1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Vai trò của vitamin C đối với tôm cá nuôi doc

4 881 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 137,04 KB

Nội dung

Vai trò của vitamin C đối với tôm nuôi - PGS. TS. Trần Thị Thanh Hiền, Khoa Thủy Sản, ĐH Cần Thơ VAI TRÒ CỦA VITAMIN C ĐỐI VỚI TÔM NUÔI PGS. TS. Trần Thị Thanh Hiền, Khoa Thủy Sản, Đại Học Cần Thơ. Trong nghiên cứu về thức ăn cho nuôi trồng thủy sản, Vitamin C đã được nghiện cứu và đánh giá là cần thiết cho tôm cá. và giáp xác không có khả năng tự tổng hợp Vitamin C do thiếu enzyme gluconolactone oxidase cho bước cuối cùng của quá trình tổng hợp. Chính vì thế Vitamin C được động vật thủy sản hấp thu chủ yếu từ thức ăn. Vitamin C được ghi nhận là có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, tham gia vào quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bởi việc tạo thành collagen, tăng cường các phản ứng miễn dịch và sức đề kháng bệnh của tôm cá, tổng hợp corticosteroids là chất có liên quan đến khả năng chịu đựng của tôm với sự thay đổi của môi trường. Ở giai đoạn ấu trùng, tôm cần nhiều Vitamin C hơn giai đoạn trưởng thành, nó không những làm gia tăng tốc độ sinh trưởng mà còn làm tăng sức đề kháng của ấu trùng. Thức ăn thiếu Vitamin C là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lý như các dạng dị tật xương sống, tật ưỡn lưng và hiện tượng xuất huyết ở gốc vây, ở xung quanh miệng và mắt của cá, (Hình 1, 2, 3). ở tôm, khi thiếu Vitamin C màu sắc cơ thể chuyển sang màu đen tối, do đó người nuôi gọi là bệnh chết đen ở tôm (Hình 4). Bảng 1: Một số dấu hiệu bệnh do thiếu Vitamin C trên Loài Dấu hiệu bệnh lý Tác giả Trê Phi Có sự rạn nứt và xuất huyết ở đầu. Ăn mòn vây,mõm và mang. Eya (1996) Nheo Mỹ Vẹo cột sống, ưỡn lưng, xuất huyết Lim và Lovell (1979) Chép Tật cong thân, ăn mòn vây đuôi, biến dạng mang và miệng. Dabrowksi và ctv (1988) Trắm cỏ Vây và mắt bị xuất huyết Lin và ctv (1991) Rô phi Giảm hàm lượng khoáng, mất sắc tố ở Shiau và Jan (1992) da, tổn thương da, mất vẩy, xuất huyết da và vây. Ở nheo Mỹ tỉ lệ chết của giảm dần khi tăng tỉ lệ Vitamin C từ 0 lên 3000 mg/kg thức ăn khi gây cảm nhiễm bệnh với vi khuẩn Edwarsiella ictaluri , khả năng chống lại vi khuẩn Edwarsiella tarda sẽ tăng khi ăn thức ăn có hàm lượng Vitamin C là 150 mg/kg so với thức ăn chứa 60 mg Vitamin C/kg. Đối với tôm càng xanh, khi bổ sung 1500 mg Vitamin C/kg thức ăn, ấu trùng tôm có khả năng chống lại virus Vibrio harveyi . Đối với tôm bố mẹ, khi bổ sung Vitamin C vào thức ăn có khả năng làm tăng tỉ lệ nở, khả năng chịu đựng của bột và ấu trùng. Lượng Vitamin C cần bổ sung cho động vật thủy sản rất khác nhau tùy theo từng đối tượng nuôi và từng loại Vitamin C. Theo Viện nghiên cứu thủy sản quốc gia Mỹ (1993) hàm lượng Vitamin C cần thiết cho giống dao động trong khoảng từ 25-50 mg/kg thức ăn. Đối với các loài tôm nuôi, nhu cầu Vitamin C cũng khác nhau tùy theo loài (Bảng 2). Bảng 2: Nhu cầu Vitamin C của một số loại tôm cá. Loài Nhu cầu (mg/kg) Kích cỡ (g) Tác giả Trê Phi 45 19,9 Eya (1996) Nheo Mỹ 60 15 Lim và Lovell (1979) Trê trắng 69 1,5 Misfra và ctv (1996) Chép 45 bột Gouillou-Coustans (1998) Chẽm 20 bột Merchie và ctv 1996) Rô phi 79 1,1 Shiau và Jan ( 1992) Tôm he Nhật Bản 99 Giống Shigueno và Itoh (1988) Tôm Sú 209 200 Giống Ấu trùng Chen và Chang, (1994) Merchie và ctv (1997) Tôm Càng Xanh 100 200 Giống Ấu trùng D' Abramo và ctv (1994) Hien và ctv (2004) Tôm thẻ chân trắng 120 Giống He và Lawrence (1993) (Nguồn: D' Abramo et al., 1997, Halver et al. (2002); Hien, 2004) Để làm giảm sự hòa tan nhanh của Vitamin C trong nước, người ta dùng ethylcellulose hoặc dầu để bao lấy các hạt Vitamin C thành thể Vitamin C vi bọc (Vitamin C coated), hàm lượng Vitamin C ở dạng này khoảng 80-90% và có thể lưu trữ trong vài tháng mà không bị oxy hóa. Sản phẩm thành công nhất của việc gia tăng độ bền của Vitamin C là nhóm Vitamin C dạng muối phosphate như ascorbate-2-mono phosphate (AMP), ascorbate-2-poly phosphate (APP), Sự hiện diện của các nhóm này sẽ làm tăng khả năng chịu nhiệt, giảm khả năng tan trong nước và oxy hóa của Vitamin C. Quá trình chế biến thức ăn cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt tính và sự mất đi của Vitamin C. Qua quá trình gia nhiệt (ép đùn) Vitamin C tinh thể mất đi hơn 90%, vi bọc mất đi 40-50%, trong khi Vitamin C dạng muối photphat chỉ mất đi khoảng 5-10%. Vì vậy trong sản xuất thức ăn công nghiệp nên sử dụng loại Vitamin C kháng nhiệt, còn người nuôi thủy sản có thể bổ sung Vitamin C vào thức ăn loại vi bọc. Trong nuôi thủy sản, định kỳ mỗi tháng bổ sung Vitamin C khoảng 3-5 ngày liên tục. Khi thời tiết thay đổi hoặc cả khi xung quanh vùng nuôi có dịch bệnh thì cũng nên bổ sung Vitamin C vào thức ăn. Liều lượng sử dụng tùy thuộc vào loại Vitamin C, khoảng từ 500- 1000 mg/kg thức ăn. . Vai trò c a vitamin C đối với tôm c nuôi - PGS. TS. Trần Thị Thanh Hiền, Khoa Thủy Sản, ĐH C n Thơ VAI TRÒ C A VITAMIN C ĐỐI VỚI TÔM C NUÔI PGS. TS. Trần Thị Thanh. với c c loài tôm c nuôi, nhu c u Vitamin C cũng kh c nhau tùy theo loài (Bảng 2). Bảng 2: Nhu c u Vitamin C c a một số loại tôm c . Loài Nhu c u (mg/kg) Kích c (g) T c giả C Trê Phi 45. Đại H c Cần Thơ. Trong nghiên c u về th c ăn cho nuôi trồng thủy sản, Vitamin C đã đư c nghiện c u và đánh giá là c n thiết cho tôm c . C và giáp x c không c khả năng tự tổng hợp Vitamin C do

Ngày đăng: 21/06/2014, 00:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w