giải quyết khủng hoảng nợ công của eu

135 702 2
giải quyết khủng hoảng nợ công của eu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG 3 TÀI CHÍNH – KHỦNG HOẢNG NỢ 3 Phân theo nguồn vay bao gồm: vay trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và vay nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước) 23 Phân theo chủ thể đi vay bao gồm: Chính phủ; chính quyền địa phương; doanh nghiệp và các tổ chức tài chính, tín dụng được Chính phủ bảo lãnh 23 Chính phủ có thể phát hành trái phiếu Chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu Chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế, thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. Trái phiếu Chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì Chớnh phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra cũn cú rủi ro về tỷ giá hối đoái 24 Hiện nay, lượng phát hành trái phiếu Chính phủ của Mỹ đã vượt mốc 13.000 tỷ USD, chiếm hơn 90% GDP. Trong khi tỷ lệ này của Nhật Bản là 229%, là quốc gia có mức nợ công ở ngưỡng nguy hiểm nhất thế giới, gần gấp đôi so với tỷ lệ 115,1% của Hy Lạp 25 Vay trực tiếp: Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các NHTM, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: IMF) Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ của họ không cao 25 CHƯƠNG II: GIẢI QUYẾT CUỘC KHỦNG HOẢNG 28 NỢ CễNG CHÂU ÂU 28 Kinh tế thế giới nói chung và Châu Âu nói riêng vừa trải qua cơn bão khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008, cuộc khủng hoảng dữ dội nhất kể từ sau cuộc Đại suy thoái 1929 - 1933, và đang chật vật hồi phục. Thế nhưng, sự hồi phục hiện nay của kinh tế Châu Âu rất mong manh, bấp bênh và không loại trừ khả năng có thể bị suy thoái trở lại bởi nhiều nguyên nhân, trong đó, tình trạng nợ công tràn lan ở một số nước là một nguyên nhân quan trọng. 62 CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO 82 VIỆT NAM TỪ VIỆC GIẢI QUYẾT CUỘC 82 KHỦNG HOẢNG NỢ CễNG CHÂU ÂU 82 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Theo chu kỳ của nền kinh tế, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều những cuộc khủng hoảng, dù lớn hay nhỏ đều để lại những hậu quả nhất định và những bài học quý báu. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009 thì nổi bật nhất trong khoảng thời gian vừa qua là cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Châu Âu. Đến thời điểm hiện tại, cuộc khủng hoảng nợ công vẫn là một đề tài nóng trong các cuộc thảo luận, diễn đàn kinh tế quốc gia, khu vực và thế giới. Điều mà mọi người quan tâm nhất là Châu Âu nói chung và các quốc gia lâm vào cuộc khủng hoảng nợ nói riêng đã làm gì và cần phải làm gì để có thể thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này? Đối với Việt Nam, tuy không chịu nhiều tác động từ cuộc khủng hoảng nợ công và cơ sở nền tảng kinh tế cũng khiến cho việc so sánh với các nước Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia có phần khập khiễng, nhưng có lẽ dự ớt hay nhiều thỡ trụng cách thức “người khỏc” giải quyết vấn đề thì “bản thõn” cũng rút ra được những bài học hữu ích. Vấn đề đối với Việt Nam hiện nay không phải là bắt chước các quốc gia rơi vào cuộc khủng hoảng nợ những biện pháp ứng phó của họ bởi vì hoàn cảnh hiện tại cũng như điểm xuất phát của mỗi nơi mỗi khác. Cụ thể: Việt Nam có điểm xuất phát thấp hơn các quốc gia Châu Âu “dớnh” vào cuộc khủng hoảng nợ và hiện tại có mức nợ công vẫn trong giới hạn cho phép; trong khi đó, Hy Lạp, Ireland, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia đều là những nước có nền kinh tế phát triến từ trước và hiện đang phải đối phó với nguy cơ vỡ nợ. Chính vì vậy, cần thiết đối với Việt Nam lúc này là nghiên cứu các biện pháp mà các nước Châu Âu đang áp dụng để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ, xem những biện pháp nào có thể hữu ích trong trường hợp “bản thân” rơi vào hoàn cảnh tương tự cũng như nhằm phòng tránh trong tương lai. Xuất phát từ vấn đề thực tiễn này, em chọn đề tài “Giải quyết khủng hoảng nợ công của EU: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận về khủng hoảng nợ, luận văn trình bày thực trạng khủng hoảng nợ tại một số nước Châu Âu, phân tích những nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng nợ cũng như tác động của cuộc khủng hoảng này đến nền kinh tế Châu Âu, tìm hiểu những biện pháp ứng phó nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng cũng như đỏnh giỏ tớnh hiệu quả của các biện pháp này; từ đó, xuất phát từ thực trạng nợ công Việt Nam và trên cơ sở một số nguy cơ tiềm ẩn xảy ra khủng hoảng nợ đối với Việt Nam để đề xuất những bài học kinh nghiệm về các biện pháp mà Việt Nam có thể áp dụng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cuộc khủng hoảng nợ cụng Chõu Âu và phạm vi nghiên cứu là từ thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng đến hiện tại (tháng 3/2012). 4. Phương pháp nghiên cứu. − Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá những thông tin từ nguồn tài liệu thu thập được: sách báo, tạp chí chuyên ngành, internet cũng như các nghiên cứu và ý kiến đánh giá của một số chuyên gia kinh tế. − Phương pháp so sánh, duy vật biện chứng. 5. Bố cục của luận văn. Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về khủng hoảng tài chính - khủng hoảng nợ. Chương 2: Giải quyết cuộc khủng hoảng nợ cụng Chõu Âu. Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ cụng Chõu Âu. 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH – KHỦNG HOẢNG NỢ Khủng hoảng tài chính. Khủng hoảng tài chính là gì? Sự phát triển của hệ thống tài chính toàn cầu bờn cạnh việc mang lại những c ơ hội lớn cho mỗi quốc gia, mỗi dõn tộc thì đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm của hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế. Khủng hoảng kinh tế lên đến đỉnh điểm là nguyên nhân xảy ra khủng hoảng tài chính; vì khủng hoảng kinh tế bị suy thoái, khủng hoảng sản xuất thừa sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng tiền cho mục đích tiêu dùng hàng hóa. Khủng hoảng tài chính xảy ra khi nhu cầu tiền vượt quá nguồn cung của xã hội. Nhu cầu về tiền của nhân dân hay của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đã gây ra sức ép cho hệ thống ngân hàng và tổ chức tài chính khiến cho ngân hàng và các tổ chức tài chính có thể sụp đổ. Khủng hoảng tài chính chỉ là một phần của khủng hoảng kinh tế nhưng khủng hoảng tài chính lại gây ra thiệt hại lớn nhất vỡ cỏc nước có tự do thương mại, nguồn vốn được di chuyển qua những nước khác nhau nên khủng hoảng tài chính là yếu tố lây lan còn khủng hoảng kinh tế không có yếu tố trực tiếp lây lan. Như vậy có thể nói, khủng hoảng tài chính có một lịch sử khá dài gắn liền với sự ra đời và phát triển của hệ thống tài chính trong nền kinh tế thế giới. Mặc dự có những điểm giống nhau, nhưng các cuộc khủng hoảng những năm vừa qua khác với các cuộc khủng hoảng trước đõy trờn nhiều khía cạnh quan trọng, đặc biệt là ở tác động quá mức và khả năng l õy lan của khủng hoảng dường như rất lớn và vượt quỏ khả năng kiểm soát. Khủng hoảng tài chính (Financial Crisis) l à tình trạng tài chính (quỹ) mất cõn đ ố i 4 nghiêm trọng có thể dẫn đến sụp đổ quỹ. Đ ặ c trưng của mỗi quỹ (fund) cấu thành nên hệ thống tài chính là các dũng tiền vào/ra (input/output) , nhận/thanh toỏn (receipt/payment), hình thành tài sản có /tài sản nợ (assets / liabilities). Khi xảy ra hiện tượng mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản có và nghĩa vụ phải thanh toán về số lượng, thời hạn, c h ủ ng loại tiền thì có thể xảy ra khủng hoảng tài chính. Như vậy, khủng hoảng tài chính l à khái niệm bao trùm được sử dụng chung c h o mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối v ề t ài chính và thường là gắn với nghĩa vụ p h ả i thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng đ ể thanh toán tại một thời điểm nào đ ó . Chính vì vậy, khủng hoảng tài chính có đặc điểm của khủng hoảng “thiếu” chứ không giống khoảng “thừa” diễn ra trong nền kinh tế thị trường từ nhiều năm n a y . Nói một cách cụ thể ra thì khủng hoảng tài chính là sự đổ vỡ trầm trọng các bộ phận của thị trường tài chính kéo theo sự vỡ nợ của hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính, khiến chúng không thể thực hiện được hai chức năng cơ bản nhất: • Thứ nhất, ổn định giá trị đồng tiền hoặc các tài sản tài chính như một phương tiện giao dịch, cất trữ tài sản. • Thứ hai, là trung gian chuyển vốn tiết kiệm vào những dự án đầu tư có hiệu quả nhất. Hệ quả của khủng hoảng tài chính là nền kinh tế bị đẩy ra khỏi quỹ đạo tăng trưởng tiềm năng, gây nên sự sụt giảm mạnh về sản lượng, việc làm, đi kèm với lạm phát, hoặc gây nguy cơ bùng nổ lạm phát. Có thể sơ bộ chia ra 3 quan điểm chính về khủng hoảng tài chính: • Nhóm thứ nhất là những người theo chủ thuyết tiền tệ (Monetarists View), dẫn đầu là Friedman và Schwartz (1963). Họ cho rằng: Khủng hoảng tài chính là do sự hoảng loạn của hệ thống ngân hàng (banking panics), gây nên sự co hẹp cung tiền tệ, dẫn đến sự suy thoái trong tổng cầu tiêu dùng và đầu tư. Họ bỏ qua những nguyên nhân thực như: sự sụt giảm hiệu quả của nền kinh tế, sự suy sụp của nhiều doanh nghiệp. Vì vậy, theo họ, sự can thiệp của Chính phủ là không 5 cần thiết, thậm chí có hại, bởi vì những doanh nghiệp bị phá sản lại được cứu vớt, gây nên sự gia tăng quá mức về cung tiền tệ và dẫn tới lạm phát. • Nhóm thứ hai là nhóm đối lập nhóm theo chủ thuyết tiền tệ là Keynesian View, dẫn đầu là Kindleberger (1978) và Misky (1972). Họ có quan niệm rộng hơn về khủng hoảng tài chính và tiền tệ, bao gồm sự sụt giảm hầu hết giá trị cổ phiếu, sự vỡ nợ của nhiều công ty tài chính và phi tài chính, nạn giảm phát đi kèm với sự rối loạn của thị trường ngoại hối. Những yếu tố này gây nên sự sụt giảm mạnh về tổng cầu đầu tư và tiêu dùng, vì thế cần phải có sự can thiệp của Nhà nước. Điều đáng nói là họ không đưa ra một đặc trưng rõ ràng về nguồn gốc của khủng hoảng, để làm tiền đề cho một chính sách kích thích có hiệu quả. Vì vậy, sự can thiệp của Chính phủ rất dễ dẫn đến lạm phát và trì trệ, như những người theo chủ thuyết tiền tệ đã lưu ý. • Nhóm thứ ba nhấn mạnh tới bản chất rủi ro của hoạt động tài chính, dẫn đầu là Stiglitz và Weiss (1981). Theo họ, hoạt động của hệ thống tài chính, đặc biệt là ngân hàng, chịu rủi ro cao, do ngân hàng đầu tư hay tổ chức cho vay thường không nắm rõ thông tin về khả năng sinh lợi và mức độ rủi ro của dự án đầu tư bằng cỏ nhân hay tổ chức đi vay, tức là những người chủ dự án. Sự khác biệt về thông tin (asymetry of information), hay sự thiếu minh bạch về thông tin dự án, khiến cho hệ thống tài chính có thể có vấn đề, bởi vì ngân hàng muốn ép lãi suất thực, cộng cỏc phớ dịch vụ cho vay tăng lên để bù cho rủi ro mất vốn có thể xảy ra. Nhưng điều này lại khiến cho những dự án có độ rủi ro cao nhất mới hy vọng có khả năng sinh lãi đủ cao để trả nợ (nếu may mắn thành công). Ngược lại, nếu đó là dự án của những doanh nghiệp vừa và nhỏ, với độ rủi ro ít (mức sinh lãi thấp hơn), thì họ sẽ khó có thể được vay vốn. Vì vậy, khi lãi suất cho vay tăng lên thì: + Sẽ có một tỷ lệ lớn những chủ các dự án với độ rủi ro cao hơn (như đầu cơ vào bất động sản, chứng khoán thời bong bóng) đi săn lùng vốn vay. Trong khi đó, những doanh nghiệp vừa và nhỏ, với những nhà đầu tư cẩn trọng, sẽ 6 bị loại ra khỏi danh sách các ứng cử viên. Người ta gọi đây là sự chọn lầm phải điều ngụy hại (adverse selection), theo Akerlof (1974). + Với những chủ dự án lớn đã vay được vốn, thì họ có xu hướng làm thay đổi bản chất dự án mang tính đầu cơ cao hơn hoặc có vẻ quan trọng hơn, để Nhà nước không thể để cho bị thất bại. Do vậy, họ có thể giàu lên nhanh chóng, nếu việc đầu cơ thành công; và để ngân hàng chịu tích tụ những khoản nợ xấu; hay xã hội phải gánh vác tổn thất qua gánh nặng cứu trợ ngân sách nếu dự án bị thất bại. Người ta gọi đây là hiểm họa do sự vô trách nhiệm (moral hazard). Chớnh vì những lý do trên đây, những người theo trường phái kinh tế học thể chế (institutional economics) cho rằng hoạt động của ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung phải được giám sát hết sức cẩn trọng, nhằm hướng các giao dịch tới sự an toàn (Aoki 1991; Mc Kinmon 1991). Ngoài sự phân loại chức năng các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư và các quỹ đầu tư theo mức độ rủi ro của từng lĩnh vực đầu tư, cần phải có nhiều tổ chức trung gian khác làm chức năng giám sát và cảnh báo rủi ro. Chẳng hạn như các tổ chức xếp hạng (rating companies), mà họ thường xuyên có sự thay đổi trạng thái tài chính của các tổ chức tài chính và phi tài chính. Sự xếp hạng này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng của các công ty trong việc gây quỹ từ thị trường vốn hay thị trường chứng khoán. Nhìn chung, cho dù thuộc trường phái kinh tế nào, thì vẫn có một sự nhất trí rằng, hệ thống tài chính cần phải được giám sát chặt chẽ, do tính phức tạp và rủi ro của hoạt động này; và việc thiếu sự quản lý, giám sát luôn dẫn đến bong bóng đầu cơ. Tuy nhiên, chỉ khi việc mất cân đối vĩ mô trỡ nên rất nghiêm trọng thì bong bóng đầu cơ mới có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính và kinh tế trên quy mô lớn. Những nhà đoạt giải thưởng Nobel kinh tế đã phát biểu quan điểm này bao gồm: Paul Krugman, Edmund S.Phelps, Reinhard Selten và Josep Stiglitz. Họ nhấn mạnh rằng, khủng hoảng có thể tránh được nếu có một hệ thống giám sát tài chính và cảnh báo rủi ro tốt. Vì vậy, họ cho rằng, không phải cứ tự nhiên mà có sự can thiệp của Chính phủ thông qua cỏc 7 gúi kích thích, nếu như không hiểu rõ khiếm khuyết gì trong thể chế tài chính đã đẩy đến khủng hoảng. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính. Tùy theo mức độ và phạm vi, khủng hoảng tài chính thể hiện ở các điểm sau đây: • Sự giảm giá dây chuyền của các đồng tiền. • Tỷ giá hối đoái tăng đột biến và dây chuyền. • Lãi suất tín dụng gia tăng: lãi suất tăng kéo theo cầu tiền tệ, cầu tín dụng sụt giảm làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh bị suy giảm. • Hệ thống ngân hàng bị tê liệt: Các ngân hàng thương mại (NHTM) không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền và các khách hàng vay vốn không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng. • Thị trường cổ phiếu sụt giá nhanh chóng. • Các hoạt động kinh tế bị suy giảm. • Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Nguyên nhân của các cuộc khủng hoảng. • Tăng lãi suất: Nếu lãi suất trên thị trường được nâng lên một cách mạnh mẽ vì nhu cầu tín dụng tăng lên hoặc vì sự sụt giảm lượng tiền cung ứng thì những vụ mạo hiểm vay tín dụng xấu vẫn có nhiều khả năng xảy ra. Điều này sẽ làm tăng lựa chọn đối nghịch, khiến người cho vay không muốn thực hiện cỏc mún vay. Sự sụt giảm nghiêm trọng trong việc cho vay sẽ dẫn đến sự sụt giảm quan trọng trong đầu tư và hoạt động kinh tế tổng hợp. • Sự sụt giảm ở thị trường chứng khoán: làm tăng vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức trong các thị trường tài chính và tạo ra một cuộc khủng hoảng tài chính. Thị trường chứng khoán sụt giảm có nghĩa là giá trị tài sản ròng của các công ty sụt giảm, khiến cho những người cho vay giảm bớt giá trị cho vay, 8 khiến cho việc đầu tư và tổng sản phẩm cuối cùng giảm. Ngoài ra, sự sụt giảm giá trị tài sản ròng này cũng làm tăng ý muốn gây rủi ro đạo đức ở những công ty đi vay để thực hiện những cuộc đầu tư rủi ro. Sự tăng rủi ro đạo đức khiến cho việc cho vay trở nên kém hấp dẫn. • Sụt giảm bất ngờ về giá cả: cũng làm giảm giá trị tài sản ròng của công ty. Do việc thanh toán nợ đã được cố định theo hợp đồng thành những khoản danh nghĩa, giá sụt giảm làm tăng giá trị món nợ của công ty theo hiện vật nhưng không tăng giá trị thực những tài sản của các công ty. Kết quả là giá trị ròng theo hiện vật (hiệu số giữa tài sản và nợ theo hiện vật) giảm và làm tăng vấn đề về sự lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức đối mặt với những người cho vay, dẫn đến hoạt động cho vay và hoạt động kinh tế giảm xuống. • Bất ổn tăng lên trong thị trường tài chính: có thể do sự thất bại của một tổ chức tài chính hoặc phi tài chính nổi tiếng, sự suy thoái hoặc một sự đổ vỡ trong thị trường chứng khoán tăng lên, khiến cho những người cho vay khó phân biệt những dự án vay rủi ro và không rủi ro. Kết quả làm cho người cho vay không có khả năng giải quyết vấn đề lựa chọn đối nghịch khiến họ giảm bớt ý định cho vay, đầu tư và hoạt động kinh tế. • Hoảng loạn ngân hàng: Hàng loạt ngân hàng sụp đổ sẽ làm tổng số những hoạt động mà ngân hàng thực hiện giảm và làm giảm nguồn cung ứng vốn vay cho những người cho vay và dẫn đến lãi suất tăng cao hơn. • Sự ỷ lại quá mức vào ngân hàng trung ương (NHTW): Khi NHTW - “người cho vay cuối cựng” cung cấp cho ngân hàng một nguồn tài chính tiềm tàng để họ có thể dựa vào khi xảy ra khủng hoảng thì làm cho các ngân hàng có xu hướng tự tin và sẵn sàng cung ứng nhiều khoản nợ hơn. Hơn nữa, vì NHTW bảo đảm cho các ngân hàng một cách bình đẳng nên người gửi tiền đặt lòng tin vào tất cả các ngân hàng như nhau. Do đó, sự hiện hữu của NHTW cũng tạo ra một cấu trúc khích lệ sai lầm trong ngành ngân hàng. Người gửi tiền sẽ tỡm cỏc ngân hàng đưa ra tỷ lệ lãi suất cao nhất cho khoản tiền gửi của họ và không chú [...]... chủ nợ và nhóm chủ nợ: chủ nợ chính thức; chủ nợ tư nhân • Phân theo công cụ nợ bao gồm: thỏa thuận vay; tín phiếu; trái phiếu; công trái và các công cụ nợ khác 3 Chỉ tiêu xác định tình trạng nợ công và ngưỡng an toàn nợ công 24 • Các chỉ tiêu giám sát về nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: nợ công so với GDP (chủ yếu); nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của. .. nghiên cứu về nợ công, ta cần phân biệt nợ công với nợ nước ngoài một phần quan trọng trong nợ công Nợ nước ngoài của một quốc gia được định nghĩa theo Luật Việt Nam là “số dư của mọi nghĩa vụ nợ hiện hành không bao gồm nghĩa vụ nợ dự phòng về trả gốc và lãi tại một thời điểm của các khoản vay nước ngoài của Việt Nam Nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm nợ nước ngoài của khu vực côngnợ nước ngoài... năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ của họ không cao Khủng hoảng nợ công 1 Định nghĩa Nếu như khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài trong chu kỳ kinh tế thì khủng hoảng nợ công xảy ra khi một quốc gia vay nợ không thể trả được những khoản nợ đến hạn, đặc biệt là nợ nước ngoài và bị nhấn chìm trong vòng xoáy nợ nần, nói cách khác khủng hoảng nợ xuất hiện... phải bơm khoảng 200 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng để tránh khủng hoảng thanh khoản, hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ vay mua nhà dưới chuẩn trước đó Khủng hoảng thanh khoản nếu không đi kèm với khủng hoảng nợ thì dễ khắc phục hơn vì chỉ cần NHTW bơm thêm tiền vào hệ thống liên ngân hàng đúng lúc và đúng liều lượng, giữ lãi suất liên ngân hàng ở mức ổn định d) Khủng hoảng nợ nần: là khủng hoảng xảy ra... phương và nợ của các tổ chức độc lập được Chính phủ bảo lãnh thanh toán Tùy thuộc thể chế kinh tế và chính trị, quan niệm về nợ công ở mỗi quốc gia cũng có sự khác biệt Tại hầu hết các nước trên thế giới, luật quản lý nợ công đều xác định nợ công gồm nợ của Chính phủ và nợ được Chính phủ bảo lãnh Một số nước, nợ cụng cũn bao gồm nợ của chính quyền địa phương (Đài Loan, Bungari, Rumani …), nợ của doanh... thấy trong cuộc khủng hoảng của Hệ thống tiền tệ châu Âu (European Monetary System) năm 1992 - 1993 − Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba: Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba được Yoshitomi và Ohno (1999) xõy dựng, đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng tài khoản vốn trong cán cân thanh toán quốc tế (Balance of Payment - BOP) Khủng hoảng tài khoản vốn thường dẫn đến khủng hoảng “kộp”: khủng hoảng tiền tệ và... xuất nhập khẩu Nợ công so với GDP: + Chỉ số này phản ánh quy mô nợ công so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm + Chỉ số này được tính như sau: Tỷ lệ nợ công so với GDP = (Tổng dư nợ công cuối năm/ GDP trong năm) x 100% • Ngưỡng an toàn của nợ công: Theo công trình nghiên cứu năm 2010 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER), khi tỷ lệ nợ/ GDP vượt ngưỡng... CHƯƠNG II: GIẢI QUYẾT CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CễNG CHÂU ÂU I Thực trạng khu vực Eurozone trước khi khủng hoảng nợ công xảy ra 1 Trước giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008 Ngày 1/1/2009, khu vực đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) chính thức kết nạp thêm Slovakia, nâng tổng số nước sử dụng chung đồng tiền Euro lên con số 16, với dân số hơn 300 triệu người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên 12.000 tỷ EUR Đến... (IMF) thì nợ công, theo nghĩa rộng, là nghĩa vụ nợ của khu vực công, bao gồm các nghĩa vụ nợ của Chính phủ trung ương, các cấp chính quyền địa phương, NHTW và các tổ chức độc lập (các tổ chức mà nguồn vốn hoạt động do ngân sách Nhà nước (NSNN) quyết định hay trên 50% vốn thuộc sở hữu Nhà nước, và trong trường hợp vỡ nợ, Nhà nước phải trả nợ 21 thay) Còn theo nghĩa hẹp, nợ công bao gồm nghĩa vụ nợ của Chính... công gia tăng ở một loạt quốc gia, vượt xa giới hạn cho phép của Liên minh là thâm hụt không quá 3% GDP, nợ công không quá 60% GDP II Cuộc khủng hoảng nợ cụng Chõu Âu 1 Những mốc chính của khủng hoảng nợ Châu Âu Từ khi bắt đầu nổ ra cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, các nhà hoạch định chính sách Eurozone đã lo ngại rằng con hỗn loạn tài chính bắt đầu từ Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha rồi sẽ nhấn chìm . chọn đề tài Giải quyết khủng hoảng nợ công của EU: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” là đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu. Trên cơ sở lý luận về khủng hoảng nợ, luận văn. nợ. Chương 2: Giải quyết cuộc khủng hoảng nợ cụng Chõu Âu. Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ việc giải quyết cuộc khủng hoảng nợ cụng Chõu Âu. 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI. khoảng 200 tỷ USD vào hệ thống ngân hàng để tránh khủng hoảng thanh khoản, hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ vay mua nhà dưới chuẩn trước đó. Khủng hoảng thanh khoản nếu không đi kèm với khủng hoảng

Ngày đăng: 20/06/2014, 10:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài.

  • 2. Mục tiêu nghiên cứu.

  • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

  • 4. Phương pháp nghiên cứu.

  • 5. Bố cục của luận văn.

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan