Trồngchanhdâybằng kỹ thuậthiệnđại Lâu nay, người trồngchanhdây ở các tỉnh Tây Nguyên thường trồng theo mô hình truyền thống (trồng giàn). Vừa qua, Công ty Phương Thảo Nguyên (TP.HCM) đã nghiên cứu và đưa vào trồng thành công chanhdâytrồngbằngkỹthuật hình “chữ T” (tại tỉnh Đăk Nông). Phương thức trồngchanhdây hình chữ T giúp số lượng trái loại 1 đạt đến 80% (trong 1 tấn trái chanhdây khi hái, loại 1 đạt khoảng 800 kg). Theo TS. Lê Văn Bé (Trường đại học Cần Thơ) - người nghiên cứu và tư vấn kỹthuật cho Công ty Phương Thảo Nguyên, thì mô hình trồng chanhdây theo hình chữ T có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với trồng theo kiểu giàn. Nếu trồng giàn thì việc chăm sóc khó hơn, vì tàng cây - lá phủ dày, khó tỉa cành, sâu bệnh dễ ẩn nấp, đặc biệt hiệu suất kết trái thấp, quá trình thu hoạch cũng khó hơn. Trồngchanhdâybằng kiểu làm giàn, sẽ che bóng mát nên chanhdây ra ít hoa hoặc không ra hoa do các cành quả đan xen nhau cạnh tranh về ánh sáng (vì cây chanhdây chỉ ra hoa ở các mặt đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán). Trồngchanhdây theo kỹthuật chữ T có ưu điểm là dễ chăm sóc, vì thân dây leo, lá, trái đều bám trên một đường dây thẳng (bằng thép) nên rất dễ theo dõi, từ việc tưới tiêu đến tỉa cảnh - lá, phát hiện sâu bệnh. Làm giàn theo kiểu chữ T sẽ tạo được nhiều cành thứ cấp và để các cành trái này rũ xuống hai bên giàn. Trồngchanhdây theo mô hình chữ T là kỹthuật vừa mới, khoảng cách giữa các hàng trụ rộng nên xe công nông chạy vào thu hoạch, hái trái cũng dễ dàng (trồng kiểu truyền thống khi thu hoạch phải chui dưới giàn). Tỷ lệ đậu trái của phương thức trồngchanhdây hình chữ T đạt hơn so với cách trồng giàn truyền thống, trái loại 1 đạt đến 80% (1 tấn trái chanhdây khi hái loại 1 đạt khoảng 800 kg). Trong khi đó, trồng chanhdây trên giàn chỉ đạt ở mức khoảng 60%. Giá chanhdây loại 1 hiện nay nhà vườn bán cho thương lái khoảng 5.000 đ/kg, loại 2 khoảng 4.000 đ/kg. Bà Nguyễn Vân Anh, tổng giám đốc Công ty Phương Thảo Nguyên cho biết, hiện nay, Công ty Phương Thảo Nguyên đã trồng thử nghiệm thành công 13 ha chanhdây tím (tại huyện Đăk R’lấp thuộc tỉnh Đăk Nông) bằng cây giống với công nghệ ghép mầm được nhập khẩu từ lãnh thổ Đài Loan. Mục tiêu đến năm 2015, Phương Thảo Nguyên sẽ tăng diện tích lên 50 ha, trên 45.000 cây chanh dây. Nông trại ở Đăk R’lấp của Phương Thảo Nguyên sẽ trở thành một nông trại kiểu mẫu chuyên trồng các loại nông sản sạch, gắn với môi trường xanh. Trái chanhdây có hình dạng như quả trứng, da trơn, màu vàng hoặc nâu tím tùy loại. Chanhdây chứa nhiều nước có vị đặc trưng, thơm nhẹ. Cây chanhdây đạt độ trưởng thành ở 12 tháng tuổi, tuổi thọ bình quân của cây từ 4 - 5 năm. Chanhdây thường được ép lấy nước uống giải khát hoặc chế biến các loại thực phẩm Chanhdây có hàm lượng đường vừa phải (8,5 g glucid/100 g), thấp hơn một số loại trái cây thông thường khác (trung bình là 9 - 12 g/100 g), nhưng phần lớn lượng đường này là fructose có độ ngọt cao so với đường saccharose, vì vậy chanhdây vẫn có vị ngọt. Ngoài ra, chanhdây còn có protein, lipid, các chất khoáng và chất vi lượng như sắt, phosphor, kẽm, magnesium nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C và chất xơ. . Trồng chanh dây bằng kỹ thuật hiện đại Lâu nay, người trồng chanh dây ở các tỉnh Tây Nguyên thường trồng theo mô hình truyền thống (trồng giàn). Vừa qua, Công. vào trồng thành công chanh dây trồng bằng kỹ thuật hình “chữ T” (tại tỉnh Đăk Nông). Phương thức trồng chanh dây hình chữ T giúp số lượng trái loại 1 đạt đến 80% (trong 1 tấn trái chanh dây. thức trồng chanh dây hình chữ T đạt hơn so với cách trồng giàn truyền thống, trái loại 1 đạt đến 80% (1 tấn trái chanh dây khi hái loại 1 đạt khoảng 800 kg). Trong khi đó, trồng chanh dây trên