Trang 1 _#x wxxo yục VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA : HO CHi MINH HA QUY TINH VAI TRO NHA NUGC TRONG VIEC TAO TIEN DE NGUON NHAN LUC Trang 2 chức năng quản lý nhà nước thống
Trang 1_#x wxxo yục VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA : HO CHi MINH HA QUY TINH
VAI TRO NHA NUGC
TRONG VIEC TAO TIEN DE NGUON NHAN LUC
Trang 2chức năng quản lý nhà nước thống nhất NNL, nhà nước thực hiện sự kiểm tra
giám sát quá trình hình thành, phát triển, sử đụng NNL nhằm tạo động lực và
uốn nắn quá trình đó hướng vào mục tiêu đã hoạch định
Nhà nước xây dựng cơ chế đâu tư để phát triển NNL: Hiện nay nhận
thức của mỗi người và xã hội về trách nhiệm , ý thức, mục đích của đầu tư vào
con người, NNL đã thay đổi Nhà nước tạo môi trường động lực để kích thích, thu hút đầu tư từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội nhằm tập trung nguồn lực phát triển nhanh NNL Nhà nước không chỉ là người tổ chức
mà còn lựa chọn sự đầu tư trực tiếp vào những ngành, vùng, bộ phận mà tư nhân ít đầu tư hoặc hiệu quả đầu tư thấp nhằm tạo cho mọi người cơ hội bình đẳng trong phát triển, cống hiến và hưởng thụ Sự đầu tư của nhà nước hướng vào: đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục đào tạo công lập để tạo sự cạnh tranh lành mạnh; đâu tư phát triển giáo đục miền núi, nông thôn dé tạo cơ hội phát
triển cho người nghèo, đầu tư để phổ cập giáo dục nhằm nâng cao mặt bằng
trình độ dân trí của dân, đầu tư hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi
ĐỀ nhà nước thực hiện tốt vai trò người tổ chức trong quá trình tạo
lập và cung cấp nguồn nhan lực đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá cần phán tích kinh nghiệm vai trò nhà nước
trong phát triển nguồn nhân lực ở một số nước
Ở đây, luận án phân tích vai trò của nhà nước trong phát triển, sử dụng
NNL ở một số nước có nét tương đồng nhất định với đặc điểm của quá trình CNH- HĐH nước ta, đó là: Nhật bản, Xingapo, Trung quốc Luận án cũng đề cập đến nét nổi bật về vai trò của nhà nước đối với NNL ở một số nước như Mỹ, Đức, Thái lan, Malayxia
Trong qúa trình CNH và phát triển, vai trò nhà nước đối với NNL ở mỗi nước có những nét riêng gắn vơi đặc điểm dân tộc và thời đại Từ bức tranh thực tiễn phong phú đó, có thể rút ra những kết luận và bài học kinh nghiệm quý báu áp dụng ở nước ta, đó là:
- Kinh nghiệm về trò quyết định của Chính phủ các nước trong huy động nguồn lực, tổ chức và định hướng đầu tư phát triển NNL Chính phủ ở các nước đều sớm nhận thấy vị trí quan trọng của giáo dục đào tạo trong việc hình thành tiểm lực để cạnh tranh và phát triển của đất nước Họ đều coi trọng đầu
tư để phát triển giáo dục Tuy nhiên, phương thức lựa chọn khâu đầu tư ở mỗi nước có đặc điểm riêng tạo nên điểm mạnh, yếu nhất định của NNL ở mỗi
, +
Trang 3nước Nhật bản coi trọng giáo dục ở mọi cấp, Mỹ quan tâm đến phát triển NNL cao cấp, Nền giáo dục các nước đều hướng vào giáo dục kiến thức khoa học kỹ thuật, truyền thống văn hoá, tính thần dân tộc, pháp luật, cho người học.Qúa trình đào tạo NNL được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, có sự sàng lọc để tạo ra chất lượng thực sự ở mọi trình độ Đó là bài học quý giá mà
quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo nước ta cần học tập để khắc phục những
bất cập trong NNL
~ Kinh nghiệm vẻ vai trò nhà nước trong đào tạo và sử dụng có hiệu quả sử dụng NNL- nhân tố quyết định chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng
NNL -
Các chính sách của nhà nước tạo động lực trong sử dụng NNL ở mỗi
nước có đặc điểm riêng Hiện nay, trả tiền lương cao để kích thích và tạo
động lực cạnh tranh trong sử dụng NNL như ở Mỹ, Đức, Xingapo, hay trả lương thấp theo kiểu Nhật Phương thức tuyển dụng lao động” suốt đời" như ở Nhật hay tuyển dụng lao động theo hợp đồng công việc, thời gian nhằm hình thành sự cạnh tranh về việc làm Mỗi phương thức có ưu, nhược điểm riêng đồi hỏi nhà nước ta phải lựa chọn để hoc tập sao cho phù hợp với đặc
điểm và yêu cầu NNL của đất nước Trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm việc làm được Chính phủ các nước sử dụng làm công cụ kinh tế để duy trì sự ổn định
phát triển kinh tế và xã hội Ở nước ta, chính sách tiên lương hiện chưa phát
huy vai trò và động lực kinh tế vì chưa thực sự phản ánh đúng giữa cống hiến
và hưởng thụ của mỗi người Bảo hiểm việc làm và trợ cấp thất nghiệp chưa được thực hiện nên chưa thể hình thành thị trường lao động thống nhất Nhà nước cần tạo môi trường động lực đúng đắn để hình thành cạnh tranh và phát triển NNL nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH- HĐH
~- Kinh nghiệm thực hiện quản lý nhà nước NNL bằng pháp luật điều
kiện quan trọng để chính phủ các nước tiến hành kế hoạch hoá sự phát triển
cuả NNL.Ở các nước, công tác quản lý nhà nước NNL đều được thể chế hoá
thành luật Bằng hệ thống pháp luật, nhà nước can thiệp vào quá trình phát
triển NNL Ở nước ta, hệ thống pháp luật trong quản lý nhà nước NNL đang trong qúa trình hình thành Nhà nước mới xây dựng được khung pháp lý
chung chứ chưa thể chế hoá cụ thể từng điều luật để áp dụng dễ dàng trong
thực tiễn quản lý
- Chính phủ các nước đều coi trọng con đường đào tạo NNL ở nước
Trang 4phát triển kinh tế, đào tạo ở nước ngoài được các Chính phủ khuyến khích và
tạo điểu kiện để phát triển dưới mọi hình thức Chính sách thu hút, trọng đãi whan tvathiar cdg! hic Canin Pow ado nal Bharata trí tuệ đã NNL trong
nước
Nước ta, nghiên cứu kinh nghiệm của các nước để vận dụng phù hợp vào
thực tiễn Việt nam nhằm phát triển nhanh NNL là cần thiết và có ý nghĩa rất quan trọng Điều này giúp nhà nước có thể lựa chọn được hình thức, phương pháp thích hợp thực hiện vai trò của mình nhằm tạo ra NNL đáp ứng yêu cầu trong mỗi giai đoạn của quá trình CNH- HĐH
Ngày nay, vị trí quan trọng của NNL trong các nguồn lực được khẳng
định ở mọi nước Đó là điều kiện quyết định để có thể chiến thắng trong cạnh tranh và phát triển, Ở nước ta, NNL là điều kiện tiền để quan trọng nhất để
thực hiện thành công CNH- HĐH theo định hướng XHCN Các yêu cầu về NNL luôn thay đổi phù hợp với trình độ phát triển kinh tế và CNH-HĐH Nhà
nước là nhân tố quyết định trong tổ chức, hội tụ các nguồn lực phát triển NNL
để chuẩn bị nhân lực đáp ine vêu cầu của quá trình CNH-HĐH
CHUONG 2
——"“THUCTRANG VA'NAUNG VAN DE DAT RA VE NGUON NHAN LUC VA QUAN LY NHA NUGC VE NGUON NHAN LUC Ở nước ta, quá trình hình thành và phát triển NNL là kết quả thực hiện
vai trò của nhà nước gắn với các giai đoạn phát triển kinh tế
Trước hết, thực trạng về nguồn nhân lực được biểu hiện như sau:
- Số lượng NNL được phản ánh thông qua quy mô đân số, lực lượng lao động ở mỗi thời kỳ B1: Dân số và lực lượng lao động Đơn vị: (Ngàn người) Năm 1985 1989 1990 1991 1995 1996 1997 1998 Dân số 39872 64714 66233 67774 73939 153352 76709,6 78059,1 LLLD | 260253 | 2989.73 | 302810| 30974 | 34580.6 | 35886927 | 36296.942 | 369942
Tốc độ gia tăng dân số bình quân 2-2,3% / năm và gia tăng NNL bình quân khoảng 3% /năm Trong quá trình CNH- HĐH, tiểm năng NNL của
+
Trang 5nước ta rất đổi dào Hiện nay, tốc độ tăng dân số nước ta đang giảm dần (năm 1997: 1,87%; năm 1998: 1,8%) và nếu đạt chỉ tiêu này dưới 1,82% vào năm 2000 thì phải sau năm 2010 tốc độ tăng NNL mới giảm dân
Trên thực tế quy mô NNL nước ta còn chịu sức ép của số người không thuộc lực lượng lao động Đó là lao động của người về hưu và trẻ em, học sinh trong độ tuổi lao động Thừa lao động, thiếu việc làm là bài toán nan giải mà nhà nước, xã hội phải giải quyết trong cả thời kỳ đất nước tiến hành CNH-
HĐH
- Chất lượng của NNL được biểu hiện ở thể lực, trí tuệ, và tính cộng
đồng, ý thức lao động Thể lực của NNL nước ta hiện thấp hơn các nước trong
khu vực và thế giới cả về chiều cao, cân nặng, tỷ lệ trẻ em suy dinh đưỡng Hiện nay nước ta có khoảng 44.5% số hộ có mức ăn dưới 2100 calo/người/ngày ( mức tối thiểu được quy định ở Đông Nam Á) Dinh dưỡng trong khẩu phần ăn chủ yếu là gạo ( chiếm 85%), các chất dinh dưỡng khác
rất thiếu nên ảnh hưởng đến thể lực và phát triển trí tuệ của NNL Điều này
được bắt nguồn từ trình độ phát triển thấp của nền kinh tế nước ta Hiện nay:
GDP/người bình quân của một người Việt nam đạt 274USD ( Năm 1996) và 321USD ( năm 1997); các khoản chỉ của nhà nước cho đầu tư phát triển NNL
rất thấp: đầu tư cho y tế hơn 2USD/người/năm; cho giáo dục khoảng 7 USD/người/năm.Tuy nhiên về sức khoẻ và trí tuệ của NNL nước ta được xếp vào loại trung bình của khu vực Đông Nam Á, cụ thể: Tỷ lệ người biết chữ:
93%, tuổi thọ trung bình 66;90% dân số được hưởng các dịch vụ xã hội; số năm đi học bình quân của một người từ 6 tuổi trở lên: 5,9 năm Chỉ số phát
triển con người HDI ( The Human Developmentindex): 0,503 xếp thứ
103/174 nước (năm 1993) lên 0,539 xếp thứ 120/174 (năm 1996) và xếp thứ
116/173 nước (năm 1997)
Vẻ trí tuệ: Tỷ lệ lao động được đào tạo trong lực lượng lao động của nước ta rất thấp nhưng có chiều hướng gia tăng: 9,45% (năm 1998) - 11%
(1992)-13,8% (1995)-17,5% (1998).Tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại
học trở lên trên 1000 dân cũng gia tăng : 9/1000 dân (1994) - 11/1000 dân
(1996) và 12/1000 dân ( 1997)
Hiện nay, đội ngũ lao động kỹ thuật nước ta có trên 3,5 triệu, trong đó có trên 930.000 người có trình độ từ cao đẳng trở lên, công nhân bậc 7 có trên
4000 người Hàng năm có khoảng 25.000 sinh viên tốt nghiệp cao dẳng, đại
học, gần 1.000 người tốt nghiệp sau đại học; 3,6 vạn công nhân kỹ thuật, 4
,
Trang 6vạn người tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp và hàng vạn thanh niên được
hướng nghiệp, dạy nghề ngắn hạn bổ sung vào NNL được đào tạo Đây là tiểm năng trí tuệ của NNL đất nước
- Cơ cấu NNL được biểu hiện ở cơ cấu phân bổ NNL nói chung và NNL
được đào tạo giữa thành thị và nông thôn, cơ cấu lao động trí óc trong tổng lực lượng lao động; cơ cấu phân bố NNL, giữa các ngành
B2: Cơ cấu nguồn nhân lực phản theo ngành, tính chất giữa 2 khu
vực thành thị và nông thôn ( đơn vị: %})
động NNL/Téng | NNLđào | Lao động trí | Laođộng | Laođộng | Lao động NNL tạo/ Tổng _| óc/ Tổng lao | lâm-ngư/.| dich vw | công nghiệp Khu vực lao động động, NNL NNL xây dung/NNL Thanh thi 20,00 52,62 15,6 16,8 48,8 24,6 Nong thon 79,80 47,38 3,15 81,1 90 6,8
NNL thành thị có ưu thế về mọi mặt so với NNL nông thôn Ở nông thôn cơ cấu kinh tế chủ yếu là thuần nông trong khi tập trung gần 80% dân số và 70% NNL nên thiếu việc làm gay gắt; thời gian lao động mới sử dụng được 72,35%, có 18% lao động đủ việc làm và làm 210 ngày/năm; 21% lao động có việc làm 90 ngày/năm và số lao động chưa có việc làm thường xuyên lên tới 6-7 triệu người
NNL thành thị hầu hết có trình độ văn hoá phổ thông cơ sở, trong đó 32,57% có trình độ văn hố trung học phổ thơng NNL thành thị cũng trong tình trạng thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp: 5,88% (1996) và 6,01% (1997) và
6,6% (1998).Trong NNL cả nước, tỷ lệ lao động được đào tạo thấp nhưng trong số đó vẫn không tìm được việc làm Trong số NNL được đào tạo đang làm việc thì có 14,2% làm trái nghề coi như chưa được đào tạo Sự phân bố NNL được đào tạo giữa các ngành, các thành phần kinh tế khá bất hợp lý:
Kinh tế quốc doanh chiếm 64,6% tổng số công nhân kỹ thuật, 82,9% tổng số
cán bộ trung học chuyên nghiệp, 93% tổng số cán bộ có trình độ đại học và 97% cán bộ trên đại học của cả nước Tỷ lệ lao động được đào tạo ở khu vực quốc doanh: 45,6%; khu vực tập thể: 2,1%; khu vực cá thể và tư nhân: 4,8%
, + ˆ
Trang 7Sự phân bố NNL được đào tạo giữa các cấp quản lý cũng rất chênh lệch: Số cán bộ có trình độ đại học và trên đại học tập trung 94,4% ở các cơ quan trung ương; trình độ của đội ngũ công chức nhà nước Trung ương - địa
phương rất chênh lệch theo hướng bất lợi cho cấp địa phương, nhất là miền
núi Cơ cấu trình độ trong NNL được đào tạo hiện khá bất hợp lý, tỷ lệ cán bộ đại học- trung học chuyên nghiệp- công nhân hiện là: 1: 1,5:2,5 trong khi tỷ lệ này ở các nước lài: 4:10 Đội ngũ NNL cao cấp hiện đang” bị lão hoá" và
có sự hụt hãng giữa các thế hệ: công nhân bậc cao đa phần ở độ tuổi 50, mối
bình quân của tiến sĩ 52,8 và của phó tiến sĩ là 48,1 l
Từ bức tranh tổng quát về nguồn nhân lực, có thể rút ra các kết
luận:
Tiém nang NNL nước ta rất dồi đào nhưng phân bố không hợp lý
Cơ cấu NNL không đồng bộ và ẩn chứa bất hợp lý về cơ cấu
Chất lượng NNI rất thấp so với yêu cầu của CNH-HĐH và so với các nước trong khu vực, thế giới
NNL đang có biến đổi theo chiểu hướng tiến bộ nhưng vẫn ẩn chứa những mâu thuẫn mới
Thực trạng NNL đó bắt nguồn từ nguyên nhân: Do hậu quả của chiến tranh và của cơ chế kinh tế cũ Qúa trình đổi mới kinh tế trên thực tiễn vẫn ở thời kỳ giao thoa giưã cơ chế cũ và mới l
Từ bức tranh về nguồn nhán lực ta phản tích thực trạng quản lý nhà nước về nguồn nhân lực để thấy rõ vai trò quan trọng của nhà nước đổi với nguồn nhân luc
- Trước năm 1986: Nhà nước quản lý thống nhất NNL bằng phương thức quản lý hành chính tập trung Qúa trình hình thành, phát triển, sử dụng NNL đều thể hiện vai trò trực tiếp của nhà nước nên vai trò động lực của các đòn
bẩy kinh tế không được phát huy
~ Từ năm 1986, quản lý nhà nước NNL bắt đầu thay đổi cả về nhận thức
lý luận, đường lối chính sách và thực tiễn, thể hiện:
+ Hệ thống quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo NNL được chuyển từ 4 cơ quan trực thuộc chính phủ thành 2 Bộ (năm 1985) và thành 1 Bộ quản lý nhà nước thống nhất ở các cấp đào tạo ( năm 1990) Hệ thống quảï lý nhà
nước về sử dụng NNL cũng thay đổi Nhà nước không quản lý trực tiếp lao
Trang 8động mà thực hiện quản lý vĩ mô NNL thông qua hệ thống thứ bậc hành chính và bằng các chính sách kinh tế vĩ mô
+ Cơ chế quản lý nhà nước về giáo dục đào tạo, sử dụng NNL cũng thay đổi phù hợp với nên kinh tế thị trường, đào tạo nhằm cung cấp nhân lực đáp ứng yêu cầu của thị trường Nhận thức, chính sách, cách làm trong đào tạo, việc làm, đánh giá, sử và phân phối lợi ích có sự thay đổi căn bản theo hướng chú trọng vai trò tạo động lực gắn với giải quyết hài hoà lợi ích giữa
các chủ thể
6 giai đoạn này, trước năm 1991 trên thực tiễn tồn tại song trùng hai cơ
chế quản lý, trong đó cơ chế thị trường còn mới mẻ đối với nền kinh tế nước ta Giáo dục đào tạo, sử dụng NNL, việc làm có biến động lớn về tam lý, nhận
thức, thực tiễn nên giảm sút và không ổn định
Trang 9Từ bức tranh thực trạng quản lý nhà nước về NNL, có thể rút ra kết
luận: vai trò nhà nước trong quản lý NNL đang trong quá trình đổi mới từng
bước nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế trong thực tiễn
Qúa trình đổi mới đó còn chậm chạp và chưa đồng bộ nên tính hệ thống và hiệu quả của quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi trong thực
tiễn
Thực trạng trên bất nguồn từ hậu quả nặng nề của nền hành chính và cơ chế quản lý cũ Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước phần đông là sản phẩm trong cơ chế cũ nên bộ máy và cơ chế quản lý hiện nay còn chịu nhiều ảnh hưởng của cơ chế trước đây Mặt khác, thực trạng đó không tách rời trình độ
phát triển còn thấp của nên kinh tế
Trong bức tranh khái quát thực trạng về NNL, quản lý nhà nước về NNL có nhiều vấn đề bức xúc đặt ra và cân phải giải quyết để NNL nước ta thực sự trở thành tiên dé quan trọng của quá trình CNH-HDH
- Trước hết có những vấn đề đặt ra về nguồn nhân lực là:
+ NNL nước ta đứng trước mâu thuần số lượng cung rất lớn về lao động giản đơn với sức cầu lớn về lao động lành nghề trong quá trình CNH- HĐH Hiện nay, NNL nước ta vẫn ở dạng tiểm nàng, tỷ lệ lao động qua đào tạo rất
thấp:17,5% (1998) ; cơ cấu NNL khá bất hợp lý trong quá trình CNH- HĐH,
lao động phổ thông rất lớn tạo nên sức ép về nhu cầu việc làm trong khi nhụ cầu về lao động kỹ thuật rất lớn mà khả năng đáp ứng của NNL rất hạn chế
+ Trình độ thấp của NNL nước ta trước yêu cầu trình độ cao về nhân lực trong quá trình CNH- HĐH
Đôi với nước ta, tiến hành CNH- HĐH bằng con đường ” phát triển rút ngắn” gắn với mở cửa, hội nhập là nhu cầu tất yếu để giảm dần sự lạc hậu về trình độ phát triển so với các nước trong khu vực và thế giới Chất lượng cao của NNL là yếu tố quyết định việc tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến để tạo ra các nguồn luc thuc hién CNH - HDH
+ NNL nước ta đặt trong bối cảnh thị trường nhân lực của khu vực và thế giới Qúa trình CNH - HĐH nước ta gắn với cơ cấu của nền kinh tế mở đòi hỏi trình độ NNL phải vươn lên tương đồng với trình độ NNL của các nước Đây là nhân tố hàng đầu để hình thành lợi thế của NNL trong điều kiện cạnh tranh kinh tế hiện nay
+ NNL nước ta đặt trước yêu cầu dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH Hiện nay, cơ cấu kinh tế và lao động nước ta vẫn mang nặng đặc
Trang 10trưng của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu Nâng cao chất lượng NNL để thay
đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động không chỉ là nội dung, mục tiêu mà còn
là điều kiện để tiến hành CNH- HĐH
“**Từ những vấn để tổn tại về nguồn nhân lực, có thể thấy rõ hơn những
vấn để đặt ra trong quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, đó là:
+ Chính sách đổi mới giáo dục đào tạo trước yêu cầu thực tiễn của sự
nghiệp đào tạo NNL chuẩn bị cung cấp cho quá trình CNH- HĐH Hiện nay
và trong những năm tới nhu cầu cán bộ có trình độ đang rất lớn so với khả năng có thể đáp ứng của ngành giáo dục Chính sách xã hội hoá giáo dục nhằm khai thác, hội tụ các nguồn lực để phát triển giáo dục trong điều kiện
hiện có của nền kinh tế đang làm tăng nhanh NNL được đào tạo đáp ứng yêu
cầu của thực tiễn nền kinh tế Qúa trình này cũng làm nảy sinh mâu thuẫn
mới trong cơ cấu NNL được đào tạo, chất lượng đào tạo nhân lực, Tạo ra
tình trạng ” thừa giả tạo” NNL được đào tạo
+ Hệ thống sử dụng NNL mới trước yêu cầu của quản lý nhà nước về
NNL trong quá trình CNH- HĐH Cùng với đổi mới hệ thống sử dụng NNL
đã hình thành các quan hệ kinh tế và lao động mới, các phạm trù kinh tế mới của nền kinh tế thị trường Điều này đồi hỏi vai trò quản lý nhà nước về NNL, phải được nâng lên trình độ cao hơn để xác định, lựa chọn đúng phạm vi, chức năng, nhiệm vụ mà nhà nước cần phải làm nhằm đạt hiệu quả cao nhất
trong phát triển NNL
+ Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về NNI trước yêu cầu nhiệm vụ của quản lý trong quá trình CNH- HĐH Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế
thị trường, nhiệm vụ của quản lý Nhà nước về NNL có sự thay đổi căn bản
Điều đó đòi hỏi trình độ, phương pháp, lề thói của đội ngũ cần bộ quản lý phải được nâng cao nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước về
NNL
Từ thực trạng và những vấn để đặt ra về NNL, quản lý nhà nước về NNL, có thể rút ra kết luận: NNL nước ta đổi đào nhưng vẫn ở dạng tiém nang Qiia trình phát triển, khai thác, sử dụng NNL đang từng bước được đổi mới nhưng
còn rất nhiều hạn chế Để NNL thực sự trở thành nguồn nội lực quyết định sự
thành công của quá trình CNH- HĐH đời hỏi có sự đầu tư và lựa chọn cơ chế thực hiện vai trò của nhà nước nhằm phát triển nhanh NNL, nhất là mặt trí tuệ đạo đức
Trang 11CHƯƠNG 3
NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
'VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CƠNG NGHIỆP HỐ - HIỆN ĐẠI HOÁ
Để có thể để xuất đúng các giải pháp của nhà nước về NNL, cần xây
dựng được hệ thống các quan điểm của nhà nước về NNL và về quản lý nhà
nước NNL
3.1 Quan điểm về nguồn nhân lực và vai trò nhà nước đối với nguồn
nhân lực
- Trước hết, quan điểm về NNL trong quá trình CNH-HDH là :
+ Con người ngày càng phát triển toàn điện: Trong quá trình CNH-HĐH, con người - NNL là điều kiện, phương tiện đồng thời là mục tiêu nên phải
phát triển toàn điện về đức- trí- thể- mỹ Thực hiện quan điểm con người phát triển toàn điện là một quá trình gắn với trình độ phát triển của nền kinh tế đất
nước Hiện nay, con người phát triển toàn diện phải phát triển hài hoà giữa cái riêng- cái chung, vừa phát triển năng lực cá nhân của mình vừa tránh được
những " tha hoá” do mặt trái của cơ chế thị trường Phát triển con người toàn
điện là động lực, phương tiện, mục tiêu của sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta
+ Quan điểm con người kinh tế- cơ sở để xây dựng động lực cho phát
triển con người, NNL Trong quá trình CNH-HĐH, con người không chỉ là nhân công mà là chủ thể, mục tiêu, động lực Nhà nước cần xây dựng môi _trường động lực để phát triển NNL CNXH hay CNTB đều sử dụng con người
10 g ') để tăng trưởng, phát triển kinh tế đem lại sự phát triển của xã hội mình Sự
khác nhau cơ bản giữa các chế độ xã hội là phương thức phân chia va str dung các thành quả tăng trưởng, phát triển đó Nền kinh tế thị trường nước ta phải sử dụng các công cụ đóng vai trò động lực như cung- cầu, giá cả, cạnh tranh, lợi nhuận, để tiến hành CNH-HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa Điều đó có nghĩa, chủ nghĩa xã hội được xây dựng bằng sức lao động của con người nhưng cũng mang lại điều kiện phát triển công bằng cho chính họ Sự
thống nhất giữa vai trò động lực- mục tiêu của phát triển NNL trong quá trình
CNH-HPH chính là biện chứng của phát triển bén vững Hiện nay, quan điểm
xây dựng động lực để thực hiện CNH-HĐH và phát triển kinh tế ở nước ta là
làm rõ cơ sở của đói nghèo, lạc hậu đối với mỗi người và đan tộc Để ra khỏi
tình trang này, NNL phải được phát triển nhất là trình độ trí tuệ
+ + , ,
Trang 12
Cơng trình được hồn thành
tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Người hướng dan khoa hoc: GS.TS Tran Ngọc Hiên
Phần bién I; GS PTS Téng Van Duong Phần biện 2: PGS.PTS Dé Minh Cuong Phan bién 3: PGS.TS Nguyễn Quang Thái
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng cham luận án cấp Nhà nước, họp tại Học Viện Chính trị Quốc gia Hỗ Chí Minh, Hội trường số
Vào hồi 44 giờ ngày|.2 tháng ,‡ năm \Đ 3/009
Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Trang 13+ Quan điểm con người xã hội- văn hoá nhằm khai thác khía cạnh xã hội, ý thức, tỉnh thần của mỗi người gắn với gia đình, cộng đồng Nhà nước
có vai trò nuôi dưỡng môi trường lành mạnh để hình thành con người văn
hoá, con người hoà nhập với cộng đồng
+ Quan điểm con người chính trị là cơ sở để hình thành ý thức, thái độ chính trị rõ ràng trong mỗi con người Ở nước ta, con người chính trị đó là
con người Việt nam có lòng yêu nước trong thời kỳ mới Lòng yêu nước thể hiện ở năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động, giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, ý thức chống lại những nhân tố kìm hãm sự tiến bộ xã hộ như: Tham những, cơ hội, tha hoá, cào bằng, chủ nghĩa cá nhân
Các quan điểm chỉ phối vai trò của nhà nước đối với NNL Từ quan
điểm con người mới có thể rác định quan điểm về vai trò nhà nước trong
tạo lập NNL cho quá trình CNH-HĐH, đó la:
+ Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước đóng vai trò người tổ chức, định hướng sự hình thành, phát triển của NNL Nhà nước là người tạo lập môi trường, huy động các nguồn lực đồng thời tạo cơ chế để tác động vào quá
trình hình thành, phát triển của NNL
+ Vai trò của nhà nước đối với NNL dựa trên quan điểm hệ thống nhằm bảo đảm tính thống nhát, đồng bộ giữa các khâu, lĩnh vực mà nhà nước cần tác động Vai trò của nhà nước là người tổ chức gắn kết các khâu của đào tạo-
sử dụng- việc làm nhằm phát triển NNL
Đối với lĩnh vực giáo dục đào tạo, quan điểm về vai trò nhà nước là : + Giáo dục NNL là quốc sách hàng đầu, là động lực đồng thời là mục tiêu quan trọng nhất để phát triển kinh tế xã hội
+ Xã hội hoá giáo dục đào tạo, trong đó nhà nước giữ vai trò người tổ
chức, quản lý, điều tiết vĩ mô
+ Thực hiện công bằng trong môi trường giáo dực để mọi người có cơ
hội được phát triển toàn diện
Quan điểm về vai trò nhà nước trong sử dụng nguồn nhân lực:
+ Nhà nước đảm bảo và tạo diéu kiện cho mọi người có khả năng lao
động đều có cơ hội tìm được việc làm Môi trường pháp lý mà nhà nước xác
lập phải tạo ra quan hệ lao động bình đẳng giữa mọi người trong mọi thành
phần kinh tế
+ Nhà nước sử đụng NNL trên quan điểm toàn dụng lao động gắn với hiệu quả lao động, kết hợp hài hoà chính sách kinh tế và chính sách xã hội
e «‹
Trang 14+ Nhà nước sử dụng NNL trên quan điểm toàn dụng lao động gắn với
hiệu quả lao động, kết hợp hài hoà chính sách kinh tế và chính sách xã hội
Các quan điểm về con người, NNL và vai trò của nhà nước đối với NNL
được thống nhất trong mọi chính sách kinh tế- chính trị của Đảng và Nhà
nước Hệ thống các quan điểm này là cơ sở để để ra các giải pháp vĩ mô của
nhà nước về NNL
3.2 Những giải pháp của nhà nước để tạo ra và phát triển nguồn
nhân lực trong q trình cơng nghiệp hố - hiện đại hoá
Để đáp ứng yêu cầu NNL trong quá trình CNH-HĐH và phát triển của
đất nước, luận án xây dựng hệ thống các giải pháp sau:
Thứ nhất: Chính sách đân số đúng đắn, thích hợp là giải pháp chiến lược
để nâng cao chất lượng, đồng thời điều chỉnh cơ cấu và số lượng NNL
Hiện nay, giảm tỷ lệ gia tăng dân số đang là giải pháp quan trọng, đồng
thời là một trong những chương trình kinh tế- xã hội lớn của đất nước Để hạ
nhanh tỷ lệ tăng dân số, có thể áp dụng các biện pháp: Giáo dục tuyên truyền kết hợp với biện pháp kinh tế- hành chính Việc lựa chọn biện pháp và mức độ áp dụng phải phù hợp với từng đối tượng dân cư nhằm đảm bảo tái sản xuất ra NNL hợp lý cả về số lượng, chất lượng Chính sách dân số và kế
hoạch hoá gia đình cần dần đần được luật pháp hoá
Thứ hai: Phân bố lại đàn cư, NNL là giải pháp để nhà nước thực hiện phân công lại lao động xã hội cho phù hợp với quá trình CNH-HĐH
Nhà nước căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội để lập kế hoạch và có biện pháp điều chỉnh dân cư, NNL gắn với cơ cấu kinh tế Các chính sách mà nhà nước ấp dụng là: chính sách di dân, chính sách phân bố lại dân
cư, NNL nhằm :
+ Bố trí, ổn định dân cư NNL tại từng địa bàn, khu vực để tạo điều kiện,
hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý
+ Nhà nước có kế hoạch điều chỉnh phân bố dân cư, NNL giữa các vùng
gắn với mục tiêu phát triển kinh tế chung của đất nước
Thứ ba : Giải pháp của nhà nước về giáo dục đào tạo NNL - là giải pháp
quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng, điều chỉnh cơ cấu, phát triển
NNL đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH - HĐH 7
- Phát triển đồng bộ giáo dục ở các cấp trong hệ thống giáo dục nhằm
chuẩn bị NNL cho qué tinh CNH - HDH
Trang 15+ Tăng nhanh quy mô trên cơ sở đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo ở mợi cấp nhằm tạo cơ sở nâng cao chất lượng NNL được đào tẠO à
+ Cũng với việc hoàn thành giáo dục phổ cập tiểu học, nhà nước triển khai thực hiện phổ cập trung học cơ sở để tạo mặt bằng dan tri và trí tuệ cao
trong NNL
+ Nhà nước định hướng sự phát triển đồng thời điều chỉnh cơ cấu đào tạo NNL ở các trình độ, lĩnh vực, ngành nghề nhằm đáp ứng yêu cầu trong từng giai đoạn của quá trình CNH - HĐH
Hiện nay, chất lượng đang là mục tiêu hàng đầu của giáo dục đào tạo Để NNL có chất lượng cao đáp ứng nhiệm vụ của quá trình CNH -HĐH, nhà nước cần tiến hành phân loại chặt chẽ trình độ của học sinh phổ thông để lập kế hoạch đào tạo NNL Chất lượng NNL có nền móng từ chất lượng tuyển sinh nên giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp phải được đặt trong mối quan hệ thống nhất, liên tục Nhà nước căn cứ vào dự báo nhu cầu NNL trong mỗi
giai đoạn CNH-HĐH để lập kế hoạch đào tạo sao cho phù hợp với yêu cầu
thực tiễn cả về số lượng, trình độ, cơ cấu Trong quá trình thực hiện xã hội hoá giáo dục, nhà nước là người tổ chức, quản lý, điều chỉnh nhằm hướng tới mục tiêu phát triển đã được hoạch định Chức nang lua chọn đầu tư, hội tụ các
nguồn lực đầu tư, chức năng tổ chức, kiểm tra, giám sát, điều chỉnh sự phát
triển giáo dục đào tạo của nhà nước là nhân tố quyết định chất lượng NNL
được đào tạo ở nước ta
Đối với NNL đang sử dụng, nhà nước cần áp dụng giải pháp: Quy định thời gian cần được bồi dưỡng nắng cao, đào tạo lại đối với từng loại lao động để người lao động có thể cập nhật trí thức mới nhằm tránh sự ” lạc hậu " : tương đối giữa các thế hệ lao động Để thực hiện điểu đó, nhà nước quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động trong đào tạo, bồi dưỡng thường
xuyên hoặc định kỳ cho người lao động
Thứ tư: Giải pháp của nhà nước về sử dụng NNL đã qua đào tao
Giải pháp này hướng vào khai thác hợp lý, sử dụng có hiệu quả NNL đã được đào tạo để nâng cao hiệu suất của nền kinh tế, giảm lãng phí " chất xám" Mặt khác, sử dụng hợp lý NNL này có tác dụng kích thích sự phát triển giáo dục, điều chỉnh cơ cấu NNL được đào tạo, từ đó hình thành sự cạnh
tranh lành mạnh trên thị trường lao động Nhà nước có thể áp dụng các giải pháp :
Trang 16+ Ban hành quy chế về sử dụng NNL được đào tạo để người sử dụng buộc phải sử dụng đúng chuyên môn, trình độ của người được đào tạo Để khuyến khích sử dụng NNL được đào tạo, nhà nước quy định điều kiện sử dụng lao động ở từng công việc gắn với công nghệ được sử dụng
+ Chính sách sử dụng NNL được đào tạo mà nhà nước ban hành phải trên cơ sở lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động
+ Nhà nước ban hành chính sách nghĩa vụ, quyền lợi của doanh nghiệp,
tổ chức kinh tế xã hội khi sử dụng NNL được đào tạo
+ Nhà nước có biện pháp hỗ trợ và tạo việc làm cho NNL được đào tạo, nhất là sinh viên mới tốt nghiệp, sinh viên nghèo và diện chính sách (phân
công công tác)
Thứ năm: Giải pháp của nhà nước đối với NNL chưa qua đào tạo Đối tượng này chiếm tỷ lệ lớn trong NNL, họ rất khó khăn trong tìm và tạo việc làm Vai trò của nhà nước nhằm giúp họ có nghề để họ có cơ hội tìm được
việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống và phát triển, cụ thể:
+ Nhà nước hỗ trợ tài chính và các điều kiện vật chất để tăng nhanh các
cơ sở, hình thức đào tạo nghề, nhất là nông thôn, miễn núi
+ Nhà nước thực hiện các hình thức hỗ trợ để người nghèo có được cơ hội học nghề, tín dụng học nghề ưu đãi, đào tạo miễn phí ở một số nghề với những đối tượng nhất định Hiện nay, sự quan tâm hỗ trợ và đầu tư của nhà nước cần ưu tiên với đối tượng lao động chưa có nghề nhằm tạo cơ hội để trang bị cho họ một nghề Đây là một giải pháp của nhà nước để xoá đói giảm
nghèo và phát triển NNL, tăng nguồn nội lực của đất nước
* Trước hết đối với nguồn nhân lực nông thôn:
+ Nhà nước khuyến khích và tăng cường các hoạt động đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ trên địa bàn nông thôn như: Hỗ trợ vốn bằng tin dụng ưu đãi cho lao động nông thôn; chính sách khuyến khích các nhà đầu tư vẻ nông thôn; trợ giúp khôi phục phát triển các làng nghề và phát triển việc làm phi nông nghiệp,
+ Phát triển kinh tế ngành nghề gắn với tích tụ tập trung ruộng đất
Chính sách ruộng đất của nhà nước hiện nay đang có tác dụng tàng tích
tụ tập trung ruộng đất để hình thành và phát triển kinh tế trang trại Song quá
trình này đang làm tăng thêm đội ngũ "nông dân vô sản” tăng thêm hộ đói nghèo, gây mất ồn định xã hội Phải chăng, nhà nước nên quy định điều kiện
Trang 17nông dân được chuyển nhượng ruộng đất là họ phải có khả năng làm nghề phi
nông nghiệp
+ Nha nước ưu tiên phát triển giáo dục đào tạo NNL nông thôn: Đâu tư
phát triển giáo dục phổ thông để nâng cao trình độ dân trí và xoá mù chữ ở nông thôn, miền núi, vùng dân tộc Phát triển các cơ sở đào tạo nghề ở nông
thôn, thực hiện phương thức đào tạo cử tuyển, đào tạo theo địa chỉ nhằm cung cấp cán bộ cho nông thôn, chính sách khuyến khích học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về phục vụ ở nông thôn, miền núi
+ Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế, mở mang ngành
nghề và phát triển NNL nông thôn thông qua đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ gắn với tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học công nghệ ở địa bàn nông thôn
*Đối với nguồn nhân lực thành thị:
+ Nhà nước hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao dộng
trẻ có trình độ văn hoá (học sinh mới tốt nghiệp phổ thông)
+ Phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm và các hình thức thông tin
dịch vụ lao động
Thứ sáu: Xuất khẩu lao động là một giải pháp chiến lược của nhà nước
để phát triển NNL
+ Nhà nước tăng cường phát triển các trung tâm đào đạo NNL cho xuất khẩu để thực hiện xuất khẩu lao động có nghề
+ Nhà nước đào tạo và thực hiện cơ chế quản lý chặt chế, thống nhất đối với hoạt động xuất khẩu lao động trong toàn quốc
+ Tăng cường quản lý nhà nước đối với người Việt Nam lao động ở nước
ngoài `
+ Nhà nước khuyến khích các hình thức đào tạo ở nước ngoài, đồng thời có chính sách sử dụng hợp lý nhằm thu hút sự đóng góp của Việt kiểu vào công cuộc CNH- HĐH đất nước
Thứ bảy: Đối mới nâng cao năng lực hiệu quả hoạt sdong của bộ máy và cán bộ quản lý nhà nước NNL
+ Đổi mới tổ chức bộ máy nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động có hiệu quả của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước NNL
+ Quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về quản lý nhà nước
NNL để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhân lực trong quá trình
CNH-HDH
Trang 18KẾT LUẬN
NNL đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội , là lực lượng chủ yếu sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, tiền vốn,
khoa học- công nghệ để tạo ra của cải vật chất
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học- công nghệ và
tồn cầu hố thì NNL ngày càng trở thành nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển bên vững và chiến thắng trong cạnh tranh của mỗi quốc gia
Ở mỗi nước, người tổ chức, đào tạo, sử dụng NNL có ở nhiều kênh: các cơng ty, tập đồn, trung tâm, viện, trường, nhưng bao trùm nhất và chỉ phối
toàn bộ hoạt động đó là nhà nước Ở nước ta , nhà nước có vai trò đặc biệt
quan trọng trong đào tạo, sử dụng NNL Nhà nước là nhân tố quyết định sự
thành công của quá trình CNH- HĐH theo định hướng XHCN
Trong giai đoạn CNH- HĐH, nước ta có các nguồn lực: con người, tài nguyên, tiền vốn, vị trí địa lý, quan hệ đối ngoại, nhưng ưu thế lớn nhất là NNL - tiền để quan trọng hàng đầu NNL nước ta đang ở dang tiém nang,
phân tán và có khoảng cách nhất định so với yêu cầu khoa học công nghệ và phát triển kinh tế Để NNL trở thành nội lực quan trọng nhất trong các nguồn lực tiến hành CNH- HĐH, NNL đòi hỏi phải được đào tạo, bố trí, sử đụng
tương đối hợp lý Đó là chức năng quan trọng hàng đầu của Nhà nước Nhà nước làm chức năng này như thế nào sẽ quyết định đến sự thành bại của việc
thực hiện đường lối CNH- HĐH theo định hướng XHCN
Luận án đã đóng góp một số suy nghĩ bước đầu về nghiên cứu cơ bản và
ứng dụng từ khái niệm NNL; những kinh nghiệm của các nhà nước trong đào
tạo, sử dụng NNL; những vấn để đặt ra hiện nay và những giải pháp của nhà nước để tạo ra NNL nhằm thực hiện thành công CNH- HĐH
MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
Thứ nhất: Quán triệt quan điểm về vị trí quan trọng của cơn người, NNL
và các yêu cầu của nó trong mọi chiến lược chính sách nhát triển kinh tế xã
wee Tiôi tủa wale, ni nước, ưOhE iấT tiuế vớ đÓạ dòng thực tiên của mọi
người, mọi cấp lãnh đạo quản lý
e + 2 '
Trang 19Đề cao tính nhân văn, cộng đồng trong mọi hoạt động giáo dục đào tạo, tổ chức quản lý và sử dụng NNL Xây dựng, hoàn thiện các thiết chế chặt chẽ, nghiêm minh trong mọi khâu tác động tới sự hình thành, phát triển của NNL
*** Thứ hai: Phát triển giáo dục- đào tạo theo hướng:
Hình thành, phát triển tư duy, phương pháp sáng tạo, độc lập trong học
tập, nghiên cứu, ứng dụng để người học có khả năng tự học và nghiên cứu
trong nhà trường và sau khi đã tốt nghiệp nhằm gắn quá trình đào tạo và tự
đào tạo
Coi trọng giáo dục đạo đức, nhân cách, gắn dạy chữ -dạy nghề với dạy người để hình thành lớp người lao động mới "vừa hồng, vừa chuyên" để NNL trở thành nguồn nội lực cơ bản nhất- tiền để thực hiện CNH- HĐH ở nước ta
Thực hiện giáo dục, quản lý giáo dục bằng pháp luật Thiết lập kỷ cương
nghiêm minh, đồng thơì xây dựng những chuẩn mực chung về chất lượng
NNL được đào tạo ở từng cấp, bậc học trong toàn quốc Mọi sự tăng quy mô, hình thức giáo dục đảo tạo phải trên cơ sở chất lượng Chất lượng đào tạo là
tiêu chuẩn hàng đầu để hình thành, phát triển NNL trong quá trình CNH-
HĐH
Thứ ba: Nhân tài là nhân tố quan trọng Nhà nước có chính sách phát hiện để bồi đưỡng, trọng đụng, đầu tư và đãi ngộ thoả đáng để hình thành, thu hút nhân tài đặc biệt là trí tuệ của Việt kiểu nhằm tạo ra trí tuệ cao cấp để bổ sung đội ngũ chuyên gia đầu đàn cho mọi lĩnh vực của nền kinh tế đất nước
Thit ne: D6i mới và hoàn thiện cơ chế đánh giá, sử dụng NNL cả về nhận
thức, chính sách, thực tiễn nhằm hình thành động lực đúng đắn phát triển
năng lực trí tuệ của cá nhân trong phát triển, cống hiến, hưởng thụ Nhà nước
tạo môi trường, chính sách khuyến khích phát triển và làm giàu bằng tài năng,
đồng thời ngăn cản làm giàu bằng con đường "quyền lực”, "vị thế xã hội”
——`—
Trang 20NHUNG CONG TRINH KHOA HOC CUA TAC GIA
DA DUGC CONG BO
Hà Quý Tình - Những vấn đề đặt ra đối với NNL trong qua trinh
CNH-HDH ở nước ra - Giáo dục và thời đại số 52 (chủ nhật ngày
29/12/1996) tr 3 + 23
Hà Quý Tình - Vai rrò của nhà nước trong đào tao NNL cho
CNH-HDH ở Việt Nam - Giáo dục và thời đại số 39 ngày 28/9/1997 tr 4+ 5
Hà Quý Tình - Quan điểm và giải pháp vĩ mô về tạo việc làm - Tạp chí Tài chính số 8/1998 tr 14 + 15
Hà Quý Tình - Nhận thức về vấn đề tạo việc làm ở nước ta hiện nay - Tạp chí Tư tưởng văn hóa tháng 10/1998 tr 26 + 27
Hà Quý Tình - Nguồn nhân lực nông thôn - Thực trạng và giải pháp -
Tạp chí Nghiên cứu lý luận số 10 tháng 10/1998 tr 24 + 25 + 26 Hà Quý Tình - Nguồn nhân lực Việt Nam - Thực trạng và giải pháp - Tạp chí Cộng sản số 7 tháng 4 năm 1999
Trang 21MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của luận án:
Trong điều kiện cách mạng khoa học công nghệ tiến bộ nhanh và trình độ phát triển cao của nền kinh tế thị trường, nhân lực ngày càng được coi là nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực để tăng trưởng kinh tế trong
điều kiện cạnh tranh và phát triển ở mọi quốc gia Phát triển, sử dụng có hiệu
quả nguồn nhân lực(NNL) đang là vấn để nóng hổi thu hút sự quan tâm của
các chính phủ và các nhà kinh doanh, nhất là ở khu vực Đông Nam Á
Ở nước ta, sự thành bại của q trình cơng nghiệp hố hiện đại hoá
(CNH-HĐH) theo định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) phụ thuộc rất lớn
vào việc nhà nước phát triển và sử dụng các nguồn lực của đất nước mà NNL suy cho cùng là một tiền để quan trọng nhất
NNL nước ta rất phong phú nhưng còn ở dang tiểm năng Để nó thực sự
trở thành điều kiện tiền để trong quá trình CNH-HĐH cần có vai trò rất lớn của nhà nước
Hiện nay, vai trò của nhà nước thể hiện ra sao? Nhà nước phải làm gì?
Làm như thế nào? để NNL trở thành nguồn nội lực cơ bản nhất thực hiện thành công CNH-HĐH vẫn đang được tranh luận , Để góp phần tiếp tục nghiên cứu vấn để này, chúng tôi đã chọn để tài: "Vai trò nhà nước trong việc tạo tiền để NNL cho CNH-HDH ở nước ta” làm công trình nghiên cứu của
mình ;
2/Tình hình nghiên cứu của luận án:
Những năm qua, rất nhiều công trình khoa học cấp nhà nước và cấp Bộ
đã nghiên cứu về NNL: Đề tài KX.05.11 hoàn thành 6/1994; Dé tai KX.06
hoàn thành năm 1995; Nhóm để tài KX.7 gồm 14 nhánh đẻ tài hoàn thành
năm 1997; Đề tài cấp Bộ của tập thể tác giả Viện chiến lược - Bộ khoa học
công nghệ và mơi trường hồn thành 7/1997, của tập thể tác giả Viện nghiên cứu chiến lược Bộ kế hoạch và đầu tư hoàn thành 1/1998 và luận án của các © tiến sĩ, các bài báo của nhiều tác giả khác
3/ Mục đích, nhiệm vụ của luận án
- Mục đích: Luận án nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong việc hình thành, phát triển NNL sao cho phù hợp với yêu cầu CNH- HĐH Luận án xây dựng các quan điểm và đưa ra các kiến giải về vai trò của nhà nước trong việc
chuẩn bị, phát triển, sử dụng NNL ở từng giai đoạn và cả quá trình CNH-
Trang 22- Nhiệm vụ: Luận án làm sáng rõ hơn mặt lý luận về vị trí tiên dé của NNL, vai trò của nhà nước trong đào tạo, sử dụng NNL Từ đó luận án để xuất hệ thống các giải pháp để giải quyết những vấn đề cấp bách về quản lý
nhà nước NNL
4/Đối tượng, phương pháp, giới hạn nghiên cứu của luận án:
-Đối tượng: Luận án nghiên cứu vai trò của nhà nước, những tác động vĩ mô của nhà nước đến quá trình hình thành, phát triển NNL
-Phương pháp nghiên cứu: Ngoài các phương pháp nghiên cứu chung
của kinh tế chính trị, luận án còn sử dụng các phương pháp: Phân tích, tổng
hợp, so sánh, hệ thống hoá, đồ thị
-Giới hạn: Luận án nghiên cứu NNL, vai trò của nhà nước đối với NNL
chủ yếu từ thời kỳ đất nước đổi mới (1986) đến nay Trong đó, luận án chỉ đi sau nghiên cứu lĩnh vực giáo dục đào tạo và sử dụng NNL
5/Những điểm mới của luận án:
- Luận án luận giải NNL là nhãn tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, đồng thời làm rõ vai trò của NNL trong quá trình
CNH- HĐH theo định hướng XHCN
- Luận án khẳng định vai trò nhà nước là người tổ chức, định hướng quá
trình tạo lập NNL
- Từ thực trạng NNL, vai trò của nhà nước đối với NNL, luận án đã rút ra
những vấn đẻ cấp bách cần giải quyết đặt cơ sở để nêu ra hệ quan điểm và giải pháp về việc nhà nước tạo tién dé NNL trong quá trình CNH- HĐH
6/ ý nghĩa của luận án: es
Góp phần vào công tác nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận cho các chính sách và giải pháp về nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu cuả qúa trình
CNH- HĐH
7/ Kết cấu của luận án:
Ngoài phần mở đâu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm
Trang 23CHƯƠNG 1
NHỮNG YÊU CẤU VỀ NNL VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG TAO NNL TRONG QUA TRÌNH CNH- HĐH
Cơng cuộc đổi mới của nước ta đang bước sang giai đoạn mới- giai đoạn CNH- HĐH Giai đoạn này được xác định trong không gian, thời gian với
những đặc điểm cụ thể của thời đại và dân tộc Sự phát triển của khoa học
công nghệ và quá trình cải cách sâu rộng ở các nước công nghiệp phát triển
gắn với xu hướng tồn cầu hố, khu vực hoá Phát triển bền vững trở thành
mục tiêu mà các dân tộc đang hướng tới Yếu tố quyết định sự thành công của quá trình này không chỉ ở tiền vốn, công nghệ, tài nguyên mà căn bản nhất là
NNL
Ở nước ta, sự hình thành, phát triển nên kinh tế thị trường dựa trên cơ
cấu nhiều thành phần kinh tế gắn với mở cửa, hội nhập với thế giới mang thco
những nhân tố thời cơ và thách thức mới cho quá trình CNH- HĐH Những
đặc điểm đó đòi hỏi CNH- HĐH phải dựa trên mọi nguồn lực làm tiền để cho sự phát triển, trong đó NNL là một tiền để quan trọng nhất Vị trí quan trọng của tiền đề NNL bắt nguồn từ đặc điểm mới của quá trình CNH- HĐH Vậy,
nhà nước với tư cách một nhân tố quản lý phải hiểu biết những yêu cầu về NNL để lựa chọn vai trò của mình trong hình thành và phát triển NNL đáp
ứng đòi hỏi của quá trình CNH- HĐH
Những yêu cầu về NNL được xác định trong điều kiện lịch sử, với không
gian, thời gian và những nhan tố ảnh hưởng nhất định Sự phân tích đó được
bắt đầu từ khái niệm NNL
NNL là toàn bộ sức lao động của những người trong độ tuổi lao động có khả năng hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội
"Theo nghĩa rộng, NNL là nguồn lực con người (The Human Resources) gồm thể lực, trí tuệ, tỉnh thần, ý thức và sự tương tác giữa các cá nhân trong
cộng đồng
Xết về số lượng: NNL là nguồn lao động có thể huy động được Đó là: Số người có việc làm, số người thất nghiệp và lao động dự nguồn
Về chất lượng: NNL được biểu hiện ở thể lực, trí tuệ, ý thức, động cơ, tỉnh thần lao động mà trí tuệ, ý thức, tỉnh thần ngày càng có vai trò quan
Trang 24NNL có vị trí rất quan trọng Trong lĩnh vực kinh tế, nó là nhân tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất Trong lịch sử phát triển CNH, vị trí của NNL đã có sự biến đổi: Từ chỗ nó là một nhân tố phụ thuộc đã trở thành nhân tố quan trọng nhất trong các nguồn lực tiến hành
CNH- HĐH, cạnh tranh và phát triển Vị trí quan trọng của NNL được khẳng
định ở nước ta khi Đảng ta coi: NNL là nguồn nội lực căn bản nhất quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH- HĐH theo định hướng XHCN
Sự phát triển của NNL chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố:
Thứ nhất: Trình độ phát triển kinh tế: Những nước có nền kinh tế phát triển GDP/ người cao, đời sống của nhân dân ổn định ở mức cao sẽ có điều kiện đảm bảo và nâng cao chất lượng NNL Sự phát triển kinh tế là nền tảng vật chất để nhà nước có điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó có vấn để dân số, văn hoá
Thit hai: Trinh độ phát triển giáo dục đào tạo- nhân tố quyết định trình độ trí tuệ của NNL Đối với mỗi nước, giáo dục là quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách, thế giới quan, tình cảm, đạo đức Với xã hội, giáo đục là quá trình thực hiện tích tụ nguồn vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Ngày nay, trí tuệ là nhân tố hàng đầu quyết định sự thắng bại trong cạnh tranh và phát triển của mỗi quốc gia, do vậy đầu tư cho giáo
dục được coi là đầu tư phát triển Ở nước ta, Đảng và Nhà nước đã đặt giáo
dục ở vị trí " quốc sách hàng đầu" nhằm phát triển nhanh NNL thực hiện
thành công CNH- HĐH
Thứ ba: Những giá trị của truyền thống dân tộc và sự phát triển của nền
văn hoá đang ngày càng trở thành động lực của sự phát triển kinh tế
Ở nước ta, văn hoá và những giá trị truyền thống dân tộc là nhân tố quan
trọng để phát triển NNL- đó là con người Việt Nam với bản sắc riêng, Mơi trường văn hố là cơ sở để hình thành, phát triển con người mới Việt Nam-
tiên để quyết định để tiến hành thành công CNH- HĐH theo định hướng
XHCN
Thứ tư: Tốc độ gia tăng đân số ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng
NNL vì nó tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng, phát triển kinh tế Ở mỗi
nước, tốc độ tăng dân số phải được tính toán phù hợp nhằm tái sẵn xuất ra các
Trang 25tăng dân số là mục tiêu chiến lược có ý nghĩa kinh tế và xã hội của Đảng, nhà
nước để phát triển NNL và phát triển kinh tế- xã hội
Thứ năm: Các chính sách kinh tế xã hội : Chính sách tuyển dụng, sử
dụng NNL, tiền lương, bảo hiểm mà nhà nước ban hành tác động rất lớn
đến sự phát triển NNL
Mỗi nhân tố đó cùng tác động đến NNL, bởi vậy, nhà nước tác động
tổng hợp thông qua chúng để kích thích, định hướng quá trình hình thành và phát triển của NNL nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH- HĐH
Mỗi giai đoạn hay thời kỳ CNH- HĐH luôn đồi hỏi ở NNL những yêu
cầu phù hợp về số lượng, chất lượng, cơ cấu, cụ thể:
- Số lượng NNL phải phù hợp với yêu cầu sử dụng trên thực tế Nó phụ thuộc quy định của nhà nước về tuổi, ngày lao động, đồng thời phụ thuộc trình độ công nghệ và mức độ xã hội hoá của nền sản xuất
- Chất lượng NNL phải đảm bảo yêu cẩu trình độ phát triển kinh tế và công nghệ được sử dụng ở từng giai đoạn CNH- HĐH Trí tuệ là tiêu chuẩn
quan trọng nhất của chất lượng NNL Hiện nay tiếu thức đánh giá trình độ trí
tuệ của NNL nước ta là khả năng tiếp thu, làm chủ được những thành tựu khoa học công nghệ mới chuyển giao, giải quyết được những vấn để khoa học công nghệ đặt ra trong quá trình CNH- HĐH và phát triển của đất nước
Cơ cấu NNL gồm: cơ cấu NNL được đào tạo giữa các loại trình độ ( đại học- trung học-công nhân); tỷ lệ lao động được đào tạo giữa các ngành, các
vùng, các thành phần kinh tế và trong toàn nến kinh tế, Cơ cấu NNL phải phù hợp với nhiệm vụ và mục tiêu trong từng giai đoạn CNH- HĐH
NNL nước ta hiện chưa đấp ứng được các yêu cầu đặt ra của CNH-
HĐH Đề thúc đẩy và định hướng sự hình thành, phát triển NNL, đạt tới yêu
cầu cần thiết, vai trò của nhà nước là đặc biệt quan trọng
Ở nước ta, nhà nước có vai trò quyết định trong tạo ra và hội tụ các
nguồn lực để phát triển nguồn nhân lực Điều này được thể hiện ở mục tiêu, cóng cụ, cơ chế tác động của nhà nước đến quá trình hình thành,
phát triển, quan lý nguồn nhân lực, cụ thể:
- Mục tiêu của nhà nước là tạo môi trường động lực cho sự hình thành
phát triển NNL đáp ứng yêu cầu nhân lực cho quá trình CNH- HĐH theo
định hướng XHCN Đó là:
Môi trường, động lực kinh tế công bằng, bình đẳng để mọi người có cơ hội được cống hiến, hưởng thụ và phát triển Trong môi trường này, vài trò
Trang 26của động lực hay lợi ích kinh tế được phát huy tác dụng, là đòn bảy kích thích
sự cạnh tranh để phát triển NNL
Nhà nước tạo mơi trường văn hố lành mạnh để kích thích, điểu chỉnh lợi ích và xu hướng phát triển của mỗi người, cộng đồng hướng tới mục tiêu chung của đất nước Ngày nay, văn hóa và tỉnh thần ngày càng có vai trò quan trọng, trở thành một nhân tố cơ bản trong hội tụ các nguồn lực phát triển con
người, NNL để phát triển kinh tế, thực hiện CNH- HĐH
Nhà nước tạo động lực chính trị cho phát triển NNL: Môi trường chính trị bình đẳng, ổn định là cơ sở hình thành quan hệ hợp tác, liên kết giữa con
người trong các thành phần kinh tế Động lực chính trị đúng đắn mà nhà nước xây dựng dựa trên cơ sở gắn liển quyển lợi và nghĩa vụ - đó là trách nhiệm công đân Đây là nhân tố để xác lập môi trường an ninh kinh tế lành mạnh trong phát triển toàn diện con người nhằm chống lãng phí, tham ô, loại
trừ tham những, hối lộ
Ngày nay, xu hướng mở cửa hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế
giới ngày càng phát triển Nhà nước tạo lập môi trường thuận lợi để giao lưu
NNL giữa các quốc gia Nhu cầu tham gia vào phân công lao động quốc tế để phát triển NNL, khác phục những bất hợp lý trong cơ cấu NNL đang trở thành nhu cầu tất yếu ở mọi nước Đối với nước ta, giao lưu NNL nhằm giải quyết sự bất hợp lý trong cung- cầu, tạo việc làm, tăng cường đào tạo để nâng cao chất lượng và điều chỉnh cơ cấu NNL
- Để đạt các mục tiêu trên, nhà nước xây đựng và thực hiện hệ thống các
chính sách tác động đến NNL, đó là:
Chính sách giáo dục đào tạo nhằm tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người
được hưởng nền giáo dục để phát triển Nhà nước lựa chọn vai trò tác động bằng các chính sách: Huy động nguồn lực, trực tiếp đầu tư xây dựng môi
trường pháp lý tạo sự cạnh tranh lành mạnh để phát triển giáo dục đào tạo
nhằm chuẩn bị và cung cấp NNL cho quá trình CNH- HĐH
Chính sách khoa học- công nghệ của nhà nước nhằm hình thành môi trường thuận lợi cho phát triển khoa học công nghệ Đó là: Môi trường có khả năng huy động, hội tụ các nguồn lực đầu tư cho khoa học công nghệ từ nhà nước, các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; Môi trường có động lực để
thu hút tập hợp trí tuệ hình thành đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật Môi
Trang 27trường mà nhà nước tạo lập chính là điều kiện để xây dựng năng lực nội sinh về khoa học công nghệ của đất nước
Chính sách tuyển dụng, sử dụng, đánh giá và phân phối Đó là hệ thống các chính sách của nhà nước để tạo môi trường pháp lý lành mạnh, công bằng
nhưng có động lực trong sử dụng để phát triển NNL Môi trường này là điều
kiện để phát huy hiệu quả sử dụng đồng thời kích thích, điều chỉnh quá trình đào tạo nhầm đáp ứng yêu cầu của NNL cho quá trình CNH- HĐH
Chính sách dân số đúng đắn của nhà nước là cơ sở đảm bảo nền kinh tế
có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng, từ đó phát triển kinh tế và NNL Chính
sách dân số hợp lý của nhà nước ta mang ý nghĩa kinh tế xã hội vì nó tạo điều kiện để tăng GDP/người, nâng cao chất lượng sống của mỗi người, hình thành mặt bằng chất lượng chung NNL của đất nước Mặt khác, chính sách dân số là thể hiện vài trò của nhà nước trong điều chỉnh cung, thực hiện kế hoạch
hoá trong phát triển NNL
Nhà nước xây dựng các chính sách xã hội để điểu chỉnh và tạo môi
trường công bằng, bình đẳng về cơ hội phát triển của mỗi người và NNL
Bằng việc thiết lập các chính sách xã hội đúng đắn, nhà nước tạo ra môi trường xã hội công bằng kích thích sự phát triển của NNL nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình CNH- HĐH
- Vai trò của nhà nước trong phái triển NNL được thể hiện ở cơ chế và công cụ mà Nhà nước tác động đến NNL
Cơ chế thực hiện vai trò của nhà nước đối với NNL là cách thức mà nhà
nước tác động đến sự hình thành, phát triển NNL Đó là chức năng của nhà nước trong tạo nguồn và phát triển nhân lực, cụ thể:
Nhà nước là người duy nhất có khả năng hoạch định chiến lược và thực hiện kế hoạch hoá sự phát triển NNL Hiện nay, sự hình thành, phát triển NNL được thực hiện ở rất nhiều kênh: Công ty, nhà nước, cá nhân, gia đình, xã hội, nhưng nhà nước là người duy nhất có khả năng tổ chức và liên kết đảm bảo thống nhất sự hình thành, phát triển NNL hướng vào mục tiêu chung của đất nước Chiến lược NNL được nhà nước xây dựng trên cơ sở chiến lược
phát triển kinh tế xã hội và chiến lược CNH- HĐH từ đó nhà nước kế hoạch
hơá phát triển NNL
Nhà nước kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh sự phát triển của NNL thông qua việc xây dựng môi trường pháp lý trong đào tạo, sử dụng NNL Bằng
e +