1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam

302 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 302
Dung lượng 1,16 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (12)
    • 1.2. Tổng quan nghiên cứu (14)
      • 1.2.1. Lý thuyết liên quan (14)
      • 1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm (17)
      • 1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu (0)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (22)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (22)
    • 1.5. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (22)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (23)
    • 1.7. Những đóng góp mới của luận án (0)
    • 1.8. Cấu trúc của luận án (27)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẾN HỘ NGHÈO (28)
    • 2.1. Cơ sở lý thuyết về chính sách tín dụng đến hộ nghèo (28)
      • 2.1.1. Khái quát về hộ nghèo (28)
        • 2.1.1.3. Tiêu chí xác định kết quả giảm nghèo (35)
      • 2.1.2. Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo (39)
    • 2.2. Tác động của chính sách tín dụng của ngân hàng chính sách đến hộ nghèo (43)
      • 2.2.1. Các mô hình nghiên cứu được sử dụng (43)
      • 2.2.2. Nhân tố ảnh hưởng đến tác động của CSTD do NHCSXH thực hiện đến hộ nghèo (55)
      • 2.3.1. Kinh nghiệm quốc tế (60)
      • 2.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (63)
  • CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẾN HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM (146)
    • 3.1. Tình hình hộ nghèo và chính sách tín dụng đến hộ nghèo do Ngân hàng chính sách xã hội Việt nam thực hiện (67)
      • 3.1.1. Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo tại Việt Nam (67)
      • 3.1.2. Tình hình hộ nghèo tại Việt Nam (69)
      • 3.1.3. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội (84)
    • 3.2. Thực trạng chính sách tín dụng đối với hộ nghèo do ngân hàng chính sách xã hội thực hiện (87)
      • 3.2.1. Khái quát một số chính sách tín dụng do ngân hàng chính sách xã hội Việt (87)
      • 3.2.2. Thực trạng chính sách tín dụng đối với hộ nghèo do ngân hàng chính sách xã hội thực hiện (106)
      • 3.2.3. Kết quả về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH (120)
  • CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẾN THU NHẬP ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO DO NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT (194)
    • 4.1. Phương pháp nghiên cứu định tính và mô hình nghiên cứu (146)
    • 4.2. Phương pháp ước lượng trong mô hình (0)
      • 4.2.1. Phương pháp ước lượng số liệu mảng (0)
      • 4.2.2. Phương pháp ước lượng khác biệt trong khác biệt (160)
    • 4.3. Kết quả mô hình tác động của chính sách tín dụng đến thu nhập bình quân hộ nghèo (161)
      • 4.3.1. Số liệu và biến số (161)
      • 4.3.2. Phân tích và thảo luận kết quả của mô hình nghiên cứu (167)
    • 5.1. Định hướng của Chính phủ về giảm nghèo (194)
    • 5.2. Định hướng của Ngân hàng Chính sách xã hội về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo (195)
    • 5.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện (196)
      • 5.3.1. Đối với NHCSXH (196)
      • 5.3.2. Đối với các hộ (0)
      • 5.3.3. Kiến nghị (0)
    • 5.4. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo (0)
  • KẾT LUẬN .................................................................................................................................................. 170 (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 173 (0)
  • PHỤ LỤC ..................................................................................................................................................... 183 (0)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết của đề tài

Nghèo đói là một trong những vấn đề cần giải quyết của mục tiêu thiên niên kỉ về xóa đói giảm nghèo (XĐGN) Tiếp cận vấn đề nghèo đói có khá nhiều trường phái, ví dụ như vốn con người mà đại diện là Arrow (1969), Romer (1990), Audretsch & Feldman (1996), Lucas (1988), sau đó được phát triển bởi Rebelo (1991), Mankiw và cộng sự (1992) Nhánh nghiên cứu này đánh giá việc muốn phát triển kinh tế phải dựa trên sự phát triển của vốn xã hội, được xây dựng bởi con người Vì vậy, có nhiều hướng để giải quyết mục tiêu nghèo đói và sau đó là mục tiêu phát triển kinh tế, như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, vào giáo dục, vào dân trí tài chính Và một trong những khía cạnh tiếp theo được đẩy mạnh là tài chính cho khu vực nghèo đói (Ledgerwood, 1998; Ledgerwood và cộng sự, 2013). Đối với vấn đề tài trợ cho nghèo đói, các nhà nghiên cứu đều đồng thuận rằng từ thiện hoặc hỗ trợ của Chính phủ không mang lại nhiều giá trị, mà phải thông qua tín dụng, tức là có vay, có trả, có lãi (Lê Thanh Tâm, 2015; Nguyen và cộng sự, 2017; Khúc Thế Anh và cộng sự, 2020) Do đó, vấn đề hình thành các chính sách tín dụng (CSTD) cho khu vực được ưu tiên xuất hiện Với khu vực nghèo đói, vấn đề này được gọi chung là tài chính vi mô - mà các khoản vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH) là một phần trong đó Đánh giá tác động của tài chính toàn diện và CSTD lên thu nhập của người dân khu vực nông thôn là một trong những nhánh nghiên cứu mới, được phát triển trong các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi (Armendáriz & Morduch, 2010; Asian Development Bank, 1999; Abaidoo & Agyapong, 2022; Duong

& Antriyandarti, 2021) Kết quả cho thấy, CSTD là một trong những biện pháp giúp thúc đẩy (XĐGN), và người ta đã nhìn thấy rất nhiều bằng chứng về nó - ví dụ trong nghiên cứu của Ashley & Carney (1999) đưa ra bằng chứng về sự cải thiện thu nhập của các hộ gia đình (HGĐ) nghèo thuộc các nước Tây Á, Asian Development Bank (1999) với các nhóm nước thuộc Châu Á, Ledgerwood và cộng sự (2013) với một loạt các nước có tài chính vi mô Với nhóm các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, Nghiem và cộng sự (2012) hay Nguyen và cộng sự (2017) cũng cho thấy CSTD có tác động đến việc gia tăng thu nhập của hộ nghèo, và làm tăng quyền của người phụ nữ trong gia đình Nhưng cụ thể tăng bao nhiêu? Và tăng bởi cấu phần nào trong chính sách? Một số nghiên cứu như Johnston Jr & Morduch (2008) tại Indonesia, Khandker (2005) tại Bangladesh đều nghiên cứu tại các nước theo Hồi giáo, tức là có thể thiết kế các khoản vay nhưng không lãi suất cho vay, thời hạn cho vay, tính chất của khoản vay như cho vay theo tổ…) cần phải có đánh giá lại, nhất là trong điều kiện khách hàng vi mô chiếm đến trên 70% tại Ngân hàng chính sách xã hội (Đào Lan Phương & Lê Thanh Tâm, 2017) Vì vậy, đánh giá tác động của CSTD của NHCSXH đến hộ nghèo ở Việt Nam sẽ bổ sung vào lí thuyết về tài chính vi mô, nhằm minh chứng cho tác động của tín dụng đến thu nhập của khu vực nghèo đối tại một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, chịu ảnh hưởng của định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa chịu ảnh hưởng của văn hóa Nho giáo và Phật giáo truyền thống - có những sự khác biệt nhất định với các nước đã được đưa ra như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia.

Về mặt thực tiễn, Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới đạt được những kết quả đáng ghi nhận về giảm nghèo và thành tựu kinh tế trong nhiều năm qua. Tính đến giữa năm 2020, tỷ lệ nghèo sẽ giảm từ 3,75% (năm 2019) xuống dưới 3%, bình quân giảm 1 - 1,5%/năm trong giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ nghèo tại huyện nghèo giảm trên 4% so với năm 2019, đạt mục tiêu Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ giao (Chính phủ, 2019a) Cải cách đất đai và thương mại là những yếu tố chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế cao và bền vững; đây là những lý do chính khiến ba trong số bốn người nghèo thoát nghèo trong thời kỳ này Tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo đã chậm lại theo thời gian (Finn, 2018; UNU-WIDER, 2017) Hầu hết các hộ nghèo còn lại sống ở các vùng nông thôn hẻo lánh, nơi chủ yếu là dân tộc thiểu số (DTTS) (ADR, 2014; Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2015; Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, 2019) Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều các chương trình CS hỗ trợ đối tượng là hộ nghèo trên khắp cả nước nhằm mục đích tăng thu nhập (TN) của hộ nghèo và đảm bảo an sinh xã hội Trong số các CS đó, nổi bật là CSTD của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô - trong đó điển hình là NHCSXH Các CSTD có khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ và sản phẩm tài chính cho cộng đồng người nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và đóng góp cho xã hội (Tổng cục Thống kê, 2020c; Tổng cục Thống kê, 2020b).

Với một loạt các cấu phần của CSTD hướng đến các đối tượng khác nhau (như cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ dân tộc thiểu số, các doanh nghiệp hoạt động tại vùng nghèo…), mục đích khác nhau (cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay nước sạch nông thôn, cho vay xây dựng nhà tiêu hợp vệ sinh), thời hạn khác nhau (từ ngắn hạn đến

3 trên 10 năm)…, NHCSXH đã giải quyết một vấn đề lớn về nghèo đói cho người dân (Ngân hàng Chính sách xã hội, 2021a) Một số nghiên cứu về đã giúp ngân hàng thực hiện tốt hơn các hoạt động này như Dương Quyết Thắng (2016) hay Trần Lan Phương

(2016) Tuy nhiên, tác động của từng cấu phần trong tín dụng chính sách của ngân hàng đến thu nhập của từng hộ nghèo ra sao lại chưa được đề cập - để từ đó có hướng tập trung vào những cấu phần nào.

Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu: “Tác động của chính sách tín dụng đến hộ

Tổng quan nghiên cứu

Nghiên cứu về CSTD không có lý thuyết gốc rõ ràng, do đó, nghiên cứu về tác động của CSTD đến thu nhập của HGĐ nghèo đói vay vốn cũng không có những nhánh nghiên cứu lớn Tuy vậy, một số nhánh nghiên cứu nhỏ cũng hình thành và bắt đầu phát triển, luận án đề cập đến

Thứ nhất, nhánh nghiên cứu dựa vào vốn con người Nhánh nghiên cứu về vốn con người cho rằng nếu không phát triển con người thì khó có thể phát triển kinh tế bền vững, bởi nếu không có nhân tố con người thì không thể sử dụng hiệu quả vốn vật chất: ví dụ như đất đai, máy móc… thì vẫn phải “vận hành” bởi con người (Schultz,

1961) Ý tưởng này hình thành nên vấn đề: đối với người nghèo thì phải cho vay vốn để có thể phát triển giáo dục, tự đào tạo việc làm, rồi phát triển công việc rồi tăng thu nhập Trong nghiên cứu về vốn con người, có thể chia thành 2 mảng nhỏ hơn:

Nhánh đầu tiên là đánh giá tác động của vốn con người đến tăng trưởng kinh tế. Nhánh này đặc trưng bởi Arrow (1969), Romer (1990), Audretsch & Feldman (1996) Kết quả của nhóm này cũng đưa ra một số kết quả như nếu các chính sách kinh tế (trong đó có chính sách về tín dụng ưu đãi) đầu tư cho con người thì sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế (Trần Thọ Đạt & Đỗ Tuyết Nhung, 2008; Patrinos và cộng sự, 2018) Tuy vậy, cũng có một số nghiên cứu thực nghiệm cho ra kết quả ngược Một nghịch lí là nếu như càng đầu tư vào vốn con người (ví dụ như tỷ lệ giáo viên trên học sinh, hay tỉ lệ biết đọc biết viết) thì lại không đưa ra được những bằng chứng về tăng trưởng kinh tế và thu nhập, đặc biệt tại khu vực nông thôn Nghiên cứu của Thái Phúc Thành (2014) còn đánh giá, việc đầu tư vào vốn con người (như trình độ giáo dục, trình độ chuyên môn) cho khu vực nông thôn không mang lại kết quả, tức là ngược với một số nghiên cứu trước và kể cả sau này Nhánh nghiên cứu này làm nền tảng để đưa ra tín dụng chính sách, nhưng không hỗ trợ để giải thích vấn đề tín dụng chính sách có tác động đến thu nhập của người nghèo hay hộ nghèo hay không (mà chỉ tập trung vào hướng vĩ mô). đã thúc đẩy sự phát triển các nghiên cứu về tài chính vi mô, và cũng chứng minh vấn đề: nếu người nghèo không được hỗ trợ để có thể tiếp cận vốn trên thị trường thì sẽ lại rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói Bị giới hạn trong khả năng vay vốn, người nghèo khó có thể có khả năng sử dụng các dịch vụ khác nhau trong nền kinh tế (do không có tiền!), nên không thể đầu tư vào học hành hoặc kinh doanh (Morduch, 1999; Ledgerwood, 1998; Ledgerwood và cộng sự, 2013; Khúc Thế Anh, 2020) Các nghiên cứu đã đề cao được vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua việc đầu tư trực tiếp hay gián tiếp vào giáo dục, đặc biệt là mảng tài chính vi mô và tài chính dành cho người nghèo Vì vậy, điều cần thiết là cần có tín dụng chính sách cho khu vực dễ bị tổn thương (không chỉ dành cho nghèo đói, mà cả những đối tượng được cho là tinh hoa). Nhánh này đã đánh giá tác động của tín dụng chính sách đến thu nhập của người dân, và cho ra những kết quả nhất định như quy mô khoản vay (Abaidoo & Agyapong, 2022), lãi suất vay vốn (Alhassan & Akudugu, 2012; Duong & Antriyandarti, 2021), khoảng cách từ địa điểm giao dịch đến hộ gia đình (Dao và cộng sự, 2016)… có tác động đến mức thu nhập của HGĐ Đây là nền tảng để minh chứng (cùng với lý thuyết về sinh kế bền vững) rằng tín dụng của các tổ chức tài chính vi mô có tác động đến tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người nghèo.

Thứ hai, nhánh nghiên cứu về sự can thiệp của nhà nước vào nghèo đói

Nghèo đói - không thể tự mình giải quyết được mà phải cần sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động của các bên tham gia nền kinh tế, ví dụ như sự tham gia của các ngân hàng, của các tổ chức tài chính quốc tế, của bản thân nhà nước vào việc hình thành các tổ chức, vào nguồn vốn (giá rẻ và dài hạn) Có một số nhánh lý thuyết gốc có liên quan đến sự can thiệp của nhà nước vào tín dụng cho nghèo đói, có thể kể đến như sau:

Nhánh nghiên cứu về kinh tế học thể chế - đại diện bởi North (1990), Williamson

(1985) Ý tưởng của nhánh nghiên cứu này cho rằng: nếu để thị trường tự điều tiết, chắc chắn sẽ có những khu vực không được quan tâm đến, và chắc chắn sẽ không được các ngân hàng tài trợ - mà điển hình là khu vực nghèo đói Điều này được giải thích rằng khu vực này gần như không có khả năng trả nợ (do không có tài sản đảm bảo, cũng không minh chứng được khả năng trả nợ như việc dùng tiền làm gì, không có kiến thức để sử dụng tiền), mà cũng có những nhu cầu vay vốn quá nhỏ (Bateman, 2010; Zeller & Meyer,

2002) Tất yếu với những nỗ lực để tự thoát nghèo là hình thành các tổ vay vốn (Adams & de Sahonero, 1989; Calomiris & Rajaraman, 1998; Kovsted & Lyk-Jensen,

1999) nhưng điều này không giải quyết được nhiều các vấn đề đưa ra Điều này làm cho vòng luẩn quẩn của nghèo đói tăng lên, khi các cá nhân buộc phải sử dụng tín dụng phi chính thức hoặc tín dụng đen (Carr & Kolluri, 2001; Demyanyk, 2006) Do vậy, để giải quyết được vòng luẩn quẩn trên, thì phải có sự can thiệp của nhà nước. Đầu tiên, nhà nước sẽ thực hiện hoạt động cấp phát vốn cho khu vực công hoặc tư, sau đó chuyển xuống để (1) hình thành nên cơ sở hạ tầng; (2) phát triển kinh tế khu vực nông thôn Nhưng dường như các hoạt động này không mang lại nhiều hiệu quả, nên hoạt động can thiệp của chính phủ vào khu vực nghèo đói thông qua việc thành lập các tổ chức để hỗ trợ cho người nghèo - trong đó có các tổ chức tài chính vi mô (Ledgerwood và cộng sự, 2013; Phạm Bích Liên, 2016; Lê Hoàng Anh, 2021) Các hoạt động này sau đó được minh chứng là mang lại nhiều hiệu quả cho hộ nghèo, thông qua các chương trình, dự án Sau đó, để có thể thực hiện mục tiêu thiên niên kỉ của Liên hợp quốc, các nước nghèo đã kêu gọi thêm sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế để cùng hình thành các tổ chức tài chính vi mô, hoặc các chương trình có liên quan để hỗ trợ người dân của họ thoát nghèo Tuy nhiên, cũng vì sự can thiệp của chính phủ và của các tổ chức quốc tế đã hình thành nên 2 nhánh lý thuyết khác: lý thuyết thất bại điều phối và lý thuyết phát triển phụ thuộc.

Về lý thuyết thất bại điều phối Lý thuyết này đại diện bởi Todaro & Smith (2014).

Câu hỏi lớn nhất trong nhánh lý thuyết này nêu ra là: tại sao rất nhiều nước có sự can thiệp của chính phủ vào thị trường mà vẫn thất bại? Nhìn trong khu vực nghèo đói, các nước được coi là thành công trong tài chính vi mô trước đây như Ấn Độ, Bangladesh, Bolivia… đều xuất hiện vòng luẩn quẩn nghèo đói (không tính đến việc nâng chuẩn nghèo)? Chính phủ các nước này đều đã can thiệp để giải quyết về nghèo đói rồi, nhưng người dân vẫn chưa thể thoát khỏi được vấn đề này Nguyên nhân của tình trạng này được cho là các tác nhân trong nền kinh tế không điều tiết được nhau, dẫn đến việc nguồn vốn sử dụng không đúng mục đích, và gây ra tình trạng lãng phí vốn Điển hình của vấn đề này là khi vốn tín dụng chính sách chuyển xuống cho khu vực nghèo đói, một lượng lớn vốn đã được sử dụng không đúng mục đích (ví dụ cho vay lại, hoặc vay ké), dẫn đến tình trạng người dân không thể thoát được nghèo (Bateman, 2010; Duong

& Antriyandarti, 2021) Nhưng vấn đề ngược lại, kể cả trong trường hợp vốn được sử dụng đúng mục đích thì nguyên nhân do đâu? Một số trường phái tài chính vi mô cho vay với lãi suất cao là một cách giải thích - người dân không trả được nợ, và việc chính phủ can thiệp vào càng làm cho nguồn lực chuyển về phía người giầu (Armendáriz &Morduch, 2010; Johnston Jr & Morduch, 2008) Thêm vào đó, một câu hỏi tiếp tục được đặt ra là chính phủ nên can thiệp vào chính sách tín dụng của các ngân hàng ra cộng sự, 2006).

Về lý thuyết phát triển phụ thuộc và sự “chống lại” lý thuyết phát triển phụ thuộc Lý thuyết này nổi lên từ vấn đề: các nước giầu có hơn sẽ hỗ trợ các nước kém phát triển, và từ đó tất cả các nước sẽ đạt được tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường (Moses, 2012) Điều này làm cho các nước nhận nhiều viện trợ hơn (cả từ các quốc gia lẫn các tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức phi chính phủ) để tài trợ cho khu vực nghèo đói (Lê Quang Cảnh, 2015) Tuy nhiên, lý thuyết phát triển phụ thuộc lại bị phản đối bởi 2 vấn đề chính như sau: (1) liệu rằng các nước giầu hơn có “vô tư” khi giúp đỡ các nước nghèo trong giải quyết vấn đề thu nhập cho các đối tượng dễ bị tổn thương? (2) Sự tham gia của các nước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã phá vỡ những giả định của lý thuyết này Do đó, điều tất yếu là hình thành những lý thuyết nhằm “chống lại” lý thuyết phát triển phụ thuộc Lý thuyết sau này cho rằng các nước nghèo có thể hỗ trợ lẫn nhau, hoặc thông qua việc vay vốn để tự phát triển kinh tế, chứ không cần thông qua sự can thiệp của các nước khác Điều này dẫn đến việc các nước vẫn có thể có vốn đối với các chương trình nghèo đói, nhưng sẽ ưu tiên đến việc tự huy động nguồn vốn trong nước hơn Vấn đề này cũng phù hợp trong bối cảnh các nước muốn tự mình giải quyết vấn đề riêng của mình Và điều này cũng đặt ra một câu hỏi tương tự: liệu rằng sự can thiệp của các nhánh đối tượng “giàu có hơn” vào đối tượng nghèo đói có phải là một sự lựa chọn phù hợp? Câu hỏi tiếp theo trong vấn đề này là: liệu có cần thiết phải có tín dụng chính sách để hỗ trợ người nghèo hay không? Hay chỉ cần tín dụng thông thường - tức là vẫn cho vay, nhưng với các điều kiện thông thương trên thị trường?

Tóm lại, đối với vấn đề đánh giá tác động của CSTD lên thu nhập của hộ nghèo thường được chia thành 2 trường phái chính là nhánh nghiên cứu về vốn con người và trường phái sự can thiệp của Chính phủ Dựa vào 2 trường phái này, một số nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện, cụ thể như sau.

Thứ nhất, các nhánh nghiên cứu sử dụng dữ liệu liên quan đến khoản vay Nhánh nghiên cứu này thường lấy dữ liệu vay vốn của các HGĐ nghèo thông qua quy mô vay vốn, mục đích vay, lãi suất vay, thời gian vay (Ashley & Carney, 1999; Johnston Jr &Morduch, 2008; Brugman Alvarez, 2019; Duong & Antriyandarti, 2021; Abaidoo &

Agyapong, 2022) Các bằng chứng từ các nghiên cứu thực nghiệm tại Indonesia, Ấn Độ, Bangladesh đều chỉ ra rằng được vay vốn từ các tổ chức tài chính vi mô đều có ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của người lao động Tuy nhiên, câu hỏi mà các nghiên cứu này đưa lên là liệu rằng lãi suất vay vốn và thời gian vay có thật sự tác động đến thu nhập hay không, tức là những khoản vay nếu không phải là vay ưu đãi thì liệu có thật sự tác động hay không Trong các nghiên cứu này, mô hình sử dụng đều là mô hình Logit hoặc Probit

- tức là đều đặt ra biến giả: có vay vốn là 1, không vay vốn là 0, và cho thấy những sự tác động nhất định đến khả năng vay vốn của người vay Ngoài ra, một trong những đặc trưng khác của các khoản vay này là có sự tham gia của các tổ, đội, nhóm Chính vì thế, một số hướng nghiên cứu khác tại các nước đưa ra bằng chứng rằng, người tham gia tổ tiết kiệm vay vốn có mức thoát nghèo tốt hơn đối với nhóm khách hàng không tham gia (Godoy và cộng sự, 1997; Beck và cộng sự, 2005; Võ Trí Thành, 2018; Vũ Tiến Lộc, 2018) Như vậy, đây là một trong những bằng chứng khẳng định rằng đối với các HGĐ hoặc các doanh nghiệp (chủ yếu là loại hình doanh nghiệp tư nhân), các đặc trưng của khoản mục cho vay vi mô có tác động thực tế đến thu nhập của họ Tuy vậy, đặc trưng khác của những người nghèo khu vực nông thôn là cho vay qua tín dụng quay vòng (ROSCA), nên khoản mục này cũng tác động đến thu nhập của họ (Calomiris & Rajaraman, 1998; Bateman, 2010) Kết quả này mở ra một trong những câu hỏi vẫn còn để ngỏ: liệu rằng các khoản mục vay vốn của ngân hàng chính sách (hoặc tổ chức tài chính vi mô) có phải là động lực để giúp người nghèo thoát nghèo, hay các khoản vốn “tự thân” của họ mới có khả năng đó? Điều này chưa được kiểm chứng tại các thị trường của các nước đang chuyển đổi, vì bản thân vấn đề này cũng đang gây tranh cãi, do ROSCA vốn có ở tất cả các nước (tại Việt Nam - loại hình này được hình thành dưới tên họ/hụi/biêu/phường - và cũng có quy định trong văn bản pháp lý, ví dụ như nghị định 19/2019/NĐ-CP của Chính phủ (2019b) hay Chính phủ (2019c).

Trong hướng nghiên cứu thứ nhất, còn một vấn đề cần phải tách riêng là mục đích của khoản vay Đối với những nghiên cứu ở khu vực nông nghiệp thường chia thành khoản vay nông nghiệp và phi nông nghiệp Một số nghiên cứu đưa ra bằng chứng rằng những khoản vay nông nghiệp trong thời gian đầu thường mang lại hiệu quả tích cực cho người vay, vì nó giúp gia đình họ có được một cuộc sống tốt hơn thông qua đảm bảo lương thực (Abaidoo & Agyapong, 2022; Akoten và cộng sự, 2006; Alhassan & Akudugu,

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá tác động của CSTD đến thu nhập của hộ nghèo nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện các CSTD đối với hộ nghèo tại Ngân hàng chính sách xã hội. Để đạt được các mục tiêu trên, nghiên cứu cần giải quyết các vấn đề sau:

- Hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về tác động của CSTD đến hộ nghèo, CSTD của NHCSXH tác động đến thu nhập của hộ nghèo.

- Đánh giá và phân tích thực trạng CSTD cũng như tác động của CSTD đối với hộ nghèo do NHCSXH thực hiện thông qua các số liệu của NHCSXH, các Bộ ngành liên quan.

- Đưa ra những giải pháp và khuyến nghị về CS nhằm hoàn thiện CSTD đối với hộ nghèo do NHCSXH thực hiện, hạn chế việc sử dụng nguồn vay chưa đúng mục đích của HGĐ nghèo

Câu hỏi nghiên cứu

- Câu hỏi 1: Tác động của CSTD đến thu nhập của hộ nghèo?

- Câu hỏi 2 : Có những nhân tố nào ngoài nhân tố nhân khẩu học tác động đến

CSTD đối với hộ nghèo do NHCSXH thực hiện ?

- Câu 3 : Xét về việc đánh giá chính sách trong một giai đoạn cụ thể, CSTD có tác động đến thu nhập của hộ nghèo hay không?

- Câu hỏi 4 : Giải pháp nhằm hoàn thiện CSTD đối với hộ nghèo do NHCSXH

Việt Nam thực hiện hiện nay là gì?

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là về CSTD đối với hộ nghèo do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện.

Phạm vi nội dung nghiên cứu

Sử dụng bộ dữ liệu VARHS và VHLSS - Bộ dữ liệu điều tra tiếp cận nguồn lựcHGĐ nông thôn Việt Nam có sự khảo sát các hộ tham gia các CS của NHCSXH, NHNông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hộ nghèo do NHCSXH Việt Nam thực hiện.

Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu và thu thập dữ liệu trong giai đoạn

2014 -2020 (do Bộ dữ liệu VARHS được khảo sát theo năm chẵn) để xây dựng các mô hình xác định tác động của các CSTD đến TN hộ nghèo tại Việt Nam.

Luận án tập trung nghiên cứu tại 12 tỉnh của Việt Nam là Lào Cai, Lai Châu,Điện Biên, Phú Thọ, Hà Tây cũ, Nghệ An, Dak Lak, Dak Nong, Quảng Nam, KhánhHòa, Lâm Đồng, Long An vì hiện tại đây những tỉnh có diện tích lớn, dữ liệu và số liệu điều tra về việc cho vay giữa các đối tượng: hộ nghèo, đồng bào DTTS khó khăn… là khá đa dạng và đáp ứng được điều kiện về các mô hình mà Luận án đưa ra.

Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng PP phân tích, tổng hợp, so sánh để xây dựng cơ sở lý luận cơ bản cho Luận án.

Trên cơ sở số liệu, thông tin thu thập từ các cơ quan chức năng như Chính Phủ, NHNN, Bộ LĐ TB&XH, Luận án sử dụng PP phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu, thông tin để hình thành các nhận định, đánh giá các KQNC của Luận án.

Tác giả thực hiện nghiên cứu bằng cách lọc số liệu nghiên cứu về hộ nghèo vay vốn và không vay vốn từ NHCSXH được lọc từ bộ dữ liệu VARHS 2014, 2016, 2018 và 2020, với 12 tỉnh nghiên cứu của Luận án.

Luận án sử dụng mô hình Panel Data và mô hình khác biệt trong khác biệt để đánh giá tác động của chính sách tín dụng đến thu nhập của hộ nghèo do NHCSXH thực hiện tại Việt Nam.

Phương pháp thu thập số liệu

Phương pháp thu thập số liệu cho mục đích nghiên cứu được sử dụng bao gồm

02 phương pháp chính là: (i) tổng hợp và phân tích các ảnh hưởng của chính sách tín dụng đến thu nhập của hộ nghèo thông qua việc vay vốn tín dụng chính sách tạiNHCSXH qua các bài báo, tạp chí, đề tài khoa học về lĩnh vực liên quan đến luận án,(ii) PP thu thập thông tin, dữ liệu thông qua cuộc khảo sát mức sống dân cư Việt Nam(VHLSS) và Bộ dữ liệu VARHS để tìm hiểu sâu hơn thực trạng kinh tế của các HGĐ

13 tại khu vực nông thôn VN với việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực sản xuất như vốn vật chất, tài chính, con người và xã hội.

Trong bộ dữ liệu này có những khách hàng không nghèo Vì vậy, tác giả tiến hành lọc các quan sát thuộc về đối tượng nghiên cứu (là người nghèo) theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019) nhằm tránh những quan sát bị nhiễu.

Nguồn số liệu định tính khác được trực tiếp thu thập tại 12 tỉnh từ: Sở Tài chính; NHNN các Chi nhánh, NHCSXH tại các Chi nhánh… ghi chép và phân tích định tính các dữ liệu thứ cấp thu được để có được cái nhìn tổng quan về kết quả thực hiện các CSTD đối với hộ nghèo tại mười hai tỉnh. Đối với các dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu này được thu thập từ NHCSXH, trong đó bao gồm các báo cáo về các chương trình có liên quan như chương trình cho vay đối với hộ DTTS, các hộ vùng chương trình 134, 135; chương trình cho vay nước sạch nông thôn, chương trình cho vay xóa đói giảm nghèo Các báo cáo này được lưu trữ theo năm hoặc theo báo cáo thường kì của ngân hàng đối với thống đốc ngân hàng nhà nước, báo cáo với ủy ban dân tộc, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và các đơn vị khác.

Phương pháp phân tích số liệu

Trong nghiên cứu này, PP phân tích dữ liệu định tính được thực hiện trên phần mềm SPSS 22.0, các PP bao gồm:

- PP thống kê được sử dụng để miêu tả số liệu, đưa ra các biến nghiên cứu, phân tích so sánh và kiểm định các giả thiết nghiên cứu,

- Mô hình ước lượng số liệu mảng để kiểm định sự khác biệt về TNBQĐN của HGĐ tham gia vay vốn từ NHCSXH, vay từ các nguồn tài chính khác và không vay vốn;

- Mô hình DID để tính tới hai sự khác biệt: khác biệt theo thời gian trước và sau khi vay các chương trình của CSTD do và khác biệt chéo giữa nhóm vay và nhóm không vay TD thể hiện các nhân tố tác động của CSTD đến TNBQ của hộ nghèo

Phương pháp phân tích số liệu (theo các mô hình kinh tế lượng) sẽ được thực hiện tại chương 4.

Phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia

Luận án sử dụng PP chuyên gia cùng phỏng vấn với chuyên gia làm việc tại NHCSXH và một số nhà khoa học làm việc tại các trường Đại học để có thể tìm hiểu rõ hơn về CSTD của hộ nghèo của NHCSXH VN thực hiện Phương pháp nghiên cứu định tính (thông qua phỏng vấn chuyên gia) sẽ được tập trung tại chương 4 của luận án này.

Dựa trên cách tiếp cận từ nhánh nghiên cứu về vốn con người và nhánh nghiên cứu về sự can thiệp của nhà nước về nghèo đói, luận án đã chỉ ra các lập luận về các nhân tố tác động của chính sách tín dụng (CSTD) đến hộ nghèo bao gồm các nhân tố liên quan đến chính sách, từ phía đối tượng cho vay và đặc điểm của đối tượng vay vốn Kế thừa kết quả nghiên cứu của Ashley & Carney (1999), Barslund và Tarp

(2004), Phan Thị Nữ (2010), luận án bổ sung các biến: quy mô vốn vay, mục đích vay vốn, lãi suất vay, thời hạn của các khoản vay, mục đích vay vốn đến thu nhập bình quân (TNBQ) hộ nghèo khi tham gia các CSTD do Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện Đây là những nhân tố được đề xuất bổ sung cho thấy tác động của CSTD đã khiến cho thu nhập của hộ nghèo tăng lên.

Những đóng góp mới về mặt thực tiễn

Thứ nhất, Luận án đã đánh giá được các CSTD có tác động cải thiện thu nhập cho hộ nghèo khi tham gia vay vốn của NHCSXH Xét trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020, TNBQ đầu người của hộ có vay vốn từ NHCSXH Việt Nam cao hơn 8,9% so với hộ vay từ các nguồn khác Điều này chứng minh rằng các hộ vay vốn từ NHCSXH Việt Nam sẽ tốt hơn vay từ các nguồn tín dụng thương mại Tuy nhiên, Luận án cũng đã chỉ ra rằng tác động của việc vay vốn từ các CSTD ưu đãi do NHCSXH thực hiện tác động đến thu nhập của hộ nghèo đang giảm đi do khi phân nhóm hộ nghèo cụ thể, hộ nghèo theo thu nhập có số lượng lớn hơn nhiều lần so với hộ nghèo đa chiều Chính vì vậy, đánh giá tác động của CSTD trong một khoảng thời gian là việc cần thiết, nhằm bổ sung những hiểu biết về lý thuyết XĐGN, lý thuyết tài chính vi mô trong khía cạnh có nên tăng thêm ưu đãi cho người nghèo.

Thứ hai, Luận án cũng chỉ ra rằng tuổi tác, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, tỷ lệ phụ thuộc, diện tích nhà ở và khu vực sinh sống có ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo tại Việt Nam.

Thứ ba, Luận án đã kiểm định và phân tích ảnh hưởng của nguồn vay, quy mô khoản vay, mục đích vay, lãi suất vay, thời hạn của các khoản vay, mục đích vay vốn đến TNBQ hộ nghèo khi tham gia các CSTD do NHCSXH thực hiện Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, luận án mới chỉ ra rằng quy mô vốn vay và mục đích vay vốn có tác động đến TNBQ hộ nghèo khi tham gia các CSTD ưu đãi của NHCSXH Đây là

15 những cơ sở để đưa ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện các CSTD đối với hộ nghèo tại Việt Nam.

Những hạn chế và đề xuất mới từ kết quả nghiên cứu

Trong luận án này, tác giả thừa nhận những hạn chế như sau:

Thứ nhất, đang chỉ tập trung nghiên cứu vào ngân hàng chính sách xã hội, bỏ qua các tổ chức tài chính vi mô khác trên thị trường Mặc dù thị phần về tài chính vi mô của ngân hàng chính sách xã hội rất lớn (trên 70%), nhưng những nhóm đối tượng khác như quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cũng là một trong những định chế góp phần làm giảm thu nhập của người nghèo Trong thời gian tới, tác giả sẽ tiếp tục khắc phục những vấn đề của hạn chế này.

Cấu trúc của luận án

Luận án bao gồm năm chương, đó là:

- Chương 1: Giới thiệu chung về nghiên cứu.

- Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo.

- Chương 3: Thực trạng chính sách tín dụng đến hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam.

- Chương 4: Đánh giá tác động của chính sách tín dụng đến thu nhập hộ nghèo do NHCSXH Việt Nam thực hiện

- Chương 5: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng đến hộ nghèo do Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện tại Việt Nam.

Chương 1 giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luận án Trước hết là bối cảnh nghiên cứu để từ đó đưa ra lý do lựa chọn đề tài Xét trên nhiều góc độ, về lý thuyết lẫn

17 các nghiên cứu thực tế đều cho thấy các chính sách liên quan đến TD của NHCSXH thực hiện đều có tác động đến TN của hộ nghèo Việc đánh giá được ảnh hưởng của các CS đến hộ nghèo là rất quan trọng để có thể gợi mở những hàm ý CS hợp lý cho hoạt động của NHCSXH Chương 1 cũng đưa ra một số lý thuyết gốc có liên quan đến tác động của tín dụng chính sách đến thu nhập của đối tượng tiếp nhận như lý thuyết về tài chính vi mô và lý thuyết sự can thiệp của chính phủ Một số nghiên cứu thực nghiệm cũng được đưa ra để đánh giá.

Từ đây, tác giả đưa ra các mục tiêu nghiên cứu và cụ thể hóa thành câu hỏi nghiên cứu Tác giả cũng xác định đối tượng nghiên cứu là CS đối với hộ nghèo doNHCSXH thực hiện giai đoạn 2014 - 2020 Để phân tích dữ liệu của các hộ nghèo tham gia các chương trình CS của NHCSXH và trả lời câu hỏi nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẾN HỘ NGHÈO

Cơ sở lý thuyết về chính sách tín dụng đến hộ nghèo

2.1.1.1 Quan điểm về người nghèo và hộ nghèo

Quan điểm về nghèo đói và người nghèo mãn những nhu cầu cơ bản của con người, mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội phong tục tập quán của địa phương’’. Còn tại hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức năm (1995) đưa định nghĩa về nghèo:"Người nghèo là tất cả những ai mà TN thấp hơn dưới một đô la mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại." Theo nhóm nghiên cứu của UNDP, UNFPA, UNICEF (2012) đã đưa ra định nghĩa: "Nghèo là tình trạng thiếu khả năng trong việc tham gia vào đời sống quốc gia, nhất là tham gia vào lĩnh vực kinh tế" Còn “Đói nghèo” tính theo đầu người là số lượng những cá nhân sống trong các HGĐ ở một quốc gia hoặc một khu vực, mà TN hay mức tiêu dùng của họ ở dưới một ngưỡng đói nghèo cụ thể Đói nghèo tính theo đầu người là thước đo chính xác về số lượng người nghèo.

Quan điểm về nghèo đói được nghiên cứu tại một số nước và khu vực trên thế giới, và cũng phát triển theo từng thời kỳ - do thu nhập của người dân tăng lên Có một số quan điểm về nghèo đói như ADB (1999): “nghèo là tình trạng thiếu những tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi người có quyền được hưởng” Một số cách tiếp cận khác có thể đề cập đến nghèo đói thông qua ngưỡng nghèo như (1) xác định ngưỡng nghèo dựa vào thu nhập; (2) xác định ngưỡng nghèo dựa vào lượng calo đảm bảo cho 1 ngày làm việc;

(3) xác định ngưỡng nghèo căn cứ vào các nhu cầu đời sống hàng ngày (Nguyễn Thị Hoa, 2009).

Nghèo có thể được xem xét với nghĩa là nghèo tuyệt đối hay tương đối Trần Xuân Cầu (2013) cho rằng: “Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản rất tối thiểu để duy trì cuộc sống như ăn, mặc, ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và chăm sóc y tế, giáo dục, đi lại Nghèo tương đối, hay nghèo so sánh là sự nghèo khổ thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ phân phối của cải xã hội giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp dân cư và vùng địa lý”. Để đo lường nghèo hay xác định được người nghèo, về lý thuyết, phải đo lường được tất cả các khía cạnh thiếu hụt hay sự không thỏa mãn tất cả các nhu cầu cơ bản Ví dụ, thiếu hụt về nhu cầu ăn (dinh dưỡng, lương thực, thực phẩm,…), nhu cầu về mặc (đẹp,ấm,…), nhu cầu về ở (diện tích, chất lượng nhà ở),… Trên thực tế, do có sự tương quan khá chặt chẽ giữa mức thu nhập với mức độ tiêu dùng hay thỏa mãn những nhu cầu của con người; với xu hướng chung là mức thu nhập càng cao thì mức tiêu dùng càng cao và mức tiêu dùng này được hiểu là mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản càng

19 cao Chính vì vậy, chuẩn nghèo (tuyệt đối) thường được xác định trên cơ sở một mức thu nhập hay chi tiêu, mà với mức thu nhập hay chi tiêu đó có thể đảm bảo thoả mãn được những nhu cầu cơ bản phù hợp trình độ phát triển kinh tế xã hội Đây là cách xác định chuẩn nghèo phổ biến ở các nước trên thế giới trong những năm gần đây (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, 2019).

Tất cả các chuẩn nghèo ở Việt Nam được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chuẩn nghèo tuyệt đối Chuẩn nghèo quốc gia là chuẩn nghèo do Chính phủ ban hành, quy định và áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc Chuẩn nghèo này được dùng để xác định đối tượng nghèo để thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo của Chính phủ.

Bảng 2.1 Chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2000-2020 Giai đoạn Chuẩn nghèo/đói và khu vực áp dụng

2001 - 2005 – Nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng.

– Nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.

– Thành thị: 150.000 đồng/người/tháng.

2006 - 2010 – Thành thị: 260.000 đồng/người/tháng.

– Nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng): 200.000 đồng/người/tháng

2011-2015 – Thành thị: 500.000 đồng/người/tháng.

– Nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng

2015 - 2020 – Thành thị: 900.000 đồng/người/tháng hoặc 1.300.000 đồng/người/tháng nếu thiếu hụt 3 tiêu chí nghèo đa chiều – Nông thôn: 700.000 đồng/người/tháng hoặc 1.000.000 đồng/người/tháng nếu thiếu hụt 3 tiêu chí nghèo đa chiều

Nguồn: Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH, Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, Chỉ thị số 1752/CT-TTg; Quyết định 09/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg

Như vậy, theo quan điểm của tác giả, người nghèo là người có thu nhập không quá 700.000 đồng/người/tháng hoặc 1.000.000 đồng/người/tháng khi thiếu hụt 3 trong

5 tiêu chí sau đây: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin (đối với khu vực nông thôn) Các tiêu chí trên với khu vực thành thị lần lượt là 900.000 đồng/người/tháng hoặc 1.300.000 đồng/người/tháng.

Quan điểm về hộ và hộ nghèo

Hộ là đơn vị kinh tế cơ sở được ra đời từ rất lâu Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào của đất nước thì nó cũng luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. cùng chung sống dưới một mái nhà , cùng ăn chung và cùng có chung một ngân quỹ.

Bên cạnh đó, Godoy và cộng sự (1997) lại nhìn nhận hộ dưới góc độ nhân chủng học như sau: Hộ là những người có chung huyết tộc có quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình sáng tại ra sản phẩm để bảo tồn chính bản thân họ và cộng đồng Theo quan điểm về thu nhập, các tác giả đã đưa ra khái niệm: Thành viên của hộ không nhất thiết phải sống chung dưới mái nhà, miễn là họ có đóng góp chung vào ngân quỹ của gia đình.

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu rằng hộ (có vay vốn ngân hàng) là một đơn vị sản xuất cơ bản vừa kinh doanh vừa tiêu dùng Nó sử dụng nguồn nhân lực tự có, quy mô sản xuất nhỏ, ngành nghề đa dạng phong phú, và vốn kinh doanh chủ yếu từ tiết kiệm trong hộ.

Trên góc độ ngân hàng, HGĐ được coi là một thuật ngữ được dùng trong hoạt động cung ứng vốn tín dụng cho HGĐ để làm kinh tế chung của cả hộ Hiện nay, trong các văn bản pháp luật ở Việt Nam, hộ được xem như một chủ thể trong các quan hệ dân sự do pháp luật quy định và được định nghĩa là một đơn vị mà các thành viên có hộ khẩu chung, tài sản chung và hoạt động kinh tế chung Một số thuật ngữ khác được dùng để thay thế thuật ngữ này là “hộ kinh doanh”, “hộ sản xuất”, “hộ gia đình”.

Theo điều 106 về “Hộ gia đình”, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này.

Tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP có định nghĩa rất rõ HGĐ hoạt động SXKD là “Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh” (Chính phủ, 2015) Do có quy mô nhỏ nên trong trường hợp gặp điều kiện thuận lợi, hộ có thể huy động mọi nguồn lực để đầu tư, khi gặp điều kiện bất lợi có thể thu hẹp quy mô sản xuất Tuy nhiên, thiếu vốn để mở rộng kinh doanh là một trong những vấn đề khó khăn thường thấy ở các hộ gia đình Chính vì vậy, việc tạo điều kiện để các hộ tiếp cận với tín dụng có vai trò quan trọng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh.

Như vậy, theo quan điểm của tác giả trong Luận án này, hộ nghèo là những hộ

21 gia đình có TNBQĐN đáp ứng được tiêu chuẩn của người nghèo và tuân theo các tiêu chí quy định được Chính Phủ công bố tại từng thời kỳ Hộ nghèo cần có sổ hộ nghèo, và được lưu trữ tại ủy ban nhân dân xã/phường.

Chuẩn nghèo (CN) là cơ sở cơ bản và quan trọng để xác định các HGĐ đưa vào chương trình quốc gia về giảm nghèo bền vững để nhận sự trợ giúp Điều này đã được khẳng định trong nghiên cứu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2018), Ban chỉ đạo trung ương chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (2015) hay OXFAM

Tác động của chính sách tín dụng của ngân hàng chính sách đến hộ nghèo

2.2.1 Các mô hình nghiên c ứ u đượ c s ử d ụ ng Đối với vấn đề đánh giá tác động của các chính sách tín dụng ưu đãi đến thu nhập của hộ nghèo, thường sẽ phải trả lời 2 câu hỏi lớn: (1) tham gia và không tham gia, liệu có tác động đến thu nhập hay không; (2) nếu tham gia có tác động của quy mô khoản vay, mục đích vay có tác động hay không Để giải đáp câu hỏi này, các mô hình sau được đưa ra:

Khái niệm mô hình số liệu mảng

Gujarati & Porter (2003) hay Davidson & MacKinnon (2004) chỉ ra rằng số liệu mảng (panel data) là loại số liệu kết hợp chuỗi thời gian (time series) và số liệu chéo(cross sections) Đối với vấn đề vay vốn ngân hàng, dữ liệu thường đi theo thời gian, và thường mang tính chất của cả dữ liệu mảng và dữ liệu chéo, thường có thêm những vấn đề khác liên quan đến biến nội sinh Khi mô hình có hiện tượng này, các ước lượng OLS cũng như các biến thể của nó như GLS hay phương sai mạnh đều là các ước lượng chệch

32 và không vững Một nguyên nhân chính cho hiện tượng nội sinh của mô hình hồi quy là do thiếu biến quan sát, một hiện tượng thường gặp khi phân tích kinh tế Đối với mô hình số liệu chéo, việc khắc phục hiện tượng thường được nhờ vào PP biến công cụ

(Hair và cộng sự, 2016) Tuy nhiên PP này là rất khó thực hiện trong thực tế Với số liệu mảng, có một PP khá hữu hiệu để giải quyết - do đó các mô hình phân tích số liệu mảng đặc biệt thích hợp cho các bài toán mà trong đó nếu nghi ngờ có vấn đề về thiếu biến không quan sát được.

Một số PP cũng được sử dụng để giải quyết vấn đề nội sinh trong các tình huống tương ứng Chẳng hạn nếu nguyên nhân gây ra vấn đề nội sinh là sự tác động đồng thời giữa các biến, chúng ta có thể dùng PP hệ phương trình đồng thời (Nguyễn Quang Dong

& Nguyễn Thị Minh, 2013) Khi số liệu là số liệu một chiều thì danh sách trên đây đã vét hết các biện pháp hiện có trong việc xử lý vấn đề về biến nội sinh.

Tuy nhiên khi chúng ta có số liệu mảng thì chúng ta có thêm một PP rất hữu hiệu, đó là các phương pháp phân tích số liệu mảng PP này được sử dụng rất rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội, giải quyết được vấn đề về biến nội sinh do thiếu biến không quan sát được gây ra.

Khi phân loại số liệu theo đặc trưng chiều của thông tin, chúng ta có thể phân ra làm ba loại: số liệu chéo, số liệu theo chuỗi thời gian và số liệu hỗn hợp, trong đó số liệu hỗn hợp được hiểu là số liệu kết hợp cả chiều ngang của số liệu chéo và chiều dọc của chuỗi thời gian Một dạng đặc biệt của số liệu hỗn hợp nhận được sự quan tâm lớn của các nhà kinh tế lượng, đó là số liệu mảng.

Vậy, Số liệu mảng: “là tập số liệu thu thập được trên cùng một tập hợp các cá thể (HGĐ, doanh nghiệp, tỉnh, v.v) dọc theo thời gian tại các mốc thời điểm cách đều nhau”.

Mô hình số liệu mảng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu các mô hình kinh tế lượng bởi tính ưu việt của nó Các mô hình số liệu mảng như mô hình tác động ngẫu nhiên, mô hình tác động cố định, mô hình OLS gộp,… đã được áp dụng trong nhiều mô hình kinh tế Luận án này sử dụng mô hình số liệu mảng áp dụng trong bộ số liệu VARHS nhằm nghiên cứu TN, ảnh hưởng của TN, của lượng vay NHCSXH, học hành, giáo dục đến CS của hộ nghèo ở các địa phương cấp tỉnh Kết quả số liệu này cũng được nghiên cứu của Alhassan & Akudugu (2012), Duong & Antriyandarti (2021).

Trong phần này luận án xét đến vấn đề biến không quan sát được hay không được xét đến trong các mô hình kinh tế lượng và động lực của mô hình phân tích số liệu mảng.

Số liệu mảng được sử dụng bởi vì nó ước lượng phù hợp với mô hình có những biến

2.2.1.2 Mô hình khác biệt trong khác biệt (DID)

Theo Puhani (2012), để phản ánh chính xác tác động của TD đến mức sống (MS) của người nghèo, đề tài sử dụng phương pháp DID Trong đó, TD được xem là một biến CS Để áp dụng được PP này cần phải có số liệu bảng, tức là số liệu phải vừa phản ánh thông tin theo thời gian vừa phản ánh thông tin chéo của nhiều đối tượng quan sát khác nhau PP này chia các đối tượng phân tích thành hai nhóm, một nhóm được áp dụng CS (nhóm tham gia), nhóm còn lại không được áp dụng CS (gọi là nhóm so sánh) Gọi D là biến giả phản ánh nhóm quan sát, D=0: hộ quan sát thuộc nhóm so sánh, D=1: hộ quan sát thuộc nhóm tham gia Gọi Y là đầu ra của CS (TN, lợi nhuận,

…) Với T=0 là trước khi có CS, T=1 là sau khi có CS.

Tuy nhiên, mức sống của hộ nghèo không chỉ phụ thuộc vào TD mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: tuổi, giới tính, trình độ giáo dục, tình trạng việc làm; tỷ lệ phụ thuộc, diện tích đất, đặc điểm vùng miền sinh sống Vì vậy, đánh giá tác động của TD đối với mức sống của hộ nghèo sẽ chính xác hơn nếu đưa thêm các biến này vào làm biến kiểm soát Để làm được điều này đề tài kết hợp giữa phương pháp DID và PP hồi qui đa biến OLS.

Mô hình kinh tế lượng:

Trong đó, là chỉ tiêu phản ánh mức sống của hộ I tại thời điểm t

D = 1: Hộ khảo sát thuộc nhóm tham gia, = 0: hộ khảo sát thuộc nhóm so sánh T: biến thời gian

Z it : biến kiểm soát, bao gồm các nhóm biến phản ánh nhân khẩu, đặc điểm về giáo dục và việc làm, năng lực sản xuất của hộ…

Nghiên cứu đã chỉ ra việc tiếp cận TD đã giúp tăng chi tiêu cho đời sống của HGĐ nghèo Nhờ vậy, TD góp phần đáng kể vào cải thiện đời sống cho hộ nghèo Chính vì vậy, hỗ trợ TD cho người nghèo là thật sự cần thiết Nhưng đáng tiếc là đề tài chưa tìm thấy bằng chứng về tác động của TD đối với TN của hộ nghèo Do đó, hỗ trợ TD cho người nghèo không thôi là chưa đủ, mà cần có những CS, biện pháp, chương trình hướng dẫn về kỹ thuật sản xuất cũng như giúp họ tìm kiếm phương án đầu tư hiệu quả Bên cạnh đó, ở mức ý nghĩa thống kê 5%, tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ giữa mức

34 sống của người nghèo với những yếu tố khác: (i) Đầu tư cho giáo dục là cách tốt để người nghèo thoát nghèo bền vững; (ii) Có thêm một người phụ thuộc trên một lao động sẽ làm giảm TN thực và làm giảm chi tiêu cho đời sống; (iii) Tồn tại sự khác biệt đáng kể giữa mức sống của hộ có chủ hộ là nam với hộ có chủ hộ là nữ Những hộ có chủ hộ là nam có chi tiêu đời sống bình quân đầu người cao hơn so với hộ có chủ hộ là nữ; (iv) Đa dạng hóa việc làm là một cách tốt để thoát nghèo Những hộ có việc làm phi nông nghiệp có TN thực cao hơn những hộ chỉ có việc làm thuần nông.

2.2.1.3 Một số nghiên cứu thực nghiệm về sử dụng các mô hình

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẾN HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM

Tình hình hộ nghèo và chính sách tín dụng đến hộ nghèo do Ngân hàng chính sách xã hội Việt nam thực hiện

3.1.1 Tiêu chí đ ánh giá chu ẩ n nghèo t ạ i Vi ệ t Nam

- Tiêu chí đánh giá chuẩn nghèo ở Việt Nam Để xác định được ngưỡng nghèo thì điểm mấu chốt là phải xác định được chuẩn nghèo Chuẩn nghèo biến động theo thời gian và không gian, nên không thể đưa ra được một chuẩn mực chung cho nghèo để áp dụng trong công tác giảm nghèo, mà cần phải có chỉ tiêu, tiêu chí riêng cho từng vùng, miền ở từng thời kì lịch sử Nó là một khái niệm động, do vậy phải căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, nguồn lực tài chính và qua điều tra, khảo sát, nghiên cứu nước ta đã đưa ra mức CN phù hợp với tình hình thực tế của VN trong từng giai đoạn.

Hiện nay, ở VN chủ yếu vẫn xác định CN theo chỉ tiêu TNBQĐN theo tháng hoặc theo năm Chỉ tiêu này được tính bằng giá trị hoặc bằng hiện vật quy đổi, thường lấy lương thực quy thóc để đánh giá Ngoài ra còn một số tiêu chí đánh giá chế độ dinh dưỡng, mức chi nhà ở, chi ăn mặc, chi tư liệu SX, điều kiện học tập và chữa bệnh, đi lại…Các tiêu chí đánh giá nghèo khác như HDI, HPI cũng được sử dụng, nhưng chủ yếu là sử dụng trong các công trình nghiên cứu KT - XH hoặc tính toán trên phạm vi quốc gia để xác định mức độ phát triển trong so sánh với các nước khác trên thế giới.

Bảng 3.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các thời kỳ

Giai đoạn Đơn vị tính Hộ nghèo

Vùng nông thôn Kg gạo/người/tháng 15

Vùng thành thị Kg gạo/người/tháng 20

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo Kg gạo/người/tháng 15 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du Kg gạo/người/tháng 20

Vùng thành thị Kg gạo/người/tháng 25

Giai đoạn Đơn vị tính Hộ nghèo

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo Đồng/người/tháng 55.000 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du Đồng/người/tháng 70.000

Vùng thành thị Đồng/người/tháng 90.000

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo Đồng/người/tháng 80.000 Vùng nông thôn đồng bằng, trung du Đồng/người/tháng 100.000

Vùng thành thị Đồng/người/tháng 150.000

Vùng nông thôn Đồng/người/tháng 200.000

Vùng thành thị Đồng/người/tháng 260.000

Vùng nông thôn Đồng/người/tháng 400.000

Vùng thành thị Đồng/người/tháng 500.000

Vùng nông thôn Đồng/người/tháng 700.000

Vùng thành thị Đồng/người/tháng 900.000

Vùng nông thôn Đồng/người/tháng 1.500.000

Vùng thành thị Đồng/người/tháng 2.000.000

Nguồn: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2019,2021)

Tại Việt Nam, Bộ LĐ - TB&XH là cơ quan được Chính Phủ giao nhiệm vụ chủ trì việc điều tra, khảo sát các chỉ tiêu KT - XH, nghiên cứu và đề xuất với Chính Phủ, căn cứ vào đó Chính Phủ công bố mức chuẩn nghèo cho từng giai đoạn (bảng 3.1).

Từ năm 1993 đến nay, VN đã có tám lần thay đổi chuẩn nghèo Ba giai đoạn đầu:

1993 - 1994, 1995 - 1997 và 1998 - 2000 sử dụng mức CN theo TNBQ đầu người trên tháng nhưng được quy đổi bằng hiện vật (gạo - kg/người/tháng) Các giai đoạn sau, mức

CN vẫn được tính theo TNBQĐN trên tháng nhưng được tính bằng giá trị (tiền -

2021-2025 Trong Nghị định này, chuẩn nghèo giai đoạn 2021 - 2025 được chia thành hai giai đoạn Giai đoạn 1: từ ngày 1/1/2021 đến 31/12/2021 tiếp tục thực hiện chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 theo Quyết định số 59/20215/QĐ-TTg Giai đoạn

2 từ ngày 1/1/2022 đến 31/12/2025, áp dụng CN đa chiều mới như Bảng 3.1; chuẩn hộ nghèo, hộ có mức sống trung bình được quy định như sau:

- Khu vực nông thôn: là HGĐ có TNBQĐN/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ XH cơ bản trở lên.

- Khu vực thành thị: là HGĐ có TNBQĐN/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ XH cơ bản trở lên.

- Khu vực nông thôn: là HGĐ có TNBQĐN/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

- Khu vực thành thị: là hộ có TNBQĐN/tháng là HGĐ có TNBQĐN/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Sự thay đổi từ việc lấy mức CN bằng gạo sang CN bằng tiền đã cho thấy công cuộc giảm nghèo của VN có một bước tiến mới, thể hiện sự tiến bộ trong tiêu chuẩn đánh giá đói nghèo Mặt khác, chuẩn nghèo VN thường xuyên được nâng lên nhằm tiếp cận với CN thế giới khẳng định quyết tâm XĐGN của Đảng và Nhà nước ta Năm năm một lần, Chính Phủ đã thay đổi tăng mức CN và đây cũng là một căn cứ quan trọng cho việc định hướng trong tương lai cũng như đưa ra các giải pháp giảm nghèo trong từng giai đoạn của Việt Nam Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của XH và hội nhập quốc tế, VN cũng đang tiếp cận đến vấn đề nghèo đa chiều trong chuẩn nghèo của VN.

3.1.2 Tình hình h ộ nghèo t ạ i Vi ệ t Nam

3.1.2.1 Tình hình hộ nghèo trong cả nước

Báo cáo về nghèo đa chiều ở Việt Nam do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Bộ LĐ TB&XH, Ủy ban Dân tộc và Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội VN công bố mới đây cho thấy, trong những năm qua, VN liên tục đạt được nhiều tiến bộ trong công tác XĐGN Trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững mà VN cam kết đạt được vào năm 2030, mục tiêu phát triển bền vững số một về XĐGN dưới mọi hình thức, ở

55 mọi nơi những n tiếp cận có khả năng đạt được cao nhất Điều này đưa VN trở thành một trong số ước đi đầu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong việc áp dụng cách nghèo đa chiều trong quá trình thực hiện mục tiêu số một này. Đơn vị: số hộ

LÀO CAI PHÚ THỌĐIỆN BIÊNLAI CHÂU HÀ NỘI NGHỆ AQNUẢNG NAKMHÁNH HÒAĐẮK LẮKĐẮK NÔNLGÂM ĐỒNGLONG AN

Biểu đồ 3.1 Tình hình hộ nghèo tại các tỉnh nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2020

Nguồn: Quyết định 1294/QĐ - LĐTBXH về Phê duyệt kết quả điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2014, Quyết định số 1052/QĐ - LĐTBXH về Công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2018 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016

- 2020 - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thực hiện năm 2019 và Quyết định số 567/QĐ

- LĐTBXH về Công bố kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016 - 2020

Số hộ nghèo cả nước có xu hướng giảm trong giai đoạn 2014 - 2020 Năm

2014, số hộ nghèo của cả nước là 1.422.261 hộ nhưng đến năm 2020 chỉ còn 761.322 hộ Tính đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 2,75%, bình quân trong 4 năm trong giai đoạn 2016 - 2020, giảm 1,53%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1-1,5%/năm.

Tại 12 tỉnh nghiên cứu của Luận án, số hộ nghèo của Nghệ An và Đắk Lắk luôn có xu hướng cao hơn những tỉnh còn lại do Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất trong vùng và Đắk Lắk là tỉnh có số hộ DTTS khá cao trong toàn tỉnh và cả nước Nhưng nhìn chung, số hộ nghèo của 12 tỉnh này cũng đã có xu hướng giảm chương trình giảm nghèo quốc gia đã từng bước thực hiện mục tiêu xóa bỏ tình trạng nghèo, tạo động lực phát triển địa bản nghèo trên cơ sở tập trung, lồng ghép nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tẩng KTXH. Đơn vị: Số hộ

Lào Cai Phú Thọ Điện Lai Hà Nội Nghệ An Quảng Khánh Đắk Lắk Đắk Lâm Long An

Biên Châu Nam Hòa Nông Đồng

Biểu đồ 3.2 Diễn biến hộ cận nghèo tại các tỉnh nghiên cứu giai đoạn 2014 - 2020

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Giai đoạn 2014 - 2020, năm 2020, cả nước có 986.658 hộ cận nghèo, giảm

435.603 hộ so với năm 2014 Nhìn chung trong giai đoạn này, số cận nghèo có xu hướng giảm trong các năm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng dân số.

Tại các tỉnh nghiên cứu trong Luận án (Biểu đồ 3.2), số hộ cận nghèo tại các tỉnh như

Thực trạng chính sách tín dụng đối với hộ nghèo do ngân hàng chính sách xã hội thực hiện

3.2.1 Khái quát m ộ t s ố chính sách tín d ụ ng do ngân hàng chính sách xã h ộ i Vi ệ t Nam th ự c hi ệ n

Kể từ khi ra đời tới nay, NHCSXH đã được Chính Phủ giao thực hiện nhiều CS đối với hộ nghèo và các đối tượng CS khác, trong đó phải kể đến CSTD Việc sử dụng CSTD để hỗ trợ cho các đối tượng CS mới đối tượng vay và mục tiêu cho vay đa dạng đã cải thiện mức sống, thu nhập cho họ, từ đó góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm của cả nước Các CSTD mà NHCSXH thực hiện đối với hộ nghèo bao gồm các CS như: CSTD đối với hộ nghèo, CSTD đối với hộ cận nghèo Khách hàng vay vốn là các các HGĐ nghèo, đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn… theo quyết định của Chính phủ ở từng thời kỳ.

Bảng 3.4 Các chính sách TD do NHCSXH thực hiện

STT Chương Phạm vi áp dụng Đối tượng cho vay Lãi suất Mức cho vay Văn bản Văn bản áp trình CS và thời hạn vay pháp luật dụng đi kèm

1 Cho vay hộ - Cả nước Hộ nghèo theo quy định 6,6%/năm Tối đa 100 triệu NĐ 78/2002/NĐ-CP ngày QĐ số nghèo -Ngắn hạn, trung của Chính Phủ theo từng đồng/hộ 04/10/2002 về TD đối với 59/2015/QĐ-TTg hạn, dài hạn thời kỳ người nghèo và các đối ngày 19/11/2015 tượng CS khác

2 Cho vay hộ - Cả nước Hộ cận nghèo theo QĐ 7,92%/năm Tối đa 100 triệu QĐ số 15/2013/QĐ - TTg cận nghèo -Ngắn hạn, trung của Chính Phủ theo từng đồng/hộ ngày 23/02/2013 về TD đối hạn, dài hạn thời kỳ với hộ cận nghèo

3 Cho vay hộ -Ngắn hạn, trung - HGĐ đã từng là hộ 8,25%/năm Tối đa 100 triệu QĐ số 28/2015/QĐ - TTg mới thoát hạn nghèo, hộ cần nghèo nay đồng/hộ ngày 21/07/2015 về TD đối nghèo đã thoát nghèo, được với hộ mới thoát nghèo

UBND cấp xã xác nhận.

(Thời gian thoát nghèo tính từ khi Hộ nghèo, Cận nghèo được loại ra khỏi danh sách nhưng tối đa là 03 năm).

- Các HGĐ thoát nghèo này phải không còn dư nợ vay trong các chương

STT Chương Phạm vi áp dụng Đối tượng cho vay Lãi suất Mức cho vay Văn bản Văn bản áp trình CS và thời hạn vay pháp luật dụng đi kèm

4 Cho vay - Cả nước HSSV có hoàn cảnh khó 6,6%/năm Mức cho vay: do QĐ số 157/2007/QĐ - TTg

HSSV có - Thời hạn vay = khăn đang theo học tại Thủ tướng Chính ngày 27/09/2007 về TD đối hoàn cảnh thời hạn phát tiền các trường đại học (hoặc Phủ quy định từng với HSSV có hoàn cảnh khó khó khăn vay + 12 tháng + tương đương đại học), thời kỳ Tối đa khăn thời gian trả nợ cao đẳng, trung cấp 2.500.000 chuyên nghiệp và tại các đồng/tháng

Cơ sở đào tạo nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam

5 Cho vay - Cả nước HGĐ sinh sống ở nông 9,0%/năm Tối đa 10 triệu QĐ số 62/2004/QĐ - TTg nước sạch - Tối đa không quá thôn (các xã thuộc đồng/công trình/hộ ngày 16/04/2007 về TD thực và vệ sinh

60 tháng huyện, thị xã, thành phố hiện Chiến lược quốc gia về môi trường cấp nước sạch và vệ sinh môi thuộc tỉnh). nông thôn trường nông thôn

6 Cho vay hỗ - Cả nước Doanh nghiệp nhỏ và 7,92%/năm Tối đa 2 tỷ đồng/dự NĐ số 61/2015/NĐ-CP ngày trợ tạo việc, -Ngắn hạn, trung vừa, hợp tác xã, tổ hợp án 09/7/2015 của Chính phủ duy trì và hạn, dài hạn tác, hộ kinh doanh (gọi mở rộng chung là cở sở SXKD) việc làm và Người lao động

STT Chương Phạm vi áp dụng Đối tượng cho vay Lãi suất Mức cho vay Văn bản Văn bản áp trình CS và thời hạn vay pháp luật dụng đi kèm sinh sống tại vùng có điều kiện KT - XH đặc biệt khó khăn, người khuyết tật

Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao

3,96%/năm động trở lên là người khuyết tật

Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao

3,96%/năm động trở lên là người DTTS

Cho vay cơ sở SXKD sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người 3,96%/năm khuyết tật và người

7 Cho vay -Cả nước Người lao động thuộc hộ 3,3%/năm Tối đa bằng 100% Quyết định số 27/2019/QĐ-

XKLĐ - Thời hạn vay nghèo; hoặc hộ DTTS tại chi phsi đi làm việc TTg

STT Chương Phạm vi áp dụng Đối tượng cho vay Lãi suất Mức cho vay Văn bản Văn bản áp trình CS và thời hạn vay pháp luật dụng đi kèm

Cho vay đối người lao động + Người lao động thuộc 6,6%/năm đi làm việc ở nước Nghị định số 61/2015/NĐ- với người được ghi trong Hợp diện hộ cận nghèo theo ngoài.

CP ngày 09/7/2015 của lao động đi đồng đưa người lao làm việc ở động đi làm việc ở chuẩn hộ cận nghèo Chính phủ về chính sách hỗ nước ngoài được Thủ tướng Chính trợ tạo việc làm và Quỹ quốc nước ngoài phủ công bố từng thời gia về việc làm. kỳ.

+ Người có công với cách mạng và người lao động là thân nhân của người có công với cách mạng theo quy định của Nhà nước

8 Cho vay - Cả nước Các hộ không thuộc diện 9%/năm - Vay 50 triệu đồng: Quyết định số 31/2007/QĐ-

NHCSXH thực hiện TTg ngày 05/3/2007 của Thủ HGĐ sản - Ngắn hạn, trung hộ nghèo thực hiện hoạt cho vay ủy thác qua tướng Chính phủ xuất, kinh hạn, dài hạn động SXKD tại các xã Tổ tiết kiệm và vay doanh tại thuộc vùng khó khăn vốn vùng khó theo danh mục trong

- Vay từ trên 50 triệu khăn Quyết định đến 100 triệu đồng:

STT Chương Phạm vi áp dụng Đối tượng cho vay Lãi suất Mức cho vay Văn bản Văn bản áp trình CS và thời hạn vay pháp luật dụng đi kèm

9 Cho vay - Cả nước Thương nhân hoạt động 9%/năm 1 Đối với thương Quyết định 92/2009/QĐ - thương nhân thương mại thường nhân là cá nhân

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG ĐẾN THU NHẬP ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO DO NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT

Phương pháp nghiên cứu định tính và mô hình nghiên cứu

Trong các nghiên cứu được đưa ra từ phần tổng quan và cơ sở lý luận, phần này sẽ tập trung vào 2 mô hình, trả lời 2 câu hỏi: thứ nhất, liệu rằng có sự khác nhau giữa việc có vay vốn từ NHCSXH và không vay hay không? Nếu vay vốn có tác động đến thu nhập của các hộ, thì có những vấn đề gì trong đó tác động? Để đạt được 2 mô hình nghiên cứu này, tác giả tập trung phỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành, bởi những nghiên cứu về tài chính vi mô chưa được nhiều. Ngoài ra, tác giả cũng tập trung phỏng vấn các chuyên gia về kinh tế lượng để hiệu chỉnh các mô hình Các chuyên gia được phỏng vấn gồm:

1 Nhóm các nhà khoa học Nơi làm việc

TS Lê Việt Thủy Đại học Kinh tế quốc dân

TS Khúc Thế Anh Đại học Kinh tế quốc dân

2 Nhóm các chuyên gia về mô hình

PGS.TS Nguyễn Thị Minh Đại học Kinh tế quốc dân

3 Nhóm các nhà thực tiễn

Nguyễn Xuân Tiến Ngân hàng Nhà nước Thanh Hóa ThS Nguyễn Phan Hòa Ngân hàng Agribank

Mục tiêu của phỏng vấn sâu: trong nghiên cứu định tính, có 2 phương pháp chính là phỏng vấn nhóm và phỏng vấn sâu Do không thực hiện được phỏng vấn nhóm nên tác giả lựa chọn phỏng vấn sâu Mục đích của phỏng vấn sâu là tập trung vào ảnh hưởng của các biến trong mô hình Cụ thể, tác giả đưa ra 2 nhánh câu hỏi chính: (1) liệu rằng tín dụng chính sách hoặc tín dụng ưu đãi có ảnh hưởng đến TNBQ của hộ nghèo hay không? Tức là so với tín dụng thông thường, các khoản mục TD ưu đãi có thật sự có hiệu quả hay không? (2) Nếu thật sự có hiệu quả thì yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của HGĐ.

Thời gian phỏng vấn sâu: để đảm bảo sự chia sẻ được thoải mái, tác giả sẽ phỏng vấn tại nhà riêng, tại cơ quan hoặc quán cafe Thời gian phỏng vấn kéo dài từ 20 - 30 phút.Sau đó, tác giả tiến hành ghi lại các ý tưởng trong vòng 3 - 5 tiếng để đảm bảo ghi và TS Khúc Thế Anh tại phòng 906 vào lúc 16 giờ 30 phút ngày 5 tháng 1 năm 2021- Viện Ngân hàng Tài chính - trường Đại học Kinh tế Quốc dân - Số 217 Giải Phóng

- Hai Bà Trưng - Hà Nội Bên cạnh đó, tác giả thực hiện phỏng vấn ThS Nguyễn Lan Phương tại nhà riêng số 23 Lê Quát, thành phố Thanh Hóa.

Câu hỏi 1: Theo chuyên gia, lãi suất và thời gian vay vốn của NHCSXH hiện nay có ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hay không?

Trả lời của chuyên gia

Lãi suất mà NHCSXH hiện nay đang thực hiện được coi là khá thấp so với lãi suất của các NHTM Từ nguồn vốn vay ưu đãi với lãi suất thấp, hàng trăm ngàn lượt hộ dân có cơ hội thoát nghèo mỗi năm, có nhà ở kiên cố; hàng trăm con em được theo đuổi ước mơ học tập cũng như tiếp cận các điều kiện sống khác như nước sạch, khoa học kỹ thuật… để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, vươn lên làm giàu chính đáng.

Tuy nhiên, nếu nhìn trên góc độ người nghèo thì khoản mục đó thật sự thấp, và ảnh hưởng của CS tạo việc làm cho người lao động tại vùng nông thôn, các hoạt động của phường, họ, hụi đã giúp người nghèo có được nguồn vốn Do vậy, cần phải đánh giá lại xem có thật sự chính sách tạo việc làm tác động đến thu nhập của người nghèo hay không Báo cáo của NHCSXH thời điểm hiện tại không thể bóc tách hết được các yêu cầu đưa ra về mặt thống kê.

Hiện nay, mức lãi suất NHCSXH thực hiện hiện nay được coi là khá ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng CS khác, điển hình như: chương trình CSTD do vay hộ nghèo tại các huyện nghèo, các hộ này được vay vốn ưu đãi lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo (hiện nay, lãi suất cho vay hộ nghèo là 0,65%/tháng) với mức tối đa là 10 triệu đồng/hộ khi vay vốn Ngân hàng CSXH để mua giống gia súc, gia cầm, thủy sản hoặc phát triển ngành nghề Việc làm này đã giúp các HGĐ ổn định sinh kế, tăng thu nhập.

Câu hỏi 2: Xin chuyên gia vui lòng cho biết vài điểm nổi bật qua việc thực hiện các CSTD ưu đãi của NHCSXH đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác?

Trả lời của chuyên gia

Thực hiện NQ số 78/2002/NĐ - CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng CS khác của Chính Phủ, thời gian qua, NHCSXH đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã, thôn, bản, ấp đồng thời phối hợp với các ban, ngành có liên quan, các tổ chức kinh tế - chính trị nhận ủy thác, triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình CSTD ưu đãi trong cả nước Tính đến cuối năm 2020, NHCSXH đã triển khai cho vay và quản lý dư nợ với trên 20 chương trình CSTD với dư nợ cho vay đạt 238.374 tỷ đồng Qua gần 20 năm triển khai thực hiện TD đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, NHCSXH đã giải ngân cho hàng trăm triệu lượt vay vốn với doanh số cho vay đạt 475.701 tỷ đồng năm 2020; giúp cho các HGĐ thoát nghèo, ổn định sinh kế, giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lượt lao động…

Bên cạnh việc chuyển tải nguồn vốn đến đúng đối tượng cần vốn, NHCSXH còn phối hợp với các sở ngành, các tổ chức kinh tế - chính trị để tập huấn, xây dựng các mô hình sản xuất, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất giữa các hộ nghèo với nhau để giúp họ sử dụng vốn có hiệu quả, tiến tới mục tiêu quốc gia về GNBV; đã có nhiều tấm gương điển hình đạt hiệu quả cao trong SXKD khi sử dụng vốn vay đúng mục đích được biểu dương, nhân rộng, được các cấp ủy, chính quyền địa phương đánh giá cao hiệu quả của các chính sách và là điểm sáng trong hệ thống các CS giảm nghèo tại Việt Nam.

Bên cạnh việc được hưởng mức lãi suất ưu đãi của các khoản vay, NHCSXH đã thực hiện hơn 20 chương trình cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác Điển hình với cho vay hộ cận nghèo, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và góp phần thực hiện chính sách ASXH, GNBV, hộ cận nghèo sẽ được ưu đãi lãi suất cho vay bằng 130% lãi suất cho vay đối với hộ nghèo theo quy định trong từng thời kỳ; lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay Điều kiện, hồ sơ, thủ tục và quy trình cho vay đối với hộ cận nghèo được thực hiện như đối với cho vay hộ nghèo; rủi ro đối với các khoản nợ của hộ cận nghèo được thực hiện theo cơ chế xử lý nợ bị rủi ro của Ngân hàng Chính sách xã hội Thời hạn cho vay do Ngân hàng Chính sách xã hội và hộ cận nghèo vay vốn thỏa thuận phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng Năm 2020, cho vay với đối tượng này đạt 33.569 tỷ đồng, tăng 3.427 tỷ đồng so với năm 2018 Số hộ nghèo trong giai đoạn 2014 - 2020 giảm theo thống kê của Tổng cục thống kê qua các năm, khiến cho những đối tượng này trở thành các hộ cận nghèo hoặc hộ mới thoát nghèo, điều này làm cho dư nợ cho vay tăng lên lần lượt qua các năm.

+TS Lê Việt Thủy: Đối với 12 tỉnh Luận án đang nghiên cứu, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu là các địa phương có số hộ DTTS cao nhất trong 12 tỉnh nghiên cứu của Luận án (chiếm hơn 85% tổng số hộ nghèo) Đây là các tỉnh vùng xâu vùng xa của cả nước, địa hình hiểm trở, có nhiều dân tộc sinh sống như: dân tộc Dao, dân tộc Mường, Các hộ DTTS này thường có nguồn thu nhập từ nông nghệp và các hoạt động nông nghiệp Tốc độ giảm nghèo của các hộ nghèo DTTS thấp hơn tốc độ giảm nghèo của dân tộc Kinh (Khuc, 2020) Nguyên nhân là do những hạn chế về cơ sở hạ tầng, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất còn hạn chế đã dẫn tới việc tiếp cận và sử dụng hiệu quả sử dụng vốn từ các chính sách ưu đãi của Chính Phủ không cao Chính vì vậy, để các hộ nghèo về DTTS tại cả nước nói chung và các tỉnh nghiên cứu nói riêng có thể tiếp cận được các CS ưu đãi của Chính Phủ thì Chính Phủ cần phải quan tâm đến đối tượng này nhiều hơn.

Các CSTD do NHCSXH đã góp phần quan trọng giải quyết những vấn đề đặt ra trong thực tiễn, nhất là giảm nghèo ở vùng DTTS và miền núi Qua đó, củng cố niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc ” Tính đến cuối năm 2018, vẫn còn khoảng 10% - 15% hộ dân tộc ít người trong diện được vay vốn CS nhưng chưa vay Điều này đặt ra một yêu cầu là cần tập trung lực lượng, tiếp tục vận động bà con vay và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo Bên cạnh đó, việc bố trí nguồn vốn thực hiện các chương trình tín dụng đối với đồng bào DTTS đôi khi còn chưa kịp thời Mức cho vay tối đa từng chương trình nhìn chung còn thấp, không đủ đầu tư SXKD khi có biến động về giá cả thị trường Tại một số địa phương không còn quỹ đất sản xuất để thực hiện cho vay đối với những hộ có nhu cầu để cải tạo đất sản xuất Vì vậy hộ vay phải chuyển mục đích hỗ trợ đất sản xuất sang thực hiện chuyển đổi nghề, dẫn đến hiệu quả việc sử dụng vốn chưa cao.

Cùng với đó, việc phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư… của các tổ chức Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín dụng chính sách của NHCSXH chưa được quan tâm thường xuyên, nhất là khu vực đồng bào DTTS, vùng sâu ,vùng xa đi lại khó khăn; hộ vay vốn chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, đất

118 đai để chăn nuôi gia súc nên hiệu quả vốn tín dụng đầu tư thấp và tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây khó khăn trong việc thoát nghèo bền vững Một bộ phận hộ đồng bào DTTS sử dụng vốn vay chưa hiệu quả làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHCSXH… Để giải quyết tình trạng này, NHCSXH cho rằng cần có sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền địa phương; sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức liên quan nhất là Ủy ban Dân tộc và NHCSXH trong việc chỉ đạo, điều hành, xử lý từ rà soát đối tượng cho vay đến sử dụng vốn vay… Đặc biệt, đối với vấn đề nguồn vốn, NHCSXH đề nghị Thủ tướng cho phép NHCSXH được phát hành trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dài (khoảng 10 năm hoặc 15 năm) để bảo đảm được nguồn vốn, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của hộ DTTS. Đối với nhóm 2 - Các chuyên gia về mô hình, tác giả thực hiện phỏng vấn tại nhà riêng của chuyên gia tại Hà Nội vào lúc 19 giờ ngày 10 tháng 8 năm 2020.

Câu hỏi 1: Theo chuyên gia, các biến có thể ảnh hưởng đến thu nhập của hộ nghèo khi vay vốn tại NHCSXH gồm những gì?

Trả lời của chuyên gia:

Kết quả mô hình tác động của chính sách tín dụng đến thu nhập bình quân hộ nghèo

Số liệu nghiên cứu về hộ nghèo vay vốn và không vay vốn từ NHCSXH được lọc từ bộ dữ liệu VARHS 2014, 2016, 2018 và 2020, với 12 tỉnh nghiên cứu của Luận án.

Mô tả biến số sử dụng trong mô hình

TNBQ HGĐ được xác định là tổng các khoản TN của hộ trong một năm trên số nhân khẩu của hộ Đơn vị: Nghìn đồng/tháng

QMVV là giá trị các khoản vay TD Đơn vị: Triệu đồng

Mục đích vay bao gồm 3 mục đích: vay nông nghiệp và vay phi nông nghiệp và vay với mục đích khác.

Những thông tin về đặc điểm của chủ hộ như tuổi chủ hộ, giới tính chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, tổng tài sản.

Bảng sau cho kết quả thống kê các biến số sử dụng trong mô hình: sát chuẩn nhất nhất

Thu_nhap_bq Logarit (TNBQĐN của hộ) 13863 9.91 0.88 3.75 15.11

Nguồn vay vốn của hộ (0 -không vay,

1 - vay từ NH chính sách, 2 - vay từ 13863 0.31 0.60 0.00 2.00 Nguon_vay các nguồn khác)

Tuoi Tuổi của chủ hộ 13863 53.52 30.84 18.00 1921.00

Gioi_tinh Giới tính của chủ hộ, =1 nếu chủ hộ 13863 0.79 0.41 0.00 1.00 là nam, =0 nếu chủ hộ là nữ

Dan_toc DT của chủ hộ, = 1 nếu là DT Kinh, 13863 0.65 0.48 0.00 1.00

Trinh_do_ch Trình độ chuyên môn kỹ thuật của 13863 1.38 1.02 1.00 6.00 uyen_mon chủ hộ

Tình trạng hôn nhân của chủ hộ (1 - Hon_nhan chưa kết hôn, 2- kết hôn, 3- góa, ly 13863 2.18 0.41 1.00 3.00 thân, ly hôn)

Số người lệ thuộc trên tổng số người Ty_le_phu_t trong HGĐ Số người phụ thuộc là số người già và trẻ em ngoài độ tuổi lao 13863 0.12 0.23 0.00 1.00 huoc động được quy định theo Điều 3 Bộ

Quy_mo_ho Tổng số người đang sinh sống trong 13863 4.32 1.85 1.00 14.00

Dien_tich Logarit (Diện tích nhà) 13863 4.30 0.53 1.79 6.68

Khu_vuc Nơi sinh sống của hộ, = 1 nếu sống ở 13863 0.05 0.22 0.00 1.00 thành thị, =0 nếu sống ở nông thôn Year Biến giả năm (2014, 2016, 2018, 13863 2016.7 2.13 2014 2020

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu VARHS 2014, 2016, 2018 và 2020 Trong số các quan sát này, điều nhận thấy dễ nhất đó là đa phần người được khảo sát đến từ khu vực nông thôn Điều này cũng dễ hiểu khi mà các tổ chức tài chính vi mô

- kể cả NHCSXH đều hoạt động ở những vùng khó khăn, nơi mà người nghèo khó có thể tiếp cận được nguồn vốn Trong số các hộ được khảo sát của bộ dữ liệu, bình quân tuổi, đa phần đều nằm trong độ tuổi lao động Trong số này, chủ hộ hầu hết đều là nam, và nghiêng nhiều hơn về vấn đề không vay vốn ngân hàng.

Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình 2

Số Trung Độ lệch Giá trị Giá trị

Tên biến Diễn giải quan nhỏ lớn bình chuẩn sát nhất nhất

Lntnhap đầu người của hộ)

Nguồn vay vốn của hộ

NH chính sách, 2 - vay Nguonvay từ các nguồn khác)

Giá trị khoản vay 2550 10.51 1.10 4.61 16.12 vay

Mục đích vay vốn của Muc_dich_vay hộ (vay nông nghiệp,

2550 0.99 0.11 0.00 1.00 vay phi nông nghiệp và vay với mục đích khác)

Mục đích vay vốn thực

Muc_dich_vay tế của hộ (vay nông

_thuc_te nghiệp, vay phi nông nghiệp và vay với mục đích khác)

Khoang_cach Khoảng cách từ nhà đến

Tuoi Tuổi của chủ hộ 2550 1.77 0.92 1.00 3.00

Giới tính của chủ hộ, =1Gioi_tinh nếu chủ hộ là nam, =0 2550 2.31 0.91 1.00 3.00 nếu chủ hộ là nữ

DT của chủ hộ, = 1 nếu

Dan_toc là DT Kinh, = 0 nếu 2550 1.21 1.20 -2.30 6.21 làDT khác

Trinh_do_chuy Trình độ chuyên môn

2550 49.76 12.24 18.00 98.00 en_mon kỹ thuật của chủ hộ

Tình trạng hôn nhân của Hon_nhan chủ hộ (1 - chưa kết

2550 0.83 0.38 0.00 1.00 hôn, 2- kết hôn, 3- góa, ly thân, ly hôn)

Số người lệ thuộc trên tổng số người trong HGĐ Số người phụ Ty_le_phu_thu thuộc là số người già và

2550 0.63 0.48 0.00 1.00 oc trẻ em ngoài độ tuổi lao động được quy định theo Điều 3 Bộ Luật lao động năm 2012

Quy_mo_ho Tổng số người đang

Dien_tich Logarit (Diện tích nhà) 2550 2.14 0.36 1.00 3.00

Nơi sinh sống của hộ, Khu_vuc 1 nếu sống ở thành thị,

Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu VARHS 2014, 2016, 2018 và 2020

4.3.2 Phân tích và th ả o lu ậ n k ế t qu ả c ủ a mô hình nghiên c ứ u

4.3.2.1 Phân tích kết quả của mô hình nghiên cứu a) Phân tích sự khác biệt về TNBQ giữa nhóm hộ nghèo vay và không vay các chương trình CS (Mô hình 1)

Sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình tác động cố định hay mô hình tác động ngẫu nghiên Kết quả kiểm định cho thấy mô hình tác động cố định phù hợp thấy có sự khác biệt giữa TNBQĐN giữa các HGĐ có vay vốn và hộ không vay vốn.

Hộ không vay vốn có TN cao nhất Kết quả ước lượng cho thấy, hộ vay từ NHCSXH có TNBQĐN thấp hơn 1,8% so với hộ không vay vốn; hộ vay từ các nguồn khác có

TN bình quân đầu người thấp hơn 7,7% so với hộ không vay vốn, kết quả có ý nghĩa thống kê mức 5%.

Bảng 4.4 Kết quả ước lượng Mô hình với giai đoạn năm 2014 - 2018

Mô hình 1 Mô hình khác biệt giữa nhóm

Biến phụ thuộc: logarit Diễn giải hộ vay vốn từ NHCS, từ các nguồn khác và hộ không vay vốn (TN bq) biến số

Hệ số hồi quy Độ lệch Giá trị P chuẩn (P - value) Nguồn vay

Nguon_vay_2 Vay từ NH chính sách -0.018 0.020 0.370

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ SPSS22)

Bảng 4.5: Kết quả ước lượng Mô hình 1 với giai đoạn năm 2014 - 2020

Mô hình 1 Mô hình khác biệt giữa nhóm

Biến phụ thuộc: Diễn giải hộ vay vốn từ NHCS, từ các nguồn khác và hộ không vay vốn logarit (thu nhập bq) biến số

Hệ số hồi quy Độ lệch Giá trị P chuẩn (P - value) Nguồn vay

Nguon_vay_1 Không vay Tham chiếu

Nguon_vay_2 Vay từ NH chính sách 0.031* 0.016 0.052

Ghi chú: *, **, *** là mức ý nghĩa tương ứng với 10%, 5% và 1%

(Nguồn: Tính toán của tác giả từ SPSS22)

1 Với các biến kiểm soát là biến giả, do đa phần kết quả tương đương nên luận án chỉ tập trung vào giai đoạn 2014 - 2020. nguồn khác có TNBQĐN thấp hơn 11,4% so với hộ không vay vốn, kết quả có ý nghĩa thống kê mức 5%.

Như vậy, có thể thấy rằng CSTD đã có những ảnh hưởng tích cực đến TN của các hộ trong những khoản thời gian nhất định Điều này đồng nhất với các nghiên cứu của Bateman (2010) hay Beck và cộng sự (2007) Tuy nhiên, đến giai đoạn dài hơn - đến năm 2020 thì kết quả lại cho ý nghĩa tương đồng với các nghiên cứu trước, ví dụ nghiên cứu của Ledgerwood và cộng sự (2013), Nguyen và cộng sự (2017), Duong & Antriyandarti (2021) Nguyên nhân của tình trạng này thể hiện ở các khía cạnh như sau

Thứ nhất, đối với hộ không vay vốn giai đoạn 2014 - 2018: trong giai đoạn này các hộ có những nguồn trợ cấp nhất định từ phía nhà nước, hoặc các khoản hỗ trợ từ địa phương, từ người thân Bên cạnh đó, hộ không vay vốn lại tham gia một số hình thức vay vốn và tiết kiệm khác (như phường, họ, hụi) nên TN tăng nhanh Ngoài ra, đối với các hộ vay vốn NHCSXH, thời gian vay vốn cần có những khoảng trễ nhất định để phát huy CS Do vậy, không thể thấy những tác động trong thời gian trung hạn (dưới 3 năm) mà cần khoảng thời gian dài hơn Vì vậy, về cơ bản có thể thấy được rằng câu hỏi: tín dụng chính sách hoặc tín dụng ưu đãi của NHCSXH có tác động đến thu nhập người nghèo hay không được trả lời rằng có, nhưng phải trong một khoảng thời gian đủ lớn Nếu một khoảng thời gian không đủ lớn thì tín dụng thông thường hoặc tự vay vốn, hoặc nhân trợ cấp thông qua các chương trình đào tạo sẽ có những tác động tích cực hơn.

Theo đặc điểm cá nhân chủ hộ, từ kết quả ước lượng cho thấy:

- Tuổi của chủ hộ không thật sự có ảnh hưởng đến TNBQ của hộ Như vậy, kết quả này tương đồng với các nghiên cứu trước như Nguyen và cộng sự (2017), Duong &Antriyandarti (2021), Khuc và cộng sự (2022) Về cơ bản, những người nghèo thường được vay vốn qua tổ, đội, nhóm, do vậy vấn đề giám sát sử dụng vốn vay đã trở thành vấn đề quan trọng Khi họ sử dụng vốn cần được sự hỗ trợ của nhiều bên.

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng Mô hình 1 với các biến độc lập giai đoạn 2014 - 2020

Mô hình 1 Mô hình khác biệt giữa nhóm

Biến phụ thuộc: logarit Diễn giải hộ vay vốn từ NHCS, từ các nguồn khác và hộ không vay vốn (thu nhập bq) biến số

Hệ số hồi quy Độ lệch Giá trị P chuẩn (P - value)

Gioi_tinh Giới tính chủ hộ

Dan_toc Dân tộc của chủ hộ

Trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ hộ

Trinh_do_chuyen_mon_1 Không bằng cấp Tham chiếu

Trinh_do_chuyen_mon_2 Dạy nghề ngắn hạn 0.096*** 0.021 0.000 Trinh_do_chuyen_mon_3 Dạy nghề dài hạn 0.171*** 0.048 0.000

Trinh_do_chuyen_mon_4 Trung cấp 0.333*** 0.037 0.000

Trinh_do_chuyen_mon_5 Cao đằng 0.454*** 0.060 0.000

Trinh_do_chuyen_mon_6 Đại học trở lên 0.507*** 0.049 0.000

Tình trạng hôn nhân của chủ hộ

Hon_nhan_1 Chưa kết hôn Tham chiếu

Hon_nhan _2 Đã kết hôn -0.132** 0.061 0.030

Ty_le_phu_thuoc Tỷ lệ phụ thuộc -0.429*** 0.038 0.000

Quy_mo_ho Quy mô hộ -0.102*** 0.004 0.000

Dien_tich Logarit (diên tích nhà ở) 0.204*** 0.012 0.000

Mô hình 1 Mô hình khác biệt giữa nhóm

Biến phụ thuộc: logarit Diễn giải hộ vay vốn từ NHCS, từ các nguồn khác và hộ không vay vốn (thu nhập bq) biến số

Hệ số hồi quy Độ lệch Giá trị P chuẩn (P - value) sigma_u 0.419 sigma_e 0.560

Ghi chú: *, **, *** là mức ý nghĩa tương ứng với 10%, 5% và 1%

- HGĐ có nữ là chủ hộ có TNBQ cao hơn khoảng 1,5% so với hộ có chủ hộ là nam. Đây là điều tất yếu, bởi những người nghèo là nữ giới thường có xu hướng đảm bảo cuộc sống cho gia đình nhiều hơn là nam giới (Alhassan & Akudugu, 2012; Demyanyk, 2006; Nguyễn Đức Trung & Dư Thị Lan Quỳnh, 2021; Phan Thị Nữ, 2010) Bản thân trong các năm qua, NHCSXH cũng tập trung nhiều vào đối tượng nữ giới hơn là nam giới, do vậy, đây là một điều dễ hiểu trong quá trình thực thi CS.

- TNBQ hộ dân tộc Kinh cao hơn so với hộ DTTS khoảng 63,2%, kết quả ước lượng có ý nghĩa thống kê mức 5% Kết quả nghiên cứu này không mới, vì đã được trình bày trong nhiều nghiên cứu trước đây (Dương Quyết Thắng, 2016; Trần Lan Phương, 2016; Wagner & Bode, 2008; World Bank, 2018; World Bank, 2019b; World Bank, 2019a) Nguyên nhân của tình trạng này là người dân tộc Kinh sinh sống nhiều ở vùng đồng bằng, có khả năng tiếp cận được các nguồn lực như được đào tạo nghề ở vùng nông thôn, hoặc gần hơn so với ngân hàng chính sách nên có thể vay được nhiều vốn Bản thân thu nhập bình quân của người Kinh cũng cao hơn thu nhập của dân tộc khác nên có thể tạo ra những tác động khác từ hoạt động đầu tư.

- Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật: chủ hộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật càng cao thì TNBQĐN của hộ càng cao Kết quả này tương đồng với gần hết các nghiên cứu trước đây (Asian Development Bank, 1999; Abaidoo & Agyapong, 2022; Duong & Antriyandarti, 2021; Johnston Jr

Định hướng của Chính phủ về giảm nghèo

Chỉ thị số 05-CT/TW được ban hành liên quan đến việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Đảng và Nhà nước ta xác định công tác giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước Những năm qua, các cấp ủy, tổ chức đảng luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của toàn dân, công tác giảm nghèo đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật: Hệ thống chính sách, pháp luật về giảm nghèo được ban hành khá đồng bộ, toàn diện; ngân sách nhà nước và nguồn lực huy động từ xã hội đầu tư cho công tác giảm nghèo ngày càng tăng; nhận thức, ý chí vươn lên của người nghèo tăng cao, có nhiều tấm gương điển hình nỗ lực vươn lên thoát nghèo; hàng chục triệu hộ nghèo đã thoát nghèo, nhiều hộ có cuộc sống trung bình, khá giả, nhiều địa bàn nghèo thoát khỏi tình trạng khó khăn, một số địa bàn đạt chuẩn nông thôn mới Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh Nếu năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 58,1%, đến năm 2020 chỉ còn 2,75% Việt Nam đã hoàn thành sớm mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về xóa đói, giảm nghèo, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới Kết quả trên có ý nghĩa rất to lớn, khẳng định ý chí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân ta trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của chế độ ta.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, kết quả giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo và phát sinh nghèo còn cao; chênh lệch mức sống, điều kiện tiếp cận các dịch vụ cơ bản, tiếp cận thị trường, giải quyết việc làm giữa các địa phương, vùng, miền, nhóm dân cư chưa được thu hẹp nhiều; một số nơi tỷ lệ hộ nghèo còn cao, đời sống còn khó khăn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, bãi ngang ven biển và hải đảo Một số cơ chế, chính sách, chương trình giảm nghèo chưa thực sự hiệu quả; một bộ phận người nghèo vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng, chưa chủ động tự vươn lên thoát nghèo Một số cấp ủy đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác giảm nghèo; lãnh đạo, chỉ đạo có lúc, có nơi chưa quyết liệt, kịp thời, hiệu quả quản lý nhà nước có mặt lượng nguồn nhân lực thấp; đặc biệt, tác động của dịch COVID-19 tiếp tục là những thách thức lớn đối với công tác giảm nghèo bền vững.

Định hướng của Ngân hàng Chính sách xã hội về chính sách tín dụng đối với hộ nghèo

Những năm qua, bám sát định hướng hoạt động của NHCSXH, cùng sự nỗ lực của cán bộ nhân viên NHCSXH tập trung triển khai huy động vốn, giải ngân các chương trình tín dụng theo đúng kế hoạch, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn Qua đó, góp phần ổn định kinh tế xã hội, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo ASXH. Để đồng vốn đến tay hộ nghèo và các đối tượng CS đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm, NHCSXH giao chỉ tiêu kế hoạch cho các cấp dưới để các đơn vị chủ động phân phối nguồn vốn đến thôn và thực hiện kế hoạch, đảm bảo không để tồn đọng lãng phí vốn Đồng thời, tham mưu cho UBND cấp xã thường xuyên rà soát hộ nghèo, kịp thời bổ sung vào danh sách những hộ thuộc diện nghèo, diện cận nghèo của địa phương để có căn cứ xác nhận hộ nghèo theo tiêu chí quy định Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, hội đoàn thể các cấp từ huyện đến xã, Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện các chủ trương, CS mới của Chính phủ, của tỉnh và địa phương Rà soát chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, kiện toàn lại tổ TK&VV, thực hiện tốt khâu bình xét cho vay đảm bảo công khai, minh bạch, đôn đốc, giám sát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ, trả lãi đúng quy định Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đối chiếu dư nợ, xử lý nợ quá hạn, đề nghị UBND các xã, thị trấn chỉ đạo trưởng thôn tham gia giám sát ngay từ khâu bình xét cho vay tại các tổ TK&VV nhằm nâng cao chất lượng TD.

Công tác ủy thác cho vay qua các tổ chức chính trị xã hội được NHCSXH trong giai đoạn vừa qua được thực hiện tốt và nên tiếp tục phát huy trong các giai đoạn tiếp theo Các hội, đoàn thể phối hợp với NHCSXH thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ nghèo và các đối tượng CS Các đơn vị nhận ủy thác cho vay nhận thức rõ được trách nhiệm của mình, phân công trách nhiệm cụ thể trong Ban Thường vụ hội, cán bộ theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ ủy thác Phối hợp cùng NHCSXH giải quyết, tháo gỡ những khó khăn trong quá trình cho vay, quản lý đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi, đặc biệt, đôn đốc thu hồi nợ quá hạn tồn đọng, lãi tồn lâu ngày.

Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng đối với hộ nghèo do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện

TN của hộ nghèo không chỉ phụ thuộc vào đặc tính cá nhân của hộ mà các CSTD ưu đãi do NHCSXH thực hiện đã góp phần làm thay đổi TN của các hộ nghèo. Đồng thời với các CSTD khác TN của hộ có sự tăng lên đáng kể Từ đó, việc nâng cao và hoàn thiện các CSTD do NHCSXH thực hiện đối với hộ nghèo là nhu cầu cần thiết trong quá trình thực thi đồng bộ các chiến lược giảm nghèo, tăng cường tiếp cận CS cho hộ nghèo góp phần làm tăng TN cho hộ Từ KQNC và thực tiễn khu vực nghiên cứu, luận án đề xuất các giải pháp sau:

Nhóm giải pháp nâng cao TN cho các hộ nghèo thông qua hoạt động của CSTD do NHCSXH thực hiện

Người nghèo dễ bị các tổn thương trong cuộc sống, họ thường phải đối diện với các biến cố trong thường nhật hàng ngày như đau ốm, bệnh tật, mất mùa, hạn hán, dịch bệnh, mất việc làm, TN giảm là các vấn đề nan giải và tồn tại dai dẳng của căn bệnh đói nghèo Họ thường làm những gì để đương đầu với các biến cố rủi ro đó và vì thế khi tiền lương hay TN giảm đi họ thường phản ứng làm việc nhiều hơn Khi đối diện với các cú sốc họ không có khả năng chống chọi xuất phát bởi các khoản TN hàng ngày của họ là quá ít ỏi và giá trị tài sản tích lũy lại không nhiều Làm việc nhiều để hạn chế các rủi ro xảy ra Tuy nhiên, việc các rủi ro do hạn hán, thiên tai, mất mùa, các cú sốc ốm đau triền miên kéo dài, là một trong những biến cố mà thời gian phục hồi thường là rất lâu Theo số liệu thống kê, trong các nhóm nguyên nhân nghèo tập trung nhiều nhất là tình trạng hộ nghèo thiếu đất canh tác; thiếu vốn để sản xuất, ốm đau nặng; đông người ăn theo và thiếu lao động Các đặc tính cá nhân HGĐ bao cũng là một trong các yếu tố góp phần thay đổi TN cho các hộ nghèo Để góp phần giúp cho các hộ nghèo có đời sống ổn định hơn, có cơ hội nâng cao năng lực lao động, tăng năng suất và tăng TN, cần thiết tập trung các vấn đề như:

- Phát triển nguồn vốn vay từ các CSTD do NHCSXH thực hiện

Những năm qua, nguồn vốn vay ưu đãi khi tham gia các chương trình CSTD của NHCSXH đã đến với các hộ dân nghèo và các đối tượng CS trên địa bàn tại các địa phương giúp các hộ có điều kiện phát triển chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh từng bước thoát nghèo và ổn định cuộc sống. trị là 0,191 điều này có nghĩa là QMVV tương quan thuận với TNBQ hộ Nếu QMVV tăng thêm 1% thì TNBQ hộ sẽ tăng lên 0,191% Điều này đúng với thực tiễn khi QMVV được mở rộng giúp các HGĐ có nhiều cơ hội tạo dựng việc làm tạo ra nguồn

TN cho hộ Chính vì vậy, NHCSXH cần tăng cường quy mô các khoản vay TD đến với các hộ nghèo, huy động và mở rộng nguồn vốn cho vay kịp thời và phân bổ nguồn vốn đến đúng đối tượng cần vốn để họ có nguồn lực thực hiện khả năng sinh kế của họ Các khoản định kỳ trả nợ cũng là một trở ngại cho người vay muốn thực hiện kế hoạch sinh lời dài hạn Do vậy, cần linh hoạt các khoản vay, quan tâm đến mở rộng QMVV cho họ để hộ nghèo có ý chí và nghị lực thoát nghèo có thể thực hiện các dự án đầu tư SXKD với quy mô lớn và dài hạn hơn trong tương lai.

Hiện nay, việc cung cấp vốn chưa cao, nên hộ nghèo muốn đầu tư SXKD, họ chưa thật sự mạnh dạn đầu tư cho các kế hoạch mở rộng phương án làm ăn góp phần cải thiện TN cho hộ Với đặc thù hoạt động của NHCSXH là các khoản vay nhỏ, hộ nghèo vay được vốn nhưng việc dùng vốn để tổ chức các hoạt động sinh kế chưa thật sự có hiệu quả, do vậy, công tác triển khai nguồn vốn và các giá trị của các nguồn vốn, phát huy tích cực hơn nữa để nguồn vốn đến được với hầu hết các hộ nghèo.

Tăng cường khả năng kết hợp với các đơn vị khác để tăng thu nhập cho hộ nghèo Ý tưởng của vấn đề này được đưa ra ở luận điểm: thu nhập của người nghèo do tín dụng chính sách đang giảm Ngoài ra, các hộ không vay vốn lại có thu nhập cao hơn hộ vay vốn Chính vì thế, để có thể làm tốt được thì phải kết hợp được các chính sách lại với nhau, tạo ra sự liên kết (theo lý thuyết liên kết) Đối với người nghèo, đa phần ở vùng nông thôn, các yêu cầu về đào tạo nghề phi nông nghiệp đang được đưa ra mạnh mẽ Do tại các huyện, ngân hàng chính sách xã hội luôn có 1 lãnh đạo là người của huyện, nên có thể kết hợp như sau:

Kết hợp với Phòng lao động, thương binh xã hội xuống tận nơi, khảo sát (có thể kết hợp trong các buổi đào tạo đang diễn ra) để có thể đánh giá nhu cầu đào tạo của người vay vốn.

Phối hợp với phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn để thực hiện chương trình nông thôn mới, phối hợp dạy nghề để tạo ra các mục tiêu OCOP phù hợp.

+ Xác định được các đối tượng phù hợp với công tác đào tạo nghề, phù hợp với mục tiêu và định hướng đào tạo của huyện;

+ Nắm bắt được các cơ sở đang thực hiện công tác dạy nghề cho người dân trên địa bàn; Xác định nội dung, phương thức giảng dạy, các ngành nghề phù hợp với trình độ phát triển cũng như các điều kiện dạy học, giáo trình, tài liệu.

+ Xác định và xây dựng hệ thống chỉ tiêu đào tạo nghề;

+ Mục tiêu và giải pháp nhằm hỗ trợ những người lao động tham gia công tác đào tạo;

+ Xác định nguồn ngân sách chi cho công tác đào tạo nghề; Nguồn ngân sách được tài trợ bởi nhà nước và thu hút được từ các nguồn khác Công việc này thuộc trách nhiệm của phòng Tài chính - Kế toán.

+ Quản lý nguồn vốn phân bổ cho công tác đào tạo hiệu quả; Vốn đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao trình độ cho giáo viên hay các chính sách hỗ trợ và phúc lợi; Phân bổ vốn mở rộng quy mô, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác dạy học.

+ Đưa ra kế hoạch thực hiện công tác đào tạo, chi phí đào tạo, các cấp ngành phối hợp thực hiện.

- Khoảng cách đến địa điểm vay vốn

Việc phân bổ không đồng đều các điểm cho vay vốn từ các CSTD của NHCSXH gây ra sự khó khăn trong việc các hộ nghèo khó tiếp cận được các CSTD Các hộ nghèo ở vùng núi cao, đồng bào DTTS sẽ khó tiếp cận được các CSTD của Đảng và Chính Phủ đề ra hơn so với các hộ nghèo sống ở vùng đô thị, nông thôn.

Nhiều Chi nhánh của NHCSXH còn e ngại vì hiệu quả kinh doanh tại các chi nhánh ở khu vực nông thôn, miền núi, địa hình đi lại khó khăn gây ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả chung của toàn hệ thống.

Chính vì vậy, NHCSXH cần có các biện pháp về các CS nhằm giúp các NHCSXH địa phương mở rộng hoạt động tại các địa bàn khó khăn, địa hình không bằng phẳng từ đó phát huy hiệu quả từ việc tham gia các CSTD do NHCSXH đề ra đối với các hộ nghèo.

- Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội cần thực hiện thêm một số giải pháp sau để hoàn thiện các CSTD đối với hộ nghèo:

+ Tăng cường hoạt động của CSTD do NHCSXH thực hiện góp phần đẩy lùi TD đen tại các địa phương thôn xã: Xuất phát từ hạn chế tiếp cận TD mà các hộ nghèo có xu hướng tìm đến các quỹ tín dụng đen tại địa phương sinh sống bởi tính linh hoạt nhanh chóng về thủ tục, giá trị các khoản vay và tính linh hoạt của thời gian vay mà tình trạng vay TD đen đã và đang tồn tại và len lỏi trong đời sống của người dân, nhất là các hộ dân với rủi ro lại đến với các hộ giàu hơn Còn các hộ nghèo thường tìm đến các khoản vay từ bạn bè, người thân hoặc các hỗ trợ khác từ gia đình Điều này đẩy hộ nghèo ngày càng rơi vào tình cảnh túng quẫn khó thoát cảnh nghèo Hạn chế lớn nhất khi cho người nghèo vay chính là chi phí thu thập thông tin, cho nên việc hộ nghèo tìm đến vay mượn của người thân quen, bạn bè, hàng xóm hay những người cho vay nặng lãi tại địa phương là điều tất yếu và diễn ra trong thực tế Là một thực trạng đang ngàỳ càng tồn tại và cần thiết phải có sự quan tâm sâu sát và tuyên truyền phổ biến CS kịp thời, kịp lúc và đạt hiệu quả nhất. Nhằm đẩy lùi tình trạng TD đen cho hộ nghèo nói chung trong toàn khu vực theo đó các tổ chức TD mà nòng cốt thông qua các khoản vay ưu đãi được cung cấp bởi NHCSXH góp phần đẩy lùi hoạt động của TD đen Với các dịch vụ linh hoạt, cung ứng nhanh kịp thời và hạn chế các thủ tục rườm rà không cần thiết giúp các hộ nghèo tiếp cận với các CSTD một cách tốt hơn, tránh tình trạng người thật sự cần vốn không tiếp cận được vốn.

Ngày đăng: 20/11/2023, 05:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2000-2020 Giai đoạn Chuẩn nghèo/đói và khu vực áp dụng - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 2.1. Chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2000-2020 Giai đoạn Chuẩn nghèo/đói và khu vực áp dụng (Trang 30)
Sơ đồ 2.1. Nhân tố xuất phát từ HGĐ vay vốn - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Sơ đồ 2.1. Nhân tố xuất phát từ HGĐ vay vốn (Trang 60)
Hình 2.1. Cơ cấu khách hàng của BRI - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Hình 2.1. Cơ cấu khách hàng của BRI (Trang 62)
Bảng 3.1: Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các thời kỳ - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 3.1 Chuẩn nghèo của Việt Nam qua các thời kỳ (Trang 67)
Bảng 3.2: Phân loại hộ nghèo cả nước theo vùng và theo các nhóm đối tượng giai đoạn 2014 - -2020 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 3.2 Phân loại hộ nghèo cả nước theo vùng và theo các nhóm đối tượng giai đoạn 2014 - -2020 (Trang 77)
Bảng 3.3. Tình hình nghèo đói của Việt Nam, Thái Lan và Indonesia giai đoạn 2014 - 2020 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 3.3. Tình hình nghèo đói của Việt Nam, Thái Lan và Indonesia giai đoạn 2014 - 2020 (Trang 83)
Hình 3.1. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2014 - 2020 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Hình 3.1. Kết quả huy động vốn của Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2014 - 2020 (Trang 85)
Hình 3.2. Dư nợ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Hình 3.2. Dư nợ tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội giai đoạn 2011 - 2020 (Trang 86)
Bảng 3.4. Các chính sách TD do NHCSXH thực hiện - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 3.4. Các chính sách TD do NHCSXH thực hiện (Trang 88)
Sơ đồ 3.1. Quy trình, thủ tục cho vay của NHCSXH trực tiếp giải ngân - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Sơ đồ 3.1. Quy trình, thủ tục cho vay của NHCSXH trực tiếp giải ngân (Trang 104)
Sơ đồ 3.2. Quy trình, thủ tục cho vay của NHCSXH vay ủy thác qua các tổ chức kinh tế - chính trị - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Sơ đồ 3.2. Quy trình, thủ tục cho vay của NHCSXH vay ủy thác qua các tổ chức kinh tế - chính trị (Trang 104)
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Hình 3.3 Sơ đồ tổ chức hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (Trang 113)
Bảng 3.6. Tình hình nợ quá hạn và nợ khoanh của ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2014 - 2020 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 3.6. Tình hình nợ quá hạn và nợ khoanh của ngân hàng Chính sách xã hội giai đoạn 2014 - 2020 (Trang 118)
Hình 3.4. Thu nhập bình quân đầu người cả nước giai đoạn 2014 - 2020 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Hình 3.4. Thu nhập bình quân đầu người cả nước giai đoạn 2014 - 2020 (Trang 121)
Bảng 3.7. Tình hình hộ thoát nghèo và hộ thoát cận nghèo của cả nước giai đoạn 2014 - 2020 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 3.7. Tình hình hộ thoát nghèo và hộ thoát cận nghèo của cả nước giai đoạn 2014 - 2020 (Trang 124)
Bảng 3.8. Tình hình dư nợ cho vay của NHCSXH giai đoạn 2014 - 2020 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 3.8. Tình hình dư nợ cho vay của NHCSXH giai đoạn 2014 - 2020 (Trang 128)
Hình 3.5. Tỷ lệ dư nợ cho vay giải quyết việc làm do NHCSXH thực hiện giai đoạn 2014 - 2020 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Hình 3.5. Tỷ lệ dư nợ cho vay giải quyết việc làm do NHCSXH thực hiện giai đoạn 2014 - 2020 (Trang 132)
Bảng 4.1: Mô tả và định nghĩa các biến trong mô hình - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 4.1 Mô tả và định nghĩa các biến trong mô hình (Trang 155)
Hình 4.1: Mô tả khác biệt của 2 nhóm đối tượng khi tham gia chính sách - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Hình 4.1 Mô tả khác biệt của 2 nhóm đối tượng khi tham gia chính sách (Trang 161)
Bảng 4.3: Thống kê mô tả các biến số trong mô hình 2 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình 2 (Trang 165)
Bảng 4.5: Kết quả ước lượng Mô hình 1 với giai đoạn năm 2014 - 2020 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 4.5 Kết quả ước lượng Mô hình 1 với giai đoạn năm 2014 - 2020 (Trang 169)
Bảng 4.6: Kết quả ước lượng Mô hình 1 với các biến độc lập giai đoạn 2014 - 2020 Mô hình 1 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 4.6 Kết quả ước lượng Mô hình 1 với các biến độc lập giai đoạn 2014 - 2020 Mô hình 1 (Trang 172)
Bảng 4.7: Kết quả ước lượng Mô hình 2 giai đoạn 2014 - 2018 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 4.7 Kết quả ước lượng Mô hình 2 giai đoạn 2014 - 2018 (Trang 177)
Bảng 4.8: Kết quả ước lượng Mô hình 2 giai đoạn 2014 - 2020 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 4.8 Kết quả ước lượng Mô hình 2 giai đoạn 2014 - 2020 (Trang 177)
Bảng 4.9: Kết quả ước lượng Mô hình 2 giai đoạn 2014 - 2020 Kết quả ước lượng Mô hình 2 - (Luận án tiến sĩ) tác động của chính sách tín dụng đến hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội việt nam
Bảng 4.9 Kết quả ước lượng Mô hình 2 giai đoạn 2014 - 2020 Kết quả ước lượng Mô hình 2 (Trang 181)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w