BAI TAPAXITNITRIC – MUỐINITRAT Câu 1: Trong phân tử HNO 3 có các loại liên kết là A. liên kết cộng hoá trị và liên kết ion. B. liên kết ion và liên kết phối trí. C. liên kết phối trí và liên kết cộng hoá trị. D. liên kết cộng hoá trị và liên kết hiđro. Câu 2 (A-07): Hoà tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỷ lê mol 1:1) bằng HNO 3 , thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO 2 ) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X so với H 2 bằng 19. Giá trị của V là A. 3,36. B. 2,24. C. 5,60. D. 4,48. Câu 3: HNO 3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO 3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do. A. HNO 3 tan nhiều trong nước. B. khi để lâu thì HNO 3 bị khử bởi các chất của môi trường. C. dung dịch HNO 3 có tính oxi hóa mạnh. D. dung dịch HNO 3 có hoà tan một lượng nhỏ NO 2 . Câu 4: Các tính chất hoá học của HNO 3 là A. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh. B. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ. C. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh. D. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ. Câu 5: HNO 3 chỉ thể hiện tính axit khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây? A. CaCO 3 , Cu(OH) 2 , Fe(OH) 2 , FeO. B. CuO, NaOH, FeCO 3 , Fe 2 O 3 . C. Fe(OH) 3 , Na 2 CO 3 , Fe 2 O 3 , NH 3 . D. KOH, FeS, K 2 CO 3 , Cu(OH) 2 . Câu 6: Khi cho hỗn hợp FeS và Cu 2 S phản ứng với dung dịch HNO 3 dư sẽ thu được dung dịch chứa các ion A. Cu 2+ , S 2- , Fe 2+ , H + , NO 3 - . B. Cu 2+ , Fe 3+ , H + , NO 3 - . C. Cu 2+ , SO 4 2- , Fe 3+ , H + , NO 3 - . D. Cu 2+ , SO 4 2- , Fe 2+ , H + , NO 3 - . Câu 7: HNO 3 chỉ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với các chất thuộc dãy nào dưới đây? A. Mg, H 2 S, S, Fe 3 O 4 , Fe(OH) 2 . B. Al, FeCO 3 , HI, CaO, FeO. C. Cu, C, Fe 2 O 3 , Fe(OH) 2 , SO 2 . D. Na 2 SO 3 , P, CuO, CaCO 3 , Ag. Câu 8: Khi cho Mg tác dụng với dung dịch HNO 3 loãng thu được Mg(NO 3 ) 2 , H 2 O và A. NO 2 . B. NO. C. N 2 O 3 . D. N 2 . Câu 9: Hoà tan hoàn toàn 24,3g Al vào dung dịch HNO 3 loãng dư thu được V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và N 2 O có tỷ khối hơi so với H 2 là 20,25. Giá trị của V là A. 6,72. B. 2,24. C. 8,96. D. 11,20. Câu 10: Hoà tan 62,1g kim loại M trong dung dịch HNO 3 2M (loãng) được 16,8lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm 2 khí không màu, không hoá nâu ngoài không khí. Tỉ khối của X so với H 2 là 17,2. Kim loại M là A. Fe. B. Cu. C. Zn. D. Al. Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 5,94g kim loại R trong dung dịch HNO 3 loãng thu được 2,688lít (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N 2 O có tỷ khối so với H 2 là 18,5. Kim loại R là A. Fe. B. Cu. C. Mg. D. Al. Dùng cho câu 12, 13, 14: Hỗn hợp X gồm FeS 2 và MS có số mol như nhau (M là kim loại có hoá trị không đổi). Cho 6,51g X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO 3 dư, đun nóng thu được dung dịch A và 13,216 lít hỗn hợp khí B (đktc) có khối lượng là 26,34 gam gồm NO 2 và NO. Cho A tác dụng với dung dịch BaCl 2 dư thu được m gam kết tủa . BAI TAP AXIT NITRIC – MUỐI NITRAT Câu 1: Trong phân tử HNO 3 có các loại liên kết là A. liên kết cộng hoá. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh. B. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ. C. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh. D. tính oxi hóa mạnh, tính axit. bằng HNO 3 , thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO 2 ) và dung dịch Y (chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỉ khối của X so với H 2 bằng 19. Giá trị của V là A. 3,36. B. 2,24. C. 5,60.