Từ đơn: Từ đơn là loại từ do một tiếng có nghĩa tạo thành.. Từ ghép: Từ ghép là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại tạo thành một ý nghĩa chung.. Ví dụ: nhà cửa, vi sinh vật, …
Trang 1Luyện từ và câu:
TỪ ĐƠN - TỪ GHÉP - TỪ LÁY
I MỤC TIÊU:
- Hệ thống các kiến thức cơ bản về từ đơn, từ ghép, từ láy
- Thực hành làm các Bài tập phân biệt từ đơn, từ ghép, từ láy
II NỘI DUNG:
1 Kiến thức cơ bản:
a Từ đơn:
Từ đơn là loại từ do một tiếng có nghĩa tạo thành
Ví dụ: Ngày, tháng, năm, ăn, mặc, …
b Từ ghép:
Từ ghép là loại từ gồm hai, ba hoặc bốn tiếng ghép lại tạo thành một ý nghĩa chung
Ví dụ: nhà cửa, vi sinh vật, …
Có 2 kiểu từ ghép:
+ Từ ghép có nghĩa phân loại:
Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ chính phụ (phụ nghĩa) nghĩa cụ thể hơn
Ví dụ: Xe máy, trắng ngà, bút chì, …
+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp:
Trang 2Là từ ghép mà quan hệ giữa các từ đơn tạo thành có quan hệ song song (hợp nghĩa) nghĩa khái quát hơn nghĩa từng tiếng
Ví dụ: ăn uống, quần áo, nhà cửa, …
c Từ láy:
Từ láy là từ gồm hai hay nhiều tiếng trong đó có một bộ phận của
tiếng hoặc toàn bộ tiếng được lặp lại
Ví dụ: long lanh, thoang thoảng, xinh xinh, …
Tiếng Việt có 4 kiểu từ láy:
+ Láy âm:
Bộ phận âm đầu của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận âm đầu của tiếng sau
Ví dụ: đậm dà, long lanh, vội vàng, …
+ Láy vần:
Bộ phận vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận vần của tiếng sau
Ví dụ: bát ngát, loáng thoáng, …
+ Láy cả âm và vần:
Bộ phận âm đầu và vần của tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở bộ phận
âm đầu và vần của tiếng sau
Ví dụ: chầm chậm, trăng trắng, đo đỏ, lành lạnh, …
Trang 3+ Láy tiếng:
Tiếng trước được láy lại (lặp lại) ở tiếng sau
Ví dụ: xinh xinh, hây hây, ào, ào, …
* Tác dụng của từ láy:
- Làm cho ý nghĩa của từ gốc có thêm một số sắc thái nào đó, có thể làm giảm nhẹ hoặc mạnh thêm
- Từ láy còn có tác dụng gợi tả hình ảnh của người và sự vật (từ tượng hình)
Ví dụ: lom khom, lòng khòng, lác đác, lênh khênh, …
- Từ láy mô phỏng, bắt chước tiếng người, loài vật hoặc các tiếng động (từ tượng thanh)
Ví dụ: thì thầm, khúc khích, líu lo, ríu rít, xào xạc, loảng xoảng, …
2 Thực hành luyên tập
Đặt dấu () vào ô trống trước từ đúng
Ngồi Nhà cửa Róc rách
Quần áo Loắt thoắt Ngào ngạt
Tíc tắc Ngoằn ngoèo Mùa xuân