1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kiểm soát các công tác lắp đặt hệ mặt dựng và an toàn lao động khi thi công trên cao bằng phương pháp lai ghép trí tuệ nhân tạo

101 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 3,68 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

NGUYỄN VIẾT THÀNH VINH

KIỂM SOÁT CÁC CƠNG TÁC LẮP ĐẶT HỆ MẶT DỰNG VÀ AN TỒN LAO ĐỘNG KHI THI CÔNG TRÊN CAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI GHÉP TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

Chuyên ngành:Quản lý xây dựngMã số: 8580302

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn: PGS TS TRẦN ĐỨC HỌC

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS TS ĐỖ TIẾN SỸ

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS ĐẶNG NGỌC CHÂU

Luận văn thạc sĩ được bảo vệtại Trường Đại học Bách Khoa,đại học Quốc gia TP HCMngày 13 tháng 07 năm 2023Thành phần Hội đồng đánh giáluận vănthạc sĩ gồm: 1 PGS TS LƯƠNGĐỨC LONG - Chủ tịch hội đồng 2 TS LÊ HOÀI LONG- Thư kí hội đồng

3 PGS TSĐỖTIẾN SỸ - Cán bộ phản biện 1 4 TS.ĐẶNG NGỌC CHÂU - Cán bộ phản biện 2 5 TS NGUYỄN VĂN TIẾP- Ủy viên

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA

Trang 3

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ và tên học viên: NGUYỄN VIẾT THÀNH VINH MSHV: 2170282

Ngày, tháng, năm sinh: 23/11/1996 Nơi sinh: TP.HCM Chuyên ngành: Quản lý Xây dựng Mã số: 8580302

I TÊN ĐỀ TÀI:

KIỂM SỐT CƠNG TÁC LẮP ĐẶT HỆ MẶT DỰNG VÀ AN TỒN LAO ĐỘNG KHI THI CƠNG TRÊN CAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI GHÉP TRÍ TUỆ NHÂN TẠO

SAFETY CONTROL OF FAÇADE SYSTEM INSTALLATION USING HYBRID ARTIFICIAL INTELLIGENCE METHOD

II NHIỆM VỤ LUẬN VĂN

- Thu thập bộ dữ liệu liên quan đến công tác lắp đặt hệ mặt dựng và các thiết bị bảo

hộ lao động khi thi công trên cao

- Xây dựng mơ hình trí tuệ nhân tạo thơng qua ứng dụng phát hiện đối tượng

- Phát triển quy trình kiểm sốt cơng tác lắp đặt hệ mặt dựng và an tồn lao động khi thi cơng trên cao, phân tích đánh giá rủi ro dựa trên độ chính xác mà mơ hình đã đạt

được qua quá trình huấn luyện

III NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 06/02/2023 IV NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 11/06/2023

V HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS TS TRẦN ĐỨC HỌC

Tp HCM, ngày13 tháng07năm 2023

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn cũng như trong những năm học vừa qua, em đã nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tâm của thầy PGS TS Trần Đức Học Em xin gửi tới thầy lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất

Ngoài ra, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên Khoa Thi công và Quản lý Xây dựng, trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình dạy dỗ và giúp đỡ em trong những năm trên giảng đường cao học

Nhân dịp này, em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho em trong q trình học tập và quá trình thực hiện luận văn này Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian tìm hiểu và thực hiện nên luận văn chắc chắn cịn nhiều thiếu sót Em rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy, cơ và các bạn để em có được cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề này

Xin chân thành cảm ơn!

Tp HCM, ngày tháng năm 2023

Nguyễn Viết Thành Vinh

Trang 5

iii

TĨM TẮT LUẬN VĂN

Có nhiều yếu tố liên quan đến tai nạn lao động, hiện tượng té ngã là một trong nhiều nguyên nhân chính gây thương tích và tử vong trong xây dựng Mặc dù người lao động đã nhận thức được những nguy hiểm liên quan đến việc khơng đeo dây an tồn Tuy nhiên nhiều người lao động lại quên hoặc cố tình khơng đeo khi làm việc trên cao Thiết bị bảo vệ cá nhân phù hợp được nêu trong các quy tắc an toàn được sử dụng rộng rãi để đảm bảo an toàn cho người lao động Trong số các cách thức để đảm bảo an toàn trong lao động, đặc biệt trong q trình thi cơng trên cao, cơng tác huấn luyện đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc cải thiện đáng kể nhận thức đối với người lao động Việc đào tạo được cho là có hiệu quả trong việc giảm thiểu hành vi chấp nhận rủi ro và cải thiện cách làm việc của công nhân tại công trường xây dựng Tuy nhiên, cơng tác huấn luyện về an tồn lao động bằng hình thức giám sát trực tiếp và camera cảm biến vẫn còn những hạn chế

Để khắc phục những hạn chế này, trong nghiên cứu này đã sử dụng thuật tốn “Bạn chỉ nhìn một lần” (You only look once – YOLO) mới là YOLOv8 Với 5 biến thể bao gồm YOLOv8n, YOLOv8s, YOLOv8m, YOLOv8l, YOLOv8x, để kiểm tra an toàn trong q trình thi cơng lắp đặt hệ mặt dựng Một bộ dữ liệu bao gồm 10043 hình ảnh được tìm kiếm và thu thập để thiết lập một hệ thống giám sát an tồn kỹ thuật số thơng qua các giai đoạn huấn luyện và kiểm tra Thuật toán YOLOv8 có tốc độ phát hiện trung bình có thể lên đến 136 khung hình trên mỗi dây, đáp ứng yêu cầu phát hiện đối tượng tiệm cận với thời gian thực tế nhất Nghiên cứu này cung cấp giải pháp tối ưu khi mơ hình sẽ được lưu trữ trên máy chủ đám mây và thông báo tự động đến người quản lý Do đó phương pháp tiếp cận trên thị giác máy tính được phát triển để hỗ trợ người quản lý an toàn và xây dựng cơ chế chủ động để xác định các đối tượng vi phạm khơng an tồn, qua đó có biện pháp khắc phục kịp thời để giảm thiểu khả năng gây tai nạn lao động khi thi công lắp đặt hệ mặt dựng trên cao

Từ khóa: Lắp đặt hệ mặt dựng, làm việc trên cao, tai nạn té ngã, trí tuệ

Trang 6

iv

ABSTRACT

There are many factors related to occupational accidents, and falling is one of the main causes of injury and death in construction Although workers are aware of the dangers of not wearing safety harnesses However, many people forget or intentionally do not wear them when working at height Personal protective equipment outlined in safety regulations is widely used to ensure worker safety Personal protective equipment (PPE) that conforms to safety regulations is widely used to ensure worker safety The effectiveness of training is believed to reduce risk acceptance behavior and improve the performance of construction workers on the construction site However, occupational safety training through direct supervision and sensor cameras still has limitations A dataset of 10043 pictures was searched and collected to establish a digital safety monitoring system through training and testing phases

To overcome these limitations, this study used a new technique "You only look once" (YOLO) which called YOLOv8 With 5 variations including YOLOv8n, YOLOv8s, YOLOv8m, YOLOv8l, YOLOv8x, we ensure safety during the construction and installation process of the faỗade system A dataset of 10043 was searched and collected to establish a digital safety monitoring system through training and testing phases The YOLOv8 algorithm has an average detection speed of up to 136 frames per second, meeting the requirement for real-time object detection This study provides an optimal solution when the model will be stored on a cloud server and automatically notifies the manager Therefore, the computer vision approach has been developed to assist safety managers and establish proactive mechanisms to identify unsafe violations, there are measures to be taken promptly in order to minimize the potential for occupational accidents during the installation of high-rise facade systems

Keywords: Faỗade installation, working at height, fall-accident, artificial

Trang 7

v

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Kiểm sốt cơng tác lắp đặt hệ mặt dựng và an tồn lao động khi thi cơng trên cao bằng phương pháp lai ghép trí tuệ nhân tạo” là cơng trình nghiên cứu độc lập, với sự hướng dẫn tận tình của Thầy (PGS TS) Trần Đức Học từ ngày 06 tháng 02 năm 2023 đến ngày 11 tháng 06 năm 2023

Các tài liệu tham khảo, các số liệu thống kê phục vụ mục đích nghiên cứu của Luận văn này được sử dụng đúng quy định, không vi phạm quy chế bảo mật của Nhà nước

Kết quả nghiên cứu của Luận văn này chưa từng được cơng bố trong bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác ngồi các cơng trình nghiên cứu của tơi

Tôi xin cam đoan những vấn đề nêu trên là đúng sự thật và chịu trách nhiệm về công việc thực hiện của mình

Tp HCM, ngày tháng năm 2023

Trang 8

vi

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ i

TÓM TẮT LUẬN VĂN iii

ABSTRACT iv

LỜI CAM ĐOAN v

DANH MỤC HÌNH ẢNH viii

DANH MỤC BẢNG ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT x

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 5

1.3 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 5

1.3.1 Trên phương diện học thuật 5

1.3.2 Trên phương diện thực tiễn 5

1.4 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 9

2.1 TĨM TẮT QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN – SƠ ĐỒ KHỐI 9

2.1.1 Quy trình phát triển mơ hình 9

2.1.2 Sơ đồ khối 10

2.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH – CƠ SỞ LÝ THUYẾT 11

2.2.1 Quản lý thi công lắp đặt hệ mặt dựng 11

2.2.2 Quản lý an tồn lao động khi thi cơng trên cao: 20

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 39

3.1 YÊU CẦU BÀI TOÁN VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT 39

3.1.1 Yêu cầu bài toán 39

3.1.2 Hướng giải quyết bài tốn 39

3.2 XÂY DỰNG MƠ HÌNH NHẬN DIỆN THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG (PPE) 40

3.3 XÂY DỰNG CHỨC NĂNG NHẬN DIỆN ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI (PERSON DETECTION) – ĐẾM SỐ LƯỢNG VÀ THEO DÕI ĐỐI TƯỢNG (TRACKING) 54

3.4 TÍCH HỢP VÀO VIDEO CLIP THỰC TẾ 59

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 75

Trang 9

vii

4.2 NHẬN XÉT, Ý NGHĨA VÀ ĐÓNG GÓP THIẾT THỰC 81

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83

5.1 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 83

5.2 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƯƠNG LAI 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 10

viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Mối quan hệ giữa AI, ML và DL 29

Hình 2 Quy trình phát triển mơ hình phát hiện đối tượng 31

Hình 3 Kiến trúc mạng YOLO 32

Hình 4 Bảng chấm điểm YOLOv8 so với YOLOv5 và YOLOv7 qua RF Benchmark 34

Hình 5 Cấu trúc YOLOv8 35

Hình 6 Cấu trúc cải tiến anchor-free YOLOv8 36

Hình 7 Hiệu quả của mơ hình anchor-free 37

Hình 8 Cấu trúc mơ đun C2f 37

Hình 9 PPE cá nhân trong cơng tác LĐHMD 41

Hình 10 Một số hình ảnh dữ liệu Datasets được thu thập và phân loại 45

Hình 11 Cảnh báo người thưc hiện công tác đang không đảm bảo an tồn 45

Hình 12 Thiết bị PPE cần nhận diện 46

Hình 13 Thuộc tính của đối tượng 47

Hình 14 Xác định hộp giới hạn của đối tượng 48

Hình 15 Biểu đồ đường cong Precision – Confidence Curve của các thiết bị bảo hộ 49

Hình 16 Biểu đồ đường cong Recall - Confidence Curve của các thiết bị bảo hộ 50

Hình 17 Biểu đồ đường cong Precision – Recall Curve của các thiết bị bảo hộ 51

Hình 18 Biểu đồ đường cong F1 – Confidence Curve của các thiết bị bảo hộ 51

Hình 19 Kết quả sau khi training mơ hình nhận diện TB BHLĐ 53

Hình 20 Các mơ hình và trạng thái của nó trong DEEP SORT 57

Hình 21 Quy trình quản lý tích hợp mơ hình vào trường hợp thực tế 59

Hình 22 Quy trình đào tạo an tồn lao động 62

Hình 23 Giao diện khởi động ứng dụng 67

Hình 24 Một số hình ảnh thực tế cơng trường lấy từ video clip 72

Hình 25 Xử lý trực tiếp video trên website ứng dụng 72

Hình 26 Kết quả tích hợp các mơ hình vào website thơng báo tự động 73

Hình 27 Chuyển định dạng tập tin CSV thành tập tin Excel 74

Hình 28 Thơng báo tin nhắn trực tiếp qua ứng dụng 74

Hình 29 Các thông số về hồi quy, phân loại và mất đối tượng của mơ hình 75

Hình 30 Độ chính xác của mơ hình 77

Trang 11

ix

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1 So sánh tốc độ xử lý của YOLO so với mô hình phát hiện khác 4

Bảng 2 Thống kê tai nạn lao động tại Việt Nam 27

Bảng 3 So sánh chỉ số của YOLOv8x so với các biến thể của YOLOv8 38

Bảng 4 Các chỉ số đánh giá hiệu quả của mơ hình YOLOv8x 52

Trang 12

x

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Ý nghĩa

AEC Architecture, Engineering, Construction (kiến trúc, kỹ thuật, xây dựng) PPE Thiết bị bảo hộ lao động

TT Thông tư

NĐ Nghị định

BHLĐ Bảo hộ lao động

ATLĐ An toàn lao động

TNLĐ Tai nạn lao động

QCVN Quy chuẩn Việt Nam

NĐCP Nghị định chính phủ

QĐ Quy định

ATVSLĐ An toàn vệ sinh lao động

AI Trí tuệ nhân tạo

ML Machine learning (học máy) DL Deep learning (học sâu)

YOLO You only look once

(bạn chỉ nhìn một lần)

OJ Phát hiện đối tượng

LĐHMD Lắp đặt hệ mặt dựng

mAP Độ chính xác trung bình FPS Tốc độ xử lý khung hình

OD Objective Detection

(phát hiện đối tượng) CNN Convolutional Neural Networks

(mạng thần kinh chuyển đổi)

CSVC Cơ sở vật chất

Trang 13

1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ

Xây dựng là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới bao gồm các công việc đa dạng như xây dựng, kỹ thuật dân dụng, phá dỡ, cải tạo, sửa chữa và bảo trì [1] Chính phủ các nước trên thế giới đã sử dụng đầu tư xây dựng như một công cụ để ổn định nền kinh tế đất nước, củng cố hơn nữa vị trí của ngành xây dựng trong chính sách phát triển quốc gia [2] Kỹ thuật xây dựng dân dụng tại Việt Nam đang trong quá trình chuyển mình và bước đầu tiến đến kỷ nguyên số hóa và với tốc độ nhanh chóng, nó đang thay đổi cuộc sống hàng ngày của chúng ta Nó là một trong những bước phát triển hứa hẹn nhất trong ngành công nghiệp kiến trúc, kỹ thuật, xây dựng (Architecture, Engineering, Construction) [3] Mọi thành viên trong ngành, từ nhà đầu tư đến công nhân công trường, chắc chắn sẽ phải đối mặt với một sự thay đổi sẽ xác định nghề nghiệp của họ và thách thức khả năng của họ để dễ dàng chuyển sang loại hình truyền thơng xây dựng mới

Trong lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình, AEC là một ngành cơng nghiệp được cơng nghiệp hóa và tạo mẫu, trong đó mỗi dự án giống với những dự án trước, nhưng chúng không thể được định nghĩa là giống nhau và do đó, khơng thể tiếp cận theo cùng một cách thiết kế và sản xuất Đây là một lỗ hổng lớn mà các nhà sản xuất hệ thống ngành công nghiệp đã chồng chéo lên nhau và làm cho ngành của họ trở nên hiệu quả và tối ưu hơn rất nhiều [3] Tuy nhiên, trái ngược hồn tồn với các ngành cơng nghiệp tiên tiếp đã được áp dụng công nghệ, ngành xây dựng nổi tiếng là khơng có thiện cảm với những cải tiến mới [4] Pereira và cộng sự [5] cho rằng hầu hết các công ty xây dựng hiện nay đều hiểu tầm quan trọng của việc áp dựng các ứng dụng kỹ thuật tiên tiến trong ngành công nghiệp 4.0 để tăng cường thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình

Trang 14

2

công việc và cuộc sống, làm giảm năng suất lao động [8] Do đó, việc áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến, có khả năng tự động hóa tồn bộ tổ chức sẽ giảm bới gánh nặng quản lý của con người [9]

Trong vài thập kỷ qua, hệ mặt dựng sử dụng kính như một loại tường đương đại mới, tích hợp hữu cơ thẩm mỹ kiến trúc và tiết kiệm năng lượng và đóng một vai trò quan trọng trong các tòa nhà hiện đại [10] Sự ra đời của các hệ thống mặt dựng tiên tiến do tiến bộ công nghệ - lắp đặt các mô đun đã mở ra một chương mới trong q trình định hình kiến trúc của tịa nhà cũng như tạo điều kiện để thực thi những ý tưởng táo bạo mang đến những biểu tượng mới cho thế giới hiện đại ngày nay Hệ thống mặt dựng thuộc các cơng trình cao tầng được lắp đặt và vận chuyển trên cao gây ra hàng loạt những rủi ro cho nhà thầu trong q trình thi cơng cũng như việc vận chuyển linh kiện đến vị trí đã được định hình từ trước Thực tế cho thấy đang có rất nhiều vụ tai nạn lao động xảy ra trong ngành xây dựng, hiện trạng đó khơng chỉ lấy đi sinh mạng quý giá của cong người và giảm chất lượng cuộc sống mà còn gây chậm trễ trong ngành xây dựng và là gánh nặng tài chính cho người sử dụng lao động và người lao động [11]

Ngành xây dựng là một trong những ngành có tỷ lệ tử vong và thương tích cao nhất so với các ngành khác [12], mặc dù ngành xây dựng đã cho thấy những cải thiện đáng kể về hiệu suất an toàn trong nhiều năm qua, nhưng té ngã vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong và thương tích nghiêm trọng, [13] Trên tồn thế giới, ít nhất 108.000 cơng nhân thiệt mạng tại các công trường mỗi năm, con số này chiếm khoảng 30% tổng số tai nạn lao động gây tử vong [1] Trong đó, 535 (30,1%) tai nạn lao động gây tử vong đối với công nhân tại Hàn Quốc từ năm 2011 đến năm 2017; 854 (18,2%) tại Mỹ từ năm 2011 đến năm 2014 và 315 (32.8%) tại Nhật Bản từ năm 2015 đến năm 2017 [14] Những con số thống kê đã chỉ ra được mức độ nghiêm trọng về hiện trạng những tai nạn hy hữu khi không đảm bảo được an tồn lao động (ATLĐ) thi cơng trên cao Tuy nhiên vẫn cịn tồn đọng những người lao động có ý thức kém và đưa ra những lý do cho việc khơng tn thủ các quy tắc về an tồn lao động được cho là do sự khó chịu khi đeo dây bảo hộ và những hạn chế mà nó gây ra khi di chuyển [15]

Trang 15

3

cách [16] Vì vậy, cần phải thay đổi hành vi và văn hóa để giải quyết việc miễn cưỡng thực hiện đúng cơng tác an tồn lao động như mặc thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), nhưng để giải quyết hiệu quả và triệt để cần đưa ra những giải pháp tối ưu, tinh gọn để đẩy nhanh và thay đổi quan điểm của người lao động [17]

Nhiều nghiên cứu đã cố gắng giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn xây dựng và thương tích do té ngã [13] Một số nhà nghiên cứu đã đề xuất các phương pháp tự động phát hiện phương tiện bảo vệ cá nhân nhằm nâng cao chất lượng công việc kiểm định an tồn [18-20] Thơng thường, camera giám sát cơng trường đóng vai trò như một khung và các phương pháp tiếp cận dựa trên tầm nhìn thực hiện phát hiện đội mũ bảo hiểm thông qua một số giai đoạn, bao gồm nhận dạng và định vị mũ cứng, chủ yếu bao gồm nhận dạng chuyển động của con người [21]

Mặc dù có nhiều nghiên cứu sâu rộng, các phương pháp phát hiện PPE dựa trên tầm nhìn vẫn còn phức tạp [22, 23] Nghiên cứu hiện tại được thực hiện trong bối cảnh cụ thể, gây khó khăn trong việc khái quát hóa các địa điểm xây dựng khác với sự thay đổi cao về cảnh quan và phần đường dành cho người đi bộ [24] Camera giám sát chưa làm việc hiệu quả khi phải quét qua những vật thể nhỏ, chồng chéo nhau và đặc biệt khi người lao động thực hiện các công tác trên cao, hiện tượng gió giật cũng gây khó khăn trong việc nhận diện Đối với cơng trình có quy mơ hẹp, góc quay thường khó bắt được những vị trí bị che khuất cũng giảm đi đáng kể tính năng phát hiện đối tượng Cuối cùng, bộ dữ liệu về PPE và các vật thể được sử dụng trong cơng tác thi cơng hệ mặt dựng khơng có sẵn, để thu thập và phát triển bộ dữ liệu cần nhiều thời gian và hình ảnh có độ phân giải đạt tiêu chuẩn

Phần lớn các phương pháp nghiên cứu dựa trên tầm nhìn gần đây chỉ liên quan đến việc phát hiện mũ cứng trên các công trường xây dựng Các công tác thi công hệ mặt dựng đòi hỏi người lao động cần trang bị các thiết bị chuyên dụng như áo chống rơi toàn thân, đai mềm, dây giảm chấn, kính để đảm bảo an tồn cho người lao động Trong những năm gần đây, khái niệm học sâu (Deep Learning), học từ nhiều đặc trưng của đối tượng đang là chủ đề nóng trong vấn đề trí tuệ nhân tạo Một cuộc tìm kiếm dữ liệu mở rộng đã được tiến hành để xác định các vật thể được áp dụng ứng dụng học sâu (DL) hiện có trong ngành xây dựng [25] Khi dữ liệu ngày càng lớn hơn, DL sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp các giải pháp phân tích dự báo [26] vì hàng loại những mơ hình DL đã và đang được phát triển, cung cấp tốc độ xử lý các lớp nhanh qua đó dễ dàng phát hiện đối tượng, tránh nhầm lẫn các vật thể trong khơng gian phức tạp khó nắm bắt

Trang 16

4

nhìn một lần (YOLO) đã chứng minh được sự vượt trội hơn về thời gian xử lý Trong đó thuật tốn YOLO đạt được kết quả tốt nhất dựa trên các chỉ số về độ chính xác trung bình (mAP) và tốc độ (FPS) [27]

Bảng 1 So sánh tốc độ xử lý của YOLO so với mơ hình phát hiện khác

Mơ hình mAP Prediction time (Thời gian dự đốn) FPS (Khung hình mỗi giây) Compared to YOLO (So sánh với YOLO) R-CNN (VGG-16) 66.0 48.2 hr 0.02 fps 1500x FR-CNN (VGG-16) 66.9 3.1 hr 0.45 fps 100x R-CNN (Small VGG) 60.2 14.4 hr 0.09 fps 500x FR-CNN (Small VGG) 59.2 2.9 hr 0.48 fps 93x R-CNN (Caffe) 58.5 12.2 hr 0.11 fps 409x FR-CNN (Caffe) 57.1 2.8 hr 0.48 fps 93x YOLO 58.8 110 sec 45 fps -

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là ứng dụng mơ hình phát hiện đối tượng nhằm mục đích giải quyết nhiệm vụ quản lý các thiết bị thi công lắp đặt hệ mặt dựng, thiết bị bảo hộ và chống rơi hiệu quả

1 Xây dựng mơ hình nhận diện vật thể, cung cấp các dữ liệu liên quan đến vấn để cần thiết cho công tác quản lý thi công lắp đặt hệ mặt dựng

2 Giới thiệu cấu trúc mạng của phiên bản YOLO mới tên là YOLOv8x để tự động phát hiện và thông báo PPE của công nhân xây dựng

Trang 17

5

4 Kiểm tra độ chính xác của mơ hình tính bằng cách thử nghiệm trên nhiều dữ liệu thực tế khác nhau

5 Kết luận và hướng nghiên cứu trong tương lai về ứng dụng phần mềm chứa thuật toán áp dụng trí tuệ nhân tạo để giải các bài trong thi cơng lắp đặt các hạng mục có liên quan trong cơng trình

1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Các yếu tố ảnh hưởng đến TNLĐ khi thi công trên cao, cụ thể là việc không chấp hành đúng yêu cầu về PPE

- Phạm vi lắp đặt và q trình thi cơng lắp đặt hệ mặt dựng

- Mơ hình phát hiện vật thể tự động (YOLOv8x) dựa trên ứng dụng học sâu

- Người tham gia lao động, cụ thể là công nhân đang thực hiện các thao tác lắp đặt hệ mặt dựng

- Xây dựng cơ chế chủ động xác định hành vi gây tai nạn và lập biện pháp quản lý, đánh giá để có hành động khắc phục kịp thời

1.3 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

1.3.1 Trên phương diện học thuật

Thuật toán mới của object detection như YOLOv8x có tốc độ nhanh và độ chính xác cao nên giúp cho chức năng phát hiện đối tượng có thể thực hiện được các tác vụ dường như là gần với thời gian thực tế nhất, thậm chí là nhanh hơn so với con người mà độ chính xác khơng giảm Các mơ hình cũng trở nên nhẹ hơn nên có thể hoạt động trên các thiết bị IoT để tạo nên các thiết bị thông minh

1.3.2 Trên phương diện thực tiễn

Vì sự an tồn của cơng nhân là mối quan tâm chính trên các công trường xây dựng nên nghiên cứu này coi việc phát hiện các thiết bị thi công lắp đặt hệ mặt dựng và an tồn lao động khi thi cơng trên cao là vấn đề cần được áp dụng thị giác máy tính và đề xuất một giải phát dựa trên ứng dụng học sâu (DL)

1.4 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TRƯỚC ĐÂY

Trang 18

6

lược phòng ngừa trong tương lai Buckley và Carter [29] đã mỏ tả một phương pháp quản lý kiến thức đã được thực hiện trong ngành khai thác giúp người lao động tuân thủ các quy tắc và quy định về sức khỏe và an toàn cũng như giảm thiểu tai nạn Quy trình quản lý kiến thức bao gồm 6 bước cụ thể: (1) lập bản đồ kiến thức trong tổ chức, (2) thực hiện kiểm toán quản lý kiến thức, (3) xác định các lỗ hổng và nhu cầu về kiến thức, (4) chỉ định nhóm các dự án và khởi tạo các dự án để thu thập và ghi lại kiến thức và sau khi hoàn thành, (5) tổng quan và đánh giá kết quả theo quan điểm triển khai lại các quy trình quản lý tri thức theo các nguyên tắc cải tiến liên tục Ví dụ, xác định những yếu tố góp phần gây ra tai nạn chết người từ các báo cáo TNLĐ và thu thập dữ liệu từ các cuộc kiểm tra an toàn thường xuyên [30] Theo [30] các biện pháp phịng ngừa TNLĐ khi thi cơng trên cao bắt nguồn từ việc phân tích hồ sơ tai nạn và hồ sơ khám nghiệm tử thi bao gồm: rào chắn cố định; hệ thống hạn chế di chuyển (ví dụ: dây đai bảo hộ), hệ thống chống rơi (ví dụ: dây giảm chấn); và hệ thống ngăn chặn té ngã (ví dụ: lưới) Dũng và Lượng [31] đã xây dựng mơ hình hệ thống quản lý OH&S đối với tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 dựa trên chức năng quản lý PDCA Những yếu tố gây nên TNLĐ khi thi công trên cao đã được phân tích trước đây bao gồm trượt, yếu kém về nhận thức, thời tiết và tiến độ thi công [32] Một số yếu tố về rủi ro nổi bật được tìm kiếm và thu thập góp phần gây ra các tai nạn thường được ưu tiên và sau đó sử dụng để phát triển các biện pháp giảm thiểu tiên tiến [33]

Các chiến lược chủ động bao gồm các biện pháp phòng ngừa vào đào tạo và giáo dục an tồn Ví dụ cụ thể: thực hiện các chương trình huấn luyện chống rơi ngã qua một thử nghiệm đã được thiết kế và tiến hành để thu thập dữ liệu qua đó có thể đo lường nguy cơ té ngã trong các tình huống khác nhau của công nhận xây dựng [28], thiết kế các khóa học ngắn hạn, hội thảo và trao đổi tập trung giải quyết các rủi ro khi làm việc trên cao qua các trải nghiệm bằng phương pháp tiên tiến với mục đích cải thiện nhận thức của người lao động Ví dụ, nhận diện và phịng ngừa nguy cơ rơi ngã dựa trên BIM trong quy hoạch an tồn xây dựng [34], ứng dụng cơng nghệ định vị GPS trên điện thoại thông minh để quản lý an tồn lao động tại các cơng trường [35] Mặc dù đã có nhiều các cơng tác huấn luyện về ATLĐ hiện nay có thể làm tăng việc sử dụng PPE nhưng vẫn chủ yếu thiên về lý thuyết và thực trạng người lao động còn chủ quan còn tồn đọng tại các cơng trường xây dựng Do đó, điều quan trọng hơn là tác động đến tư duy, thái độ và văn hóa của người lao động hơn là giải quyết các vấn đề cụ thể [33]

Trang 19

7

đặt một bộ cảm biến và phân tích tín hiệu bằng cách sử dụng dữ liệu được thu thấp từ các cảm biến Các phương pháp này tập trung vào các hệ thống theo dõi từ xa như mạng cục bộ không dây (WLAN) và nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) [37] RFID được gán nhãn trên mỗi vật thể PEE Máy quét ở cổng vào sẽ kiểm tra các thẻ để theo dõi người lao động có đang trang bị PPE phù hợp Kelm, Laußat [38] đã đề xuất một kỹ thuật RFID động để phát hiện các trang thiết bị PPE trên người lao động tự động và nhanh chóng Dong, He [37] đã phát triển hệ thống định vị theo thời gian thực (RTLS) và cấu trúc ảo để tự động phát hiện và đánh giá việc sử dụng PPE Zhang, Yan [39] đã áp dụng kỹ thuật kết nối vạn vật (IoT) để phá hiện tình trạng sử dụng mũ bảo hộ qua cảm biến đã được gán thẻ Tuy nhiên, những nghiên cứu về thiết bị cảm biến cịn nhiều hạn chế về chi phí và chỉ một cá nhân vào cơng trường mới có thể được kiểm tra

Trái ngược với phương pháp dựa trên cảm biến, các phương pháp dựa trên tầm nhìn gần đây đã thu hút được sự quan tâm đáng kể Các phương pháp này sử dụng máy ảnh tiêu chuẩn, nhận dạng mẫu và các kỹ thuật dựa trên máy tính tiên tiến để tạo cơ sở vũng chắc cho việc phát hiện các thiết bị bảo hộ Kỹ thuật phát hiện dựa trên tầm nhìn có thể quan sát các tại các địa điểm xây dựng phức tạp một cách tồn diện, chính xác và nhanh chóng hơn[40] [41] đã tạo ra một khung tích hợp để phát hiện việc đội mũ bảo hộ dựa trên kỹ thuật thị giác máy tính Bộ dữ liệu được lấy từ các video được ghi lại trên công trường Đầu tiên, ma trận độ lệch chuẩn (SDM) được sử dụng để xác định các đối tượng di động, sau đó, biểu đồ của bộ mô tả độ dốc định hướng (HOG) được áp dụng cho phát hiện đeo mũ bảo hộ Jixiu, Nian [42] đã xây dựng bộ dữ liệu điểm chuẩn phát hiện mũ bảo hộ dựa trên mơ hình máy dị một lần (SSD) để dự đốn và kiểm tra Hệ thống này có hiệu quả trong tất cả mọi điều kiện và độ chính xác trung bình (mAP) lên đến 83,89% Các kỹ thuật học sâu (DL) đã phát triển rộng rãi trong lĩnh vực phát hiện đối tượng do khả năng xử lý các tính năng đa quy mô của dữ liệu Fang, Li [21] đã phát triển phương pháp dựa trên mạng phân tích chập Fast R-CNN để tự động giám sát mũ bảo hộ tại các công trường xây dựng Một bộ dữ liệu gồm 81.000 khung hình đã được sử dụng để đào tạo và thử nghiệm mơ hình được đề xuất Tuy nhiên, mơ hình khơng thể xác định màu sắc của mũ bảo hộ mặc dù mơ hình Fast R-CNN cho thấy tốc độ xử lý ấn tượng, nhưng với bộ dữ liệu rất lớn thì các phép tính lắp vốn có trong hầu hết các thuật toán học sâu (DL) thường cực kỳ khó để thực hiện song song [26]

Trang 20

8

thành mơ hình chính để kiểm tra an tồn Redmon, Divvala [43] lần đầu tiên giới thiệu và đưa ra các thông số đáng kinh ngạc khả năng xử lý và tốc độ của mơ hình YOLO so với các mơ hình phân tích chập tiền nhiệm bao gồm DPM và R-CNN Đã có rất nhiều các biến thể của YOLO ra đời qua các nghiên cứu của Wang [44], Nain, Sharma [45], Zang, Xiao [46], Sadiq, Masood [46], đã đề xuất giải pháp phát hiện mũ bảo hộ đều cho ra kết quả cao và chính xác Ferdous, Ahsan [47] gần đây đã phát triển hệ thống nhận nhiều nhiều PPE khác nhau bao gồm (mũ bảo hộ bốn màu, áo vest, kính an tồn) dựa trên mơ hình YOLOX-m

Trang 21

9

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 TĨM TẮT QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN – SƠ ĐỒ KHỐI

2.1.1 Quy trình phát triển mơ hình

Bước 1: Xác định các chủ đề về biện pháp thi cơng và đảm bảo an tồn lao động

khi thi công trên cao Cụ thể là định hướng phát triển quy trình kết hợp trí tuệ nhân tạo tinh gọn nhằm mục đích tối ưu hóa tồn bộ công tác lắp đặt giúp người quản lý / đơn vị giám sát nắm rõ một cách trực quan về q trình thi cơng và phối hợp hiệu quả tránh xảy ra xung đột làm trì hỗn tiến độ thực hiện dự án

Bước 2: Các dữ liệu hình ảnh về cấu kiện khi thi công lắp đặt hệ mặt được phân

loại và gán nhãn, với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo đang ngày càng thơng minh hơn và rất đươc ưa chuộng hiện nay có khả năng phân tách dữ liệu hiệu quả đem lại kết quả chính xác hơn Nhưng quan trọng vẫn cần bộ dữ liệu đầy đủ về các cấu kiện như: xe kéo, sàn thao tác, cẩu tháp, mơ đun kính, các trang thiết bị bảo hộ chuyên dụng,…

Bước 3: Căn cứ vào các cấu kiện lắp đặt và trang thiết bị bảo hộ đã được đưa vào

mô hình huấn luyện nhận dạng vật thể (OD), xây dựng quy trình kiểm sốt các cơng tác thi cơng hệ mặt dựng và đảm bảo an toàn lao động khi thi cơng trên cao dựa vào các tiêu chí kỹ thuật, biện pháp thi công và bộ văn bản quy phạm pháp luật về an tồn lao động trong cơng trình

Bước 4: Việc xây dựng mơ hình nhận diện vật thể (OD) sẽ phải trải qua nhiều bước

thiết kế và kiểm tra nhằm mục đích đưa ra được kết quả chính xác theo yêu cầu được đặt ra về phân tách đối tượng Yếu tố cốt lõi của việc nhận diện vật thể khi đạt tính năng tối ưu là nhận dạng được từng cấu kiện trong phạm vi hẹp qua đó hỗ trợ người quản lý xác định rủi ro trong q trình thi cơng

Bước 5: Ứng dụng mơ hình vào tình huống cụ thể, kết với quy trình kiểm sốt thi

cơng đã được xây dựng làm cơ sở để phát triển nội dung quản lý cũng như cơng tác đào tạo an tồn lao động khi thi công trên cao

Trang 22

10

2.1.2 Sơ đồ khối

Định hướng phát triển quy trình và phân tích yếu tố

khả thi

Thu thập dữ liệu và phân loại vật thể cần nhận diện

Ứng dụng thuật toán YOLOv8x để phát hiện

đối tượng tự động

Huấn luyện mơ hình, thử nghiệm nhiều lần để kiểm

tra độ chính xác

Ứng dụng vào tình huống cụ thể

Xuất bản mơ hình và đưa ra quy trình quản lý tối ưu

Xác định các yếu tố hạn chế trong phương pháp thi

công truyền thống

Thu thập thơng tin về quy trình tối ưu hóa cơng tác

thi cơng hệ mặt dựngĐịnh hình vị trí đặt camera giám sátDữ liệu hình ảnh được gán nhãn và mã hóa

Cấu kiện thi cơng LĐHMD

Cấu kiện thi cơng LĐHMD

Cơng tác thi công LĐHMD tại công trường

Sử dụng cấu kiện các cấu kiện đặc thù trong q trình thi cơng LĐHMD

Dữ liệu hình ảnh được gán nhãn và

mã hóa

Cơng tác sắp xếp cấu kiện thi cơng

tại cơng trình

Cơng tác kiểm tra các thiết bị bảo hộ của người lao độngCơng tác vận

chuyển cấu kiện đến cơng trình

Cơng tác giám sát thi công

Trang 23

11

2.2 CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH – CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2.1 Quản lý thi công lắp đặt hệ mặt dựng

➢ Từng tiêu chí kỹ thuật dựa trên [48]

1 Cung cấp vật tư: Đề cập đến các điều kiện cho phép cung cấp vật liệu hiệu quả và chuỗi cung ứng xây dựng

2 Xử lý vật tư: Mô tả các điều kiện để thực hiện các hoạt động gia tăng giá trị trong giới hạn của công trường xây dựng (vận chuyển nội bộ, bốc xếp, xử lý và dàn dựng vật liệu xây dựng)

3 Vận chuyển theo phương dọc: Đề cập đến những thách thức liên quan đến các nguồn lực hạn chế cho vận chuyển dọc

4 Hoạt động thi công trên sàn: Đề cập đến những rủi ro về sự không chắc chắn của việc đảm bảo đúng tiến độ vận chuyển, ví dụ: khơng biết chính xác khi nào vật tư được cung ứng đúng thời gian đã quy định do thiết bị vận chuyển chưa đáp ứng đủ về chứng chỉ an tồn, ví dụ: sàn thao tác chưa đáp ứng đủ về khả năng chịu lực

Trang 24

12

➢ Quy trình lắp đặt truyền thống

1 Vận chuyển cấu kiện đến công trường2 Tập kết vật tư

3 Giai đoạn trung gian

4 Mơ đun kính được cẩu theo phương dọc cơng trình

5 Vận chuyển đến vị trí sàn cần lắp đặt

6 Tập kết mơ đun tại sàn cần lắp đặt7 Vận chuyển đến vị trí lắp đặt

8 Lắp đặt mơ đun kính

➢ Quy trình lắp đặt sử dụng hệ thống ray trượt được phát triển bởi Tommelein và Beeche [49]

1 Vận chuyển cấu kiện đến công trường2 Tập kết vật tư

3 Sử dụng băng truyền di chuyển mơ đun kính đến vận thăng4 Khởi động cáp vận thăng5 Mơ đun kính được vận chuyển theo

phương dọc đến sàn

6 Sử dụng hệ thống ray trượt vận chuyển mơ đun kính đến vị trí lắp đặt7 Vận chuyển đến mặt ngồi cơng trình

Trang 25

13

1 Khung không gian được lắp đặt sẵn ở tầng trệt với không gian dỡ hàng an toàn cho phương tiện vận chuyển

2 Dỡ hàng từ phương tiện vận chuyển và chuyển đưa lên hệ thống ray trượt ngang

Trang 26

14

4 Sử dụng cẩu chân nhện để vận chuyển mô đun lên sàn

Trang 27

15

6 Tách các mơ đun kính từ cẩn chân nhện đến thanh ray trượt ngang

Trang 28

16

8 Khóa vị trí và neo mơ đun kính

➢ Quy trình lắp đặt dựa trên hệ thống tích hợp được phát triển bởi Friblick [48]

1 Vận chuyển cấu kiện đến công trường2 Tập kết vật tư

3 Đặt mơ đun kính lên hệ thống băng truyền

4 Vận chuyển đến mặt ngồi cơng trình5 Chuyển đến vận thăng6 Vận chuyển mô đun theo dọc theo

cơng trình7 Lắp đặt mơ đun kính

Trang 29

17

1 Xe vận chuyển hàng đến nơi dỡ hàng đã lắp đặt khung để tiếp nhận mơ đun kính ngay lập tức

2 Nhiều mơ đun kính được vận chuyển trên đường ray của băng truyền

Trang 30

18

4 Hệ thống dỡ mô đun tự động từ băng truyển tải

5 Vận chuyển mô đun dọc theo vị trí được thiếp lập sẵn

6 Lắp đặt tự động

Trang 31

19

Nghị định 209/2004/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng; áp dụng đối với chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức và cá nhân có liên quan trong cơng tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, bảo hành và bảo trì, quản lý và sử dụng cơng trình xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam

Nghị định 15/2013/NĐ-CP Quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong cơng tác khảo sát, thiết kế, thi cơng và nghiệm thu cơng trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng cơng trình xây dựng; quy định về bảo hành cơng trình xây dựng

Thơng tư 10/2013/TT-BXD Quy hoạch chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng

Thơng tư 08/2017/TT-BXD Quy định về quản lý chất rắt xây dựng do bộ trưởng bộ xây dựng ban hành

Thông tư 10/2017/TT-BXD Quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng và hướng dẫn chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy do bộ trưởng bộ xây dựng ban hành

Trang 32

20

Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng – nguyên tắc cơ bản TCVN:1991

Quy định các nguyên tắc chung về quản lí chất lượng cơng trình xây dựng trong suốt quá trình xây dựng, kể cả thời gian chuẩn bị xây dựng, đến bàn giao cơng trình đưa vào sử dụng và trong thời gian bảo hành: nhằm đảm bảo chất lượng cơng trình theo đúng thiết kế và yêu cầu kĩ thuật

Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015

Xây dựng những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các quy trình trong quản lý chất lượng

Tiêu chuẩn về quản lý chất lượng , thi công và nghiệm thu TCVN 4055:1985

Quy định về các công tác tổ chức thi công xây dựng, phối hợp giữa các bên tham gia trong quá trình xây dựng và cơng tác cung ứng vật tư đến cơng trình

Tiêu chuẩn về các biện pháp kiểm tra cửa đi – cửa sổ TCVN 7452:2004

Qui định phương pháp thông dụng để xác định độ lọt khí của cửa sổ và cửa đi đã lắp hoàn chỉnh

Tiêu chuẩn về nghiệm thu cơng trình xây dựng TCVN 4091-1985

Quy định nội dung và trình tự tiến hành cơng tác nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp và nghiệm thu để bàn giao đưa vào sử dụng những cơng trình mới hoặc cơng trình cải tạo đã hoàn thành

2.2.2 Quản lý an toàn lao động khi thi công trên cao:

Trang 33

21

ngành công nghiệp xây dựng và thậm chí những cơng việc thơng thường, hầu hết các ca tử vong đều là trường hợp té ngã từ trên cao xuống như mái nhà, giàn giáo, méo, cạnh lan can, Công tác thực hiện kiểm tra an toàn thường xuyên và đánh giá rủi ro để xác định các mối nguy hiểm như là một hoạt động cốt lõi để ngăn ngừa khả năng té ngã xảy ra [28, 51]

Vì mức độ cần thiết của thiết bị bảo hộ lao động PPE là cần thiết và mức độ ứng dụng được yêu cầu của thiết bị giám sát tích hợp AI tương tự thử nghiệm, mơ hình và các thuật tốn nhận diện 04 trong số các thiết bị là mũ bảo hộ, giày bảo hộ, áo bảo hộ và thiết bị chống rơi

Lý do lựa chọn 04 thiết bị này:

- Mũ bảo hộ: màu sắc đặc trưng dễ nhận biết cho từng chức vụ, bộ phận trong cơng

trường; vị trí thuận lợi (bắt buộc phải đội lên) cho thiết bị giám sát ghi nhận và lưu trữ, cảnh báo

- Áo bảo hộ: màu sắc đặc trưng dễ nhận biết cho từng chức vụ, bộ phận trong công

trường; vị trí thuận lợi (bắt buộc mặc trên người, lớp áo ngoài cùng) cho thiết bị giám sát ghi nhận và lưu trữ; trên áo có lo gơ cơng ty hay đơn vị quản lý (nhà thầu chính, các nhà thầu phụ, tư vấn giám sát, ) giúp cơng tác kiểm sốt sau đó được thuận tiện

- Giày bảo hộ: trang bị không thể thiếu của công nhân/người lao động nếu muốn ra

vào cơng trường XD vì cơng trường có rất nhiều vật nhọn, sắc bén như định vít, đá dăm, vương vãi trên nền, rất khó nhìn thấy Mặt khác, giày bảo hộ giúp người lao động có thể dễ dàng thao tác hơn (tăng bám dính, thăng bằng) khi làm việc/thao tác ở những nơi có địa hình phức tạp hay ở trên cao

- Thiết bị chống rơi: Thiết bị chống rơi phần lớn dùng trong các hoạt động xây dựng

bở cơ quan điều hành an toàn sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) bất cứ khi nào làm việc tại vị trí trên cao 6 feet trở lên Ngoại trừ luật định này bao gồm công việc thực hiện treen giàn giáo, cầu thang, trên tháp, cần cẩu

Theo quy định hiện hành, người sử dụng lao động và người lao động trong lĩnh vực xây dựng có thời gian huấn luyện ít nhất lần lượt là 16 giờ (không kể thời gian thực hành) và 30 giờ (bao gồm 9 giờ thực hành), bao gồm cả thời gian kiểm tra Nội dung huấn luyện chủ yếu về các chính sách, pháp luật về an tồn, vệ sinh lao động; các yếu tố nguy hiểm trong khi làm việc và các biện pháp khắc phục; riêng nhóm 3 được huấn luận thêm về kỹ thuật an toàn, vận hành các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn khi làm việc và xử lý các tình hướng sự cố cũng như sơ cứu TNLĐ

Trang 34

22 CHẾ ĐỘ VÀ CHÍNH SÁCH AN TỒN LAO ĐỘNGTHỜI GIỜ LÀM VIỆC NGHỈ NGƠICHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI LAO ĐỘNGTRANG THIẾT BỊ BẢO HỘ CÁ NHÂNBỒI DƯỠNG HIỆN VẬTLAO ĐỘNG NỮLAO ĐỘNG CHƯA THÀNH NIÊN, CAO TUỔI, KHUYẾT TẬTTẠI NẠN LAO ĐỘNG

Lưu đồ 2: Chính sách về an tồn lao động theo quy định hiện hành của chính phủ

➢ Bộ máy an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp và cơ sử sản xuất kinh doanh:

Bộ phận ATVSLĐ Bộ phận Y tế An toàn vệ sinh sinh viên Hội đồng ATVSLĐ cơ sở * Cán bộ an toàn chuyên trách: - Đại học kỹ thuật, kinh nghiệm 1 năm - Cao đẳng kỹ thuật, kinh nghiệm 3 năm -Trung cấp kỹ thuật, kinh nghiệm 5 năm

- Người làm y tế: Bác sĩ, Y sĩ, Điều dưỡng trung học và có chứng chỉ y tế lao động - Hợp đồng cơ sở y tế

- Mỗi đơn vị bầu một an toàn vệ sinh sinh viên do người sử dụng lao động thành lập và ban hành quy chế

Trang 35

23

➢ Hệ thống pháp luật về an tàn vệ sinh lao động:

HIẾN PHÁPĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾBỘ LUẬT LAO ĐỘNG, LUẬT ATVSLĐLUẬT PCCC, BVMT, XD, HCNĐ 45,37,39,44NĐ 45,37,39,44QCVN 07:2012;TCVN 5507NỘI QUY ATLĐNĐCPTTLT, TT, QĐ, QUY CHUẨNQUY ĐỊNH CỦA DỰ ÁNQUY ĐỊNH CỦA DỰ ÁNHIẾN PHÁPLUẬT NGHỊ QUYẾT -PHÁP LỆNH CỦA QUỐC HỘINGHỊ QUYẾT NGHỊ ĐỊNH -QUYẾT ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

THƠNG TƯ - QUYẾT ĐỊNH - QUY CHUẨN CỦA BỘ

Trang 36

24

Lưu đồ 3: Hệ thống pháp luật hiện hành của chính phủ về quy trình thực hiện an tồn

vệ0020sinh lao động

➢ Các bộ luật hiện hành về ATLĐ Luật vệ sinh an toàn lao động số 84/2015/QH13

Luật Bảo vệ sức khỏe Nhân dân ban hành năm 1989

Các điều 9, ,19, 14 đề cập đến công tác vệ sinh trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển và sử dụng hóa chất, vệ sinh chất thải trong công nghiệp, trong lao động và trong sinh hoạt Luật bảo vệ môi trường số

55/2014/QH13 ngày 23/06/2014

Quy định trách nhiệm của người làm công tác y tế trong bảo vệ môi trường, đề cập vấn đề áp dụng công nghệ tiên tiến công nghệ sạch; vấn đề nhập khẩu, xuất khẩu máy móc, thiết bị; những hành vi nghiêm cấm có liên quan đến vấn đề bảo vệ mơi trường; vấn đề an tồn vệ sinh lao dộng trong doanh nghiệp ở mức độ nhất định

Luật Phòng cháy và Chữa cháy ban hành năm 2013

Quy định người sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất kinh doanh phải thành lập các đội phòng cháy, chữa cháy và trang bị các dụng cụ , phương tiện phịng cháy chữa cháy mang tính chất nghĩa vụ

Luật hóa chất số

06/2007/QH12 năm 2017

Quy định cụ thể hoạt động hóa chất, an tồn hoạt động hóa chất và một số quy định về an toàn vệ sinh lao động trong sử dụng, kinh doanh, vân chuyển hóa chất

Luật An tồn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13

Trang 37

25

và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân liên quan đến cơng tác an tịa, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động

➢ Thơng tư – Nghị định có liên quan

Nghị định 45/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động

Nghị định số 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Chỉ thị số 10/2008/CT-TTg ngày 14/03/2008

Tăng cường thực hiện công tác BHLĐ, ATLĐ

Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014

Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật PCCC

Nghị định 46/2012/NĐ-CP ngày 22/05/2012

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 35/2003 và Nghị định 130/2006/NĐ-CP về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc

Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013

Quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

Nghị định số

137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2023

Trang 38

26

Nghị định số

106/2005/NĐ-CP ngày 17/08/2005

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an tồn cơng trình lưới điện cao áo (áp dụng cho các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực điện lực) Nghị định số 37/2016/NĐ-CP

ngày 15/05/2016

Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc

Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016

Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động

Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2015

Quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động (thay thế Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động Thương binh xã hội)

Thông tư số 43/2010/TT-BCT ngày 29/12/2010

Quy định công tác quản lý an tồn trong ngành Cơng thương

Thơng tư số 36/2012/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012

Ban hành bổ sung danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Trang 39

27

TNLĐ 6 tháng đầu năm 2022 so với 6 tháng đầu năm 2021 và đáng chú ý là theo báo cáo điều tra ghi nhận được, ngành xây dựng chiếm tỷ lệ cao nhất về tổng số vụ tai nạn và tổng số người chết so với các lĩnh vực còn lại:

Bảng 2 Thống kê tai nạn lao động tại Việt Nam

TT Chỉ tiêu thống kê 6 tháng đầu năm 2021 6 tháng đầu năm 2022 Tăng(+) / Giảm (-) 1 Số vụ 3.198 3.518 +320 (+9,70%) 2 Số nạn nhân 3.250 3.584 +334(+10,3%) 3 Số vụ có người chết 293 292 -01(-0,34%) 4 Số người chết 310 299 -11(-3,55%) 5 Số người bị thương nặng 686 689 +3(+0,44%) (Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Thong-bao-3969-TB-LDTBXH-2022-tinh-hinh-tai-nan-lao-dong-6-thang-dau-531618.aspx)

2.2.3 Phân loại công nghệ AI: (https://www.dienmayxanh.com/kinh-nghiem-hay/tri-tue-nhan-tao-ai-la-gi-ung-dung-nhu-the-nao-tro-1117277)

Loại 1: Công nghệ AI phản ứng

Công nghệ AI phản ứng có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính mình và của đối thủ, từ đó, đưa ra được giải pháp tối ưu nhất

Một ví dụ là Deep Blue, chương trình tự động chơi cờ vua của IBM đã đánh bại kì thủ thế giới Garry Kasparov vào những năm 1990 Cơng nghệ AI của Deep Blue có thể xác định các nước cờ và dự đoán những bước đi tiếp theo Nó khơng có ký ức và khơng thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để tiếp tục huấn luyện trong tương lai

Loại 2: Công nghệ AI với bộ nhớ hạn chế

Trang 40

28

Kết hợp các cảm biến môi trường xung quanh cơng nghệ AI này có thể dự đốn được tình huống và đưa ra những bước hành động tối ưu cho thiết bị Sau đó chúng sẽ được sử dụng để đưa ra hành động trong bước tiếp theo

Ví dụ như đối với xe khơng người lái, nhiều cảm biến được trang bị xung quanh xe và ở đầu xe để tính tốn khoảng cách với các xe phía trước, cơng nghệ AI sẽ dự đốn khả năng xảy ra va chạm, từ đó điều chỉnh tốc độ xe phù hợp để giữ an toàn cho xe

Loại 3: Lý thuyết trí tuệ nhân tạo

Cơng nghệ AI này có thể học hỏi cũng như tự suy nghĩ, sau đó áp dụng những gì học được để thực hiện một việc cụ thể Hiện nay, công nghệ AI này vẫn chưa trở thành một phương án khả thi

Loại 4: Tự nhận thức

Ngày đăng: 25/10/2023, 22:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w