguồn vốn của Công ty trong 3 năm được huy động chủ yếu từ các khoản phải trả,

trong đó năm 2007 khoản này chiếm tới 81,46%, năm 2008 là 86,89% và năm

2009 là 84,22% Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng tăng lên

qua các năm với tốc độ phát triển bình quân là 104,22% thấp hơn tốc độ phát triển bình quân của tổng nguồn vốn Để hiểu rõ hơn bản chất và nguyên nhân của vấn để ta đi sâu phân tích một số khoản mục sau:

Trong nợ phải trả thì chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn chiếm ty

trọng rất lớn trong tổng số nợ phải trả, trong 3 năm chỉ có năm 2007 là có nợ

ngắn hạn thấp nhất, còn lại năm 2008 và năm 2009 thì đều có nợ ngắn hạn

khá cao Nguyên nhân là do nguồn vốn vay ngân hang tăng lên đẻ đáp ứng phục vụ các cơng trình thi công Năm 2008, năm 2009 Công ty nợ ngắn hạn rất cao, đều trên mười tám tỷ đồng, điều này đã ảnh hưởng đến khả năng

thanh toán trước mắt và uy tín của Cơng ty Trong khi đó, năm 2007 tỷ trọng của nợ ngắn hạn chỉ có 77,69% tổng nợ phải trả của Công ty Sự biến động

này có ảnh hưởng rất lớn dến tổng nợ phải trả cũng như tồn bộ nguồn vón

Nợ dài hạn chiếm ty trong nho trong téng số nợ phải trả cụ thể năm 2007 có tỷ trọng 3,77%, năm 2008 chỉ có 2,32%, đến năm 2009 có 2,97%

Về nguồn vốn chủ sở hữu năm 2007 là 3.214.044.412 đồng, năm 2008

tăng lên là 3.361.278.769 đồng, đến năm 2009 tăng lên là 3.490.857.889

đồng, đó là sự tăng lên của nguồn vốn để đáp ứng phục vụ các nhu cầu thi

cơng của cơng trình

Ngày đăng: 20/11/2023, 13:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w