TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA KINH TẾ VÀ QUẦN TRỊ KINH DOANH
KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG TỚI
QUYÉT ĐỊNH THAM GIA DU LICH CONG DONG CUA NGƯỜI DÂN XÃ LAO CHẢI, HUYỆN SA PA, TỈNH LAO CAI
NGÀNH : QUAN TRI KINH DOANH MA NGANH: 401
Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
: Th$ Trần xà
Thế Trịnh Quang Thoại
:_ Nguyễn Thị Huyền Trang
Khoa hoc : 2006-2010
Hà Nội - 2010
—— =—————= —
Trang 2LOI CAM ON
Bài khóa luận này được tác giả thực hiện sau khoảng thời gian tiến hành khảo sát thực địa thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn người dân địa phương và cán bộ xã Lao Chải ~ Huyện SaPa — Lào Cai, với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong khoa, của giáo viên hướng dẫn, của tập thể cán bộ chính quyền địa phương, của bà ngoại, bố mẹ, anh chị và các bạn phòng 304-k10
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tất cả mọi người Đặc biệt là
các thầy cô giáo trong khoa KT ~ QTKD đã tạo điều kiện để em có cơ hội được trình bày kết quả nghiên cứu của mình trước hội đồng chấm thỉ và tập thể sinh viên đến dự, đồng thời xin chân thành cảm ơn bà ngoại, bố mẹ, anh chị và bạn
bè đã động viên khuyến khích em trong thời gian thực tập, sự quan tâm của
mọi người là động lực giúp em hồn thành khóa luận một cách tốt nhất
Ngoài ra, em cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của tập thể
cán bộ chính quyền địa phương, đặc biệt là chủ tịch xã: Má A La cing chi:
Nguyễn Cao Cường - cán bộ tăng cường về địa phương đã hết sức tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập, đồng cảm ơn toàn thể người dân xã Lao Chải, xã Tả Van - Huyện Sapa - Lào Cai, cùng trung tâm thông tin du lịch Lào Cai đã cung cấp những thông tin quan trọng, cần thiết cho quá trình khảo sát và làm khóa luận
Va hơn hết em xin bày tö lòng biết on sâu sắc đến cô giáo: Th.s Trần Thị Tuyết — Giảng viên trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam, người đã trực tiếp theo
đõi và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập, chỉnh sửa tỷ mỷ những bản
thảo sơ khởi cũng như bản báo cáo cuối cùng Cùng thầy giáo: Th.s Trịnh Quang Thoại — người đã chỉ dẫn và cho những ý kiến đóng góp vơ cùng hữu Ích đối với công việc điều tra vào những lúc cần thiết, cũng như trong quá trình viết khóa luận thầy đã giúp đỡ em hồn thiện mơ hình hàm logit
Em xin chân thành: cảm ơn!
Ha NGi, Ngdytsthang 5 nam 2010
Sinh viên thực hiện
gi ii fang
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC SƠ ĐÒ, BẰNG BIEU DANH MỤC TỬ VIẾT TAT
LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG Vi DU LICH CỘNG DONG 1.1 Những lý luận chung về du lịch
1.2 Những lý luận chung về du lịch cộng đồng
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÈ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm tự nhiên
2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
2.3 Tài nguyên du lịch
Chương 3 ĐÁNH GIÁ CÁC NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG TỚI
VIỆC QUYẾT ĐỊNH THAM GIA DU LỊCH CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ LAO CHAI - HUYEN SAPA - LAO CAL
3.1 Quá trình hình thành du lịch cộng đồng tại xã Lao Chải 3.2 Các hoạt động du lịch cộng đồng ở xã Lao Chải
3.3 Tác động của hoạt động du lịch tới đời sống của người dân
3.3 Các nguyên nhân ảnh hưởng tới quyết định tham gia du lịch cộng đồng
của người dân xã Lao Chải 45
3.4 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định tham gia du lịch cộng
đồng 52
Chương 4 ĐỀ XUẤT CÁC GỢI Y NHAM PHAT TRIEN DU LICH CONG DONG TAI DIA PHƯƠNG
4.1, Những thuận lợi và khó khăn khi tham gia du lịch cộng đồng của người
dân địa phương tại xã Lao Chải 157
4.2 Một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của cộng
phương trong hoạt động du lịch
4.3 Một số định hướng nhằm phát triên du lịch cộng đồng tại xã Lao Chai -
Sapa - Lao Cai 65
KET LUẬN
Trang 4DANH MUC BANG BIEU
Biểu 2.1: Tổng hợp về dân số, diện tích đất đai, cơ cấu lao động của xã Lao
Chai và xã Tả Van
Biểu 3.1: Số người đi theo các tuyến du lịch làng bản chủ yếu năm 2009 29 Biểu 3.2 : Bảng so sánh về số người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch của xã Lao Chải vớ
Biểu 3.3 : Tỷ lệ nguồn thu của các hộ điều tra của xã Lao Chải so với Tả Van 36 Biểu 3.4: Biểu so sánh TNBQ/hộ giữa các nhóm hộ tham gia du lịch và
không tham gia du lich f
Biểu 3.5: Nguồn thu nhập của các hộ được điều tra ở Lao Chải so với Tả Van 37
Biểu 3.6 : Cơ cấu chỉ tiêu của đân tộc mông ở Lao chải trong lĩnh vực
đời sống qua 2 giai đoạn
Biểu 3.7: Ý kiến của cán bộ xã về ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến đời 42
Biểu 3.8: Ý kiến của người dân địa phương về lợi ích mà họ được hưởng từ
hoạt động du lịch -„44
Biểu 3.9: Phân tích ảnh hưởng của yếu tố lao động đến quyết định tham gia
du lịch cộng đồng 145
Biểu 3.10 : Ảnh hưởng của yếu tố thu nhập đến quết định tham gia DLCĐ 46 Biểu 3.11: Ảnh hưởng của yếu tố địa bàn sinh sống đến quyết định tham gia
du lịch cộng đồng .47
Biểu 3.12 : Ảnh hưởng của yếu tố dân tộc đến quyết định tham gia DLCĐ 48 Biểu 3.13 : Ảnh hưởng của yếu tố giới tính đến quyết định tham gia DLCĐ 49 Biểu 3.14 : Ảnh hưởng của yếu tố độ tuổi đến quyết định tham gia DLCĐ 50 Biểu 3.15 : Ảnh hưởng của yếu tố trình độ của chủ hộ đến quyết định tham
gia DLCD 51
Biểu 3.16 : Bảng kết quả chạy mé hinh logit 52
sống của người dân
Trang 5
DANH MUC TU VIET TAT DLCD : Du lịch cộng đồng
LHQ : Liên hiệp quốc
TUOTO : Internationalumion ò oñcial travel ( Liên hiệp quốc các tổ chức 1ữ hành chính thức)
UBND :Ủybannhândân
BQL : Ban quản lý DLST : Du lịch sinh thái
VH-TT $DL: Van héa thé thao & du lịch
UNESCO _ : United Nations Educational Scientific and Cultural
Organization (Tổ chức giáo dục, khoa học & Văn hóa của liên
hợp quốc)
BQ : Bình quân
VAC : Vườn ao chuồng
Trang 6LOIMO DAU 1 Lý do nghiên cứu của đề tài
Du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã xuất hiện ở nước ta từ năm 1997 Trải qua hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế cho người dân địa phương
Sau gần 10 năm thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo kết hợp gìn giữ bản sắc các dân tộc thiểu số, mơ hình DLCĐ ở Lào Cai đang được coi là một hướng phát triển du lịch bền vững, phù hợp với điều kiện thực tiễn vùng cao
'Với đặc thù văn hóa ở Xã Lao Chải ~ Huyện Sapa, việc phát triển theo hướng DLCĐ mang đến rất nhiều lợi ích Thứ nhất nhờ có DLCĐ mà đời sống của người dân nơi đây đã dần được cải thiện Bởi phát huy thế mạnh loại hình này, người dân có được nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ cung cấp cho khách, thực tế những nguồn thu này nhiều khi còn lớn hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp Bên cạnh đó, việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng được đây mạnh Hơn nữa, một số lợi ích thiết thực khác như tạo công ăn việc làm, giao lưu văn hoá ngày một mở rộng và đặc biệt là ý thức xã hội về bảo tồn
văn hoá được nâng cao, Thêm vào đó nếu hoạt động DLCĐ được sự ủng hộ và tham gia của đông đảo các hộ gia đình trong xã thì sẽ tận dụng được mọi
tiềm năng và phát huy được thé mạnh của nó Tuy nhiên hoạt động du lịch
vẫn chưa thu hút được sự tham gia của người dân địa phương Có nhiều
nguyên nhân chỉ phối đến quyết định tham gia DLCĐ của người dân ở đây Mà hiện nay chưa có ngphiên cứu nào về vấn đề này để tìm ra giải pháp
khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động này Do đó tơi chọn đề tài: “Đánh giá các ngujên nhân ảnh hưởng tới quyét định tham gia du lịch
cộng đồng của người dân xã Lao Chải - Huyện Sapa - Lào Cai” Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm khuyến khích người dân địa phương tham gia du
Trang 72 Mục tiêu nghiên cứu
- Khái quát một số vấn đề lý luận về du lịch cộng đồng
- Nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng tới quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân xã Lao Chải
- Đề xuất một số biện pháp nhằm khuyến khích người dân địa phương,
tham gia vào DLCĐ và để phát triển DLCĐ ở địa phương 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng DLCĐ ở xã Lao Chải -
Thị trấn Sapa - Huyện Sapa - Tỉnh Lào Cai
- Phạm vì nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng DLCĐ ở xã Lao Chai - Thị trấn Sapa - Lào Cai trong những năm gần đây(2007-2009)
4 Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận chung về du lịch cộng đồng - Thực trạng du lịch cộng đồng ở xã Lao Chải
- Đánh giá các nguyên nhân ảnh hưởng tới quyết định tham gia DLCĐ
của người dân tại xã Lao Chải - Huyện Sapa - Lào Cai
~ Đề xuất các gợi ý nhằm phat trién DLCD tai địa phương
5 Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Phương pháp thu thập số liệu: ~ Tài liệu thứ cấp:
+ Kế thừa các tài liệu và kết quả nghiên cứu đã có về vấn đề có liên
quan đến du lịch, DLCĐ Tham khảo các tài liệu từ giáo trình, sách báo, tạp
chí, mạng internet
+ Thu thập số liệu có liên quan qua sổ sách của xã
-Tài liệu sơ cấp: Thu thập số liệu thông qua việc phỏng vấn các hộ gia đình tại
xã Lao Chải
5.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để đánh giá thực trạng du lịch cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu Các chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu bao
Trang 8gồm: tỷ lệ phần trăm, số bình quân Các chỉ tiêu này được sử dụng để mô tả
thực trạng các chỉ tiêu như thu nhập, số lượng lao động, thu nhập từ hoạt động du lịch của các hộ tham gia cũng như các hộ chưa tham gia vào du lịch cộng
đồng tại địa bàn nghiên cứu
5.2.2 Phương pháp hồi quy tương quan
Quyết định tham gia vào hoạt động du lịch cộng, đồng của người dân tại
địa bàn nghiên cứu gồm hai khả năng: tham gia hoặc khơng tham gia Vì vậy, mơ hình logit được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới quyết định tham gia hoạt động du lịch cộng đồng của người dân Mơ hình có dạng,
cụ thể như sau: Hàm logit có dạng :
1n(Œ/(1-P,)) = bạ + bịXị + bạX¿ † bạX: + bạXc + bạD) + bẹD; † byDạ † e,
Trong đó:
P¡ là xác suất để người dân tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng ; 1 — P;
là xác suất không tham gia vào hoạt động du lịch cộng đồng của người dân Xi là số lượng lao động của hộ (đơn vị tính: số người)
X; là tuổi của chủ hộ (đơn vị tính: năm)
X¿ là trình độ của chủ hộ (đơn vị tính: số năm đi học) X, là tổng thu nhập của hộ (đơn vị tính: triệu đồng/năm),
D; là biến thể hiện dân tộc của chủ hộ: 1: dân tộc Kinh; 0: dân tộc thiểu số
(Mông, Dáy, Dao )
D là giới tính của chủ hộ (1: nam; 0: nữ)
D; là địa bàn sinh sống của hộ (1: gần các địa điểm du lich; 0: xa các địa điểm du lịch)
bi @= 1, 2, ., 7): là các hệ số hồi quy phản ánh ảnh hưởng của các biến Xị, X¿, X;, X,, Dị, Dạ, D đến quyết định tham gia vào hoạt động du lịch cộng
đồng của người dân
Các hệ số của mơ hình Logit chưa phản ánh được ảnh hưởng của các yếu
tố đến xác suất tham gia của người dân vào hoạt động du lịch cộng đồng Ảnh hưởng của các yếu tố này được thể hiện thông qua hiệu ứng biên (Marginal
Effect - ME) Mơ hình Logit và hiệu ứng biên (ME) được ước lượng bằng
Trang 9Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÈ DU LỊCH CỘNG ĐÒNG
1.1 Những lý luận chung về du lịch
1.1,1.Các khái niệm và vai trò về du lịch 1.1.1.1 Các khái niệm về du lịch
Theo liên hiệp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (INTERNATIONAL UNION OFOFFICIAL TRAVEL ORAGNIRATION: IUOTO) du lịch được
hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường
xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải làm
một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sông
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma-Ytalia(21/8-5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ở ngồi nước với mục đích hịa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ
Theo các nhà du lịch Trung Quốc thì du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng lấy sự phát triển kinh tế xã hội làm cơ sở, lấy tổng thể du lịch,
khách thể du lịch, trung gian du lịch làm điều kiện
Theo 1.1 Pirogionic 1985 thì: Du lịch là một dạng hoạt động của cư dân
trong thời gian rảnh rỗi liên quan đến đi chuyển và lưu lại tạm thời ra ngoài chỗ ở thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tỉnh thần,nâng cao trình độ nhận thức văn hóa, thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kình tế, văn hóa
Theo nhà kinh tế học người Áo Josep Stander nhìn từ góc độ du khách
thì: Khách du lịch là loại khách đi theo ý thích ngồi nơi cư trú thường xuyên
để thỏa mãn nhu cầu cao cấp khơng theo đuổi mục đích kinh tế
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một
trong những hình thức di chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, từ một nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc
Trang 10Nhìn từ góc độ kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tê, dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc khơng kết hợp
với các hoạt động thể thao, chữa bệnh , nghiên cứu khoa học và các nhụ cầu
khác
1.1.1.2 Vai trò của du lịch
Du lịch có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội hiện đại thúc đẩy kinh tế văn hóa, góp phần tích cực trong quá trình giao lưu, và tăng cường hiểu biết về văn hóa, củng cố hịa bình, ổn định trong khu vực Xã hội ngày càng phát triển nền kinh tế ngày càng có xu hướng địch chuyển sang các ngành dịch vụ Du lịch là một trong những ngành được chú ý nhất hiện
nay
Du lịch tạo ra nguồn thu nhập lớn Thu nhập này không chỉ trực tiếp từ
doanh thu của ngành du lịch mà còn từ sự tác động của ngành du lịch tới
ngành công nghiệp, nông nghiệp, và các ngành khác to
Phục hồi sức khỏe của du khách đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên xã hội của người du lịch
Góp phần tăng cương sự biểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc và quốc gia
Góp phần sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên nhờ phát triển du lịch mà
các giá trị về tài nguyên và nhân văn được phát hiện, được tôn tạo bảo tồn và phát triển, được biến thành các giá trị kinh tế Rất nhiều vùng núi hay ven biển không thuận lợi cho phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp nhưng cảnh quan thiên nhiên độc đáo, môi trường không bị ô nhiễm là địa điểm lý tưởng cho du lịch,
Là một ngành môi nhọn song mục đích phát triển du lịch không chỉ để phát triển kinh tế mà quan trong hon du lịch trực tiếp góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của quốc gia mình với thế giới và khu vực Qua du lịch khách
Trang 111.1.2 Cée điều kiện để phát triển du lịch 1.1.2.1 Các điều kiện chung
e Những điều kiện chung đối với phát triển hoạt động đi du lịch
~ Thời gian rỗi của nhân dân: Thời gian rỗi của nhân dân là thời gian còn lại dùng cho mục đích du lịch thể thao nghỉ dưỡng Đó la cơ sở cho nhân dân đi du lich, do đó phải nghiên cứu để kích thích người dân đi du lịch nhằm đạt được nhu cầu của họ nhưng không xâm hại đến tự nhiên,môi trường, tài nguyên du lịch, để du lịch phát triển bền vững
-_ Mức sống về vật chất và trình độ văn hoá chung của nhân dân: Thu nhập của nhân dân là chỉ tiêu quan trọng và là điều kiện vật chất để họ có thể tham gia di du lịch Con người đi du lịch phải có thời gian rỗi mà cịn có tiền Trình độ văn hóa chung của nhân dân được nâng cao thì hoạt động đi du lịch cũng được nâng cao Cả hai điều trên nếu tốt thì du lịch sẽ phát triển với khách đi là những người có văn minh, do đó du lịch co cơ hội phát triển bền
vững
- Khơng khí hồ bình ổn định chính trị trên thế giới: Đó là điều đảm bảo cho giao lưu kinh tế, chính trì trên thế giới và kéo theo khách du lịch sẽ đi an toàn, thuận lợi cho du lịch phát triển bền vững
e Điều kiện ảnh hưởng đến hoat động kinh doanh du lịch
~ Tinh hình xu thế phát triển kinh tế, chính trị, hồ bình và Ôn định của đất nước là điều kiện đảm bảo an toàn, là nơi đến lý tưởng của du khách
- Sự có mặt của tất cả các nhân tố trên đảm bảo cho du lịch phát triển mạnh mẽ và bền vững
1.1.2.2 Các điều kiện đặc trưng © Điều kiện về tài nguyên du lịch
Trang 12*) Tài nguyên du lịch nhân văn: là những giá trị văn hoá tiêu biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc Âu thỤ6
những đặc trưng về văn hóa của dân tộc, của địa phương nơi mà khách đến
khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, khách du lịch có thể
Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các di tích lịch sử, di tích lịch sử
văn hoá, phong tục tập quán, lễ hội, các món ăn, thức uống dân tộc, các loại
hình nghệ thuật, các lỗi sống, nếp sống của các tộc người mang bản sắc độc đáo và được lưu giữ cho đến ngày nay
Tài nguyên du lịch nhân văn có các đặc điểm sau:
~ Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính phổ biến bởi vì nó được hình thành
trong q trình sinh hoạt của hoạt động sống của con người Tải nguyên của
mỗi nước, mỗi vùng là khác nhau do đặc tính sinh hoạt khác nhau
- Tài nguyên du lịch nhân văn mang tính tập chung dễ tiếp cận: khác với tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn thường tập trung gần với con người ở các điểm quần cư và các thành phố Tuy nhiên chúng dễ bị tác động có bại nếu như chúng ta khơng có biện pháp quản lý hợp lý
~ Tài nguyên nhân văn mang tính truyền đạt nhận thức hơn là tính hưởng thụ,
giải trí
« Điều kiện sẵn sảng phục vụ khách
Tài nguyên dân cư và lao động: Đây là một nguồn lực để phát triển du lịch, là nguồn cung cấp lao động cho du lịch, là thị trường để tiêu thụ sản phẩm du lịch Đây chính là nhân tố con người, nhân tố quyết định đến sự thành bại của mọi nghành kinh tế, trong đó có du lịch
Trang 13
đường sắt, đường bi trí
), hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở vui chơi giải Chính sách: Đây là nguồn lực - điều kiện tiêu quyết để phát triển du lịch Bởi lẽ một quốc gia dù có giàu có về tài nguyên, nhân lực nhưng thiếu về đường lối, chính sách phát triển du lịch đúng đắn thì du lịch vẫn không thể phát triển được Đường lối, chính sách phát triển du lịch là một bộ phận trong tổng thể đường lối - chính sách phát triển kinh tế xã hội Các đường lối, phương hướng, chính sách kế hoạch, biện pháp cần phải được cụ thể hóa bằng, các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn cụ thể Do sự bùng nổ của du lịch cũng như doanh thu từ nó nên nó trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiêù nước Do vậy cần phải có các chiến lược phù hợp, và do đây là nghành kinh tế liên ngành nên nó có liên quan đến nhiều ngành kinh tế khác nhau vì vậy các chủ
trương, kế hoạch phải được xây dựng một cách đồng bộ, phải mang tính tổng,
hợp và được phối hợp một cách nhịp nhàng Nước ta, cùng với sự đổi mới, Đảng và nhà nước đã hết sức quan tâm đến phát triển du lịch Đường lối, chính sách phát triển du lịch đã được đại hội VI, VII và được cụ thể bằng nghị quyết 45 CP của chính phủ Đã khẳng định vị trí và vai trò của nghành du lịch và đi ra kế hoạch, phương hướng phát triển du lịch Đó chính là điều kiện và nguồn lực để phát triển du lịch
Những cơ hội để phát triển du lịch: Những cơ hội về kinh tế, chính trị,
văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học cũng là nguồn lực để phát triển du lịch Bởi
lẽ thông qua các cơ hội đó mà du lịch tăng thêm nguồn lực khác, là điều kiện
để tuyên truyền, quảng cáo du lịch nước mình Đây chính là cơ hội để phát
triển du lịch Bởi lẽ một nước có chính trị én định sẽ thu hút được khách đến Một nền văn hoá đậm đà bản sắc, thể thao, khoa học, giáo dục phát triển sẽ thu hút sự chú ý của quốc tế Các hội nghị, hội thảo, sự kiện văn hoá, thể thao
lớn cũng là nguồn lực quan trọng
Nguồn lực bên ngoài: Đây là một thành tố không thể thiếu được của một quốc gia nói chung và điểm du lịch nói riêng, phát triển du lịch, đặc biệt là đối
Trang 14với chúng ta một nước đang phát triển, nguồn lực và khả năng hạn chế nên chúng ta cần phải thu hút đầu tư, thu hút khoa học tiên tiến để quy hoạch, phát triển du lịch có kế hoạch và phát triển bền vững
1.2, Những lý luận chung về du lịch cộng đồng
1.2.1 Khái niệm và các đặc trưng về du lịch cộng đồng
1.2.1.1 Khái niệm về du lịch cộng đồng
DLCD là phương thức du lịch do cộng đồng quản lý và hoạt động vì chính cộng đồng DLCĐ cho phép du khách du khách nâng cao nhận thức và
tìm hiểu địa phương, về cộng đồng và về cuộc sống đời thường của họ DLCD dé cao sy bền vững về mơi trường và văn hóa xã hội
DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại lợi ích về kỉnh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường
và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu
phát triển KT-XH của địa phương có dự án
DLCĐ là hình thức du lịch khá phổ biển hiện nay nhằm gop phan ting
thu nhập cho cư dân địa phương Đây là hình thức du lịch tận hưởng khơng
gian thanh bình, tĩnh lặng giữa thiên nhiên ở các vùng quê hay miền núi mà ở đó khơng có những nhà hàng, khách sạn sang trọng, người đi du lịch sẽ ở tại chính nhà dân, ăn thức ăn họ ăn, tại đây du khách có cơ hội tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào đân tộc nơi họ đến
Một số yếu tổ đưới đây được đưa vào khái nigm DLCD tại Việt Nam : - Tính bền vững: DLCĐ cần phải mang tính bền vững cả về khía cạnh văn hóa lẫn môi trường, nghïa là phải bảo tồn được các tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực xã hội cho mục đích sử dụng lâu dài DLCĐ phải quan tâm đến những lợi ích trrớc :nất và lâu dài cùng những kết quả do những thay đổi mà DLCĐ mang lại Do vậy, tính bền vững khơng chỉ là những việc làm thực tế như thu gom rác thải mà còn là thái độ tích cực và nhận thức rõ ràng về các
giá trị văn hóa và thiên nhiên của địa phương
Trang 15+ Giao quyền: Cộng đồng địa phương được khuyến khích tham gia và tốt nhất được đảm nhận trách nhiệm ra quyết định, thực thi, điều hành các hoạt động và dự án du lịch
+ Quyền sở hữu: Cần chú trọng tới nhận thức và thái độ của cộng đồng về
tài nguyên văn hóa và thiên nhiên của địa phương Cộng đồng nên nhìn nhận mình là “ người trông coi di sản ”
+ Bảo tồn và bảo vệ tài nguyên: Liên quan tới nhiều khía cạnh của tính bền vững ( kinh tế, môi trường, xã hội )
+ Duy trì thu nhập: Việc chia sẻ lợi nhuận từ hoạt động du lịch nên dựa trên sự đóng góp của cộng đồng đối với ngành du lịch Hơn nữa, nên có một sự phân chia công bằng ( không có độc quyền ) ngay trong cộng đồng
Hợp tác chiến lược: Để dẫn tới thành công, du lịch cộng đồng địi hỏi phải có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các đối tác chiến lược
1.2.1.2 Các đặc trưng của du lịch cộng đồng
Đối với DLCĐ, người dân địa phương có điều kiện tham gia hoạt động đu lịch thu được lợi ích và có thẩm quyền lớn hơn trong việc ra các quyết định việc hoạch định phát triển
+ Cộng đồng địa phương tham gia hoặc chịu trách nhiệm ra quyết định, thực thi và điều hành các dự án
+ Cộng đồng dân cư có đối tác liên quan du khách, có trách nhiệm bảo
vệ tài nguyên văn hóa và thiên nhiên của địa phương
+ Các thành viên của cộng đồng được chia sẻ lợi ích từ hoạt động du lịch
Khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia và hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch Du lịch cộng đồng cải thiện đời sống, tăng thêm lợi ích cho
cộng đồng địa phương trên cơ sở cung cấp về kiến thức, những kinh nghiệm
thực tế để đa số người dân có thể tham gia vào việc quản lý, vận hành dịch vụ du lịch cộng đồng nhằm tạo việc làm tăng thu nhập của người dân địa phương, giúp họ xóa đói giảm nghèo
Trang 16- DLCĐ có thể phát triển tại các khu vực khơng có điểm đặc biệt về tài
nguyên tự nhiên, nhưng có đặc trưng riêng về văn hóa
- Các sản phẩm, dịch vụ du lịch cộng đồng được phát triển phù hợp với | điều kiện tự nhiên, Các sản phẩm mang bản sắc địa phương, văn hoá địa
| phương, giảm thiểu các tác hại
| -DLCĐ có thể phát triển tai các đô thị
i 1.2.2 Mục tiêu của du lịch cộng đồng
| Ting niing lyc cho cong ddng dan cu
| ~ Trong việc đưa ra các quyết định;
| ~ Quản lý tổ chức điều hành kinh doanh du lịch để nâng cao thu nhập,
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư
4 © Dong gop tích cực vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa
| phương:
| ~ Tăng thu nhập
- Phát triển hạ tầng
~ Nâng cao trình độ văn hố, nghiệp vụ chun mơn
s_ Thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh lạc hậu, phát triển kinh tế hàng
hố
© Tăng trách nhiệm bảo tồn thông qua việc cung cấp các sản phẩm du
lịch có trách nhiệm và có hoạt động đóng góp vào bảo tồn bảo vệ môi
trường,
1.2.3 Các nguyên tắc của du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng đã xuất hiện ở nước ta từ năm 1997 Trải qua hơn một thập kỷ hình thành và phát triển, du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích về
mặt kinh tế cho người dân địa phương Bắt đầu từ nhu cầu của các khách du lịch nước ngoài, muốn tự khám phá và tìm hiểu văn hóa ở Việt Nam Các công ty lữ hành đã tìm hiểu và xây dựng nên những địa điểm du lịch cộng đồng Hiện nay các công ty du lịch có rất nhiều lựa chọn cho tour du lịch cộng,
Trang 17đồng như Sín Chải, hồ Ba Bề, vườn Quốc gia Bến En, Huế Du khách sẽ tìm thấy những phút giây yên bình với cảnh thiên nhiên hoang sơ ở đó
Với đặc thù văn hóa ở nước ta, việc phát triển theo hướng du lịch cộng đồng mang đến rất nhiều lợi ích Thứ nhất, du lịch cộng đồng giúp bảo tồn
nền văn hóa bản địa Thứ hai, du lịch cộng đồng còn mang lại lợi ích thiết thực về kinh tế cho người dân địa phương Bên cạnh đó, tuy phát triển du lịch nhưng mặt khác vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa vốn có của các dân tộc bản địa Sau đây là những lợi ích cụ thẻ
1.2.3.1 Tạo cơ hội việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương, Du lịch cộng đồng tạo cơ hội việc làm và giúp người dân địa phương tăng thu nhập bằng cách cung cấp các dịch vụ du lịch như:
Lưu trú tại gia( Homestay)
Hướng dẫn công việc nhà nông Dịch vụ ăn uống
Dịch vụ vận chuyển
Dịch vụ dẫn khách thăm bản làng 1.2.3.2 Bảo tồn các giá trị văn hóa
Nâng cao lòng tự hào của người dân về các đặc trưng văn hóa của địa phương
Khôi phục và giư gìn các trị chơi dân gian, lêc hội truyền thống,sinh
hoạt văn hóa cộng đồng, qua các hoạt động biểu diễn văn nghệ cong đồng,
thăm quan các điểm văn hóa như đình, chùa, nhà thờ
Nâng cao hiểu biết về văn hóa của các vùng, miền, đất nước khác cho cộng đồng qua việc giao lưu với khách du lịch
Giúp cộng đồng nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo tồn các giá trị văn hóa với việc phát triển kinh tế của địa phương
1.2.4.3 Phát triển cộng đồng
Cải thiện mức sống gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương
Trang 18Nâng cao kỹ năng và hiểu biết cho cộng đồng qua công tác tập huấn, hội họp, tham gia cung cấp dịch vụ và quản lý các hoạt động du lịch sinh thái
Góp phần thúc đẩy bình đẳng giới, tăng cường sự tham gia của phụ nữ,
và quyền ra quyết định cho cộng đồng địa phương
1.2.3.4 Góp phần bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học
Hạn chế việc chặt phá rừng, săn bắn thú hoang và khai thác thủy sản một cách quá mức
Giúp cộng đồng nhận thấy trách nhiệm và lợi ích của việc bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế địa phương
Giáo dục môi trường cho cộng đồng và du khách thông qua hoạt động du
lịch
Đóng góp kinh phí cho cơng tác bảo vệ môi trường 1.2.4 Các cách thức phát triển du lịch cộng đồng
e Cộng đồng địa phương tự tổ chức toàn bộ các khâu cung ứng các sản phẩm du lịch:
~ Thiết kế sản phẩm, tua tuyến, dịch vụ du lịch
- Đầu tư phát triển các sản phẩm mới hoặc gia tăng giá trị của sản phẩm
hiện có
~ Tiếp thị và bán sản phẩm
~ Tổ chức quản lý và phục vụ khách
~ Thực hiện các hoạt động bảo tồn
~ Tổ chức phân chia hợp lý
~ Nhu cầu du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng sẽ tiếp tục phát
triển do: Thu nhập, thời gian nghỉ có lương tăng; hoạt động đầu tư và kinh doanh phát triển; bỏ hoặc nới lỏng cấp thị thực; quan hệ ngoại giao; hoạt động xúc tiến, quảng bá, sức ép của cuộc sống đô thị
~ DLCĐ được triển khai tại nhiều nước, đặc biệt là các nước nghèo (Lào,
Népan, Butan, .) đang được các tổ chức tài trợ phát triển DLCĐ và nó là một
cơng cụ giảm nghèo hữu hiệu
Trang 19© Cac hing li hanh t6 chite ban tua va ký hợp đồng với các nhóm cộng, đồng cung cấp các dịch vụ nhu cầu ăn, ngủ, hướng dẫn, thưởng thức
văn hóa, nghệ thuật
e Cộng đồng địa phương, chủ kinh doanh địa phương liên kết với các
công ty đu lịch, đại lý du lịch để tổ chức bán và thực hiện các chương trình dịch vụ du lịch
1.2.5 Vị trí, vai trị cũa các đối tác tham gia vào du lịch cộng đồng
© Cộng đồng địa phương
~ Đánh giá tiềm năng để ra các quyết định về đầu tư, phát triển du lịch - Đầu tư phát triển và cung ứng các sản phẩm dịch vụ du lịch;
~ Tiến hành các hoạt động bảo tồn
- Chủ động liên kết với các đối tác để tổ chức quản lý và tham gia công tác bảo tồn
- Xây dựng các qui chế quản lý, tự quản, phân chia lợi ích
s_ Chính quyền Trung ương, địa phương và các cơ quan quản lý du lịch - Hình thành khung pháp lý về phát triển du lịch, bảo tồn, quản lý môi
trường, sử dụng lao động
- Lập quy hoạch
- Ban hành chính sách khuyến khích phát triển
~ Trực tiếp hỗ trợ vốn cho cộng đồng dân cư, hộ kinh doanh - Cung cấp dịch vụ tư vấn, tiếp thị, đào tạo
© Cac céng ty du lịch, lữ hành
- Sử dụng người dân địa phương vào các hoạt động du lịch
~ Tham gia vào quá trình nghiên cứu tiềm năng Du lịch
~ Thiết kế tour tuyến, sản phẩm Du lịch
~ Nghiên cứu thị trường - Tuyên truyền quảng bá
~ Tổ chức nguồn khách
~ Liên kết khai thác tài nguyên du lịch
Trang 20- Đóng góp cho hoạt động bảo tổn, tổ chức các hoạt động bảo vệ môi
trường, giáo dục du khách
- Hỗ trợ tài chính, đào tạo cho cộng đồng
© Các cơ quan bảo tồn:
- Cung cấp các thông tin tư liệu
- Xây dựng hoặc hỗ trợ xây dựng các tua tuyến, sản phẩm du lịch - Thu hút người dân địa phương vào hoạt động bảo tồn
- Phối hợp với cộng đồng địa phương cung cắp các dịch vụ e Các tổ chức phi chính phủ
- Hỗ trợ về tài chính
- Hỗ trợ xây dưng qui hoạch, kế hoạch phát triển du lịch - Hỗ trợ xây dựng các chính sách phát triển du lịch - Hỗ trợ kỹ thuật triển khai các dự án du lịch cộng đồng ~ Nâng cao năng lực cho cộng đồng, chính quyền địa phương e Khách du lịch:
- Hiểu và tôn trọng môi trường tự nhiên, đặc trưng văn hóa của địa
phương
~ Tuân thủ các quy định và quy tắc ứng xử ở địa phương
~ Có trách nhiệm trong việc sử dụng các sản phẩm du lịch
- Hỗ trợ cho cộng đồng địa phương về tài chính, kinh nghiệm
1.2.6 Tác động qua lại giữa du lịch cộng đồng với người dân địa phương Du lịch cộng dồng ngay cả cái tên của loại hình du lịch này cũng đã nói lên mối quan hệ mật thiết với cộng đồng dân cư Những yếu tố thu hút sự quan tâm của lchách du lịch đến với cộng đồng địa phương rất đa dạng như: Các yếu tố văn hóa, di tích lịch sử, kiến trúc, văn hóa, văn nghệ, truyền thống,
tập quán sinh hoạt, trang phục, âm nhạc, tôn giáo,ngôn ngữ, ngành nghề
truyền thống và các món ăn địa phương, chốn nghỉ và các dịch vụ du lịch khác Vì vậy du lịch cộng đồng dù chỉ đi tham quan, khám phá thiên nhiên thì vẫn khơng tránh khỏi mối quan hệ với cộng đồng địa phương
Trang 211.2.6.1 Tầm quan trong của hoạt động du lịch cộng đồng đối với người
dân địa phương
Du lịch cộng đồng đem lại lợi ích thiết thực đối với người dân thể hiện
ở chỗ: Trước hết, người dân có được nguồn thu trực tiếp từ các dịch vụ cung
cấp cho khách và những nguồn thu này đôi khi lớn hơn rất nhiều so với sản xuất nông nghiệp Tiếp đến là những lợi ích từ việc phát triển cơ sở hạ tầng Ngồi ra, cịn những lợi ích thiết thực khác như công ăn việc làm, giao lưu văn hoá và đặc biệt là ý thức xã hội về bảo tồn văn hoá được nâng cao.Việc tổ chức các điểm du lịch ở các thôn, bản giúp người dân ở các bản này có nguồn thu nhập khá ổn định Không chỉ tạo nguồn thu trực tiếp từ việc cung cấp các
địch vụ cho khách du lịch, du lịch cộng, đồng còn giúp người dân tự ý thức gìn
giữ nếp sống hàng ngày, bản sắc văn hóa, mơi trường trong lành và sự thân thiện với du khách Về mặt chiến lược, để phát triển du lịch vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, chúng ta chú trọng loại hình du lịch cộng đồng, để khai
thác được các giá trị văn hóa bản địa, tạo được công ăn việc làm, cải thiện thu
nhập và có ý nghĩa lớn trong xóa đói giảm nghèo Nhưng để phát triển bền
vững, chúng ta phải quan tâm đến lợi ích cộng đồng đầu tiên, từ đó phát huy giá trị của văn hóa bản địa để phục vụ du khách
1.2.6.2 Tầm quan trọng của cộng đồng cư dân đối với hoạt động du lịch
cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương vao hoạt động du lịch là
hết sức quan trọng Hiéu qué cia hoat động du lịch cộng đồng tỷ lệ thuận với số dân cư của cộng đồng tham gia và được hưởng lợi ích từ hoạt động du lịch cộng đồng Mục tiêu của du lịch cộng đồng là sử dụng các nguồn lực địa
phương Qua đó dân cư địa phương phát huy vai trò làm chủ trong việc quản
lý tài nguyên, giám sát các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến họ Những nhà hoạch định không phải người bản địa thường không nhạy cảm với các nhu cầu
Trang 22Chương 2
DAC DIEM CƠ BẢN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 2.1 Đặc điểm tự nhiên
© Vj tri dja lý của xã
Lao Chải thuộc địa phận huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị
trấn Sa Pa khoảng 6 km đi về phía Đơng Nam
Bản nằm trong một thung lũng Mường Hoa đẹp, có những thửa ruộng bậc thang cao thấp, uốn lượn, điểm xuyến là những ngôi nhà gỗ mộc mạc của người H"mông Với tổng diện tích tự nhiên là: 2830 km” và có danh giới như sau: _- Phía Bắc giáp với xã Ý Linh Hồ
- Phía Nam giáp với xã Tả Van
- Phía Đơng giáp với xã Hầu Thào
~ Phía Tây giáp với huyện Than Uyên — Lai Châu
Với điều kiện về vị trí địa lý như vậy cùng với việc nằm ngay gần thị trấn sapa nên xã có nhiều điều kiện phát triển ngành du lịch đặc biệt là du lịch
cộng đồng
¢ Về khí hậu thủy văn
Xã mang khí hậu của vùng núi cao, gió mùa khơng rõ rệt Nhiệt độ bình
quân là 15,5°C, tối đa là trên 30°C thấp nhất là 1°C
Tổng số giờ nắng bình quân là 1.398 giờ Tháng tư có số giờ nắng cao nhất là 165 giờ, thấp nhất vào tháng mười có số giờ nắng là 74 giờ Trải qua
mùa mưa từ tháng 5-9, lượng mưa xuất hiện lớn nhất vào tháng 7-8, lượng
mưa bình quân là 2.064mm, cao nhất là 4.023mm và thấp nhất là 1.763mm, độ Âm từ 75-91%, trung bình la 86%
Hướng gió phô biến nhất là từ tây sang đông, vào tháng 3-4 hàng năm
lại có gió nóng từ Than Un thơi sang mang theo hơi nóng và khô ảnh hưởng
tới đời sống sinh vật và dễ xảy ra cháy rừng trong tháng này, ở những khu vực có địa thế cao, mây mù thường xuyên xuất hiện quanh năm tại đây độ Âm
Trang 23không khí rất lớn gần như bão hòa, lượng nước bốc hơi bình quân năm là 865,5mm, thấp nhất là 684,8mm
2.2 Đặc điểm kinh tế xã hội © Dân số và lao động
Địa bàn xã Lao Chải chia làm có 4 thôn: thôn Hàng, thôn Lý Lao Chải,
thôn Lồ, thôn San Đây là nơi sinh sống của 3 dân tộc: HMông, Dao, Tày
nhưng người H?Mông vẫn chiếm đa số Các thôn này nằm rải rác trên địa bàn
của cả xã và có những phong tục tập quán khác nhau.Tuy mới làm du lịch
nhưng Lao Chải đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của rất nhiều du khách, nhất là những du khách nước ngoài Về chỗ ăn nghỉ, hiện đã đã có hơn chục hộ chính thức tham gia và có thể đón được gần 100 du khách/ngày
Theo số liệu thống kê năm 2009 của xã Lao Chải thì hiện nay xã có 539
hộ gia đình trong đó có 14 hộ tham gia vào hoạt động du lịch “Thấp hơn so
với Tả Van và Bản Hồ rất nhiều Tổng số dân toàn xã là: 3216 người, chủ yếu ém 94,34% dân số của xã
Do Lao Chải là một xã thuần nông nên lao động trong ngành nông lâm
là người H'mông c
nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao, còn trong các ngành khác như thương mại dịch vụ, tiểu thủ cơng nghiệp thì khơng đáng kể
Tình hình dân số và lao động trong xã Lao Chải có quy mô lớn và phần đông là lao động trong ngành nông lâm nghiệp Yêu cầu đặt ra là cần chuyển địch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thương rnại dịch vụ lên, nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch của xã
đồng thời tạo công ăn việc làm cho nhân dân giải quyết lao động dư thừa trong lúc nông nhàn
Trang 24Biéu 2.1: Tổng hợp về dân số, diện tích đất đai, cơ cấu lao động của xã Lao Chai va x Ta Van
STT Chỉ tiêu thông kê Lao Chai Ta Van
I |Dansd
1 | Sốhộ gia đình (hộ) 539 552
2 _ | Số hộ kinh doanh du lịch (hộ) 14 4
3 | Số nhân khẩu (người) 3.216 3.350
4 | Lao động trong ngành Nông Lâm nghiệp (người) 1.348 1.997 5 _ | Lao động trong ngành thương mại địch vụ (người) 666 845
IL | Diện tích đất đai (ha)
1 Ƒ Tỗng diện tích tự nhiên 2.830 6.791 2 | Đấtnông nghiệp 207 318,22 Đất trồng lúa 105 1729 3_ | Đất lâm nghiệp 1.742 5.243,2, 4 | Đấtchuyên dung 35 40,47 5 | bate 75,6 36,3 6 | Dat chua sử dụng 665.4 1102/81 II | Tỷ lệ dân tộc (%)
1 | Dan toc kinh 2,64 58
2 | Dan toc H’Mong 94,34 23,53
3 | Dan tc Dao 114 11,58
4 [Din thc Tay 0,86 0
5 | Din tc Gidy 0 55,87
6 | Dan toc khác T 3,66 3,22
(Ngn: Phịng thơng kê và phịng địa chính các xã) e Về kinh tếxã hội
Nền kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp và thương mại dịch vụ Đối với sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác nương rẫy,làm ruộng trình độ canh tác còn thấp, một số cộng đồng sống định cư lâu dài ở Lao Chải tạo ra hệ thống ruộng bậc thang khá bền vững, bình quân mỗi ha cho thu hoạch được khoảng 8320kg/ha
Trang 25Một số loại hình kinh tế nông lâm nghiệp khác:
~ Trồng thảo quả dưới tán rừng, đây là loại cây có giá trị lớn vừa làm hương liệu gia vị lại có tác dụng làm thuốc rất tốt Giá trị kinh tế của cây thảo quả cao hơn nhiều so với các cây nông lâm nghiệp khác Giá của 1kg thảo quả có lúc bán được 180.000 đồng/kg
- Ngoài ra người dân còn trồng một số loại cây khác như khoai tây,
dong riềng, các cây họ đậu, măng tre Người dân day còn khai thác đặc
sản rừng đem đi bán để tăng thu nhập như Mộc nhĩ, Nấm hương, Nắm linh
chỉ, cây thuốc, Phong lan :
© Về cơ sở hạ tầng của xã
Từ khi hoạt động du lịch phát triển mà đường sá được cải thiện và nâng cấp lên rất nhiều Đường đi xuống trung tâm xã đã có cải thiện hơn trước rất nhiều tuy nhiên đường đến các thôn rất nhỏ và có độ dốc lớn nên đi lại vẫn cịn khó khăn Qua khảo sát thì xã có bưu điện nên việc giao lưu với
miền xuôi và các vùng lân cận khơng cịn khó khăn như trước nữa
Địa bàn xã có một trường mẫu giáo, một trường tiểu học, một trường cấp hai tuy nhiên tình hình giáo dục hiện nay vẫn thấp Tỷ lệ học sinh nữ đến trường thấp hơn nhiều so với hoc sinh nam, nguyên nhân là do học sinh nữ
thường bỏ học lên thị trấn bán hàng rong nhiều
Ngoài ra trên địa bàn xã cịn có một trạm y tế, các thơn bản thường xun có cán bộ y tế đến tuyên truyền về sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêm chủng cho trẻ em và tiêm phòng sốt rét
2.3 Tài nguyên du lịch
2
.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Lao CHải là một trong những xã vùng cao chứa đựng nhiều vẻ đẹp rất tự nhiên và bí ẩn như: bãi Đá Cổ, ruộng Bậc Thang, suối Mường Hoa, những con đường mòn nên đây là điểm dừng chân khá lý tưởng cho khách du lịch
trong và ngoài nước Tuy nhiên so với các địa phương lân cận thì Lao Chải
khơng có nhiều điểm du lịch bằng
Trang 262.3.1.1 Bãi đá cỗ kỳ lạ
Sa Pa không những nỗi tiếng với khí hậu mát mẻ, cảnh quan kỳ thú đo thiên nhiên ban tặng và những phong tục tập quán còn giữ được nhiều nét nguyên sơ trong đời sống của đồng bào các dân tộc mà còn được du khách biết đến bởi di tích của bãi đá cổ với những khắc dầu kỳ lạ
Bãi đá nằm rải rác trong thung lũng Mường Hoa, thuộc các xã Lao Chải, Hầu Thảo, Tả Van tại dốc triền đồi và cạnh một con suối lượn quanh phía dưới thung lũng, cách thi tran Sa Pa 7 km Bãi đá cổ trải rộng 8km? với gần 200 khối đá quanh con suối Mường Hoa là một minh chứng về sự xuất hiện của
người sử nơi đây Trên mặt các khối đá là những hoa văn kỳ lạ với nhiều
hinh dang: bậc thang, hình người, con đường, chữ viết có những rãnh tròn
khá giống biểu tượng mặt trời, những biểu tượng sinh sôi, nhiều những vạch kẻ
lạ mắt, dường như mang những ý tưởng, thông điệp của người xưa mà thời nay
chưa giải thích được Hơn 100 năm nay, từ ngày người Pháp tìm ra Sa Pa và đã
có rất nhiều học giả, nhà nghiên cứu và thầy trò Trường đại học Mỹ thuật đã dày cơng nghiên cứu tìm-tịi để mong muốn hiểu được những thông điệp trên
đá mà người xưa gửi lại
Bãi đá cổ Sa Pa là một trong những di sản thiên nhiên quý giá, chuyển tải
vẻ đẹp nguyên sơ của một vùng đất, thu hút khách du lịch tới thăm và chiêm
ngưỡng
Trang 27Tháng 10 năm 1994, bãi đá cổ Sa Pa được Bộ Van héa - Thong tin (Nay là Bộ VH,TT&DL) cơng nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia và hiện đang được Nha nước dé nghị UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới
2.3.2.2 Ruộng Bậc Thang
Giới thiệu về ruộng bậc thang và vùng du lịch Sa Pa nỗi tiếng của Việt Nam, Travel and Leisure viết: "Với cảnh quan tuyệt vời trông giống như chiếc
thang leo lên bầu trời của những thửa ruộng bậc thang, Sa Pa đã trở thành một
trong những điểm thu hút du khách của Việt Nam"
Tập hợp ruộng bậc thang của người Mông, người Dao và người Giáy ở
thung lũng Mường Hoa (Tả Van, Lao Chải) Đặc biệt, ở thung lũng Mường
Hoa, hệ thống ruộng bậc thang từ suối Mường Hoa lên lưng chừng núi có diện
tích gần 10km2 Ruộng bậc thang ở xã Lao Chải có từ hàng trăm năm nay và
đều do những đôi bàn tay tài hoa, cần mẫn của người Mông, đời đời nói tiếp nhau kiến tạo nên Những cánh đồng bậc thang không chỉ là những danh thắng
của quê hương luôn thu hút du khách tới chiêm ngưỡng, mà nó cịn là những bồ
thóc khơng bao giờ vơi của đồng bảo các đân tộc Đó cũng là kết quả của phương thức canh tác nông nghiệp bền vững từ xa xưa, nhất là khi thực hiện
những chiến dịch ra quân thi dua làm ruộng bậc thang để định canh, định cư theo lời dạy của Bác Hồ và chủ trương của Tỉnh uỷ Lao Cai cách đây 50 năm
Trang 28Càng giá trị hơn bởi nhiều khu ruộng bậc thang ngày nay đang góp phần
tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho xã vùng cao Lao Chai Boi vi đây là
những điểm đến khá hấp dẫn và không thể thiếu của rất nhiều du khách nước
ngoài khi chọn tour tới Lao Chải Vẻ đẹp kỳ thú của phong cảnh ruộng bậc
thang và mây núi Lao Chải cũng đã tạo ra nguồn cảm xúc cho khơng ít văn nghệ sỹ tài danh sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật làm say đắm biết bao
người
Hiện nay, ngành VH-TT & DL tỉnh Lào Cai đang tiến hành nghiên cứu, lập hồ sơ đề nghị được công nhận là di sản quốc gia; đề xuất Cục Di sản văn hóa và cơ quan hữu quan đề nghị UNESCO công nhận cả quần thể ruộng bậc thang, bãi chạm khắc đá cỗ và vườn quốc gia Hoàng Liên là di sản thế giới 2.3.1.3 Suối Mường Hoa
Suối Mường Hoa trải dài khoảng 15 km dọc theo thung lũng Mường
Hoa, qua các xã Lao Chai, Ta Van, Hau Thao va kết thúc ở Bản Hồ Dòng suối như con trăn khổng lồ ngoằn ngoèo, uôn lượn bên những triền ruộng bậc thang
Vào mùa lúa chín, sắc vàng từ những tràn ruộng soi bong xuống đòng nước
trong xanh làm tôn thêm vẻ đẹp huyền ảo của thung lũng Mường Hoa
Đổ về dịng suối này có khoảng 22 con suối nhỏ bắt nguồn từ những cánh rừng, khe núi khiến dòng suối này bốn mùa tuôn chảy Để dé dang qua lai đôi bờ, những cư dân ven suối đã làm những chiếc cầu mây vắt ngang,
Trang 29dong suối bên những cây cổ thụ rêu phong Những chiếc cầu mây đã góp
phan điểm tơ cho dịng suối và cũng là nơi thu hút khá nhiều khách du lịch
2.3.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
se Nghề thêu thổ cẩm
Théu thổ cẩm là một loại nghề truyền thống, gắn với nét văn hóa đặc
trưng của đồng bào dân tộc ở Lào Cai nói chung và xã Lao Chai ni
lêng
Các sản phẩm từ nghề dệt, thêu thổ cẩm chủ yếu do đồng bào sản xuất, để phục vụ nhu cầu sử dụng trong gia đình Trong những năm gần đây, khi hoạt động kinh doanh của ngành du lịch phát triển, nhu cầu về sử dụng và tiêu dùng của khách du lịch đối với mặt hàng thổ cẩm sản xuất bằng phương pháp thủ công ngày một lớn Thổ cẩm trở thành món q khơng thể thiếu được cho mỗi dụ khách sau mỗi lần đặt chân tới những miền đất của Lào Cai Từ đó, nghề dệt, thêu thổ câm được phục hồi và phát triển tương đối nhanh, với hàng, chục ngàn mét vải thổ cẩm được sản xuất mỗi năm Các mẫu mã được lấy
cảm hứng từ cuộc sống và cách điệu tạo nên những sản phẩm công phu, giàu tính sáng tạo, với những họa tiết trong sáng, gần gũi với thiên nhiên, đời sống người dân bản địa, đó là hoa lá, chim muông, cây cỏ, trời mây Bằng các nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, như sợi bông, sợi lanh, lá trầu, cú nghệ, lá
cơm xôi, cỏ phạy qua bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ tỉnh tế của người phụ nữ đã thêu, dệt nên những tấm vải đủ màu sắc, hoa văn mang đậm giá trị bản sắc dân tộc Để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của thị trường, sản phẩm được làm từ thố cẩm cũng trở nên đa dạng, phong phú hơn với những chiếc ba lơ, túi khốc du lịch, những chiếc khăn tay, ví đựng tiền, túi xách tay, bao gối và các tắm áo chồng thơ cảm đủ sắc màu rực rỡ
e Lễ hội Gầu-Tào của đồng bào dân tộc H?mông ở Lao Chai
Khi hoa đào nở thắm hồng sườn núi Hoàng Liên, hoa mận trắng xoá rừng biên giới, người Mông ở Lao Chải lại tấp nập mở hội Gầu Tào - lễ hội tìm
người yêu
Trang 30Gau Tao trong tiéng Mông có nghĩa là “chơi ngồi trời”, tiếng Quan Hoa
là “Sải Sán” - tức đạp núi Nếu như người Dao đỏ có chợ tình để trai gái tâm
tình tìm người u thì người Mơng có hội “Gầu Tào” giúp trai gái nên duyên vợ chồng
Gầu Tào là lễ hội truyền thống của người Mông, được tổ chức theo hình thức luân phiên Hằng năm người Mông đều họp và chọn một gia đình trong cộng đồng chịu trách nhiệm đứng gia tổ chức Được thay mặt cộng đồng người Mông tỗ chức hội Gầu Tào là một niềm vinh dự lớn của bắt cứ gìa đình
dịng họ nào trong làng bản
Trang 31Chương 3
pANH GIA CAC NGUYÊN NHÂN ANH HUONG TOI VIEC QUYET
DINH THAM GIA DU LICH CONG DONG CUA NGUOI DAN XA LAO CHAI - HUYEN SAPA - LAO CAI
3.1 Quá trình hình thành du lịch cộng đồng tại xã Lao Chải
Những năm trước đây, mặc dù Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã có sức hấp dẫn khá lớn đối với du khách cả trong nước và nước ngoài, nhưng đồng bào các dân tộc nói chung và người Mơng ở Lao Chải nói riêng vẫn còn rất mơ hồ về khái
niệm “du lịch”
Từ những sản phẩm thủ công, bán được cho du khách, bất kể tây hay ta, một đơi chiếc vịng, tắm áo thổ cẩm hay giỏ mận tím đã là niềm vui lớn Những đặc sản ấy hầu như không được chăm chút là máy, có sao đem bán
vậy
Từ khi có Dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng (năm 2001), người Mông ở Lao Chải đã học làm du lịch, ban đầu chỉ là tổ chức sinh hoạt trong
“nhà cộng đồng” tại bản làng
Những năm gần đây, loại hình du lịch bản làng ở Sa Pa phát triển nhanh và đặc biệt hấp dẫn khách quốc tế Bà con các dân tộc ở Lao Chải không chỉ có cơ hội giới thiệu đến du khách những giá trị văn hoá độc đáo mà còn tăng,
thu nhập, làm giàu Chị Thào Thị Máy ở thôn Hàng - xã Lao Chải cho biết:
“Nhờ làm du lịch, bán thổ cấm mà nhiều gia đình ở Lao Chải đã thoát nghèo, có của ăn của để, nhà cửa khang trang và được tiếp cận với nếp sống mới văn
minh hơn”
Sự thay đổi sâu xa hơn mà Dự án này đem lại nằm ở chỗ: ý thức về vệ sinh, giữ gìn mơi trường thiên nhiên, môi trường sống và tổ chức sinh hoạt
trong gia đình Nhiéu ba con dân tộc Mông đã tham gia hướng dẫn khách du
lịch leo núi, nhất là trong hành trình chỉnh phục đỉnh Phanxipăng, đồng thời đảm nhiệm-việc thu gom các loại rác thải trên đường đi để làm sạch môi
trường
Trang 32Tất cả mới chỉ là bước đầu trên con đường chuyên nghiệp hoá du lịch, việc người Mơng ở Lao Chải tích cực tham gia làm du lịch đã góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của xã và du lịch cộng đồng đã hình thành từ đây 3.2 Các hoạt động du lịch cộng đồng ở xã Lao Chai
3.2.1 Dịch vụđi treckking
Dịch vụ treckking qua Lao Chải có tour sau:
Sa Pa — Cát Cát — Ý Lình Hồ — Lao Chải - Tả Van - Sa Pa
Sa Pa - Lao Chải - Tả Van — Sử Pán - Thanh Kim — Sa Pa
'Trekking tức là khốc ba lơ trên vai, đi bộ đến vùng nông thôn, vào rừng
hoặc xuyên núi để tìm hiểu thiên nhiên cũng như cuộc sống của người dân ban xứ tại những nơi mà du khách đi qua Các địa điểm thường được chọn dé
'Trekking thường là những khu vực núi rừng hoặc bản làng cách xa đồng bằng
và thành phó, giao thơng bắt tiện, khơng có đường cho ơtơ, xe máy Bạn chỉ có thể tiếp cận bằng cách đi bộ và phải mất khá nhiều thời gian
Lao Chải là một trong số 4 xã thuộc địa phận Rừng Quốc gia Hoàng Liên, Lao Chải cách thị trấn Sapa 6km, địa hình tương đối dốc, đường xuống
xã chỉ có thể đi bằng xe máy và xe đạp, tuy nhiên không phải ai cũng đi được
2 phương tiện trên với địa hình đốc cao và cua gắp như ở đây
Sau bữa sáng ở khách sạn, du khách bắt đầu đi trekking cùng với hướng
dẫn Đi bộ từ Sapa khoảng 6km, du khách đến với làng Lao Chải, trên đường đi du khách sẽ bắt gặp màu xanh của lúa trên những thửa ruộng bậc thang, bên kia là dòng suối nước chảy ào ào, thấp thoáng xa xa là những căn nhà của người dân bản, nhà của người Mông đen Du khách được đắm mình trong
khơng gian của thiên nhiên thơ mộng, thoát khỏi sự én ao náo nhiệt của thành
phố Thỉnh thoảng du lchách sẽ bắt gặp những cơn mưa nhè nhẹ trong chốc lát, Du khách sẽ được tận mắt nhìn thấy cảnh xinh hoạt của người dân tộc, xem cỗi dã gạo chạy bằng sức nước, nghề nhuộm vải bằng lá chàm của người Hmông Đến với làng Lao Chải du khách sẽ đi qua 2 con suối to bằng chiếc
Trang 33cầu bằng tre của người dân bản làm Ở đây du khách sẽ nghỉ ngơi và ăn trưa
khoảng 1h30 phút
3.2.2 Dịch vụ dẫn khách thăm bản làng
Du khách đến Lao Chải chủ yếu là đi một ngày, không ngủ qua đêm ở làng Số du khách có thời gian lưu trú vài ba ngày chiếm tỷ lệ thấp
Biểu 3.1: Số người đi theo các tuyến du lịch làng bản chủ yếu năm 2009 ĐVT: người Các tuyến du lịch làng bản Số lượng Sa Pa - Cát Cát — Sin Chai - Sa Pa 46.197
Sa Pa - Cát Cat - ¥ Linh Ho - Lao Chai - Ta Van 24.197
Sa Pa - Lao Chai - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú 21.049
Sa Pa— Thanh Kim 6.782
Sa Pa - Tả Phìn 5.027
(Nguồn: Trung tâm thông tin đu lịch Lào Cai)
Du khách đến các làng H"Mông chủ yếu xem cảnh quan làng, sinh hoạt văn hoá các dân tộc Từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm là thời điểm khách nước ngoài đến thăm làng H"Mông đông nhất Bình qn mỗi ngày có từ 70 -
120 du khách đến Lao Chải, 150 du khách đến Cát Cát, Sín Chải Thời gian
lưu tại các làng H°Mông từ 4 - 6 giờ Một số làng, một năm đón đến 24.000 lượt khách nhưng cũng có làng mỗi năm chỉ đón vài trăm lượt khách Song, số du khách đến các làng H'Mông tăng rất nhanh trong vài năm gần đây
3.2.3 Dịch vụ ngủ bản( homestay)
Homestay là hình thức nghỉ ngơi và sinh hoạt với những người dân bản
địa ngay chính trong nhà của họ trong chuyến du lịch của bạn Đến với Homestay ở Lao Chải du khách sẽ được biết thêm về nếp ăn, nếp nghĩ, nếp
sinh hoạt của đòng bào dân tộc HMông đen ở đây Tại đây du khách sẽ được giới thiệu những chỗ thăm hay nhất, chơi hay nhất, ăn ngon nhát, rẻ nhất mà có thể hồn tồn n tâm về độ chính xác của thông tin, và đặc biệt hơn là du khách sẽ được sống như một người trong gia đình, trong sự quan tâm mà không 1 loại hình du lịch nào có thể làm được
29
Trang 34Đối với homestay ở Lao Chải mỗi một nơi bạn tới, bạn ở lại và sinh hoạt đều có sự khác biệt: từ cung cách sinh hoạt, thời gian biểu, khẩu vị Các với Homestay ở Lao Chải luôn đạt các tiêu chí tối thiểu như:
- Không quá xa so với trung tâm du lịch bạn định thăm thú đề có thể thuê hoặc mượn xe đạp tới đó cho đỡ tốn tiền
- Là nhà của người bản địa chứ không phải người ngụ cư hay mới chuyển tới
~ Có điều kiện tìm hiểu tập tục sinh hoạt và lễ giáo gia đình trong vùng - An ninh đảm bảo
~ Có người đồng lứa với bạn để bạn có thể nhờ đưa đi chơi trong lúc rảnh rỗi Hoặc theo anh (chị), bạn ấy đi chơi Cơ hội rất tốt để bạn có thêm những người bạn mới đấy
- Và đặc biệt là ở đây bạn sẽ được tận hưởng một cảm giác khá thoải mái, gần gũi, chan hòa, quan tâm trong sinh hoạt
Thường, 1 Tour homestay 2 ngày sẽ tiêu tốn của bạn 60 - 70% chỉ phí cho 1 Tour bình thường với các dịch vụ đầy đủ Ở mức từ 400 - 600.000 hoặc
ít hơn tùy theo thời gian và số lượng người tham gia Còn đối với homestay o
Lao Chải giá cho mỗi một đêm chỉ tốn khoảng 20.000 - 40.000đ một người tùy vào chất lượng nhà ở và chất lượng phục vụ
Điều đặc biệt nhất khi ở homestay là phút chia tay đầy bin rịn.Sẽ không phải là những người khách bình thường, đến rồi đi như bạn vẫn thấy khi sử
dụng dịch vụ khách sạn Với homestay, chia tay là cảm giác tuyệt vời nhất
còn đọng lại sau cùng một chuyến đi Khi khoảng thời gian ngắn ngủi đã khiến bạn gắn bó với gia đình trong những bữa cơm thân mật, những giờ xem tivi, nấu nướng cùng nhau và nói chuyện Sẽ là những cái bắt tay đầy lưu luyến, những cái nhìn ngấp nghé nơi khe cửa, là cái vẫy đuôi đầy thân thiện
của một chú chó, là những cái bỏng tay, lóng ngóng khi hay ăn và lăn vào
bép Tat c tạo cho bạn một cảm giác khác thường, hiếm hoi Đó là cách bạn
Trang 35đang trải nghiệm những gì thuộc về thuần chất Việt Nam trong cách sống, cách suy nghĩ và đón tiếp những người bạn
3.2.4 Bán các sản phẩm lưu niệm
Những người phụ nữ H°Mơng và Dao ngồi những công việc nương ray
trong gia đình đã cùng con cháu lên thị trấn để bán đồ lưu niệm, quần áo thổ cắm cho khách du lịch, khi được phỏng vấn thì hầu hết những đồ thổ cẩm này ngoài những sản phẩm tự địa phương sản xuất thì họ cịn đi mua lại từ những
địa phương ở lân cận đó như huyện Bát Xát, Bảo Hà - Lào Cai, huyện Than
Uyên, Bình Lư - Lai Châu đem về bán mỗi bộ quần áo cũng có thể lãi được khoảng 70- 100 ngàn đồng Không chỉ người phụ nữ mới tham gia vào hoạt động du lịch mà người đàn ông H°Mông ở Lao Chải cũng gián tiếp tham gia vào hoạt động du lịch những lúc nhàn rỗi họ thường làm Khèn, làm Nỏ, Kèn môi, để cho vợ và con đem bán hàng rong ở trên thị trấn đây cũng, là những đồ lưu niệm được du khách thích nhất
Những người dẫn đường này thường là những người dẫn đường cho
khách xuống treckking ở Lao Chải, và chịu trách nhiệm hướng dẫn viên cho
khách đồng thời kết hợp bán các sản phẩm đồ lưu niệm cho khách Chính các đặc trưng này nên người H°Mông nói tiếng anh rất khá, loại hình du lịch này
cũng thu hút rất nhiều người Mông tham gia Tuy nhiên thu nhập của họ
không cao cho lắm vì số người tham gia hoạt động này thì nhiều trong khi nhu cầu của khách du lịch lại có hạn Do đó đời sống của đồng bào dân tộc này vẫn còn nhiều khó khăn
Các sản phẩm quà lưu niệm thường được bán gồm: những bức tranh tả
phong cảnh núi non, đất người và con người vùng cao, ngoài ra du khách cịn có thể mua ba lơ, túi khốc, khăn, túi xách, ví, áo, mũ, vòng đeo tay bằng thể cẩm.Thổ cẩm Lao Chai cuốn hút du khách bởi các họa tiết cây cỏ hoa lá, chim muông sắc sảo, tỉnh tế Những đường nét hoa văn thể hiện trên tắm thổ cẩm rất độc đáo, đặc trưng nét văn hóa của dân tộc HMông ở Lao Chai Du khách cũng có thể mua sản phẩm thổ cẩm trong hành trình thăm Lao Chải
Trang 363.2.5 Dịch vụ ăn uống
Ở Lao Chải hầu hết các hộ kinh doanh dịch vụ Homestay đều kinh doanh thêm cả dịch vụ ăn uống Sau đây là 2 món đặc sản của xã được nhiều khách
du lịch thích nhất
Măng chua: là một trong những sản phẩm được nhiều người vùng xuôi
ưa chuộng Măng chua được làm khá tỉ mỉ: người ta chọn những đọt măng
mới nhú được 25 - 30cm, mang về rửa sạch rồi xắt lát mỏng, khơng cho dính nước Ủ măng vào chưm và đậy kín trong khoảng 20 đến 30 ngày Khi thành phẩm, măng có vị chua thanh, dùng để nấu với cá hay thịt, ăn hồi khơng
ngán
Món thịt sấy “khăng gai” đã trở thành món ngon rất nổi tiếng ở vùng cao này Khi xẻ thịt các loại gia súc lớn như trâu, bò, ngựa, heo người ta thường, dành phần thịt ngon treo lên gác bếp sấy để ăn dần Mỗi miếng thịt sấy “khăng gai” nặng khoảng 2kg, có thể để lâu hàng năm Khi muốn ăn, người ta
cọ rửa sạch bồ hóng và bụi rồi xắt miếng vừa ăn, đem xào với các loại rau củ hay măng chua Thịt “khăng gai” nướng vùi trong tro bếp là một trong những món “nhấm” lý tưởng của cánh may rau
3.3 Tác động của hoạt động du lịch tới đời sống của người dân
Tác động của hoạt động du lịch đến đời sống của người dân là rất lớn
Đặc biệt là ở những nơi hoạt động du lịch càng phát triển thì tác động của du lịch lại càng lớn Trong mục này em xin được trình bày đưới dạng so sánh tác
động của hoạt động du lịch đến đời sống của người dân giữa hai xã Lao Chải
va Ta Van, Tir dé cho thay mức độ tác động khác nhau của hoạt động du lịch
đến đời sống của người dân ở Lao Chải so với ở Tả Van
3.3.1 Tác động tích cực
Du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng có thể mang lại
những lợi ích cho cộng, đồng đón khách thông qua cơ hội việc làm, làm thay
đổi chất lượng cuộc sống của người dân và khiến họ trở thành những nhà bảo tồn có hiệu quả Những thay đổi tích cực này được thể hiện qua bảng sau:
Trang 373.3.1.1 Tác động đến cơ cấu ngành nghề
Du lịch làm nảy sinh và phát triển các ngành nghề mới, khôi phục các nghề truyền thống, Cơ cấu kinh tế truyền thống của người H’Méng 6 Lao Chải gồm 03 bộ phận chính: trồng trọt, chăn nuôi và hái lượm, tiểu thủ công nghiệp và trao đổi Trong đó, trồng trọt ln đóng vai trị chính, chăn nuôi, nghề thủ công chỉ đóng vai trị phụ và luôn phụ thuộc vào trồng trọt Chăn
nuôi nhằm cung cấp sức kéo vận chuyển cho trồng trọt (trâu, bò, ngựa) và cung cấp nguồn phân hữu cơ phục vụ thâm canh Ngược lại, khả năng, trồng
trọt không chỉ hỗ trợ mà còn trực tiếp chỉ phối đến chăn nuôi Hoạt động các ngành nghề thủ cơng chỉ đóng vai trị phụ và luôn phụ thuộc vào kinh tế nông
nghiệp, hỗ trợ cho nông nghiệp Vì thế thời gian dành cho nghề thủ công là
những lúc nông nhàn Cơ cấu kinh tế này tồn tại như một hệ thống chỉnh thẻ, thực hiện các chức năng hỗ trợ cho nhau, khuyết một trong những yếu tố đó,
tồn bộ
¡ sống của người H’Méng ở Lao Chai sé mat cân đối (xem sơ đồ) Nhu vậy có thể nói cơ cấu kinh tế truyền thống người H"Mông gồm 3 bộ phận cấu thành (trồng trọt, chăn nuôi và hái lượm, nghề thủ công và trao đổi hàng hố) như hình tam giác cân có đỉnh là trồng trọt
“Trồng trọt
Thủ công Chăn nuôi,
trao đôi hái lượm
Hiện nay do du lịch phát triển, các làng H"Mông ở gần thị trấn có cảnh quan đẹp, giữ được bản sắc văn hoá như ở Lao Chải đã trở thành những điểm du lịch hấp dẫn Do đó du lịch đã tác động làm biến đổi đời sống kinh tế của các gia đình người H"Mông
Trước hết là sự xuất hiện hàng loạt nghề mới phục vụ du lịch như bán hàng thổ cẩm, đồ trang sức, chở xe ôm, dẫn khách du lịch
Trang 38Biéu 3.2 : Bang so sánh về số người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch của
xã Lao Chải với Tả Van
Sit [ Loại hình địch vụ TaVan [Tÿlệ |LaoChải | Tỷ lệ
(%) (%)
1 | Ban hang rong 189 [2236| 8i | 12,16
2 | Cho xe 6m 76 8,99 44 6,61
3 | Bán hàng lưu niệm cô định ở 21 2,49 17 255
chợ
4 | Hướng dân khách du lịch 146 17,28 62 9,31
5 | Dệt và bán hàng thổ cấm tại 269 31,83 276 41.44
nha
6 | Biéu dién van nghệ 27 32: 0 0
7 | Hoat déng khac 117 13,85 186 | 27,93
Cong 845 100 666 100
Tổng số nhân khâu của xã và| 3350 25,2 3216 20,7
tỷ lệ số người tham gia du lịch
(Nguồn: Cán bộ xã cung cấp)
Xã Lao Chải có 3216 người đân mà có 666 người tham gia dịch vụ du
lịch chiếm tỷ lệ 20,7% dân số Xã Tả Van có 3350 nhân khẩu mà có tới 845
người tham gia hoạt động du lịch chiếm tỷ lệ 25,2% dan sé Khảo sát 107 hộ ở xã Lao Chải có 23 hộ (chiếm 21,4%) số hộ có người tham gia dịch vụ du
lịch Còn ở xã Tả Van khảo sat 93 hộ thì có 30 hộ ( chiếm 32,3%) số hộ tham gia vào hoạt động du lịch Như vậy là số người trực tiếp tham gia vào dịch vụ
du lịch ở Lao Chải chua đông và thấp hơn ở Tả Van Tuy nhiên theo ý kiến
thăm đò của cán bộ xã tại 2 địa phương thì số người gián tiếp tham gia các dịch vụ này như sản xuất, đi mua thổ cẩm, hàng lưu niệm lại khá nhiều
“Trong các ngành nghề mới xuất hiện, có nghề hướng dẫn viên du lịch và phục vụ khách du lịch (mang đồ, dẫn đường cho khách du lịch) phát triển khá nhanh, nhất là trong tầng lớp thanh niên Mỗi một thôn lại có một vài thanh niên làm nghề hướng dẫn viên tự phát Đặc biệt, một số công ty du lịch
Trang 39đã tuyển người H"Mông ở các làng đào tạo trở thành đội ngũ hướng dẫn viên
chuyên nghiệp Xã Tả Van có 146 hướng dẫn viên người Dao, người Giáy và
người H°Mông chuyên nghiệp, xã Lao Chải có 62 hướng dẫn viên Bên cạnh việc xuất hiện các ngành nghề mới, một số ngành nghề truyền thống được khôi phục và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá như nghề thêu dệt thổ cẩm, làm đồ chạm khắc bạc Các sản phẩm chăn nuôi của các làng H”Mông
trước kia chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ăn uống và tín ngưỡng của từng gia đình thì nay đã bước đầu trở thành các sản phẩm hàng hoá cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn Thông qua trao đổi hàng hoá, giao dịch với du khách, khả năng nắm bắt nhu cầu, giá cả thị trường của người H°Mông ở Lao Chải được nâng cao Hơn nữa, ta nhận thấy ở xã Tả Van đã biết phát huy lợi thế sẵn có về nét đẹp truyền thống là biểu diễn văn nghệ còn xã Lao Chải thì chưa phát huy điểm mạnh này, Như vậy, ngoài các ngành nghề đang có Lao Chải nên
phát huy thêm thế mạnh về nét đẹp truyền thống là biểu diễn văn nghệ để hấp
dẫn khách du lịch hơn
3.3.1.2 Tác động đến cơ cấu kinh tế
Du lịch góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống người HMông, giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo ở các làng người HMông
Trong thập kỷ 50 của thế kỷ 20, nguồn thu của các hộ gia đình người H’Méng ở Lao Chải có tới 80% đến 90 % nhờ nông nghiệp (trong đó chủ yếu là trồng trọt và khai thác lâm sản) Nhưng hiện nay, nguồn thu từ dịch vụ du lịch đã chiếm tỷ lệ quan trọng Trong đợt điều tra khảo sát về nguồn thu của
người H"Mông ở xã Lao Chải huyện Sa Pa (từ ngày 22/2 đến 22/03/2010) cho
thấy vai trò địch vụ du lịch tăng khá mạnh Trong tổng số 107 hộ trong xã được điều tra, nguồn thu từ dịch vụ du lịch đã chiếm tới 29,9827% tổng
nguồn thu Nguồn thu khác từ các hoạt động như trồng trọt, chăn nuôi, làm
ruộng, vẫn chiếm tÿ lệ lớn trong tổng nguồn thu 70,0173% Qua khảo sát ở Lao Chải, một người dân làm lưu trú tại nhà, trung bình mỗi gia đình thu nhập mỗi khách được 20-40 nghìn, tùy thuộc vào chất lượng nhà ở và dịch vụ cung, cấp Bình quân mỗi tháng mỗi gia đình đón 30 đến 70 khách Ngoài ra người dân cịn có thêm các dịch vụ kinh doanh ăn uống, bán quà lưu niệm thổ cẩm,
Trang 40tạo thêm công ăn việc làm Do đó thu nhập của các hộ kinh doanh du lịch cao
hơn so với các hộ không tham gia vào hoạt động du lịch
Biểu 3.3 : Tỷ lệ nguân thu của các hộ điều tra của xã Lao Chải so với Tả Van
5 2 Số tiền Tỷ lệ % tron
Địa Khương | Nguồn the (đồng) tổng số Rpuồn thu(%)
Du lịch 462.860.000 29.9827
Lao Chải Nguồn thu khác _| 1.080.899.000 70.0173
Tông nguôn thu | 1.543.759.000 100
Du lịch 663.900.000 33.98
Tả Van Nguồn thu khác | 1.214.720.000 66.02
Tổng nguồn thu_ | 1.878.620.000 100
(Nguôn: Tác giả tổng hợp từ số liệu điểu tra)
“Từ bảng trên ta thấy ở Lao Chải tuy số hộ được điều tra nhiều hơn nhưng, lại có tổng nguồn thu thấp hơn so với Tả Van là: 334.861.000 đồng Tỷ lệ nguồn thu từ hoạt động du lịch trong tổng số nguồn thu của xã Lao chải đạt
29.9827% thấp hơn so với Tả Van Điều này chứng tỏ hoạt động du lịch ở Tả
Van đã thu hút được nhiều người dân, nhiều hộ gia đình tham gia và mang về thu nhập cao hơn so với ở Lao Chải Sau đây ta xem xét cụ thể về thu nhập
của các hộ điều tra qua bảng sau
Biểu 3.4: Biểu so sánh TNBQ/hộ giữa các nhóm hộ tham gia du lịch và
không tham gia du lịch
Chỉ tiêu Lao Chải Tả Van
Tổng thu nhập 1.543.759.000 | _ 1.878.620.000
Sô hộ điêu tra 107 S5
Thu nhập BQ/ Hộ 14.427.654 20.200.215
'Thu Nhập của các hộ tham
| gia hoạt động du lich 571.180.000 970.700.000
Số hộ tham gia hoạt động du lich 23 32
Thu nhâp BQ/ Hộ của hộ
tham gia hoạt động du lịch 24.833.913 30.334.375
'Thu nhập của các hộ không tha gia hoạt động du lịch 972.579.000 907.920.000
Số hộ 84 61
Thu nhập BQ/hộ của hộ không
tham gia hoạt động du lịch 11.578.321 14.883.934
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu điều tra)