Kiểng Nam bộ - một bản sắc văn hoá docx

7 241 2
Kiểng Nam bộ - một bản sắc văn hoá docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kiểng Nam bộ - một bản sắc văn hoá Văn minh miệt vườn ở Nam bộ xưa kia và văn minh đô thị ngày nay không thể không kể đến sự có mặt của cây kiểng. Trồng kiểng, chơi kiểng là cả một nghệ thuật công phu, tinh tế. Những năm gần đây, ở thành thị và nông thôn phong trào chơi cây kiểng phát triển rất mạnh, ngoài yếu tố đam mê nghệ thuật thẩm mỹ của những nghệ nhân, tài tử, tao nhân mặc khách, thì kinh doanh, sản xuất cây kiểng cũng là một nghề đang ăn nên làm ra. Bộ nguyệt quế bon sai độc đáo của ông Tám Ẩn, quận 7, TPHCM Ảnh: T.T.V Đặc tính hàng đầu của kiểng là những loại cây chậm lớn, sống được lâu dài trong điều kiện khắc nghiệt, có thân, cành, lá hội đủ những tiêu chuẩn thẩm mỹ và triết lý trong nghệ thuật tạo hình. Dưới đây là một số cây kiểng tiêu biểu có mặt ở Nam bộ, được ưa chuộng hiện nay: Mẫu tử Bùm sụm là loại cây có lá nhỏ, xanh bóng mượt như thoa mỡ. Trổ hoa kết trái vào mùa xuân, hoa trắng, trái xanh, khi chín đỏ óng, nổi bật trên nền xanh đậm của lá, tạo nên sự tương phản hài hòa, cân đối. Bùm sụm thích nghi nơi đất cao ráo, không ẩm thấp, ánh sáng nhiều. Kim quít có nguồn gốc từ Trung Quốc, được du nhập vào Nam bộ từ xa xưa. Đây là loại cây rất chậm lớn, trồng và chăm bón tốt đến năm mươi năm chỉ to bằng cổ tay. Kim quít thường trồng trong chậu, lá xanh mướt màu ngọc bích, trái nhỏ như mút đũa, đỏ mọng, sum suê. Có những cây già lão nhưng vẫn đầy sức sống, cành lá mạnh mẽ, đôi khi có địa y ký sinh, trông rất cổ quái và ấn tượng. Kim quít nằm trong “top ten” của cây kiểng quý. Hoa kiểng ngày Tết Mai vàng là loại cây kiểng phổ biến nhất, tượng trưng cho sự may mắn cũng như sự thanh cao. Nó nằm trong bộ tứ, thể hiện bốn mùa trong năm: mai - lan - cúc - trúc. Ở Nam bộ và Trung bộ, bất cứ nhà nào cũng có chưng mai vàng trong những ngày đầu năm. Nhưng để có một gốc mai kiểng hay một bộ mai kiểng đẹp, quí, người sành điệu cũng lắm công phu truy tìm, chăm sóc. Một gốc mai có tuổi đời vài ba trăm năm, gốc một người ôm không giáp, có giá vài trăm triệu không phải là dễ kiếm. Huynh đệ Cà đam là loại cây kiểng có nguồn gốc cây rừng bản địa, chậm lớn, nhưng lớn hoài, thân cao to, mạnh mẽ, lá có màu xanh sậm, nhỏ như lá kim quít, dáng dấp vạm vỡ, hiên ngang, cân đối. Cà đam nhân giống bằng cách chiết cành, nhưng tỉ lệ ra rễ thấp. Gần đây, người ta đã nhân giống được bằng hạt và phổ biến khá rộng rãi. Cây dễ trồng, dễ thích nghi nhưng nghệ thuật tạo dáng, hình mới là sự quyết định giá trị của cây kiểng. Me, khế là loại cây kiểng truyền thống có hàng thế kỷ trước. Me và khế có lá nhỏ, tươi xanh, trồng trong chậu rất chậm lớn, đôi khi có hoa, đậu trái. Loại cây kiểng này dễ kiếm nhưng đòi hỏi rất nhiều công chăm sóc và sự sáng tạo của các nghệ nhân, người chơi. Ngày nay loại cây kiểng này không còn liệt vào hàng quý hiếm nữa, do được phổ biến khá nhiều. Người bình dân có thể chơi loại kiểng này dễ dàng. Mai chiếu thủy Sứ đại (còn gọi là chăm-pa) là loại cây kiểng có từ lâu đời, sống trên nền đất khô, phổ biến ở Nam Trung bộ, về sau di thực xuống phương Nam. Loại cây kiểng này không chịu ẩm, hoa trắng có nhụy phơn phớt vàng, mùi thơm ngan ngát rất quyến rũ. Sứ đại sống trong chậu lâu lớn, tạo hình cho nó rất công phu do thân giòn xốp, dễ gãy. Bởi có đặc tính dễ nhân giống (giâm cành), nên sứ đại rất phổ biến trong nhân dân. Người ta nhân ra hàng trăm cây trong chậu nhỏ, sau đó tìm dáng cây nào đẹp nhất cho vào chậu lớn hoặc hạ thổ. Mấy năm gần đây, có sứ Thái du nhập vào Việt Nam, loại này có hoa màu đỏ tươi rất đẹp. Mai chiếu thủy Ngoài một số cây tiêu biểu kể trên còn có: gừa, si, sộp, săn máu, tử kinh, nguyệt quế, ngâu, bồ đề, thiên tuế, dừa, cọ, cau kiểng Cây kiểngNam bộ rất phong phú, có đến hàng trăm chủng loại từ quý hiếm đến bình dân thích hợp cho nhiều giới chơi. Thường người ta lấy “hình dạng” và “bộ” để làm tiêu chí giá trị cho chất lượng cây kiểng. Ngày nay, do sự phát triển của khoa học kỹ thuật cùng với sự tiếp nhận những trào lưu mới trong xu thế hội nhập, các nền văn hóa tác động lẫn nhau rất mạnh mẽ. Thú chơi cây kiểng của người Việt cũng như một số loại hình văn hóa khác đã góp phần gìn giữ được những đặc trưng, giá trị của một nền văn hóa giàu tính nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc ấy là nền văn minh lúa nước. . Kiểng Nam bộ - một bản sắc văn hoá Văn minh miệt vườn ở Nam bộ xưa kia và văn minh đô thị ngày nay không thể không kể đến sự có mặt của cây kiểng. Trồng kiểng, chơi kiểng là cả một nghệ. trong năm: mai - lan - cúc - trúc. Ở Nam bộ và Trung bộ, bất cứ nhà nào cũng có chưng mai vàng trong những ngày đầu năm. Nhưng để có một gốc mai kiểng hay một bộ mai kiểng đẹp, quí, người. người Việt cũng như một số loại hình văn hóa khác đã góp phần gìn giữ được những đặc trưng, giá trị của một nền văn hóa giàu tính nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc ấy là nền văn minh lúa nước.

Ngày đăng: 20/06/2014, 15:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan