1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng tổng hợp chính sách tài chính tiền tệ trong điều tiết nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay

27 2 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

cis a fag On m2 rie 4 Ỷ ‹ +— Su ee | ~- ~ ° Ra _ QUOC GIA + BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HO CHi MINH

PHAM QUOC TRUNG

- SỬ DUNG TONG HOP CHiNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ _TR0NG BIỀU TIẾT NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ứ NƯỚC TA HIỆN NAY

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1 PGS.TS HOÀNG NGỌC HÒA

2 TS ĐẶNG ĐỨC ĐẠM

PHAN BIEN 1: PGS.TS NGUYÊN CÔNG NGHIỆP

PHAN BIEN 2: PGS TS VU VAN HOA

PHAN BIEN 3: PGS.TS VUONG TRONG NGHĨA

LUAN AN SE DUOC BAO VE TAI HOI DONG CHAM LUẬN ÁN CẤP NHÀ NƯỚC HOP TA! HOC VIEN CHINH TRI QUOC GIA HO CHi MINH

Vao héi GIỜ ssuessss ngày tháng năm

CO THE TÌM HIỂU LUẬN ÁN TẠI THƯ VIỆN QUOC GIA

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với quá trình chuyển đổi kinh tế thì việc nhận thức lại vai trò kinh tế

của Nhà nước và việc Nhà nước sử dụng các chính sách kinh tế - đặc biệt là chính sách tài chính chính sách tài chính và chính sách tiền tệ chính sách tiền tệ

để thực hiện vai trò đó phù hợp với điều kiện của thời kỳ phát triển mới của

nước ta là vô cùng cản thiết Kế thừa những hạt nhân hợp lí của kinh tế học hiện đại về kinh tế thị trường, đi sâu nghiên cứu tổng kết, khái quát thực tiên Việt

nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm sử dụng các chính sách kinh tế trong

điều tiết vĩ mô nên kinh tế của một số quốc gia , lý luận kinh tế của nước ta đã

có nhiều tiến bộ quan trọng Tuy nhiên, yêu cầu của công cuộc tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước và tạo lập nên kinh tế thị trường định hướng

XHCN đang đòi hỏi phải nghiên cứu sâu rộng hơn về chính sách tài chính - tiền tệ và việc sử dụng chúng trong điều tiết vĩ mô nên kinh tế

Nhằm góp phần vào những nghiên cứu lý luận để đáp ứng yêu cầu đó

của thực tiễn, khắc phục những hạn chế trong nghiền cứu chính sách tài chính -tiền tệ do kinh tế học truyền thống đưa ra, tác giả đã chọn đề tài: "Sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ trong điều tiết nền kinh

tế thị trường ở nước ta hiện nay" trên giác độ kinh tế chính trị để đi sâu nghiên cứu và viết nên luận án này

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Về chính sách kinh tế nói chung và chính sách tài chính và chính sách tiền tệ nói riêng, gần đây đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, nhiều kết quả

nghiên cứu đã được công bố trên các phương tiện thông tin khác nhau Chẳng

hạn như: Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX 03 với 21 đề tài nhánh từ KX 03 - 01 đến KX 03 - 21 xoay quanh chủ đẻ: “Đổi mới và hoàn

thiện các chính sách kinh tế và cơ chế quản lí kinh tế”, do GS, TS Vũ Đình Bách

làm chủ nhiệm Kết quả nghiên cứu đã được tập hợp lại và xuất bản ở nhiều đầu sách như: “Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta”

Nxb CTQG, H 1993, "Đổi mới và thực hiện đồng bộ các chính sách cơ chế quản lý kinh tế” Nxb CTQG - H 1997 Ngoài ra, có một số đề tài khác cũng đã có những đóng góp quan trọng như: “Một số vấn đề phối hợp chính sách kinh tế

Trang 4

vĩ mô trong quá trình đổi mới kinh tế ở nước ta” PGS,TS Vũ Thu Giang-H

1995; “Phối hợp một số chính sách kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy sự nghiệp

CNH-HDH đất nước” PGS.TS Hoàng Ngọc Hoà-H 2000 v.v Tất cả những nghiên cứu đó mặc dù đã đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng vẫn chưa có một sự nghiên cứu toàn diện, sâu sắc và có hệ thống, trên phương diện kinh tế chính trị về chính sách tài chính - tiền tệ, về những tác động nhiều mặt của chúng trong tiến trình kiến tạo một nền kinh tế thị trường định hướng

XHCŒN Và như vậy,chưa có một công trình nghiên cứu nào đã được công bố

trùng tên với đề tài luận án này

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

3.1 Mục dích của luận án

Vạch rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài

chính - tiền tệ để điều tiết nền kinh tế thị trường Trên cơ sở phân tích thực trạng

Trang 5

4 Giới hạn nghiên cứu cửa luận án

Luận án tập trung chủ yếu vào việc làm rõ những tác động trên phương diện kinh tế chính trị của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ

đối với sự ồn định và tăng trưởng kinh tế bẻn vững đúng định hướng

XHCN Do vậy, luận án sẽ không chú trọng đề cập đến việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ trên giác độ kinh tế học, hay với tư cách là

khoa học chính sách: khóng chú trọng đến những vấn đẻ có tính kỹ thuật của quá trình sử dụng chính sách, hay những tác động, điều tiết cụ thể mang tính kinh tế - kỹ thuật hay kinh tế - tổ chức

5 Phương pháp nghiên cứu

Quán triệt phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

ngoáT 1nìur" Đnuơrït pnap-lr6yen tong, “Gạc đĩu chà kỉnn're crínn trì Mác - _

Lénin, luan an con đặc biệt chú trọng sử dụng các phương pháp phân tích đối

chiếu, so sánh, phương pháp mơ hình hố, trên cơ sở xử lí các số liệu thống kê nhằm không chỉ khái quát và rút ra được những vấn đề có tính quy luật của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ mà còn tạo cơ sở để

đưa ra những quan điểm định hướng cho việc xây dựng mô hình, giải pháp để

nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài

chính - tiền tệ trong quá trình đẩy mạnh công cuộc đổi mới nền kinh tế theo định hướng XHCN ở nước ta

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Thứ nhất, luận án đã hệ thống và khái quát hoá vị trí, vai trò của chính

sách tài chính, chính sách tiền tệ, và rút ra những ưu điểm, hạn chế thông qua phân tích các đặc trưng trong sự tác động của chúng

Thứ hai, tông hợp một số mô hình sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ

trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc thực hiện các mục tiêu cơ bản, như: ồn định

tăng trưởng và phát triển kinh tế và thông qua thực tiên kinh nghiệm của một

số nền kinh tế, luận án đã đưa ra quan điểm, yêu cầu và mô hình nhàm chú trọng nhấn mạnh tính chủ động, định hướng, mặt KT - XH trong việc sử dụng

tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ, nhằm khắc phục những phối - kết hợp chiếu lệ, thiên về mặt kinh tế - kỹ thuật - tổ chức mà không chú trọng đến bản

chất KT - XH cũng như những định hướng cơ bản, chiến lược của việc sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ theo quan điểm phổ biến hiện nay

Trang 6

Thứ ba,luận án cố gắng phân tích thực trạng sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ ở Việt nam thời gian qua trên các mặt: phát triển nền kinh tế nhiều thành

phần định hướng XHCN, nhằm ổn định, tăng trưởng và phát triển kinh tế trong

điều kiện mở cửa và hội nhập, nhằm khắc phục ảnh hưởng của khủng hoảng tài

chính - tiền tệ khu vực Trên cơ sở những quan điểm, định hướng chiến lược

của nền kinh tế Việt nam trong thời kỳ mới, luận án đã trình bày một số yêu

cầu, định hướng cơ bản, mô hình cũng như những điều kiện và giới hạn của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ trong điều kiện phát triển nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam

Thứ tư, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này

7 Những đóng góp mới của luận án

2 Quán triệt quan điểm hệ thống, luận án đã nghiên cứu chính sách tài chính - tiền tệ không chỉ với tư cách là những công cụ của Nhà nước dùng để

điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường, mà còn với tư cách là một bộ phận trọng

yếu hợp thành cơ chế vận hành của chính nền kinh tế thị trường này Từ đó, luận án đã vạch rõ vị trí, vai trò trọng yếu của chính sách tài chính - tiền tệ trong tiến

trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta - Trên giác độ kinh tế chính trị, luận án đã nghiên cứu chính sách tài chính -

tiền tệ trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô, phân tích và làm nổi bật vị

thế cực kỳ quan trọng đối với các chính sách kinh tế khác; coi chính sách tài

chính - tiền tệ là một hệ thống thống nhất, từ đó đã đề xuất được những quan điểm, định hướng sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ mang tính chủ động, có định hướng theo những mục tiêu tổng hợp, chú trọng đến những tác động về mặt KT - XH

- Luận án không chỉ để xuất những quan điểm định hướng, yêu cầu và mô

hình sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ nói chung, mà còn nêu lên các yêu cầu, định hướng, mô hình, và các điều kiện, giới hạn của việc sử dụng

tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ ở Việt nam trong điều kiện phát triển nền

Trang 7

8 Kết cấu luận án

Trang 8

1.1.3 Một số đặc trưng trong sự tác động của chính sách tài chính - tiền tệ đối với nền kinh tế

1.1.3.1 Thời gian và độ trể của chính sách tài chính - tiền tệ thường được phản ánh bởi thời gian và tốc độ ảnh hưởng của chính sách Độ trễ

chính sách có hai loại: độ trễ bên trong và độ trễ bên ngoài, nhưng mỗi chính

sách có một độ trễ khác nhau và còn phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức nhà nước,

thời điểm quyết định chính sách, phản ứng của đối tượng tác động của chính

sách

1.1.3.2 Tính hai mặt trong sự tác động của chính sách tài chính - tiển tệ là những tác động: chính - phụ, chủ động - bị động; tích cực - tiêu cực đó là một

thực tế khách quan và phổ biến trong nhiều lĩnh vực ở các thời kì, giai đoạn phát

.triển của nền kinh tế Mọi sự khập khiếng không đồng bộ từ việc soạn thảo ban hành chính sách, từ quan điểm vận dụng chính sách đến quá trình quản lí và điều hành nên kinh tế bằng chính sách v.v đều có thể làm hạn chế hoặc triệt

tiêu tác dụng của ngay chính sách đó hoặc của các chính sách kinh tế khác và có thể gây nên những cú sốc làm biến dạng, rối loạn các quan hệ kinh tế

Sự phối, kết hợp chính sách tài chính - tiền tệ là những giải pháp tình thế, bị động nhằm hạn chế những tác động phụ tiêu cực của chúng

1.1.3.3 Tính đồng nhất, khác biệt trong sự tác động của chính sách tài

chính - tiền tệ và việc sử dụng chúng để điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Thực tế, sự phân biệt trên đây chỉ có tính tương đối và chủ yếu là phụ thuộc vào những quan niệm, những điều kiện lịch sử, cụ thể nhất định Chúng

thường tồn tại bên cạnh nhau, đan xen, xoắn xuýt vào nhau, kế tiếp nhau,

thậm chí vẫn chỉ là một vấn để cụ thể nhưng lúc thì phản ánh sự đồng nhất,

lúc thì phản ánh sự khác biệt Do đó, một chính sách kinh tế phù hợp, có hiệu

quả phải là chính sách phát huy tốt nhất những điểm khác biệt tích cực và

hạn chế tới mức tối đa những điểm khác biệt tiêu cực trong việc thực hiện mục tiêu đã xác định Do những sự khác biệt này phát sinh và tồn tại ngay trong bản thân mỗi chính sách với tư cách là những nhân tố khẳng định nó là

nó, nên cần phải tiến hành sử dụng các chính sách trong một hệ thống đồng

Trang 9

1.2 Quan điểm.mục tiêu cơ bản và mô hình sử dụng tổng hợp chính

sách tài chính - tiên tệ

1.2.1 Một số quan điểm sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ trong

điều tiết vĩ mó nền kinh tế

Việc sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ và chính sách tiên tệ phải được

đặt trong một hệ thống, một chỉnh thể thống nhất không thể tách rời nhau Tuy vậy.vẫn có 2 quan điểm sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ - tiền tệ: quan diém"Bi động - Phi định hướng" và quan điểm “Chủ động - Định hướng"

1.2.1.1 Quan điểm bị động- phi định hướng trong việc sử dụng tổng hợp Chính sách tài chính - tiên tệ

Trong thực tế, quan điểm này có thể được gọi là, thụ động, trung lập hay

phòng ngự nhưng chúng có điểm chung là thường được thể hiện ở những

phương án điều tiết bị động, kém hiệu quả không đồng bộ dưới cái tên gọi

"phối hợp chính sách tài chính - tiên tệ" thành những cặp gọi là "hỗn hợp chính sách tài chính - riển tệ" Nó chỉ nhấn mạnh mặt tác nghiệp mang tính kinh tế -

kỹ thuật, do đó không đảm bảo được định hướng phát triển của nền kinh tế cũng

như không khắc phục được các hạn chế đã nêu

12.12 Quan điểm "chủ động-định hướng" trong việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiên tệ để điêu tiết nên kinh tế thị trường Quan điểm này

nhấn mạnh việc chủ động điều tiết của nhà nước nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu

quả, tính cân đối và tính định hướng trong sự phát triển của nền kinh tế trên cơ

Sở tuân thủ các nguyên tắc: đồng bộ, linh hoạt, đổi mới, hệ thống và toàn diện

1.2.2 Một số yêu cầu cơ bản của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài

chính - tiền tệ

- Do phản ánh bản chất KT - XH của nền kinh tế, nên nó phải thể hiện vai

trò mới của Nhà nước XHCN trong thời kỳ đầy mạnh CNH, HĐH

- Phải hướng vào những mục tiêu chung nhất, cơ bản nhất của nền kinh tế, phải hướng tới tương lai trên cơ sở những điều chỉnh hiện tại, coi trọng sự biến đổi sáng tạo, cách mạng để thực hiện định hướng đã vạch

- Phải là công cụ tác động vào nên kinh tế với tư cách là một chỉnh thể có

mục tiêu chung Do đó, nó phải đặc biệt quan tâm đến hiệu quả công cộng đến

tất cả các mặt của đời sống KT-XH như: đảm bảo ồn định công bằng, thúc đây nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững theo định hướng XHCN

Trang 10

Từ đó, có thể coi việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ là phải đưa ra được những phân tích thực chứng và những mô hình hợp lý làm cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho việc soạn thảo, ban hành, chỉ đạo, giám sát, thực thi

chính sách tài chính và chính sách tiền tệ; Nó phải phản ánh được xu hướng chuyển từ những điều tiết trực tiếp sang điều tiết gián tiếp, Nó phải là một chính

sách tổng hợp xuyên chính sách, là sự kết hợp hữu cơ các tri thức, phương pháp và công cụ của chính sách tài chính và chính sách tiền tệ theo một tư duy mới, lấy hoạt động thực tiễn làm định hướng, thể hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Như vậy, nó còn phải hướng tới hoàn thiện và nâng cao chất lượng của

bản thân chính sách, nâng cao hiệu lực của quản lý, điều tiết nhà nước Ngoài

ra, nó phải có ảnh hưởng ngược lại đến tư duy chính sách, đến qúa trình soạn thảo, quyết sách, đến phương pháp và kỹ thuật phân tích chính sách, đặc biệt nó

là tiền để cho những quan niệm lại giá trị chính sách, những nghiên cứu về chính sách tương lai và tương lai của chính sách, những chiến lược chính sách

nói chung cùng với những quy hoạch chính sách ở các cấp, các ngành

Như vậy CÓ thể nói, việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ là một phương thức sử dụng chính sách mới, khác hẳn với phương thức truyền thống, chỉ chú trọng một cách phiến diện đến mặt kinh tế, kỹ thuật của sự tác động của chính sách; phương thức mới này có tác dụng khắc phục những khiếm khuyết do sự phân công chun mơn hố các bộ phận chức năng cũng như khuynh hướng thực chứng trong nghiên cứu và vận dụng chính sách đang tồn tại hiện nay Nó bỏ qua những phiến diện, cục bộ để hướng tới những van dé chung, những định hướng mang tính chiến lược của nền kinh tế, nâng cao chất lượng, năng lực sử dụng các chính sách tài chính - tiền tệ Do vậy, nó là hiện

thân của một tư duy mới, của một quan hệ kinh tế mới phù hợp

Tuy nhiên, việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ cũng có

một số khó khăn và hạn chế không dễ khắc phục như: khả năng ứng dụng trực tiếp là quá xa, phải thông qua nhiều công đoạn, nhiều công cụ, nhiều chính sách

trung gian khác; nó còn bị chi phối bởi giới hạn của từng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ tương ứng, bởi trình độ sử dụng chính sách của bộ máy nhà

nước, bởi tương tác qua lại giữa việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ với việc sử dụng từng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ khi theo

Trang 11

x4 h6i hoa san xuat va kha nang giai quvét céc mâu thuẫn kinh tế cũng như các mâu thuần xã hội của Nhà nước

1.2.3 Những mục tiêu chủ yếu của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài

chính - tiền tệ

Thông thường đó là các mục tiêu như:

- Ổn định kinh tế thông qua việc duy trì các cân bằng kinh tế vẻ mật dài hạn,

cả những cân bảng trong nước và cân bằng ngoài nước Vì vậy trong bất cứ trường hợp nào, các chính sách ổn định kinh tế cũng đều phải hướng vào những mục tiêu ổn định: giá cả hàng hoá lãi suất, tỷ giá hối đoái và cân bằng cán cân thanh toán, cân bằng ngân sách

- Tăng trưởng và phát triển kinh tế nhanh, bên vững Đây thường là mục

tiêu đài hạn Do vậy, để đạt được mục tiêu này các chính sách tài chính - tiến tệ phải tác động và thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng mức cung về lao động

tăng lượng vốn và hiệu quả sử dụng vốn Đó cũng là những nhân tố làm tăng sản lượng tiềm năng

- Thúc đẩy phát triển kinh tế mở và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Do

chính sách tài chính - tiền tệ chỉ gián tiếp tác động đến quan hệ kinh tế quốc tế,

nên mục tiêu này thường được thực hiện trên cơ sở chính sách tài chính - tiền tệ

vừa tác động thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước, vưà là tấm gương phản ánh

các hoạt động đó, nên nó tạo tiền để quan trọng cho chính sách kinh tế đối

ngoại tăng cường và phát triển kinh tế ngoài nước

1.3 Kinh nghiệm sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ ở một

số nên kinh tế

Luận án chủ yếu chỉ để cập đến kinh nghiệm của các nền kinh tế Trung quốc và Đài loan trên cơ sở có đối chiếu tham khảo mô hình sử dụng chính sách

tài chính - tiền tệ ở các nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật và Đức, từ đó rút ra

những nhận xét sau:

a/ Sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ là tất yếu khách quan Điều đó không chỉ xuất phát từ mục tiêu điều chỉnh kinh tế mà còn dựa vào

những đặc trưng của chính quá trình soạn thảo, ban hành, thực thi chính sách quá trình tác động của từng chính sách cũng như của cả hệ thống chính sách kinh tế;

b/ Sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ đã và đang diễn ra ở nhiều nên kinh tế, nhưng mô hình sử dụng rất đa dạng, phong phú;

Trang 12

c/ Hạn chế của các mò hình đang sử dụng hiện nay là chỉ chú trọng đến mặt kinh tế - kỹ thuật, nặng vẻ đối phó mà thiếu tính chủ động, chỉ chú trọng điều tiết cục bộ, tình thế, ngắn hạn mà chưa chú trọng đến tính tổng thể ở tầm

chiến lược chung và dài hạn;

d/ Để tăng hiệu quả của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ

thì cần thiết phải có những giải pháp hữu dụng nhằm tăng cường hiệu lực của

Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế và ngược lại

Tóm lại, quán triệt quan điểm hệ thống trên giác độ kinh tế chính trị, luận án đã đi sâu nghiên cứu, phân tích chính sách tài chính - tiền tệ, làm nổi bật vị

thé trọng yếu của nó trong hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô, từ đó dé ra quan điểm sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ một cách chủ động, tổng hợp, chú trọng phát huy những tác động của nó về mặt KT - XH; Luận án không chỉ phân tích chính sách tài chính - tiền tệ với tư cách là những công cụ điều tiết ví mô nền kinh tế của chính phủ, mà còn phân tích nó với tư cách là

một bộ phận hợp thành của chính cơ chế vận hành nền kinh tế đó, vạch rõ vị trí, vai trò quan trọng của chính sách tài chính - tiền tệ trong tiến trình xây dựng nền

kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN; Luận án đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn về những yêu cầu, mục tiêu, mô hình của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ theo quan điểm "chủ động - định hướng”, chỉ

rõ việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ là tất yếu khách quan

_ trong tiến trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta

Chương 2

TÌNH HÌNH SỬ DỰNG TỔNG HỢP CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ

THỜI GIAN QUA Ở VIỆT NAM

2.1 Sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ trong quá trình

chuyển đổi nền kinh tế Việt nam

2.1.1 Tiến trình đổi mới kinh tế ở Việt nam từ sau Đại hội Đảng

lần thứ VÌ

Trang 13

3 chương trình mục tiêu: chương trình sản xuất lương thực - thực phẩm, chương trình sản xuất hàng tiêu dùng, chương trình sản xuất hàng xuất khẩu Nhằm thúc

day thực hiện 3 chương trình đó, Đảng và Nhà nước đã ban hành, lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiều chính sách và những cải cách cơ bản như: phát triển kinh tế nhiều thành phần, khốn trons nơng nghiệp theo nghị quyết 10 của Bộ chính tị, thực hiện chính sách giá theo hướng tự do hoá thương mại, thực hiện thí điểm hệ

thống ngân hàng 2 cấp, thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ tích cực Kết quả

của việc thưc hiện những chủ trương, chính sách đó là đã làm xuất hiện nhiều nhân tố mới có tác dụng góp phần tạo nên sự ổn định KT-XH trong hiện tại và sự

phát triển trong tương lai

Tiếp đến, Đại hội Đảng lần thứ VI đã đưa ra Chiến lược ổn định và phát

triển KT - XH 10 năm (1991 - 2000) nhằm đưa đất nước sớm thoát ra khỏi khủng hoảng KT - XH với những mục tiêu, phương hướng xác thực Theo đó, lĩnh vực tài chính - tiền tệ - tín dụng cũng có nhiều thay đổi cơ bản theo tư duy

và cách làm mới, gắn bó chặt chẽ với mục tiêu, phương hướng phát triển KT-

XH Nhờ những thay đổi mang tính đồng bộ đó đã làm cho tình hình KT - XH

của đất nước từng bước khởi sắc, thoát dần ra khỏi khủng hoảng Về kinh tế,

GDP liên tục tăng, bất đầu có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, lạm phát "phi mã" nhanh chóng được khắc phục và kiểm chế ở mức thích hợp Tình hình xã hội có

chuyển biến tốt, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện; tính chủ

động, năng động của người lao động được phát huy: lòng tin của nhân dân vào

tiền đồ phát triển của đất nước được khôi phục Về chính trị đã có những đổi

mới quan trọng: Hiến pháp và nhiều bộ luật mới được ban hành, hoạt động của

các cơ quan Nhà nước được đổi mới theo hướng phát huy dân chủ, tăng cường

kỷ cương, nâng cao hiệu quả hoạt động Quan hệ đối ngoại phát triển nhanh,

phá vỡ thế bao vây, cô lập và mở rộng, hội nhập vào đời sống của cộng đồng quốc tế, góp phần kiến tạo môi trường thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo

vệ tổ quốc

2.1.2 Tình hình sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiên tệ thời

gian qua

2.1.2.1 Tình hình sử dụng các công cụ của chính sách tài chính Có thê nêu khái quát ở một số hoạt động sau:

- Phân biệt hệ thống tài chính và chính sách tài chính với các hệ thống và

chính sách tương ứng khác trong quản lý nên tài chính quốc gia;

Trang 14

- Phân biệt các lĩnh vực tài chính khác nhau và có chính sách quản lý tài chính thích hợp với từng lĩnh vực tài chính đó;

- Ngân sách nhà nước có nhiều chuyển biến căn bản cả về thu, chi, co cấu cũng như cán cân ngân sách theo hướng hợp lý hơn, củng cố vai trò chủ đạo của

tài chính nhà nước;

- Cố gắng cân đối thu - chi để giảm thâm hụt ngân sách nhà nước;

- Gắn đổi mới hệ thống doanh nghiệp nhà nước với đổi mới hệ thống ngân

hàng và các tổ chức tín dụng Từng bước xoá bỏ cơ chế ngân sách “mềm”, bao

cấp, chuyển cơ chế “vay - trả” theo nguyên tắc thị trường

Những hạn chế và tồn tại: a/ Chưa triệt để huy động được nguồn vốn

ngoài ngân sách nhà nước để tăng cường nguồn tích luỹ từ nội lực; các công cụ thuế còn phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế; b/ Chính sách động

viên tích luỹ vốn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, quyển sở hữu và

quyền sử dụng vốn trong hệ thống kinh tế nhà nước chưa rõ ràng, hiệu quả đầu ` tư 'thấp ưu đãi thuế tràn lan, cơ cấu và các khoản thu thuế không rõ ràng Bao cấp vốn chưa được giải quyết triệt để; c/ Thị trường vốn trung và dài hạn còn rất sơ khai, vai trò của các tổ chức tài chính trung gian còn yếu,

hệ thống các công ty bảo hiểm chậm phát triển; d/ Hệ thống thuế còn nhiều khiếm khuyết, chưa đáp ứng được yêu cầu thúc đẩy sản xuất, kinh doanh,

tăng thu cho ngân sách nhà nước, nuôi dưỡng và phát triển nguồn thu; việc

triển khai chương trình cải các thuế còn chậm và lúng túng; e/ Chính sách tài chính chưa gắn kết với chính sách tiền tệ

2.1.2.2 Tình hình sứ dụng các công cụ của chính sách tiên tệ

Một số rhành rựu: 1 Đã khôi phục được nội dung kinh tế, đem lại vai trò vốn có của đồng tiền và các quan hệ tiền tệ, từng bước tiếp cận với các quy luật của kinh tế thị trường, khắc phục dần tình trạng duy ý chí, 2 Hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp, tạo bước chuyển biến căn bản trong việc tách chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng với chức

năng kinh doanh tiền tệ - tín dụng, xây dựng và củng cố hệ thống ngân hàng

thương mại quốc doanh; 3 Từng bước củng cố và ổn định sức mua của VND,

chấm dứt tình trạng phát hành tiền bù đắp thâm hụt ngân sách, góp phần quyết định đẩy lùi và kiểm chế lạm phát.; 4 Đã thực hiện có hiệu quả chính

Trang 15

hình thành thị trường hối doái có tổ chức và chỉ đạo, cơ chế một tỷ giá trên: cơ sở tỷ giá thị trường có sự điều phối, can thiệp của ngân hàng trung ương, góp phần tạo ra môi trường đầu tư ổn định, củng cố sức mua của VND và

chống lại hiện tượng “đơ la hố”

Một số hạn chế chính sách tiên tệ, nhất là chính sách tín dụng chưa tạo ra và duy trì được một thị trường vốn ngắn hạn an toàn, năng động, chưa

thực thi tốt chức năng huy động, phân bổ vốn tín dụng: việc sử dụng các công cụ trực tiếp đã cản trở sự phát triển của thị trường tiền tệ; ngân hàng trung ương chưa phát huy đầy đủ vai trò quản lý vĩ mô toàn bộ quá trình hoạch

định và thực thi chính sách tiền tệ - tín dụng, đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại; các phương tiện thanh toán còn đơn điệu, lạc hậu, ít có tác dụng hạn chế dùng tiền mặt và khuyến khích thực hiện các quan hệ giao dịch thông qua ngân hàng, hệ thống thanh toán liên ngân hàng chậm được đổi

mới, không đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế

2.2 Những tác động điều tiết chủ yếu của chính sách tài chính - tiền tệ

thời gian qua

2.2.1 Chính sách tài chính - tiền tệ phục vụ mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô

2.2.1.1 Về kiểm chế và kiểm soát lạm phát

Những giải pháp chủ yếu được thực hiện là: 1 Chống bao cấp qua giá,

tiền lương, ngân sách và tín dụng; 2 Điều tiết và khống chế không để cầu tăng vượt quá khả năng cung, không để tiền lương và thu nhập của cá nhân, tiêu dùng của Nhà nước và phúc lợi công cộng vượt quá khả năng trang trải,

và mức độ tích luỹ; 3 Khai thác và tập trung các nguồn thư trong nước, nâng

dần mức độ huy động thu nhập quốc dân vào ngân sách nhà nước, không phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách; 4 Thực thi chính sách that chat

tín dụng, chính sách lãi suất thực dương; 5 Thực thi chính sách hối đoái và tỷ

giá hối đoái ổn định linh hoạt theo tín hiệu thị trường có quản lý và điều tiết

của Nhà nước, áp dụng các giải pháp kiểm soát ngoại tệ thích hợp, cân bằng

cung - cầu ngoại tệ và cán cân thanh toán bằng cơ cấu kinh tế hướng về xuất

khẩu Bảo vệ thị trường và sản xuất nội địa theo từng ngành hàng thông qua thiết chế, vận hành hàng rào thuế quan đặc biệt và các công cụ điều chỉnh

xuất- nhập khẩu khác

Trang 16

2.2.1.2 Thực hiện chuyển dịch cơ cấu đầu tư

Cơ sở hiện thực cho việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư là vấn đề huy động

vốn Vốn đầu tư chủ yếu phải huy động từ nguồn tiết kiệm trong nội bộ nền

kinh tế và được coi là bộ phận quan trọng chính yếu cho sự phát triển nhanh

và bền vững Nhờ thay đổi chính sách tài chính - tiền tệ nên nguồn tiết kiệm trong dân dần chuyển dịch sang đầu tư vào các ngành sản xuất kinh doanh và dịch vụ, nhà ở Nhờ đó, ngân sách nhà nước tập trứng đầu tư nhiều hơn cho

lĩnh vực công cộng

_ 2.2.2 Chính sách tài chính - tiền tệ phục vụ việc đẩy mạnh phát triển

nên kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế

2.2.2.1 Phát triển nên kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế Tháng 7

năm 1995 Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN và gia nhập

AFTA vào ngày 1 tháng 5 năm 1996 Do đó Việt nam sẽ được hưởng ưu đãi như

các nước thành viên khác Mặt khác, cùng với việc giảm mức thuế xuất - nhập

khẩu,: Việt nam cũng phải cắt giảm những biện pháp hạn chế phi thuế quan khác và chuẩn bị các bước để mở cửa cho các nhà đầu tư trong ASEAN vào năm

2010 và cho các nhà đầu tư còn lại vào 2020 Ngoài ra, tham gia có hiệu quả

vào các tô chức kinh tế quốc tế như WTO, APEC Việt nam sẽ tận dụng được

cơ hội để mở rộng thị trường khai thác có hiệu quả các lợi thế của đất nước

Tuy nhiên, do việc giảm thuế nhập khẩu nên nguồn thu ngân sách sẽ bị ảnh hưởng, hệ thống thuế của Việt nam sẽ có những thay đổi lớn theo xu hướng tỷ

trọng thué Wve thu sẽ giảm dần, trong khi tỷ trọng thuế Grog thu sẽ tăng lên

trong tổng thu ngân sách Sự khác biệt về hệ thống pháp luật và trình độ quản

lý là những thách thức mà nên kinh tế Việt nam cần phải đối mặt

2.2.2.2 Chính sách thuế xuất - nhập khẩu phục vụ đẩy mạnh phát triển nền kinh tế mở cứa và hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày 26.12.1991 Quốc hội Việt nam đã thông qua luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu với nhiều thay đổi cơ bản Đầu năm 1996, thực hiện chương

trình cải cách chính sách thuế giai đoạn 2, cũng như cam kết với IMF, Việt nam đã giảm thuế suất thuế nhập khẩu của một số mặt hàng có thuế suất trên 60%

Biểu thuế thường xuyên có sự điều chỉnh cho phù hợp, đến tháng 6.1998, biểu

thuế nhập khẩu của Việt nam có hiệu lực thi hành gồm 97 chương và 3280 nhóm mặt hàng Mức thuế nhập khẩu cao nhất là 60% và thấp nhất là 0%, do đó

Trang 17

má ff*ttnưbnhp'Kiểtu “up SOF đit ¿iu ¬ốiCCa cát đồi tràn Ta Ye Pon aie Caw mặt hàng có thuế nhập khẩu là 17,3% và tính theo kim ngạch nhập khẩu là

13,4% Từ ngày 1.1.1999, Việt nam đã áp dụng luật thuế sửa đổi vẻ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được thực hiện trong năm 1998 Theo đó, thuế nhập khẩu

của Việt nam gồm 3 loại: thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất

uu dai đặc biệt Để bù đắp số giảm thu do hạ thuế suất thuế nhâp khẩu, luật còn

mơ rộng diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và áp dụng thuế VAT với hàng nhập khẩu Như vậy, từ năm 1999 hàng nhập khẩu phải chịu 3 loại thuế: thuế nhập

khẩu, thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt Theo các cam kết thương mại đối với

AFTA và APEC trong 2 năm 1996-1997, Việt nam đã đưa 1.496 nhóm mặt hàng nhập khẩu phần lớn có thuế suất từ 0%-5% vào chương trình cắt giảm thuế

quan; năm 1998, đã đưa tổng cộng 1619 nhóm mặt hàng thực hiện giảm thuế, trái box: 0 gẰ1v 66 nán hệ Guá! Suất 2292 01⁄0'HV ^uơng,

2.2.2.3 Tỷ giá hối đoái và ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiễn trong

chiến lược phát triển nên kinh tế mở và hội nhập kinh tế quốc tế

Đề đẩy mạnh tốc độ hội nhập, đồng thời tăng cường hơn nữa hiệu lực điều

tiết của Nhà nước, hạn chế đầu cơ và nhập khẩu trái phép, giải toả sức ép tăng giá đồng USD, NHTW đã tăng cường các biện pháp quan lý ngoại tệ như ban hành các quy chế hoạt động giao dịch và quản lý ngoại hối nên đã tạo cơ sở

pháp lý cho việc thực hiện nguyên tắc chỉ sử dụng VND trên lãnh thổ Việt nam,

từng bước tạo điều kiện và khả năng chuyển đổi của VND, chấm dứt tình trạng đơ la hố, cải thiện cán cân thanh toán; tăng cường quản lý nợ nước ngoài; xây dựng và vận hành một số cơng cụ hối đối mới, đa dạng hoá các loại hình giao dịch, tạo khả năng thu hút nhiều hơn nữa các chủ thể tham gia giao dịch và thúc

dầy khối lượng giao dịch trên thị trường

2.2.3 Chính sách tài chính - tiên tệ góp phần xử lý các ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - tiên tệ khu vuc

Chính sách tài chính - tiên tệ đã góp phần quan trọng khắc phục ảnh hưởng

của khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, thể hiện trên các khía cạnh sau: -_ Xử tý vấn đề thâm hụt tài khoản vãng lai và vay nợ nước ngoài một cách

thích hợp

- Chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá hối đoái đã phản ứng nhanh,

Trang 18

2.2.4 Chính sách tài chính - tiên tệ với việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và những hạn chế cần khác phục

2.2.4.1 Về cơ cấu thành phần kinh rế Thời gian qua, kinh tẾ ngoài quốc doanh đang cần khuyến khích phát triển nhằm tận dụng mọi năng lực và ưu thế của thành phần kinh tế nay, nhưng chưa được đầu tư thoả đáng Trong khi đó,

các doanh nghiệp Nhà nước đang bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập, nhất là các

doanh nghiệp độc quyền do Nhà nước bảo hộ thì lại được hưởng nhiều sự ưu ái

về đầu tư tài chính dẫn tới tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả đặc biệt là nguồn vốn ngân sách nhà nước Khu vực có vốn đâu tư nước ngoài phát triển nhanh, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, nhưng phần lớn (khoảng 60%) số vốn đã giải ngân tập trung vào các ngành cóng nghiệp nặng, dầu khí và bất động sản, do đó khả năng sử dụng lợi thế về lao động rất thấp, không đóng góp được nhiều vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế _

2.2.4.2 Về cơ cấu ngành kinh tế Đã có sự thay đổi khá mau lẹ, tỷ trọng

công' nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp liên tục

giảm Tuy nhiên tăne trường GDP trong những năm qua chủ yếu dựa trên cơ sở tăng vốn đầu tư, giữa đầu tư cho tăng trưởng và đầu tư cho phát triển còn có khoảng cách khá xa, đầu tư của Nhà nước và đầu tư của nước ngoài chủ yếu tập wuntyacvac réaon Su 'au# nnieu: vôn - KnolÈ 140 01erdonư #m-viec lâm YìT v22

Tóm lại Việc sử dụng các công cụ của chính sách tài chính - tiền tệ thời gian qua đã được nâng lên một trình độ mới, đóng vai trò quan trọng góp phần

đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng KT - XH tram trọng kéo dài Từ sự phối hợp còn kháp khiêng sơ khai và nhiều hạn chế ở giai đoạn 1986-1990, sang giai đoạn 1991-2000 sự phối hợp chính sách tài chính - tiền tệ ngày càng hợp lý, gắn bó chặt chẽ và có hiệu quả hơn - Tuy nhiên, việc sử dụng chính sách tài chính -

tiền tệ thời gian qua vẫn chưa đảm bảo tính đồng bộ, thiếu nhất quán và chưa xây dựng được một chiến lược hoạch định chính sách một cách khoa học, hợp

lý Do đó hiệu quả thực hiện các mục tiêu chính sách chưa cao, nhiều mối liên

hệ dọc và liên hệ ngang chưa được giải quyết tốt Việc lựa chọn mục tiêu chủ đạo cho chính sách tài chính - tiền tệ chưa chuẩn xác còn chủ quan nóng vội

Nhiều công cụ chính sách mới dừng lại ở sự điều tiết tác nghiệp mang tính tình thế chưa chú trọng đến những điều tiết tổng thể và đến mặt KT-XH của các hoạt động kinh tế

Trang 19

Chuong 3

ĐỊNH HƯỚNG MƠ HÌNH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỀ SU DUNG TONG HOP

CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH - TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ MỚI

3.1 Quan điểmvà định hướng phát triển kinh tế Việt nam trong

thời kỳ mới

3.1.1 Quan điểm phát triển nên kinh tế Việt nam trong thời kỳ mới

3.1.1.1 Phát triển theo hướng “di tắt - đón đầu” nhằm rút ngắn thời gian,

đưa nước ta phát triển nhanh và bền vững, sớm tiến đến văn minh hiện đại Do

vậy, phải đạt tới và duy trì một tốc độ tăng trưởng cao, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ so với các nước đi trước; lựa chọn, ấp dụng một mô hình

phát triển cho phép bỏ qua hay rút ngắn một số bước đi Quan điểm này chi phối

việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ trong toàn bộ quá trình phát

triển lâu dài của đất nước cũng như trong những năm trước mắt, nó cũng hàm chứa mô hình phát triển CNH gắn liền với HĐH Vì vậy, gắn với quan điểm này

thì niệm vụ hàng đầu của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ là pha hục vụ cho CNH - HĐH

tang trưởng nhanh nhưng phải giữ được sự ổn định, đảm bảo cho sự phát triển (fn ying ca vé kinh tế, xã hội và môi trường, do đó phải đối mặt với nhiều thách thức Vì vậy, cần phải có giải pháp hướng tới các cân bằng động trong phát triển, tự bảo vệ và phòng ngừa trước các rủi ro, bảo vệ vững chắc nền hoà bình

và an ninh quốc gia Cách lựa chọn tổ hợp mục tiêu và giải pháp này là yếu tố chi phối và nhấn mạnh mặt KT - XH của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài

chính - tiền tệ trong thời kì phát triển mới của đất nước

3.1.1.3 Phát triển nên kinh tế mở và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để

phát triển Có thể coi quan điểm này như là một phương thức phát triển quan

trọng hàng đầu trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, là hành động kiến tạo môi

trường phát triển thích hợp với các điều kiện quốc tế hiện đại, và là yếu tố có vai trò ngày càng quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia Nó

thường được thể hiện trong những mục tiêu cụ thể như: xây dựng một nền kinh tế có khả năng hội nhập vào hệ thống kinh tế quốc tế, có năng lực cạnh tranh và

Trang 20

thích nghi cao, nên kinh tế quốc gia phải tham gia như một bộ phán cấu thành hữu cơ của hệ thống phân công lao động quốc tế mới Quan điểm này còn là

việc kháng định thái độ và quyết tam đối với những thách thức gay gắt tất yếu sẽ

nảy sinh khi tiến hành hội nhập

3.1.2 Một số định hướng chiến lược cho sự phái triển kinh tế Việt nam

trong thời kỳ mới, như: đẩy mạnh cách mạng khoa học - công nghệ và CNH,

HĐH nông nghiệp nông thón; tiếp tục đầy mạnh sự nghiệp đổi mới nền kinh tế ` nhằm củng cố, phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất theo định hướng

XHCN: đầy mạnh đổi mới thể chế kinh tế

3.2 Định hướng sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ ở Việt

nam trong thời kỳ mới

3.2.1 Một số yêu cầu và định hướng chủ yếu của việc sử dụng tổng hợp

chính sách tài chính - tiền tệ ở nước ta trong thời kỳ mới

4+ Thứ nhất, là sản phám của một trình độ phát triển nhất định của kinh tế

thi trudng,-nhung mot khi đã hìnhthành và với tư cách là đồng cụ của nhà

nước để điều tiết vĩ mô nên kinh tế thì chính sách tài chính - tiền tệ CÓ Vai trò

đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường theo định

hướng Xã hội chủ nghĩa Do vậy, đổi mới công tác xây dựng, điều hành chính sách tài chính - tiền tệ phải được coi là khâu đột phá nhằm không chỉ

đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động kinh tế, mà còn đảm bảo lợi ích của

các chủ thể kinh tế và các tầng lớp dân cư, nâng cao hiệu quả sử dụng các

nguồn lực kinh tế và phát triển các quan hệ kinh tế thị trường theo định

hướng Xã hội chủ nghĩa

There ara SU es TAS INS Cae Te HOT Kap! rare 'sae Ved ve Wan 'ta’ uva kinh tế hiện nay, việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ không chỉ nhằm tham gia khai thác có hiệu quả những lợi thế quốc gia và những trợ giúp

1ừ bên ngoài, mà còn có những đóng góp tích cực vào quá trình đó Vì vậy, cần phải đổi mới việc hoạch định và việc sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ theo

hướng phù hợp với những thông lệ quốc tế với những cam kết, thoả ước đảm bảo cho các bên tham gia cùng có lợi đảm bảo an ninh quốc gia |

Thứ ba cụ thể trong 20 nàm tới để phục vụ có hiệu quả sự nghiệp

CNH.HĐH nên kinh tế mà trước hết là CNH.HĐH nông nghiệp, nông

Trang 21

thôn, việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ cần phải hướng vào những nội dung và mục tiêu cụ thể sau:

- Động viên, khai thác mọi năng lực sản xuất và các nguồn lực tài chính

của các thành phần kinh tế

- Phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong đầu tư và phát triển

- Thực hiện từng bước vững chắc quá trình tự do hoá tài chính

- Duy trì sự ổn định lành mạnh và an toàn của thị trường tài chính - tiền tệ 3.2.2 Một số mô hình sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ

theo mục tiêu ở Việt nam trong thời kỳ mới

3.2.2.1 Sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiên tệ nhằm thực hiện

mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, do đó phải chú trọng vai trò chủ

đạo của chính sách tài chính lỏng, như: tăng tỷ lệ vốn đầu tư phát triển cho toàn xã hội, cải cách thuế tạo khả năng tích luỹ của các doanh nghiệp và vai trò hỗ

trợ của chính sách tiền tệ lỏng như: điều chỉnh lãi suất cho vay dài hạn cao hơn

lãi suất vay ngắn hạn, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc và lãi suất tái chiết khấu đối với

các ngân hàng thương mại, thực thi chính sách tỷ giá hối đoái linh hoạt Kết quả của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ theo mô hình này có thể làm cho mức tăng trưởng kinh tế cao, khả năng tích lãy từ nội bộ nền kinh tế tăng, thu nhập của nhân dân được cải thiện nhưng đồng thời cũng làm cho

một số mục tiêu xã hội không được đảm bảo, chẳng hạn như sự phân hoá giàu nghèo sẽ tăng, giá cả có thể tăng đột biến, gây lạm phát

3.2.2.2 Sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiên tệ nhằm mục tiêu

kiểm soát giá cả Nếu là kiểm chế và duy trì lạm phát ở mức một con số, thì chính sách tài chính - tiền tệ thường được sử dụng là giảm thâm hụt ngân sách, giảm mức cung về tiền, điều chỉnh lãi suất theo mức lạm phát, can thiệp vào thị trường ngoại tệ, vàng Điều đó có thể làm giảm lượng tiền phát hành, giảm lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, nhưng cũng có thể gây nên giảm phát,

thất nghiệp, suy thoái kinh tế Đặc biệt, nếu là thiểu phát thì do nó trực tiếp

tác động đến thị trường tiêu dùng, làm suy giảm tổng cầu, "bóp chết" động

lực của đầu tư, của sản xuất nên các công cụ chính sách ở trên có thể không còn phù hợp nữa Ngoài ra, trong nền kinh tế mở cửa và hội nhập thì kiểm

Trang 22

soát giá còn bao gồm cả nội dung ồn định gid tri VND từng bước đưa VND

trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi

3.2.3.3 Sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiên tệ nhằm muục tiêu

giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động Tuy không phải là đối tượng, mục tiêu trực tiếp nhưng chính sách tài chính - tiền tệ cũng có thể

gián tiếp ảnh hưởng lớn đến mục tiêu này Cùng với chính sách việc làm, các biện pháp trợ cấp thất nghiệp thành lập và phát triển quĩ hỗ trợ giải quyết việc làm, cho vay với lãi suất thấp có thể kích thích tăng trưởng, tạo lập công bằng về thu nhập, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh tạo thêm nhiều việc làm 3.2.3.4 Sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiên tệ nhằm đáy mạnh

CNH, HĐH và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN

Đối với chính sách tài chính, đặc biệt là chính sách thuế, thì nguyên tắc

chung là phải đơn giản hoá hệ thống-thuế, tạo ra sự rõ ràng và hạ mặt bằng hur suất, giảm dân sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tránh ưu đãi thuế tràn an Phải xây dựng một cơ cấu thuế bảo đảm tránh đánh thuế trùng lấp, gần phải có quan điểm bảo hộ về thuế quan dựa trên một chiến

lược xuất - nhập khẩu phù hợp đã được hoạch định Cải tiến cơ chế và bộ

máy thu thuế theo hướng xây dựng quy trình và thủ tục thu thuế rõ ràng, cụ thể, đồng bộ, có chương trình đào tạo, nâng cấp trình độ đội ngũ cán bộ thuế,

cả về tri thức kinh tế chung lần kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành, xây dựng

bộ máy giám sát thật sự trung thực nghiêm minh và hiệu quả

Đối với các công cụ tiền tệ - tín dụng - ngân hàng, để nàng cao hiệu quả tác động thì cần phải xác định quan điểm rõ ràng về chính sách tiền tệ trước sự

thay đổi trong tương quan giữa hai mục tiêu ồn định và tăng trưởng, giải quyết tốt mối quan hệ lãi suất trong hoạt động huy động vốn và khuyến khích đầu tư, mối quan hệ giữa lãi suất và ty giá hối đoái trong tương quan giữa các hoạt động xuất - nhập khẩu với sản xuất nội địa, hạn chế mức chênh lệch quá lớn giữa tốc

độ lạm phát và mức điều chỉnh tỷ giá hối đoái Cản có quan điểm rõ ràng vẻ phạm vi hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt nam để có

thể tận dụng được việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, đồng thời hạn chế được những tác động tiêu cực trong sự hoạt động của các chi nhánh này Mở rộng lối tiếp cận đến các thị trường tín dụng chính thức cho các doanh nghiệp tư nhân

Trang 23

Tạo ra và kiên quyết thực hiện cơ chế phối hợp hoạt động trong nhóm các ngàn

hàng, xây dựng một hành lang pháp lý bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân

hàng, nâng cấp chất lượng dịch vụ và công nghệ hoạt động ngân hàng; cần có

chiến lược và tích cực triển khai việc đào tạo đội ngũ cán bộ có đủ tài và đức

hoạt động trênÏing vực này

3.3 Những điều kiện và giới hạn của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ ở nước ta trong thời gian tới

Thực tiễn sử dụng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ để điều tiết

nền kinh tế ở nước ta thời gian qua đã cho thấy: không thể có sự quản lý, điều

tiết vĩ mô của Nhà nước hữu hiệu nếu không có chính sách tài chính và chính sách tiền tệ đúng nghĩa; và ngược lại, sẽ không thể thực thi một cách có hiệu quả hai chính sách đó nếu không đề cao và phát huy tốt vai trò của Nhà nước

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ trong thời gian tới, cần phải nâng cao vai trò và năng lực quản lý của Nhà nước lên ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới Tiế? đó, vấn đề phối hợp

chính sách tài chính và chính sách tiền tệ - tín dụng có vai trò rất trọng yếu

trong quản lý, điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, nhưng cũng là

nhiệm vụ rất phức tạp và khó khăn, cho nên cần tập trung tài lực đi sâu nghiên

cứu, hoạch định phương thức sử dụng tổng hợp 2 chính sách này nhằm tiếp tục đổi mới và lành mạnh hoá hệ thống tài chính - tiền tệ, thực hành triệt để tiết

kiệm Thứ ba, cần tạo được những điều kiện và cần có biện pháp thực hiện đồng

bộ luật pháp kinh tế nhằm tạo lập môi trường pháp lý cho sử dụng tổng hợp

chính sách tài chính - tiền tệ Thứ r, chính sách ban hành phải rõ ràng, nhất

quán ttrong khoảng thời gian vừa đủ, giảm bớt tới mức tối thiểu những qui định tạm thời, khắc phục những yếu kém của các công cụ chính sách, của thị trường

và sức ép phi kinh tế từ nhiều phía hay tác động của các cú sốc, biến động kinh tế bên ngoài

Tóm lại, xuất phát từ những định hướng và những yêu cầu phát triển cơ

bản của nền kính tế Việt nam trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, luận án đã trình bày những yêu cầu chủ yếu, những định hướng cơ

bản, một số mô hình giả định cùng với những điều kiện và giới hạn như là

Trang 24

trong thời kỳ mới Bên cạnh việc coi trọng các tiền đẻ kinh tế kỹ thuật luận án

đã chú trọng nhấn mạnh mặt KT - XH của nền kinh tế là phát triển nẻn kinh tế thị trường có sự quan lý của Nhà nước theo định hướng XHCN - đáy vừa là tiền

để xuất phát, vừa là định hướng cơ bản xuyên suốt đảm bảo cho việc sử dụng

tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ thành công và đạt hiệu quả cao Chính vì

vậy mà điều này cũng qui định những yêu câu và giải pháp cụ thẻ của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ ở nước ta trong thời kỳ mới

KẾT LUẬN

ban oes koe ee oy Tđan“afi tuẩ"đrim tẩy Trf@CEaÊN Hai quái vá có Hợ tiOng củnH? saCñ tar” chính - tiền tệ, và vai trò đặc biệt quan trọng cùng những đặc trưng cơ bản của hai chính sách đó với tư cách là những công cụ điều tiết ví mô của Nhà nước

đối với nên kinh tế thị trường Trên cơ sở làm rõ tính đồng nhất và khác biệt của

hai chính sách này luận án đã đi sâu nghiên cứu các lý thuyết và mô hình sử

dụng chính sách tài chính - tiền tệ trong thực tiễn để đưa ra nhận định sử dụng

chính sách tài chính - tiền tệ hiện nay phổ biến là " bị động - phi định hướng",

nàng về mặt kinh tế - kỹ thuật, mang tính phiến diện, tác nghiệp bị động và quá

đề cao các công cụ tác động trực tiếp

2 Từ những càn cứ trên, luận án đã đưa ra khuyến nghị về sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ một cách "chủ động - định hướng" không chỉ để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng hai chính sách này, mà còn hoàn thiện hơn nữa chính bản thân các chính sách đó đồng thời nhấn mạnh những tác động chủ động -

định hướng cũng như ảnh hưởng của chúng về mặt KT - XH

Từ những yêu cầu, mục tiêu và mô hình chủ yếu của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ theo quan điểm trên, luận án đã luận chứng và khẳng định việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ là tất yếu khách quan cả trên ba mật kinh tế - chính trị - xã hội; không chỉ là phương thức, phương tiện hay công cụ của Nhà nước để điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế thị trường, mà còn là một mặt một bộ phận hợp thành trọng yếu của cơ chế kinh tế

mới, phản ánh một kiểu kinh tế là hiện thân của chính quan hệ kinh tế đó đã và đang tạo tiền để để quan hệ sản xuất mới phát triển theo định hướng XHCN

Trang 25

3 Luận án đã phân biệt sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ với

các kiểu sử dụng chính sách theo truyền thống trước dây, chỉ ra cơ sở lý luận và

thực tiễn cùng những ưu điểm của việc sử dụng tồng hợp chính sách tài chính -

tiền tệ theo kiểu "chủ động - định hướng" ở nước ta trong tiến trình xây dựng

nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đồng thời luận án cũng khẳng định việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ đòi hỏi phải có một Nhà nước và một thể chế chính trị tương ứng Vì vậy, quá trình nâng cao hiệu lực của

Nhà nước với quá trình sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ để điều

tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau, và làm điều

kiện, tiền đề của nhau

4 Theo những tiêu chí sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ trong nền kinh tế thị trường, với mục tiêu hướng tới tạo dựng một kiểu, một quan hệ kinh tế mới, luận án đã phân tích thực trạng sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ ở nước ta trong thời gian qua và đã rút ra nhận định: việc sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể, nhờ đó đã góp phần tích

cực trong việc thực hiện thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế, kiểm chế lạm phát,

tạo đà cho sự phát triển ở giai đoạn tiếp sau.Thành tựu nổi bật nhất là việc sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ đã được thực thi theo những chức năng vốn có của nó với tư cách là những công cụ kinh tế dùng để điều tiết ví mô đối với nền kinh tế và đã dần trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục, gắn kết, phối hop với nhau theo hướng ngày càng đồng bộ và toàn diện hơn;

5 Luận án cũng đã chỉ ra tồn tại lớn nhất trong việc sử dụng chính sách tài chính - tiền tệ ở nước ta trong thời gian qua là chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và chưa xây dựng được chiến lược hoạch định chính sách tài chính - tiền tệ quốc

gia có căn cứ khoa học xác đáng Do đó hiệu quả thực hiện thấp, các công cụ chính sách còn mang nặng tính áp đặt Mặt khác, còn thiếu tích cực trong việc đổi mới hoạt động nghiên cứu và triển khai chính sách tài chính - tiền tệ nên tác

động của những chính sách này còn nhiều khiếm khuyết, chẳng hạn như: chính

sách tài chính vẫn còn để thâm hụt ngân sách lớn, đầu tư trong nước tăng rất chậm, chi ngân sách còn lãng phí; chính sách tiền tệ còn nhiều lúng túng, bị động; chính sách tỷ giá chưa thực sự đóng vai trò là một công cụ hữu hiệu thúc

đẩy phát triển nền kinh tế mở, nhiều mối liên hệ kinh tế chiều dọc và chiều

Trang 26

chính sách không được thực hiện hoạc bị bóp méo Việc lựa chọn mục tiêu chủ

đạo cho chính sách tài chính - tiền tệ chưa chính xác còn nóng vội Nhiều công cụ chính sách chỉ mới dừng lại ở những điều tiết trực tiếp có tính tác nghiệp, tình thế mà chưa chú trọng đến những điều tiết tổng thể, gián tiếp, và chưa quan tâm thoả đáng đến mặt KT-XH của các hoạt động kinh tế Nhiều công cụ chính

sách còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế

6 Từ sự xác lập những quan điểm, định hướng và những yêu cầu phát triển cơ bản của nền kinh tế Việt nam trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH,

HĐH đất nước, luận án đã trình bày những yêu cầu chủ yếu, những định hướng cơ bản, một số mô hình giả định cùng với những điều kiện và giới hạn như là những cơ sở - tiền đẻ cho việc hiện thực hoá những quan điểm định hướng cho

việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ ở nước ta trong thời kỳ mới

này Bên cạnh việc coi trọng các tiền đề kinh tế - kỹ thuật, luận án chú trọng

nhấn mạnh đến mặt KT - XH của nẻn kinh tế, đó là nên kinh tế thị trường có sự

quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN Đây chính là tiền đề xuất phát

và là mục tiêu cơ bản trọng yếu của việc sử dụng tổng hợp chính sách tài chính

- tiền tệ ở nước ta trong thời kỳ mới

7 Định hướng sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ ở Việt

nam được trình bày tập trung ở các nội dung và giải pháp cụ thể như: động viên, khai thác mọi năng lực sản xuất và các nguồn lực tài chính của các

thành phần kinh tế; phân bổ và sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực trong đầu tư phát triển; từng bước thực hiện vững chắc quả trình tự do hoá tài

chính; nhằm duy trì sự lành mạnh và an toàn của thị trường tài chính - tiền tệ

Để thực hiện thành công những định hướng lớn này, luận án đã trình bày một số mô hình mục tiêu, những điều kiện, tiền đề và giải pháp cụ thể cần thực hiện trong thời gian trước mất như: sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ phải hướng tới các mục tiêu chủ yếu nhằm đảm bao tăng trưởng kinh

tế nhanh và bền vững, kiểm soát giá cả, giải quyết việc làm đẩy mạnh CNH -

HĐH nông nghiệp, nông thôn và phát triển đồng bộ các yếu tố của nền kinh

tế thị trường định hướng XHCN ,/

Trang 27

NHUNG CONG TRINH CUA TAC GIA DA CONG BO CO LIEN QUAN DEN LUẬN ÁN

10 11 12 13

Phạm Quốc Trung (1997), "Chính sách tài chính ở Việt nam trong thời gian qua: thực trang và một số kiến nghị", Nghiên cứu lý luận, (12 ).tư 15 Phạm Quốc Trung (1998), "Sự đồng nhất và khác biệt trong việc sử dụng chính sách tài chính và chính sách tiền tệ”, Ngdn hang (18 ) tr 10

Phạm Quốc Trung (1999), "Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá nông nghiệp nông thon",

Nghiên cứu lý luận, ( 2 }, tr 19 ,

Phạm Quốc Trung (1999), "Tinh hai mat trong qua trinh sir dung, tac

động của chính sách tài chính và chính sách tiền té", Ngan hdny(4).tr 11

Phạm Quốc Trung ( 2000), "Kinh nghiệm sử dụng chính sách tài chính-

tiền tệ ở các nền kinh tế đang phát triển châu Á", Cháu Á- Thái bình

đương, 1(26), tr 40

Phạm Quốc Trung (2000), "Mối tương quan giữa các chính sách kinh tế vĩ mô và cơng cụ kế hoạch hố”, Mgán hàng, (4), tr 3

Phạm Quốc Trune (2000), "Chiến lược ồn định kinh tế - xã hội của Việt nam: Phép biện chứng giữa tăng trưởng, phát triển và kiểm soát lạm phát",

Đề tài khoa học cấp nhà nước "Về đổi mới kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô phục vụ CNH, HĐH” Hà nội

Phạm Quốc Trưng (2000), "Tính đồng nhất và khác biệt trong sự tác động

của các chính sách kinh tế vĩ mô đối với sự phát triển nền kinh tế nước ta

hiện nay", Đề tài khoa học cấp bộ: Phối hợp một số chính sách kinh tế vĩ mô, Học viện CTQG Hồ Chí Minh - Hà nội

Phạm Quốc Trung (2000)," Phát triển các tổ chức bảo hiểm, các quỹ cứu trợ để giải quyết một số vấn đẻ xã hội ở nước ta", Đề tài cấp bộ: Kinh tế hàng hoá với

Việc giải quyết các vấn đề xã hội, Học viện CTQG Hồ Chí Minh - Hà nội Phạm Quốc Trung (1999) " Vai trò nhà nước với kinh tế: Lịch sử - hiện tại Để tài khoa học Học viên, Học viện CTQG Hồ Chí Minh - Hà nội 1999 Phạm Quốc Trung (1998), "Sự tiến triển các quan điểm về vai trò của nhà

nước trong phát triển kinh tế”, Đẻ tài khoa học Học viện, Học viện CTQG

Hỏ Chí Minh - Hà nội 1998

Phạm Quốc Trung (1998), "Tỷ giá hối đoái và vấn để xuất - nhập khẩu ở

Việt nam” Đề tài khoa học Học viện, Học viện CTQG Hồ Chí Minh - Hà nội 1998

Phạm Quốc Trung(1997)."Thuế với vấn để huy động vốn đầu tư", Đề tài

Ngày đăng: 04/11/2023, 23:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w