CÂU HỎI TỰ LUẬN CẤP ĐỘ 1
Câu 1: Để điều tiết nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, ngân hàng có thể dùng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Bằng lập luận và đồ thì hãy giải thích tác động của công cụ này?
Câu 2: Hãy phân tích lãi suất, sản lượng, việc làm của nền kinh tế trong ngắn hạn trong trường hợp
“Dân chúng sử dụng tiền mặt nhiều hơn”? Vẽ đồ thị minh họa?
Câu 3: Sử dụng đồ thị IS – LM để trình bày tác động ngắn hạn đối với thu nhập quốc dân, mức giá và lãi suất của biện pháp: NHTW Giảm cung ứng tiền tệ
Câu 4: Bằng lập luận và đồ thị AS-AD hãy giải thích điều gì xảy ra với mức giá và sản lượng trong ngắn hạn khi: Ngân hàng Trung ương tăng cung tiền để kích thích nền kinh tế.
Câu 5: Bằng lập luận và đồ thị AS-AD hãy giải thích điều gì xảy ra với mức giá và sản lượng trong ngắn hạn khi: Thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh làm giảm của cải của người tiêu dùng.
Câu 6: Tại sao siêu lạm phát thường ít xảy ra ở những nước có ngân hàng Trung ương độc lập với chính phủ?
Câu 7: Tại sao lạm phát dẫn đến phân phối lại của cải một cách ngẫu nhiên? Cho ví dụ.
Câu 8: Bằng lập luận và đồ thị AS-AD hãy giải thích điều gì xảy ra với mức giá và sản lượng trong ngắn hạn khi: Sự tàn phá của các nhà máy do thiên tai nặng nề gây ra.
29
Câu 9: Bằng lập luận và đồ thị AS-AD hãy giải thích điều gì xảy ra với mức giá và sản lượng trong ngắn hạn khi: Chính phủ đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Câu 10: Để điều tiết nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, Ngân hàng trung ương có thể dùng những biện pháp: Kết hợp công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc và nghiệp vụ thị trường mở. Bằng lập luận và đồ thì giải thích tác động biện pháp này đến mức giá, sản lượng và thất nghiệp của nền kinh tế?
Câu 11: Hãy phân tích ảnh hưởng của việc dân chúng sử dụng thẻ tín dụng thay cho tiền mặt đến lãi suất, sản lượng, việc làm của nền kinh tế trong ngắn hạn? Vẽ đồ thị minh họa?
Câu 12: Khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát cao, chính phủ có thể thực hiện biện pháp: mua hay bán trái phiếu Chính phủ cho dân chúng? Hãy phân tích tác động của biện pháp đó đến lãi suất, sản lượng và việc làm của nền kinh tế trong ngắn hạn? Vẽ đồ thị minh họa.
Câu 13: Thị trường chứng khoán sụp đổ do ảnh hưởng của tình hình kinh tế Trung Quốc. Sự kiện này làm tăng hay giảm của cải của nhiều hộ gia đình? Dùng mô hình AS - AD phân tích tác động của sự kiện trên đến sản lượng, mức giá, việc làm và thất nghiệp trong ngắn hạn. Vẽ đồ thị minh họa (nếu có). Câu 14: Để điều tiết nền kinh tế trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, Ngân hàng trung ương có thể dùng những biện pháp: Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Bằng lập luận và đồ thì giải thích biện pháp này?
Câu 15: Khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát cao, chính phủ có thể thực hiện biện pháp: tăng hay giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc? Hãy phân tích tác động của biện pháp đó đến lãi suất, sản lượng và việc làm của nền kinh tế trong ngắn hạn? Vẽ đồ thị minh họa.
Câu 16: Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam trong thời gian gần đây có khuynh hướng gia tăng. Bạn hãy cho biết giải pháp truyền thống thường được sử dụng để giải quyết tình trạng này và cho biết những giải pháp đó có tác động gì tới tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế? Minh họa bằng đồ thị.
Câu 17: Để kích thích hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chống suy thoái kinh tế, chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp trong đó có biện pháp là giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Hoạt động trên của chính phủ có tác động gì đến sản lượng, việc làm của nền kinh tế. Vẽ đồ thị minh họa
Câu 18: Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang trong trạng thái cân bằng tại mức sản lượng tiềm năng. Nếu năm 2015 giá các yếu tố đầu vào thiết yếu xăng, dầu, phân bón… mà VN phải nhập khẩu tăng mạnh trên thị trường thế giới. Dùng mô hình AS- AD phân tích tác động của sự kiện trên đến giá, sản lượng và việc làm trong ngắn hạn
CẤP ĐỘ 2
Câu 19: Trong mô hình IS – LM, kết hợp nào của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cho phép đạt được những mục tiêu: Chính phủ muốn tăng sản lượng, nhưng muốn giữ cho đầu tư không thay đổi (Phân tích và sử dụng mô hình IS –LM để minh họa)
Câu 20: Sử dụng mô hình IS – LM để cho biết chính sách tài khóa hay chính sách tiền tệ có hiệu quả đối với nền kinh tế đang suy thoái trong ngắn hạn trong cơ chế tỉ giá cố định, vốn di chuyển tự do.
Câu 21: GDP của nước ta năm 2014 đạt 184 tỉ USD. Nếu năm 2015 tốc độ tăng GDP là 6,5% thì tổng GDP đạt được là bao nhiêu? Nếu chúng ta giữa được tốc độ tăng trưởng này thì đến năm 2020 tổng GDP Việt Nam đạt mức bao nhiêu? Dựa vào con số GDP năm 2020 tính được và các thông tin anh chị biết, anh chị hãy bình luận về mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại mà Việt Nam đã đặt ra?
Câu 22: Sử dụng đồ thị IS – LM để trình bày tác động ngắn hạn đối với thu nhập quốc dân, mức giá và lãi suất của biện pháp giảm thuế của Chính phủ.
30
Câu 23: Trong mô hình IS – LM, kết hợp nào của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cho phép đạt được những mục tiêu: Chính phủ muốn tăng đầu tư, nhưng muốn giữ sản lượng không thay đổi (Phân tích và sử dụng mô hình IS –LM để minh họa).
CẤP ĐỘ 3
Câu 24: Giải thích tại sao số liệu tốc độ tăng trưởng GDP của hầu hết các tỉnh, thành phố ở Việt Nam lại cao hơn tốc độ tăng GDP của cả nước? Việc chênh lệch số liệu đó gây ra những hậu quả gì? Anh/chị hãy đề xuất một số giải pháp ngắn gọn để giảm sự vênh số liệu đó?
Câu 25: Có ý kiến cho rằng, Việt Nam nên hợp pháp hóa hoạt động cờ bạc để tăng GDP. Anh/chị hãy phân tích lợi và hại của đề xuất trên? Ý kiến cá nhân của anh/chị? Tại sao?
Câu 26: Thời gian vừa qua Trung Quốc liên tục điều chỉnh tỷ giá theo hướng phá giá đồng nhân dân tệ. Theo anh/chị việc phá giá đồng nội tệ của Trung Quốc sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với cán cân thương mại của Việt Nam trong ngắn hạn?
Câu 27: Trong giai đoạn 2007 - 2008 Việt Nam nhận được rất nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào, được biết Chính phủ Việt Nam điều hành chính sách tỷ giá theo hướng cố định. Tình hình đầu tư nước ngoài trong giai đoạn này tác động như thế nào đến tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại tệ và lãi suất trong nước của Việt Nam? Giải thích.
PHẦN 3