Tuyến TrùngHạiKhoaiMỡKhoaimỡ (Dioscorea alata Linn.) là một trong 600 loài của giống Dioscorea được trồng làm cây lương thực rất lâu đời. Một số loài khác của Dioscorea cũng được con người trồng, hoặc khai thác từ cây dại để sử dụng như một loại lương thực như: D. esculenta Burk. (khoai từ), D. hispida Dennt. (củ nần), D. pierrel Prain. (củ từ nước), D. bulbifera Linn. (khoai dái)… Trên thế giới, cây khoaimỡ được trồng ở 3 vùng chính: Tây Phi, khu vực biển Thái Bình Dương (kể cả Nhật Bản) và các nước trong vùng biển Caribê. Tại Việt Nam, khoaimỡ cũng được trồng làm cây lương thực ở khá nhiều nơi trong đó có tỉnh Long An là một trong những nơi có diện tích khoaimỡ lớn và tập trung nhất. Khoaimỡ được trồng bằng củ và có thể trồng theo kiểu độc canh. Tuy nhiên để hạn chế các loại bệnh hại nên trồng khoaimỡ luân canh với một số cây trồng khác. Điều kiện môi trường tốt cho sinh trưởng của khoaimỡ là : mùa mưa kéo dài và lượng mưa đạt tối thiểu là 1500 mm, nhiệt độ trung bình khoảng 30 o C, đất tơi xốp và tầng canh tác dày. Các loại tuyếntrùng gây hạikhoaimỡ Người ta đã tìm thấy nhiều giống tuyếntrùng luôn có mặt trong đất trồng khoai mỡ, trong số này các giống nội ký sinh (endoparassite) được đánh giá là gây hại nhiều nhất. Có 3 giống được xem là gây hại nhiều cho khoaimỡ là: Scutellonem bradys, Pratylenchus coffeae và Meloidogyne spp. 1. Scutellonema bradys Đây là tuyếntrùng gây ra bệnh “thối khô” trên khoai mỡ. Tuyếntrùng này được tìm thấy ở tất cả các vùng trồng khoaimỡ trên thới giới. Bệnh xảy ra ở lớp vỏ ngoài và có thể lan sâu vào bên trong từ 1.5- 2 cm.Ở lớp này thường có rất nhiều tuyếntrùng sinh sống trong đó. Giai đoạn đầu chỗ vết thối của phần vỏ ngoài xuất hiện một chất nhầy như kem, có màu vàng sáng. Sau đó bệnh tiếp tục lan đến những nơi khác và thường chỉ lan sâu vào bên trong khoảng 2 cm. Cuối giai đoạn của bệnh, các mô bệnh chuyển sang màu vàng sẫm , nâu. Rồi cuối cùng là màu đen. Bệnh thường xảy ra trên các củ ở giai đoạn tăng trưởng mạnh, giai đoạn gần thu hoạch và đặc biệt là trong thời gian tồn trữ, giai đoạn này thường có sự phối hợp giữa tuyếntrùng và các vi sinh gây bệnh khác làm cho bệnh trầm trọng thêm. Hoàn toàn không có triệu chứng nào của bệnh thể hiện trên lá, do đó chỉ quan sát phần cây (dây leo) trên mặt đất sẽ không thể phát hiện được bệnh. S. bradys là một loại tuyếntrùng di trú nội ký sinh có trong đất, trong rễ, và trong củ. Điều đáng nói là những tuyếntrùng khi đã vào trong củ rồi sẽ tiếp tục sinh sản rất nhanh và bệnh sẽ trầm trọng thêm nhất là giai đoạn sau thu hoạch đưa vào tồn trữ. Trong thời gian tồn trữ từ 4 – 6 tháng số lượng tuyếntrùng có trong củ sẽ tăng lên từ 5 – 8 lần so với số lượng ban đầu (nhiệt độ môi trường tồn trữ khoảng 25 – 32 o C). Tuyếntrùng S. bradys có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường rất tốt, khi trong đất không có ký chủ thích hợp tuyếntrùng vẫn có khả năng tồn tại và phát triển. Do những điều vừa nói ở trên chúng ta cũng thấy rằng củ giống nếu không chọn lọc kỹ, không loại bỏ những củ đã nhiễm tuyếntrùng thì chính củ giống là nguồn phát tán tuyếntrùng rất đáng kể. Phòng trừ tuyếntrùng hữu hiệu phải bắt đầu từ khâu chọn giống . 2. Pratylenchus coffeae Tuyếntrùng Pratylenchus coffeae cũng là một loại di tú nội ký sinh giống như tuyếntrùng S. bradys - Tuyếntrùng P. coffeae có thể xâm nhập và gây thối vào sâu trong củ so với tuyếntrùng S. bradys, thường từ 5 cm hay sâu hơn.Trên các cây bị nhiễm Pratylenchus coffeae thì phần thân (dây leo) ở bên trên cũng thường có dấu hiệu cây bị nhiễm tuyếntrùng như: lá vàng sớm, dây còi cọc kém phát triển so với các dây không bị nhiễm. Do đó có thể quan sát phần dây deo để chẩn đoán tình trạng nhiễm bệnh. - Tuyếntrùng P. coffeae rất nhạy cảm với điều kiện nhiệt độ môi trường. Tuyếntrùng sẽ ngừng sinh sản nếu nhiệt độ môi trường bảo quản giảm xuống ở khoảng 12 – 13 o C. 3. Meloidogyne spp. Meloidogyne spp. còn gọi là tuyếntrùng gây sưng rễ do các khối u như mụn cóc mà chúng tạo ra cho củ trong suốt quá trình ký sinh. Đây là giống tuyếntrùng có phổ ký chủ khá rộng, ngoài cây khoaimỡ chúng còn có khả năng gây hại trên rất nhiều giống cây trồng khác. Meloidogyne có 5 loài khá phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam, M. javanica được đánh giá là nguy hiểm nhất do những thiệt hại về mặt kinh tế mà chúng gây ra. Dấu hiệu điển hình rất dễ dàng nhân ra đối với giống tuyếntrùng này là những bướu trên bề mặt của củ. Trong quá trình ký sinh, tuyếntrùng này tiết ra những kích thích tố làm các tế bào tăng trưởng không bình thường về mặt thể tích. Sau thời kỳ phình to về thể tích của từng tế bào là giai đoạn hình thành các đại tế bào do sự sát nhập của nhiều tế bào lại với nhau làm cho ô nhiễm bệnh phình to bất thường tạo ra những khối u đặc trưng như đã nói ở trên. Bên trong các khối u này là thân của những tuyếntrùng cái biến dạng từ hình sợi chỉ sang hình như quả lê chứa đầy trứng. Cuối cùng các trứng này sẽ được phóng thích ra ngoài đất dưới dạng các túi nhày vào thời điểm các mô của vỏ củ bị hoại hoàn toàn. Những củ bị nhiễm Meloidogyne spp thường giảm khả năng mọc mầm rất nhanh. Các biểu hiện bên trên (phần dây leo và lá) cũng có thể quan sát dễ dàng. Các cây bị nhiễm thường có bộ lá vàng úa, rụng sớm, ngọn không phát triển. . loại tuyến trùng gây hại khoai mỡ Người ta đã tìm thấy nhiều giống tuyến trùng luôn có mặt trong đất trồng khoai mỡ, trong số này các giống nội ký sinh (endoparassite) được đánh giá là gây hại. là gây hại nhiều cho khoai mỡ là: Scutellonem bradys, Pratylenchus coffeae và Meloidogyne spp. 1. Scutellonema bradys Đây là tuyến trùng gây ra bệnh “thối khô” trên khoai mỡ. Tuyến trùng này. Tuyến Trùng Hại Khoai Mỡ Khoai mỡ (Dioscorea alata Linn.) là một trong 600 loài của giống Dioscorea được trồng