1. Sự ra đời của Mặt trận Dân tộc thốngnhất Việt Nam mang tính tất yếu của đường lối cách mạng Việt Nam Sau khi Đảng ta thành lập và lãnh đạo cách mạng Việt Nam (3/2/1930), Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị thành lập Hội Phản đế Đồng Minh - hìnhthức tổ chức đầu tiên của Mặttrận dân tộc thốngnhất Việt Nam (18/11/1930). Trong giai đoạn cách mạng nước ta chưa giành được chính quyền về tay nhân dân, Mặttrận là nơi tập hợp, huy động sức mạnh của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng để tiến hành đấu tranh cách mạng và giành được chính quyền về tay nhân dân. Cáchìnhthức tổ chức hoạt động của Mặttrận như: Hội phản đế đồng minh (1930), Phản đế liên minh (1935), Mặt trậnthốngnhất dân chủ Đông Dương (1938), Mặttrận Dân tộc thốngnhất phản đế (1940), Mặttrận Việt Nam độc lập đồng minh (1941), Hội Liêp hiệp quốc dân Việt Nam (1946), Mặttrận Liên - Việt (1951), Mặttrận Tổ quốc Việt Nam (1955, 1977), Mặttrận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960) và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam (1968) là sự vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng thời kỳ đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, thách thức, Mặttrận luôn là nơi khơi dậy và phát huy lòng yêu nước của mọi người Việt Nam, tập hợp và tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc và xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Sau khi hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc, con đương đi lên CNXH mà Đảng và nhân dân ta lựa chọn là quá trình lâu dài, trải qua nhiều chặng đường với nhiều thành phần kinh tế, đại diện cho mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận trong nhân dân, một lực lượng xã hội. Cùng với sự cạnh tranh kinh tế để phát triển là sự phân hoá giầu nghèo. Đồng thời, doi yêu cầu phát triển của cuộc sống, trong xã hội ngày càng có nhiều tổ chức xã hội, nghề nghiệp ra đời. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, sự giao lưu văn hoá sẽ tác động đến lối sống và cách nghĩ của mỗi người và của mọi tầng lớp trong xã hội. Mặt khác, các thế lực thù địch không từ bỏ âm mưu thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Trong giai đoạn mới của cách mạng, dân chủ ngày càng mở rộng thì vai trò tập hợp, đoàn kết, phát huy dân chủ, xây dựng sự đồng thuận xã hội của Mặttrận và các đoàn thể nhân dân ngày càng quan trọng để đảm bảo thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 2. Truyền thống vẻ vang của Mặttrận Dân tộc thốngnhất Việt Nam vị trí, vai trò của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị nước ta từ trước đến nay Thắng lợi huy hoàng của cách mạng Tháng Tám 1945 lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa gắn liền với sự nghiệp vẻ vang của Mặttrận Việt Minh. Mặttrận Việt Minh chính là sự kế tục sự nghiệp cách mạng đã được chuẩn bị từ trước của Hội phản đế đồng minh (1930-1936) và của Mặttrận Dân chủ Đông Dương (1936-1939). Tiếp theo Mặttrận Việt Minh là Mặttrận Liên Việt (hợp nhất từ Mặttrận Việt Minh và Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam ngày 3/3/1951) đã góp phần đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi. Kế tục sự nghiệp của Mặttrận Liên Việt, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam (1955) đã đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, làm hậu thuẫn vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng hoàn toàn miền Nam, thốngnhất nước nhà. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam đã cùng với Mặttrận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (1960) và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam (1968) đoàn kết nhân dân cả nước làm tròn sứ mệnh lịch sử vẻ vang: bảo vệ miền Bắc XHCN, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Từ khi đất nước thống nhất, Mặttrận Tổ quốc Việt Nam giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ cách mạng mới. Hiến pháp năm 1992 đã xác định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân ". Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, ngày 12/6/1999 Quốc hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 5 đã thông qua Luật Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, trong đó khẳng định: "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp và tầng lớp xã hội, các dân tộc, các tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài" (Khoản 1, điều 1) . "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của dân, nơi hiệp thương phối hợp và thốngnhất hành động của các thành viên, góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh" (Khoản 2, Điều 1) . Trên cơ sở hoàn thiện dần chủ trương đường lối của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc và vai trò, vị trí của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định những quan điểm cơ bản của Đảng về Mặttrận dân tộc thốngnhất Việt Nam như sau: “Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của nhân dân; đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh thành hoạt động thực tiễn sinh động trong cuộc sống của nhân dân.” 1 3. Mặttrận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay Thực hiện đường lối đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, Mặttrận đã tiếp tục mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực vận động nhân dân phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tự lực, tự cường vươn lên, khai thác mọi tiềm năng và các điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn, thi đua lao động sản xuất kinh doanh, học tập, công tác; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, giữ vững chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, phát triển tình đoàn kết hữu nghị với các nước trên thế giới. Bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế, Mặttrậnthực hiện chủ trương đoàn kết rộng rãi mọi người Việt Nam; lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thốngnhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài; xoá bỏ mọi mặc cảm, định kiến; không phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp; tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc; đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định chính trị và đồng thuận xã hội. Các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do Mặttrận phát động đã được đồng bào ta ở trong và ngoài nước, tích cực hưởng ứng, tham gia đóng góp công sức, tiền của, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" ra đời thực sự hợp ý Đảng, lòng dân, ngày càng được nhân dân các khu dân cư trên cả nước nhiệt tình hưởng ứng. Cuộc vận động đã thiết thực góp phần tăng cường, mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư, đổi mới công tác Mặttrận và trở thành nhiệm vụ chung của hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, Uỷ ban Mặttrậncác cấp chủ trì. Đến nay trên cả nước đã có 70.008 khu dân cư được công nhận khu dân cư tiên tiến; 38.443 khu dân cư văn hoá; 11.747.367 gia đình được công nhận gia đình văn hoá. Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” đã được Mặttrậncác cấp chủ động thực hiện tốt vai trò phối hợp và thốngnhất hành động với các thành viên; phối hợp với chính quyền và các cơ quan thông tấn, báo chí, các phương tiện truyền thông tăng cường tuyên truyền, động viên các điển hình cá nhân và tập thể tích cực tham gia cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", Tháng cao điểm "Vì người nghèo" và Chương trình "Nối vòng tay lớn" hàng năm để xây dựng Quỹ "Vì người nghèo". Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, Mặttrậncác cấp vận động các ngành, các doanh nghiệp đầu tư hỗ trợ cho 62 huyện nghèo nhất; tiếp tục xây mới, sửa chữa và trao nhà Đại đoàn kết cho các hộ nghèo, phấn đấu sớm xóa xong tình trạng nhà ở dột nát cho hơn 500.000 hộ nghèo trong cả nước. Đồng thời, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng; mở rộng cáchìnhthức cho vay, hỗ trợ các hộ nghèo về sản xuất, khám chữa bệnh và học hành, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng biên giới, hải đảo. Phát huy các kết quả đã đạt được, trong thời gian tới Ủy ban Mặttrận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên thốngnhất hành động, quyết tâm phấn đấu thực hiện 5 nhiệm vụ cụ thể như sau: - Tiếp tục thực hiện đa dạng hóa cáchìnhthức vận động, tập hợp, xây dựng khối đạiđoàn kết toàn dân tộc; - Động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước, đẩy mạnh các cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; - Vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ và giữ gìn kỷ cương, phép nước, tích cực tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch vững mạnh; nâng cao vai trò và trách nhiệm của Uỷ ban Mặttrận và các tổ chức thành viên trong việc chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội gắn với yêu cầu tăng cường sự đồng thuận xã hội; - Mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân và tăng cường đoàn kết, hữu nghị, hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; - Kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ, đổi mới nội dung, phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam các cấp. Lịch sử vẻ vang 80 năm qua của Mặttrận Dân tộc thốngnhất Việt Nam gắn liền với những chiến công vang dội của của dân tộc ta trong các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược và những thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Ôn lại lịch sử vẻ vang của Mặt trận Dân tộc thốngnhất Việt Nam giúp cho mỗi chúng ta nhận thức đầy đủ hơn về sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Phát huy truyền thống vẻ vang của Mặttrận Tổ quốc Việt Nam, mỗi cán bộ, đảng viên và mọi người Việt Nam nêu cao chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, tinh thần năng động, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng nghèo nàn, 2 lạc hậu, ra sức làm cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh sớm trở thành hiện thực./. BAN TUYÊN GIÁO UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MTTQ VIỆT NAM TÊN MẶTTRẬN THỜI GIAN 1. Hội Phản đế Đồng Minh 2. Phản đế liên minh 3. Mặt trậnthốngnhất dân chủ Đông Dương 4. Mặt trận Dân tộc thốngnhất phản đế 5. Mặttrận Việt Nam độc lập đồng minh 6. Hội Liêp hiệp quốc dân Việt Nam 7. Mặttrận Liên - Việt 8. Mặttrận Tổ quốc Việt Nam 9. Mặttrận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam - 18/11/1930 - 1935 - 1938 - 1940 - 1941 - 1946 - 1951 - (1955, 1977), - (1960) - (1968) 3 . trận là nơi tập hợp, huy động sức mạnh của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng để tiến hành đấu tranh cách mạng và giành được chính quyền về tay nhân dân. Các hình thức tổ chức hoạt động của Mặt. hoà bình Việt Nam (1968) là sự vận dụng mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo phù hợp với từng thời kỳ đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Trong mọi hoàn cảnh khó khăn, thách thức, Mặt trận luôn là nơi khơi. cho mỗi thành phần kinh tế là một bộ phận trong nhân dân, một lực lượng xã hội. Cùng với sự cạnh tranh kinh tế để phát triển là sự phân hoá giầu nghèo. Đồng thời, doi yêu cầu phát triển của cuộc