1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

SO SÁNH đặc điểm các cấu TRÚC THỊ TRƯỜNG TRONG KINH tế VI mô

15 3,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 116,53 KB

Nội dung

Phân biệt các loại hình thị trường Cạnh tranh hoàn chỉnh, Độc quyền hoàn toàn, cạnh tranh độc quyền, độc quyền nhóm. ................................... .................................. .................................. ..................................

Trang 1

SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM CÁC CẤU TRÚC THỊ TRƯỜNG TRONG KINH TẾ VI MÔ

ThS Lê Thị Hồng Phấn

Bộ môn Kinh tế học – Khoa KTKT

Kinh tế vi mô là một trong những môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành của nhóm ngành kinh tế Đây là một môn học rất quan trọng của sinh viên ngành kinh tế, nó trang bị những khái niệm cơ bản cũng như những quy luật vận hành của nền kinh tế thị trường

Do đó, việc nắm vững kiến thức nền tảng này sẽ giúp sinh viên học các môn chuyên ngành và vận dụng tốt hơn vào thực tế Một trong những kiến thức trọng tâm của Kinh tế vi mô là phân biệt các cấu trúc thị trường thông qua các đặc điểm: số lượng người mua, người bán, sản phẩm, đường cầu, đường doanh thu biên, sức mạnh thị trường, rào cản thị trường, cạnh tranh qua giá và cạnh tranh phi giá

Tuy nhiên, trong quá trình học tập, không ít sinh viên đã gặp khó khăn khi so sánh các điểm khác biệt trong 4 cấu trúc thị trường: thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thị trường độc quyền hoàn toàn [1], thị trường cạnh tranh độc quyền và thị trường độc quyền nhóm Bài viết này nhằm tổng hợp và so sánh các đặc điểm để làm rõ sự khác nhau trong từng cấu trúc thị trường Qua đó, sinh viên sẽ vận dụng tốt hơn vào việc xác định mức sản lượng và giá bán để tối đa hóa lợi nhuận đối với doanh nghiệp (phần 2), nắm bắt những nguyên lý nền tảng can thiệp của Chính phủ và thị trường và đánh giá được hiệu quả hoạt động của từng cấu trúc thị trường (phần 3)

1/ Khái niệm thị trường

Có nhiều định nghĩa về thị trường:

Theo Begg D., Fisher S., Dornbusch R (2007), thị trường là tập hợp các sự thỏa thuận thông qua đó, người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ

Trang 2

Thị trường là sự biểu thị quá trình mà nhờ đó các quyết định của các hộ gia đình về việc tiêu dùng các hàng hóa khác nhau, các quyết định của các hãng về việc sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai được điều hòa bởi sự điều chỉnh giá

Thị trường là một tập hợp các thỏa thuận mà thông qua đó người bán và người mua tác động qua lại với nhau để trao đổi một cái gì đó khan hiếm

Các khái niệm thị trường trên đều cho thấy thị trường không gắn với không gian hay thời gian nhất định Bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, có giao dịch diễn ra là có thị trường

Theo hình thức biểu hiện bên ngoài thị trường có các dạng sau:

• Dạng 1: Là dạng thị trường mà người mua, người bán trực tiếp gặp nhau, để mua bán hàng hóa Ví dụ: Chợ, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn…

• Dạng 2: Là dạng thị trường hoạt động chủ yếu thông qua những người hoặc tổ chức trung gian Ví dụ: Thị trường vốn, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán,…

• Dạng 3: Là một dạng thị trường phát triển cao cấp hơn so với cửa hàng về phương thức kinh doanh và phương thức thanh toán Người bán định sẵn giá và trưng bày, người mua tự lựa chọn những thứ cần mua Ví dụ: Siêu thị

• Dạng 4: Là dạng thị trường mà những người mua thường tổ chức đấu giá lẫn nhau để có được những thứ mình cần trong khi đó người bán ở vai trò thụ động Ví dụ: Thị trường bán đấu giá, thị trường đồ cổ, thị trường các tác phẩm nghệ thuật, thị trường xây dựng công trình, …

Mặc dù khác nhau về hình thức nhưng các thị trường đều thực hiện chức năng: xác định giá cả đảm bảo sao cho số lượng hàng hóa

mà những người mua muốn mua ngang bằng với số lượng hàng hóa mà những người bán muốn bán [2]

Hình thức biểu hiện của thị trường rất đa dạng Trong thực tế, có những thị trường có rất nhiều người bán, rất nhiều người mua, đồng thời lại có những thị trường chỉ có một hoặc một số người bán, người mua Hành vi của những người bán, người mua này cũng đa

Trang 3

dạng và phức tạp Để thuận lợi trong quá trình nghiên cứu, các nhà kinh tế đã tập hợp các doanh nghiệp có cùng những hành vi trong những điều kiện cụ thể vào một cấu trúc thị trường

2/ Cấu trúc thị trường

Cấu trúc thị trường là một thuật ngữ mô tả hành vi của người bán và người mua trong thị trường Các nhà kinh tế căn cứ vào mức độ cạnh tranh hay mức độ độc quyền và chia ra các cấu trúc thị trường sau:

· Cạnh tranh hoàn toàn

· Độc quyềnhoàn toàn

· Cạnh tranh độc quyền

· Độc quyền nhóm (tập đoàn)

Sự khác nhau giữa các cấu trúc thị trường thường được xem xét qua: số lượng người bán người mua, tính đồng nhất hay sự giống nhau của sản phẩm, sức mạnh thị trường, rào cản gia nhập thị trường, cạnh tranh qua giá và cạnh tranh phi giá

a/ Cạnh tranh hoàn toàn

Thị trường cạnh tranh hoàn toàn có rất nhiều người bán và người mua Các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm hoàn toàn giống nhau (đồng nhất hay chuẩn hóa) Vì thế mỗi người bán chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng cung của ngành và không có doanh nghiệp nào có khả năng ảnh hưởng đến giá sản phẩm trên thị trường Vì bán sản phẩm giống nhau hoàn toàn nên việc bán với giá khác các doanh nghiệp khác sẽ dẫn đến cầu vô cùng co giãn Do đó, đường cầu của doanh nghiệp là một đường nằm ngang song song với trục hoành (cầu co giãn vô cùng).Giá bán sản phẩm trên thị trường này sẽ do cung cầu thị trường quyết định và doanh nghiệp sẽ có thể bán hết sản phẩm của mình tại mức giá thị trường đó

Trang 4

Tuy nhiên, cần chú ý cầu thị trường là tổng cầu của tất cả các khách hàng (cá nhân), vì vậy nó vẫn là đường cầu của một hàng hóa điển hình dốc xuống về phía phải

Vì mỗi doanh nghiệp chiếm thị phần rất nhỏ trên thị trường và bán sản phẩm giống hệt nhau, do đó cạnh tranh về giá sẽ khiến cho cầu

co giãn vô cùng và cạnh tranh phi giá (chất lượng, mẫu mã, thương hiệu, quảng cáo…) là điều thực sự không cần thiết vì ở thị trường này người mua và người bán hoàn toàn có đầy đủ thông tin về sản phẩm

Trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn, doanh nghiệp có thể tham gia hoặc rút lui khỏi thị trường một cách dễ dàng, nghĩa là các doanh nghiệp và các yếu tố sản xuất có thể di chuyển tự do từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác, để tìm kiếm con đường nào có lợi nhất

Trang 5

Trong thực tế, khó có một thị trường nào có đầy đủ những đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn, người ta thường cho rằng thị trường cổ phiếu, thị trường nông sản, … có những đặc điểm tương đối gần giống với những đặc điểm của thị trường cạnh tranh hoàn toàn

b/ Độc quyền hoàn toàn

Khác với thị trường cạnh tranh hoàn toàn có nhiều người bán, thị trường độc quyền hoàn toàn chỉ có duy nhất một người bán Họ sản xuất ra một loại sản phẩm hoặc cung cấp một loại dịch vụ riêng biệt, không có sản phẩm khác thay thế tốt cho sản phẩm này Sự khác nhau cơ bản giữa cạnh tranh hoàn toàn và độc quyền bán hoàn toàn nằm ở phía đường cầu Doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn là người chấp nhận giá và có thể bán hết sản lượng của mình ở mức giá chấp nhận đó Mức giá này được xác định bởi cung cầu của thị trường và đường cầu doanh nghiệp nằm ngang

Vì thế, đường cầu doanh nghiệp cũng chính là đường doanh thu biên và doanh thu trung bình Đối với doanh nghiệp độc quyền bán hoàn toàn, do là người bán duy nhất trên thị trường nên đường cầu doanh nghiệp cũng chính là đường cầu thị trường, là đường cầu dốc xuống về phía phải

Đường cầu dốc xuống dưới hàm ý ba đặc điểm sau:

• Giá cao hơn doanh thu biên: Với đường cầu dốc xuống, nhà độc quyền chỉ có thể tăng sản lượng bán bằng cách giảm giá Vì phải hạ giá mới bán thêm được sản phẩm nên doanh thu biên nhỏ hơn giá (hay doanh thu trung bình) với mọi mức sản lượng trừ đơn vị sản phẩm đầu tiên Bởi vì giá thấp hơn không chỉ áp dụng cho đơn vị sản phẩm bán thêm mà áp dụng cho tất cả các đơn vị sản phẩm mà lẻ ra có thể bán ở mức giá cao hơn

Trang 6

Trong đó:

MR : Doanh thu biên

P : Giá bán

ED : Độ co giãn của cầu theo giá

Qua công thức trên ta thấy doanh thu biên bằng giá cộng thêm một đại lượng mang dấu âm, do đó doanh thu biên phải nhỏ hơn giá Đường doanh thu biên phải nằm dưới đường cầu, trừ điểm đầu tiên Như vậy, đường cầu chính là đường doanh thu trung bình nằm phía trên đường doanh thu biên, đây là điểm khác biệt với doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn

• Người đặt giá: Với đường cầu dốc xuống, mỗi mức sản lượng gắn liền với một mức giá duy nhất, thông thường nhà độc quyền luôn muốn bán với giá cao và sản lượng lớn Tuy nhiên, vì đường cầu dốc xuống, tất yếu nhà độc quyền xác định mức giá càng cao thì chỉ bán được sản lượng thấp và muốn bán nhiều sản phẩm thì giá phải thấp Nhà độc quyền không thể tăng giá mà sản lượng bán lại không bị giảm Do đó, hình dạng đường cầu dốc xuống làm hạn chế sức mạnh của nhà độc quyền

• Cầu co giãn theo giá:

Với công thức (1) ta thấy:

Trang 7

Doanh nghiệp độc quyền chọn mức giá hoặc sản lượng có cầu co giãn nhiều (ED> 1), vì nếu cầu không co giãn thì doanh thu biên (MR) sẽ âm Khi doanh thu biên là số âm thì tổng doanh thu (TR) đang giảm dần Việc tăng sản lượng sẽ làm tổng chi phí tăng nhưng tổng doanh thu (TR) giảm thì lợi nhuận của giảm Do đó, doanh nghiệp độc quyền luôn hoạt động trong vùng có cầu co giãn nhiều

Do là doanh nghiệp duy nhất cung cấp toàn bộ sản phẩm cho thị trường, với sức mạnh độc quyền quá lớn nên cạnh tranh về giá và phi giá là điều không cần thiết đối với doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn Và những doanh nghiệp nào muốn gia nhập thị trường này cũng rất khó khăn và gần như không thể do bị những rào cản lớn như:

• Độc quyền do Chính phủ tạo ra: Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp độc quyền hình thành do Chính phủ trao cho một cá nhân hoặc doanh nghiệp nào đó đặc quyền trong việc ma bán một hàng hóa hoặc cung cấp một dịch vụ nhất định Ví dụ, với qui định từ ngân hàng Nhà nước thì chỉ có công ty TNHH một thành viên vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) mới có chức năng gia công vàng miếng cho ngân hàng Nhà nước.Hoặc Chính phủ Mỹ trao độc quyền cho công ty Network Solutions Inc, một tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu của tất cả các địa chỉ internet: com, net, org vì cần được hệ thống và thu thập đầy đủ các dữ liệu này

• Độc quyền về bằng phát minh sáng chế hoặc sở hữu nguồn lực then chốt: Độc quyền xuất hiện khi doanh nghiệp nào đó sở hữu một nguồn lực then chốt Ví dụ: người viết cuốn sách được nhận quyền tác giả và cho phép người viết độc quyền bán cuốn sách của mình; các dòng phần mềm hệ điều hành Microsoft Windows là sản phẩm độc quyền của hãng Microsoft, vì thế công ty kiểm soát việc phân phối sản phẩm… Tuy nhiên, cần chú ý các nền kinh tế trong thực tế thường rất lớn và ngày nay hàng hóa thường được trao đổi trên phạm vi quốc tế, nên qui mô tự nhiên của thị trường của các nguồn lực thường vô cùng rộng và nguồn lực thường được nhiều người sở hữu

• Độc quyền tự nhiên: Do có lợi thế về qui mô nên doanh nghiệp này có chi phí trung bình thấp và từ đó tự nhiên hình thành rào cản lớn đối với các doanh nghiệp khác muốn tham gia vào thị trường Ví dụ tiêu biểu cho loại độc quyền này là dịch vụ vận chuyển

Trang 8

hàng hóa và hành khách bằng xe lửa Để thực hiện dịch vụ này, doanh nghiệp phải xây dựng hệ thống đường ray cho cả quốc gia Nếu có nhiều doanh nghiệp tham gia thì mỗi doanh nghiệp phải xây dựng đường ray riêng và chi phí cố định trung bình rất lớn Do đó, chi chí trung bình cho mỗi người khách hoặc một đơn vị hàng hóa vận chuyển sẽ cao hơn nhiều so với một doanh nghiệp thực hiện

c/ Cạnh tranh độc quyền

Thị trường cạnh tranh độc quyền vừa có tính cạnh tranh vừa mang tính độc quyền là do trên thị trường có nhiều người bán sản phẩm vừa giống nhau lại vừa có sự khác biệt Sự khác biệt của sản phẩm có thể là những khác biệt hữu hình trong các sản phẩm của những người bán khác nhau trong ngành như kiểu dáng, màu sắc, độ bền,… nhưng cũng có thể là những khác biệt vô hình như vị trí, niềm tự hào, sự thân thiện của nhân viên bán hàng, tính hiệu quả của quảng cáo, sự sẵn có của tín dụng, danh tiếng của sản phẩm,… Ví dụ: dầu gội, tập học sinh, kem đánh răng, thuốc trị bệnh thông thường, phim… là những sản phẩm thuộc thị trường cạnh tranh độc quyền

Do các doanh nghiệp đều có chút ít thế lực độc quyền, có thể kiểm soát giá sản phẩm của mình, thể hiện đường cầu của doanh nghiệp dốc xuống về phía phải Đường cầu về sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền khác với đường cầu của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn và độc quyền hoàn toàn ở chỗ hệ số co giãn ở các điểm khác nhau trên đường cầu Vì có nhiều doanh nghiệp nhỏ trong thị trường cạnh tranh độc quyền và sản phẩm các doanh nghiệp là những sản phẩm có khả năng thay thế cao chứ không phải thay thế hoàn toàn do đó đường cầu về sản phẩm của doanh nghiệp cạnh tranh độc quyền co giãn hơn đường cầu của doanh nghiệp độc quyền hoàn toàn, nhưng không phải là co giãn vô cùng như của doanh nghiệp cạnh tranh hoàn toàn Chính sự khác biệt giữa các sản phẩm, nên không thể có một mức giá duy nhất cho tất cả sản phẩm, mà hình thành một nhóm giá gồm nhiều mức giá nhưng chênh lệch không nhiều

Trang 9

Do sản phẩm giữa các doanh nghiệp khác nhau, nên khó xác định đường cầu thị trường cho tất cả sản phẩm

Một số nhà kinh tế cho rằng mỗi doanh nghiệp có một lượng khách hàng quen do sự hấp dẫn riêng về sản phẩm của họ (như đặc tính về sở thích, mẫu mã, bao bì…) Do đó, doanh nghiệp có thể thay đổi giá trong một giới hạn nhất định mà không bị mất khách hàng,

và nhiều khi còn có thể thu hút thêm được một số khách hàng khác Tuy nhiên, nếu giá sản phẩm vượt qua giới hạn đó sẽ ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiêu dùng và đến lượng hàng tiêu thụ

Cạnh tranh về giá và cạnh tranh phi giá thực sự rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền Bởi

vì, khả năng thay thể của sản phẩm là rất cao giữa các doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp nào có giá tốt, quảng cáo tốt, chất lượng cao, thương hiệu mạnh, dịch vụ hậu mãi tốt … đều nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường rất nhanh Các doanh nghiệp nên xác định giá

và các chiến lược cạnh tranh phi giá đều phải dựa trên cơ sở có tính đến phản ứng của đối thủ cạnh tranh

Trong thị trường cạnh tranh độc quyền,các doanh nghiệp sẵn sàng gia nhập và rút lui khỏi thị trường một cách dễ dàng, tuy nhiên cũng không quá dễ dàng gia nhập như thị trường cạnh tranh hoàn toàn, do đó các doanh nghiệp mới (tiềm tàng) cần xem xét đến tình hình các doanh nghiệp trong ngành để từ đó có quyết định có nên gia nhập thị trường hay không

d/ Độc quyền nhóm (độc quyền tập đoàn)

Thị trường độc quyền nhóm là cấu trúc thị trường trong đó một số doanh nghiệp chi phối cả thị trường về hàng hóa và dịch vụ Vì tổng lượng hàng hóa và dịch vụ trên thị trường đều do một vài nhà độc quyền cung cấp quyết định cho nên khi một doanh nghiệp điều chỉnh lượng cung cũng sẽ ảnh hưởng đến tổng cung thị trường Hay nói cách khác các doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau và mỗi doanh nghiệp đều phải cân nhắc các phản ứng có thể xảy ra của các đối thủ về quyết định sản lượng và giá bán

Trang 10

Tùy vào sự khác biệt sản phẩm có thể chia độc quyền nhóm thành 2 loại:

o Độc quyền nhóm thuần túy: Gồm các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giống nhau hay sản phẩm chuẩn hóa.Ví dụ : luyện kim, hóa dầu, thép, nhôm …

o Độc quyền nhóm phân biệt: Gồm các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khác nhau như ôtô, đồ điện, máy tính, sản xuất máy bay…

Đường cầu thị trường độc quyền nhóm có thể thiết lập dễ dàng, nhưng rất khó thiết lập đường cầu của từng doanh nghiệp vì phải dự đoán chính xác lượng cầu thị trường và số lượng cung ứng của các đối thủ ở mỗi mức giá thì mới thiết lập được đường cầu sản phẩm của doanh nghiệp xác đáng

Thế lực độc quyền của các doanh nghiệp độc quyền nhóm rất lớn do đó các doanh nghiệp mới (tiềm tàng) khó hoặc không thể gia nhập ngành Các doanh nghiệp nếu muốn gia nhập thị trường thường đối diện với các rào chắn như: độc quyền về bằng phát minh sáng chế hay quy trình công nghệ, có ưu thế về quy mô lớn, uy tín, thương hiệu, khả năng sản xuất thừa … Các doanh nghiệp độc quyền nhóm rất đa dạng và phụ thuộc lẫn nhau nên không có mô hình chuẩn về độc quyền tập đoàn Tuy nhiên, trong kinh tế vi mô thường phân chia thị trường độc quyền nhóm thành 2 loại như sau:

Các doanh nghiệp độc quyền nhóm không hợp tác với nhau: Khi các doanh nghiệp không liên lạc với nhau, không thương lượng với nhau hoặc không có những hợp đồng ràng buộc mà cạnh tranh với nhau về giá, sản lượng, quảng cáo, chất lượng sản phẩm, …

o Mô hình Cournot: Theo Cournot, khi một doanh nghiệp biết trước số lượng sản phẩm và giá bán của doanh nghiệp đối thủ, doanh nghiệp còn lại có thể xác định số lượng sản phẩm sản xuất và giá bán hợp lý để tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên, trong

Ngày đăng: 20/06/2014, 10:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w