1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Cẩm Nang Sản Xuất Trái Cây Có Múi Theo Tiêu Chuẩn GLOBALGAP pot

127 4K 91

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 3,69 MB

Nội dung

Chứng nhận quá trình sản xuất – trồng, chăm sóc, thu hoạch – các sản phẩm phải đảm bảo rằng chỉ có các sản phẩm đạt được một mức độ hài hòa nhất định theo các tài liệu tiêu chuẩn của GLO

Trang 1

Logo of SOFRI Logo WSU Logo SRPPC

Cẩm Nang Sản Xuất Trái

Cây Có Múi Theo Tiêu Chuẩn

GLOBALGAP

GAP

Trang 2

CẨM NANG SẢN XUẤT TRÁI CÂY CÓ MÚI THEO TIÊU CHUẨN

GLOBALGAP

Giới thiệu

Cuốn Cẩm nang này sẽ được biên soạn nhằm hỗ trợ cho việc đưa vào áp dụng GAP (Good Agricultural Practices/Thực hành sản xuất nông nghiệp an toàn) cho Ngành Trồng Cây có múi ở Việt Nam Cuốn Cẩm nang này dựa trên cơ sở những yêu cầu của EUREPGAP (Euro-Retailer Produce Working Group Good Agricultural Practice) – Nay đã được chuyển thành GLOBALGAP, áp dụng cho người nông dân và cả nhà đóng gói để có thể thâm nhập vào được những thị trường Châu Âu nếu đạt được sự tuân thủ các yêu cầu tiêu chuẩn nói trên Cuốn cẩm nang này được xem như là một sản phẩm của dự án AUSAID CARD:

“Introduction of the principles of GAP for citrus through implementation of citrus IPM using Farmer Field Schools”

Cuốn cẩm nang sẽ được trình bày ở 4 phần, phần đầu giải thích các nguyên lý về GAP, phần chính bao gồm những nội dung thực hành GAP trên đồng và trên nhà đóng gói và phần cuối

là các phụ lục và hệ thống sổ sách ghi chép, nội dung thanh tra nội bộ, lưu giữ hồ sơ Cuốn Cẩm nang này là một dạng tư liệu ‘mở’ để luôn được bổ sung hoàn thiện hơn

********************************

Trang 3

MỤC LỤC

5 Nguy cơ làm giảm an toàn sản phẩm trong sản xuất GAP 4

7 Quyền và nghĩa vụ của nhà sản xuất 11

PHẦN B: THỰC HÀNH SẢN XUẤT CÂY XOÀI THEO GLOBALGAP

Phần cho nông trại (All Farm Base – AF)

29

AF 5 Các vấn đề về môi trường và bảo tồn động vật hoang dã 43

Phần chung cho cầy trồng (Crop Base – CB) 45

Trang 4

2.2 Cam kết chính sách chất lượng của nhà đóng gói 76

2.3 Cẩm nang chất lượng 77 2.4 Cơ cấu tổ chức 77

2.10 Những yêu cầu cơ bản về hồ sơ lưu trữ 79

2.11 Biện pháp khắc phục 81

2.13 Quản lý những trường hợp bất thường, thu hồi sản phẩm và

hủy bỏ sản phẩm

82 2.14 Xử lý khiếu nại 82

Trang 5

Chủ biên: TS Nguyễn Minh Châu & Ông Oleg Nicetic

Hiệu đính : TS Nguyễn Văn Hòa

Nhóm tác giả:

TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (SOFRI),

Long Định, Châu Thành, Tiền Giang, HT 203 Mỹ Tho, Tiền Giang

TS Lê Thị Thu Hồng, Trưởng Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Nghiên cứu Cây

ăn quả miền Nam (SOFRI), Long Định, Châu Thành, Tiền Giang, HT 203 Mỹ Tho, Tiền Giang

TS Nguyễn Văn Hòa, Trưởng Bộ môn Bảo vệ thực vật, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền

Nam (SOFRI), Long Định, Châu Thành, Tiền Giang, HT 203 Mỹ Tho, Tiền Giang

ThS Đỗ Minh Hiền, Phó Bộ Môn Công nghệ Sau thu hoạch, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam (SOFRI), Long Định, Châu Thành, Tiền Giang, HT 203 Mỹ Tho, Tiền Giang ThS Nguyễn Hữu Hoàng, Bộ Môn Cây ăn quả đặc sản, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền

Nam (SOFRI), Long Định, Châu Thành, Tiền Giang, HT 203 Mỹ Tho, Tiền Giang

ThS Võ Hữu Thoại, Phó Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Nghiên cứu Cây ăn quả

miền Nam (SOFRI), Long Định, Châu Thành, Tiền Giang, HT 203 Mỹ Tho, Tiền Giang

Ths Hồ Văn Chiến, Giám Đốc, Trung Tâm Bảo Vệ Thực Vật phía Nam, Long Định – Châu

Thành – Tiền Giang

Chuẩn bị bản thảo: Trương Thị Ngọc Diễm

Trình bày bìa: Phạm Văn Hùng

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) từ đầu năm

2007 Việt Nam phải cam kết thực hiện Hiệp định SPS về kiểm dịch thực vật và vệ sinh và an toàn thực phẩm Đây là một rào cản kỹ thuật cho nông sản của chúng ta nếu muốn xuất khẩu phải đảm bảo hàng hóa xuất khẩu an toàn cho người tiêu thụ ở nước nhập khẩu Mà hiện nay, người tiêu trong và ngoài nước dùng rất quan tâm đến chất lượng và an toàn thực phẩm Chính vì vậy, người sản xuất muốn bán được sản phẩm, thì phải sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm, mà thế giới gọi chung là tiêu chuẩn “Thực hành nông nghiệp tốt” (GAP-Good Agriculture Practices)

Hiện nay trên thế giới có nhiều tiêu chuẩn GAP như (i) EUREPGAP vừa được chuyển thành GLOBALGAP vào ngày 07 tháng 09 năm 2007, ứng dụng cho sản xuất nông sản trên toàn cầu với chủ đích là tập trung vào việc an toàn thực phẩm và truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm Bên cạnh đó, những yêu cầu về an toàn trong sản xuất, sức khỏe người lao động, an sinh xã hội và bảo vệ môi trường cần đặc biệt quan tâm thực hiện; (ii) ASEANGAP được xây dựng bởi Tổ Chức ASEAN vào năm 2006 cho việc sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch rau, quả tươi cho các nước thuộc nhóm ASEAN; (iii) SALM ở Malaysia; (iv) Q GAP và ThaiGAP cho Thái Lan; (v) JGAP cho Nhật Bản; (vi) Green Food và ChinaGAP cho Trung Quốc; (vii) IndiaGAP cho Ấn Độ, và ở Việt Nam, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đang xây dựng tiêu chuẩn VIETGAP

Nhằm mục đích cung cấp thông tin cho nhà quản lý, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học

và chủ yếu là Nhà vườn về việc áp dụng GLOBALGAP trong sản xuất cây có múi, Viện

Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam hợp tác với Đại Học Tây Sydney và Trung Tâm Bảo Vệ

Thực Vật phía Nam biên soạn quyển “Cẩm nang sản xuất cây có múi theo tiêu chuẩn GLOBALGAP”

Nói chung, tiêu chuẩn GAP về kỹ thuật sản xuất là Quản lý quả dịch hại tổng hợp (IPM) Quản lý mùa vụ tổng hợp (ICM) và giảm thiểu dư lượng hóa học trong sản phẩm, về tiêu chuẩn vệ sinh thì Quả /sản phẩm quả không bị nhiễm hóa chất, không nhiễm vi khuẩn

và về môi trường làm việc thì quá trình sản xuất phải có chú ý phương tiện chăm sóc, sức

khỏe, cấp cứu, nhân viên được đào tạo và có phúc lợi xã hội

Có thể nói trong GAP, truy nguyên nguồn gốc và người lao động là 2 yếu tố đặc biệt quan trọng khái niệm thực hành trên vườn để ra sản phẩm có thể được truy tìm nguồn gốc chính xác và dễ dàng rất cần nông dân hiễu rõ và áp dụng Khi có vấn đề gì xảy ra, đối với sản phẩm ở nơi tiêu thụ ta có thể truy tìm được nguyên nhân gì? ở đâu? từ chỗ tiêu thụ ngược trở lại nơi chúng được sản xuất ra

Mặc dù chúng tôi đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn quyển sách vẫn không tránh được nhiều thiếu sót, mong bạn đọc góp ý và thông cảm

Xin trân trọng cảm ơn

Tiền Giang, ngày 17 /06/2008

Chủ biên

TS Nguyễn Minh Châu

Trang 7

Phần A: Giới thiệu về GAP

1 ĐịNH NGHĨA Về GLOBALGAP

i) GLOBALGAP được chuyển đổi từ EUREPGAP là tổ chức người bán lẻ và cung cấp ở Châu Âu EUREP ( European Retail Products) đã công bố tiêu chuẩn EUREPGAP (European Retail Products Good Agriculture Practice) cho thị trường này và hàng hoá của các nước muốn vào phải tuân theo

ii) GLOBALGAP (EUREPGAP) là một tổ chức của những người buôn bán lẽ đã thiết lập một loạt các tiêu chuẩn một cách tự nguyện để chứng nhận các loại nông sản (kể cả thủy sản) trên toàn cầu

iii) GLOBAL GAP (EUREPGAP) là một hệ thống toàn cầu và là một chỉ dẫn về thực hành nông nghiệp tốt (GAP), được quản lý bời Văn phòng GLOBAL GAP (EUREPGAP) iv) FoodPLUS GmbH, một tổ chức sỡ hữu và quản lý công nghiệp phi lợi nhận, đại diện hợp pháp cho Văn phòng GLOBAL GAP (EUREPGAP)

v) GLOBAL GAP (EUREPGAP) là một hiệp hội bình đẳng của các nhà sản xuất và nhà bán

lẻ, những người muốn thành lập các quy trình và tiêu chuẩn chứng nhận về thực hành nông nghiệp tốt (GAP)

vi) GLOBAL GAP (EUREPGAP) cung cấp các tiêu chuẩn và khuôn khổ cho bên thứ ba độc lập có thể cấp chứng nhận các quá trình sản xuất ngoài đồng dựa trên EN45011 hoặc ISO/IEC Guide 65 (Chứng nhận quá trình sản xuất – trồng, chăm sóc, thu hoạch – các sản phẩm phải đảm bảo rằng chỉ có các sản phẩm đạt được một mức độ hài hòa nhất định theo các tài liệu tiêu chuẩn của GLOBAL GAP (EUREPGAP) mới được cấp chứng nhận.)

vii) Tiêu chuẩn Đảm bảo Nông trại Tổng hợp GLOBAL GAP (EUREPGAP) là một tiêu chuẩn ở giai đoạn trước thu hoạch bao gồm toàn bộ quá trình sản xuất từ lúc cây chưa được trồng ngoài đồng (nguồn gốc và vật liệu nhân giống) hoặc từ khi súc vật đi vào quá trình chăn nuôi cho đến khi xuất chuồng (chưa qua giết mổ hoặc chế biến) Mục đích của việc chứng nhận GLOBAL GAP (EUREPGAP) là để tạo thành các bộ phận thẩm tra thực hành tốt dọc theo toàn bộ chuỗi sản xuất

Trang 8

viii) Biểu tượng và nhãn hiệu của GLOBAL GAP (EUREPGAP) được sử dụng rất hạn chế Có những quy định sử dụng biểu tượng và nhãn hiệu GLOBAL GAP (EUREPGAP) Việc tham gia là tự nguyện và dựa trên tiêu chuẩn khách quan GLOBAL GAP (EUREPGAP) không phân biệt đối xử đối với cơ quan cấp chứng nhận và/hoặc nông dân

2 GIớI THIệU CHUNG Về GLOBALGAP

Tài liệu về những qui định chung mô tả các bước cơ bản và sự cân nhắc dành cho các nhà sản xuất muốn xây dựng, đạt được và duy trì chứng nhận GLOBALGAP, cũng như những vai trò và mối quan hệ giữa nhà sản xuất, GLOBALGAP và tổ chức chứng nhận (CB)

Tài liệu được chia ra làm 5 phần:

PHẦN I: NHỮNG THÔNG TIN CHUNG

PHẦN II: NHỮNG QUI ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN

PHẦN III: CHỨNG NHẬN CHO NHÓM SÀN XUẤT (LỰA CHỌN 2)

PHẦN IV: CHUẨN SO SÁNH (LỰA CHỌN 3 & 4)

PHẦN V: QUI ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO

Phần I, Thông tin chung, Tài liệu bao gồm những thông tin quan trọng về tất cả các bên của

GLOBALGAP, cũng như giải thích GLOBALGAP là gì, mô tả quá trình chứng nhận, qui định về việc chứng nhận, đào tạo, v.v Nhà sản được đề nghị tự làm quen với phần này trước

Phần II, Qui định về tổ chức chứng nhận, bao gồm những thông tin quan trọng về tổ chức

chứng nhận (CB)(bao gồm những hướng dẫn làm thế nào để thanh tra cho nhóm sản xuất theo GLOBALGAP) và tổ chức công nhận chính thức (AB)

Phần III, Chứng nhận nhóm sản xuất, giải thích Nhóm sản xuất là gì và nhiệm vụ của họ

thế nào

=> Vì vậy phần này quan trọng cho cả nhóm sản xuất, CBs và ABs

Phần IV, Chuẩn so sánh (Benchmarking), giải thích việc chứng nhận GLOBALGAP cho

những hệ thống có kỹ thuật tương tự như GLOBALGAP Tất cả các bên quan tâm đến chuẩn

Trang 9

so sánh và nhà sản xuất theo chuẩn so sánh này, cũng như CBs và ABs phải làm quen với

phần này

Phần V, Qui định về đào tạo, quan trọng đối với tất cả thành viên quan tâm để được chấp

nhận là giảng viên GLOBALGAP

2.1.2 Điểm kiểm soát (Control Points) và Tiêu chí đạt chuẩn (Compliance Criteria)

Bao gồm tất cả các điểm kiểm soát và chỉ tiêu đạt chuẩn, mà nhà sản xuất/nhóm sản xuất phải tuân theo để được thanh tra, chứng nhận đạt tiêu chuẩn Tài liệu này được chia ra thành nhiều phần, liệt kê theo từng phạm vi mục tiêu của điểm kiểm soát, chỉ tiêu đạt chuẩn,

và mức độ yêu cầu cho từng điểm kiểm tra Mức độ này có thể là điểm chính yếu, thứ yếu hay khuyến cáo

2.1.3 Danh mục kiểm tra (Checklists)

Danh mục kiểm tra lập lại các điểm kiểm soát Có 3 loại danh mục kiểm tra trong GLOBALGAP:

a) Danh mục kiểm tra cho nhà sản xuất, bao gồm những điểm kiểm tra được CB sử dụng trong quá trình thanh tra nhà sản xuất Danh mục kiểm tra này cũng có thể được người sản xuất/nhóm sản xuất sử dụng để họ tự đánh giá sự thực hiện của họ

b) Danh mục kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng (QMS) dùng để thanh tra hệ thống quản lý chất lượng của nhóm nhà sản xuất, bao gồm tất cả các yêu cầu chi tiết trong phần Chứng nhận theo nhóm, phải được sử dụng để thanh tra bởi CB Nhóm sản xuất cũng có thể

sử dụng để thanh tra hệ thống quản lý chất lượng của họ bằng danh mục kiểm tra này

c) Danh mục kiểm tra về chuẩn so sánh hay danh mục kiểm tra có thay đổi cho các nhóm sản xuất với tiêu chuẩn gần giống GLOBALGAP (lựa chọn 3 & 4)

Trang 10

3 NHỮNG PHẠM VI LIÊN QUAN GLOBAL GAP (EUREPGAP)

“Hiệp hội toàn cầu về Nông nghiện bền vững và an toàn”

Đáp ứng lại mối quan tâm của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, sức khỏe người lao động, an toàn và an sinh xã hội, bảo vệ động vật hoang dã:

(i) Khuyến khích ứng dụng sản xuất an toàn, hạn chế tối đa sử dụng thuốc hóa học

(ii) Phát triển hệ thống thực hành nông nghiệp tốt GAP để điều tra hiện trạng các tiêu chuẩn ứng dụng và mô hình bao gồm cả việc truy nguyên nguồn gốc

(iii) Cung cấp sự hướng dẫn cho việc tiếp tục cải thiện và phát triển sự hiểu biết, ứng dụng kỹ thuật tốt nhất

(iv) Giao lưu và tư vấn cho người tiêu dùng và những đối tác chủ yếu, bao gồm cả những nhà sản xuất, nhà xuất, nhập khẩu

4 GAP MANG LạI LợI ÍCH GÌ

Khi người nông dân sản xuất nông nghiệp theo phương thức thực hành nông nghiệp tốt (GAP), thì sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực:

- An toàn cho nhà sản xuất

- An toàn cho người tiêu dùng

- Môi trường trong sạch

- Truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm

An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng, hàm lượng

nitrát) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng

Chất lượng cao (ngon, đẹp…) nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước chấp nhận

Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên môi trường được bảo vệ

và an toàn cho người lao động khi làm việc

Trang 11

5 NGUY CƠ LÀM GIảM AN TOÀN SảN PHẩM TRONG SảN XUấT GAP 5.1 Mối nguy về hoá học

Sản phẩm nhiễm hoá chất vượt mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) trong quá trình bảo quản, sử dụng và tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật

Mức dư lượng tối đa

Hàm lượng hóa chất tối đa cho phép trên rau quả tươi gọi là Mức dư lượng tối đa và viết tắt là MRL Ủy ban An toàn Thực phẩm Codex đã xây dựng các tiêu chuẩn về MRL trên rau quả tươi và đây là tài liệu tham chiếu toàn cầu được sử dụng trong thương mại quốc tế Nhiều quốc gia đã áp dụng các tiêu chuẩn MRL Codex cho rau quả nhập khẩu và triển khai các chương trình kiểm tra, giám sát dư lượng hóa chất

Ở nhiều nước châu Á, các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm công tác đăng ký hóa chất nông nghiệp và xây dựng MRL cho các loại hóa chất này MRL là cơ sở để giám sát mức độ an toàn của rau quả tươi Nông dân bán sản phẩm vượt mức MRL có thể bị xử phạt Nhằm ngăn ngừa mức MRL vượt ngưỡng thì chỉ nên sử dụng hóa chất được phép trên cây trồng đó cũng như bảo quản và sử dụng thuốc hợp lý

Sử dụng hóa chất

Sử dụng hóa chất không hợp lý,bất cẩn làm mức dư lượng vượt ngưỡng cho phép

Một số nguyên nhân gây vượt mức MRL:

• Phun thuốc không được phép sử dụng trên cây trồng đó

• Không đọc hướng dẫn sử dụng

• Pha trộn thuốc sai

• Sử dụng hóa chất với tần suất cao

• Không tuân thủ thời gian cách ly trước khi thu hoạch

• Hóa chất từ khu v ườn bên cạnh

• Thiết bị phun thuốc bị trục trặc hoặc không được kiểm tra

• Dùng dụng cụ phun thuốc để rửa trái cây

• Hóa chất thừa sau khi phun hoặc nước rửa bình phun đem xả vào nguồn nước

Trang 12

Bảo quản hóa chất

Bảo quản và vận chuyển hóa chất không đúng cách và bất cẩn có thể dẫn đến làm ô nhiễm nguồn nước, thiết bị, thùng chứa và vật liệu đóng gói từ đó lây nhiễm sang rau quả Hóa chất rò rỉ cũng có thể ngấm trực tiếp vào sản phẩm

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm:

• Kho hóa chất nằm ở khu vực không an toàn, gần với sản phẩm, thùng chứa và vật liệu đóng gói

• Kho chứa đặt ở sát nguồn nước tưới, hóa chất rò rỉ chảy theo dòng nước

• Kho chứa hóa chất nằm ở vùng trũng dễ ngập nước

• Bao bì đựng hóa chất không ghi nhãn do đó dễ nhầm lẫn khi sử dụng

• Hóa chất quá hạn không được tiêu hủy hoặc không dán nhãn cũng dẫn đến tình trạng

sử dụng nhầm lẫn

• Hóa chất cũ bị thải vào đất hoặc nguồn nước

• Sử dụng thùng đựng hóa chất để chứa rau quả sau thu hoạch

Các loại hóa chất khác ngoài thuốc bảo vệ thực vật

Các loại hóa chất này bao gồm xăng, dầu, mỡ, chất tẩy rửa, vệ sinh và thuốc diệt sinh vật gây hại Bảo quản và sử dụng không đúng cách và bất cẩn các loại hóa chất này có thể làm ô nhiễm sản phẩm

Một số nguyên nhân gây ô nhiễm:

• Xăng, dầu, thuốc diệt sinh vật gây hại bị đổ vào rau quả hoặc chảy vào thiết bị, thùng chứa từ đó ngấm vào rau quả

• Dầu mỡ từ thiết bị thấm vào sản phẩm

• Sử dụng chất tẩy rửa, vệ sinh không hợp lý

• Thùng chứa sản phẩm dùng để đựng hóa chất

• Vận chuyển rau quả và hóa chất chung với nhau

Đất và môi trường gieo trồng

Đất cũng có thể là nguồn lây nhiễm các mối nguy về hóa học, sinh học và vật lý Ô nhiễm hóa chất gây ra bởi các loại hóa chất khó phân hủy và kim loại nặng tích tụ trong đất

Ô nhiễm sinh học phát sinh từ vi sinh vật gây bệnh có mặt trong đất

Ô nhiễm vật lý gây ra bởi các dị vật như kính, thủy tinh rơi vãi trước đây

Trang 13

Môi trường gieo trồng như thủy canh cũng có thể là nguồn ô nhiễm hóa học Cần phải

sử dụng các chất trơ để làm môi trường gieo trồng

Hóa chất khó phân hủy trong đất

Các loại hóa chất khó phân hủy có mặt trong đất có thể do sử dụng từ trước, hóa chất thải ra hoặc chảy từ các khu vực lân cận Hóa chất được sử dụng để phục vụ cho nông nghiệp hoặc công nghiệp

Một số dẫn chứng cụ thể:

• Trước đây đã phun các loại thuốc khó phân hủy – gốc clo hữu cơ và lân hữu cơ

• Địa điểm trước đây đã từng phun hóa chất để xử lý động vật

• Nhà xưởng, hàng rào, cột điện đã từng phải phun hóa chất diệt sinh vật gây hại

• Địa điểm trước đây từng là bãi rác đổ hóa chất của nhà máy hoặc trang trại

• Trang trại nằm sát nhà máy và chất thải hóa học từ nhà máy đổ vào trang trại

• Địa điểm trước đây nằm trong vùng chiến, đã từng bị rải chất độc da cam

Một số hóa chất có thể tồn tại trong đất một khoảng thời gian rất dài, thậm chí tới trên

50 năm đối với một số trường hợp Thời gian hóa chất tồn dư trong đất dài hay ngắn còn phụ thuộc vào lượng hóa chất, đặc tính của đất và điều kiện môi trường

Một số loại hóa chất khó phân hủy:

• DDT • BHC • Chlordane

• Dieldrin • 245-T • Endrin

• Aldrin • Lindane • Heptachlor

Hóa chất khó phân hủy có thể bị cây trồng hấp thụ hoặc hiện diện trong đất, bụi bám trên bề mặt rau quả Nguy cơ ô nhiễm thường cao hơn đối với các loại rau ăn rễ và củ hoặc sản phẩm trồng sát mặt đất

Đối với sản phẩm phát triển cách mặt đất, nguy cơ ô nhiễm thường thấp, bởi chỉ một lượng rất nhỏ hóa chất thấm được qua rễ cây Đề phòng ô nhiễm bề mặt sản phẩm, cần tránh thu hoạch rau quả đã rụng xuống đất

Không sản xuất rau quả ở địa điểm có dư lượng hóa chất khó phân hủy hoặc có thể trồng loại cây mà sản phẩm để ăn không tiếp xúc với đất

Trang 14

Trong trường hợp mức dư lượng chỉ bằng hoặc dưới một nửa ngưỡng cho phép thì cứ sau 3 năm, kiểm tra lại một lần Nếu mức dư lượng lớn hơn một nửa so với mức quy định thì tái kiểm tra hằng năm Trong trường hợp mức dư lượng vượt ngưỡng cho phép thì cần thay đổi địa điểm sản xuất hoặc điều chỉnh phương thức canh tác và các điều kiện khác làm hạn chế khả năng hấp thu Ví dụ, thay nguồn nước tưới tiêu nếu nước nhiễm mặn Cần kiểm tra

kỹ mức kim loại nặng tối đa đối với các sản phẩn xuất khẩu sang nước khác

5 2 Mối nguy sinh học

Trái cây có múi có thể bị ô nhiễm sinh học do sử dụng nước bẩn để pha thuốc bảo vệ thực vật hoặc sử dụng nguồn nước từ các chuồng trại hay nước bẩn để tưới cho cây vào giai đoạn sắp thu hoạch

Ô nhiễm sinh học trong đất

Vi sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian dài trong đất, nhất là khi chúng được các chất hữu cơ che chở, bảo vệ

Mức độ nhiễm vi sinh vật trong đất cao có thể gây ra bởi:

• Bón phân chuồng không qua xử lý trước khi gieo trồng

• Địa điểm trước đây là nơi chăn thả súc vật hoặc khu chuồng trại

• Địa điểm chuẩn bị sản xuất là nơi chứa phân chuồng hoặc gần nơi chứa phân chuồng

• Địa điểm trước đây là nơi chứa hệ thống chất thải sinh họat của con người

• Địa điểm nằm sát nơi chăn thả động vật, chuồng trại chăn nuôi, bể phốt và hệ thống nước thải

• Địa điểm mà trên đó hoặc gần đó đã từng sử dụng chất thải rắn sinh học cấp thấp hoặc nước tái sinh

Cần tiến hành đánh giá nguy cơ nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong đất Nguy cơ cao được ghi nhận đối với nhóm sản phẩm A là nhóm cây mà sản phẩm của chúng phát triển dưới hoặc sát đất hoặc để ăn sống

Trang 15

5 3 Mối nguy cơ vật lý

Trong sản xuất nông nghiệp thường các dụng cụ không được bảo quản kỹ lưỡng, vứt thải ngoài vườn có thể trở thành những mối nguy về vật lý, chúng làm mất an toàn cho người tiêu dùng và nhiều trường hợp làm mất an toàn cho người sản xuất

Các dụng cụ thu hái hoặc chăm sóc cây không được thu gom và để vào kho bãi, các hàng rào bảo vệ, v.v trong một số trường hợp cũng gây thương tích cho người sản xuất và khách tham quan

6 CÁC YÊU CầU TRONG SảN XUấT GLOBALGAP

6.1 Hội viên GLOBALGAP

Hội viên GLOBAL GAP (EUREPGAP) là tự nguyện và độc lập với cấp chứng nhận (đối với nhà sản xuất) hoặc được tán thành là một chứng nhận viên được công nhận GLOBAL GAP (EUREPGAP) là mộ hệ thống mở, nơi mà bất cứ nhà sản xuất nào cũng có thể nộp đơn và nhận được chứng nhận nếu tuân theo các tiêu chuẩn đã thiết lập Hội viên phải cam kết để định hướng và cải thiện GLOBAL GAP (EUREPGAP) như là một thành viên tích cực Hội viên cũng được hưởng thêm các lợi ích khác

6.2 Lợi ích của hội viên

• Quyền tham gia và đóng góp vào các Ủy ban khác nhau cũng như Nhóm kỹ thuật quốc gia

• Được hưởng chiết khấu khi dự hội thảo, hội nghị hoặc tài liệu quảng cáo của GLOBAL GAP (EUREPGAP)

• Được in biểu tượng và tên hội viên trong các tài liệu xuất bản của GLOBAL GAP (EUREPGAP)

• Được thiết lập đường link từ trang web của GLOBAL GAP (EUREPGAP) tới trang web của các tổ chức

• Được mời tham dự các cuộc họp đặc biệt của GLOBAL GAP (EUREPGAP)

• Được tham gia biên soạn các tiêu chuẩn cải tiến không ngừng của GLOBAL GAP (EUREPGAP)

• Được thông tin trực tiếp về sự phát triển của lãnh vực đó

• Nhóm các nhà sản xuất có thể xin chứng nhận giảm giá bằng với khoản phí đăng ký trong tùy chọn 2 mà họ đã trả trong năm trước đó, tối đa bằng tổng phí hội viên phải trả

hàng năm

Trang 16

6.3 Các hình thức hội viên

Hội viên bán lẻ

Các nhà bán lẻ và các tổ chức dịch vụ ngành thực phẩm quan tâm đến việc hỗ trợ và phát triển các tiêu chuẩn GLOBAL GAP (EUREPGAP) Hội viên có thể được đề cử và bầu

cử vào Hội đồng hoặc Ủy ban của ngành đó

Hội viên cung cấp

Nhà cung cấp (trong lãnh vực cây trồng, vật nuôi và thủy sản) có quan tâm đến việc phô trương đối với GLOBAL GAP (EUREPGAP) hơn là để nhận được chứng nhận Hội viên có thể được đề cử và bầu cử vào Hội đồng hoặc Ủy ban của ngành đó

Hội viên cộng tác

Các cơ quan cấp chứng nhận, công ty tư vấn, các nhà cung cấp dịch vụ về bảo vệ thực vật, phân bón, các trường đại học… và các bên liên quan Hội viên có thể được đề cử và bầu

cử vào Ủy ban các cơ quan cấp chứng nhận

Lưu ý: phí và đơn xin gia nhập có thể xe trên trang www.globalgap.org

6.4 Tổ chức

Tổ chức (xem sơ đồ 3.2.3) chịu sự lãnh đạo của Hội đồng GLOBAL GAP (EUREPGAP), được các hội viên bán lẻ và hội viên cung cấp bầu và đứng đầu là một chủ tịch độc lập Hội đồng tán thành về tầm nhìn và kế hoạch hoạt động ngắn và dài hạn của tổ chức

Các Ủy ban ngành, cũng được các hội viên bán lẻ và hội viên cung cấp bầu vào, được thành lập cho mỗi tiểu ngành trong Hệ thống Đảm bảo Nông trại Tổng hợp Các ủy ban này hoạt động chủ yếu về mặt kỹ thuật cùng với tài liệu cung cấp từ Ủy Ban cấp chứng nhận, phát triển và duy trì Điểm kiểm soát và các Tiêu chuẩn đồng thuận

Các thành viên trong Ủy ban cấp chứng nhận được các cơ quan ngang hàng bầu (các

cơ quan cấp chứng nhận là hội viên của GLOBAL GAP (EUREPGAP) Chức năng chính của

Ủy ban cấp chứng nhận là làm hài hòa cách hiểu các tiêu chuẩn đồng thuận do các Ủy ban ngành đặt ra

Trang 17

(Tất cả các ủy ban được bầu lại sau nhiệm kỳ 3 năm và các tài liệu trong phạm vi liên quan với mỗi ủy ban có thể xem trên trang web của GLOBALGAP

Ban chấp hành và Giám đốc điều hành của Văn phòng GLOBAL GAP đại diện cho Hội đồng GLOBAL GAP (EUREPGAP)

7 QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NHÀ SẢN XUẤT

7 1 Quyền của người sản xuất

(i) Tổ chức chứng nhận và người nộp đơn sẽ thảo luận hợp đồng bao gồm những điều khoản chấp nhận nộp đơn đăng ký sản xuất theo GLOBALGAP

(ii) Hợp đồng này bắt đầu trong 3 năm, có thể gia hạn thích hợp điều kiện thực tế

(iii) Bất kỳ khiếu nại nào đối với CB đều phải được CB giải quyết, nếu không sẽ được thông qua GLOBALGAP hay Bộ NN và PTNT Việt Nam hay lên trang Web GLOBALGAP

(iv) Nhà sản xuất có thể thay đổi tổ chức chứng nhận từ Tổ chức này sang tổ chức khác, tuy nhiên phải tuân thủ theo điều luật

HỘI ĐỒNG GLOBAL GAP

RAU QUẢ

HOA &

CÂY CẢNH

L S

Trang 18

7.2 Nghĩa vụ đối với người sản xuất

(i) Người được cấp giấy chứng nhận (cá nhân – lựa chọn 1 hay nhóm người sản xuất

– lựa chọn 2) phải chịu trách nhiệm tuân thủ tất cả những điểm kiểm soát, các tiêu chuẩn chiếu theo và những quy định của GLOBALGAP đối với sản phẩm được chứng nhận

(ii) Người sản xuất phải đăng ký với tổ chức chứng nhận như bước đầu tiên để xin cấp

chứng nhận GLOBALGAP, việc này phải thực hiện trước khi CB đến thanh tra (iii) Người sản xuất đang bị xử phạt không được phép thay đổi CB cho đến khi thời

Thông tin chi tiết về CB cũng như thanh tra viên, xin tham khảo Phần II của Qui định chung: Qui định về tổ chức chứng nhận

Để biết thêm thông tin về CB cho các đối tượng khác xin xem Phần IV: Chuẩn so sánh (lựa chọn 3 &4)

7.3.2 Đăng ký

Tất cả thông tin liên quan đến nhà sản xuất đăng ký chứng nhận GLOBALGAP phải được ghi nhận theo từng lựa chọn 1, 2, 3 hay 4 Thông tin này sẽ được sử dụng bởi GLOBALGAP để ra số đăng ký đúng cho từng người/nhóm người đăng ký Thông tin về việc đăng ký bao gồm:

7.3.3 Các thông tin chung

i Tên Công ty

ii Tên người liên lạc

iii Địa chỉ mới nhất (bao gồm địa chỉ nhà và địa chỉ bưu điện)

iv Thông tin khác

v Địa chỉ liên lạc (điện thoại, email, số Fax.)

Trang 19

7.3.4 Thông tin về người đăng ký

Thông tin yêu cầu phải phù hợp với thông tin trong bản hợp đồng chứng nhận được

ký kết bởi nhà sản xuất và Tổ chức chứng Những thông tin sau đây cần thiết phải biết khi đăng ký sản phẩm:

(i) Loại sản phẩm (loại rau quả)

(ii) Diện tích hàng năm để sản xuất sản phẩm này/chất lượng sản phẩm

(iii) Lần thu hoạch đầu tiên hay sau đó

(iv) Lựa chọn

(v) Sản phẩm GLOBALGAP hay tiêu chuẩn tương tự

(vi) Số đăng ký GLOBALGAP và số đăng ký trước đây

(vii) Tổ chức chứng nhận

(viii) Nếu sản phẩm là sản phẩm được đóng gói thì phải đăng ký cho cả nhà đóng gói

7.3.5 Đăng ký được chấp nhận

Để đăng ký được chấp nhận, nhà sản xuất sẽ phải:

(i) Ký hợp đồng chứng nhận giữa nhà sản xuất và Tổ chức chứng nhận,

(ii) Số đăng ký được Tổ chức chứng nhận truy cập lên trang Web GLOBALGAP (iii) Đồng ý trả chi phí đăng ký GLOBALGAP

7.3.6 Các bước cấp chứng nhận

7.3.6.1 Tài liệu điểm kiểm soát và chỉ tiêu đạt chuẩn

Các văn bản về các điểm kiểm soát và các tiêu chí đạt chuẩn trong hệ thống đảm bảo nông trại tổng hợp theo GLOBALGAP được chia thành nhiều phần khác nhau, mỗi phần quy định các lĩnh vực và mức độ hoạt động khác nhau đối với mỗi địa điểm sản xuất Các phần này được chia thành các nhóm sau:

Phạm vi bao gồm những vấn đề chung về sản xuất, được phân loại rộng hơn (tất cả các ngành trong nông nghiệp, trồng trọt)

Phạm vi phụ bao gồm những chi tiết sản xuất cụ thể, được chia theo loại sản phẩm (rau quả, cây trồng kết hợp, cà phê (nhân), trà, hoa và cây cảnh, bò và cừu, heo, sữa, gia cầm,

cá hồi và bất cứ loại nào cũng có thể bổ sung vào được)

Trang 20

7.3.6.2 Thời gian thanh tra

Thanh tra nhà sản xuất liên quan trực tiếp với số đăng ký (không có việc thanh tra tiến hành nhà sản xuất chưa có số đăng ký), thời gian thanh tra khác nhau tùy thuộc vào lần thanh tra thứ nhất hay lần kế, điều này được giải thích cụ thể sau đây:

7.3.6.2.1 Chứng nhận cho cây ăn quả

(i) Thanh tra lần đầu

Tất cả các số sách ghi chép muốn được thanh tra chứng nhận phải hoàn tất trước khi tiến hành việc thanh tra ít nhất 3 tháng

Thu hoạch và vận hành sản phẩm phải được thực hiện sau khi đăng ký GLOBALGAP

(ii) Những lần thanh tra tiếp theo

Phải có ít nhất một sản phẩm đăng ký (trên đồng, trong kho hay cây trồng chưa đến lúc thu hoạch) để CB xem, kiểm tra và tin tưởng rằng những sản phẩm khác sẽ được vận hành đúng tiêu chuẩn GLOBALGAP

7.3.6.3 Mức độ đạt chuẩn

Đạt tiêu chuẩn GLOBALGAP bao gồm đạt 3 mục của điểm kiểm soát mà nhà sản xuất được yêu cầu phải thỏa mãn để đạt chứng nhận GLOBALGAP Bao gồm những điểm kiểm tra Chính yếu, Thứ yếu và Khuyến Cáo:

7.3.6.3.1 Điểm chính yếu: Bắt buộc phải đạt 100% các điểm chính yếu

7.3.6.3.2 Điểm thứ yếu: Bắt buộc phảo đạt 95% các điểm thứ yếu

7.3.6.3.3 Điểm khuyến cáo: không giới hạn bao nhiêu phần trăm các điểm khuyến

cáo chưa đạt

7.3.6.4 Kiểm tra việc tuân thủ và nhận định

Điểm kiểm tra được tuân thủ thì đánh giá là “Yes” (cho điểm đạt chuẩn hay tuân thủ), đánh giá “No” cho điểm không đạt chuẩn, và “N/A” được đánh giá cho việc không thể áp dụng và “No N/A” là bắt buộc phải áp dụng và phải được kiểm tra và không được xem là không áp dụng Trong trường hợp ngoại lệ khi điểm kiểm tra không áp dụng thì cho điểm là Yes với lời giải thích rõ ràng tại sao không áp dụng

Trang 21

Nhận định phải được ghi vào danh mục các điểm kiểm tra với tài liệu cần tham khảo, đặc biệt là cho các điểm chính yếu

7.3.6.5 Không tuân thủ (Non-compliance) - Không đủ điều kiện chứng nhận (Non –

Conformance)

Không tuân thủ (Non-compliance): Điểm kiểm tra nào đó của GLOBALGAP trong danh

sách kiểm tra không thỏa mãn các tiêu chuẩn tuân thủ

Không đủ điều kiện chứng nhận (Non-conformance): Một nguyên tắc của GLOBALGAP

bị vi phạm mà nguyên tắc này rất cần thiết để đạt được giấy chứng nhận GLOBALGAP Nói cách khác, người sản xuất không tuân thủ hết 100% điều chính yếu và/hoặc 95% điều thứ yếu

7.3.6.5 Hiệu lực của giấy chứng nhận GLOBALGAP

Giấy chứng nhận được cấp dựa vào điều kiện tuân thủ tiêu chuẩn GLOBALGAP của nhà sản xuất với tất cả các yêu cầu phải được áp dụng theo tài liệu về Những qui định chung

7.3.6.5.1 Thời gian hiệu lực

Hiệu lực của giấy chứng nhận sẽ là 12 tháng cho bất kỳ sự phê chuẩn và mở rộng tùy thuộc vào phạm vi được mô tả Giấy chứng nhận không thể được cấp với thời gian hiệu lực dưới 12 tháng

Ngày bắt đầu có hiệu lực xuất hiện trên giấy chứng nhận sẽ là ngày khi Tổ chức chứng nhận CB ra quyết định chứng nhận sau khi tất cả các điểm không tuân thủ được khắc phục

7.3.6.5.2 Những đòi hỏi về giấy chứng nhận

Giấy chứng nhận được cấp bởi CB phải ghi rõ cho lựa chọn thứ mấy (1, 2, 3 và 4) của tiêu chuẩn GLOBALGAP Giấy chứng nhận dần dần sẽ được thay thế bởi chứng nhận điện tử với cơ sở dữ liệu lữu giữ trên trang Web Khi đó, CB sẽ chỉ cấp chứng chỉ dựa trên thông tin

có được trên cơ sở dữ liệu của GLOBALGAP

Trang 22

7.3.6.5.3 Giấy chứng nhận điện tử (E-certificate)

Giấy chứng nhận điện tử (viết tắt là: e-certificate) sẽ được cấp bởi tổ chức CB dựa trên cơ sở dữ liệu có trên trang Web của GLOBALGAP và sẽ hiện hữu trên mạng để có thể kiểm bất cứ lúc nào

7.3.7.1 Phạm vi sản phẩm

(i) Giấy chứng nhận được cấp cho sản phẩm đăng ký, trên trang trại nơi sản phẩm

được sản xuất và cho sản phẩm được công bố

(ii) Một nhà sản xuất mà tên nằm trong bảng phụ lục của giấy chứng nhận nhóm sản

xuất cho một loại sản phẩm nào đó chỉ có thể bán sản phẩm ngoài nhóm sản xuất CHỈ khi chúng được xem là không phải sản phẩm chứng nhận GLOBALGAP Tổng số lượng bán phải được báo cáo cho nhóm

(iii) Sản phẩm hợp pháp trên thị trường phải là sản phẩm của người/nhóm người đang

giữ giấy chứng nhận một cách hợp pháp

7.3.7.2 Phạm vi vị trí

Toàn bộ tiến trình sản xuất phải được công bố và sản phẩm đăng ký phải tuân thủ đúng các yêu cầu của GLOBALGAP Những sản phẩm từ vị trí chứng nhận không thể tách ra khỏi những sảm phẩm cùng loại trên những vùng hay điều kiện sản xuất khác Ví dụ như

một sản phẩm “táo” hay “lợn” được chứng nhận, toàn bộ tiến trình sản xuất của tất cả táo

hay lợn của chủ trang trại đó phải được công bố, đăng ký và chứng nhận

Trang 23

7.3.7.3 Vận hành sản phẩm bắt buộc

(i) Khi một nhà sản xuất vận hành sản phẩm, các điểm kiểm soát bắt buộc phải tuân

thủ cho sản phẩm đó Nếu nơi sản xuất đó đã đạt chứng nhận BRC/IFS/SQF 2000, thì thanh tra viên chỉ tập trung vào các điểm kiểm soát riêng của sản phẩm đó thôi (ii) Nếu không có sự vận hành sản phẩm trong trang trại, thì phải được công bố trong

lúc đăng ký và sẽ phải thể hiện trên giấy chứng nhận

(iii) Nếu nhà sản xuất không vận hành sản phẩm trong trang trại, nhưng trên trang trại

khác đạt chứng nhận (bao gồm cả việc vận hành sản phẩm), thì việc vận hành sản phẩm sẽ được thực hiện trên trang trại có giấy chứng nhận khác này, nhưng phải: 1) Sản phẩm vẫn thuộc về nhà sản xuất khi nó được đóng gói

2) Sản phẩm được vận hành này phải được đính kèm với giấy chứng nhận được vận hành của nhà sản xuất khác này

3) Sản phẩm được vận hành này phải cùng loại với sản phẩm được chứng nhận cho nhà sản xuất khác này

4) Sản phẩm được vận hành này phải có khả năng truy nguyên nguồn gốc cho từng nhà sản xuất

7.3.7.4 Thu hoạch bắt buộc – trường hợp ngoại lệ

Nếu sản phẩm được bán trên đồng trước khi thu hoạch và nhà thu mua phải chịu trách nhiệm vận hành, thu hoạch sản phẩm, điểm kiểm soát về thu hoạch là bắt buộc và phải được thực hiện nơi có chứng nhận được vận hành sản phẩm Trường hợp ngoại lệ này áp dụng khi sản phẩm không còn là của nhà sản xuất và nhà sản xuất không còn kiểm soát tiến trình thu hoạch nửa

7.3.7.5 Chuỗi giám sát

Phạm vi chuỗi giám sát bao gồm tất cả những hoạt động một khi sản phẩm được bán

ra khỏi trang trại và người chủ hợp pháp của sản phẩm là đối tác khác (kinh doanh, tồn trữ, thu mua, vận chuyển và tiến trình đến tay người tiêu thụ) với hệ thống quản lý chính xác, tách biệt giữa sản phẩm đạt chứng nhận và sản phẩm không được chứng nhận và đảm bảo không

có sự nhầm lẫn

Trang 25

8.1.2 Thanh tra chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận CB

8.1.2.1 Tần xuất thực hiện

Việc công bố thanh tra chứng nhận được thực hiện bởi một tổ chức chứng nhận CB của GLOBALGAP và việc thanh tra được thực hiện hàng năm cho nhà sản xuất đăng ký chứng nhận GLOBALGAP

8.1.2.2 Phạm vi

Tổ chức chứng nhận CB sẽ thanh tra toàn bộ danh mục kiểm tra (Chính yếu, Thứ yếu

và điểm khuyến cáo) cho chủng loại cây ăn quả đăng ký

8.1.3 Thanh tra không thông báo trước

8.1.3.3 Thông báo trước khi thực hiện

Tổ chức chứng nhận sẽ thông báo cho nhóm sản xuất trước khi tiến hành thanh tra trong vòng 48 giờ Trong trường hợp nhóm sản xuất không chấp nhận ngày được đề nghị (do bệnh tật hay những lý do không thể thay đổi), nhà sản xuất sẽ có được thêm một cơ hội phải được thanh tra không thông báo trước Nhóm sản xuất sẽ nhận một thông báo nữa trong 48 giờ trước khi kiểm tra Nếu việc kiểm tra không được thực hiện vì những lý do không thay đổi được, thì việc đình chỉ chứng nhận sẽ được thực hiện

Trang 27

Nếu có điểm nào đó không đạt trong quá trình thanh tra không thông báo này thì thanh tra hàng năm phải được thực hiện với số mẫu tương tự như năm đầu

8.2.4.3 Phạm vi

Tổ chức chứng nhận sẽ thanh tra toàn bộ danh mục kiểm tra (điểm chính yếu, thứ yếu

và điểm đề nghị thực hiện) đối với người đăng ký chứng nhận

8.2.5 Thanh tra không thông báo trước

8.2.5.1 Tần xuất thực hiện

Tổ chức chứng nhận hàng năm sẽ tiến hành điều tra không thông báo đối với khoảng 10% số người được chứng nhậm trong nhóm – lựa chọn 2 Thanh tra không thông báo này chỉ thực hiện cho hệ thống quản lý chất lương của nhóm sản xuất

Trang 28

8.2.5.2 Phạm vi

Khi tổ chức chứng nhận thanh tra hệ thống quản lý chất lượng của nhóm Bất kỳ điểm chính yếu nào không đạt sẽ dẫn đến việc xử phạt cho toàn nhóm sản xuất

8.2.5.3 Thông báo trước khi thực hiện

Tổ chức chứng nhận sẽ thông báo cho nhóm sản xuất trước khi tiến hành thanh tra trong vòng 48 giờ Trong trường hợp nhóm sản xuất không chấp nhận ngày được đề nghị (do bệnh tật hay những lý do không thể thay đổi), nhóm sản xuất sẽ có một cơ hội nửa để được thanh tra không thông báo trước Nhóm sản xuất sẽ nhận một thông báo nữa trong 48 giờ trước khi kiểm tra Nếu việc kiểm tra không được thực hiện vì những lý do không thay đổi được, thì việc đình chỉ chứng nhận sẽ được thực hiện

8.3 Lựa chọn 3 và 4

Chuẩn so sánh (Benchmarking): Một công việc khác được thực hiện với tiêu chuẩn tương

tự GLOBALGAP về nội dung cũng như việc thể hiện các chỉ tiêu GLOBALGAP Tham khảo thủ tục Benchmarking của GLOBALGAP với phiên bản mới nhất và xem những qui định chung về Benchmarking (lựa chọn 3 & 4) để có thêm thông tin

Những luật định: Tất cả các nhà sản xuất đăng ký chứng nhận/trang trại phải thực hiện theo

Trang 29

Ví dụ 1: Nhà sản xuất muốn có giấy chứng nhận cho đậu xanh và điểm không đạt xãy ra với

một điểm chính yếu trong phạm vi tiêu chuẩn cho Rau – quả Đậu xanh không thể được

chứng nhận và việc định chỉ phải được thực hiện

Ví dụ 2: Nhà sản xuất muốn có giấy chứng nhận cho đậu xanh và cà phê Một điểm chính yêu không đạt đối với cà phê Cà phê không thể được chứng nhận và lời cảnh báo được đưa ra với điểm phụ Đậu xanh có thể được chứng nhận nếu Tổ chức chứng nhận đồng ý rằng không có

sự quan tâm nào về tính toàn vẹn của người sản xuất và sản phẩm đối với điểm chính yếu xãy

ra trên cà phê

9.1.1.2 Mức phạm vi cơ bản

Hình thức không đạt này là không đạt được 100% điểm chính yếu trong phạm vi cơ bản

Ví dụ 1: Nhà sản xuất muốn có giấy chứng nhận đối với việc sản xuất xoài Có một điểm chính yếu không đạt đối với phạm vi cơ bản trong canh tác cây ăn quả của GLOBALGAP xoài không thể được chứng nhận

Ví dụ 2: Nhà sản xuất muốn có giấy chứng nhận đối với heo và xoài Một điểm chính yếu không đạt đối với toàn bộ tiêu chuẩn trong trang trại; Cả heo và xoài đều không được chứng nhận

Ví dụ 3: Nhà sản xuất muốn có giấy chứng nhận đối với heo và xoài Một điểm chính yếu không đạt dựa trên phạm vi cơ bản của cây trồng và việc đình chỉ được thực hiện đối với tất

cả các sản phẩm trên phạm vi cơ bản cây trồng và những điểm phụ tương ứng Heo chỉ có thể được chứng nhận nếu Tổ chức chứng nhận không quan tâm đối với tính chính trực của người sản xuất và sản phẩm khi kết quả từ điểm không đạt xãy ra đối với cây trồng

9.1.2 Điểm thư yếu không đạt

Khi một nhà sản xuất thực hiện đạt được dưới 95% các điểm thứ yếu, một điểm thứ yếu không đạt khi

Ví dụ 1: Một nhà sản xuất muốn có giấy chứng cho việc sản xuất bưởi da xanh và đạt được 100% điểm chính yếu, nhưng chỉ đạt 90% điểm thứ yếu, hoạt động hiệu chỉnh là rất cần thiết trước khi việc chứng nhận được thực hiện

Trang 30

Ví dụ 2: Một nhà sản muốn có giấy chứng nhận cho cả bưởi và xoài Nhà sản xuất đạt 100% các điểm chính yếu và 95% các điểm thứ yếu đối với bưởi nhưng chỉ đạt 92% điểm thứ yếu đối với xoài Giấy chứng nhận chỉ có thể được cấp cho cả xoài nếu hoạt động hiệu chỉnh được thực hiện và những điểm thứ yếu này được vượt qua

9.1.3 Không đạt do hợp đồng

9.1.3.1 Điểm không đạt chính do hợp đồng

Không đạt trong bất kỳ hợp đồng nào được ký kết giữa tổ chức chứng nhận và nhà sản xuất cho thấy rằng quản lý không đúng GLOBALGAP theo như thủ tục yêu cầu đối với nhà sản xuất

9.1.3.2 Điểm không đạt thứ yếu do hợp đồng

Điểm không đạt thứ yếu được đồng ý trong bản hợp đồng giữa tổ chức chứng nhận và nhà sản xuất

9.1.3.3 Điểm không đạt do kỹ thuật trong hợp đồng

Không đạt xãy ra ở bất kỳ hợp đồng được ký nào giữa tổ chức chứng nhận và nhà sản xuất hay bất kỳ điểm nào tìm được trong suốt quá trình thanh tra có thể dẫn đến nghi ngờ về kỹ

thuật trong quá trình vận hành

Xử phạt được thực hiện đối với nhà sản xuất cũng như đối với sản phẩm, và có thể mở rộng trước khi giấy chứng nhận được ban hành (ví dụ nếu điểm không đạt được xác nhận trong lần đầu tiên thanh tra đến sau khi hết hạn, thì lệnh hủy bỏ được thực hiện)

Nhà sản xuất sẽ bị ngăn chặn việc chuyển đổi tố chức chứng nhận cho đến khi điểm không đạt được hiệu chỉnh

Trang 31

9.2.1 Cảnh cáo

(i) Đối với tất cả các điểm không đạt và lời cảnh cáo được đưa ra

(ii) Một khoảng thời gian để có hoạt động hiệu chỉnh sẽ phải được sự đồng ý giữa nhà

sản xuất và tổ chức chứng nhận, thời gian dài nhất cho việc hiệu chỉnh là 28 ngày

kể từ ngày đưa ra cảnh báo

(iii) Nếu lý do của việc xử lý không được giải quyết trong thời gian cho phép, thì lệnh

đình chỉ được thực hiện

9.2.2 Đình chỉ

(i) Một lệnh đình chỉ sẽ được thực hiện khi nhà sản xuất không thể chứng minh có

khả năng hiệu chỉnh trong 28 ngày và thời gian cần thiết cho phép hiệu chỉnh được sự đồng ý của tổ chức chứng nhận và sẽ có giá trị cao nhất đến 6 tháng Nếu việc đình chỉ là tự nguyện, giai đoạn này nông dân có ý thức và hành động hiệu chỉnh, thì sẽ phải có sự đồng ý của Tổ chức chứng nhận, nhưng phải hoàn tất trước khi việc đăng ký lại được thực hiện

(ii) Trong suốt quãng thời gian này (giai đoạn đình chỉ), nhà sản xuất sẽ được bảo vệ

đối với việc sử dụng logo GLOBALGAP/tên thương mại của sản phẩm hay bất

kỳ tài liệu nào có liên quan đến GLOBALGAP

(iii) Hai loại đình chỉ tồn tại:

a) Một phần: Chỉ có những phần nhất định nào đó được chứng nhận cho sản phẩm bị

đình chỉ

Ví dụ: nếu táo và sơ ri được chứng nhận, một phần đình chỉ có thể được đề xuất cho toàn bộ sản phẩm sơ ri, nếu không có hoạt động hiệu chỉnh nào có hiệu quả Chỉ có khả năng nếu điểm không đạt là kết quả từ việc đình chỉ đối với sơ ri

Ví dụ: Nếu việc đình chỉ cho những trường hợp không được sửa đổi, một phần việc đình chỉ được đưa ra cho nhóm nơi có một nhà sản xuất bị đình chỉ và không phải toàn nhóm: Một điểm không đạt được xác định đối với một nhà sản trong nhóm nhà sản xuất, và sau khi

CB kiểm tra với số mẫu tăng lên để xác định mức độ nghiêm trọng của việc không đạt đối với nhóm sản xuất, việc quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn và chỉ có một người sản xuất không đạt

b) Hoàn toàn: Đối với tất cả các sản phẩm chứng nhận bị đình chỉ trong một giai

đoạn bởi CB Nếu lý do cho việc đình chỉ có liên quan đến việc không đạt chuẩn khi đối

Trang 32

chiếu với tất cả phạm vi của nông trại hay phạm vi cơ bản (Cây trồng, vật nuôi hay thủy sản), thì việc đình chỉ sẽ được thực hiện một cách hoàn toàn

Ví dụ: Lời cảnh báo đưa ra dựa trên những điểm chính không đạt trong tất cả nội dung của trang trại

Ví dụ: nếu chỉ có trái táo được đăng ký và chứng nhận (nói cách khác là chỉ có phạm

vi phụ và chỉ là một sản phẩm), việc đình chỉ hoàn toàn phải được thực hiện

(iv) Việc đình chỉ sẽ được bãi bỏ khi có bằng chứng thích đáng cho hoạt động hiệu

chỉnh (hoặc là có chuyến kiểm tra lại các điểm đó với kinh phí do nhà sản xuất chịu hoặc viết báo cáo, kèm hình ảnh chứng minh đã có hoạt động hiệu chỉnh (trong vòng sáu tháng trở lại)

(v) Nếu lý do cho sự đình chỉ không được giải quyết trong thời hạn nhất định, thì

chứng chỉ và nhà sản xuất sẽ phải bị phạt với việc hủy bỏ chứng nhận

9.2.3 Hủy bỏ chứng nhận

(i) Việc hủy bỏ chứng nhận sẽ được thực hiện khi:

a) Một nhà sản xuất không thể hiện được đầy đủ hành động hiệu chỉnh sau khi bị định chỉ một phần hay đình chỉ hoàn toàn và sáu tháng đã qua, hay

b) Phần không đạt dẫn đến nghi ngờ về tính chính thống của sản phẩm, hay

c) Khi có sự không đạt do hợp đồng được xác định

(ii) Sự hủy bỏ hợp đồng sẽ kéo theo kết quả là hoàn toàn ngăn cấm việc sử dụng logo/nhãn hiệu hàng hóa, chứng nhận hay bất kỳ hồ sơ gì có liên quan đến GLOBALGAP

(iii) Một nhà sản xuất đã bị hủy bỏ chứng nhận thì sẽ không được nộp đơn lại cho việc chứng nhận GLOBALGAP cho đến khi đạt 12 tháng sau khi bị hủy bỏ

Trang 33

PHẦN B:

NHÀ SẢN XUẤT CÂY CÓ MÚI

PHẦN CHO NÔNG TRẠI (ALL FARM BASE – AF)

AF 1 Hồ Sơ Lưu Trữ

Hồ sơ lưu trữ đóng vai trò rất quan trọng trong sản xuất cây có múi theo GLOBALGAP, nó giúp người sản xuất quản lý tốt đầu vào, đầu ra và họat động của vườn cây, giúp người thanh tra đánh giá đúng mức độ thực hiện GAP của chủ vườn

và giúp tạo ra nông sản đạt chất lượng theo yêu cầu của GLOBALGAP

BẮT ĐẦU GHI CHÉP

Một quy trình sản xuất được thay đổi theo yêu cầu để đạt được chứng nhận theo tiêu chuẩn GLOBALGAP cho cây có múi, ngày bắt đầu ghi chép được xem như là ngày khởi động Hiệu lực từ ngày này cho toàn bộ vườn, công việc và việc lưu trữ hồ sơ sẽ được cho là tuân thủ theo chất lượng GLOBALGAP

Hồ sơ nông dân bao gồm:

sử dụng thuốc BVTV đã được phê duyệt, Kết quả phân tích dư lượng thuốc BVTV)

Hồ sơ lưu trữ và Nơi lưu trữ hồ sơ rõ ràng, dễ tìm

Trang 34

2.1.6 Kết quả phân tích độ ẩm đất

2.1.7 Kết quả phân tích đất và lá

2.1.8 Hồ sơ thu hoạch

2.1.9 Hợp đồng giữa Nhà đóng gói và Nông dân

2.1.10 Bản thỏa thuận chi phí trả cho nhà đóng gói

2.1.11 An toàn và Sức khỏe của người lao động

2.1.12 Bảo trì máy móc/thiết bị

2.1.13 Đơn khiếu nại

2.1.14 Kiểm tra Nội Bộ bao gồm kết quả đánh giá Mối nguy hại

2.1.15 Kế hoạch khắc phục

Tất cả hồ sơ, thông tin trên phải được lưu trữ trong vòng tối thiểu 02 năm

1.2 Hàng năm người nông dân phải tự đánh giá quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn

GLOBALGAP tối thiểu là 01 lần Nhân viên quản lý chất lượng của nhà đóng gói có thể hỗ trợ người nông dân thực hiện quy trình tự đánh giá và thực hiện những biện pháp khắc phục cần thiết

1.3 Hồ sơ tự thanh tra nội bộ, biện pháp khắc phục, bản phê duyệt biện pháp khắc phục sẽ

được lưu trữ ở trên từng nông hộ sản xuất theo GAP và cả nhà đóng gói Quy trình tự thanh tra nội bộ là một phần tuân thủ của người nông dân đối với hợp đồng cung cấp quả cho nhà đóng gói

Những biện pháp khắc phục hiệu quả sẽ được thực hiện cho bất cứ trường hợp nào chưa được hoàn thiện được phát hiện trong quá trình tự thanh tra

1.4 Phải xác định các biện pháp khắc phục, ghi chép thành hồ sơ và phải được ký duyệt

khi đã hoàn thành các biện pháp khắc phục

Sổ sách ghi chép và việc ghi chép nhật ký sản xuất

Trang 35

AF 2 Lịch Sử Đất Đai và Quản Lý Đất Trồng

2.1 Lịch sử đất trồng

2.1.1 Phải tiến hành đánh giá mối nguy hại cho tất cả các vườn cây có múi mới trồng

Việc đánh giá mối nguy hại phải được thực hiện theo những hướng dẫn trong bản đánh giá Các điểm kiểm soát và tuân thủ của các yêu cầu GLOBALGAP phiên bản 1; tài liệu, hồ sơ lưu trữ về an toàn thực phẩm, sức khoẻ của người lao động và đánh giá nguy hại về môi trường phải được thực hiện trước khi sử dụng đất, loại đất, xói mòn đất, chất lượng và mực nước ngầm, nguồn nước cung cấp thường xuyên, và cần phải chú ý đến những khu vực lân cận của vườn trồng

Đất đai có phù hợp cho việc lập vườn mới để trồng cây có múi không?: CÓ/KHÔNG

Kết quả phân tích nước

Kết quả phân tích đất, nước

Trang 36

Đánh Giá Mối Nguy Hại Cho Vườn Trồng

cá nhân)

Mức độ Nguy Hại -Rất nguy hại -Có thể gây hại -Có thể kiểm soát được

Biện pháp ngăn ngừa hay kiểm soát, giám sát

3 Chất lượng nguồn nước

tưới hiện tại và tính bền vững

2.1.2 Kế hoạch thực hiện khắc phục/chỉnh sửa phải được soạn thảo để khắc phục tất cả

những vấn đề liệt kê trong phần Đánh Giá Mối Nguy Hại cho khu đất mới chuẩn bị

vườn lập vườn trồng cây có múi

Thời gian biểu và địa điểm cụ thể cho kế hoạch thực hiện khắc phục/chỉnh sửa và kết

quả dự trù đạt được sẽ được ghi chép vào hồ sơ lưu trữ

Trang 37

Kế Hoạch Khắc Phục Sửa Chữa Đánh Giá Mối Nguy Hại Đất Trồng Cây có múi

Vị trí đánh giá: Ngày thực hiện trước đây:

Người thực hiện trước đây: Chức vụ:

Phục/ Kế Hoạch Yêu Cầu Chỉnh Sửa

Chữ ký xác nhận đã hoàn thành/Ngày tháng

1 Hiện trạng đất đai (chất lượng, nguy cơ

xói mòn)

Loại thảm thực vật che phủ trong vườn

Hiện trạng đất vườn: kết cấu, độ nén/lèn

của đất

Tầng đất mặt

2 Lịch sử đất trước khi lên vườn

3 Nguồn nước tưới hiện tại và chất lượng

nguồn nước tưới

Chất lượng nguồn nước mặt

Chất lượng nguồn nước ngầm

Chất lượng nguồn nước sử dụng hàng năm

4 Dịch hại và tình trạng cỏ dại

Thảm cỏ

Sổ ghi chép sâu, bệnh hại

5 Chú trọng cây trồng xung quanh nếu có

sử dụng phương pháp sản xuất mới

6 Môi trường của vườn trồng

Có nhà máy/xí nghiệp gần vùng trồng hay

2.2.1 Hệ thống ghi chép cho vườn trồng đã được soạn thảo và có hồ sơ cho tất cả các biện

pháp quản lý riêng cho từng lô trồng khác nhau, ví dụ: sổ nhật ký đồng ruộng cho

từng lô trồng để ghi chép toàn bộ hoạt động diễn ra trong từng lô

Vườn trồng/trang trại có Mã Số Đăng Ký, có bản đồ đất đai chi tiết kèm theo trong hồ

Trang 38

2.2.2 Bản đồ của các vườn/lô trồng CCM được xác định bởi vị trí địa lý và tuổi cây, bao

gồm:

Ví dụ về Sơ đồ vườn cây sản xuất theo GAP

• Mã số/ký hiệu nhận diện của từng lô riêng biệt

• Khoảng cách cây và đường ranh giới (ví dụ: diện tích vành đai,

đường/lối đi, kênh mương, v.v…)

• Định vị toàn cầu (GPS) vườn trông CCM với mốc toạ độ chính xác của

khu vực nhà ở

• Vị trí nhà ở và cơ sở xây dựng khác (Nhà, trại, kho chứa phân, thuốc,

khu vực ủ phân chuồng, giếng nước, nguồn/hệ thống tưới, chuồng trại gia súc v.v )

• Tên chủ vườn và Mã số đăng ký vườn trồng

• Bản ‘Sơ đồ bố trí vườn trồng CCM’ phải được bố trí ở một vị trí thuận

tiện, dễ nhìn trước mỗi khu vực/lô trồng Phải cắm bản ‘Mã số nhận diện’ ngay trước lối vào của từng lô trồng

Trang 39

AF 3 Sức Khỏe và An Toàn Người Lao Động

3.1 Đánh Giá Nguy Cơ

3.1.1 Tiến hành đánh giá nguy cơ trên vườn, khu vực sinh sống và kho bãi thuộc sở hữu

chủ vườn

Bản đánh giá được lập thành văn bản và lưu vào hồ sơ dành cho Nông Dân đăng ký sản xuất theo GAP và Nhà Đóng Gói

3.1.2 Kết quả đánh giá nguy cơ được sử dụng vào việc xây dựng kế hoạch thực hiện để cải

thiện môi trường làm việc an toàn và bảo đảm sức khỏe cho người lao động

Bản kế hoạch thực hiện được lập thành văn bản và lưu vào hồ sơ dành cho Nông Dân đăng ký sản xuất theo GAP và Nhà Đóng Gói

3.2 Đào Tạo

3.2.1 Đã thực hiện tập huấn chính thức cho nông dân để trang bị kiến thức cho họ trong việc

hướng dẫn công nhân lao động một cách đảm bảo sức khỏe, an toàn trên vườn

3.2.2 Hồ sơ tập huấn cho công nhân được lập thành văn bản và lưu vào hồ sơ dành cho

Nông Dân và Nhà Đóng Gói

Bản sao Giấy Chứng Nhận đạt được qua tập huấn được lưu vào hồ sơ cá nhân, ví dụ chứng nhận Sản Xuất An Toàn

3.2.3 Có một công nhân được tập huấn về “Sơ Cấp Cứu” do cán bộ y tế thực hiện Mọi hoạt

động diễn ra trên vườn được cho là ít nguy hiểm

3.2.4 Những hướng dẫn về tai nạn và khẩn cấp là một phần của tập huấn Sơ Cấp Cứu bao

gồm các ký hiệu dễ thấy, những hướng dẫn và số điện thoại được bố trí bên cạnh Tủ Thuốc Y Tế Cấp Cứu

3.2.5 Tất cả các công nhân đều được tập huấn cơ bản về vệ sinh để bảo quản sản phẩm như

rữa sạch tay, bị đứt hay trầy xướt da; và chỉ được phép hút thuốc, ăn uống trong khu vực quy định được cho phép

3.2.6 Tất cả các khách tham quan và công nhân hợp đồng với vườn thường tiếp xúc với sản

phẩm phải chú ý đến các yêu cầu và các vấn đề vệ sinh cá nhân

Trang 40

3.3 Dụng Cụ, Thiết Bị và Các Quy Trình Khi Gặp Tai Nạn

3.3.1 Tủ Thuốc Sơ Cấp Cứu được bố trí ở nơi hợp lý trong nhà chủ vườn và gần khu vực

lao động

Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc y tế và bổ sung đầy đủ thuốc và dụng cụ y tế và luôn đính kèm sổ tay hướng dẫn Tai Nạn và Cấp Cứu và các số điện thoại có liên quan

Kho thuốc BVTV phải có nội quy rõ ràng, có

bảng hướng dẫn sơ cấp cứu

Tủ thuốc y tế phải được trang bị và thường xuyên kiểm tra, bổ sung thuốc

Ngày đăng: 21/06/2014, 04:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng hướng dẫn sơ cấp cứu - Cẩm Nang Sản Xuất Trái Cây Có Múi Theo Tiêu Chuẩn GLOBALGAP pot
Bảng h ướng dẫn sơ cấp cứu (Trang 40)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w