Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay, cạnh tranh vừa là một trương những đặc trưng cơ bản, vừa là một vấn đề nóng bỏng của mỗi doanh nghiệp hiện nay để đảm bảo doanh có thể tồn tại và đứng vững trên thương trường yêu cầu các hoạt động sản xuất kinh doanh phải ổn định Để đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ phát triển lớn mạnh trong tương lai thì nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp.
Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam đã dần thích ứng với môi trường cạnh tranh của nền kinh tế thị trường Với sự cố gắng của bộ máy lãnh đạo Công ty cũng như của tập thể cán bộ công nhân viên, Công ty đã duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra hàng năm, doanh thu và lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo nộp ngân sách và nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên
Tuy nhiên, trong một tương lai không xa, nền kinh tế thị trường của nước ta tất yếu sẽ phải hoàn thiện hơn, sâu sắc hơn với nền kinh tế của khu vực cũng như thế giới. Liệu rằng Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam có thể duy trì được tình hình hoạt động như hiện nay, liệu “Công ty có thể đứng vững trước sự cạnh tranh khốc liệt hơn của các doanh nghiệp khác cả trong và ngoài nước ?”.
Vì vậy, để tồn tại và phát triển vững mạnh trong môi trường đó Công ty Cổ phầnThiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam ” là vấn đề quan tâm hàng đầu của Công ty và cũng là vấn đề được em nghiên cứu góp phần nhỏ trong đề tài khóa luận này.
Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Nói về đề tài “Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp” đã không còn quá mới mẻ và được rất nhiều sinh viên khoa Kinh tế thương mại và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Thương mại nghiên cứu Có một số công trình nghiên cứu tương tự như:
-“Nâng cao hiệu quả kinh doanh thương mại của công ty cổ phần Siêu Thanh Hà Nội”, đề tài khóa luận tốt nghiệp của tác giả Đoàn Thùy Linh với sự hướng dẫn của Th.S Dương Hoàng Anh, Trường Đại học Thương mại, 2018.
-“Nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ Digital marketing của Công ty TNHH truyền thông Cuộc sống mới”, đề tài khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Trung Anh, chuyên ngành Kinh tế thương mại với sự hướng dẫn của T.S Thân Danh Phúc, Trường Đại học Thương mại, 2018.
-“Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH phát triển công nghệ và thương mại Gia Long ”: Đề tài khóa luận tốt nghiệp của tác giả Hoàng Thị Hồng với sự hướng dẫn của Th.S Vũ Thị Hồng Phượng, Trường Đại học Thương mại, 2015.
-“Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đề tài khóa luận tốt nghiệp của tác giả Vũ Thị Yến, chuyên ngành Kinh tế với sự hướng dẫn của Th.S Hà Văn Sự, Trường Đại học Thương mại, 2014
Có thể thấy các công trình nghiên cứu trên đều đã trình bày một số lý luận, phân doanh nghiệp thương mại nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo Đối với các sản phẩm, hàng hóa,thiết bị của Công ty Cổ phầnThiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam trong nhưng năm gần đây khi tình hình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như quốc tế ngày càng gay gắt thì vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty là rất cần thiết Đề tài nguyên cứu của Em không trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đó tại Công ty.
Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục tiêu chung: Đánh giá hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam để thấy được tình hình biến động qua các năm cũng như các yếu tố tác động đến nó Từ đó đưa ra các biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
+ Các lý thuyết liên quan hiệu quả kinh doanh cùng với những lý luận cơ bản về các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp
+ Đánh giá hiệu quả kinh doanh Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam và phân tích các yếu tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
+ Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam trong thời gian tới.
- Đối tượng: Hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam giai đoạn 2016-2018.
- Không gian nghiên cứu: Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam tại số 187 đường Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam (hoặc địa chỉ giao dịch : Số 471 đường Phúc Diễn, phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
- Thời gian nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn từ 2016-2018 và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam từ năm 2019-2021.
Các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng thường được sử dụng hiệu quả trong các đề tài nghiên cứu khoa học:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Đây là các thông tin có sẵn đã qua xử lý Những thông tin này có thể tìm thấy ở báo cáo tài chính, báo cáo tờ khai và hóa đơn chứng từ chi tiết của công ty, các giáo trình chuyên ngành Kinh tế doanh nghiệp thương mại, các sách báo, ấn phẩm, tạp chí chuyên ngành…
- Phương pháp phân tích dữ liệu:
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Tiến hành đánh giá một cách tổng quát các dữ liệu thu được, tiến hành tổng hợp lại để rút ra các kết luận cần thiết.
+ Phương pháp so sánh: Thể hiện qua việc xem xét một chỉ tiêu dựa trên việc so sánh nó với một chỉ tiêu cơ sở, qua đó xác định xu hướng biến động của chỉ tiêu cần phân tích Tùy theo mục đích phân tích, tính chất và nội dung của các chỉ tiêu kinh tế mà ta có thể sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp như so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối.
Bài khóa luận có kết cấu 3 chương :
MỘI SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
Một số khái niệm cơ bản liên quan đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận Doanh nghiệp phải có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, được thành lập theo luật Doanh nghiệp Nhà nước, luật Hợp tác xã, luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư trực tiếp của nước ngoài hoặc theo Hiệp định lý kết giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ nước ngoài, bao gồm các loại hình doanh nghiệp sau đây: Doanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp tư nhân; doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trực hấp của nước ngoài; doanh nghiệp tập thể thành lập theo luật hợp tác xã; công ty trách nhiệm hữu hạn; công ty cổ phần; công ty liên doanh; nhóm công ty: công ty mẹ – con, tập đoàn kinh tế
Kinh doanh là một trong những hoạt động phong phú nhất của loài người Hoạt động kinh doanh thường được thông qua các thể chế kinh doanh như tập đoàn, công ty nhưng cũng có thể là hoạt động tự thân của các cá nhân như sản xuất-buôn bán nhỏ Để đánh giá các hoạt động kinh doanh, người ta có nhiều chỉ tiêu khác nhau như doanh thu, tăng trưởng, lợi nhuận biên, lợi nhuận ròng,
Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất, vận tải, thương mại, dịch vụ ) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất.
Kinh doanh thương mại xuất hiện là kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội và phân công lao động xã hội, sự mở rộng trao đổi và lưu thông hàng hoá Phân công lao động xã hội phát triển dẫn tới sự chuyên môn hoá trong khâu trao đổi, lưu thông hàng hoá, kết quả là hàng hoá được đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại hàng, tiến độ giao hàng, điều kiện thanh toán v.v.
Kinh doanh thương mại đóng vai trò là khâu trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối và một bên là tiêu dùng Đối với lĩnh vực sản xuất, sự xuất hiện của các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên thị trường với vai trò cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất sẽ đàm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục, nhịp nhàng Còn đối với lĩnh vực tiêu dùng, mọi tầng lớp dân cư sẽ dễ dàng, thuận lợi trong việc thoả mãn nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng nhờ sự xuất hiện của hàng loạt các cửa hàng, các siêu thị, trung tâm mua sắm…
Hoạt động kinh doanh thương mại phải xuất hiện hành vi buôn bán hay nói cách khác mục đích của việc mua hàng là để bán cho người khác mà không phải là để mình tiêu dùng, mua ở thời điểm này để bán vào thời điểm khác, mua ở địa điểm này nhưng để bán ở địa điểm khác.
Kinh doanh thương mại đòi hỏi phải có vốn kinh doanh và sau mỗi chu kỳ kinh doanh phải bảo toàn vốn và có lãi Vốn kinh doanh ở đây có thể là vốn góp, vốn vay, vốn huy động…Nhà kinh doanh dùng vốn vào hoạt động kinh doanh, sau mỗi chu kỳ kinh doanh kỳ vọng thu được số tiền lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu Mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu lâu dài và thường xuyên của kinh doanh thương mại Bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp thương mại còn mong muốn đạt nhiều mục tiêu khác như khách hàng, chất lượng, vị thế, an toàn…Các doanh nghiệp luôn mong muốn đạt được song hành các mục tiêu này, tuy nhiên do sự hạn chế về nguồn lực, sự biến động của thị trường, sự cạnh tranh…nên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng đạt được tất cả các mục tiêu cùng một lúc, doanh nghiệp cần phải có sự lựa chọn mục tiêu, sắp xếp các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên Mục tiêu nào quan trọng nhất, doanh nghiệp có khả năng thực hiện lớn nhất sẽ được đặt lên hàng đầu Mục tiêu nào doanh nghiệp khó thực hiện nhất sẽ được thực hiện sau cùng.
Hiệu quả là khả năng tạo ra kết quả mong muốn hoặc khả năng sản xuất ra sản lượng mong muốn Khi cái gì đó được coi là có hiệu quả, nó có nghĩa là nó có một kết quả mong muốn hoặc mong đợi, hoặc tạo ra một ấn tượng sâu sắc, sinh động.
1.1.4 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực như: Nhân lực, vật lực, tài lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí là thấp nhất.
Doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản
Các yếu tố đầu vào như: Lao động, vốn, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên vật liệu.
Kết quả đầu ra sau một quá trình sản xuất kinh doanh là: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu bán hàng, lợi nhuận, số sản phẩm tính bằng hiện vật. Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu sản xuất kinh doanh cần phải chú trọng đến điều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý nhằm đạt hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu Tuy nhiên để có thể hiểu rõ bản chất của hiệu quả ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào Sự so sánh ở đây có thể là so sánh tương đối và so sánh tuyệt đối Với kết quả đầu ra biểu hiện bằng giá trị tổng sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, còn yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn.
Như vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng tạo ra kết quả đó Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế kết hợp các yếu tố đầu vào để kinh doanh nhằm tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp chỉ được xem là có hiệu quả khi nó không ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế, đến toàn xã hội Hoạt động của mọi doanh nghiệp thể hiện ở hai chức năng là sản xuất và thương mại hay còn là hoạt động kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh chính là chênh lệch giữa kết quả mang lại và những chi phí bỏ ra Tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hóa kết quả hoặc tối thiểu hóa chi phí trên nguồn thu sẵn có Nó phản ánh trình độ tổ chức, quản lý điều hành kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả là thước đo ngày càng quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như của toàn bộ nền kinh tế của mỗi khu vực, quốc gia nói chung Hiệu quả kinh doanh càng cao càng có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, đầu tư tài sản cố định, nâng cao mức sống của công nhân viên,thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước.
Một số lý thuyết về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong hoạt động kinh doanh; trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp để thực hiện ở mức độ cao nhất các mục tiêu kinh tế – xã hội với mức chi phí thấp nhất.
Mục tiêu của kinh doanh thương mại là tạo ra lợi nhuận Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả quan trọng, là mục tiêu trước mắt và lâu dài đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là chỉ tiêu toàn diện khi đánh giá hiệu quả kinh tế thương mại.
Hiệu quả kinh tế thương mại đạt được cao hay thấp không phải thể hiên ở mức lợi nhuận thu về nhiều hay ít Đứng trên góc độ tổng thể nền kinh tế, hiệu quả kinh tế thương mại chính là tiết kiệm lao động xã hội trong quá trình trao đổi, lưu thông hàng hoá hay chính là tăng năng suất lao động xã hội trong quá trình trao đổi, lưu thông hàng hoá.
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế – xã hội có mối quan hệ tác động ảnh hưởng lẫn nhau, vì vậy hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp cần được phân tích, đánh giá một cách toàn diện, cả về mặt định tính lẫn mặt định lượng, cả về không gian và thời gian.
– Xét về mặt định tính, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện ở những nỗ lực đóng góp của doanh nghiệp vào sự nghiệp phát triển kinh tế.
– Xét vể mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là đại lượng biểu diễn mối tương quan giữa kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Đại lượng này được cụ thể hoá thành một hệ thống các chỉ tiêu như doanh thu, chi phí, lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận…
– Xét về mặt thời gian, hiệu quả kinh doanh được tính vào một thời điểm nhất định, thông thường vào cuối mỗi chu kỳ kinh doanh Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ là lợi ích trước mắt mà còn là lợi ích lâu dài Doanh nghiệp không thể tồn tại lâu dài nếu hoạt động chỉ vì mục tiêu lợi nhuận, mà không xem xét tới lợi ích của người tiêu dùng, của nhà cung ứng, các trung gian thương mại tham gia vào kênh phân phối…
– Xét về mặt không gian, hiệu quả kinh doanh được thể hiện ở vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, mức độ bao phủ thị trường của doanh nghiệp.
1.2.2 Phân biệt kết quả và hiệu quả kinh doanh
Kết quả là số tuyệt đối, trong bất kỳ hoạt động nào của con người cũng cho ta một kết quả nhất định.
Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng cho xã hội (sản phẩm vật chất hay phi vật chất) Những sản phẩm này phù hợp với lợi ích kinh tế và trình độ văn minh xã hội được người tiêu dùng chấp nhận.
Ví dụ: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh sau một chu kỳ kinh doanh có được kết quả như sau: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu bán hàng, số sản phẩm tính bằng hiện vật.
Như vậy Kết quả là biểu hiện quy mô của một chỉ tiêu thực lực của một đơn vị sản xuất trong một kỳ kinh doanh nào đó chẳng hạn như: Giá trị tổng sản lượng, doanh thu bán hàng, số sản phẩm tính bằng hiện vật… Tuy nhiên, các kết quả của hoạt động kinh doanh chỉ nói lên bản chất bên trong của nó nhưng chưa thể hiện mối quan hệ giữa nó và các chỉ tiêu khác Do đó, khi đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh, nếu dùng một chỉ tiêu kết quả thì sẽ trở nên phiến diện, không đầy đủ vì vậy để so sánh và đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh chúng ta cần phải so sánh các chỉ tiêu kết quả với nhau để có chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.2.3 Sự cần thiết phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh doanh chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
Phân tích hiệu quả kinh doanh là công cụ quản lý kinh tế có hiệu quả.
Phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế như thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, tồn tại là gì,nguyên nhân là do đâu và đề ra biện pháp khắc phục tận dụng triệt để thế mạnh của doanh nghiệp Điều này có nghĩa phân tích hoạt động kinh doanh không phải chỉ là điểm kết thúc một chu kỳ kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu cho một hoạt động kinh doanh mới.
Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và có tác dụng giúp doanh nghiệp chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh như: Sản xuất, tổ chức, mua bán, tài chính…
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ GMT VIỆT NAM
Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam
2.1.1 Giới thiệu về Công ty Công ty Cổ phần thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam
-Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: Công ty Cổ phần thiết bị và chuyển giao
-Tên giao dịch tiếng anh: GMT VIET NAM MACHINES ANH TECHNOLOGI CHANSFER CORPORATION.
-Tên viết tắt: GMT VIETNAM., CORP
-Địa chỉ trụ sở chính: Số 187 đường Nguyễn Trãi ,phường Thượng Đình ,quận Thanh Xuân ,thành phố Hà Nội, Việt Nam.
-Văn phòng giao dịch : Số 471 đường Phúc Diễn, phường Xuân Phương, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
-Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
-Vốn điều lệ: 12.000.000.000 ( Mười hai tỷ đồng ).
Công ty Cp Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0104262024 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
TP Hà Nội cấp ngày 13/11/2009 lần đầu và đăng ký thay đổi lần thứ 4 theo Giấy CNĐKKD số: 0104262024 cấp ngày 10/8/2017 Những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty hiện nay như:
- Cung cấp trang thiết bị nội thất: ghế xoay,ghế quì,máy chiếu,hệ thông đèn cao cấp… cho các dự án nhà hàng, khách sạn, văn phòng, rạp chiếu phim, bệnh viện, trường học…
- Hệ thống các máy tiện,hàn cắt kim loại công nghệ cao
- Băng tải,vật liệu chịu lửa,…
- Hệ thống lọc bụi trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ,
- Cầu trục, cần cẩu, xe tải hạng nặng,
- Các máy móc gia công cơ khí và chế tạo máy…
-Bán buôn, bán lẻ các đồ dùng khác cho gia đình, doanh nghiệp : Khóa điện tử, motor cửa cuốn, camera…
-Mua bán , sản xuất, lắp đặt , bảo hành , bảo trì và vận hành các sản phẩm tự động hóa, thiết bị bảo vệ, thiết bị quan sát và công cụ hỗ trợ
-Lắp đặt hệ thống xây dựng khác: các loại cửa tự động, các hệ thống ống tưới nước, hệ thống lò sưởi, điều hòa, thang máy, cầu thang tự động…
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Chức năng của Công ty :
- Công ty có chức năng là tổ chức mua bán,xuất nhập khẩu các mặt hàng máy móc ,thiết bị phục vụ ngành công nghiệp.
- Hợp tác đầu tư với các công ty khác để mở rộng thị trường,phát huy hiệu quả kinh doanh một cách tối ưu nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho Công ty.
Sự phát triển không ngừng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cũng như sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, Công ty đã xác định những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Kinh doanh theo ngành nghề đã đăng kí,đúng mục đích thành lập doanh nghiệp và thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nước giao.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh giúp tối ưu hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng Đây là trách nhiệm của công ty đối với Nhà nước dựa trên việc phát huy năng lực thương mại sẵn có và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh.
- Mở rộng hợp tác với các cơ sở kinh tế trong và ngoài nước.
- Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý kinh tế ,chế độ quản lý tài sản,tài chính, lao động, tiền lương… do Công ty quản lý Làm tốt công tác phân phối theo lao động, đảm bảo công bằng xã hội, đào tạo bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức Công ty Cp Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thiết bị và chuyển giao
BỘ PHẬN LẮP ,SỬA CHỮA, BẢO HÀNH
- Tổng Giám đốc là người quản lý Công ty và là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình…
- Phòng kinh doanh: Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công việc của Phòng từng tháng để trình Tổng giám đốc phê duyệt…
- Phòng kế toán-tài chinh: Giúp Giám đốc về công tác kế toán thống kê, thông tin kinh tế, các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính Đảm bảo nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của Công ty Tổ chức hạch toán, thống kê kế toán, phản ánh chính xác, đầy đủ các số liệu, tình hình luân chuyển các loại vốn trong sản xuất kinh doanh ….
- Phòng nhân sự : tuyển dụng, đào tạo, đánh giá hiệu quả, thúc đẩy nhân viên, truyền thông nội bộ, an toàn lao động…
- Phòng kỹ thuật : Xây dựng phương án thi công, phương án kỹ thuật cho các dự án, các loại phương tiện xe máy thiết bị thi công, các sản phẩm khác để tổ chức thực hiện trong toàn Công ty Hướng dẫn, giám sát và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong quá trình sản xuất về mặt kỹ thuật, chất lượng, tiến độ, an toàn lao động, máy móc thiết bị và vệ sinh môi trường…
Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động của công ty cổ phần thiết bị và chuyển giao công nghệ
Trình độ hoặc học vấn Số lao động (người) Tỷ trọng (%)
Trên đại học 2 2.5 Đại học 8 10
Nguồn: Phòng Nhân sự công ty CP thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT năm 2018
Hiện nay, tổng số nhân viên của công ty là 80 người Nguồn nhân lực trẻ chiếm tỷ trọng cao Với đội ngũ nhân viên, công ty thực hiện chính sách phân công công việc phù hợp với năng lực và trình độ của mỗi người, tạo điều kiện cho mỗi cán bộ, nhân viên phát huy tinh thần trách nhiệm, khả năng của mình, từ đó đặt ra những chỉ tiêu kế hoạch đạt kết quả cao và xây dựng công ty ngày một phát triển hơn nữa.
Thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam
2.2.1 Khái quát về kết quả SXKD của Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam qua 2 năm 2016-2018
Bảng 2.2a: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam từ 2016-2017 Đơn vị tính :VNĐ
STT Chỉ tiêu Mã Số năm 2016 Số năm 2017 So sánh giữa 2017 và 2016
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 9.666.499.708 14.313.745.277 4.647.245.569 148
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 - -
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 2.672.083 1.385.597 (1.286.486) 52
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0 - -
8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 2.710.794.755 3.994.266.251 1.283.471.496 147
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 512.482.818 670.511.238 158.028.420 131
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 60 477.980.819 670.511.238 192.530.419 140
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam ngày 1/7/2018.
Qua bảng số liệu ta thấy, lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2017 so với năm
2016 tăng 192.530.419 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 40 % cho thấy năm 2017 Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình Đi sâu phân tích các chỉ tiêu ta thấy: Doanh thu BH&CCDV năm 2017 so với năm 2016 tăng 4.647.245.569 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 48% và giá vốn hàng bán năm 2017 so với năm 2016 tăng 3.229.632.587 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 50 % làm cho lợi nhuận gộp về BH&CCDV tăng 1.417.612.982 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 44% Điều này được đánh giá tốt, chứng tỏ Công ty đã tiết kiệm được chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng làm cho lợi nhuận tăng.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2017 so với năm 2016 giảm 1.286.486 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 48% Riêng chi phí tài chính hiện tại doanh nghiệp kinh doanh bằng vốn chủ sở hữu và hoạt động đầu tư tài chính nên phát sinh chi phí tài chính giảm 3.971.004 đồng tương ứng giảm 11% Chi phí quản lý kinh doanh của Công ty năm 2017 so với năm 2016 tăng 1.283.471.496 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 47% Điều này làm cho lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng 136.826.004 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 27% Đánh giá tốt.
Ngoài ra Công ty còn phát sinh chi phí khác, năm 2017 so với năm 2016 tăng33.542.584 đồng,lợi nhuận khác tăng 54.745.000 đồng, làm cho tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng 21.202.416 đồng Việc đầu tư ngoài luồng của công ty có lãi.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2017 so với năm 2016 tăng 158.028.420 đồng tương ứng tăng 31%, lợi nhuận từ việc đầu tư ngoài luồng dương nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng , đây là một trong những điểm tốt trong quá trình phát triển Vì lợi nhuận tạo ra chủ yếu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Bảng 2.2b: Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam từ 2017-2018 Đơn vị tính :VNĐ
T Chỉ tiêu Mã Năm 2017 Năm 2018
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 14.313.745.277 22.323.622.331 8.009.877.054 156
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 0 0 - -
3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 1.385.597 7.772.083 6.386.486 561
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 0 0 - -
8 Chi phí quản lý kinh doanh 24 3.994.266.251 5.110.794.655 1.116.528.404 128
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
13 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 670.511.238 1.808.912.283 1.159.603.461 279
15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam ngày 1/7/2018.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2018 so với năm 2017 tăng 1.114.899.046 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 164 % cho thấy năm 2018 Công ty đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ kinh doanh của mình Đi sâu phân tích các chỉ tiêu ta thấy:
Doanh thu BH&CCDV năm 2018 so với năm 2017 tăng 8.009.877.054 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 56% và giá vốn hàng bán năm 2018 so với năm 2017 tăng 5.695.169.678 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 59 % làm cho lợi nhuận gộp về BH&CCDV tăng 2.314.707.376 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 50% Điều này được đánh giá rất tốt, chứng tỏ Công ty đã tối ưu chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng làm cho lợi nhuận tăng.
Doanh thu hoạt động tài chính năm 2018 so với năm 2017 tăng 6.386.486 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 461% Chi phí tài chính tăng 44.961.997 đồng tương ứng tăng 139% Chi phí quản lý kinh doanh của Công ty năm 2018 so với năm 2017 tăng 1.116.528.404 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 28% Điều này làm cho lợi nhuận thuần từ HĐKD tăng 1.170.603.461đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 147% Đánh giá tốt.
Ngoài ra năm 2018 Công ty không phát sinh chi phí và lợi nhuận khác Việc đầu tư ngoài luồng của công ty có không có lãi.
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2018 so với năm 2017 tăng 1.149.401.045 đồng tương ứng tăng 171% Lợi nhuận của Công ty tăng rất mạnh,chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty đang diễn ra rất thuận lợi.
2.2.2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam giai đoạn 2016-2018
2.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty:
Bảng 2.3 : Hiệu quả sử dung lao động của Công ty Cổ phần thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam giai đoạn 2016-2018 Đơn vị: Đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017
3 Số lao động bình quân 97 100 100 3 3 0 -
Nguồn: Báo cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam ngày 1/7/2018.
Hiệu quả sử dụng lao động giai đoạn 2016-2017:
Trong năm 2017, doanh thu và lợi nhuận cùng với số lao động của Công ty đều tăng Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng lao động do đó sức sản xuất của lao động và sức sinh lợi của lao động của Công ty vẫn tăng trưởng rất mạnh mẽ Cụ thể như sau:
+ Sức sản xuất của lao động năm 2016 là 99.654.636 đồng, năm 2017 là 143.137.452 đồng, tăng so với năm 2016 là 43.482.816 đồng và tốc độ tăng trưởng là 43,6% Với sức sản xuất của lao động như trên, trong năm 2017 trung bình mỗi nhân viên của công ty làm ra hơn 143 triệu đồng doanh thu cho Công ty.
+ Sức sinh lợi của lao động năm 2017 là 6.705.112 đồng đã tăng 1.777.475 đồng so với mức 4.927.637 đồng của năm 2016 Như vậy, trung bình mỗi lao động trong năm 2017 tạo ra được cho Công ty gần 7 triệu đồng lợi nhuận trong khi năm 2016 trung bình mỗi lao động tạo ra cho công ty hơn 4 triệu đồng lợi nhuận.
Từ sức sinh lời của lao động và sức sản xuất của lao động ta thấy rằng, trong năm
2017 tăng trưởng mạnh mẽ so với năm 2016 chứng tỏ : trong năm 2017 công ty đã sử dụng lao động một cách hợp lý và có hiệu quả hơn.
Sức sản xuất của lao động chịu tác động của hai nhân tố là số lao động và doanh thu Còn sức sinh lợi của lao động chịu tác động từ hai nhân tố là số lao động và lợi nhuận
-Sức sản xuất của lao động năm 2017 tăng 43.482.816 đồng so với năm 2016 Trong đó:
+Doanh thu tăng làm cho năng suất lao dông tăng, sức sản xuất tăng 43.482.816 đồng
+Lao động bình quân tăng làm cho sức sản xuất của lao động giảm 4.426.931 đồng
-Sức sinh lời của lao dộng năm 2017 tăng 1.777.475 đồng so với năm 2016
Số lao động tiết kiệm được do tăng năng suất lao động:
DT ¯LD = - 43,6 có nghĩa là với năng suất lao động như năm 2016, để đạt được doanh thu như năm 2017 thì Công ty cần sử dụng lượng lao động là 97 + 44 = 141 lao động, nhưng trên thực tế do năng suất lao động tăng lên nên Công ty chỉ phải sử dụng
Hiệu quả sử dụng lao động giai đoạn 2017-2018:
Năm 2018, doanh thu và lợi nhuận của Công ty tăng mạnh trong khi số lao động không thay đổi Cụ thể như sau :
+ Sức sản xuất của lao động năm 2018 là 223.236.223 đồng, năm 2017 là 143.137.452 đồng, tăng so với năm 2017 là 80.098.771 đồng và tốc độ tăng trưởng là
56 % Với sức sản xuất của lao động như trên,trong năm 2018 trung bình mỗi nhân viên của công ty làm ra hơn 223 triệu đồng doanh thu cho Công ty.
+ Sức sinh lợi của lao động năm 2018 là 17.744.102 đồng đã tăng gần gấp hơn 2 lần là 11.494.010 đồng so với mức 6.705.112 đồng của năm 2017 Như vậy, trung bình mỗi lao động trong năm 2018 tạo ra được cho Công ty hơn 18 triệu đồng lợi nhuận trong khi năm 2017 trung bình mỗi lao động tạo ra cho Công ty gần 7 triệu đồng lợi nhuận.
Tương tự, với năng suất lao động như năm 2017, để đạt được doanh thu như năm
2018 thì Công ty cần sử dụng thêm 56 lao động, nhưng trên thực tế do năng suất lao động tăng lên nên Công ty chỉ phải sử dụng 100 lao động.
Kết luận: Nhìn chung hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cổ phần thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam giai đoạn 2016-2018 rất tốt và cần được phát huy.
2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản a) Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định Để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định ta xét bảng biến động cơ cấu tài sản cố định trong 3 năm (2016 – 2018) của Công ty Cổ phần thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam.
Bảng 2.4 : Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của Công ty Cổ phần thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam giai đoạn
STT Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Nguồn: Báo cáo hiệu quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ Phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam ngày 1/7/2018.
Hiệu quả sử dụng tài sản cố đinh năm 2016-2017:
Đánh giá chung thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công Ty của Công ty Cổ phần thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam
ty Cổ phần thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam
2.3.1 Những thành công trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của của Công ty Cổ phần thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam
Sau khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty, ta thấy được Công ty đã đạt được những thành công nhất định như sau :
Doanh thu năm 2016 , năm 2017 và năm 2018 lần lượt là 9.666.499.708 đồng, 14.313.745.277 đồng và 22.323.622.331 đồng Năm 2017 tăng 4.647.245.569 đồng hay 48% so với năm 2016, năm 2018 tăng 8.009.877.054 đồng, tương ứng tỷ lệ tăng là
56 % so với năm 2017 Doanh thu hàng năm tăng qua các năm , điều đó thể hiện những nỗ lực của công ty trong khâu lập kê hoạch kinh doanh, lắp ráp, thiết kế thi công và tiêu thụ sản phẩm khi mà thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh gay gắt Công ty đã tiến hành các hoạt động xúc tiến như marketing,quảng cáo, tiếp thị,… để giới thiệu công ty đến khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, giúp công ty có chỗ đứng trên thị trường và có khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác có cùng lĩnh vực kinh doanh.
Lợi nhuận sau thuế của Công ty hàng năm tăng:
Lợi nhuận sau thuế năm 2017 là 670.511.238 đồng tăng hơn 192.530.419 đồng so với năm 2016 Lợi nhuận sau thuế năm 2018 là 1.774.410.284 đồng tăng1.114.899.046 đồng gấp 2,6 lần so với năm 2017
Nguồn vốn của công ty liên tục tăng qua các năm:
Doanh thu thuần các năm tăng nhanh hơn so với ngồn vốn của Công ty chứng tỏ Công ty ngày càng tự chủ được khả năng tài chính của mình Tỷ suất sử dụng đồng vốn trong hoạt động kinh doanh nhìn chung là có hiệu quả, ngày càng tạo ra nhiều doanh thu và lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng chi phí tốt :
Chỉ tiêu doanh thu chi phí tăng tăng lần lượt các năm 2016, 2017, 2018 nhưng tăng chậm hơn so với tăng trưởng của doanh thu Điều này chứng tỏ rằng mức chi phí mà công ty bỏ ra nhiều hơn, doanh thu đã đạt được rất xứng với phần chi phí mà Công ty đã sử dụng Công ty đã tiết kiệm và sử dụng tốt chi phí, làm cho hiệu quả sử dụng chi phí tăng lên, ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng lao động rất tốt:
Với năng suất lao động như năm 2016, để đạt được doanh thu như năm 2017 là 14.313.745.277 đồng thì Công ty cần sử dụng 141 lao động, nhưng trên thực tế do năng suất lao động tăng lên nên Công ty chỉ phải sử dụng 97 lao động Tương tự, với năng suất lao động như năm 2017, để đạt được doanh thu như năm 2018 thì Công ty cần sử dụng thêm 56 lao động, nhưng trên thực tế do năng suất lao động tăng lên nên Công ty chỉ phải sử dụng 100 lao động.
2.3.2 Những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công Ty
Hàng tồn kho tăng lên qua các năm : năm 2017 tăng lên 523.057.553 đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng 374.685.183 đồng so với năm 2017.Số vòng quay hàng tồn năm 2017, sau đó lại tăng nhẹ 0,65 vòng vào năm 2018 Hàng tồn kho tăng và số vòng quay hàng tồn kho giảm là một dấu hiệu không tốt, là một biểu hiện của việc quản lý và sử dụng tài sản lưu động chưa thực sự hiệu quả.
Tình hình các khoản thu:
Vòng quay các khoản phải thu của công ty không ổn định, chỉ số này còn khá thấp
Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động chưa tốt :
Sức sản xuất và sức sinh lời của tài sản lưu động năm 2017 bị âm, điều đó thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty không tốt Năm 2018 , sức sản xuất và sức sinh lợi của tài sản lưu động có tăng lên nhưng chưa thực sự cao.
CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
Mục tiêu và định hưởng phát triển nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam giai đoạn 2019-2021
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay gắt, nâng cao hiệu quả kinh doanh là điều kiện tồn tại thiết yếu của Công ty.
Trong cơ chế thị trường, Công ty cần giải quyết vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? được dựa trên cơ sở quan hệ - cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác phải tự đặt ra các quyết định kinh doanh của mình, tự hạch toán lỗ lãi, lãi nhiều hưởng nhiều lãi ít hưởng ít, không có lãi sẽ đi đến phá sản Công ty Do đó mục tiêu lợi nhuận trở thành một trong những mục tiêu quan trọng nhất, mang tính sống còn của cả Công ty.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển Môi trường cạnh tranh càng gay gắt, trong cuộc cạnh tranh đó có những đối thủ vẫn đứng vững và phát triển, bên cạnh đó không ít đối thủ bị thua lỗ, giải thể,phá sản Để đứng vững trên thị trường các Công ty luôn phải chú ý tìm mọi cách giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín của mình trên thị trường nhằm tối đa hoá lợi nhuận Như vậy : “ Để đạt được hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của Công ty và trở thành vấn đề sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển.”
Xây dựng và phát triển Công ty trở thành tập đoàn kinh tế mạnh lấy hiệu quả kinh tế, xã hội làm thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững Thực hiện đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, để đảm bảo Công ty là một nhà thầu mạnh, có khả năng làm tổng thầu các công trình lớn trong nước và quốc tế Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Lấy hiệu quả kinh tế, xã hội làm thước đo chủ yếu và sự phát triển bền vững của công ty về chất: Đó là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, uy tín của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
Duy trì và tiếp tục phát triển công ty là doanh nghiệp mạnh của ngành xuất-nhập khẩu các thiết bị, dây chuyền sản xuất máy móc hiện đại và đồ dùng nội thất.
3.1.2 Định hưởng phát triển nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam giai đoạn 2019-2021
Định hướng phát triển sản phẩm:
Công ty luôn xác định nâng cao chất lượng, đa dạng hóa về tính năng, hình thức, mục đích sử dụng của sản phẩm và dịch vụ mang lại cho khách hàng Đây là những giải pháp mang tính sống còn để tồn tại và phát triển.
Định hướng về phát triển nguồn nhân lực:
Dự tính đến năm 2021 toàn công ty sẽ có trên 150 lao động trong đó 2/3 lao động
Gia tăng quỹ lương cho nhân viên đảm bảo thu nhập Công nhân viên bình quân
12 trVNĐ/ tháng giúp đảm bảo đời sống của người lao động tạo sự gắn bó lâu dài của lao động đối với Công ty.
Hướng tới đào tạo 20 nhân viên sang nước ngoài học hỏi , tiếp thu kinh nghiệm sửa chữa máy móc hiện đại …
Định hướng hoạt động marketing:
Nâng cao uy tín thương hiệu Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam qua các dự án , hợp đồng ký kết.
Xây dựng kế hoạch marketing mở rộng thị trường ở các thành phố lớn và các tỉnh lân cân như: TP Hà Nội , Hưng Yên, Bắc Ninh,…
* Hiệu quả kinh doanh dự kiến giai đoạn 2019-2021 :
Bảng 3.1 : Hiệu quả kinh doanh dự kiến của Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam giai đoạn 2019-
3 Số lao động bình quân 115 130 150 15 13 20 15,4
10 Hiệu quả sử dụng chi phí =(4)/(1)*100 86,67 84,6 80 (2,07) _ (4,6) _
11 Hiệu quả sử dụng vốn CSH =(1)/(5) 2,91 3 3,65 0,09 3,1 0,65 21,67
12 Số lần chu chuyển tài sản lưu động = (2)/(6) 2,1 2,5 2,74 0,4 19 0,24 9,6
13 Số ngày chu chuyển tài sản lưu động = (6)*360/(2) 172 144 131 (28) (16,28) 13 (9)
14 Sức sản xuất của tài sản cố định
Nguồn: Báo cáo hiệu quả kinh doanh dự kiến kinh của Công ty Cổ Phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam ngày 1/1/2019.
Như vậy, sau khi Công ty có thể khắc phục, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh thì Công ty có thể đạt được một số kết quả đáng kể như sau:
- Doanh thu thuần của Công ty tăng lên: dự kiến doanh thu năm 2019 Công ty đạt được là 30 tỷ đồng, năm sau tăng lên 39 tỷ đồng, đến năm 2021 sẽ là 50 tỷ đồng.
- Lợi nhuận sau thuế tăng nhanh: đạt 4 tỷ đồng năm 2019, tăng lên thành 6 tỷ năm 2020 và đạt được 10 tỷ vào năm 2021.Số lao động hàng năm tăng lên trong khi năng suất lao động cũng tăng lên Để đạt được điều đó, cần tuyển dụng lao động một cách có chọn lọc, nâng cao trình độ cho đội ngũ công, nhân viên…
- Hiệu quả sử dụng chi phí giảm: năm 2020 giảm 2% so với năm 2019, năm
2021 giảm 4,6% so với năm 2020 Chứng tỏ, Công ty sử dụng chi phí hợp lý và có hiệu quả Cần lập kế hoạch kinh doanh đối với từng tài sản cụ thể, theo dõi các khoản tiền, tài sản ngắn hạn,…
- Hiệu quả sử dụng vốn CSH tăng chứng tỏ hiệu quả kinh doanh vốn CSH là có lãi.
- Số vòng quay tài sản lưu động tuy nhỏ, nhưng có xu hướng tăng lên Để tăng số vòng quay của tài sản lưu động, Công tý cần lập kế hoạch sử dụng tài sản lưu động định kỳ một cách hợp lý, theo dõi tình hình hàng tồn kho, …
Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam
Cổ phần Thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam
Công ty nên có chính sách chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng lớn và khách hàng thường xuyên Như vậy vừa thúc đẩy khách hàng thanh toán tiền sớm, lại giảm bớt được các khoản nợ
Công ty cần có các điều khoản ràng buộc mang tính pháp lý chặt chẽ trong đó có các quy định giới hạn về thời gian trả tiền và phương thức trả tiền Có như vậy thì mới buộc bên mua hàng trả tiền đúng hạn Và các khoản phải thu sẽ trở nên bớt rủi ro hơn Trong hợp đồng cũng cần phải có các điều khoản quy định về việc nếu không trả tiền đúng hạn sẽ phải chịu bồi thường Tuy nhiên cũng cần phải linh hoạt trong các trường hợp cần thiết, chẳng hạn như đối với những doanh nghiệp theo mùa vụ thì có thể linh hoạt cho họ về thời hạn trả tiền khi mùa vụ kết thúc.
Muốn giảm bớt rủi ro trong tín dụng thương mại Công ty cần có bộ phận quản lý các bộ phận cộng nợ Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm phân tích khả năng tín dụng của khách hàng dựa trên những tiêu chuẩn tín dụng, kết hợp với việc phân tích và đanh giá khoản tín dụng được đề nghị thông qua chỉ tiêu NPV.
Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu công việc này cũng không kém phần quan trọng Bởi công việc này sẽ xác định được và kịp thời giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại.
3.2.3 Nâng cao hiệu quả công tác quản lý
Công tác quản lý là công việc quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp Do vậy nâng cao hiệu quả công tác quản lý là một việc rất cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ Công tác quản lý ở đây bao gồm: Quản lý con người và quản lý TSLĐ.Phần này chỉ xin đề cập đến công tác quản lý con người vì con người là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Công ty cần nâng cao trình độ chuyên môn cho các đơn vị, cá nhân tham gia thực hiện công tác quản lý, đặc biệt là các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp Công ty cần nâng cao hơn nữa việc chuyên môn hóa công tác quản lý TSLĐ Đồng thời việc sắp xếp nhân viên một cách hợp lý, phù hợp với trình độ chuyên môn cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ
Công ty Cổ phần thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam là một doanh nghiệp với nhiều phòng ban, số lượng cán bộ, nhân viên lớn vì vậy việc phối hợp một cách đồng bộ giữa tất cả các phòng ban là rất cần thiết để duy trì hoạt động ổn định cho công ty Những cán bộ quản lý của công ty cần thực hiện việc giám sát chặt chẽ, và thống nhất giữa tất cả các bộ phận theo đúng chính sách Chính việc đó sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh.
Công tác quản lý TSLĐ là một trong ba nội dung chính của quản lý tài chính doanh nghiệp Giải pháp chung là các nhà quản lý cần dự tính được kế hoạch sản xuất kinh doanh, từ đó có kế hoạch dự trữ hợp lý Tất cả công việc này gọi là kế hoạch hóa TSLĐ Các kế hoạch được lập dựa trên việc so sánh và phân tích số liệu cũng như nhu cầu ở các năm trước, làm cơ sở cho năm tính toán.
3.2.3 Nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên Đội ngũ nhân viên của công ty rải rác ở các trụ sở,văn phòng nên việc quản lý sử dụng nguồn nhân lực chưa đạt được hiệu quả cao Công ty Cổ phần thiết bị và chuyển giao công nghệ GMT Việt Nam với đội ngũ nhân viên trẻ và năng động tuy nhiên vẫn còn thiếu kinh nghiệm Muốn sử dụng một cách hiệu quả TSLĐ thì việc nâng cao sự hiểu biết và trình độ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên là không thể thiếu Sau đây là một vài giải pháp: việc, doanh nghiệp cần phải có những khoá đào tào nhằm bồi dưỡng kiến thức mới, nâng cao trình độ sử dụng những máy móc hiện đại, áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình xử lý công việc, tuyên truyền để họ hiểu được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp.
- Đối với đội ngũ công nhân viên trẻ có kiến thức những chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế cần phải hướng dẫn kèm cặp họ đồng thời phải phát huy trí sáng tạo, khả năng tự tìm tòi của họ trong công việc, có như vậy doanh nghiệp mới có một đội ngũ nhân viên nhiệt tình và trung thành với doanh nghiệp.
3.2.4 Giải pháp riêng đối với từng bộ phận của TSLĐ
Ngoài các giải pháp chung như trên thì đối với từng thành phần trong tài sản lưu động cũng có những giải pháp riêng như:
3.2.4.1 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền:
Sử dụng mô hình quản lý tiền EOQ để xác định lượng tiền mặt tối ưu:
Thường xuyên theo dõi dòng tiền ra và dòng tiền vào:
Công ty cần áp dụng mô hình quản lý tiền EOQ để xác định lượng tiền mặt tối ưu Phương pháp xác định đã được nêu rõ ở phần trên Đồng thời với việc đó công ty phải thường xuyên theo dõi lưu chuyển tiền tệ, tức là theo dõi dòng tiền ra và dòng tiền vào công ty một cách chặt chẽ Xem xét xem những dòng tiền ra có hợp lý và việc sử dụng đó đã đúng mục đích hay chưa Từ đây xác định được nhu cầu tiền mặt Muốn làm tốt việc này các cán bộ tài chính phải theo dõi nhu cầu của các năm trước, đồng thời dự tính nhu cầu năm nay, làm sao để đưa ra lượng dữ trữ tiền mặt một cách hợp lý nhất tránh tình trạng dự trữ quá nhiều sẽ làm lãng phí hoặc bỏ qua những cơ hội đầu tư ngắn hạn, cũng như mức dự trữ quá thấp có thể đe doạ khả năng thanh toán của công ty.
3.2.4.2 Nâng cao hiệu quả quản lý các khoản phải thu
Công ty nên có chính sách chiết khấu, giảm giá cho những khách hàng lớn và khách hàng thường xuyên Như vậy vừa thúc đẩy khách hàng thanh toán tiền sớm, lại giảm bớt được các khoản nợ
Công ty cần có các điều khoản ràng buộc mang tính pháp lý chặt chẽ trong đó có các quy định giới hạn về thời gian trả tiền và phương thức trả tiền Có như vậy thì mới buộc bên mua hàng trả tiền đúng hạn Và các khoản phải thu sẽ trở nên bớt rủi ro hơn Trong hợp đồng cũng cần phải có các điều khoản quy định về việc nếu không trả tiền đúng hạn sẽ phải chịu bồi thường Tuy nhiên cũng cần phải linh hoạt trong các trường hợp cần thiết, chẳng hạn như đối với những doanh nghiệp theo mùa vụ thì có thể linh hoạt cho họ về thời hạn trả tiền khi mùa vụ kết thúc.
Muốn giảm bớt rủi ro trong tín dụng thương mại Công ty cần có bộ phận quản lý các bộ phận cộng nợ Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm phân tích khả năng tín dụng của khách hàng dựa trên những tiêu chuẩn tín dụng, kết hợp với việc phân tích và đanh giá khoản tín dụng được đề nghị thông qua chỉ tiêu NPV.
Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu công việc này cũng không kém phần quan trọng Bởi công việc này sẽ xác định được và kịp thời giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động tín dụng thương mại.
Các kiến nghị đối với cơ quan hữu quan nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty
Giảm bớt thuế nhập khẩu đối với một số loại kinh kiện để Công ty có điều kiện giảm giá thành sản phẩm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Thành lập hệ thống tín dụng có tính chất hỗ trợ của Nhà nước như ngân hàng đầu tư phát triển cho vay vốn với lãi suất ưu đãi.
3.3.2 Kiến nghị đối với tổ chức tín dụng
Các tổ chức tín dụng cần tạo điều kiện hơn nữa để cho doanh nghiệp có thể tiếp cận đến các loại nguồn vốn của các tổ chức (nguồn ngắn hạn, nguồn dài hạn) để doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh ra bên ngoài, để doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vào công nghệ, thiết bị… từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp để có thể hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp Điều này có lợi cho cả doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng lẫn nền kinh tế cùng nhau phát triển. Đi đôi với việc tạo điều kiện cho vay vốn thì Ngân hàng cũng phải thực hiện giám sát chặt chẽ phần vốn vay Có như vậy mới đưa nguồn vốn vay sử dụng một cách có hiệu quả Từ đó thúc đẩy Công ty sử dụng tài sản nói chung và tài sản lưu động nói riêng một cách hiệu quả.