1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về đất đai tại huyện yên thành, tỉnh nghệ an

76 7 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Công Tác Quản Lý Nhà Nước Về Đất Đai Tại Huyện Yên Thành, Tỉnh Nghệ An
Tác giả Phan Thị Sương
Người hướng dẫn Th.S Phạm Thanh Quế
Trường học Trường Đại Học Lâm Nghiệp
Chuyên ngành Quản Lý Đất Đai
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 16,17 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC LAM NGHIEP

KHOA KINH TE VA QUAN TR] KINH DOANH

KHOA LUAN TOT NGHIEP

ĐÁNH GIÁ CONG TAC QUAN LY NHA NUGC VE DAT DAI

TAI HUYEN YEN THANH - TINH NGHE AN

NGANH : QUAN LY DAT DAI MA SO: 403

CLL A000-22394 [ LV ERS ( b33

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Phạm Thanh Qué Sinh viên thực hiện : Phan Thị Sương“ `)

Khoá học : 2006 - 2010

Trang 2

LOI CAM ON

Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường Đại học Lâm nghiệp,

Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.S

Phạm Thanh Quế, tôi đã thực hiện đề tài: “Đứnh giá công tác quản lý nhà

nước về đất đai tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An”

Để hồn thành khố luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận

được sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo, các tổ chức, cá nhân và gia đình Nhân địp này, cho phép tơi được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến các thầy

cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, đặc biệt là cô giáo Th.S Phạm Thanh Quế

- cô đã nhiệt tình hướng dẫn tơi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Phịng Tài

ngun và Mơi trường huyện Yên Thành đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực tập tại địa phương Tôi xin cảm ơn bố mẹ và gia đình đã giúp đỡ động viên tôi trong quá trình học tập tại nhà trường

Mặc dù đã cố gắng hết sức với tỉnh thần khẩn trương và nghiêm túc nhưng do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi

những thiếu sót nhát định Vì vậy chúng tơi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 09 tháng 5 năm 2010

Sinh viên thực hiện

Trang 3

MỤC LỤC CHUONG 1: DAT VAN DE

1 1 Tính cấp thiết của đề tài

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đê tài

CHƯƠNG 2: TONG QUAN VE VAN DE NGHIEN CUU 2.1 Sơ lược công tác quản lý đất đai ở Việt Nam

2.1.1 Nhà nước thủa sơ khai

2.1.2 Chế độ thực dân phong kiến

2.1.3 Chính sách và pháp luật đất đai của nhà nước từ tháng 8 năm 1945 đến

3

TAY

2.2 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý Nhà nước ve dat đại

2.3 Đánh giá chung công tác quản lý và sử dụng, đất đai của cả nước

2.4 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại tỉnh Nghệ An „10 CHƯƠNG 3: PHẠM VI, ĐÓI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG

PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phạm vi nghiên cứu ¡giờ 15 15 su Lộ 16 16 16 16

3.2 Đối tượng nghiên cứu

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệ 3.4.2 Phương pháp thông kê và thu thập số liệu

3.4.3 Phương pháp sử dụng bản đồ và các phần mềm,

3.4.4 Phương pháp chuyên gia, tham khả:

CHƯ ONG 4: KET QUA NGHIEN CUU VA THAO LUAN

tự nhiên và kinh tế xã hị

Trang 4

4.2.2 Quan ly quy hoach va ké hoach sir dung dat

4.2

Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý Hồ sơ địa chính, chứng nhận quyền sử dụng đá

4.2.5 Công tác quản lý tài chính về đất đai

4.2.6 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất

đai và xử lý vi phạm về đất đ:

4.2.7 Giải quyết tranh chấp về đất đai,

phạm trong quản lý sử dụng đất cáo các vi

„40 51 28 35 quyết khiếu

4.3 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Thành năm 2009

4.3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệ

4.3.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệ

4.3.3 Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng

4.4 Tình hình biến động sử dụng các loại đất 4.4.1 Biến động diện tích đất nơng nghiệp

4.4.2 Biến động diện tích đất phi nông nghiệp 4.4.3 Biến động đất chưa sử dụng

4.5 Đánh giá chung về tình hình quản lý và sử dụng đất tại huyện Yên Thành

„63

4.6 Đề xuất một số giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý, sử

dụng đất tại huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 5.1 Kết luận

5.2 Kiến ngh

TAI LIEU THAM KHAO

trong thời gian qua

Trang 5

DANH MUC CAC TU VIET TAT CT: Chi thi CP: Chính phủ DKQSDD: Đăng ký quyền sử dụng đất GCNQSDĐ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB: Giải phóng mặt bằng

HĐND: Hội đồng nhân dân

ND: Nghi dinh

QD: Quyết định

QSDĐ: Quyền sử dụng đất

TT: Thông tư

TN&MT: Tài nguyên và Môi trường,

UBND: Uỷ ban nhân dân

Trang 6

DANH MUC CAC BANG BIEU

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất trên phạm vi cả nước tính đến ngày

01/01/2009 7

Bảng 2.2: Kết quả giao đất, cho thuê đất

phạm vi cả nước tính đến năm 2009 8

Bang 23: Két qua giải quyết hồ sơ cấp GNCQSD đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa

ban tỉnh Nghệ An 11

Bảng 4.1: Diện tích đất đai phân theo các cấp độ dóc 18

Bảng 4.2: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 ~ 2009 23

Bang 4.3: Cơ cầu lao động 25

Bảng 4.4: Kết quả đo đạc thành lập batt đơ địa chính 30

Bảng 4.5: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất năm 2006 và điều chỉnh quy hoạch đến

năm 2010 của huyện Yên Thành

Bảng 4.8: Tình hình chuyển mục đích sử dụng một số loại đất nông nghiệp giai

đoạn 2005 — 2009

Bang 4.9: Khung giá đât và giá thị trường của huyện Yên Thành

Bảng 4.10: Diện tích đất cần thu hồi trong kỳ quy hoạch sử dụng đất 2006 - 2010 của huyện Yên Thành cv St 22v 222111252212211211221 2152522 2x2 46

41 43

Bảng 4.11: Tình hình thực hiện các khoản thu từ đ: 47

Bảng 4.12: Kết quả thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất trên

bàn Huyện Yên Thành từ năm 2004 — 2009 te 49

Bang 4.13: Két qua công tác tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tổ cáo tranh chấp đất

đai trên địa bàn huyện Yên Thành từ năm 2005 đến năm 2009 50 Bảng 4.14: Hiện trạng sử dụng các loại đất trên địa bàn huyện Yên Thành « 52 Bảng 4.15: Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng s9 01: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp „ 53 Biểu đồ 02: Hiện trạng sử dụng đắt phi nông nghiệp 55

Biểu đồ 03: Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng Sĩ

Trang 7

CHUONG 1 DAT VAN DE 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Nếu hỏi tài nguyên thiên nhiên có vai trị quan trọng và quý giá nhất là gì? mọi người sẽ bảo rằng đó là đất đai Vì đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất trong môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở sản xuất, an ninh quốc phịng, văn hố xã hội

Đất đai có vai trị vơ cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của

loài người Tuy nhiên, trong thời gian qua trong nước cũng như trên thế giới vấn đề đất đai đang là vấn đề nóng bỏng và được nhiều người quan tâm nhất

Do mục đích và phương thức sử dụng tài nguyên đất đai không được hợp lý, sự

yếu kém về thê chế, chính sách về đất đai, nhận thức của người dân còn thấp về

đất đai được sử dụng kém hiệu quả, lãng phí; đã gây ra những hậu quả khôn

lường về kinh tế, xã hội và mơi trường Vì thế trong việc khai thác và công tác quản lý đất đai cịn gặp nhiều khó khăn và bất cập Dẫn tới hiện tượng khiếu

nại, tố cáo, lấn chiếm, tranh chấp, sử dụng đất không hợp lý

Yén Thành là một huyện có bề dày lịch sử và văn hoá lâu đời, người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn Do trên thực tế huyện chưa khai thác hết những tiềm năng quý giá để đạt hiệu quả cao, vấn đề đất đai còn gặp nhiều hạn chế và nhiều vấn đề nổi cộm chưa được giải quyết Vì vậy cần phải đánh giá được tình hình quản lý về đất đai ở

huyện Yên Thành từ đó dưa ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như sử dụng đất hợp lý trên địa bàn huyện

Từ những vấn đề còn băn khoăn, trắc trở đó cùng với sự nhất trí của

trường Đại học Lâm nghiệp khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh, cùng với sự

hướng dẫn tận tình của cô giáo Th.S Pham Thanh Qué, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Yên

Trang 8

1 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Đánh giá công tác quản lý Nhà nước về đắt đai trên địa bàn huyện Yên Thành

- Đánh giá tình hình sử dụng đất và biến động đất đai của huyện Yên “Thành giai đoạn 2005 - 2009

Trang 9

CHUONG 2

TONG QUAN VE VAN DE NGHIEN CUU 2.1 Sơ lược công tác quản lý đất đai ở Việt Nam

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của mỗi quốc gia, vì vậy công tác quản lý đất đai như thế nào là vấn đề rất quan trọng Tại mỗi thời kỳ lịch sử ở Việt Nam với mỗi chế độ chính trị khác nhau sẽ có những chính sách quản lý

đất đai đặc trưng cho mỗi thời kỳ lịch sử đó 2.1.1 Nhà nước thời sơ khai

Thời kỳ này con người sống chung với nhau nên đất đai là của chung, mọi người cùng làm cùng hưởng Sau đó cơng xã nơng thơn ra đời, tồn bộ đất

đai, sơng ngịi, đầm ao của đất nước đều thuộc quyền sở hữu và quản lý của

công xã mà người đứng đầu là vua Chế độ sở hữu công xã đã tiến tới một hình

thức là “Nhà nước manh nha” 2.1.2 Chế độ thực dân phong kiến

Sau khi xâm lược và Bình định xong, thực dân Pháp đã tiến hành các

chính sách về đất đai nhằm khai thác tài nguyên phong phú của nước ta Thực dân Pháp chia nước ta thành ba kì: Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ

Cơ quan quản lý ở cấp tỉnh là Ty địa chính, mỗi làng xã có nhân viên địa

chính gọi là Chưởng bạ phụ trách điền địa, ở Nam kỳ người phụ trách công

việc địa chính ở xã là Hương bộ

Các văn bản ruộng đất được chia thành 3 loại: địa chính thuế, địa chính

giải thửa ở nơng thơn và địa chính giải thửa ở đô thị Tuy nhiên chức năng

chính của hệ thơng địa chính do Pháp tổ chức là chức năng thuế có kèm theo

chức năng pháp lý ở các khu đơ thị

2.1.3 Chính sách và pháp luật đất đai của nhà nước từ tháng 8 năm 1945

đến nay

Đất đai là một trong hai mục tiêu quan trọng của cách mạng dân chủ

nhân dân do Đảng ta lãnh đạo cho nên ngay sau Cách mạng tháng Tám thành

công đến nay công tác địa chính ở nước ta đã được chú trọng và củng cố từ

Trang 10

Trung ương đến địa phương Nhà nước đã ban hành nhiều văn ban dé ting

cường công tác và quản lý sử dụng đất, cụ thể:

Từ năm 1959 Đảng ta và Nhà nước chủ trương xây dựng bình thức kinh

tế tập thể, sau đó Hiến pháp 1959 ra đời đã xác lập ba hình thức sở hữu đất đai:

Quyền sở hữu toàn dân về đất đai, sở hữu tư nhân và sở hữu tập thé

'Từ năm 1960 - 1980 có tới 90% đất đai thuộc sở hữu tập thể

Ngày 18/12/1980 Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua và quy định: Hình thức sỡ hữu đất đai duy nhất là sở hữu toàn dân đồng thời “Nhà nước thống nhất quản lý theo quy hoạch chung, nhằm đám bảo đất đai được sử dụng tiết kiệm và hợp lý”

Ngày 29/12/1987 Quốc hội khoá VII, kỳ họp thứ 2 thông qua Luật đất đai 1987 và Quốc hội công bố bằng lệnh của Chủ tịch hội đồng Nhà nước ngày 8/1/1988 Luật đất đai năm 1987 khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân đo

Nhà nước thống nhất quản lý, trong đó quy định 7 nội dung quản lý Nhà nước

về đất đai

Hiến pháp năm 1992 khẳng định: “Đất đai, sông hồ, nguồn nước, tài

nguyên trong lòng đất, nguồn lợi vùng biển là của Nhà nước, thuộc sở hữu toàn dân”

Sau năm năm thực hiện luật đất đai 1987 đã bộc lộ một số hạn chế nhất

định Chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của hệ thống chính trị cũng như cơ

chế quản lý kinh tế của nhà nước, Cùng với sự ra đời của Luật pháp năm 1992 -

Luật đất đai 1993 được quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày

14/7/1993 và chủ tịch nước Lê Đức Anh đã ký lệnh công bố ngày 24/7/1993 Tai điều 1 quy định: “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước quản lý” Xuất phát nhữae hạn chế đó yêu cầu đặt ra là phải bô sung sửa đổi Luật

đất đai năm 1993 là toàn điện và cơ bản, phù hợp với với chính sách của Đảng

và Nhà nước trong giai đoạn trước mắt và lâu dài Ngày 26/3/2003 Quốc hội

khố XI đã thơng qua luật đất đai năm 2003, Luật có hiệu lực vào ngày

1/7/2004 Tại khoản 1 Điều 5 của Luật quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dan do Nha nước đại diện chủ sở hữu” Đồng thời tại điều 6 - Luật quy định:

Trang 11

“Nhà nước thống nhất và Nhà nước quản lý về đất đai” Và nêu rõ 13 nội dung

quản lý Nhà nước về đất đai

2.2 Cơ sở pháp lý của công tác quần lý Nhà nước về đất đai

Từ xa xưa, con người đã nhận thức được tam quan trọng của đất đai và

coi đất đai là “Nữ thần đất” vì con người sinh ra trên đất lớn lên nhờ đất và khi

chết đi lại trở về với đất Điều này chứng tỏ đất không chỉ là là điều kiện sinh

tồn của con người mà trong đất còn chứa đựng sự thiêng liêng của những người

đã chết Mỗi loại đất khác nhau có nguồn gốc hình thành khác nhau và có mục đích sử dụng nhất định Vì vậy quản lý sử dụng đất là sử dụng đất sao cho có hiệu quả cao nhất và đảm bảo quyền sử dụng đất hợp pháp cho mọi người Hiến

pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992, đã được sửa đổi bỏ

sung theo Nghị quyết số 51/QH-10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 tại chương I, điều 5 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Nhà nước có quyền định đoạt về đất đai về điều tiết các nguồn lợi từ việc sử dụng đất”

- Quyết định số 201/QĐ-CP ngày 1/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về việc thống nhất việc quản lý ruộng đất và việc tăng cường công tác quản lý

ruộng đất trong cả nước Quyết định quy định 7 nội dung về quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm:

1 Điều tra khảo sát và phân bế các loại đất

2 Thống kê đăng ký các loại đất

3 Giao đất, thu hồi đất, trưng dụng đất

4 Thanh (ra, kiêm tra việc chấp hành các chế độ quản lý sử dụng đất

5 Quy hoạch sử dụng đất

6 Giải quyết tranh chấp đất đai

7 Quy định các chế độ thể lệ quản lý sử dụng đất đai và tổ chức thực

hiện chế độ thẻ lệ ấy

Trang 12

~ Ngày 05/8/2002 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

khoá XI, kỳ họp thứ nhất thông qua Nghị quyết số 02/2002/QĐ11 quy định các

danh sách các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ, trong đó có Bộ

TNMT

Luật đất đai năm 2003 ra đời vào ngày 26/11/2003, trong đó quy định

Quản lý nhà nước về đất đai như sau:

1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng và tổ chức thực hiện các văn bản đó

2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính

3 Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đắt, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

4 Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

5 Quản lý việc giao, cho thuê dất, thu bồi đất, chuyên mục đích sử dụng đất

6 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy CNQSD đất

7 Thống kê, kiểm kê đất đai 8 Quản lý tài chính về đất đai

9 Quản lý và phát triển thị trường QSDĐ trong thị trường bất động sản

10, Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử

dụng đất

11 Thanh tra,

ém tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm về đất đai

12 Giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất

13 Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai

2.3 Đánh giá chung công tác quản lý và sử dụng đất đai của cả nước

Ngay từ những năm 1980, Nhà nước ta đã ban hành những văn bản pháp luật để tăng cường công tác quản lý, sử dụng đất và đã thu nhiều kết quả khả quan Tuy nhiên cùng với sự nghiệp đổi mới nền kinh tế đất nước, hệ thống văn

Trang 13

bản pháp luật đất đai cần được cụ thể hoá cho phù hợp Đáp ứng yêu cầu quản

lý và sử dụng đất trong thời kỳ đổi mới, Luật đất đai năm 1993 đã ra đời, từng

bước được sửa đổi bổ sung, được Quốc

1993 - Luật đất đai 1993, Luật sửa đổi năm 1998, Luật sửa đổi năm 2001 và đến nay là Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội năm 2003 khố XI thơng qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; có hiệu lực thi hành ngày 1 tháng 4 năm 2004

¡ thông qua ngày 14 tháng 7 năm

Bảng 2.1: Cơ cấu sử dụng đất trên phạm vỉ cả nước tính đến ngày

01/01/2009

TTỊ Loại đất Điện tích (ha) | Cơ cấu (%)

Tỗng diện tích tự nhiên của cả nước | 33.105.136 100 1_¡ Diện tích đất nơng nghiệp 25.127.300 75,9

2 | Diện tích đất phi nơng nghiệp “| 3.469.198 “10,48

3_ | Diện tích đất chưa sử dụng j 4508638 | 13,62

(Nguon: B6 TN & MT nam 2009) Để quản lý quỹ đất có hạn của đất nước, trước năm 1993 Nhà nước đã

ban hành nhiều văn bản pháp luật để điều hành quản lý đất đai một cách chặt

chẽ Song các văn bản chưa đáp ứng được công tác quản lý nhà nước về đất đai Từ năm 1993 đến nay, ngành TNMT đã xây dựng hệ thống chính sách tương đối đồng bộ, Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đỗi bỗ sung năm 1998, năm 2000, các Nghị định của Chính phủ và các văn bản của Bộ, các văn bản liên ngành Hệ thống các văn bản đó về cơ bản đã giải quyết các quan hệ đất

đai, thúc đẩy kinh tế phát triển, ồn định chính trị

- Cơng tác đo đạc thành lập bản đồ: Trong lĩnh vực đo đạc bản đồ, hệ thống ảnh hàng không, vệ tỉnh trùm phủ cả nước đã thực hiện được hơn 80%

diện tích, một mặt đáp ứng nhu cầu đo vẽ bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50.000 và bản đồ tỷ lệ 1/⁄25.000 tràm phủ các khu vực kinh tế trọng điểm cùng với hơn 50% khối lượng cơng nghệ đã hồn thành Đến nay đã hoàn thành và bàn giao lưới toạ độ hạng III cho tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và hoàn

Trang 14

Ninh - Hải Phòng và khu vực Bình Trị Thiên phục vụ hiệp định phân định Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc

~ Công tác quy hoạch và kế hoạch: Việc sử dụng đất của cả nước đã được

các cấp, các ngành quan tâm thực hiện và đã có nhiều chuyển biến tích cực

Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 1996 - 2010 đã được thông qua tại kỳ họp 2 Quốc hội khoá IX Đồng thời, việc lập kế hoạch sử dụng đất được các tỉnh, thành phố thực hiện đầy đủ đúng thời hạn, hàng năm đạt 100% chỉ tiêu

- Công tác giao đắt, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ:

Giao đất, cho thuê đất: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2009, diện tích đất được giao cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trên phạm vi cả nước:

Bảng 2.2: Kết quá giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia

đình trên phạm vi cả nước tính đến năm 2009

a Điện tích # TT Tên từng hạng mục cấu (ha) (%)

Tổng diện tích đã dược giao và cho thuê 25.160.119 | 70,40 1 | Đất giao, cho thuê đối với hộ gia đình, cá nhân 12.446.067 | 49.55

2 | Đất giao, cho thuê đối với tô chức kinh tế 5.530.514 | 21,98

Đất giao, cho thuê đối với tổ chức nước ngoài và

BY liên doanh nước ngoài uy a: 31.156 0,12 4Ï Đất giao UBND xã để quản lý ˆ 3.714.121 | 14,76 p> Đất giao cho tô chức khác ˆ 3418525 | 13,59

(Nguôn: Bộ TN & MT năm 2009) Đến nay, trong cả nước cơ bản đã hoàn thành việc giao đất nông nghiệp, lâm nghiệp sử dụng ôn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích là: 10.954.567 ha (Trong đó đất nơng nghiệp là 8.238,98 ha, đất lâm nghiệp là 2.715.580 ha)

- Kết quả thực hiện đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng,

Trang 15

Nền kinh tế nước ta đang thực sự có những bước tiến rất đáng kể trên

nhiều mặt Đất đai giờ đây càng phát huy giá trị của nó nhiều hơn, nó thực sự là một động lực cho phát triển kinh tế xã hội Có được điều đó cũng là nhờ các chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian qua thực sự đã tạo ra được động lực to lớn góp phần cho sự thành công của đất nước

Theo Báo cáo số 93/BC-CP ngày 19/10/2007 của Chính phủ về Tình hình

cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì kết quả của công tác đăng ký đất đai,

cấp GCNQSD đất trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau:

- Đối với đất sản xuất nông nghiệp: đã cấp được 13.686.351 giấy với diện tích 7.485.643 ha, đạt 82,1% so với diện tích cần cấp

- Đối với đất lâm nghiệp: đã cấp 1.111.302 giấy với điện tích 8.116.154 ha, đạt 62,1% diện tích cần cấp

- Đối với đất nuôi trồng thủy sản: đã cấp 642.545 giấy với diện tích

478.225 ha, đạt 68,3% diện tích cần cấp

- Đối với đất ở tại đô thị: đã cấp 2.837.616 giấy với điện tích 64.357 ha,

đạt 62,2% diện tích cần cấp

- Đối với đất cơ sở tơn giáo, tín ngưỡng: đã cấp 10.207 giấy với diện tích

6.921 ha, đạt 35,7% diện tích cần cấp

- Đối với đất ở tại nông thôn: đã cấp 11.705.664 giấy với diện tích 383.165 ha, đạt 76,5% diện tích cần cấp

- Đối với đất chuyên dùng: đã cấp 71.897 giấy với diện tích 208.828 ha, đạt 37,4% diện tích cần cấp

Theo đánh øiá của Bộ Tài nguyên và Mơi trường thì nhìn chung, việc cắp

GCNQSD đất thực hiện chậm, không đạt được tiến độ theo mục tiêu đề ra Trong đó, vướng mắc và yéu kém nhất hiện nay là việc cấp GCNQSD đất cho

đất có nhà ở tại dô thị Nguyên nhân của những bức xúc trong lĩnh vực này

cũng được chỉ ra: đó là nhiều địa phương hiểu không đúng và không dầy đủ

Trang 16

Trong thời gian tới, dự kiến Chính phủ sẽ rà sốt, trình Quốc hội điều

chỉnh những điểm chưa đồng bộ hoặc xung đột pháp lý giữa Luật Đất đai và

các luật khác có liên quan đến quản lý đất đai nói chung và việc cấp giấy chứng

nhận nói riêng, bảo đảm sự thống nhất về một loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, giảm phiền hà cho người sử dụng đất, tạo ra sự đồng bộ trong việc quản lý phát triển thị trường bất động sản trong giai

đoạn hiện nay

- Công tác thống kê, kiểm kê: Bộ TNMT cùng với các bộ ngành ở Trung, ương và các cấp các Đảng uỷ, chính quyền địa phương cùng nỗ lực cao của cán bộ nhân viên toàn ngành đã hoàn thành tốt công tác thống kê, kiểm kê đất đai 2.4 Tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại tỉnh Nghệ An

* Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên

địa bàn tỉnh Nghệ An: Qua hơn 5 năm thực hiện công tác bồi thường giải

phóng mặt bằng, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo quy định

Luật Đất đai năm 2003 để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; nhìn chung các cấp, các ngành và chính quyền địa phương đã có rất nhiều cố gắng,

thực hiện tốt các công việc Song công tác quản lý nhà nước về đất đai trong,

thời gian qua chưa chặt chẽ cũng gây nhiều khó khăn cho công tác bồi thường,

hỗ trợ giải phóng mặt bằng như: Việc quản lý và lưu giữ hồ sơ về đất đai của các cấp, qua các thời kỳ không đầy đủ dẫn đến khơng có cơ sở để xác định nguồn gốc sử dụng đất, thời gian sử dụng đất, bản đồ địa chính được đo đạc chính quy cịn thiếu (214/478 xã) một số đơn vị cấp huyện trong quá trình giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân làm nhà ở đã cấp cả phần đất nằm trong hành lang công trình (khơng phù hợp quy

hoạch)

* Kết quả cấp GCNQSD đất:

Theo báo cáo số 359/BC-UBND.ĐC về kết quả kiểm tra tình hình thi

hành Luật Đất đai tại tỉnh Nghệ An ngày 09/11/2007, kết quả cấp GNCQSD

đất đạt được như sau:

Trang 17

* Đối với đất ở đô thị:

Nghệ An là một trong những tỉnh sớm triển khai thực hiện Nghị định số 60/CP ngày 05/7/1994 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở đô thị Thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò là hai khu

vực được tập trung triển khai đầu tiên, sau đó triển khai ra các thị trấn của các

huyện Kết quả đến ngày 30/6/2007, toàn tỉnh cấp GNCQSD đất được cho 66.625 hộ trong tổng số 82.195 hộ sử dụng đất ở đô thị với diện tích 1.694,16 ha trên tổng số 2.365,43 ha, đạt tỷ lệ 81,06% số hộ cần cấp

* Đối với đất ở nông thôn:

Gắn với việc thực hiện chính sách giao đất và cấp GNCQSD đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân ổn định lâu dài theo Nghị định số 64/CP ngày

27/9/1993 của Chính phủ, UBND đã chỉ đạo thực hiện cấp GNCQSD đất ở

nông thôn

Kết quả đạt được như sau: cấp được GNCQSD đất cho 468.467 hộ trên

tổng số 561.839 hộ sử dụng đất ở nông thôn, với tổng diện tích cấp được là 11.541,24 ba, đạt 83,38% số hộ cần cấp

Sau khi hoàn thành chuyển đổi ruộng đất ở thực địa, hiện nay tiến độ cấp đổi GNCQSD đất đối với đất ở nơng thơn cịn rất chậm Toàn tỉnh cấp đổi được

Trang 18

Bang 2.3: Két quả giải quyết hồ sơ cấp GNCQSD đất ở cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tĩnh Nghệ An Hộ gia đình, cá nhân

| mưa [ Số hỗ sơ đã được giải quyết |

srr Đơn vị mone " Đã trình PP RE: 01/7/2004 - | Tổng số — ba 01/7/2004 30/6/2007 kýGNC | GCN 1 [Tp Vinh 48.373 578 |42362| 878 | 41.484 2 |H.ThanhChương | 43.864 195 43.669 2 43.669 ¡ 3 |H.ConCuông 8.705 150 8.555 > 8.555 4 |H Tuong Dương 196 - 196 : 196

5 |H.Ky Son | = =e Ss.) & =

| 6 iH TanKy 22.266 1840 | 23.534 = 23.534 7_]H Yên Thành 55.614 3.318 [57967 = 57.967 $ ]H.QuỳnhLưu 68.578 - 68.198 | 1/990 | 66.208 9 |H Quy Hop 17.126 300 117.126; 20 17.106 10 |H Quy Chau 527 37 | 317 š 517 11 |H Quế Phong Ễ 599 518 = 518 12 |H Nghia Dan 28.284 3.805 31.799 - 31.799 13 [H.Nghi Lộc 43.964 10.358 | 53.628 7 53.628 14 |H.Nam Dan [35.870 958 | 34.728] 149 |34.579 15 |H.HưngNguyên | 27458 - 27.151 = 27151 16 |H.DiễnChâu ˆ 63.125 R 62.515 : 62.515 | 17 |H Anh Son 20.054 1244 | 19.555 - 19.555 18 |Lương "40124 - | 39.818 2 39.818 19 [TX.CửaLò — 2⁄73 3.660 | 4.725 - 4725 Tong cộng 526.901 | 21262 |536561| 3.037 |533.524

(Nguôn: Báo cáo kết quả kiêm tra tình hình thi hành Luật đất đai tại tỉnh Nghệ An số 359/BC-UBND.ĐC ngày 09/11/2007)

Trang 19

* Tinh hinh lip hỗ sơ địa chính

Theo két qua điều tra rà soát của Ban Quản lý chương trình SEMLA

Nghệ An tổ chức thực hiện hoạt động P7.111: Điều tra rà soát hồ sơ địa chính

hiện có tại 19 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, có kết quả như sau:

Ban đồ địa chính:

Năm 1999 - nay: Quyết định 720/1999/QĐ-ĐC ngày 30/12/1999 quy định đo vẽ bản đồ tỉ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000, 1/10000 Cơng cụ: máy tồn đạc điện tử, chụp ảnh viễn thám, công nghệ số Bản đồ quy phạm 720/1999/QĐ/ĐC: 2598 tờ, diện tích: 81051,81 ha, 115/473 xã Bản đồ lâm

nghiệp: 805 tờ, diện tích: 1098305,43 ha, 287/473 xã Bản đồ theo quy phạm

720/QĐĐC: Theo quy phạm chính quy, đo đạc hiện đại, hồ sơ địa chính chưa

lập đầy đủ, cần tăng cường chính lý biến động

Nói chung các loại bản đồ nêu trên qua các thời kỳ đều phục vụ đắc lực

cho công tác quản lý đất đai Quá trình sử dụng đắt biến động nhiều nhất là dồn

điền đổi thửa chưa được chỉnh lý trên bản đồ lập theo QĐ220/QĐ-ĐC và bản

đồ lập theo số 299/TTg nên phải đo vẽ mới bản đồ để phản ánh đúng hiện trạng đang sử dụng, Bản đồ lập theo quy phạm QĐ720/QĐ-ĐC và bản đồ lâm nghiệp chủ yếu theo cơng nghệ số kinh phí đầu tư lớn nhưng chủ yếu chỉ mới sử dụng

cho đất lâm nghiệp còn các loại đất khác chưa được chú trọng

~ Hồ sơ địa chính tại các huyện theo Thông tư 29/2004/TT-BTNMT được lập

cịn ít, phần lớn là:

+ Khơng có chữ kí của người vẽ, chữ kí và dấu của UBND xã và cơ quan quản lý đất đai,

+ Các loại sỏ chưa được lập theo đúng nguyên tắc, bị tẩy xóa, gạch bỏ + Công tác quản lý chưa được sắp xếp theo đơn vị hành chính

+ Bảo quản chưa đúng theo quy định, nhiều hồ sơ bị rách nát, hư hỏng và

thất lạc

Trang 20

* Công tác giao đất, cho thuê đất

Công tác thẩm định hồ sơ thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục

đích sử dụng, đất được triển khai khá chặt chẽ, tương đối kịp thời, đúng quy định của pháp luật, từng bước cải cách thủ tục hành chính đáp ứng nhu cầu sử

dụng đất, phục vụ kịp thời nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh

Công tác giao đất cho nhân dân làm nhà ở được thực hiện ở các huyện,

thị xã với tổng số hộ được giao là: 4.173 hộ với tổng diện tích 45,77 ha

Thực hiện Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 682/2006/QĐ-UBND ngày 31/03/2007 của UBND tỉnh về việc ban hành quy chế đấu giá quyền sử dụng đất đề giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất Năm 2009, các huyện thị xã thực biện đấu giá quyền sử dụng đất 6.015 lô đất ở với tơng diện tích 76,48 ha

* Công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Trong thời gian qua ngành TN&MT Nghệ An đã đây mạnh công tác

thanh tra, kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài nguyên đất, khai thác, chế biến

khoáng sản và bảo vệ mơi trường nhằm phịng ngừa, phát hiện các vi phạm

pháp luật, phát hiện những hạn chế trong quản lý Nhà nước về tài nguyên và

mơi trường, từ đó kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp

khắc phục và xử lý Công tác thanh tra của Sở đã góp phần phát huy nhân tố

tích cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai,

khoáng sản và môi trường

“Trong năm qua, tiền hành kiểm tra việc sử dụng 776.167 m đất của 178

tổ chức sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Kiểm tra đối với 11 tổ chức hoạt động

khoáng sản với diện tích khu vực khai thác 201.345 mổ

Trang 21

CHUONG 3

PHAM VI, ĐÓI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong 13 nội dung quản lý Nhà

nước về đất đai tại huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về đất đai của huyện Yên Thành,

tỉnh Nghệ An

3.3 Nội dung nghiên cứu

1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An ảnh hưởng tới công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện

2 Nghiên cứu một số nội dung cơ bản trong công tác quản lý Nhà nước

về đất đai theo Luật đất đai:

- Xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính

- Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

- Đăng ký quyền sử dụng đát, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

~ Công tác giao đất, cho thuê dất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

~ Tài chính về đất đai

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm ve dit dai

- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất

3 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Thành năm 2009

4 Đánh giá tình hình biến động sử dụng đất năm 2005 - 2009

Trang 22

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp dùng để thu thập tài liệu, số liệu các thông tỉn phục

vụ cho mục đích nghiên cứu

3.4.2 Phương pháp thống kê và thu thậ

Đây là phương pháp thống kê từ các số liệu trong quá trình nghiên cứu các vấn đề kinh tế, xã hội Sử dụng các số liệu trên các số liệu trên cơ sở đã tiến hành tính tốn các chỉ tiêu, phân tích tình hình quản lý sử dụng đất về số lượng, chất lượng, về diễn biến, qua đó tìm hiểu các ngun nhân của các hiện tượng phát sinh, dự đoán nhu cầu đắt đai trong tương lai

3.4.3 Phương pháp sử dụng bản đồ và các phần mềm

Phương pháp dựa vào bản đồ để phân tích các số liệu, kết quả Sử dụng các phần mềm để xử lý số liệu được nhanh và chính xác hơn

3.4.4 Phương pháp chuyên gia, tham khảo

Phương pháp nảy dựa trên những tài liệu, văn bản pháp lý, các công trình

khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và khu vực nghiên cứu được đề tài tham khảo trong quá trình nghiên cứu và đề xuất các kiến nghị của đề tài 3.4.5 Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp dựa vào kết quả phỏng vấn trực tiếp người dân

Trang 23

CHƯƠNG 4

KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý

Yên Thành là huyện đồng bằng trung du, nằm về phía tây bắc của tỉnh Nghệ An Có vị trí địa lý nằm vào khoảng: Từ 105°17'50” đến 105°33°04” kinh độ Đông; từ 1895242” đến 1910°00 vĩ độ Bắc

Phía Đơng giáp: huyện Diễn Châu

Phía Tây giáp: huyện Đơ Lương, Tân Kỳ

Phía Nam giáp: huyện Nghỉ Lộc và Đơ Lương

Phía Bắc giáp: huyện Quỳnh Lưu

'Yên Thành có diện tích tự nhiên 5571,67 ha; xếp thứ 12 về diện tích (sau huyện Quỳnh Lưu và các huyện miền núi) trên địa bàn tỉnh Nghệ An Dân số 272.426 người, mật độ dân số bình quân 497 người/km” Huyện được chia thành 38 xã và 01 thị trấn Huyện ly Yên Thành nằm cách thành phố Vinh khoảng 55 km về phía Tây Bắc và cách đường quốc lộ 1A khoảng 13 km về phía Tây

'Yên Thành là một trong những vùng trọng điểm lúa của tỉnh, có tiềm lực

phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo hướng hàng hóa xuất khẩu; các cơng,

trình kết cấu hạ tầng đang được đầu tư phát triển, là những nhân tố quan trọng

và thuận lợi cho phát triền nền kinh tế theo hướng nồng lâm nghiệp, dịch vụ

thương mại, thủ công nghiệp và thúc đây nhanh tiền trình phát triển văn hóa xã

hội

Với vị trí địa lý đó huyện Yên Thành có điều kiện giao lưu với khu vực

Trang 24

4.1.1.2 Địa hình địa mạo

Nhìn tổng quát Yên Thành có địa hình lịng chảo có hướng nghiêng dần từ Tây bắc xuống Đông nam Phía tây hình thành một dãy đồi núi hình cánh cung chạy từ đông bắc xuống tây nam bao lấy cả một vùng đồng bằng ở phía đơng, đơng nam Cao nhất là vùng đồi núi gồm các xã Tân Thành, Đức Thành, Lăng Thành, Mã Thành, Hậu Thành, Đồng Thành Thấp nhát là một số đồng

trũng phía đơng huyện, kẹp giữa trục đường 205 và đường 33 của các xã Phú

Thành, Đô Thành, Thọ thành, Hồng Thành, Hợp Thành, Nhân Thành

Dựa vào đặc điểm phân bố địa hình, Yên Thành có thể chia thành 2 vùng: Vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa

+ Vùng đồng bằng: gồm 24 xã, độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 0,8-

2,5m

+ Vùng bán sơn địa: gồm 12 xã, chủ yếu là các xã khu vực phía Tây, Tây

Bắc huyện, tiếp giáp với các xã vùng núi huyện Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Đô

Lương

Bảng 4.1: Diện tích đất đai phân theo các cấp độ dốc

Cấp độ dốc Điện tích (ha) Tỷ lệ (%) 0g” 14.112,9 25,12 #12! 8.965,9 c 15,95 1⁄27 7 — 13.143,19 23,38 >25" 18.543,62 | 32,99

Sông suối, núi đá 1.4383 2,56

(Ngn: Phịng TN&MT huyện Yên Thành năm 2009) Từ đặc điềm địa hình nói trên, phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Thanh có những thuận lợi khó ldhãn nhất định; có điều kiện tăng trưởng và chuyển dịch cơ cầu kinh tế, sản phẩm đa dạng, thúc đẩy việc phân bổ lại lao động và dân cư cũng như nhu cầu đầu tư các cơng trình kết cấu hạ tầng

Trang 25

4.1.1.3 Khí hậu

Yên Thành nằm trong vùng đồng bằng ven biển tỉnh Nghệ An, chịu

chung những đặc điểm của khí hậu miền Trung: Nhiệt đới âm, gió mùa

- Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, nhiệt độ trung bình 23 - 24°C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ lên đến 41C; mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ bình quân 19,9°C Số giờ nắng trung bình/ năm là 1500 - 1700 giờ Tổng tích ôn là 3500°C - 4000°C Năng lượng bức xạ mặt trời đạt 75,6 KCal/ cmỶ

- Chế độ mưa: Lượng mưa bình quân năm 1.587mm, năm lớn nhất

3.471mm, năm mưa nhỏ nhất 1.150mm Lượng mưa phân bổ không đều giữa

các tháng, các mùa trong năm Mưa nhiều, lại tập trung trong thời gian ngắn là

nguyên nhân gây ngập úng cục bộ một số địa phương trên địa bàn huyện 4.1.1.4 Thuỷ văn, nguồn nước

Yên Thành tuy khơng có sơng lớn chảy qua địa bàn huyện nhưng lại là

huyện có nhiều khe suối từ vùng núi huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu đổ về các xã vùng bán sơn địa phía Tây và Tây Bắc Các cơng trình hồ đập trung và tiểu thủy nông, vùng này đã được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh và tương đối đều khắp với tổng số hơn 200 đập nhỏ và vừa Có nhiều hồ lưu trữ nước lớn như Hồ Vệ Vừng, Hồ Thúng

4.1.1.5 Tài nguyên thiên nhiên

~ Tài nguyên đất

“Theo tài liệu điều tra thỏ nhưỡng Nghệ An năm 2009, tổng điện tích thổ nhưỡng của Yên Thành là 54.765, 6 ha, gồm các loại chính sau đây:

a) Đất phù sa không được bồi đắp hàng năm (P): Diện tích khoảng 22.835,6 ha là loại đất có diệ tích lớn nhất, chiếm 41,7% tổng tích, đây là loại đất trồng lúa nước chủ yếu, có hầu hết ở các xã, loại đất này có ý nghĩa quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển các thành phần kinh tế khác Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét, dung tích hấp phụ thấp, đất

thường chua và nghèo lân

Trang 26

b) Đất Feralit phát triển trên phiến sét (Fs): Diện tích khoảng

14.783,7 ha, chiếm 26.99% Đất có màu vàng hoặc vàng đỏ, thành phần cơ gới

từ thịt nhẹ đến thịt nặng Sức giữ nước và khả năng cung cấp nước tương đối tốt

e) Đất Fcralít biến đỗi do trồng lúa nước: Diện tích khoảng 54.898,94

ha, chiếm 10,77 % Được phát triển trên đá mẹ chủ yếu là sa thạch, phấn sa Hầu hết đất được trồng lúa nước thường xuyên Đất có màu xám đen hoặc xám

giây

d) Dat Feralít phát triển trên phiến sét hoặc sa phiến sét: Diện tích

khoảng 4.118,3 ha, chiếm 7,52% Đây là đất vùng đồi và vùng núi thấp Đất có

tầng dày có thể phát triển trồng cây ăn quả và cây công nghiệp

- Tài nguyên rừng

So với nhiều huyện đồng bằng, Yên Thành có tài nguyên đất lâm nghiệp khá Tổng diện tích đất lâm nghiệp và đất có khả năng phát triển lâm nghiệp

xấp xi 30.765,8 ha Thực hiện mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc và chính

sách giao đất, khoán rừng đến từng hộ gia đình nên những năm gần đây diện

tích trồng mới tăng khá cao Đến nay diện tích rừng hiện có của huyện là 18.550,42 ha, chiếm 31,02% diện tích tự nhiên; trong đó diện tích rừng trồng là

8.603,09 ha, chiếm 46,38% diện tích rừng, diện tích rừng phịng hộ là 9.947,33 ha, chiếm 53,62% diện tích rừng, Hiện diện tích đất hoang đồi có khả năng

trồng rừng còn khoảng 12.215,38 ha Binh quan méi năm trồng mới khoảng

1.874 ha

Tuy khoanh nuôi bảo vệ rừng là chủ yếu, nhưng một số diện tích rừng,

trồng đã cho khả năng khai thác và đã thu được nguồn lợi từ rừng đáng kể

~ Tài nguyên khoáng sản

Trang 27

a) Than bin:

Than bùn có ở xã Vĩnh Thành, phân bỗ trên diện tích khoảng 62.500 m?

trong trầm tích Đệ Tứ, dày 2m Than lộ ngay trên mặt Có trữ lượng khoảng

37.500 tấn

b) Barit: Có ở xã Sơn Thành và Rú Bìm xã Hợp Thành Trong đó:

- Quặng Barit ở xã Sơn Thành: Được tạo thành trong đới phá hủy gồm

những mạch ngắn tạo thành chuỗi kéo dài trong đới trầm tích hệ tầng Đồng

Trầu Barits có màu trắng trong, trắng đục, trắng phớt hồng, quặng gốc đã

khống chế được 9 thân quặng Diện tích chiếm đất khoảng 1 km” Trữ lượng

khoảng 25.700 tấn

- Quặng Barit ở Rú Bìm (Hợp Thành): Các thân quặng được gặp trong đới trầm tích hệ tầng Đồng Trầu, thành phần khoáng vật gồm Barit, visevit,

thạch anh và các khoáng vật sulfua

e) Photphorit: Có ở Lèn Bói xã Quang Thành và Lèn Bằng xã Đồng

Thanh

- Photphorit Lèn Bói: Quang nằm trên địa hình đá vơi dày 2m, quặng,

dạng khối bột, hàm lượng Pz0; có từ 4,7 - 37,8% Trữ lượng khoảng 33.663 tấn

- Photphorit Lén Bing: được phân bố trong hang và đới đập vỡ đá vơi hệ tầng Đồng Trầu Có trữ lượng khoảng 15881 tấn, phân bổ ở 3 khu vực (Hang

Rùa, Hang Trống và đới dập nát phía tây) ~ Tài nguyên cảnh quan

Là vùng dát được mệnh danh vựa lúa của tỉnh Nghệ An, truyền thống là vùng đất đầy tâm phúc, địa linh nơi đây có nhiều đình, đền, chùa, miéu mao

Cho đến nay, Yên Thành vẫn lưu giữ, bảo tồn và tôn tạo được nhiều di tích lịch sử văn hố như chùa Diệu, chùa Thiên Tạo, hang Tiên, hang Lúa, đền

Đức Hồng có nhiều cây cầu đá, giếng làng từ thế kỷ 18 Có thể nói nơi đây là một vùng đất có quần thể di tích tương đối phong phú

Trang 28

thống hồ đập như hồ Vệ Vừng, Hòn Húng với trữ lượng lớn, là nguồn nước

tài nguyên thiên nhiên ban tặng, là lá phổi tạo ra sinh thái đầy lý tưởng 4.1.1.6 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

~ Thuận lợi:

'Yên Thành có vị trí địa lý, đặc điểm địa hình cùng với hệ thống thủy văn, nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tương đối thuận lợi Với hệ

thống các triền núi không quá cao, không quá dốc rất thuận tiện cho việc phát

triển trồng rừng và trồng các vùng cây nguyên liệu cho các nhà máy giấy, bột

` sắn, dứa,

Huyện có hạ tầng kỹ thuật tương đối thuận lợi, có quốc lộ 7, tỉnh lộ 534,

538 đi qua kết hợp với hệ thống giao thông nông thôn thuận tiện, nối tiếp quốc

lộ 1A, Đường H6 Chi Minh, Cảng Cửa Lò .và các vùng miền trong cả nước

Đồng thời các khe suối, các hồ đập và mạng lưới kênh tưới tiêu là điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản và thực hiện đề án cánh đồng 50 triệu/ha

- Khó khăn:

Huyện có vị trí địa lý xa các trung tâm kinh tế lớn, xa các trục giao thông, trọng điểm, điều kiện tự nhiên, khí hậu khơng thuận lợi, sản xuất còn manh

mún, chưa tạo được khối lượng hàng hoá lớn

Nguồn tài nguyên khoáng sản của huyện nghèo cả về chủng loại và trữ lượng nên khả năng khai thác công nghiệp nặng kém Nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nên việc phát triển kinh tế theo hướng đa dạng hoá thành phần đang

là vấn đề cần được Đảng bộ và nhân dân huyện quan tâm

4.1.2 Kinh tế xã hội - Tang trưởng kinh tế

Nền kinh tế của huyện những năm gần đây đã có bước chuyển biến đáng kể Nhịp độ tăng trưởng 5 năm 2005 - 2009 đạt 10,2%

Tổng giá trị sản xuất (GDP) năm 2009 đạt 382,4 tỷ đồng, tăng 83% so

với năm 2005 Trong đó:

+ Nông nghiệp tăng 8,45 %

Trang 29

+ Công nghiệp - TT công nghiệp - Xây dựng tăng 19,15%

+ Thương mại - Dịch vụ tăng 7,8%

Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 65% năm 2005 xuống cịn 58,8%; Cơng nghiệp Xây dựng - Dịch vụ - Thương mại tăng 35% năm 2009 lên 41,2%

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua có bước chuyển dich

đúng hướng và tăng đáng kể trong cơ cấu ngành Trong nội bộ ngành nơng nghiệp có bước chuyển mạnh, tăng tỷ trọng ngành lâm nghiệp, thuỷ sản, chăn nuôi và giảm tỷ trọng ngành trồng trọt nông nghiệp

Bang 4.2: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2005 - 2009

Don vi tinh: %

[ Năm | Năm | Nim | Nam | Năm Nganh 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 Tổng số 100 | 100 | 100 | 100 | 100 Nông - Lâm - Ngư 58,84 | 52,68 | 54,26 | 57,46 | 52,38 Công nghiệp - Xây dựng | 11,47 | 24,22 | 21,65 | 21,80 | 24,63

“Dichvu —— |29/69| 23,10 | 24,09 | 20,74 | 22,99 |

(Nguon: Phong TN&MT huyén Yén Thanh 2009)

- Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Nông nghiệp

Đã tiến hành tích cực chuyên dịch cơ cấu cây trồng, mùa vụ, chủ động

xây dựng các chương trình, đề án sản xuất; chú trọng công tác thuỷ lợi, khuyến

nông, khuyến lâm, đây mạnh thâm canh, xen canh, ứng dụng khoa bọc kỹ thuật

vào sản xuất nên năng suất các loại giống cây trồng đều tăng, cụ thể như: lúa

đạt 60 tạ/ha, ngô dat 35 tạ/ha, lạc đạt 18,1 tạ/ha Tổng sản lượng lương thực đạt 150000 tan

Giá trị thu nhập bình quân trên đơn vị diện tích tăng từ 19 triệu đồng/ha

(năm 2000) lên 30 triệu đồng/ha (năm 2009) Toàn huyện hiện có 26/39 xã có

Trang 30

Lâm nghiệp

Thực hiện chính sách giao đất khốn rừng đến từng hộ gia đình, khiến

nhân dân yên tâm sản xuất nên việc khoanh nuôi, bảo vệ, khai thác, trồng mới rừng đạt hiệu quả khá Tỷ lệ che phủ rừng năm 2009 đạt 35% Hình thành các

mơ hình vườn đồi, trang trại kết hợp với trồng rừng và chăn ni có hiệu quả Tỷ trọng sản xuất ngành lâm nghiệp chiếm 4,67% giá trị sản xuất nông nghiệp

Chăn nuôi

Chăn nuôi phát triển cả về số lượng và chất lượng Tốc độ tăng trưởng

khá Xuất hiện nhiều mô hình chăn ni gia súc, gia cầm tập trung có hiệu quả trong đó có phong trào ni bị thịt, nuôi lợn bán công nghiệp phát triển mạnh

Đến nay toàn huyện có đàn trâu 22.278 con, đàn bò 23.285 con, đàn lợn

165.710 con và 1.117.920 con gia cẦm

Thuỷ sản

Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh (chủ yếu nuôi ở các khu vực mặt

nước chuyên dùng) Diện tích đạt 1.678,4 ha năm 2006 với sản lượng cá đạt

1.500 tấn Tỷ trọng thuỷ sản chiếm 2,36% giá trị sản xuất nông lâm ngư

nghiệp

- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng

Từng bước đã có sự chun biến tích cực và đúng hướng Phát triển các

ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, sửa chữa Khuyến khích phát triển

các công ty TNHH khai thác gắn với chế biến Đã mở thêm một số ngành nghề

mới có tính xuất khẩu sản phẩm như mây tre đan, thêu ren; xây dựng 14 làng

nghề, trong đó được tỉnh cơng nhận 2 làng nghề Đầu tư xây dựng nhà máy dé chế biến sản phẩm nông nghiệp tại chỗ như nhà máy Đường ở xã Tăng Thành, nhà máy chế biến tỉnh bột Sắn ở xã Công Thành

Phong trào giao thông nông thôn đứng vào tốp đầu của tỉnh Tỷ lệ nhựa

hoá đường huyện, đường xã, đường xóm đạt 32%, bê tơng hố kênh mương đạt

70,35

Trang 31

- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Đến năm 2009 dân số toàn huyện là 277.262 người, tương đương 65.071

hộ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 1,04%/năm, quy mô hộ khoảng

4,5người/hộ, dân cư phân bố không đồng đều giữa các xã

- Xã có mật độ dân số cao là Thị Trấn 1.796 người/km, xã Hợp Thành 1.568 người/km”, Hoa Thành 1.397 người /kmẺ

- Xã có mật độ dân số thấp là Tiến Thành 139 người/kmẺ, xã Lăng Thành 205 người /kmẺ

Nhìn chung dân số của huyện tập trung chủ yếu ở các xã dọc theo quốc

lộ 7 và tỉnh lộ 538

Hiện nay có 25 xã có số dân theo Đạo thiên chúa, chiếm khoảng 12,80%

dân số của huyện Lực lượng lao động trong độ tuổi là 144.371 người (chiếm

45,85% dân số)

Bảng 4.3: Cơ cấu lao động

Đơn vị tính: %

Chỉ tiêu Năm 2006 | Năm 2007 ! Năm 2008 | Năm 2009 _ |

Tổng số 100 100 100 100

Nông - Lâm - Ngư_ 78,1 77,6 1 73

Công nghiệp - Xây dựng |_ “T0;5 10,7 10,7 115

Dịch vụ 114 117 123 15,5

~~ (Nguồn: Phòng TN&MT huyện Yên Thành 2009)

Công tác giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian qua cũng đã thu hút được lực lượng khoảng 9.000 lao động cho các ngành nghề dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, 25.000 người đi lao động ở các địa phương khác

và đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài

Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt 7 triệu đồng / năm

Tỷ lệ hộ đói ngèo giảm từ 12% năm 2005 xuống 4% năm 2009 - Cơ sở, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội

Giao thông

Mạng lưới giao thông của huyện chủ yếu là giao thông đường bộ Các

Trang 32

tuyến tỉnh lộ trên địa bàn huyện đã được nâng cấp và mở rộng Trên địa bàn huyện có 01 tuyến quốc lộ và 02 tỉnh lộ dài 39 km, đường huyện có 14 tuyến với tổng chiều đài 228 km, đường xã có 266 tuyến với tổng chiều dài 581 km và đường thơn xóm dài 597 km Cơ bản các tuyến giao thông đã đảm bảo nông thôn khá của tỉnh Trong tổng số 1.612 km có 515,84 km đường nhựa, cho ô tô vào đến tận trung tâm xóm Tuy nhiên nền đường còn hẹp, chưa đáp ứng được

nhu cầu phát triển cho hiện tại cũng như tương lai

Thuy loi

Hệ thống kênh mương tưới, tiêu cũng như hồ, đập của huyện đến nay đã

có hơn 70% cơ bản đã được bê tơng hóa đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt của

nhân dân

Tuy nhiên vùng bán sơn địa nguồn nước chủ yếu từ các khe suối nhỏ

chảy từ vùng núi phía giáp Tân Kỳ và Quỳnh Lưu nhưng thường không giữ

được nước, mùa mưa tràn về dễ gây lũ lụt, mùa khô thường bị khô hạn Giáo dục đào tạo

Mạng lưới giáo dục cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập, mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại hình trường lớp Cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được tăng cường chuẩn hóa, chú trọng chất lượng giáo dục thực

chất Phổ cập tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2002, phổ cập THCS vào năm 2004 Số lượng học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT đạt 72%, thành lập

thêm 1 phân hiệu và 2 trường THPT Tỷ lệ học sinh giỏi và giáo viên dạy giỏi

năm sau cao hơn năm trước Toàn huyện có 31 trường đạt chuân quốc gia, tồn

huyện có 5 trung tâm học tập cộng đồng

4.1.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Huyện có tiềm năng đất đai phù hợp với phát triển cây lương thực, cây

công nghiệp, cây nguyên liệu Những năm gần đây việc đầu tư phát triển các

vùng cây nguyên liệu mía, dứa, sắn và đưa các mơ hình chăn nuôi cá rô phi, cá

chép lai theo hướng hàng hố góp phần đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế

chung của huyện Bước đầu đã tạo đà chuyển dịch cơ cấu kinh tế, vượt lên mọi

Trang 33

dụng kịp thời một số thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhất là về giống, cây trồng, vật nuôi Cùng với phát triển kinh tế đầu tư phát triển kinh tế hạ tầng cũng tăng nhanh như hệ thống giao thông, các công trình thuỷ lợi, cơ sở giáo

dục, y tế từng bước xây dựng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt

cho đại bộ phận nhân dân trên địa bàn Đời sống văn hoá xã hội được nâng lên

và có nhiều tiến bộ, chất lượng cao hơn trước, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Quốc phòng an ninh được giữ vững

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế:

- Yên Thành vẫn là một huyện thuần nông, nghèo; công tác quy hoạch

tổng thể, quy hoạch chỉ tiết về phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

chưa được quan tâm đúng mức Chuyên dịch cơ cầu kinh tế chưa tương xứng

với tiềm năng Tăng trưởng kinh tế thấp thua so với các huyện trong vùng và ở dưới mức trung bình quân chung của tỉnh; là một trong những huyện có tốc độ phát triển và tỷ trọng dịch vụ thấp

- Vấn đề gia tăng dân số gây áp lực đối với đất đai, sự tăng nhanh về dân số, đặc biệt là dân số cơ học dẫn đến nhu cầu đất ở ngày càng tăng

- Tình hình phát triển kinh tế thị trường, mà mục tiêu chủ đạo là đem lợi ích kinh tế lên hàng đầu, dẫn đến việc các cá nhân các tổ chức kinh tế sử dụng, đất sai mục đích gây khơng ít khó khăn cho công tác quản lý đất đai của huyện

- Nhận thức của người dân trong phát triển kinh tế hàng hóa chưa theo kịp yêu cầu Mơ hình kinh tế tiểu chủ, kinh tế trang trại chưa tương xứng tiềm

năng Việc tiêu thụ chế biến sản phẩm chưa được chú trọng, chất lượng sản phẩm còn thấp nên sức cạnh tranh trên thị trường chưa cao Giá trị trên đơn vị

canh tác thấp thua so với mặt bằng chung của tỉnh

- Phát triển vùng nguyên liệu còn manh mún, tốc độ chậm so với tiềm năng và thị trường tiêu thụ Việc khai thác kinh tế vùng đồi, bán sơn địa phía

tây đạt hiệu quả chưa cao

- Là huyện đồng bằng bán sơn địa, nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, xuất phát điểm kinh tế, cơ sở hạ tầng, dân trí thấp.Khơng có cơ sở công nghiệp

quy mô và giá trị sản xuất hàng hóa lớn trên địa bản, thị trường, nông sản có lúc

Trang 34

bế tắc Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu Mức thu nhập bình qn

đầu người cịn thấp

- Nhận thức của người dân về quản lý sử dụng đất đai cho phù hợp còn

kém nên còn gây nhiều khó khăn cho việc giải quyết các vấn đề liên quan đến

đất đai

- Chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao, chưa quan tâm đến hướng

nghiệp đào tạo nghề Cơ cấu lao động chưa có bước chuyền dịch đáng kể, tay nghề của người lao động còn thấp, lao động thiếu việc làm thường xuyên còn

nhiều

~ Giao thông nội huyện chất lượng thấp, hệ thống điện chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật Hồ đập chưa được tÖ thường xuyên, hệ thống tiêu thiếu đồng bộ còn gây ngập úng trên diện rộng Các công trình văn hóa chưa được đầu tư tương xứng

4.2 Đánh giá tình hình quản lý đất đai của huyện Yên Thành

“Trước khi Luật đất đai 1993 ra đời, chưa kịp đi sâu vào cuộc sống cơ sở

đất đai, lắm chiếm đất, tranh chấp đất nói chung khá phổ biến, đơn thư khiếu nại,

thì cơng tac quan ly đất đai ở đây cịn bị bng lỏng, tình hình vi phạm Luậ

tố cáo cũng nhiều Đồng thời nhiệm vụ chính của quản lý Nhà nước về đất đai như lập hồ sơ gốc và cấp giấy chứng nhận QSDĐ còn chậm

Nhưng từ khi Luật đất đai 2003 ra đời với nhiều quy định trong việc

quản lý và sử dụng đất, công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại huyện Yên

Thanh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ và phát triển

của ngành Tài nguyên và Môi trường, đồng thời góp phần vào sự ổn định và

phát triển kinh tế xã hội của huyện

4.2.1 Xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính

Trước đây việc lập địa giới hành chính chưa được rõ ràng giữa các xã,

cũng như các huyện giáp ranh gây mất tình đồn kết Việc quản lý hồ sơ địa

giới trước đây chỉ lưu trên giấy nên bảo quản khó, dễ bị hỏng Nên gây rất

Trang 35

Thực hiện Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1994 của Hội đồng Bộ trưởng

(nay là Chính phủ) về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến

địa giới hành chính Trong năm 2009, được sự chỉ đạo của UBND tỉnh Nghệ An và Sở TN&MT tỉnh Nghệ An, UBND huyện Yên Thành cùng với các huyện giáp ranh là Đô Lương, Diễn Châu, Tân Kỳ và Quỳnh Lưu đã tổ chức

triển khai thực hiện công tác đo đạc bản đồ địa chính cho các xã chưa cấp: Mỹ

Thành, Khánh Thành, Tăng Thành, Phú Thành, Hoa Thành, Hậu Thành, Hợp “Thành, Minh Thành và Tân Thành; nâng tổng số thực hiện xong trên toàn huyện, làm cơ sở cho việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần

dau và cấp đổi giấy chứng nhận sau chuyển đổi ruộng đất, lập lại hệ thống hồ

Trang 36

Bang 4.4: Kết qua đo đạc thành lập bản đồ địa chính Số TT | Tên xã, thị trắn|_ Loại bản đồ 1/500 Số ữ lệ 1/1000 172000 1 | Bao Thanh BDDC : Ỷ T | 2 | Bá Thành BDDC i - 3 | CôngThành BDDC 1 a | Dai Thanh BDDC 3 3 _| Ding Thanh BDDC 2 6 | DO Thanh BDDC 2 7 | ie Thanh BDDC T 8 | Hau Thanh BDDC 4 [9 _| Hoa Think BDDC a 10 | Hùng Thành BDDC 2 IT | Hong Thanh BDHT 1 12 _| Hop Thanh BDDC 3 13 | Ling Thanh BDDC ~ 1 14 |LiênThàn BDDC T 15 |TýThành BĐHT il 2 16 | Long Thanh BDHT 3 T7 |[KháhThành BDDC 2 18 |KimThành BDDC 2 19 | MaThanh — BĐĐC ~ 2 20 _ | Minh Think BĐHT i 21 | Nam Think BDHT T 22 _ | Nhiin Thanh BDDC - 2 23 [PhúeThành BDDC 3 24” | Phi Thanh BĐHT 2 | 25 | Quang Thành BDDC 2 26 | SonThành BDDC - | I 27 | Ting Thinh | ‘BDDC T 28 |ThọThành BĐĐC 3 29 |TânThành ~ BDDC ~ 4 30 | Tay Thanh BDDC 1 | 3Í [TiếnThành BDDC i 32 | ThiTea BBDC - 3 33 | ThịnhThánh BDDC 3

3⁄4 | Trung Thinh BDAT 2

35 [VãnThành “BDDC 2 36 | Vinh Thanh BPHT 3 37 | ViênThành BDDC 2 38 | XuinThinh j BĐĐC | ~ Be 39 | MỹThành BDDC 1 Tổng - ~ - 4 73

Trang 37

Dựa vào kết quả thu được như bảng 4.4 trên ta thấy được công tác đo đạc bản đồ địa chính đã được hồn thành ở tắt cả các xã trên địa bàn huyện Với tỷ lệ bản đồ tương đối lớn 1/2000, riêng Thị trấn và xã Lăng Thành là tỷ lệ

1/1000

4.2.2 Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

Năm 1998, huyện Yên Thành lập quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 1998 - 2010, được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại quyết định số 1209/QD- UB ngay 29/7/1998 Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 1998 - 2010 của huyện đã góp phần vào việc hồn thiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện

Tuy nhiên, những năm qua tốc độ phát triển kinh tế xã hội của huyện

Yên Thành có bước tăng trưởng tích cực, vượt mức dự báo ban đầu nên quy

hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt của huyện khơng cịn phù hợp Thực tế

phát triển kinh tế xã hội những năm qua đã bộc lộ những thiếu sót, bắt cập

trong quản lý và sử dụng đất dai, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở

một số khu vực ảnh hưởng đến đời sống và sức khoẻ của nhân dân

Trong quá trình thực hiện quy hoạch đã được duyệt có nhiều biến động lớn liên quan đến nhu cầu sử dụng đất trong đó:

- Chi tiêu các loại đất theo mục đích sử dụng đất trong quy hoạch sử

dụng đất theo Luật Đất đai năm 2003 có sự thay đổi khác so với Luật Đất đai năm 1993

- Quy hoạch sử dụng đất đai tỉnh Nghệ An đến năm 2010 đã được điều

chỉnh, do đó quy hoạch sử dụng đất cấp huyện cũng phải điều chỉnh cho phù

hợp

- Địa giới hành chính và thành lập mới thêm một số xã như Kim Thành,

Tây Thành, Đại Thành và Hùng Thành

- Việc phát triên và hình thành các vùng cây nguyên liệu cho các nhà

máy đã thay đổi cơ cấu sử dựng đất trước đây

Để thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đã được điều chỉnh bổ

sung thì việc phân bổ quỹ đất cho các dự án, chương trình cho các nhu cầu sử

Trang 38

hoạch vùng nguyên liệu mía, dứa, sắn, thành lập thị trấn Công Thành, hệ thống Thị tứ, các cụm tiểu thủ công nghiệp vừa và nhỏ, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh là điều cần thiết Từ thực tế đó địi hỏi phải điều chỉnh quy hoạch

sử dụng đất để có những dự báo mới sát hơn với mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội, từ đó có kế hoạch đáp ứng nhu cầu đất đai cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH Kết quả của công tác quy hoạch sử dụng đất đến 2012 được thể hiện qua bảng:

Bang 4.5: Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành

TỊ — Chưa — | | nản |mmiinta|LRƠ9 'Tông DT đất tự nhiên 54.571,67 54.886,16 99.43 1 | Đấtnông nghiệp NNP 42.254,79 42.212,09 100,10

1.1 | Dat san xuat néng nghiép |SXN 18.890,52 19.639 96,19

1.2 | Dat lâm nghiệp LNP | 1855042 22.161,10 83/71 13 | Đất nuôi trồng thuỷ sản |NTS 125,49 398,69 31,48

1.4 | Dat lam mudi LMU 0 0 0,00

1,5 | Đất nông nghiệp khác INKH 4,68 13,3 35,19

2 | Đấtphinôngnghiệp |PNN | 9.60509 10.677,40 89,96

21 | Đấtở OTC 1,283,99 1.336,96 96,04

2.2 | Đất chuyên dùng CDG | 3723/89 6.336,55 90,33 2.3 | Đất tơn giáo, tín ngưỡng _|TTN 35,58 35,58 100,00 2.4 | Đất nghĩa trang, nghia dja [NTD 443,98 452,64 98,09

2.5 | Đất sông suối 'SMN 2.537,19 2.515,47 100,89

2,6 | Đất phi nông nghiệp khác |PNK 02 02 100,00 3 | Đất chưa sử dụng CSD 2.711,79 1.976,67 137,19

(Ngn: Phịng TN&MT huyện Yên Thành 2009) Nhìn vào bằng 4.5 ta thấy:

* Đất nông nghiệp: tỷ lệ điện tích đất nơng nghiệp năm 2009 so với diện

tích quy hoạch năm 2010 đạt 100,1%, như vậy có vượt mức quy hoạch nhưng

khơng đáng kê Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt tỷ lệ lớn nhất

với 96,19 ha, do Yên Thành là một huyện có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất

nông nghiệp Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản: tỷ lệ diện tích năm 2009 so với quy hoạch năm 2010 đạt tỷ lệ thấp nhất chiếm 31,48%; nên việc thực hiện đúng với quy hoạch là một việc rất khó Điều đó ta thấy được các các phòng ban đã

thực hiện gần đúng với quy hoạch đã đề ra Phần lớn diện tích đất nơng nghiệp

Trang 39

quy hoạch xây dựng một số công trình do nhu cầu phát triển; các cơng trình đã

thực hiện đạt 100% so với quy hoạch như:

- Nhà văn hoá ở các xã Bảo Thành, Văn Thành: 0,2 ha

- Cung vui chơi văn hố thiếu nhỉ ở Đơ Thành, Hợp Thành: 0.7 ha

~ Mởrộng đoạn đường từ Thị trấn Nghỉ Lộc về Thị trấn Yên Thành: 8,5 ha Và một số cơng trình khác Nhưng bên cạnh đó cịn một số cơng trình

quy hoạch còn làm dang dở và chưa thực hiện

* Đất phi nông nghiệp: tỷ lệ diện tích đất phi nơng nghiệp năm 2009 so với diện tích quy hoạch năm 2010 đạt 89,96%, như vậy tình hình thực hiện quy hoạch đã gần tương đối theo đúng quy hoạch Trong đó tỷ lệ diện tích đất ở năm 2009 so với quy hoạch năm 2010 đạt tỷ lệ lón nhất 96,04%, đó là vấn đề tất yếu khi nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, giao thông, dịch vụ, nên diện

tích đất phi nơng nghiệp cũng ngày một tăng Song trong quá trình làm quy

hoạch đã không chú ý đến ảnh hưởng của các công trình đến mơi trường, nên một số nơi trên địa bàn huyện Yên Thành đã bị ô nhiễm nặng như: Nước thải của nhà máy chế biến tỉnh bột sắn và nhà máy Đường sông Dinh có nước thải

gây ơ nhiễm môi trường nước cục bộ xung quanh khu vực nhà máy

* Đất chưa sử dụng: nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ diện tích đất chưa sử

dụng năm 2009 so với quy hoạch năm 2010 đạt vượt mức quy hoạch với

137,19%,

Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2009

Thực hiện Nghị quyết số 68/2008/NQ-HĐND ngày 24/12/2008 của Hội đồng nhân dân huyện khoá 17 kỳ họp thứ 11 về việc thông qua kế hoạch sử dụng đất năm 2009 UBND huyện đã ban hành quyết định số 2/2008/QĐ.UBND ngày 31/12/2008 về việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2009 của huyện Yên Thành Qua một năm điều hành, chỉ đạo, thực hiện

kết quả đã đạt được:

- Đất phi nông nghiệp: kế hoạch 105,93 ha, thực hiện 96,98 ha đạt 91,4%

Trang 40

+ Đất ở: kế hoạch 17,83 ha, thực hiện 16,72 ha đạt 93,77% theo các hình thức: giao đất theo định giá là 0,5 ha; đầu giá đất là 16,22 ha

+ Dat chuyên dùng: kế hoạch 88,1 ha, thực hiện 80,17 ha, đạt 91% Các

cơng trình đã và đang thực hiện là: Nâng cấp quốc lộ 7A, đường Kim - Quang,

Trung tâm Y tế dự phòng, trường thị trấn, nhà máy gạch Tuynel tại xã Đồng Thành, chợ tại các xã, siêu thị, đất truyền dẫn năng lượng, hệ thống giao thông

của các xã và thị trân đang từng bước phát huy hiệu quả

- Cho thuê đất nông nghiệp để xây dựng 6 gia trại, trang trại: 27,3 ha

- Chuyển mục đích sử dụng từ đất lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản: kế hoạch là 15 ha; thực hiện 2,4 ha, đạt 16% (tại Khánh Thành)

- Việc xây dựng quy hoạch sử dụng đát đến năm 2010 cho 39 xã, thị trấn

và lập phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã từng bước nâng cao vai trò

quản lý Nhà nước về đất đai theo quy hoạch, kế hoạch, đặc biệt là việc phê

duyệt các Thị tứ làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi

lật và

chuyển mục đích sử dụng đất tiết kiệm có hiệu quả

- Các chỉ tiêu sử dụng đất đai đạt tương đối cao là nhờ sự chỉ đạo điều

hành đồng bộ giữa các cấp uỷ chính quyền và kế hoạch xây dựng từ đầu năm

sát và hợp thực tế

~ Đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất cho các cấp, các ngành cụ thể: Xây

dựng các cơng trình Y tế, Giáo dục công sé

4.2.3 Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý Hồ sơ địa chính, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng dat

* Công tác lập và quản lý Hồ sơ địa chính

Trình tự, thủ tục lập và quản lý Hồ sơ địa chính được thực hiện theo

đúng quy định của Luật Đất đai, Nghị định 181/2004/NĐ.CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ vẻ thi hành Luật Đất đai 2003 Hồ sơ địa chính được lập ở tất cả

các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; bộ Hồ sơ địa chính được lưu trên giấy dưới

dạng bó gói lộn xộn, tài liệu về bản đồ số còn thiếu do trước đây phòng chỉ lưu trên bản đồ một số hồ sơ của một số xã còn thiếu và bị rách nát Hiện nay

các hồ sơ, bản đồ địa chính đã được lưu trên dang số nên dễ dàng quản lý,

Ngày đăng: 20/11/2023, 13:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w