1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

cương lịch sử khối 11 hk II pptx

6 170 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 55 KB

Nội dung

1. Đề cương lịch sử khối 11 hk II Câu 1: nêu và phân tích nguyên nhân của chiến tranh thế gới thứ hai? Sâu xa: Quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa đế quốc làm xuất hiện mâu thuẫn giữa các nước Tư bản về quyền lợi thuộc địa. Chiến tranh thế giới thứ nhất và trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn đã không giải quyết được những mâu thuẫn đó mà làm cho nó ngày càng trầm trọng thêm. Các nước tư bản bại trận nhất là Đức đã vô cùng bất bình bởi hệ thống Véc-xai Oa-sinh-tơn. Nguyên nhân trực tiếp: - Tác động của cuộc khủng hoảng Kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã làm gay gắt thêm các mâu thuẫn của CNĐQ: sau khủng hoảng phe đế quốc chia làm hai khối đối lập là : Tư bản dân chủ (Anh - Pháp - Mĩ) và các nước phát xít ((Đức - Ý - Nhật). Các nước phát xít đã sớm hoạt động và hình thành nên lò lửa chiến tranh ở châu Âu và Châu Á đồng thời là kẻ châm ngòi cho thế chiến hai bùng nổ. Tuy nhiên, cần nói thêm là sự ra đời của Liên Xô đã làm cho CNĐQ không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa, các nước TB đều có mâu thuẫn và coi Liên Xô là "cái gai trong mắt, cái dằm dưới da" cần tiêu diệt. Việc gây ra chiến tranh cũng nhằm mục tiêu để tiêu diệt nàh nước XHCN Liên XÔ. Như vậy, sự xuất hiện của CNPX sau khủng hoảng kinh tế là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ CTTG 2, các nước PX là kẻ châm ngòi cho chiến tranh nhằm phá vỡ trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn để phân chia lại thị trường thế giới đồng thời tiêu diệt Liên XÔ. Câu 2: Nêu tình hình Việt Nam giữa TK XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Giữa thế kỷ XIX, Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, song chế độ phong kiến đã lâm vào khủng hoảng và suy yếu trầm trọng. 1) kinh tế: + Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên. + Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu do nhà nước thực hiện chính sách “Bế quan, tỏa cảng”. 2) quân sự: Lạc hậu, đối ngoại sai lầm do việc “cấm đạo”và đuổi giáo sĩ. 3) Xã hội: các cuộ khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi. Câu 3: Hoàn cảnh và nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862) - Tháng 02/1861, Pháp tấn công Đại Đồn Chí Hoà, quân ta kháng cự quyềt liệt nhưng do hỏa lực địch quá mạnh, Nguyễn Tri Phương buộc phải rút lui. Pháp thừa thắng đánh chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. - Phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, Pháp đang vô cùng bối rối thì triều Nguyễn đã kí với Pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất (05/06/1862) gồm 12 điều khoản, có những khoản chính như Nhà Nguyễn thừa nhận cho Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn; mở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên, triều đình bồi thường 20 triệu quan chiến phí; thành Vĩnh Long được trả lại cho triều đình Huế khi nào nhà Nguyễn làm cho nhân dân ba tỉnh miền Đông ngừng kháng chiến chống Pháp. Câu 4: Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) như thế nào? Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có điểm gì đáng chú ý? - Để chuẩn bị đánh Bắc Kì Pháp -> phái gián điệp ra Bắc, hình thành đạo quân nội ứng. - Chớp cơ hội triều đình nhà Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy – puy”, Pháp cử đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra bắc. - 5/11/1873 đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. - 19/11 Pháp gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội. - Không đợi trả lời Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội -> hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định Điểm đáng chú ý: - nhân dân vừa chiến đấu vừa bất hợp tác - Quân quan triều đình chiến đấu dũng cảm - Có sự phối hợp quân cờ đen ( Lưu Vĩnh Phúc) Câu 5: Hoàn cảnh và nội dung cơ bản của hiệp ước Hac măng 1883? a. Hoàn cảnh lịch sử: - Nghe tin P đánh Thuận An, triều đình Huế xin đình chiến. - 25/8/1883 Bản hiệp ước mới được đưa ra buộc ta phải kí (gọi là Hiệp ước Hác- măng) b. Nội dung hiệp ước : - Nhà Nguyễn thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn cõi VN. Trong đó: + Nam Kì là xứ thuộc địa từ năm 1874 ay được mở rộng ra hết tỉnh Bình Thuận. + Bắc Kì (gồm cả Thanh – Nghệ - Tĩnh) là đất bảo hộ + Trung Kì triều đình quản lí - Đại diện Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì. - Ngoại giao Viêt Nam với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm giữ. - Quân sự: triều đình phải nhận các huấn luyện và sĩ quan chỉ huy của Pháp, phải triệt hồi binh lính từ bắc Kì về kinh đô Huế. Pháp được đóng đồn binh ở những nơi xét thấy cần thiết ở Bắc Kì, được toàn quyền xử trí hội cờ đen. - Kinh tế: Pháp nắm & kiểm soát toàn bộ các nguồn lợi trong nước. => VN trở thành một nước thuộc địa nửa PK. Câu 6: Những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ 1858 – 1884 thất bại? - Do lực chênh lệch về lực lượng kháng chiến, trang bị về vũ khí. - Triều đình bỏ dân, quan lại hèn nhát=> kháng chiến của nhân dân mang tính tự phát. - Triều đình nhu nhược, đường lối kháng chiến không đúng đắn, không đoàn kết với nhân dân. Câu 7: Phòng trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Tòm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào Cần Vương và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn? * Hoàn cảnh: - Sau Hiệp ước Hácmăng 1883 và Hiệp ước Patơnốp 1884, thực dân Pháp bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ lên Bắc kì và Trung kì. - Phong trào kháng chiến của nhân dân ta tiếp tục phát triển. - Những hành động của phe chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền - Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến , Tôn Thất Thuyết phải ra tay trước. - Đêm 4 rạng 5 – 7 – 1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá. - Sáng ngày 6 – 7 – 1885, quân Pháp phản công kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi cùng triều đình rút khỏi kinh thành lên Sơn Phòng, Tân Sở ( Quảng Trị ) - Ngày 13 – 7 – 1885, Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước. * Diễn biến: * 1885-1888: - Lãnh đạo ôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi, các văn thân sĩ phu yêu nước - Lựclượng tham gia:Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. - Địa bàn hoạt động: Chủ yếu ở Bắc và Trung Kỳ - Khởi nghĩa tiêu biểu: Khởi nghĩa củaMai Xuân Thưởng, Phạm Bành, Đinh Công Tráng - Bộ chỉ huy của phong trào đóng tại vùng rừng núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. - Cuối năm 1888, do sự phản bội của Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị Pháp bắt và lưu đày sang Angiờri. * 1888-1896: - Lãnh đạo: Các văn thân, sĩ phu yêu nước. - Lực lượng tham gia:Đông đảo quần chúng nhân dân, có cả dân tộc thiểu số. - Địabàn hoạt động: Phạm vi thu hẹp dần, quy tụ thành các trung tõm khởi nghĩa lớn ở trung du và miền núi như Hưng Yên, Thanh Hoá, Hà Tĩnh. - Khởi nghĩa tiêu biểu hởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê Năm 1896, Phỏp dập tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê, đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương. * Mục tiêu: Đánh Pháp, giành độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến. * Tính chất hong trào Cần vương là phong trào yêu nước của dân tộc ta, diễn ra theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc. Câu 8: Tại sao khởi nghĩa Hương Khê được coi là tiêu biểu nhất trong Phong trào Cần Vương? + Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô rộng lớn, địa bàn rộng, lan rộng ra khắp 4 tỉnh Bắc, Trung Kì (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). + Thời gian tồn tại hơn 10 năm. + Lực lượng tham gia: đông đảo nhân dân và các dân tộc người thiểu số. + Chế tạo được loại vũ khí tối tân: súng trường theo mẫu Pháp. + Có tổ chức tương đối chặt chẽ, lập nhiều chiến công, gây cho địch nhiều tổn thất. + Huy động được sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân. + Về quân sự, biết sử dụng những phương pháp tác chiến linh hoạt, chủ động sáng tạo trong quá trình chuẩn bị và giao chiến với quân địch. + Khởi nghĩa Hương Khê thất bại cũng là mốc đánh dấu kết thúc phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương. Câu 9: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, kinh tế xã hội Việt Nam có những chuyển biến như thế nào? 1. Những chuyển biến về kinh tế a) Mục đích: vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương đến tối đa phục vụ cho cuộc thống trị lâu dài. b) Các chính sách: - Nông nghiệp: Đẩy lập đồn điền trồng cao su, cà phê, thuốc→mạnh việc cướp đoạt ruộng đất lá. - Công nghiệp: Tập trung khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm…), ngoài ra còn xây dựng các ngành công nghiệp phục vụ đời sống như: điện, nước, bưu điện… - Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế - Giao thông vận tải: + Xây hệ thống giao thông vận tải kể cả đường thuỷ và đường bộ phục vụ cho Pháp khai thác và mục đích quân sự. + Xây dựng nhiều cầu lớn: Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Huế), Bình Lợi (Sài Gòn). + Mở rộng nhiều cảng biển. c) Những chuyển biến về kinh tế: - Tích cực: + Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. + So với nền kinh tế phong kiến, kinh tế Việt Nam bấy giờ sản xuất ra nhiều của cải vật chất hơn. + Bộ mặt xã hội Việt Nam thay đổi, cơ sở hạ tầng được xây dựng. - Tiêu cực: + Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị cạn kiệt. + Nông nghiệp: không phát triển, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất, đời sống nông dân cơ cực. + Công nghiệp: phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng. Nền kinh tế Việt Nam lúc bấy giờ là nền sản xuất nhỏ, lac hậu⇒ và lệ thuộc, cơ sở hạ tầng do Pháp xây dựng chỉ phục vụ cho quyền lợi của Pháp. 2. Những chuyển biến về xã hội * Các giai cấp cũ bị phân hóa : - Địa chủ phong kiến: + Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến dựa vào thực dân Pháp, ra sức chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột nông dân, trở nên giàu có và trở thành tay sai của Pháp. + Tuy nhiên, một số địa chủ nhỏ và vừa: bị đế quốc chèn ép, cho nên có tinh thần chống Pháp. - Giai cấp nông dân: + Chiếm số lượng đông đảo nhất, bị thực dân Pháp và địa chủ chiếm đoạt ruộng đất, bóc lột (bằng thuế khoá, địa tô, phu phen, tạp dịch…), cuộc sống của họ khổ cực. + Một số người lên thành phố làm cơng nhân Việt Nam.→th trong xí nghiệp, đồn điền, hầm mỏ + Đâylà lực lượng to lớn trong phong trào chống Pháp, sẵn sàng tham gia hưởng ứng phong trào chống Pháp, tuy nhiên do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn cho nên họ chưa phát huy được đầy đủ sức mạnh của mình. * Các giai cấp mới xuất hiện: - Giai cấp cơng nhân: + Ra đời từ nền cơng nghiệp thuộc địa, làm việc trong đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp… + Xuất thân từ nơng dân. + Số lượng ngày càng tăng. đời sống→+ Bị giai cấp tư sản bóc lột, trả lương thấp cơ cực. + Đây là lực lượng sớm có tinh thần đấu tranh. Tuy nhiên, giai đoạn mang tính tự→này họ đấu tranh, mục tiêu chủ yếu là đòi quyền lợi về kinh tế phát. + Là giai cấp còn non yếu về măt chính trị chưa nhận thức được rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình +Đây là lực lượng sẵn sàng hưởng ứngcác phong trào chống Pháp do các tầng lớp khác lãnh đạo. - Tư sản Việt Nam: + Những người làm trung gian, đại lí hàng hố, mua bn nguyn vật liệu, chủ xưởng, nhà bn. + Họ bị chính quyền thực dn kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép, thế lực kinh tế yếu. Cho nn họ ít nhiều có tinh thần dân tộc, chống đế quốc, chống phong kiến. + Một số sĩ phu u nước lập ra các hội bn, cơ sở sản xuất. - Tầng lớp tiểu tư sản thành thị: + Gồm những tiểu thương, tiểu chủ, nh bo, học sinh, sinh viên. Có tư tưởng tiến bộ, có tinh thần chống Pháp và phong kiến, là một bộ phận lực lượng cách mạng. - Tác động: + Mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt. + Tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới vào đầu thế kỉ XX. Câu 10: so sánh sự giống và khác nhau trong hoạt động u nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh từ đầu TK XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất? *Giống nhau về mục đích: ( 1đ ) - Xuất phát từ tinh thần u nước -Vận động giải phóng dân tộc theo khuynh hướng DCTS -Đều dựa vào nước ngồi để giành độc lập tự do * Khác nhau về phương pháp đấu tranh. ( 1 đ ) -Phan Bội Châu: +Phương pháp đấu tranh bằng bạo động vũ trang +Hoạt động chủ yếu là phong trào Đơng Du , đưa HS sang Nhật Bản để học tập + Thời gian (1905-1909) -Phan Châu Trinh: + Phương pháp cải cách: kinh tế, đặc biệt là văn hóa, xã hội. +Hoạt động chủ yếu là phong trào Duy tân (1906-1908) *Tác dụng đối với thực tiễn PT CMVN: 1.5đ +Được đông đảo nhân dân hưởng ứng -> tạo nên 1 phong trào dân tộc dân chủ mạnh mẽ đầu TK XX +Đánh dấu 1 bước chuyển biến mới của PTGPDT ở nước ta +Tác động đến sự lựa chọn con đường cứu nước của NAQ và tạo điều kiện cho việc mở đường giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước GPDT VN . 1. Đề cương lịch sử khối 11 hk II Câu 1: nêu và phân tích nguyên nhân của chiến tranh thế gới thứ hai? Sâu xa: Quy. giải quyết “vụ Đuy – puy”, Pháp cử đại úy Gác-ni-ê đưa quân ra bắc. - 5 /11/ 1873 đội tàu chiến của Gác-ni-ê đến Hà Nội. - 19 /11 Pháp gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội. -. Lưu Vĩnh Phúc) Câu 5: Hoàn cảnh và nội dung cơ bản của hiệp ước Hac măng 1883? a. Hoàn cảnh lịch sử: - Nghe tin P đánh Thuận An, triều đình Huế xin đình chiến. - 25/8/1883 Bản hiệp ước mới

Ngày đăng: 20/06/2014, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w