XuấtkhẩugạoViệtNam:DèchừnggạoTháiLan,Ấnđộ Trước diễn biến phức tạp của thị trường lúa gạo sắp tới, các nhà xuất khẩugạoViệt Nam dè chừng, đặc biệt luôn theo dõi thị trường Thái Lan và ẤnĐộ vốn có tác động lớn đến Việt Nam và thế giới. Riêng đối với nông dân trồng lúa, hứa hẹn nhiều khả năng sinh lời cao vì giá lúa, gạo sẽ không còn “lọt đáy” như trước đây. GạoViệt sẽ bị cạnh tranh quyết liệt Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, Thái Lan có chính sách trợ giá thu mua lúa, bị ảnh hưởng lũ có khả năng mất 6 triệu tấn lúa, Campuchia cũng bị ảnh hưởng 140.000 ha. Tuy nhiên, sở dĩ giá gạoThái Lan không tăng cao như dự báo trong thời gian qua là vì thiệt hại vụ mùa, có nghĩa là có ít gạo hơn để chính phủ thu mua theo cam kết, các nhà máy, doanh nghiệp còn trữ 3 triệu tấn không có khả năng tham gia chương trình hỗ trợ buộc phải bán ra theo giá thị trường. Sản xuất sẽ được khôi phục, bù đắp nhiều hơn thiệt hại sau khi nước rút. Trong khi đóẤnĐộxuấtkhẩu trở lại bình thường bù vào khoảng trống Thái Lan. Ông Lê Minh Trượng, giám đốc Công ty lương thực Sông Hậu cho biết, hiện giá gạo của Việt Nam chỉ đứng sau Thái Lan (giá gạoThái Lan cuối tuần qua là 597 USD/tấn, Việt Nam 570 USD/tấn) và cao hơn giá gạo của Ấn Độ, Pakistan khoảng 100 USD/tấn. Rõ ràng giá gạo của Việt Nam đã bỏ khá xa so với thị trường gạo cấp thấp của ẤnĐộ và Pakistan. GạoViệt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ TháiLan,do đó, khi nói giá gạoThái Lan tăng là cơ hội cho Việt Nam, điều này có thể nhưng không hoàn toàn vì có sự tham gia thị trường của ẤnĐộ và Pakistan chiếm ưu thế gạo giá rẻ vốn trước đây là lợi thế của Việt Nam. GạoViệt Nam không còn cạnh tranh phân khúc giá rẻ mà chuyển sang gạo cấp cao hơn (mặc dù vẫn có thể cung cấp gạo giá rẻ). Tuy nhiên, tác động hai thị trường này mà gạoViệt Nam cũng đang khó bán, đặc biệt thị trường châu Phi bị gián đoạn do giá cao không cạnh tranh được với Ấn Độ. Có doanh nghiệp cho rằng, gạo Việt Nam xuất giá 560 USD/tấn sẽ lỗ nhưng gạoẤn Độ, Pakistan thấp hơn 100 USD/tấn, điều này chứng tỏ gạo xuấtkhẩuViệt Nam bước qua thị trường khác. Thu mua hết lúa của dân Theo ông Trương Thanh Phong, chủ tịch VFA, giá lúa vẫn tốt sang đến quý 1/2012. GạoViệt Nam đang dần đứng vững trên thị trường, vươn tới 122 quốc gia, vùng lãnh thổ. Từ nay đến cuối năm, điều hành xuất theo chỉ tiêu 7 triệu tấn, nếu còn thì chủ động tiếp, ước đạt kim ngạch năm 2011 là 4 tỷ USD. Nói về sản xuất lúa vụ 3 (thu đông), theo ông Phong, là phù hợp, lúa vụ 3 giải quyết cho tiêu dùng gối vụ, đồng thời cung cấp lúa giống cho người dân, cả nông dân Campuchia. Ông Phong cho biết, các doanh nghiệp chủ động, tăng cường thu mua lúa đang còn của dân (lúa thu đông đang còn trên đồng, thu hoạch đến 15/12/2011), kể cả thu mua lượng lúa từ Campuchia qua để cân đối tiêu dùng, trữ kho vì bước vào tháng “giáp hạt”. Theo sát diễn biến thị trường lúa gạoTháiLan,Ấn Độ, chú ý là Thái Lan tác động giá gạo thế giới nhưng hoàn toàn không quyết định giá thế giới mà còn thị trường khác. Các nhà xuất khẩugạoViệt Nam đề xuất, nông dân nên ưu tiên sản xuất lúa chất lượng cao (hạt dài, thơm), gạo cấp cao Việt Nam dần chiếm được thị trường, cạnh tranh với Thái Lan. Trong khi gạo cấp thấp Việt Nam hiện khó cạnh tranh với gạo giá rẻ của Ấn Độ. Điều đáng lưu ý là giống gạo thơm trồng phổ biến hiện nay là Jasmine, đây là giống nhập ngoại nên Việt Nam không thể xây dựng thương hiệu. Rất cần giống lúa thơm của chính Việt Nam, sản xuất diện tích lớn (có sản lượng khoảng 500.000 tấn) mới dễ xây dựng thương hiệu, cung cấp ra thị trường. Riêng một số dòng gạo thơm như ST, dù chất lượng ngon nhưng khó làm thương hiệu vì sản xuất vài vụ sẽ thoái hóa, không ổn định. . Xuất khẩu gạo Việt Nam: Dè chừng gạo Thái Lan, Ấn độ Trước diễn biến phức tạp của thị trường lúa gạo sắp tới, các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam dè chừng, đặc biệt luôn theo dõi thị trường Thái. trường lúa gạo Thái Lan, Ấn Độ, chú ý là Thái Lan tác động giá gạo thế giới nhưng hoàn toàn không quyết định giá thế giới mà còn thị trường khác. Các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam đề xuất, nông. với Ấn Độ. Có doanh nghiệp cho rằng, gạo Việt Nam xuất giá 560 USD/tấn sẽ lỗ nhưng gạo Ấn Độ, Pakistan thấp hơn 100 USD/tấn, điều này chứng tỏ gạo xuất khẩu Việt Nam bước qua thị trường khác.