Măng cụt cây ăn trái đầy triển vọng ở Chợ Lách pdf

5 442 5
Măng cụt cây ăn trái đầy triển vọng ở Chợ Lách pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Măng cụt cây ăn trái đầy triển vọng Chợ Lách Măng cụt có tên khoa học là Garania Mangostana Linn, thuộc giống cây ăn quả nhiệt đới được du nhập vào Cái Mơn (Vĩnh Thành – Chợ Lách) cách nay hơn 100 năm. Theo các nhà vườn Chợ Lách cho biết do thời tiết năm nay thuận lợi, năng suất măng cụt đạt gần 2 tấn/ha. Ông Lê Văn Dủ ấp An Thạnh (Long Thới) phấn khởi về năng suất măng cụt: Gia đình tôi trồng được 3.000m 2 măng cụt, trong đó có 120 gốc từ 20 năm trở lên và 250 gốc hơn 10 năm tất cả đều cho trái khá ổn định. Năm nay, tôi ước tính thu hoạch gần 5 tấn, giá bán đầu mùa được gần 60.000đ/kg, hiện tại còn 12.000đồng/kg, tổng thu về gần 90 triệu đồng. Long Thới này có khoảng 4.000 hộ thì trong đó gần 2.000 hộ trồng măng cụt. Để măng cụt đạt hiệu quả theo ông Dủ, phải trồng vùng đất giàu chất hữu cơ, phù sa nhiều, đất thấp, độ ẩm cao. Ông bà ba ta có câu: “Trồng cây không đụng lá Nuôi cá không đụng đuôi” Áp dụng kinh nghiệm này tôi trồng cây măng cụt cách nhau từ 7 đến 10m, để khi cây lớn lên tàn cây không chạm vào nhau. Bên cạnh đó, việc tỉa cành tạo tán là rất cần thiết, giúp cho cây thông thoáng, lá cây quang hợp tốt, hạn chế sự phát triển rong rêu trên thân cây. Cây còn nhỏ phải tỉa bỏ những cành dày đặt, cành đang chéo để sau này cây lớn lên có tàn cân đối. Khi cây cho trái sau mỗi vụ thu hoạch, chúng ta tỉa bỏ cành bị sâu, cành già không khả năng cho trái nên nhớ phải tỉa cành trước khi bón phân. Măng cụt - loại trái cây đặc sản vùng Cái Mơn, Chợ Lách Bón phân cho cây măng cụt giai đoạn cây còn nhỏ từ 1 đến 4 năm tuổi, bón từ 0,5 - 2kg/cây/năm, số lần bón từ 2-4 lần/năm, chủ yếu là phân chuồng hoai và phân NPK 15-15-15. Đến khi cây cho trái mỗi năm bón 3 lần/cây, lần 1 ngay sau khi thu hoạch, tỉa cành bón phân NPK 20-20-20 kết hợp với khoảng 20kg phân chuồng hoai. Lần 2 trước khi ra hoa khoảng 40 ngày, bón NPK 8-24-24 (trong giai đoạn này tránh bón nhiều phân đạm vì nó sẽ kích thích ra lá mới khiến chậm ra bông). Lần 3 bón lúc cây đậu trái (khi trái có đường kính cỡ 2cm), bón NPK 13-13-21. Có thể sử dụng phân bón lá NPK 20-20-20, phun làm 5 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần. Cả 3 lần bón điều có kết hợp phân uréa, liều lượng phân bón tuỳ theo đường kính tán cây, tình trạng sức khoẻ và tuổi cây. Cụ thể như cây có đường kính tán từ 8m trở lên thì bón từ 6-12kg phân hỗn hợp/năm. Nếu vùng đất cao phải tưới nước thường xuyên cho măng cụt lúc còn nhỏ và lúc cho trái. Ông Lê Đình Mười xã Tân Thiềng, người có nhiều năm kinh nghiệm trồng măng cụt, cho biết: Măng cụt thường có giá cao (gần 70.000đồng/kg) vào đầu vụ do lúc này trước mùa mưa, trái măng cụt không bị sượng, bị mủ. Mưa xuống thì giá măng cụt rẻ dần do bị sượng, xì mủ cộng với việc măng cụt Thái Lan tràn qua. Cho nên năm tới tôi áp dụng xiết nước cho cây măng cụt, giống như xiết nước đối với cây sầu riêng để măng cụt ra hoa sớm hơn vào tháng 11(âl). Nhiều năm nay, cứ thấy mưa xuống cây măng cụt bị thấm nước dưới gốc quá nhiều, có lẽ vì thế mà trái măng cụt dễ bị sượng, mùa tới tôi áp dụng biện pháp đậy gốc hy vọng sẽ khắc phục được trình trạng này. Ngoài việc bị sượng trái, xì mủ, măng cụt cũng dễ bị sâu hại, như sâu vẽ bùa, bù lạch, ruồi đục trái, nhện đỏ. Nhiều nhà vườn có kinh nghiệm lâu năm trong việc trồng măng cụt Chợ Lách cho biết, sâu vẽ bùa thường tấn công mặt dưới lá, phòng trị chúng bằng cách phun thuốc Padan 95SP, Sevin 80WP. Trong thời kỳ măng cụt mang trái non, bù lạch làm chảy nhựa trên vỏ trái. Để diệt bù lạch nên phun thuốc Sumialpha và Sumicidin. Khi trái sắp chín thì ruồi đục trái làm rỉ nhựa trên vỏ trái, phòng trị bằng cách dùng chất dẫn dụ Vizubon-D, cứ 1.000m 2 ta đặt 5 cái bẫy như thế để diệt. Nhện đỏ có màu vàng lợt hoặc nâu, chúng ăn phá vỏ trái gây sần sùi làm cho trái măng cụt không đẹp. Diệt nhện đỏ bằng cách phun thuốc Bi 58 và Danitol vào giai đoạn cây bắt đầu mang trái. Chị Dương Thị Hoàng Dung, ấp Tân An (Long Thới), không giấu được niềm vui trúng mùa măng cụt. CHị nói: “Gia đình tôi được 1.000m 2 măng cụt, trong đó có 20 gốc trên 30 năm và 60 gốc trên 10 năm. Thu hoạch từ tháng 4(âl) đến giờ này gần 2 tấn trái, đến cuối vụ chắc được 3 tấn nhờ thời tiết tốt, bón nhiều phân chuồng hoai và thường xuyên diệt trừ sâu hại trong lúc măng cụt mang trái.” Chủ tịch UBND huyện Chợ Lách Võ Quốc Bửu cho biết, hiện nay toàn huyện có gần 1.300 ha măng cụt, tập trung nhiều nhất các xã như Vĩnh Thành, Long Thới, Tân Thiềng, Vĩnh Hòa… trong đó hơn 530 ha cho trái ổn định. Nhà vườn trồng măng cụt Chợ Lách đang từng bước sản xuất theo tiêu chuẩn GAP. Huyện đang được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh hỗ trợ kinh phí để xây dựng đê bao cho nông dân trồng măng cụt tại các xã Tân Thiềng, Long Thới, Vĩnh Thành. Đây cũng là chương trình trong dự án của sở phát triển 1.225 ha măng cụt tại Chợ Lách. Do xác định măng cụtcây ăn quả chủ lực của huyện nên từ nay đến năm 2010, Chợ Lách phấn đấu đạt 2.150 ha (trong đó Vĩnh Thành 416 ha, Long Thới 370 ha, Tân Thiềng 320 ha, Vĩnh Hòa 225 ha). Tiến sĩ Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, nhận xét: Măng cụt của Chợ Lách có chất lượng rất ngon, chúng ta nên trồng chuyên canh. Hiện nay, măng cụt không đủ để phục vụ thị trường trong, ngoài nước do măng cụt chỉ thích hợp các nước thuộc vùng nhiệt đới gió mùa trong đó có Việt Nam. Nhưng Việt Nam thì cây măng cụt chỉ thích hợp các tỉnh miền Tây Nam bộ, nhất là Bến Tre. . Măng cụt cây ăn trái đầy triển vọng ở Chợ Lách Măng cụt có tên khoa học là Garania Mangostana Linn, thuộc giống cây ăn quả nhiệt đới được du nhập vào Cái Mơn (Vĩnh Thành – Chợ Lách) cách. dân trồng măng cụt tại các xã Tân Thiềng, Long Thới, Vĩnh Thành. Đây cũng là chương trình trong dự án của sở phát triển 1.225 ha măng cụt tại Chợ Lách. Do xác định măng cụt là cây ăn quả chủ. Theo các nhà vườn ở Chợ Lách cho biết do thời tiết năm nay thuận lợi, năng suất măng cụt đạt gần 2 tấn/ha. Ông Lê Văn Dủ ở ấp An Thạnh (Long Thới) phấn khởi về năng suất măng cụt: Gia đình tôi

Ngày đăng: 20/06/2014, 12:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan