CẤP ĐỘ 1
Câu 1: Những yếu tố nào sau đây có thể dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại của 1 nước? A. Đồng nội tệ xuống giá so với ngoại tệ
B. Sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài
C. Thu nhập của các nước đối tác mậu dịch chủ yếu tăng D. Chính phủ trợ cấp xuất khẩu
Câu 2: Những trường hợp nào sau đây không tạo ra áp lực lạm phát : A. Cán cân thanh toán thặng dư trong 1 thời gian dài
B. Giá của các nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu gia tăng nhiều
C. Một phần lớn các thâm hụt ngân sách được tài trợ bởi ngân hàng trung ương D. Chính phủ tái cơ cấu đầu tư công, hủy bỏ các dự án đầu tư không hiệu quả
Câu 3: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn
A. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia thay đổi tùy theo diễn biến trên thị trường ngoại hối B. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia tăng khi tỷ giá hối đoái giảm
C. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia không thay đổi bất luận diễn biến trên thị trường ngoại hối D. Dự trữ ngoại tệ của quốc gia giảm khi tỷ giá hối đoái tăng
Câu 4: Nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không thay đổi đáng kể, tốc độ tăng giá trong nước nhanh hơn giá thế giới, sức cạnh tranh của hàng hóa trong nước sẽ:
A. Tăng B. Giảm
C. Không thay đổi D. Không thể kết luận
Câu 5: Tác động ngắn hạn của chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế mở với cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn là:
A. Sản lượng giảm
B. Thặng dư hoặc giảm thâm hụt cán cân thương mại C. Đồng nội tệ lên giá
D. Chính sách tiền tệ này sẽ không có tác dụng
Câu 6: Đối với một nước có cán cân thanh toán thâm hụt, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần cải thiện cán cân thanh toán nhờ:
A. Tài khoản vốn thặng dư hoặc giảm thâm hụt B. Tài khoản vãng lai thặng dư hoặc giảm thâm hụt C. Xuất khẩu ròng thặng dư hoặc giảm thâm hụt B. Ngân sách chính phủ thặng dư hoặc giảm thâm hụt
Câu 7: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, muốn làm giảm lượng dư cung ngoại tệ, ngân hàng trung ương phải :
A. Dùng ngoại tệ để mua nội tệ B. Dùng nội tệ để mua ngoại tệ
27 D. Cả 3 câu đều sai
Câu 8: Trong cơ chế tỷ giá hối đoái cố định, việc phá giá tiền đồng Việt Nam sẽ làm: A. Giảm lạm phát
B. Tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong ngắn hạn C. Cải thiện cán cân thương mai trong dài hạn
D. Giảm tỷ giá hối đoái VND/USD
Câu 9: Một nền kinh tế mở, nhỏ với cơ chế tỷ giá cố định, vốn luân chuyển tự do hoàn toàn, khi lãi suất thế giới giảm sẽ làm cho:
A. Không có tác động đến sản lượng nhưng lãi suất thị trường giảm B. Tăng sản lượng và lãi suất thị trường
C. Không có tác động đến sản lượng nhưng lãi suất thị trường tăng D. Lãi suất trong nước giảm và sản lượng tăng
Câu 10: Chính sách hỗ trợ gia tăng xuất khẩu sẽ làm cho A. Cải thiện cán cân thương mại trong mọi trường hợp B. Tăng sản lượng cân bằng của nền kinh tế trong ngắn hạn C. Nhập khẩu sẽ giảm
D. Cải thiện cán cân ngân sách chính phủ
CẤP ĐỘ 2
Câu 11: Một nền kinh tế mở, nhỏ với cơ chế tỷ giá cố định, vốn luân chuyển tự do hoàn toàn, chi phí tiêu dùng của hộ gia đình giảm sẽ làm:
A. Sản lượng, lãi suất, tỷ giá hối đoái đều tăng B. Lượng cung tiền giảm và sản lượng giảm C. Lượng cung tiền giảm và sản lượng tăng D. Tăng sản lượng nhưng tỷ giá hối đoái giảm
Câu 12: Số liệu thống kê về cán cân thanh toán Việt Nam năm 2009 cho thấy “Lỗi và sai sót” tăng gấp 10 lần so với năm 2008, nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng đột biến này là do:
A. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm mạnh
B. Khu vực tư nhân nắm giữ USD thay vì nắm giữ tiền đồng trong nước quá lớn C. Nhầm lẫn do tính toán
D. Sự thâm hụt quá lớn trong cán cân thương mại quốc tế
Câu 13: Khác với các nước trong khu vực đang lo ngại nguồn vốn vào tăng quá mức làm tăng giá đồng ngoại tệ và giảm khả năng cạnh tranh, Việt Nam đang đối diện với sự xói mòn nguồn dự trữ ngoại tệ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do:
A. Tích trữ đô la trong khu vực tư nhân B. Nhâp siêu tăng
C. Thu hút đầu tư nước ngoài giảm do bất ổn trong nền kinh tế vĩ mô D. Cả 3 nguyên nhân trên
Câu 14: Trong một nền kinh tế mà chính phủ quản lý tỷ giá, động cơ phá giá có thể là: A. Cải thiện cán cân thương mại quốc tế
B. Tăng thu nhập và tạo việc làm khi nền kinh tế suy thoái C. Tránh áp lực lên dự trữ quốc gia
D. Tất cả các câu trên đều đúng
Câu 15: Cơ chế tỷ giá thả nổi có bất lợi là:
A. Xảy ra hiện tượng đầu cơ ngoại tệ nên tỷ giá dao động mạnh gây khó khăn trong việc tính toán chi phí, lợi nhuận cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu
B. Yêu cầu chính phủ và ngân hàng trung ương phải có dự trữ ngoại tệ lớn C. Chính sách tiền tệ không có hiệu quả
28
Câu 16: Những dấu hiệu nào sao đây cho thấy nguy cơ làm tăng tỷ giá hối đoái ở Việt Nam A. Chênh lệch tỷ lệ lạm phát giữa Việt Nam và Hoa Kỳ quá cao
B. Đầu tư trực tiếp và gián tiến nước ngoài giảm C. Nhập siêu tăng cao
D. Tất cả các vấn đề trên
CẤP ĐỘ 3
Câu 17: Khi tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam cao hơn nhiều so với lạm phát ở Mỹ thì:
A. Tỷ giá hối đoái thực giữa VND và USD cao hơn tỷ giá hối đoái danh nghĩa B. Tỷ giá hối đoái thực giữa VND và USD thấp hơn tỷ giá hối đoái danh nghĩa C. Tỷ giá hối đoái thực giữa VND và USD bằng tỷ giá hối đoái danh nghĩa D. Không có mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Câu 18: Một doanh nghiệp Việt Nam đi đầu tư ra nước ngoài thu được lợi nhuận và chuyển lợi nhuận đó về nước, lợi nhuận chuyển về này được tính vào khoản mục nào?
A. Tăng tài khoản vãng lai (CA)
B. Tăng tài khoản vốn và tài chính (KA) C. Giảm tài khoản vãng lai (CA)
D. Tăng sai số thống kê
Câu 19: Việt Nam được giải ngân khoản vay hỗ trợ ODA cho dự án xây dựng sân bay quốc tế Long Thành, khoản giải ngân này được tính vào khoản mục nào sau đây:
A. Tài khoản vãng lai (CA)
B. Tài khoản vốn và tài chính (KA) C. Sai số thống kê (EO)
D. Không khoản mục nào trong các khoản mục trên
Câu 20: Một nền kinh tế mở, nhỏ với cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn, vốn luân chuyển tự do hoàn toàn, chính sách nào sẽ không có hiệu quả
A. Chính sách tài khóa mở rộng B. Chính sách tiền tệ mở rộng C. Chính sách tài khóa thu hẹp D. Chính sách phá giá nội tệ