KHẢONGHIỆMGIỐNGVÀĐÁNHGIÁKHẢNĂNGPHÁTTRIỂNCÂYMACADAMIAỞVIỆTNAM Nguyễn Đình Hải, Mai Trung Kiên, Hà Huy Thịnh Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Nguyễn Đức Kiên Trung tâm NghiêncứuGiốngcây rừng TÓM TẮT Macadamia là cây ăn quả thân gỗ, thuộc nhóm quả hạch. Hạt Macamadia có giá trị kinh tế cao với tỷ lệ dầu trong nhân 71 - 80%. Macadamia hiện được gây trồng rộng rãi ở Australia, Hawaii, Nam Phi và Braxin. Trong giai đoạn 2002-2010, Trung tâm nghiêncứugiốngcây rừng đã thực hiện đề tài khảonghiệmgiốngvà nhân giốngMacadamiaởViệt Nam. Trong giai đoạn này, đề tài đã xây dựng được 8 ha khảonghiệm dòng vô tính kết hợp làm mô hình trên một số vùng sinh thái sử dụng 9 dòng nhập khẩu từ Australia và 2 dòng từ Trung Quốc. Đề tài đồng thời đã xây dựng được 8 ha khảonghiệm hậu thế của 20 cây mẹ sai quả chọn lọc tại Ba Vì. Căn cứ vào kết quả khảonghiệm hậu thế/dòng vô tính và rừng trồng mô hình tại các tỉnh Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Ninh, Đắc Lắc, Đăk Nông, Sơn La và Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2002-2010, đề tài đã xác định được một số dòng có sinh trưởng tốt và có sản lượng quả cao cho từng vùng: - Tại Ba Vì (Hà Nội) các dòng Macadamia 842, OC và 856 có sinh trưởng tốt và sản lượng hạt cao 1,25kg/cây vượt đối chứng cây hạt 3,4 lần. - Tại Đồng Hới (Quảng Bình) các dòng Macadamia OC, 741, 816 và 246 có sinh trưởng tốt và sản lượng hạt cao 1,51kg/cây vượt đối chứng cây hạt 7,0 lần. - Tại Krông Năng (Đắc Lắc) các dòng Macadamia 849, 246, 816 và OC có sinh trưởng tốt và sản lượng hạt cao 6,22kg/cây vượt đối chứng cây hạt 3,8 lần. Điều kiện lập địa tại Krông Năng (Đắc Lắc) trên đất đỏ Bazan tầng đất dày độ cao 700m, nhiệt độ bình quân năm 23,7 o C, lượng mưa bình quân 1770 mm/năm rất thích hợp cho sinh trưởng và ra hoa kết quả của cây Macadamia. Sau 6 năm các dòng Macadamia có Do= 11,82 cm; Hvn= 5,15 m; Dt = 3,94 m, sản lượng hạt trung bình đạt 4,8 kg/cây. Macadamia ra nụ hoa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, hoa nở vào tháng 3 - 4, hình thành quả cuối tháng 4 đến tháng 6, quả lớn vàgià từ tháng 6 - 8, quả chín và rụng từ tháng 9-11. Các dòng Macadamia có chiều dài bông hoa tự (11,1 cm - 21,6 cm), số lượng hoa tự trên bông (226 hoa - 453 hoa), tỷ lệ đậu quả (0,02% - 1,6%), đường kính quả (2,8 cm - 3,2 cm). Các dòng Macadamia ra hoa có sai lệch nhau về thời gian, khi trồng câyMacadamia cần phải phối hợp một số giống có thời gian ra hoa cùng nhau, tạo điều kiện cho sự thụ phấn chéo giữa các giống, nhằm tăng tỷ lệ đậu quả của các dòng. Khảonghiệm hậu thế các giốngMacadamia giai đoạn 2 (2006 - 2010) tại Ba Vì (Hà Nội), Hoành Bồ (Quảng Ninh), Cầu Hai (Phú Thọ) vàNam Đàn (Nghệ An) đều có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt. Nhân giống hom Macadamia dùng thuốc IBA nồng độ 1500 ppm, thời vụ giâm từ tháng 4 đến tháng 9, giá thể giâm là hỗn hợp 1/3 cát vàng + 1/3 trấu + 1/3 rơm ủ hoai, lấy hom bánh tẻ chối vượt từ vườn vật liệu giống là thích hợp nhất. Các dòng Macadamia khi nhân giống hom đều cho tỷ lệ ra rễ khá cao từ (45,6% - 87,8%). Nhân giốngMacadamia dùng phương pháp ghép nối, ghép vào các tháng 1-3 và các tháng 10-12. Tuổi gốc ghép thích hợp là gốc ghép 24 tháng tuổi và 36 tháng tuổi. Các dòng Macadamia khi nhân giống bằng phương pháp ghép đều cho tỷ lệ sống của hom ghép cao từ (64,4 - 88,3%). Từ khóa: Khảonghiệm giống, Macadamia. ĐẶT VẤN ĐỀ Macadamia là cây ăn quả thân gỗ, thuộc nhóm quả hạch, hạt có vỏ cứng, tỷ lệ nhân 30 - 50%, tỷ lệ dầu trong nhân 71 - 80%. Nhân hạt Macadamia được dùng làm nhân bánh ngọt, nhân socola, kem, hoặc ăn trực tiếp ở dạng đồ hộp. Thành phần chất dinh dưỡng trong nhân hạt Macadamia như chất béo chiếm 78,2%, các hợp hất đường 10%, các hợp chất đạm (protein) 9,2%, Kali 0,37%, phốt pho 0,17%, Ma nhê 0,12%, hàm lượng dầu béo 78,2% trong nhân hạt Macadamia cao hơn Lạc, Điều, Năm 1994, câyMacadamia integrifolia đã được Trung tâm nghiêncứugiốngcây rừng thuộc viện Khoahọc Lâm nghiệp ViệtNam trồng thử tại Ba Vì. Đến năm 1999, một số cây đã bắt đầu cho quả, năm 2002, có cây đã có 7 kg hạt. Năm 2002, Trung tâm nghiêncứugiốngcây rừng đã nhập 9 dòng Macadamia của Úc và 2 dòng của Trung Quốc. Đây là những dòng sai quả đang được nhiều nước trên thế giới nhập giống gây trồng. Ngoài ra, trong các năm 2002, 2003, một số địa phương như Con Cuông (Nghệ An), Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn, nhập giốngMacadamia từ Trung Quốc về gây trồng. Tuy vậy, câyMacadamia là một giốngcây cho quả mới mà chúng ta chưa có những nghiêncứu cần thiết. Vì vậy, việc nhập các giống có năng suất cao trồng thử nghiệm trên một số vùng sinh thái ở nước ta nhằm xác định khảnăng sinh trưởng vàpháttriển của các dòng đã nhập vànghiêncứu phương thức nhân giống thích hợp cho loài cây này là rất cần thiết cho việc pháttriển trồng câyMacadamiaởViệt Nam. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU Vật liệu nghiêncứu - Các dòng cây ghép được nhập từ Australia: Daddow, 246, 344, 842, 816, 849, 856, 741, NG8 và Trung quốc: OC, A800. - Cây con từ hạt của Australia (ĐC1) vàcây hom Ba Vì (ĐC2). - Cây con từ hạt của các giống sai quả: H2, 781, 246, A38, Daddow, 344, 741, 842, 791, 800, 268, A4, A16, 203, 814, 816, 849, 333, 508 và 666. - Hom các dòng Daddow, 246, 344, 816, 849, 856, 741, NG8, 842, OC và A800. Phương pháp nghiêncứuKhảonghiệm tại hiện trường - Thí nghiệm trồng theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, Mỗi dòng trồng 16 cây chia 4 lần lặp. - Mật độ trồng 192 cây/ha (7m x 7m), lượng phân bón 50kg phân chuồng hoai + 500gam NPK/cây. Nghiêncứu nhân giống sinh dưỡng bằng phương pháp giâm hom + Ảnh hưởng của chất điều hóa sinh trưởng, thời vụ, giá thể và loại hom đến tỷ lệ ra rễ của hom - Chất điều hòa sinh trưởng đã dùng là IAA, IBA, và NAA với 5 nồng độ khác nhau là 500ppm, 750ppm, 1000ppm, 1500ppm và 2000ppm. - Các thí nghiệm gồm 90 hom chia 3 lần lặp lại cho mỗi công thức thí nghiệm. Nghiêncứu nhân giống bằng phương pháp ghép + Ảnh hưởng của phương pháp ghép, thời vụ ghép và tuổi gốc ghép đến tỷ lệ sống của hom ghép - Các phương pháp được áp dụng là ghép mắt, ghép áp cành và ghép nối. - Thí nghiệm thời vụ ghép, tuổi gốc ghép được thực hiện theo phương pháp ghép nối. Mỗi công thức thí nghiệm ghép 90 hom chia 3 lần lặp lại. Theo dõi thời gian ra hoa, đậu quả một số giốngMacadamia tại Ba Vì Thu thập và xử lý số liệu - Số liệu thu thập được phân tích bằng chương trình phần mềm DATA PLUS (Wiliams, et al,1999), GENSTAT 5.0 (Wiliams & Matheson, 1994) và EXCEL 5.0. KẾT QUẢ NGHIÊNCỨUKhảonghiệm dòng vô tính Đề tài triển khai 8,0 ha mô hình khảonghiệm dòng vô tính Macadamia tại Ba Vì (Hà Nội) 2,0 ha; Uông Bí (Quảng Ninh) 1,0 ha; Mai Sơn (Sơn La) 1,0 ha; Đồng Hới (Quảng Bình) 1,0 ha ; CRông Năng (Đắc Lắc) 1,0 ha ; Đắc Plao (Đắc Nông) 1,0 ha và Đại Lải (Vĩnh Phúc) 1,0 ha. Kết quả khảonghiệm từ (2002 -2010) cho thấy tại Ba Vì (Hà Nội); Đồng Hới (Quảng Bình); Krông Năng (Đắc Lắc) sau 6 - 8 năm một số dòng Macadamia có sinh trưởng tốt và ra hoa, đậu quả cao ở Ba Vì (Hà Nội), Đồng Hới (Quảng Bình) và Krông Năng (Đắc Lắc). Bảng 1. KhảonghiệmMacadamia tại Ba Vì - Hà Nội (10/2002 - 8/2010) Do (cm) H (m) Dt (m) Sản lượng hạt TB (kg/cây) năm 2009 Sản lượng hạt TB (kg/cây) năm 2010 Tên dòng Tỷ lệ sống (%) X V% X V% X V% X V% X V% Daddow 100 13,23 17,3 4,68 9,9 4,50 12,6 0,56 7,7 0,68 4,9 842 87,5 11,55 6,3 3,88 10,2 3,33 7,1 1,73 4,8 1,28 2,7 344 87,5 11,06 15,8 4,62 10,9 3,38 19,7 0,63 1,5 0,51 4,1 856 87,5 10,80 16,1 4,65 23,1 3,70 16,2 1,78 8,6 1,34 4,5 A800 100 10,50 0,00 4,00 0,00 1,68 0,00 0,93 1,5 0,11 6,4 816 100 10,30 15,2 4,43 10,3 3,23 10,3 0,40 27,7 0,26 4,8 246 87,5 10,18 6,9 3,96 8,9 3,48 8,7 0,63 6,4 0,47 44,3 741 87,5 9,83 9,5 4,12 7,3 3,22 13,7 0,63 9,2 0,51 19,7 NG8 100 9,83 19,6 3,78 26,6 3,2 27,0 0,26 26,2 0,11 21,0 OC 87,5 9,59 9,9 3,81 17,3 2,75 9,9 1,60 5,1 1,14 26,1 849 87,5 8,90 24,7 3,55 25,9 2,92 28,6 0,53 10,9 0,30 1,9 ĐC 1 87,5 8,80 17,1 4,26 8,8 3,46 14,6 0,30 33,3 0,37 11,8 ĐC 2 87,5 7,32 25,6 3,45 17,6 2,83 29,2 0,46 13,1 0,69 9,9 TB 10,15 4,09 3,23 0,80 0,60 F tt 7,47 7,18 11,9 15,0 10,90 Ftb 4,26 4,26 4,26 3,40 3,40 Ghi chú: ĐC1: Cây hạt Úc; ĐC2: Cây hom Ba Vì Số liệu ở bảng 1 cho thấy sau 7,5 tuổi tất cả các dòng trồng khảonghiệm đều có tỷ lệ sống cao (87,5 - 100%). Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng vàkhảnăng ra hoa kết quả của các dòng Macadamia bước đầu có thể đánhgiá dòng 842, OC, 856, thích hợp cho vùng Ba Vì (Hà Nội) và những vùng có điều kiện khí hậu và đất đai tương tự như ở Ba Vì (Hà Nội). Bảng 2. KhảonghiệmMacadamia tại Đồng Hới - Quảng Bình (11/2003 - 8/2010) Do (cm) H (m) Dt (m) Sản lượng hạt TB (kg/cây) năm 2009 Sản lượng hạt TB (kg/cây) năm 2010 Tên dòng Tỷ lệ sống (%) X V% X V% X V% X V% X V% 741 87,5 8,44 21,1 3,37 25,7 2,28 36,4 1,56 9,2 1,08 5,7 246 87,5 7,27 29,2 3,14 34,7 1,95 46,3 1,93 10,7 1,52 7,0 OC 100 7,19 20,1 3,27 28,5 1,91 27,6 1,80 9,7 1,28 2,0 816 100 6,86 31,7 3,35 30,2 1,99 39,0 2,10 16,8 1,72 2,9 ĐC1 87,5 8,84 23,2 3,46 23,7 2,34 30,9 0,5 24,3 0,20 50,0 TB 7,72 3,32 2,09 1,58 1,16 F tt 34,30 0,198 1,62 19,70 11,86 Ftb 5,32 5,32 5,32 4,45 4,45 Ghi chú: Cây con từ hạt của Úc (ĐC1) Số liệu ở bảng 2 cho thấy sau 6,5 tuổi các dòng Macadamia trồng khảonghiệm đều có tỷ lệ sống cao (93,7 - 100%). Tổng hợp các chỉ tiêu sinh trưởng vàkhảnăng ra hoa kết quả, bước đầu có thể đánhgiá dòng OC, 741, 816 và 246 là thích hợp cho vùng Đồng Hới (Quảng Bình) và những vùng có điều kiện khí hậu và đất đai tương tự như ở Đồng Hới (Quảng Bình). Bảng 3. KhảonghiêmMacadamia tại Krông Năng - Đắc Lắc (8/2004 - 8/2010) Do (cm) H (m) Dt (m) Sản lượng hạt TB (kg/cây) năm 2009 Sản lượng hạt TB (kg/cây) năm 2010 Tên dòng Tỷ lệ sống (%) X V% X V% X V% X V% X V% 246 87,5 12,16 16,1 5,59 9,6 4,18 9,3 5,20 26,1 6,88 19,0 741 75,0 12,83 9,8 5,77 16,1 4,63 7,6 2,16 58,3 8,0 34,1 A800 100 13,00 0,0 4,50 0,0 3,20 0,0 1,16 35,7 1,20 28,5 816 100 10,02 18,8 5,10 17,2 3,70 23,8 4,16 12,6 6,12 14,1 842 100 13,00 0,0 5,00 0,0 4,00 0,0 4,13 13,2 2,40 32,9 849 87,5 10,98 21,5 4,94 14,9 3,62 28,3 4,80 7,3 6,72 30,4 OC 100 11,84 21,7 5,08 14,9 3,93 22,5 7,1 33,1 5,16 22,4 ĐC 1 87,5 10,72 5,5 5,25 14,4 4,05 15,9 0,63 31,4 1,64 30,0 ĐC 2 87,5 11,84 19,7 5,11 15,3 4,16 12,5 2,36 16,0 5,12 9,2 TB 11,82 5,15 3,94 3,52 4,80 F tt 48,48 0,03 1,31 19,10 47,7 Ftb 4,49 4,49 4,49 3,60 3,60 Ghi chú: Cây con từ hạt của Úc (ĐC1); Cây hom Ba Vì (ĐC2) Số liệu ở bảng 3 cho thấy sau 6 tuổi các dòng Macadamia trồng khảonghiệm đều có tỷ lệ sống cao (87,5 - 100%). Tổng hợp các chỉ tiêu về sinh trưởng vàkhảnăng ra hoa và đậu quả, bước đầu có thể đánhgiá các dòng 816, 849, 246, 741 và OC là thích hợp cho vùng Krông Năng (Đắc Lắc) và những vùng có điều kiện khí hậu và đất đai tương tự như ở Krông Năng (Đắc Lắc). Theo dõi thời gian ra hoa, quả một số dòng Macadamia tại Ba Vì - Hà Nội Các dòng Macadamia ra hoa và hình thành quả có sai lệch nhau về thời gian. Kết quả theo dõi thời gian nở hoa và hình thành quả được tổng hợp ở bảng 3-4. Bảng 4. Diễn biến thời gian nở hoa và hình thành quả Macadamianăm 2007 -2008-2009 Nở hoa và hình thành quả Quả chín và rụng Ngày tháng Ngày tháng Tên giống Bắt đầu nở hoa Bắt đầu H.T. quả Kết thúc H.T.quả Số ngày Bắt đầu Kết thúc Số ngày 849 4/3 13/3 3/4 30 8/9 - - H 2 9/3 11/3 25/3 16 * * * 816 8/3 13/3 1/4 24 5/9 - - 344 2/3 10/3 24/3 22 2/9 - - 246 3/3 6/3 20/3 17 7/9 - - 842 4/3 8/3 22/3 18 10/9 - - Daddow 8/3 15/3 27/3 19 9/9 - - 856 5/3 9/3 24/3 19 2/9 11/9 9 OC 12/3 15/3 26/3 14 12/9 - - 741 13/3 16/3 27/3 14 3/9 12/9 9 900 4/3 9/3 22/3 18 11/9 - - 695 12/3 15/3 26/3 14 12/9 - - 788 7/3 11/3 22/3 15 * * * A800 8/3 13/3 23/3 15 12/9 - - 800 12/3 14/3 25/3 13 12/9 - - NG8 10/3 14/3 19/3 9 15/9 - - Ghi chú: - Quả chưa rụng hết; * Dòng không đậu quả Số liệu ở bảng 4 cho thấy thời điểm bắt đầu nở hoa và kết thúc đậu quả của các dòng Macadamia không giống nhau từ 9 đến 30 ngày tuỳ theo từng dòng. Những dòng có thời gian nở hoa và hình thành quả gần nhau thường dễ xảy ra sự thụ phấn chéo với nhau, làm tăng tỷ lệ đậu quả cho cây Macadamia. Vì vậy khi trồng vườn quả Macadamia nên chọn mốt số dòng có thời gian ra hoa gần nhau để tạo điều kiện cho các dòng có sự thụ phấn chéo góp phần tăng năng xuất cho vườn quả. Một số hình ảnh về khảnăng ra hoa kết quả năm 2009 -2010 của các dòng Macadamia trồng tại Ba Vì (Hà Nội) - Đồng Hới (quảng Bình) - Krông Năng (Đắc Lắc) Dòng 849 tại Đắc Lắc Dòng 246 tại Quảng Bình Vườn quả Macadamia tại Đắc Lắc Dòng 816 tại Đắc Lắc Khảonghiệm hậu thế các gia đình Macadamia Đề tài triển khai 8,0 ha mô hình khảonghiệm hậu thế các giốngMacadamia tại Ba Vì (Hà Nội) 2,0 ha; Hoành Bồ (Quảng Ninh) 2,0 ha; Nam Đàn (Nghệ An) 2,0 ha và Cầu Hai (Phú Thọ) 2,0 ha. Kết quả khảonghiệm cho thấy các gia đình Macadamia đều có sinh trưởng tốt, giữa các gia đình chưa có sự sai khác về sinh trưởng do các khảonghiệm mới được trồng từ 2006-2008. Nghiêncứu nhân giống hom Macadamia - Giâm hom Macadamia dùng chất điều hòa sinh trưởng IBA 1500 ppm là thích hợp nhất cho tỷ lệ ra rễ cao (69,6%) và có chỉ số ra rễ trên cây hom tốt nhất (46,6). - Thời vụ giâm hom thích hợp cho Macadamia từ tháng 4 - 9, đạt tỷ lệ ra rễ từ 58,9% - 76,7%. - Giâm hom cho Macadamia dùng giá thể 1/3 trấu + 1/3 rơm băm nhỏ ủ hoai + 1/3 cát vàng là thích hợp nhất vừa cho tỷ lệ ra rễ của hom cao nhất (75,5%) và chất lượng bộ rễ trên cây hom là tốt nhất (Chỉ số ra rễ:39,8). - Giâm hom Macadamia dùng hom cành bên nửa hoá gỗ hoặc hom chồi vượt nửa hoá gỗ đều cho tỷ lệ ra rễ của hom giâm là cao nhất và chất lượng bộ rễ trên cây hom là tốt nhất. Để có được nhiều hom giâm cần có vườn vật liệu giống thường xuyên được cắt tạo chồi và chăm sóc cây vườn vật liệu để tạo được nhiều hom trên một cây mẹ lấy hom là thích hợp nhất. Nghiêncứu nhân giốngMacadamia bằng phương pháp ghép Ảnh hưởng của các phương pháp ghép đến tỷ lệ sống của hom Macadamia Đề tài thí nghiệm ghép Macadamia theo 3 phương pháp khác nhau là ghép áp cành, ghép mắt và ghép nối. Kết quả được tổng hợp ở bảng 5. Bảng 5. Ảnh hưởng của các phương pháp ghép đến tỷ lệ sống của hom ghép và sinh trưởng chiều cao chồi ghép (sau 45 ngày ghép) Chiều cao chồi TB (cm) PP ghép Số hom ghép sống TB Tỷ lệ sống TB (%) X V% Ghép nối 76 84,8 12,7 16,2 Ghép áp 56 61,8 10,3 18,1 Ghép mắt 4 4,4 7,8 40,6 Số liệu ở bảng 5 cho thấy các phương pháp ghép khác nhau cho tỷ lệ sống của hom ghép khác nhau, tỷ lệ hom ghép sống từ 4,4% - 84,8%, trong đó phương pháp ghép nối cho tỷ lệ hom ghép sống cao nhất 84,8%. Ảnh hưởng của thời vụ đến khảnăng nhân giống ghép Đề tài thí nghiệm ghép theo từng tháng trong năm, kết quả thí nghiệm được được tổng hợp ở bảng 6. Bảng 6. Ảnh hưởng của thời vụ đến tỷ lệ sống của hom ghép và sinh trưởng chiều cao của chồi ghép Chiều cao chồi TB (sau 60 ngày) Tháng thí nghiệm Tổng hom TN Số hom ghép sống Tỷ lệ hom ghép sống (%) X (cm) V% 1 90 83 92,2 14,4 11,0 2 90 78 86,8 13,7 5,0 3 90 69 76, 7 10,9 12,8 4 90 43 47,8 9,5 9,3 5 90 28 31,1 7,6 16,7 6 90 11 12,2 5,9 15,1 8 90 24 26,6 6,0 17,9 9 90 45 50,0 4,5 32,0 10 90 61 67,8 9,3 14,2 11 90 67 74,5 13,3 1,2 12 90 75 83,3 14,2 2,7 Số liệu ở bảng 6 cho thấy tỷ lệ sống của hom Macadamia ghép theo các tháng có sự sai khác rõ rệt, trong đó thời vụ ghép thích hợp cho Macadamia vào các tháng 1- 3 và tháng 10 - 12, tỷ lệ hom ghép sống từ 67,8 - 92,2%. Ảnh hưởng tuổi gốc ghép đến khảnăng nhân giống ghép Đề tài thí nghiệm ghép Macadamia theo 3 cỡ tuổi gốc ghép khác nhau là, kết quả thí nghiệm được tổng hợp ở bảng 7. Bảng 7. Ảnh hưởng của tuổi gốc ghép đến tỷ lệ sống của hom ghép và sinh trưởng chiều cao chồi ghép Chiều cao TB chồi ghép sau 45 ngày Tuổi gốc ghép Tổng hom TN Số hom ghép sống (cái) Tỷ lệ hom sống (%) X (cm) V% 12 tháng 90 51 56,7 6,5 4,4 24 tháng 90 65 72,2 10,3 1,5 36 tháng 90 71 78,9 11,7 1,8 Số liệu ở bảng 7 cho thấy tuổi gốc ghép thích hợp cho ghép Macadamia là gốc ghép 24 và 36 tháng tuổi cho tỷ lệ hom ghép sống từ 72,2 - 78,9%. Trong đó gốc ghép 24 tháng tuổi rễ chọn hom ghép, số lượng hom ghép trên một cây mẹ nhiều hơn gốc ghép 36 tháng tuổi và vị trí ghép trên gốc ghép không quá cao, cây ghép khoẻ hơn. KẾT LUẬN 1. Khảonghiệm dòng vô tính Macadamia giai đoạn 1 (2002 - 2005) ở 3 vùng có một số dòng Macadamia sinh trưởng tốt và có sản lượng hạt cao là: Ba Vì (Hà Nội) các dòng Macadamia 842,OC và 856 có sinh trưởng tốt và sản lượng hạt cao 1,25 kg/cây vượt cây hạt (Đ/C1) 3,4 lần. Đồng Hới (Quảng Bình) các dòng Macadamia OC, 741, 816 và 246 có sinh trưởng tốt và sản lượng hạt cao 1,51 kg/cây vượt cây hạt (Đ/C1) 7,0 lần. Krông Năng (Đắc Lắc) các dòng Macadamia 849, 246, 816 và OC có sinh trưởng tốt và sản lượng hạt cao 6,22 kg/cây vượt cây hạt (Đ/C1) 3,8 lần. 2. Điều kiện lập địa tại Krông Năng (Đắc Lắc) trên đất đỏ Ba Zan tầng đất dày độ cao 700m, nhiệt độ bình quân năm 23,7 o C, lượng mưa bình quân 1770 mm/năm rất thích hợp cho sinh trưởng và ra hoa kết quả của cây Macadamia. Sau 6 năm các dòng Macadamia có Do= 11,82 cm; Hvn= 5,15 m; Dt = 3,94 m, sản lượng hạt trung bình đạt 4,8 kg/cây. 3. Macadamia ra nụ hoa từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, hoa nở vào tháng 3 - 4, hình thành quả cuối tháng 4 đến tháng 6, quả lớn vàgià từ tháng 6 - 8, quả chín và rụng từ tháng 9-11. Các dòng Macadamia có chiều dài bông hoa tự (11,1 cm - 21,6 cm), số lượng hoa tự trên bông (226 hoa - 453 hoa), tỷ lệ đậu quả (0,02% - 1,6%), đường kính quả (2,8 cm - 3,2 cm). 4. Các dòng Macadamia ra hoa có sai lệch nhau về thời gian, khi trồng câyMacadamia cần phải phối hợp một số giống có thời gian ra hoa cùng nhau, tạo điều kiện cho sự thụ phấn chéo giữa các giống, nhằm tăng tỷ lệ đậu quả của các dòng. 5. Khảonghiệm hậu thế các giốngMacadamia giai đoạn 2 (2006 - 2010) tại Ba Vì (Hà Nội), Hoành Bồ (Quảng Ninh), Cầu Hai (Phú Thọ) vàNam Đàn (Nghệ An) đều có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt. 6. Nhân giống hom Macadamia dùng thuốc IBA nồng độ 1500 ppm, thời vụ giâm từ tháng 4 đến tháng 9, giá thể giâm là hỗn hợp 1/3 cát vàng + 1/3 trấu + 1/3 rơm ủ hoai, lấy hom bánh tẻ chồi vượt từ vườn vật liệu giống là thích hợp nhất. Các dòng Macadamia khi nhân giống hom đều cho tỷ lệ ra rễ khá cao từ (45,6 - 87,8%). 7. Nhân giốngMacadamia dùng phương pháp ghép nối, ghép vào các tháng 1-3 và các tháng 10- 12.Tuổi gốc ghép thích hợp là gốc ghép 24 tháng tuổi và 36 tháng tuổi. Các dòng Macadamia khi nhân giống bằng phương pháp ghép đều cho tỷ lệ sống của hom ghép cao từ (64,4 - 88,3%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Hoè (2006), ”Mắc ca – thêm một niềm hy vọng”, Tạp chí Rừng và Đời sống, Trung ương Hội khoahọc kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam. 2. Lê Đình Khả (1996), Nghiêncứu xây dựng cơ sở khoahọcvà công nghệ cho việc cung cấp nguồn giống được cải thiện, Báo cáo khoahọc tổng kết đề tài KN03.03. Viện khoahọc Lâm nghiệp Việt Nam, 63 trang. 3. Lê Đình Khảvà cộng sự (2001), Chọn tạo và nhân giống cho một số loài cây trồng rừng chủ yếu giai đoạn 1996-2000, Báo cáo khoa học, Viện khoahọc Lâm nghiệp Việt Nam. 4. Nguyễn Công Tạn (2003), Kỹ thuật đơn gian trồng câyMacadamiaởViệt Nam, Nxb nông nghiệp. 5. Paul O’ Hare; Ross Loebel; Ian Skinner, Trồng Macadamiaở Autralia 6. Hamilton, R.A., Ito, P.J. (1976), Development of macadamia nut cultivars in Hawai. Print from CMS yearbook, Web 2002 “ Develoment of macadamia nut cultivars in Hawai). 7. Cavaleto, C.G. (1983), Macadamia Nut. Handbook of Tropical 8. Hardner, C.M., McCochie, C.A., Vi-Vian Smith, A. and Boyton S. (2000), ”Hybrrids in Macadamia improvement”, Hybrid breeding and Geneties of Forest trees, QFRI/CRC- SPF Symposium, Noosa, Queensland, Autralia, 9-14 April, pp 336-342. 9. Peace, C. Hardner, C., Vithanage, V., Carrol, B.J. and Turnbull, C., C (2000), ”Resolving hybrid status in macadamia”, Hybrid breeding and Geneties of Forest trees”, QFRI/CRC- SPF Symposium, Noosa, Queensland, Autralia, 9-14 April, pp 472- 476. 10. Hardner, C., Winks, C., Stephenson, R., Gallagher, E. (2001). “Genetic parameters for nut and Kernel traits in macadamia”. Euphytica 117, pp. 151-161. 11. CSIRO Plant Industry (2001). Macadamia improvement by breeding. Web site 2002. CLONAL TRIALS OF MACADAMIA IN VIETNAM Nguyen Dinh Hai, Mai Trung Kien, Ha Huy Thinh, Phi Hong Hai, Do Huu Son and Nguyen Duc Kien Research Centre for Forest Tree Improvement, FSIV SUMMARY Macadamia, a native of Australia, is an introduced tree species in Vietnam. The Macadamia nut is a valuable food crop, high in monounsaturated fats and low in protein and carbohydrate. as well as calcium, phosphorus, potassium, sodium, selenium, iron, thiamine, riboflavin and niacin. Macadamia is a commercially important crop in Australia, Hawaii, South Africa, Brazil and is becoming an increasingly important crop worldwide. Since 2002 the Research Centre for Forest Tree Improvement has been studying Macadamia in Vietnam. To date eight ha of clonal trials and plantations have been established across a range of different ecological zones using nine Australian clones and two Chinese clones It was noted that various Macadamia clones differing in time of flowering. Thus in selecting clones, care should be taken to select clones with similar flowering times, so as to promoting outcrossing between clones and decrease flower/bud/nut abortion rate. Successful clonal propagation requires application the growth regulator treatment IBA (1500 ppm) to achieve a high strike rate. Cuttings should be bedded in the period April to September in a media containing 1:1:1 sand, rice husk and composted rice straw. An alterantive to clonal propagation is grafting using a cleft grafting was the best graft undertaken between October and March. From the plantings in Ba Vi, Quang Binh, Quang Ninh, Dak Lak, Dac Nong, Son La and Vinh Phuc Provinces, several clones have been identified ha having good growth and high fruit yield for each location. The best examples are: Clones 856, OC, 842 in Ba Vi averaged 1.25 kg/tree , which was of 3.4 times more than for trees of seedling origin. Clones OC, 741, 816, 246 in Quang Binh produced 1.51 kg/tree being seven times more than seedling propagated trees. Clones OC, 816, 849, 246 in Dak Lak produced 3.8 times/tree more nuts than seed originated trees, i.e. 6.22 kg/tree. Of particular interest is the growth rate and form of macadamia at the Krong Nang, Dak Lak site, which features a deep basaltic soil, mean annual temperature of 23.7 o C and an annual rainfall of 1770 mm. At the age of 6 years old, trees were 11.8 cm in diameter at ground level, were of 5.1 m tall, had a crown diameter of 3.9 m and a nut production of 4.8 kg/tree. Keywords: Clonal trials, Maccadamia . KHẢO NGHIỆM GIỐNG VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN CÂY MACADAMIA Ở VIỆT NAM Nguyễn Đình Hải, Mai Trung Kiên, Hà Huy Thịnh Phí Hồng Hải, Đỗ Hữu Sơn, Nguyễn Đức Kiên Trung tâm Nghiên cứu Giống. trưởng và phát triển của các dòng đã nhập và nghiên cứu phương thức nhân giống thích hợp cho loài cây này là rất cần thiết cho việc phát triển trồng cây Macadamia ở Việt Nam. VẬT LIỆU VÀ. Australia, Hawaii, Nam Phi và Braxin. Trong giai đoạn 2002-2010, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã thực hiện đề tài khảo nghiệm giống và nhân giống Macadamia ở Việt Nam. Trong giai đoạn