kéo giãn cột sống

4 1.6K 23
kéo giãn cột sống

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KÉO GIÃN CỘT SỐNG I. ĐỊNH NGHĨA: - Kéo giãn cột sống là phương pháp cơ học vật lý để kéo giãn nhằm giải toả áp lực đĩa đệm, giải toả hẹp khe liên đốt và giải phóng chèn ép rễ thần kinh. Một số công trình nghiên cứu đã xác nhận với lực kéo trung bình khoảng 1/2 trọng lượng cơ thể trên tư thế nằm sau khoảng 15- 30 phút có thể tăng chiều cao khoang liên đốt đoạn thắt lưng từ 1-> 1,5mm. Kỹ thuật kéo giãn cột sống từ giản đơn phát triển ngày càng khoa học và hiện đại. - Kéo giãn bằng tự trọng trên bàn dốc - Kéo giãn bằng lực đối trọng - Kéo giãn trên hệ thống bàn- máy kéo (phổ biến nhất ngày nay). - Hệ thống kéo giãn dưới nước II. TÁC DỤNG CỦA KÉO GIÃN CỘT SỐNG: - Giảm áp lực nội đĩa đệm tạo điều kiện nhân nhầy có thể trở lại vị trí cân bằng động. - Giải phóng rễ thần kinh và mạch bị chèn ép - Khôi phục lại sự cân bằng lực của các hệ thống dây chằng và cơ liên quan tạo điều kiện phục hồi lại đường cong sinh lý của cột sống. - Giảm đau do giãn cơ và dây chằng, giảm áp lực nội đĩa đệm, giải phóng chèn ép rễ, tăng nuôi dưỡng cục bộ. - Tăng tầm vận động của đoạn đốt sống bị hạn chế, tạo thuận lợi trong sinh hoạt. - Khôi phục vị trí đĩa đệm (lồi, thoát vị) đặc biệt thoát vị mới ở độ I, II. - Giảm các triệu chứng và di chứng như: mất đường cong sinh lý cột sống, lệch vẹo cột sống do tư thế bù, dáng đi “người đau lưng”, tê bì hai chi dưới. III. KẾT HỢP CÁC KỸ THUẬT KHÁC: Để tăng hiệu quả của kéo giãn có thể kết hợp một số kỹ thuật VLTL- PHCN khác như: - Nhiệt nóng: Parafin, gel nhiệt, hồng ngoại tại vùng kéo nếu không có chống chỉ định. - Vận động nhẹ nhàng theo bài thích hợp để dần dần phục hồi lại chức năng cột sống và các cơ lưng- sống. - Nghỉ ngơi thư giãn ở tư thế nằm 5-10 phút sau khi kéo để thích ứng dần với hoạt động cột sống trở lại. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI KÉO GIÃN CỘT SỐNG: 1. Chọn chế độ kéo: - Kéo liên tục - Kéo nghỉ - Kéo ngắt quãng 2. Chọn lực kéo: - Đoạn cột sống cổ: không quá 15kg (tư thế nằm) - Đoạn cột sống thắt lưng: + F1 = lực tối đa  2/3 trọng lượng cơ thể + F2 = lực tối thiểu < F1 10, 15 , 20 kg 3. Định vị trí lực kéo: Với những trang thiết bị mới có điều kiện để đặt lực kéo cho từng đoạn vận động để tập trung. Định vị lực kéo bằng tư thế kéo, phương kéo và đặc biệt là đai kéo đặt đúng vị trí. 4. Thời gian kéo: Mỗi lần 15-> 30 phút x 1-> 2 lần/ngày và cách nhau khoảng 6 giờ, mỗi đợt trung bình 15- 25 ngày. 5. Kết hợp với các phương pháp khác: - Điều trị nhiệt trước khi kéo để tạo giãn cơ - Xoa bóp - Tập vận động nhẹ nhàng 6. Các dấu hiệu và biến cố có thể xảy ra lúc kéo: - Đau tăng đột ngột - Choáng váng kèm theo rối loạn mạch và huyết áp. - Tê 2 chi dưới - Tuột đai cố định - Đứt dây kéo Các biến cố xảy ra thường do lực kéo chưa phù hợp (quá mạnh ngay từ đầu, tư thế không đúng với phương kéo) hoặc thiếu giải thích đầy đủ cho bệnh nhân, thiếu kiểm tra phương tiện và máy. 7. Chỉ định- chống chỉ định: 7.1. Chỉ định: - Thoái hoá đốt sống - Lồi đĩa đệm - Thoát vị đĩa đệm (độ IV cần cân nhắc) - Sai khớp đốt sống nhẹ - Hội chứng cổ - Hội chứng cổ vai - Đau lưng thông thường - Vẹo cột sống) 7.2 Chống chỉ định - Có tổn thương và chèn ép tuỷ, bệnh ống tuỷ - Lao cột sống - U ác tính - Viêm tấy, áp xe vùng lưng - Loãng xương - Đang tăng huyết áp - Chấn thương cột sống có gãy xương và biến dạng - Viêm đa khớp dạng thấp - Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh nguyệt - Hội chứng đuôi ngựa - Thoái hoá đốt sống nặng, có các cần xương nổi các đốt sống 8. Quy trình kỹ thuật: 8.1 Chuẩn bị dụng cụ: - Chuẩn bị máy- bàn kéo (bàn đặt ở vị trí ban đầu) - Chuẩn bị đai cố định - Chuẩn bị nút tạm dừng khẩn cấp 8.2 Chuẩn bị bệnh nhân: - Tiếp xúc giải thích cho bệnh nhân hiểu cảm giác khi kéo. - Tiểu tiện trước khi kéo - Bộc lộ vùng kéo lại bỏ áo để không làm cản trở lực kéo 8.3 Tiến hành kỹ thuật: - Bệnh nhân nằm trên bàn kéo ở tư thế thích hợp - Đặt 2 chân bệnh nhân trên giá đỡ - Buộc đai cố định đúng vị trí - Chọn dạng kéo và đặt các thông số (lực kéo, thời gian kéo, thời gian nghỉ, vận tốc kéo ) - Tiến hành kéo và theo dõi bệnh nhân trong suốt quá trình kéo. - Hết giờ máy tự trở về vị trí ban đầu, bỏ đai cố định, để bệnh nhân nằm tại chỗ khoảng 5- 10 phút. - Dặn dò bệnh nhân, ghi chép hồ sơ. . Kéo giãn bằng tự trọng trên bàn dốc - Kéo giãn bằng lực đối trọng - Kéo giãn trên hệ thống bàn- máy kéo (phổ biến nhất ngày nay). - Hệ thống kéo giãn dưới nước II. TÁC DỤNG CỦA KÉO GIÃN CỘT. khi kéo để thích ứng dần với hoạt động cột sống trở lại. IV. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý KHI KÉO GIÃN CỘT SỐNG: 1. Chọn chế độ kéo: - Kéo liên tục - Kéo nghỉ - Kéo ngắt quãng 2. Chọn lực kéo: . KÉO GIÃN CỘT SỐNG I. ĐỊNH NGHĨA: - Kéo giãn cột sống là phương pháp cơ học vật lý để kéo giãn nhằm giải toả áp lực đĩa đệm, giải toả hẹp

Ngày đăng: 20/06/2014, 21:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan