MỤC LỤC Chương I THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8 1.1. Tên chủ dự án đầu tư 8 1.2. Tên dự án đầu tư 8 1.3. Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư 10 1.3.1. Công suất của dự án đầu tư 10 1.3.2. Công nghệ hoạt động của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ hoạt động của dự án đầu tư 11 1.3.3. Sản phẩm của dự án đầu tư 16 1.4. Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư 16 1.5. Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư 19 1.5.1. Các hạng mục công trình của dự án 19 1.5.2. Máy móc thiết bị 21 1.5.3. Tiến độ thực hiện dự án 22 1.5.4. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 22 Chương II SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 23 2.1. Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 23 2.2. Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 24 Chương III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 25 3.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật 25 3.1.1. Dữ liệu về hiện trạng môi trường 25 3.1.2. Dữ liệu về tài nguyên sinh vật 26 3.2. Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án 26 3.3. Đánh giá Hiện trạng các thành phần môi trường khu vực thực hiện dự án 31 Chương IV ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 35 4.1. Đánh giá tác động và đề xuất các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án đầu tư 35 4.2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành 35 4.2.1. Đánh giá, dự báo các tác động 35 4.2.1.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn liên quan đến chất thải 35 4.2.1.1.1. Tác động đến môi trường không khí 36 4.2.1.1.2. Tác động đến môi trường nước 43 4.2.1.1.3. Tác động của chất thải rắn 49 4.2.1.2.4. Nguồn gây tác động không liên quan tới chất thải 52 4.2.1.2.4. Dự báo những sự cố trong giai đoạn vận hành của dự án 53 4.2.2. Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 55 4.2.2.1. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước 55 4.2.2.2. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của bụi, khí thải 62 4.2.2.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của chất thải rắn 63 4.2.2.3. Công trình, biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn, độ rung và đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về môi trường 66 4.2.2.4. Các biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường xảy ra trong quá trình vận hành của dự án 67 4.3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 70 4.3.1. Danh mục công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 70 4.3.2. Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải 70 4.3.3. Tóm tắt dự toán kinh phí đối với từng công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 71 4.3.4. Tổ chức bộ máy quản lý, vận hành các công trình BVMT 71 4.4. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 72 Chương V PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC 73 Chương VI NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 74 6.1. Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 74 6.2. Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 75 Không đề nghị cấp phép 75 6.3. Nội dung đề nghị cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 75 6.4. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại (nếu có) 76 6.5. Nội dung đề nghị cấp phép của dự án đầu tư có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (nếu có) 76 6.6. Nội dung về quản lý chất thải 76 6.7. Nội dung về phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường 79 Chương VII KẾ HOẠCH VẬN HÀNH THỬ NGHIỆM CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 80 7.1. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư 80 7.1.1. Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 80 7.1.2. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 80 7.2. Chương trình quan trắc chất thải (tự động, liên tục và định kỳ) theo quy định của pháp luật 81 7.2.1. Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 81 7.2.2. Chương trình quan trắc tự động, liên tục chất thải 81 Chương VIII CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 82 PHỤ LỤC BÁO CÁO 84
THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Tên chủ dự án đầu tư
Công ty TNHH Thiên Phú
- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Yến Đô, xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
- Người đại diện theo pháp luật của chủ dự án đầu tư: Ông Nguyễn Đức Thanh
- Sinh ngày 15/10/1974 Quốc tịch: Việt Nam
- CCCD số: 033074002752 Ngày cấp: 09/11/2017 Nơi cấp: Cục Cảnh sát ĐKQL cư trú và DLQG về dân cư
- Địa chỉ thường trú và chỗ ở hiện tại: Thôn Phú Sơn, xã Hưng Long, thị xã MỹHào, tỉnh Hưng Yên
- Quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư số 99/QĐ-UBND cấp lần đầu ngày 24/5/2017, cấp thay đổi lần thứ hai ngày 14/10/2022.
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: 0900294313 do Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cấp chứng nhận lần đầu ngày05/7/2010, chứng nhận thay đổi lần thứ 5 ngày 01/7/2021.
Tên dự án đầu tư
Khu dịch vụ nhà hàng và kinh doanh xăng dầu
* Địa điểm thực hiện dự án đầu tư : Thuộc địa bàn xã Tân Việt, huyện Yên
Vị trí khu đất thực hiện dự án
“Khu dịch vụ nhà hàng và kinh doanh xăng dầu”
Hình 1.1 Hình ảnh vị trí khu đất thực hiện dự án
- Tổng diện tích đất sử dụng: 28.000 m 2
- Vị trí tiếp giáp của khu đất thực hiện dự án như sau:
+ Phía Tây Bắc: Giáp đất canh tác nông nghiệp
+ Phía Đông Bắc: Giáp đất canh tác nông nghiệp
+ Phía Tây Nam: Giáp đường ĐT.376
+ Phía Đông Nam: Giáp Công ty sản xuất Toàn Thắng, Tổng đại lý chăn ga gối đệm.
Xung quanh khu đất thực hiện dự án chủ yếu tiếp giáp với đất canh tác nông nghiệp và Công ty sản xuất Toàn Thắng, Tổng đại lý chăn ga gối đệm, khoảng cách từ dự án đến khu dân cư gần nhất là khoảng 150m nên trong quá trình hoạt động của dự án chủ dự án sẽ có biện pháp quản lý và xử lý triệt để bụi, khí thải, nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của dự án trước khi thải vào môi trường để tránh làm ảnh hưởng đến dự án tiếp giáp với khu đất thực hiện dự án và khu dân cư gần khu vực thực hiện dự án.
- Vị trí tọa độ ranh giới lô đất thực hiện dự án được thể hiện chi tiết trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1.1: Bảng kê tọa độ ranh giới khu đất thực hiện dự án Điểm mốc Tọa độ điểm
Sơ đồ vị trí, mặt bằng tổng thể của khu đất thực hiện dự án đính kèm phần phụ lục.
* Quy mô của dự án đầu tư : Dự án thuộc nhóm B, theo tiêu chí phân loại quy định tại Luật Đầu tư công, với quy mô tổng mức vốn đầu tư là 73.920.000.000 đồng.
- Với mục tiêu: Kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống; kinh doanh xăng dầu và cho thuê nhà xưởng, kho bãi Đối chiếu theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP thì dự án có tiêu chí môi trường thuộc dự án nhóm II (có số thứ tự 2, mục I, phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số08/2022/NĐ-CP).
Công suất, công nghệ, sản phẩm của dự án đầu tư
1.3.1 Công suất của dự án đầu tư
* Mục tiêu của dự án:
- Kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống
* Quy mô công suất thiết kế của dự án:
- Nhà hàng ăn uống: 30.000 lượt khách/năm;
- Kinh doanh xăng dầu: 5.000 m 3 /năm;
- Cho thuê nhà xưởng, kho bãi: 18.000 m 2
* Sản phẩm của dự án : Dịch vụ ăn uống, dịch vụ cung cấp xăng dầu và nhà xưởng, kho bãi cho thuê.
1.3.2 Công nghệ hoạt động của dự án đầu tư, đánh giá việc lựa chọn công nghệ hoạt động của dự án đầu tư a Quy trình hoạt động của cửa hành xăng dầu
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình chung xuất, nhập xăng dầu
Việc cung cấp xăng dầu của dự án sẽ thông qua hai quy trình chính là nhập vào và xuất ra Xăng, dầu được lưu trữ tại 3 cụm bể có tổng diện tích là 72,7 m 2 Tất cả
Kho xăng dầu đầu mối Xe bồn Bể chứa Trụ bơm Xe của khách hàng
Hơi xăng (HC, benzen…), giẻ lau dính xăng, dầu các bồn đều được đặt ngầm dưới đất dày 1m, bồn được kê trên đà bê tông cốt thép, thành hầm chứa bồn được xây bằng gạch, có ống thông hơi cao 5m để bảo đảm cho an toàn PCCC.
* Quy trình nhập xăng dầu vào bồn chứa
Hình 1.3 Quy trình nhập xăng dầu khép kín tại Dự án
Trước khi xe vào nhập phải tiến hành kiểm tra hóa đơn chứng từ, lệnh vận chuyển, phiếu xuất kho, đơn hóa nghiệm chất lượng lô hàng, kiểm tra các điều kiện về an toàn PCCC, kiểm tra mức nhiên liệu có trong Java xe ô tô Sau đó thực hiện các thao tác nhập hàng cho xe vào vị trí thăng bằng kiểm tra để ổn định mặt xăng, dầu và lắng tách nước (đối với xăng là 5 phút trở lên; đối với dầu diezel từ 10 phút trở lên).
Tiến hành kiểm tra các vị trí niêm phong hàng hóa Tình trạng con niêm, đối chiếu số hiệu từng con niêm đã ghi trong hóa đơn chứng từ (con niêm phải nguyên vẹn, đúng số hiệu) Kiểm tra số lượng hàng hóa và chất lượng hàng hóa thông qua các chỉ số như nhiệt độ, tỷ trọng và dung tích.
Nhiên liệu xăng dầu được nhập từ ôtô xitec vào bể qua một họng nhập thông qua máy bơm Quá trình nhập kín này đảm bảo hạn chế tối đa hơi xăng, dầu phát sinh trong suốt quá trình nhập.
* Quá trình bán xăng, dầu cho khách hàng Đơn vị tư vấn: Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ đầu tư KCN Page 11
Nhiên liệu xăng dầu từ ô tô, xitec
Nhiên liệu xăng dầu từ bể chứa
Hệ thống đường ống xuất hàng
Cột bơm nhiên liệu Hơi xăng dầu
Hình 1.4 Quy trình xuất xăng dầu tại Dự án
Xăng, dầu diesel tại các bể chứa sẽ được dẫn qua hệ thống đường ống đặt ngầm vào các cột bơm nhiên liệu đặt dưới mái che tại cửa hàng Từ các cột bơm, nhân viên sẽ bơm xăng, dầu cho khách hàng thông qua bơm điện tử.
Mỗi cột bơm có một hệ thống xuất riêng biệt Đối với cột kép thì mỗi vòi xuất
01 loại hàng (xăng hoặc dầu) Để đảm bảo an toàn cho bể chứa, mỗi bể chứa xăng dầu được lắp một hệ thống van thở và bình ngăn tia lửa riêng biệt. b Quy trình cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng
- Quy trình nhập và chế biến thức ăn
Rau, củ, quả, thịt… Gà, cá, tôm…
Bảo quản nguyên liệu chế biến thức ăn trong tủ mát/ tủ đông/tủ-kệ lưu trữ
Vật nuôi chết, phân vật nuôi
Nước thải, vỏ củ quả, cuống rau, vảy, lông vật nuôi…
Hình 1.5 Sơ đồ quy trình nhập, chế biến thức ăn
+ Nguyên liệu đầu vào (rau, củ, quả, thịt, gà, cá, tôm…) được nhà cung cấp vận chuyển đến dự án được nhân viên kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng, nguồn gốc xuất xứ theo quy định đặt ra mới được phép nhập hàng để chuẩn bị cho quá trình chế biến. Những lô nguyên liệu không đảm bảo yêu cầu thì chủ dự án không tiến hành nhập và yêu cầu nhà cung cấp vận chuyển khỏi dự án.
Trong quá trình kiểm tra nguyên vật liệu thì nhân viên sẽ quan sát bằng mắt thường, thông qua màu sắc, mùi và tình trạng bên ngoài của nguyên vật liệu để đánh giá nguyên vật liệu có đảm bảo yêu cầu nhập hàng hay không, cụ thể như sau:
Thực phẩm sống đảm bảo độ tươi ngon nhất định, không có mùi và bị ôi thiu. Rau, củ, quả phải tươi, không bị héo, không hư thối và không thay đổi màu sắc. Các loại thực phẩm khô và gia vị phải đảm bảo rõ ràng nguồn gốc, xuất xứ, còn trong hạn sử dụng, không bị ẩm mốc và hư hỏng.
Các thực phẩm đông lạnh khi nhập phải còn độ lạnh nhất định, trong hạn sử dụng.
Thực phẩm đóng hộp không bị méo mó, thay đổi hình dạng ban đầu và đảm bảo vẫn còn hạn sử dụng. Đối với các loại nguyên vật liệu như rau, củ, quả, thịt… sau khi nhập về được nhân viên chuyển đến khu vực sơ chế để tiến hành sơ chế. Đối với các loại nguyên liệu là động vật sống như gà, cá, tôm… sau khi nhập về được nhân viên thả vào bể, chuồng để nuôi nhốt tạm Khi có thực đơn của khách hàng thì nhân viên sẽ chuyển đến khu vực sơ chế.
Tại công đoạn này, nhân viên sẽ tiến hành thực hiện các công đoạn sơ chế các loại nguyên vật liệu như loại bỏ vỏ củ, quả, cuống rau, mổ cá, gà… Nguyên vật liệu sau khi sơ chế xong được nhân viên chuyển đến khu vực bảo quản để chuẩn bị cho quá trình chế biến thức ăn.
Khí thải, mùi thức ăn, bao bì chứa đựng gia vị, dầu ăn thải
Tùy theo tính chất của các loại nguyên vật liệu mà nhân viên sẽ tiến hành bảo quản nguyên vật liệu trong tủ mát/tủ đông/tủ-kệ lưu trữ đảm bảo cho nguyên vật liệu ở trạng thái tươi, không bị ôi thiu.
Tại công đoạn này, nguyên vật liệu sẽ được đầu bếp chế biến theo các phương thức như chiên, nướng, nấu, hấp, luộc, xào… phù hợp với từng loại nguyên vật liệu. Sau khi chế biến xong thì các món ăn được nhân viên chuyển lên bàn phục vụ cho khách hàng.
- Quy trình tiếp đón, phục vụ khách hàng đến ăn uống
Tiếp đón, sắp xếp vị trí ngồi và nhận yêu cầu phục vụ đồ ăn, uống của khách hàng
Gửi yêu cầu đến nhân viên phục vụ đồ uống, đầu bếp chế biến thức ăn
Cung cấp đồ uống, chế biến thức ăn và chuyển đến phục vụ cho khách hàng
Nhân viên bàn phục vụ khách hàng ăn uống
Hình 1.6 Sơ đồ quy trình tiếp đón, phục vụ khách hàng đến ăn uống
Nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của dự án đầu tư
a Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, hóa chất sử dụng cho năm hoạt động ổn định
Khi đi vào hoạt động, nhu cầu sử dụng các nguyên liệu trong quá trình hoạt động của dự án tính cho năm hoạt động ổn định được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.3: Bảng nhu cầu sử dụng nguyên liệu vật liệu phục vụ quá trình hoạt động của dự án
Tên nguyên liệu Đơn vị Số lượng
I Nguyên vật liệu chính phục vụ quá trình hoạt động của dự án
E5, dầu DO m 3 /năm 5.000 Lỏng Kinh doanh xăng dầu
2 Gạo Kg/năm 3.000 Hạt Hoạt động của nhà hàng
3 Thịt lợn Kg/năm 2.000 Tảng Hoạt động của nhà hàng Việt Nam
4 Gà/ vịt Kg/năm 2.000 Con Hoạt động của nhà hàng Việt Nam
5 Thịt trâu/ bò/ dê Kg/năm 2.000 Tảng Hoạt động của nhà hàng Việt Nam
Kg/năm 2.000 Con Hoạt động của
7 Rau củ quả các loại Kg/năm 3.000 Bó Hoạt động của nhà hàng Việt Nam
8 Cá hồi Kg/năm 1.000 Con Hoạt động của nhà hàng Nhập khẩu
9 Cua alaska Kg/năm 300 Con Hoạt động của nhà hàng Nhập khẩu
10 Tôm các loại Kg/năm 3.000 Con Hoạt động của nhà hàng
11 Đồ uống các loại Lon/chai/năm 20.000 Hoạt động của nhà hàng
II Nguyên phụ liệu khác
1 Gas Tấn/năm 80 Lỏng Hoạt động của nhà hàng Việt Nam
2 Gia vị, dầu ăn Tấn/năm 4 Rắn/lỏng Hoạt động của nhà hàng Việt Nam
Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
Việt Nam b Nhu cầu về sử dụng điện của dự án Điện được sử dụng cho hoạt động của máy móc, thiết bị phục vụ dịch vụ kinh doanh xăng dầu, dịch vụ nhà hàng ăn uống, hoạt động chiếu sáng, quạt mát, điều hòa… với tổng lượng điện sử dụng vào khoảng 120.000 Kwh/năm.
- Nguồn cấp điện cho dự án là điện lực Hưng Yên. c Nhu cầu về nước:
* Nguồn cung cấp nước : Dự án sử dụng nước sạch do Công ty Cổ phần cấp nước Dạ Trạch
- Nước sử dụng cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án, khách hàng đến ăn uống, mua xăng dầu, cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án vào thuê nhà xưởng, kho bãi
Khi dự án đi vào hoạt động ổn định, số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tối đa tại dự án là 30 người Số lượng khách hàng đến ăn uống tại dự án tối đa là 100 người/ngày, số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án vào thuê nhà xưởng,kho bãi là khoảng 60 người Lượng nước cấp cho quá trình sinh hoạt theo theoQCVN 01:2021/BXD là 80 l/người/ngày Do đó lượng nước cấp sinh hoạt cho quá trình hoạt động của dự án được tính toán như sau:
QSinh hoạt = 190 người x 0,08 m 3 /ngày = 15,2 m 3 /ngày;
Ngoài ra chủ dự án còn sử dụng nước để cấp cho quá trình vệ sinh của khách hàng đến cây xăng mua xăng dầu Số lượng khách hàng đến mua xăng dầu vệ sinh tối đa trong một ngày tại dự án vào khoảng 80 người/ngày Lượng nước cấp cho quá trình vệ sinh của khách hàng đến cây xăng mua xăng dầu là khoảng 20 lít/người thì với 80 khách hàng đến cây xăng mua xăng dầu, lượng nước cấp sinh hoạt vào khoảng 1,6 m 3 /ngày.
Do đó tổng lượng nước cấp cho quá trình sinh hoạt của dự án là: 15,2 + 1,6 16,8 m 3 /ngày.
- Nước sử dụng cho quá trình xúc rửa bồn chứa xăng dầu: Trong quá trình hoạt động thì sau một thời gian lưu chứa xăng dầu sẽ có một lượng cặn bẩn lắng xuống dưới đáy bồn chứa xăng dầu gây ảnh hưởng đến chất lượng xăng dầu xuất cho khách hàng Do đó để đảm bảo chất lượng của xăng dầu xuất cho khách hàng thì chủ dự án định kỳ 2 năm/lần tiến hành xúc rửa các bồn chứa xăng, dầu của dự án Trong quá trình xúc rửa, công nhân sẽ sử dụng súng phun cao áp bơm nước sạch với áp lực cao để làm sạch hết cặn xăng, dầu bám dính trên thành bồn, đáy bồn với lượng nước sạch sử dụng cho mỗi lần xúc rửa bồn chứa xăng dầu là 800 lít/lần Do đó lượng nước sạch sử dụng cho quá trình xúc rửa xăng dầu là 0,8 m 3 /02 năm.
- Nước sử dụng cho tưới cây, rửa đường
Trong quá trình hoạt động của dự án, chủ dự án sử dụng nước để tưới cây, rửa đường với lượng nước sử dụng tối đa vào khoảng 3 m 3 /ngày.
- Nước sử dụng cho phòng cháy chữa cháy được dự trữ trong bể và chỉ sử dụng khi có hỏa hoạn;
Nhu cầu sử dụng điện, nước của dự án được chủ dự án thể hiện chi tiết trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1.4: Dự báo tổng nhu cầu sử dụng điện và nước thường xuyên trong ngày c a ủa d án ự án
STT Tên loại Đơn vị tính Số lượng
2.1 Nước sử dụng cho mục đích sinh hoạt m 3 /ngày 16,8
2.2 Nước sử dụng cho quá trình xúc rửa bồn chứa xăng dầu m 3 /02 năm 0,8
2.3 Nước sử dụng cho tưới cây, rửa đường m 3 /ngày 3
2.4 Nước sử dụng cho phòng cháy chữa cháy Dự trữ trong bể chứa và chỉ sử dụng khi có hỏa hoạn
Các thông tin khác liên quan đến dự án đầu tư
1.5.1 Các hạng mục công trình của dự án Để phục vụ cho quá trình hoạt động của dự án, chủ dự án tiến hành xây dựng hệ thống các hạng mục công trình như: nhà xưởng, nhà bán hàng, cổng & nhà bảo vệ… bên trong khuôn viên khu đất có diện tích 28.000 m 2 thuộc địa phận xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Danh mục các hạng mục công trình phục vụ quá trình hoạt động của dự án được thể hiện chi tiết trong bảng số liệu sau:
Bảng 1.5: Bảng danh mục các hạng mục công trình c a d án ủa ự án
TT Hạng mục xây dựng Đơn vị Diện tích xây dựng Ghi chú
I Các hạng mục công trình chính
1 Nhà kho (QH) m 2 16264,4 Đã xây dựng
2 Nhà bán hàng m 2 65,7 Đã xây dựng
3 Mái che cột bơm m 2 123,8 Đã xây dựng
4 Bể chứa bồn xăng dầu m 2 72,7 Đã xây dựng
5 Nhà điều hành + Nhà ăn (QH) m 2 360 Đang xây dựng
II Các hạng mục công trình phụ trợ của dự án
1 Bể cát & bể nước cứu hỏa m 2 15,1 Đã xây dựng
2 Bể nước sạch m 2 6 Đã xây dựng
3 Khu vệ sinh m 2 25,8 Đã xây dựng
4 Hồ nước điều hòa và PCCC (QH) m 2 322 Đã xây dựng
5 Phòng bơm (QH) m 2 24 Đã xây dựng
6 Cổng & nhà bảo vệ (QH) m 2 60 Đã xây dựng
7 Lán để xe (QH) m 2 42 Đã xây dựng
8 Khu xử lý môi trường m 2 66 Đã xây dựng
9 Hệ thống đường giao thông m 2 5411,8 Đã xây dựng
III Công trình bảo vệ môi trường
1 Cây xanh, thảm cỏ m 2 5598,5 Đã trồng
2 Hệ thống thu gom và thoát nước mưa Hệ thống 01 Đã xây dựng
3 Hệ thống thu gom và thoát nước thải Hệ thống 01 Đã xây dựng
4 Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung Hệ thống 01 Đã xây dựng
5 Khu lưu giữ chất thải(bố trí bên trong m 2 18 Bố trí trước nhà điều hành + nhà ăn) khi dự án đi vào vận hành thử nghiệm
Hình 1.7 Hình ảnh hiện trạng một số công trình xây dựng của dự án
1.5.2 Máy móc thiết bị Để phục vụ quá trình hoạt động của dự án thì chủ dự án tiến hành lắp đặt các cột bơm xăng, dầu, mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ dịch vụ nhà hàng ăn uống… Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ quá trình hoạt động của dự án được thể hiện chi tiết trong bảng số liệu dưới đây:
Bảng 1.6: Danh mục máy móc, thiết bị đầu tư phục vụ quá trình hoạt động c a ủa d án ự án
STT Máy móc thiết bị Đơn vị Số lượng Xuất xứ Năm sản xuất Tình trạng
1 Cột bơm xăng A92 Cái 2 Việt Nam 2019 Hoạt động tốt
2 Cột bơm xăng A95 Cái 1 Việt Nam 2019 Hoạt động tốt
Diezen Cái 1 Việt Nam 2019 Hoạt động tốt
Hệ thống 1 Việt Nam 2023 Mới 100%
5 Tủ nấu cơm Cái 1 Việt Nam 2023 Mới 100%
6 Tủ mát Cái 3 Việt Nam 2023 Mới 100%
7 Tủ cấp đông Cái 2 Việt Nam 2023 Mới 100%
8 Tủ giữ nóng thức ăn Cái 1 Việt Nam 2023 Mới 100%
9 Máy xay công nghiệp Cái 1 Việt Nam 2023 Mới 100%
10 Máy vặt lông gà, vịt Cái 1 Việt Nam 2023 Mới 100%
11 Máy lọc nước Cái 1 Việt Nam 2023 Mới 100%
12 Lò nướng Cái 2 Việt Nam 2023 Mới 100%
STT Máy móc thiết bị Đơn vị Số lượng Xuất xứ Năm sản xuất Tình trạng
13 Máy thái hành Cái 1 Việt Nam 2023 Mới 100%
Hệ thống thiết bị văn vòng, máy điều hòa
Hệ thống 1 Việt Nam 2023 Mới 100%
15 Máy phát điện dự phòng Cái 1 Việt Nam 2019 Hoạt động tốt
1.5.3 Tiến độ thực hiện dự án
- Hoàn thiện các thủ tục pháp lý: Từ tháng 6/2023 đến tháng 8/2023;
- Hoàn thiện công trình và lắp đặt máy móc thiết bị phục vụ mục tiêu kinh doanh dịch vụ nhà hành: Trong tháng 9/2023;
- Đưa dự án đi vào vận hành thử nghiệm: Từ tháng 10/2023 đến tháng 01/2024.
1.5.4 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án
Dự án Khu dịch vụ nhà hàng và kinh doanh xăng dầu của Công ty TNHH Thiên Phú khi hoạt động ổn định thì số lượng cán bộ công nhân viên làm việc tối đa tại dự án là khoảng 30 CBCNV Công ty tiến hành bố trí 01 cán bộ phụ trách các công trình bảo vệ môi trường của Dự án.
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
2.1 Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
- Theo Quyết định 450/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 13/4/2022 về việc Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:
+ Về mục tiêu tổng quát và tầm nhìn: ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm,suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện,phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cac-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước.
+ Về mục tiêu cụ thể: các tác động xấu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, các sự cố môi trường được chủ động phòng ngừa, kiểm soát; các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách cơ bản được giải quyết, chất lượng môi trường từng bước được cải thiện, phục hồi; tăng cường bảo vệ các di sản thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái, ngăn chặn xu hướng suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
- Xác định công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo như: Quy hoạch quản lý chất thải rắn; Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường Trong giai đoạn 2021- 2025, để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, ngày 15/6/2021, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về Chương trình bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 Trong đó việc quy hoạch, tiếp nhận các dự án đầu tư vào KCN là một trong những giải pháp đầu tư có hiệu quả phục vụ chương trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và đảm bảo các yêu cầu về môi trường.
Công ty TNHH Thiên Phú được UBND tỉnh cấp quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dịch vụ nhà hành và kinh doanh xăng dầu trên địa bàn xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tại Quyết định số 99/QĐ-UBND, cấp chứng nhận lần đầu ngày 24/5/2017, cấp thay đổi lần thứ 2 ngày 10/10/2022 Dự án thực hiện với mục tiêu “Kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống; kinh doanh xăng dầu; cho thuê nhà xưởng, kho bãi” Do đó mục tiêu của dự án hoàn toàn phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên, phù hợp với chủ trương, yêu cầu của UBND tỉnh tại Chỉ thị 04/2009/CT-UBND ngày 31/03/2009 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc tăng cường công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Việc triển khai thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên cũng như huyện Yên Mỹ.
Như vậy, khu vực thực hiện dự án không thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải, dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch tỉnh và phân vùng môi trường.
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường
- Đối với môi trường không khí: do đặc thù dự án là kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống, kinh doanh xăng dầu, cho thuê nhà xưởng, kho bãi nên khi dự án đi vào hoạt động không phát sinh bụi, khí thải cần phải đầu tư công trình xử lý bụi, khí thải
Ngoài ra chủ dự án bố trí cây xanh đảm bảo quy định tạo môi trường làm việc thoáng, xanh, sạch đẹp; đồng thời chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động của tiếng ồn, độ rung đảm bảo môi trường làm việc cho cán bộ công nhân viên làm việc tại dự án và các đối tượng xung quanh khu vực thực hiện dự án.
- Đối với môi trường nước: Tại dự án chỉ phát sinh nước thải sinh hoạt sau xử lý xả ra môi trường Nước thải sinh hoạt phát sinh của dự án được chủ dự án thu gom, xử lý bằng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đảm bảo đạt QCĐP 01:2019/
HY trước khi thải ra mương thoát nước của khu vực
Mương thoát nước của khu vực - nơi tiếp nhận nước thải của dự án là mương đảm nhiệm việc tiêu thoát nước cho khu vực, nước tưới tiêu cho các khu lân cận Chủ dự án cam kết việc xả thải đảm bảo tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường và khả năng chịu tải của môi trường tiếp nhận Tổng lượng nước thải phát sinh lớn nhất của dự án là 16,8 m 3 /ngày do đó tác động của việc xả thải không lớn, không gây ngập úng cho nguồn tiếp nhận
Như vậy, dự án “Khu dịch vụ nhà hàng và kinh doanh xăng dầu” hoàn toàn phù hợp với khả năng chịu tải của môi trường.
Chương III ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU
3.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
3.1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường
Dự án được thực hiện tại khu đất thuộc xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Căn cứ báo cáo công tác bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên năm 2021 cho thấy hiện trạng môi trường không khí xung quanh, môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Yên Mỹ cụ thể như sau:
- Dữ liệu về môi trường không khí xung quanh: Trên địa bàn tỉnh năm 2021 đã thực hiện lấy 204 mẫu không khí tại một số làng nghề, khu công nghiệp và các trục đường giao thông (trong đó có các địa điểm trên địa bàn huyện Yên Mỹ Kết quả: có
SỰ PHÙ HỢP CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG
Sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
- Theo Quyết định 450/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 13/4/2022 về việc Phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:
+ Về mục tiêu tổng quát và tầm nhìn: ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm,suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện,phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cac-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước.
+ Về mục tiêu cụ thể: các tác động xấu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, các sự cố môi trường được chủ động phòng ngừa, kiểm soát; các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách cơ bản được giải quyết, chất lượng môi trường từng bước được cải thiện, phục hồi; tăng cường bảo vệ các di sản thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái, ngăn chặn xu hướng suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
- Xác định công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, giai đoạn 2016 – 2020, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo như: Quy hoạch quản lý chất thải rắn; Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường Trong giai đoạn 2021- 2025, để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, ngày 15/6/2021, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về Chương trình bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030 Trong đó việc quy hoạch, tiếp nhận các dự án đầu tư vào KCN là một trong những giải pháp đầu tư có hiệu quả phục vụ chương trình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và đảm bảo các yêu cầu về môi trường.
Công ty TNHH Thiên Phú được UBND tỉnh cấp quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư thực hiện dự án Khu dịch vụ nhà hành và kinh doanh xăng dầu trên địa bàn xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tại Quyết định số 99/QĐ-UBND, cấp chứng nhận lần đầu ngày 24/5/2017, cấp thay đổi lần thứ 2 ngày 10/10/2022 Dự án thực hiện với mục tiêu “Kinh doanh dịch vụ nhà hàng ăn uống; kinh doanh xăng dầu; cho thuê nhà xưởng, kho bãi” Do đó mục tiêu của dự án hoàn toàn phù hợp với quy định về bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên, phù hợp với chủ trương, yêu cầu của UBND tỉnh tại Chỉ thị 04/2009/CT-UBND ngày 31/03/2009 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc tăng cường công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Việc triển khai thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch sử dụng đất tỉnh Hưng Yên cũng như huyện Yên Mỹ.
Như vậy, khu vực thực hiện dự án không thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt và vùng hạn chế phát thải, dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch BVMT quốc gia, quy hoạch tỉnh và phân vùng môi trường.
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Dữ liệu về hiện trạng môi trường và tài nguyên sinh vật
3.1.1 Dữ liệu về hiện trạng môi trường
Dự án được thực hiện tại khu đất thuộc xã Tân Việt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên Căn cứ báo cáo công tác bảo vệ môi trường tỉnh Hưng Yên năm 2021 cho thấy hiện trạng môi trường không khí xung quanh, môi trường nước mặt trên địa bàn huyện Yên Mỹ cụ thể như sau:
- Dữ liệu về môi trường không khí xung quanh: Trên địa bàn tỉnh năm 2021 đã thực hiện lấy 204 mẫu không khí tại một số làng nghề, khu công nghiệp và các trục đường giao thông (trong đó có các địa điểm trên địa bàn huyện Yên Mỹ Kết quả: có
90/204 mẫu vượt và có 151/2.104 thông số vượt quy chuẩn, cụ thể: tiếng ồn vượt từ 1,002-1,23 lần; bụi vượt từ 1,21 -1,71 lần so với QCVN 05-MT/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn Các vị trí có mẫu vượt quy chuẩn chủ yếu ở các điểm nút giao thông
- Dữ liệu về hiện trạng môi trường nước mặt: Trong năm, trên địa bàn tỉnh đã lấy 460 mẫu nước mặt Kết quả: có 332/460 mẫu vượt và có 1.712/8.036 thông số phân tích vượt quy chuẩn, cụ thể: DO thấp hơn 1,01 -1,86 lần; TSS vượt từ 1,01- 16,16 lần; COD vượt từ 1,01-3,33 lần; BOD5 vượt từ 1,006 -3,11 lần; NH4 + vượt từ 1,01 -8,57 lần; NO2 - vượt từ 1,02 -4,54 lần; PO4 3- vượt từ 1,067 -34,3 lần; Fe vượt từ 1,013 -5,91 lần; Mn vượt từ 1,01 -7,8 lần; Zn vượt từ 1,41 -1,56 lần; Cu vượt từ 1,29 lần; tổng dầu mỡ vượt từ 1,05-3,57 lần; Coliform vượt từ 1,24-3,2 lần so với QCVN 09-MT:2015/BTNMT, cột B –Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. Chất lượng nước mặt chủ yếu ô nhiễm bởi chất hữu cơ, vi sinh như: BOD5, COD, TSS, NH4 +, NO2 -, Coliform
Tuy nhiên, chất lượng môi trường nước mặt trên địa bàn tỉnh đang được cải thiện, đặc biệt là chất lượng nước sông Bắc Hưng Hải, hàm lượng một số thông số ô nhiễm như TSS, NO2- ; Coliform giảm so với cùng thời điểm năm 2020.
(Nguồn: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường tỉnh năm 2021- UBND tỉnh Hưng Yên)
3.1.2 Dữ liệu về tài nguyên sinh vật
Kết quả điều tra khảo sát đa dạng sinh học của đơn vị tư vấn cho thấy xung quanh khu vực dự án không có loài động, thực vật nào quý hiếm sinh sống Xung quanh khu đất dự án chủ yếu là lúa, cây chuối, cỏ dại, một số cây ăn quả, Khu vực dự án không có các loài nguy cấp, quý, hiếm, các loài sinh vật đặc hữu nên ảnh hưởng của dự án đến các loại sinh vật này là không có Động vật tự nhiên bao gồm các loại như chuột, cóc, chim sẻ, chim sâu, chim chích, chào mào, ong, bướm và các loài côn trùng như gián, ruồi, muỗi, sâu, bọ, giun, Hiện nay số lượng các loại động vật có xu hướng giảm do hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động công nghiệp.
Mô tả về môi trường tiếp nhận nước thải của dự án
Nguồn tiếp nhận nước thải của dự án là mương tiêu thoát nước thải của khu vực nằm ở phía Tây Bắc khu đất thực hiện dự án. a Đặc điểm tự nhiên khu vực nguồn tiếp nhận nước thải:
* Điều kiện địa lý, địa hình:
Huyện Yên Mỹ nằm ở phía bắc của tỉnh Hưng Yên, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng - Quảng Ninh), có các huyết mạch giao thông chính như quốc lộ 5A, 39, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (quốc lộ 5B), đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên và một số đường giao thông quan trọng khác, có vị trí địa lý:
Phía đông giáp thị xã Mỹ Hào;
Phía tây giáp huyện Văn Giang;
Phía bắc giáp huyện Văn Lâm;
Phía nam giáp huyện Ân Thi và huyện Khoái Châu.
Khu vực tiếp nhận nước thải của dự án nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng Địa hình tương đối bằng phẳng, địa chất khu đất có cấu tạo địa tầng tương đối ổn định, cao độ khá lớn, hướng dốc chủ yếu thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
* Điều kiện khí tượng: Huyện Yên Mỹ cũng như các huyện khác trên địa bàn tỉnh, thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai hướng gió chủ đạo Đông Bắc và Đông Nam, có 4 mùa rõ rệt với 4 kiểu thời tiết đặc trưng: mùa xuân ấm áp, mùa hè nắng nóng, mùa thu mát mẻ và mùa đông lạnh giá
- Chế độ mưa: Tổng lượng mưa trung bình năm tại Hưng Yên dao động trong khoảng 1.500mm đến 1.900mm Lượng mưa trong những tháng mùa mưa trung bình từ 1.200 mm đến 1.300 mm, bằng 80-85% tổng lượng mưa năm tại Hưng Yên Mùa khô lượng mưa trung bình từ 200-300 mm chiếm khoảng 15-20% tổng lượng mưa năm Số ngày mưa trong năm trung bình khoảng 140-150 ngày, trong đó số ngày mưa nhỏ, mưa phùn chiếm khoảng 60- 65 ngày Ngoài ra, ở Hưng Yên còn xuất hiện mưa giông, thường là những trận mưa lớn đột xuất kèm theo gió lớn và giông sét Mưa giông xuất hiện từ tháng 2 đến tháng 11 và tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9.
Bảng 3.1: Lượng mưa trung bình các tháng trong năm
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2021).
- Chế độ nắng: Thời gian chiếu sáng trung bình nhiều năm khoảng 1.100-1.500 giờ Mùa nóng từ tháng 5 – 10, số giờ nắng chiếm khoảng 1080-1100 giờ Mùa lạnh từ tháng 11 – 4 năm sau số giờ nắng chiếm khoảng 500-520 giờ Số giờ nắng tháng cao nhất tuyệt đối 268 giờ Số giờ nắng tháng thấp nhất tuyệt đối 6,8 giờ.
Bảng 3.2: Số giờ nắng các tháng trong năm
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2021).
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình nhiều năm của huyện là 23,2 o C phân bố khá đồng đều trên địa bàn tỉnh Mùa hè nền nhiệt độ trung bình nhiều năm: 30 o C Mùa đông nền nhiệt độ trung bình nhiều năm:
Bảng 3.3: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2021).
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm từ 80-90% Độ ẩm cao nhất trong năm xuất hiện vào tháng 2 Độ ẩm nhỏ nhất trong năm xuất hiện vào tháng 6 và tháng 7.
Bảng 3.4: Độ ẩm tương đối trung bình các tháng trong năm
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên 2021).
- Bốc hơi: Lượng bốc hơi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ nắng và gió trên địa bàn huyện Văn Giang Tổng lượng bốc hơi theo trung bình nhiều năm là 8.730 mm, lớn nhất tuyệt đối 144,9mm, nhỏ nhất tuyệt đối 20,8mm.
- Gió: Huyện Văn Giang có 2 mùa gió chính: mùa Đông có gió mùa Đông Bắc, thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau Mùa hè có gió Đông Nam thịnh hành từ tháng 3 đến tháng 7 Gió Đông Nam chiếm ưu thế trong năm, sau đó là gió bắc Các hướng khác chỉ xuất hiện đan xen nhau với tần xuất thấp không thành hệ thống Tốc độ gió cực đại thống kê được ở Hưng Yên là 40m/s, hướng thổi Tây Nam.
- Mưa bão: Huyện Văn Giang là một là huyện nằm sâu trong vùng đồng bằng
Bắc Bộ, không có diện tích tiếp giáp với biển nên hàng năm bão và áp thấp nhiệt đới hầu như không đổ bộ trực tiếp vào vùng này như các tỉnh tiếp giáp biển, nhưng ảnh hưởng về mưa do bão gây ra là rất lớn Lượng mưa do bão gây nên tại Hưng Yên chiếm tới 15-20% tổng lượng mưa năm.
Mùa bão bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc tháng 11, nhưng ảnh hưởng với tần suất lớn nhất trong các tháng 7, 8 và 9. b Hệ thống sông ngòi, kênh mương, ao hồ khu vực tiếp nhận nước thải:
Sông ngòi huyện Yên Mỹ có sông Hồng cùng với hệ thống sông Bắc Hưng Hải, chạy từ Bắc xuống Đông Nam Hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải được xây dựng từ năm
1958 Vùng Bắc Hưng Hải của tỉnh Hưng Yên, phần lớn tỉnh Hải Dương, một phần tỉnh Bắc Ninh và thủ đô Hà Nội, nằm giữa các sông Hồng (phía Tây), sông Đuống (phía Bắc), sông Thái Bình (phía Đông), sông Luộc (phía Nam), trong phạm vi các vĩ độ 20030’ – 21007’ và các kinh độ 105050’ - 106036’ Vùng có hình tứ giác, mỗi chiều khoảng 50-70 km, diện tích 2.002,3km2 , dân cư đông đúc, nhiều đô thị và khu công nghiệp lớn Đây là hệ thống thủy lợi lớn nhất của đồng bằng bắc bộ nước ta. Nước tưới được lấy từ sông Hồng chủ yếu qua cống Xuân Quan (rộng 19m, 4 khoang cửa, lưu lượng 75m 3 /s) Nước tưới tiêu chủ yếu qua các cống Cầu Xe (rộng 56 m, 7 khoang cửa, lưu lượng 230 m 3 /s) An Thổ (rộng 56m, 6 khoang cửa và 01 âu thuyền, lưu lượng 105m 3 /s) Ngoài ra còn có một số trạm bơm kết hợp tưới – tiêu trực tiếp với các sông lớn tại những vùng hẹp ven các sông Đuống, sông Luộc, sông Thái Bình Hệ thống sông chính dài 200 km c, Chế độ thủy văn của nguồn nước tiếp nhận nước thải: Điểm tiếp nhận nước thải của dự án là mương thoát nước phía Bắc của Dự án Đây là mương đất hiện trạng giúp tiêu thoát nước cho cụm công nghiệp; tiêu thoát nước nội đồng, phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp và tiêu thoát nước của khu vực Mương được quy hoạch thành mương thoát nước của Cụm công nghiệp, đảm bảo tiêu thoát nước của khu vực cũng như dự án. d Mô tả chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải : Qua khảo sát tại mương tiếp nhận nước thải sau xử lý của dự án, cảm quan là không có mùi hôi, không bị đen.
Trong thời gian qua khả năng tiêu thoát nước của khu vực tương đối tốt, không xảy ra tình trạng ngập úng Theo kết quả phân tích của Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường Etech, đợt quan trắc tháng 6/2023 tại mương thoát nước nước thủy lợi cạnh khu đất thực hiện dự án thì với các thông số phân tích bao gồm: nhiệt độ, pH, DO, BOD5, COD, TSS, NH4 +, NO 3 - , PO4 3-, Fe, Cu, Zn, tổng dầu mỡ, Coliform và E.Coli thì không có thông số nào vượt giới hạn cho phép, tất cả các thông số đều nằm trong quy chuẩn QCVN 08-MT:2015/BTNMT (cột B1) Điều đó chứng tỏ chất lượng nước mặt tại mương thoát nước khu vực dự án chưa có dấu hiệu ô nhiễm Chất lượng nước mặt khu vực dự án khá tốt. e Mô tả các hoạt động khai thác, sử dụng nước tại khu vực tiếp nhận nước thải : Mương thoát nước của dự án không có công trình khai thác nước sinh hoạt. Nước chủ yếu phục vụ thủy lợi, tiêu thoát nước và các hoạt động tưới tiêu canh tác. f Mô tả hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải của dự án
Đánh giá Hiện trạng các thành phần môi trường khu vực thực hiện dự án
Để phục vụ cho việc lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường của Dự án, chủ dự án, đơn vị tư vấn lập báo cáo là Trung tâm Dịch vụ và Hỗ trợ đầu tư Khu công nghiệp đã phối hợp với Công ty TNHH Dịch vụ tư vấn công nghệ môi trường Etech tiến hành lấy mẫu không khí, mẫu nước mặt tại khu vực dự án theo đúng quy chuẩn và tiến hành đo đạc một số thông số vi khí hậu tại khu vực dự án a Hiện trạng môi trường không khí
Thời gian đo đạc và lấy mẫu phân tích: lấy mẫu 03 lần vào các thời điểm khác nhau trong ngày 17/6/2023.
Kết quả phân tích hiện trạng môi trường khu vực dự án như sau:
+ KK1: Mẫu không khí lấy tại đầu khu đất thực hiện dự án (khu vực cây xăng) giáp với hành lang đường tỉnh 376
+ KK2: Mẫu không khí lấy tại cuối khu đất thực hiện dự án giáp với khu đất canh tác nông nghiệp.
B ng 3.5: B ng k t qu đo đ c và phân tích môi tr ảng 3.5: Bảng kết quả đo đạc và phân tích môi trường không ảng 3.5: Bảng kết quả đo đạc và phân tích môi trường không ết quả đo đạc và phân tích môi trường không ảng 3.5: Bảng kết quả đo đạc và phân tích môi trường không ạc và phân tích môi trường không ường không ng không khí l n 1 ần 1
Stt Chỉ tiêu Đơn vị
3 Tốc độ gió m/s 2,8 2,2 SOP:ET-15 - -
8 CO àg/m 3