1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU TẠI TỈNH SƠN LA

61 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Loại Lập Địa Cho Vùng Trồng Cao Su Tại Tỉnh Sơn La
Tác giả Lê Kiều Trinh
Người hướng dẫn TS. Phạm Thanh Hải
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh
Thể loại bài tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,67 MB

Cấu trúc

  • Chương 1 MỞ ĐẦU (10)
    • 1.1. Đặt vấn đề (10)
    • 1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu (11)
      • 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu (11)
      • 1.2.2. Phạm vi nghiên cứu (12)
  • Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI (13)
    • 2.1. Đặc điểm tự nhiên (13)
      • 2.1.1. Địa lý (13)
      • 2.1.2. Khí hậu thời tiết (13)
      • 2.1.3 Địa hình (15)
      • 2.1.4 Khoáng sản (15)
      • 2.1.5 Nguồn nước (15)
      • 2.1.6 Thổ nhưỡng (16)
    • 2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội (17)
      • 2.2.1 Kinh tế (17)
      • 2.2.2 Xã hội (17)
  • Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (18)
    • 3.1 Nội dung nghiên cứu (18)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (18)
      • 3.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu (18)
      • 3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu (19)
      • 3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu (20)
  • Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (23)
    • 4.1. Xác định ngưỡng phân vùng thích hợp của một số nhân tố sinh thái cho trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La (23)
      • 4.1.1. Độ cao tuyệt đối (24)
      • 4.1.2. Độ dốc (25)
      • 4.1.3. Độ dầy tầng đất (25)
      • 4.1.4. Nhiệt độ (26)
      • 4.1.5. Lượng mưa (27)
    • 4.2. Ảnh hưởng của điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết khu vực nghiên cứu đến sinh trưởng, phát triển rừng trồng cao su (27)
      • 4.2.1. Độ cao tuyệt đối (28)
      • 4.2.2. Độ dốc (30)
      • 4.2.3. Độ dầy tầng đất (31)
      • 4.2.4. Nhiệt độ (34)
      • 4.2.5. Lượng mưa (36)
    • 4.3. Xây dựng bản đồ phân loại lập địa cho vùng trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La (39)
      • 4.3.1. Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố độ cao tuyệt (40)
      • 4.3.2. Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố độ dốc (41)
      • 4.3.3. Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố độ dầy tầng đất (42)
      • 4.3.4. Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố nhiệt độ bình quân năm (43)
      • 4.3.5. Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố lượng mưa bình quân năm (45)
      • 4.3.6. Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La (45)
  • Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (56)
    • 5.1 Kết luận (56)
    • 5.2 Kiến nghị (58)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................45 (59)

Nội dung

Phân hạng và đánh giá đất là một trong những chuyên ngành nghiên cứu quan trọng và rất gần gũi với các nhà quy hoạch và người sử dụng đất. Trong hoàn cảnh hiện nay, dân số ngày một tăng nhanh, diện tích đất đai bình quân đầu người ngày một giảm kết hợp với tình trạng đang suy thoái dần những vùng đất canh tác thích hợp là những vấn đề mang tính nóng bỏng không chỉ ở nước ta mà trên toàn thế giới. Để giải quyết, các nhà tổ chức quốc tế cùng các nhà khoa học nhiều quốc gia tiến hành điều tra và đánh giá tài nguyên đất không chỉ trên quy mô quốc gia mà còn trên phạm vi toàn cầu làm cơ sở cho việc xây dựng các chương trình phát triển và tối ưu hóa sử dụng đất đai ở mức độ quốc tế. Trong nông nghiệp các yếu tố dùng để phân hạng thường là loại đất, các tính chất quan trọng liên quan năng suất cây trồng như: Độ pH, hàm lượng chất hữu cơ, các chất dễ tiêu N, P, K, v.v. Cách phân hạng thường dựa vào phương pháp cho điểm theo thang 10 điểm hoặc 50, 100 điểm . Trong Lâm nghiệp các yếu tố phân hạng đất thường là loại đất, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới, độ pH, thực bì chỉ thị cho độ phì hoặc mức độ thoái hóa đất. Điều quan trọng trong phân hạng đất đai là cần phải có tư liệu về năng suất cây trồng để từ đó tìm hiểu mối quan hệ của chúng với các tính chất đất đai.

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ - XÃ HỘI

Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc, có toạ độ địa lý 20030' đến 22002' Vĩ độ Bắc, 103011'đến 105002' Kinh độ Ðông Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai; phía Ðông giáp tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước CHDCND Lào; phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, Lai Châu; cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 14.055 km2, chiếm 4,27% diện tích cả nước Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm có 4 tuyến chính nối Sơn La với thủ đô Hà Nội: đường quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 43, quốc lộ 279 Ngoài ra, còn có đường không và đường sông như sân bay

Nà Sản và cảng đường sông Tà Hộc, Vạn Yên Các con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Sơn La như sông Ðà, Sông Mã và rất nhiều con suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn tỉnh Sông Ðà chảy qua địa phận Sơn La dài 150 km, sông Mã chảy qua địa phận Sơn La dài 95 km.

Tỉnh Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc điểm khí hậu Tây Bắc, chia làm 2mùa:

Mùa đông lạnh và khô (từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau).

Mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều (từ tháng 5 đến tháng 10). Địa hình chia cắt mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu,tạo điều kiện cho sự phát triển một nền sản xuất nông lâm nghiệp phong phú và đa dạng.

Theo tài liệu của trạm khí tượng thủy văn tại tỉnh Sơn La, thời gian quan trắc từ năm 2005-2010, khí hậu thời tiết được thể hiện như sau: a Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm: 210C - 220C

Biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khá cao. b Lượng mưa

Lượng mưa bình quân năm: 1.347 - 1.550mm/năm

Lượng mưa tháng cao nhất (tháng 7): 205 mm/tháng.

Lượng mưa thấp nhất tháng (tháng12): 20mm/tháng.

Số ngày mưa bình quân trong năm: 133 - 140 mm/ngày.

Lượng mưa phân bố không đều trong năm và tập trung chủ yếu vào tháng 5,

6, 7, 8 chiếm tới 80% lượng mưa cả năm Do lượng mưa phân bố tập trung nên dễ gây ra lũ lụt, xói mòn đất làm hư hỏng nhà cửa, đường giao thông, công trình thủy lợi, ảnh hưởng năng suất và sản lượng nông sản. c Độ ẩm không khí Độ ẩm trung bình năm là: 78% - 82%. Độ ẩm thấp nhất: 40% - 45%. Độ ẩm cao nhất:: 88% - 90%. d Gió

Tốc độ gió trung bình: 2,1 m/s.

Tốc độ gió mạnh nhất: 20 m/s. e.Lượng bốc hơi: Bình quân năm là 947mm/năm Lượng bốc hơi quan hệ với lượng mưa phân bố không đều tạo nên thời kỳ khô hạn kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, gây ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt người dân. e Các yếu tố khí hậu khác.

Sương muối: Phần lớn ảnh hưởng tới các vùng của tỉnh ở các mức độ khác nhau, một năm chỉ có 1-3 ngày Nếu có biện pháp phòng chống hợp lý thì hạn chế đáng kể sự thiệt hại do sương muối gây ra.

Gió nóng: Tháng 2, 3 thường có gió Tây Nam khô nóng, thời kỳ này nhiệt độ cao, độ ẩm không khí thấp, đồng thời đây cũng là mùa làm nương rẫy nên dễ gây ra hỏa hoạn cháy rừng.

Tỉnh Sơn La có nhiều hệ dông cao, chia cắt phức tạp, địa hình nghiêng dần từ hướng Tây Bắc xuống Đông Nam theo chiều dòng chảy của sông Đà và sông Mã. Các dãy núi phần lớn chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Độ cao so với mực nước biển bình quân từ 550-700m, độ dốc bình quân từ 250 - 300.

Theo tài liệu địa chất của tỉnh Sơn La, trong vùng không có khoáng sản quý hiếm, tập trung ở một số vùng núi có các mỏ than, mỏ quặng Antimon, mỏ sét, mỏ đá, đa số là mỏ nhỏ, phân bố rải rác trên các địa bàn, trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác không thuận lợi.

Than: Có nhiều loại than mỡ, than bùn, than nâu và than nhiên liệu với trữ lượng khoảng 20 triệu tấn, trong đó trữ lượng đã thăm dò trên 3 triệu tấn, trong vùng có các mỏ đang được khai thác như mỏ than Quỳnh Nhai (trữ lượng 587.000 tấn), mỏ than Hang Mon, huyện Yên Châu (trữ lượng khoảng một triệu tấn), mỏ than Mường Lựm, huyện Yên Châu (trữ lượng trên 80.000 tấn) Dự kiến trong các năm tới sẽ khai thác đạt 250.000-300.000 tấn/năm, dần dần thay thế việc đưa than Quảng Ninh lên vùng núi Tây Bắc.

Nguồn đá vôi và sét: Trữ lượng khá lớn, phân bố tương đối rộng, đang được khai thác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất xi măng, gạch ngói phục vụ nhu vầu trong tỉnh và công trình thủy điện Sơn La Ngoài ra, trong vùng còn có các mỏ sa khoáng, mỏ bột tan, số ít mỏ đang được khai thác, còn chủ yếu là đang khoan thăm dò.

Tỉnh Sơn La có hai lưu vực chính của hệ thống sông Đà và sông Mã Sông

Mã chảy qua huyện Sông Mã với chiều dài khoảng 70km Sông Đà chảy qua huyệnQuỳnh Nhai, Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn, Bắc Yên, Phù Yên với chiều dài khoảng 230km Hệ thống sông suối khá dày đặc Ngoài các sông kể trên, còn có nhiều suối lớn, nhỏ chảy qua Lưu lượng nước, tốc độ dòng chảy các sông, suối còn phụ thuộc theo mùa Vào mùa mưa, lượng mưa tập trung kết hợp với độ dốc cao dễ xảy ra lũ ống và lũ quét Mùa khô ít mưa, lượng nước dòng chảy yếu, nhiều suối bị cạn kiệt.

Theo số liệu thống kê của các huyện và căn cứ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn

La tỷ lệ 1/100.000, trong vùng có các loại đất sau: Đất feralit đỏ vàng, nâu tím trên đá sét Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng, mùn nghèo đến trung bình Tầng đất dày từ 80cm – 150cm, đất chặt, hạn chế xói mòn, rửa trôi, giữ được ẩm Đất này phân bổ nhiều ở huyện Sông Mã, Thuận Châu, Quỳnh Nhai. Đất feralit vàng nhạt trên đá cát có thành phần cơ giới nhẹ, mùn ít, tầng đất dày trên 80cm Đất tơi xốp nhưng khô và rời rạc dễ bị xói mòn rửa trôi Phân bổ nhiều ở huyện Sông Mã, Quỳnh Nhai. Đất feralit màu vàng trên đá macma acid, thành phần cơ giới trung bình, tầng dày trên 90cm Phân bổ ở huyện Mường La, Sông Mã. Đất feralit màu đỏ nâu vàng trên đá vôi, thành phần cơ giới trung bình đến nặng, mùn trung bình, đất tốt, tầng dày trên 150cm Phân bổ chủ yếu ở Mai Sơn. Đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất, thành phần cơ giới trung bình, tầng dày trên 90cm, mùn trung bình Phân bổ ở huyện Quỳnh Nhai, Thuận Châu. Đất feralit nâu đỏ, nâu vàng trên đá macma trung tính, tầng đất mỏng đến dày, mùn trung bình Phân bố nhiều ở huyện Thuận Châu, Sông Mã. Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ, gồm:

+ Phù sa sông suối dọc sông Đà, sông Mã và các con suối lớn Thành phần cơ giới nhẹ, dễ thoát nước, giàu chất dinh dưỡng, tầng đất trung bình đến sâu.

+ Nhóm đất đen ven một số suối ở huyện Quỳnh Nhai, Sông Mã Đất nhẹ,mùn nhiều, tầng đất từ mỏng đến trung bình.

Đặc điểm kinh tế - xã hội

Sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên canh, gắn liền với phát triển thâm canh, chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung ngày càng được định hình rõ rệt theo phân vùng kinh tế, đạt hiệu quả cao Đã xác định được một số mặt hàng chủ lực có giá trị kinh tế cao như chè, ngô, cà phê, mía, sắn Công tác khuyến nông, khuyến lâm được phát huy, chuyển giao đến người dân.

Lâm nghiệp được coi là thế mạnh của vùng, trên địa bàn các huyện đều có các lâm trường Sản xuất lâm nghiệp theo hướng nông lâm kết hợp, lấy ngắn nuôi dài, phát triển mô hình vườn rừng, trại rừng… bằng các nguồn vốn 219, 327, 661, 1382… vừa làm nhiệm vụ bảo vệ đất vừa tăng giá trị sản xuất trên diện tích đất lâm nghiệp.

Tỉnh Sơn La có 12 dân tộc, trong đó các dân tộc: Thái, H’Mông, Kinh,Mường, Giao chiếm số lượng lớn Nhìn chung trình độ văn hóa của người dân chưa cao Việc thu hút lao động nông nghiệp vào công nghiệp và các lĩnh vực y tế, giáo dục gặp nhiều khó khăn; thực hiện thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống còn hạn chế.

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nội dung nghiên cứu

Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, tiến hành các nội dung nghiên cứu như sau:

Nghiên cứu xác định ngưỡng phân vùng thích hợp của một số nhân tố sinh thái cho trồng rừng cao su tỉnh Sơn La

Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết khu vực nghiên cứu đến sinh trưởng, phát triển rừng trồng cao su

Xây dựng bản đồ phân loại lập địa cho vùng trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La Đánh giá tính thích hợp của bản đồ phân loại lập địa cho vùng trồng rừng cao su ở Sơn La

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Việc phân loại lập địa cho vùng trồng cao su tại tỉnh Sơn La là việc phân loại lập địa về các điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng trong mối tương quan với tiềm năng sinh trưởng và phát triển của cây cao su Điều này có nghĩa là một vùng đất thích hợp trồng cao su sẽ bao gồm một nền thổ nhưỡng đặc thù dưới một số điều kiện khí hậu nhất định nào đó Trong hệ thống khí hậu và thổ nhưỡng đó khi điều kiện khí hậu là tối ưu thì khả năng thích hợp trồng cao su của thổ nhưỡng cũng chính là của vùng trồng Trong trường hợp này các đặc điểm của thổ nhưỡng sẽ tác động trực tiếp và trọn vẹn lên sinh trưởng và sản lượng của cây trồng mà bất kỳ có hạn chế nào từ yếu tố khí hậu.Ngược lại, nếu điều kiện khí hậu không tối ưu, thì tiềm năng thích hợp trồng cao su của thổ nhưỡng nói chung sẽ suy giảm bởi các yếu tố hạn chế của khí hậu Trong trường hợp này, khả năng thích hợp trồng cao su của vùng đất sẽ là hệ quả của tổ hợp tương tác giữa khí hậu và thổ nhưỡng. Đối với mỗi yếu tố khí hậu và thổ nhưỡng, một số chỉ tiêu đã được chọn ra và đánh giá Đối với mỗi chỉ tiêu, luận văn sẽ phân chia thành 3 mức độ thích hợp là thích hợp, thích hợp trung bình và không thích hợp dựa trên các nghiên cứu, tài liệu và quy trình đã có Với sự hỗ trợ của công nghệ GIS và ngôn ngữ lập trình Foxpro 9.0 đề tài phân loại vùng thích hợp từ mức cao xuống thấp và đưa ra được bản đồ chuyên phân vùng thích hợp cho trồng cây cao su. Đồng thời, căn cứ vào diện tích cao su đã trồng tại tỉnh Sơn La, đối chiếu sinh trưởng của cây cao su với kết quả nghiên cứu để đánh giá độ chính xác của các kết quả nghiên cứu, cũng như đưa ra được những khuyến cáo về việc lựa chọn vùng trồng cao su thích hợp phục vụ công tác quản lý và phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh Sơn La.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tham khảo các tài liệu nghiên cứu tại Thư Viện trường Đại học Lâm nghiệp, các công trình nghiên cứu đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng (Tạp chí khoa học, Báo cáo đề tài, mạng Internet…) Đặc biệt đề tài có kế thừa một số hệ thống bản đồ nền, tư liệu nghiên cứu của Viện Sinh thái rừng và Môi trường – Đại học Lâm nghiệp Cụ thể như sau:

Bản đồ địa hình tỉnh Sơn La do Tổng cục Địa chính – Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng.

Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La tỷ lệ 1/100.0000 do Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp xây dựng.

Bản độ nhiệt độ, lượng mưa, độ dốc toàn quốc từ hệ thống cơ sở dữ liệu của phần mềm Sinh khí hậu trong Lâm nghiệp của Viện Sinh thái rừng và Môi trường.

Quy tình kỹ thuật trồng cao su cho vùng Tây Bắc của Tập đoàn Cao su Việt nam và Viện nghiên cứu cây cao su.

Số liệu theo dõi và bản đồ hiện trạng phát triển rừng trồng cao su tại tỉnh Sơn

La của Công ty Cao su Sơn La.

3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

+ Xác định các ngưỡng thích hợp của một số nhân tố sinh thái cho trồng rừng cao su tỉnh Sơn la

Tổng quan các công trình nghiên cứu và các quy phạm ngành, văn bản pháp luật hiện đang áp dụng trong quá trình phát triển rừng trồng cao su tại khu vực Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng cho phép đề tài xác định được các ngưỡng sinh thái thích hợp, thích hợp trung bình, không thích hợp cho loài cao su theo các nhân tố: độ cao, độ dốc, bề dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa. Đây là các thông số quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu phân loại lập địa cho trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.

+ Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết khu vực nghiên cứu đến sinh trưởng, phát triển rừng trồng cao su. Đề tài tiến hành xây dựng hệ thống ô lưới có kich thước 90m x 90 m cho toàn bộ tỉnh Sơ La và cập nhật, nội suy toàn bộ các thông tin của các nhân tố sinh thái: độ cao, độ dốc, bề dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa lên tất cả các ô lưới Đây chính là hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố đến sinh trưởng phát triển của rừng cao su nói riêng và ảnh hưởng tổng hợp của tất cả các nhân tố đến sinh trưởng phát triển của rừng trồng cao su nói chung.

Mức độ tác động của từng nhân tố cũng như của tổng hợp 5 nhân tố (độ cao, độ dốc, bề dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa) đều được phân thành 3 cấp: Thích hợp, Thích hợp trung bình, Không thích hợp Trong nghiên cứu này, mức Thích hợp được cho điểm 3, Thích hợp trung bình được cho điểm 2, Không thích hợp được cho điểm 1.

Trên cơ sở phân tích điểm của các nhân tố sinh thái nghiên cứu trên tất cả các ô lưới trên địa bàn toàn tỉnh, cho phép đề tài xác định được các vùng thích hợp,thích hợp trung bình, không thích hợp trên đại bàn từng huyện trong phạm vi toàn tỉnh theo từng nhân tố sinh thái nói riêng va theo tổng hợp các nhân tố sinh thái.

+ Xây dựng bản đồ phân loại lập địa cho vùng trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La

Bản đồ phân loại lập địa cho vùng trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La được xây dựng với sự hỗ trợ của phần mềm Mapinfor 11.0 và Foxpro 9.0 Đề tài tiến hành xây dựng bản đồ phân vùng thích hợp trồng rừng cao su theo từng nhân tố sinh thái: độ cao, độ dốc, bề dầy tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa theo phương pháp tạo bản đồ chuyên đề Cụ thể như sau:

Vùng thích hợp được tô màu xanh tương ứng với nhân tố sinh thái nghiên cứu đạt 3 điểm.

Vùng thích hợp trung bình được tô màu vàng tương ứng với nhân tố sinh thái nghiên cứu đạt 2 điểm.

Vùng không thích hợp được tô màu đỏ tương ứng với nhân tố sinh thái nghiên cứu đạt 1 điểm.

Trong nghiên cứu này, các nhân tố sinh thái: độ cao, độ dốc, bề dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa được coi như có ảnh hương như nhau đến sinh trưởng và phát triển của các trạng thái rừng trồng cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La Chính vì vây, việc phân vùng thích hợp chung cho toàn tỉnh theo 5 nhân tố sinh thái được thực hiện theo phương pháp tính điểm để xác định chỉ tiêu phần vùng tổng hợp Chỉ tiêu phân vùng tổng hợp được xác định bằng tổng điểm của cả 5 nhân tố sinh thái nghiên cứu Để việc phân vùng trồng cao su không quá manh mún và có khả năng ứng dụng vào thực tế, đề tài tiến hành phân vùng theo chỉ chiêu tổng hợp với nguyên tắc như sau:

Vùng không thích hợp trồng rừng cao su theo chỉ tiêu tổng hợp là vùng có ít nhất 1 trong 5 nhân tố nghiên cứu khi phân loại được xếp vào ngưỡng không thích hợp (tức có số điểm là 1).

Vùng thích hợp trung bình trồng rừng cao su được xác định là những vùng có giá trị của cả năm nhân tố nghiên cứu đều được đánh giá đạt ngưỡng trung bình.Tức những vùng có tổng điểm của chỉ tiêu tổng hợp là 10 sẽ được xếp vào vùng thích hợp trung bình cho việc trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La.

Vùng thích hợp là các vùng còn lại, tức các vùng có tổng điểm nằm trong khoảng 10 – 15 điểm Điểm tối đa cho vùng thích hợp là chỉ tiêu tổng hợp đạt 15 điểm, đạt được khi cả 5 chỉ tiêu nghiên cứu đều được đánh giá là thích hợp với đặc điểm sinh thái của loài cao su.

Bản đồ phân loại lập địa cho trồng rừng cao su tỉnh Sơn La được thành lập và tô màu theo nguyên tắc chung xuyên suốt trong đề tài này.

+ Đánh giá tính thích hợp của bản đồ phân loại lập địa cho trồng rừng cao su ở Sơn La

Việc đánh giá tính thích hợp của bản đồ phân loại lập địa trồng rừng cao su ở Sơn La được thực hiện theo phương diện: Đánh giá tính phù hợp của các diện tích hiện đã trồng và phát triển rừng cao su ở Sơn La với kết quả nghiên cứu. Đánh giá tình hình sinh trưởng (đường kính 1.3 (D1.3), chiều cao vút ngọn (Hvn)) của các trạng thái rừng cao su hiện đang trồng trên các vùng thích hợp khác nhau theo kết quả nghiên cứu để so sanh sự tương đồng, từ đó làm cơ sở đánh giá mức độ phù hợp của kết quả nghiên cứu.

Từ các kết quả kiểm chứng trong thực tế tại tỉnh Sơn La, đề tài rút ra có thể rút ra các kết luận, khuyến nghị để có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu vào trong thực tiễn quản lý, quy hoạch, định hướng và phát triển các vùng trồng cao su ở Sơn

La Đồng thời đề xuất các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao tính xác thực của các kết quả nghiên cứu trong thời gian tiếp theo.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Xác định ngưỡng phân vùng thích hợp của một số nhân tố sinh thái cho trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La

tố sinh thái cho trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La Ở nước ta cây cao su được coi là loài cây đa tác dụng và hiệu quả kinh tế cao. Điều này trong những năm gần đây đã được chứng minh qua thực tiễn sản xuất, kinh doanh rừng trồng cao su Cao su được kỳ vọng là loài cây có khả năng góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội tại các vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn Xuất phát từ thực tế đó Đảng và Nhà nước ta đã có định hướng đẩy mạnh và nhân rộng các diện tích rừng trồng cao su trên địa bàn cả nước, đặc biệt là các vùng cao nơi còn nhiều diện tích đất trống đồi núi trọc Trong đó vùng Tây Bắc được đánh giá là một khu vực có tiềm năng về tài nguyên đất đai và nhân lực cho phát triển trồng rừng cao su Hòa chung cùng chủ trương đó, hiện nay trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng đang chú trọng và đẩy mạnh phát triển các diện tích rừng trồng cao su.

Trên thực tế, trong quá trình phát triển rừng trồng cao su tại khu vực Tây Bắc nói chung và tại tỉnh Sơn La nói riêng cũng đã tiến hành phân vùng, quy hoạch và xác định các diện tích cho phát triển rừng trồng cao su Tuy nhiên đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào về mối quan hệ giữa đặc điểm sinh thái loài và điều kiện lập địa của địa phương Chính vì vậy, trong nghiên cứu này chúng tôi sẽ đi sâu phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng, phát triển của các trạng thái rừng trồng cao su tại khu vực nghiên cứu trên cơ sở những tiêu chí đã được các cơ quan quản lý, nghiên cứu, sản xuất kinh doanh ban hành trong thực tiễn hiện nay Trong phạm vi nghiên cứu này các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của rừng trồng cao su được đánh giá bao gồm: độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa.

Một nét đặc trưng của cây rừng đó là có sự phân hóa theo đai cao Cây cao su là loài cây đa tác dụng có nguồn gốc từ cây rừng tự nhiên, chính vì vậy cũng tuân thủ theo nguyên lý này Độ cao tuyệt đối của địa hình không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đai phân bố của của thực vật mà còn gián tiếp ảnh hưởng thông qua các nhân tố sinh thái khác như: nhiệt độ, lượng mưa, độ dốc, bề dày tầng đất.

Các kết quả nghiên cứu về khí hậu đã chỉ ra rằng, sự phân hóa nhiệt độ và lượng mưa theo đai cao là rõ ràng và đã được chứng minh: Khi độ cao tuyệt đối tăng lên 100m thì nhiệt độ trung bình sẽ giảm xuống 0,6 0 C Thông qua việc ảnh hưởng trực tiếp đến các nhân tố nhiệt độ, lượng mưa, độ cao cũng ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình phong hóa, hình thành đất (độ dày tầng đất) Đồng thời thường thì càng lên cao độ dốc địa hình cũng càng tăng lên Như vậy có thể nói nhân tố độ cao là một nhân tố sinh thái đặc biệt quan trọng, nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của các trạng thái rừng trồng cao su mà còn gián tiếp tác động đến các nhân tố sinh thái khác, chi phối sự sinh trưởng, phát triển của rừng trồng cao su.

Theo Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp đã xác định:

- Độ cao giới hạn so với mực nước biển cho phát triển rừng trồng cao su tại khu vực Miền núi phía Bắc là dưới 600m.

- Độ cao phù hợp nhất để trồng rừng cao tại khu vực Miền núi phía Bắc là dưới 200m. Để phục vụ mục tiêu phân vùng thích hợp rừng trồng cao su tại tỉnh Sơn La, trong nghiên cứu này căn cứ theo thông tư 58 chúng tôi phân cấp độ cao trên địa bàn toàn tỉnh theo 3 cấp, cụ thể như sau:

4.1.2 Độ dốc Độ dốc địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của các trạng thái rừng trồng và hiệu quả kinh tế - môi trường mà các trạng thái rừng trồng có thể mang lại Vì khi độ dốc càng cao, khả năng giữ đất, tận dụng các nguồn dinh dưỡng khoáng, cũng như khả năng sinh trưởng và phát triển của các trạng thái rừng trồng sẽ càng suy giảm một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó đối với các trạng thái rừng trồng cao su, độ dốc địa hình còn ảnh hưởng trực tiếp đến các giải pháp kỹ thuật, nguồn vốn đầu tư và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, người dân Khi độ dốc càng tăng thì các yêu cầu kỹ thuật càng phức tạp, mức vốn đầu tư càng lớn, hiệu quả kinh tế mang lại cho doanh nghiệp, người dân càng giảm Chính vì vậy, việc phân vùng thích hợp trồng rừng cao su không thể không tính đến yếu tố độ dốc địa hình.

Theo Quy trình kỹ thuật trồng cao su vùng Miền núi phía Bắc của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (2010) thì độ dốc không thích hợp cho trồng cây cao su là trên 30 0 , độ dốc thích hợp phân trung bình là 16 0 - 30 0

Trong phạm vi đề tài chúng tôi căn cứ Quy trình kỹ thuật của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam phân độ dốc thành 3 cấp thích hợp như sau:

Quy trình kỹ thuật trồng cao su vùng Miền núi phía Bắc của Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (2010) quy định độ dầy tầng đất (độ sâu tầng đất) được chia thành 5 mức thích hợp:

Bảng 4.1: Phân mức độ dầy tầng đất thích phục vụ trồng rừng cao su

Mức thích hợp Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Độ dầy tầng đất (m) > 2m 1,5 – 2,0 1,1 – 1,5 0,7 – 1,1 < 0,7

Theo Thông tư số 58/2009/TT-BNNPTNT ngày 09/9/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc trồng cây cao su trên đất lâm nghiệp tầng đất để trồng cao su phải dầy tối thiểu 0,7m.

Từ đó, chúng tôi phân cấp mức độ thích hợp cho trồng cây cao su của độ dầy tầng tầng đất thành 3 cấp:

Trong nghiên cứu sinh thái và phân vùng thích hợp, chỉ tiêu nhiệt độ luôn được đánh giá là một trong những chỉ tiêu khí hậu đặc biệt quan trọng đến sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật Cao su là một loài cây có vùng phân bố tự nhiện tại các khu vực cận xích đạo, chính vì vậy đặc điểm sinh thái tự nhiên thì đây là một loài cây nhiệt đới thích ứng với các vùng có điều kiện khí hậu ấm áp và ôn hòa Tổng quan các công trình nghiên cứu về phân cấp nhiệt độ thích hợp cho trồng rừng cao su tại nước ta cho thấy:

Năm 1990, Tống Viết Thịnh, Trần Văn Năm, Võ Văn An, Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Nho - Viện nghiên cứu cao su Việt Nam đã xây dựng Hệ thống phân loại đất trồng cao su ở Việt Nam; trong đó chỉ ra rằng nhiệt độ bình quân năm thích hợp cho phát triển rừng trồng cao su ở Việt Nam được phân thành 4 mức cụ thể như sau:

Bảng 4.2 Phân ngưỡng nhiệt độ bình quân năm ( 0 C) cho trồng rừng cao su

Mức thích hợp Rất thích hợp Thích hợp Thích hợp trung bình

Nhiệt độ BQ năm ( 0 C) > 25 23 - 25 21-23 < 21Với phạm vi nghiên cứu hẹp trên địa bàn tỉnh Sơn La, với chỉ tiêu sinh thái nhiệt độ bình quân năm chúng tôi phân thành 3 mức như sau:

Ảnh hưởng của điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết khu vực nghiên cứu đến sinh trưởng, phát triển rừng trồng cao su

Để phân tích ảnh hưởng của các điều kiện địa hình, thổ nhưỡng và khí hậu thời tiết khu vực nghiên cứu đến sinh trưởng, phát triển rừng trồng cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La, đề tài tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái: độ cao tuyệt đối, độ dốc, độ dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa đến sinh trưởng và phát triển của rừng trồng cao su theo các ngưỡng phân cấp đã xác định trong nội dung 4.1.

Hệ thống cơ sở dữ liệu được đề tài sử dụng đó là:

- Bản đồ địa hình tỉnh Sơn La do Tổng cục địa chính cung cấp.

- Bản đồ độ dốc, nhiệt độ, lượng mưa tỉnh Sơn La kế thừa từ phần mềm Sinh khí hậu của Đại học Lâm nghiệp

- Bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 tỉnh Sơn La do Viện Nông hóa thổ nhưỡng cung cấp.

Toàn bộ diện tích tự nhiên của tỉnh Sơn La được chia thành các ô lưới có kích thước 90m x 90m, sau đó hệ thống cơ sở dữ liệu về độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa được cập nhật lên tất cả các ô lưới Việc xác định vùng thích hợp, vùng thích hợp trung bình và vùng không thích hợp cho trồng rừng cao su theo từng nhân tố và theo tổng hợp các nhân tố trên địa bàn tỉnh Sơn La được thực hiện lần lượt theo các ngưỡng phân cấp đã được xác định với sự hỗ trợ của phần mềm Mapinfor và Foxpro 9.0 Kết quả nghiên cứu cho phép đề tài đưa ra một số nhận xét, đánh giá, phân tích và kết luận cụ thể như sau:

Sự phù hợp của cây cao su với nhân tố độ cao được phân thành 3 cấp: Thích hợp (độ cao =< 200 m); Thích hợp trung bình (độ cao > 200 m và độ cao 600 m) Với ngưỡng phân cấp này, cùng hệ thống cơ sở dữ liệu đã được xây dựng, đề tài đã xác định được diện tích của từng huyện trên địa bàn toàn tỉnh theo các cấp phân loại đã xây dựng cho nhân tố độ cao, cụ thể như bảng 4.3 sau:

Bảng 4.3 Phân cấp độ cao tuyệt đối theo 3 mức thích hợp

Diện tích (ha) Vùng không thích hợp

Vùng thích hợp trung bình

Tỷ lệ các cấp mức độ phù hợp theo độ cao tuyệt đối thể hiện trong hình 4.1.

Hình 4.1 Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ cao tuyệt đối

Theo kết quả trên, xét riêng nhân tố độ cao so với mực nước biển, chỉ có40.430 ha trên tổng số 1.410.709 ha thích hợp với cây cao su, chiếm tỷ lệ rất thấp2,87% Phần lớn diện tích (990.493 ha, chiếm 70,21%) có độ cao trên 600m, không thích hợp trồng cây cao su Diện tích có độ cao thích hợp trung bình là 379.786 ha,chiếm 26,92%.

Hình 4.2 Phân cấp độ cao tuyệt đối theo từng huyện

Các huyện có diện tích với độ cao không thích hợp cho trồng cao su nhiều là huyện Sốp Cộp, Mộc Châu, Thuận Châu, Mai Sơn Các huyện có diện tích với độ cao thích hợp trồng cao su khá nhiều (trên 5.000 ha) là huyện Phù Yên, Quỳnh Nhai, Mộc Châu, Mường La và Bắc Yên.

Tổng hợp số liệu phân vùng thích hợp trồng rừng cao su theo cấp độ dốc được thể hiện qua bảng 4.4.

Bảng 4.4 Bảng phân cấp độ dốc theo 3 mức độ phù hợp

Vùng thích hợp trung bình Vùng thích hợp

Tỷ lệ các cấp mức thích hợp theo độ dốc thể hiện trong hình 4.3

Hình 4.3 Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ dốc

Như vậy, xét trên nhân tố độ dốc thì diện tích thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La khá lớn 265.584 ha, chiếm 18,83% Trong khi diện tích không thích hợp chỉ có 99.790 ha, chiếm 7,07%.

Hình 4.4 Phân cấp độ dốc theo từng huyện

Theo nhân tố độ dốc, huyện có nhiều diện tích thích hợp trồng cao su là huyện Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Sông Mã và Thuận Châu (đều trên

4.2.3 Độ dầy tầng đất Độ dày tầng đất là một trong những nhân tố quan trọng phản ánh mức độ thích hợp của điều kiện thổ nhưỡng cho việc gây trồng cao su Bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa quyết định trong việc lựa chọn các giải pháp kỹ thuật trong các giai đoạn:kiến thiết cơ bản, khai thác kinh doanh rừng cao su Nếu đất tốt, bề dầy tầng đất dầy cây cao su sẽ sinh trưởng và phát triển nhanh, cho sản lượng cao và đều giữa các năm, giảm thiểu được lượng phân bón và công chăm sóc hàng năm Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu phân vùng thích hợp trồng rừng cao su đề tài đã tính đến nhân tố bề dày tầng đất Kết quả nghiên cứu được tổng hợp qua bảng 4.5.

Bảng 4.5 Bảng phân cấp độ dầy tầng đất theo 3 mức thích hợp

Diện tích (ha) Vùng không thích hợp

Vùng thích hợp trung bình

Tỷ lệ các cấp mức thích hợp theo độ dầy tầng đất thể hiện trong hình 4.3.

Hình 4.5 Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ dầy tầng đất

Căn cứ vào kết quả trên có thể thấy xét trên nhân tố độ dầy tầng đất, chủ yếu diện tích đất tại tỉnh Sơn La ở mức thích hợp trung bình đối với cây cao su.

Hình 4.6 Phân cấp độ dầy tầng đất theo từng huyện

Theo độ dầy tầng đất, huyện có diện tích thích hợp trung bình cho trồng cây cao su là huyện Mộc Châu, Sông Mã Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng tiêu chí phân loại bề dày tầng đất cho phát triển rừng trồng cao su hiện nay đang áp dụng tại vùng Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng là chưa thật hợp lý. (Không thích hợp: < 0,7 m; Thích hợp trung bình: 0,7 m – 2,0 m; Thích hợp: > 2,0 m) Đối với cây cao su, chỉ sử dụng dinh dưỡng và khoáng trong tầng đất từ 0 – 50 cm là chính, còn các tầng đất dầy hơn chỉ có tác dụng giúp cây rừng đứng vững hơn trước các tác động ngoại cảnh Một nét đặc trưng trong kinh doanh rừng cao su là các thiệt hại đổ gẫy có thể gây ra bởi gió bão Nhưng tại vùng Tây Bắc nói chung vàSơn La nói riêng các tác động này là tương đối ít Một lý do khác là hiện nay trên phạm vi cả nước đã tiến hành thành lập hệ thống bản đồ thổ nhưỡng cho các tỉnh với tỷ lệ 1/100.000 Nhưng theo thang phân loại của bản đồ đất cũng chỉ phân bề dày tầng đất tới mức tối đa 100 cm Do đó với thang phân loại bề dày tầng đất hiện nay, chúng ta cũng không tận dụng được các nguồn tư liệu hiện phục vụ mục tiêu nghiên cứu phát triển sản xuất Chính vì vây, đề tài đề xuất thang phân loại mức độ phù hợp của bề dày tầng đất cho gây trồng và phát triển rừng trồng cao su cho khu vực Tây Bắc là: Thích hợp: > 100 cm, Thích hợp trung bình: 70 – 100 cm, Không thích hợp < 70 cm.

Bên cạnh những nhân tố về điều kiện địa hình và thổ nhưỡng (độ cao, độ dốc, bề dầy tầng đất); nhân tố nhiệt độ là một nhân tố quan trọng trong việc đánh giá mức độ thích hợp cũng như khả năng sinh trưởng và phát triển của các trạng thái rừng trồng cao su trong suốt quá trình kinh doanh khai thác Đặc điểm phân hóa điều kiện nhiệt độ trên địa bàn toàn tỉnh Sơn La được thể hiện qua bảng 4.6.

Bảng 4.6 Bảng phân cấp nhiệt độ bình quân năm theo 3 cấp mức độ thích hợp

Diện tích Vùng không thích hợp (ha)

Vùng thích hợp trung bình (ha)

Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp theo nhiệt độ bình quân năm thể hiện trong hình 4.7.

Hình 4.7 Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của nhiệt độ bình quân năm Phần lớn diện tích tại tỉnh Sơn La có nhiệt độ không thích hợp đối với cây cao su, chiếm tỷ lệ tới 73,5% Trong khi đó, vùng thích hợp chiếm tỷ lệ rất ít, chỉ 0,24% Vùng thích hợp trung bình chiếm 26,26%.

Hình 4.8 Phân cấp nhiệt độ bình quân năm theo từng huyện

Các huyện có nhiều diện tích không thích hợp về nhân tố nhiệt độ cho việc trồng cây cao su là huyện Mộc Châu, Sốp Cộp, Mai Sơn, Thuận Châu Chỉ có huyệnQuỳnh Nhai là có diện tích thích hợp về nhân tố nhiệt độ cho trồng cây cao su Các huyện có tỷ lệ diện tích không thích hợp và thích hợp trung bình khá đồng đều làMường La, Sông Mã, Phù Yên, Mộc Châu và Thuận Châu Điều này thể hiện đúng với thực tế là các huyện này có sự chênh lệch nhiệt độ rõ rệt giữa các vùng trong huyện, tạo thành vùng nóng và vùng lạnh trong cùng một huyện.

Theo quy trình kỹ thuật hiện đang áp dụng chung cho vùng Tây Bắc và tỉnh Sơn la, nhân tố sinh thái lượng mưa theo đặc điểm của loài cao su được chia thành 3 mức độ thích hợp như sau:

- Không thích hợp: < 1.200 mm/năm.

- Thích hợp trung bình: 1.200 mm – 1.800 mm.

Số liệu thống kê diện tích thích hợp, thích hợp trung bình, không thích hợp trên địa bàn các huyện trong phạm vi tỉnh Sơn La được đề tài tổng hợp qua bảng 4.7.

Bảng 4.7 Bảng phân lượng mưa theo 3 cấp mức độ thích hợp

Vùng thích hợp trung bình Vùng thích hợp

Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp theo lượng mưa bình quân năm thể hiện trong hình 4.9.

Hình 4.9 Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của lượng mưa

Hình 4.10 Phân cấp lượng mưa bình quân năm theo từng huyện

Xây dựng bản đồ phân loại lập địa cho vùng trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La

Xây dựng bản đồ phân loại lập địa cho việc gây trồng và phát triển rừng trồng cao su trên địa bàn tỉnh Sơn La phục vụ công tác quy hoạch và mục tiêu phát triển kinh tế của tỉnh Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi tiến hành xây dựng các bản đồ chuyên đề phân loại lập địa theo từng nhân tố sinh thái có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của rừng cao su đã nghiên cứu: độ cao, độ dốc, bề dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa Để xây dựng các bản đồ chuyên đề này, đề tài tiến hành chia toàn bộ diện tích tỉnh Sơn La thành các ô lưới có kích thước 90m x 90 m và cập nhật, nội suy toàn bộ các thông tin về độ cao, độ dốc, bề dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa cho toàn bộ các ô lưới.

Với sự hỗ trợ của phần mềm Mapinfor 11.0 và Foxpro 9.0, cùng với các thang phân loại đã xây dựng trong nội dung 4.1 đề tài tiến hành cho điểm các chỉ tiêu nghiên cứu tại từng ô lưới theo thang điểm:

- Vùng thích hợp trung bình: 2 điểm.

- Vùng không thích hợp: 1 điểm.

Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa theo từng nhân tố nghiên cứu: độ cao, độ dốc, bề dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa được thành lập theo phương pháp tô màu. Với quy ước:

- Màu xanh: cho Vùng thích hợp.

- Màu vàng: cho Vùng thích hợp trung bình.

- Màu đỏ: cho Vùng không thích hợp.

Kết quả phân loại lập địa được thể hiện qua các bản đồ chuyên đề cho từng nhân tố sinh thái nghiên cứu cụ thể như sau:

4.3.1 Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố độ cao tuyệt

Hình 4.11 Bản đồ phân vùng độ cao thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La Như vậy, diện tích có độ cao thích hợp và thích hợp trung bình tập trung tại 2 khu vực chính:

- Khu lòng hồ thủy điện Sơn La chạy dọc theo dòng sông Đà từ huyệnQuỳnh Nhai qua Mường La, Bắc Yên, Phù Yên và một phần “lòng chảo” huyện Yên Châu.

- Khu vực dọc sông Mã từ huyện Sông Mã, qua Lào đến một phần huyện Mộc Châu.

4.3.2 Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố độ dốc

Hình 4.12 Bản đồ phân vùng độ dốc thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La

Từ bản đồ trên có thể nhận thấy, xét về nhân tố độ dốc, vùng không thích hợp rồng cao su rất ít và nằm rải rác ở các huyện Trong khi phần lớn diện tích thuộc vùng thích hợp trung bình Vùng rất thích hợp cũng nằm rải rác, nhưng tập trung nhiều hơn ở huyện Mai Sơn, Thành phố Sơn La và huyện Mộc Châu.

4.3.3 Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố độ dầy tầng đất

Hình 4.13 Bản đồ phân vùng độ dầy tầng đất thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La Như vậy xét riêng yếu tố độ dầy tầng đất thì tại tỉnh Sơn La, hầu hết diện tích đều thích hợp ở mức trung bình Diện tích không thích hợp chủ yếu tập trung thành một dải dài từ huyện Quỳnh Nhai, qua Thuận Châu đến Thành phố Sơn La và một phần tại huyện Yên Châu và Mộc Châu.

4.3.4 Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố nhiệt độ bình quân năm

Hình 4.14 Bản đồ phân vùng nhiệt độ thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn LaVùng thích hợp chỉ tập trung tại huyện Quỳnh Nhai Vùng thích hợp trung bình nằm vùng lòng hồ sông Đà thuộc địa phận các huyện Quỳnh Nhai, Mường La;vùng sông Mã, thuộc địa phận huyện Sông Mã và một phần của huyện Phù Yên,Yên Châu và Mộc Châu.

4.3.5 Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng cao su theo nhân tố lượng mưa bình quân năm

Hình 4.15 Bản đồ phân vùng lượng mưa thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La Trên địa bàn tỉnh Sơn La phần lớn các huyện đều có lượng mưa tương đối phù hợp với đặc điểm sinh thái của loài cao su Riêng huyện Quỳnh Nhai là có lượng mưa phù hợp hơn cả so với các huyện khác trong địa bàn toàn tỉnh Như vậy khi xét về nhân tố lượng mưa thì cây cao su có thể được gây trồng và phát triển trên tất cả các huyện của tỉnh Sơn La.

4.3.6 Bản đồ chuyên đề phân loại lập địa cho vùng trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La

Trong nghiên cứu này, đề tài quan niệm vùng không thích hợp cho việc gây trồng và phát triển rừng trồng cao su là những vùng có ít nhất một trong số 5 chỉ tiêu nghiên cứu (độ cao, độ dôc, bề dày tầng đất, nhiệt độ, lượng mưa) nằm trong ngưỡng không thích hợp khi so sánh với các ngưỡng phân cấp cho trồng rừng cao su theo các quy định hiện hành đã phân tích trong nội dung 4.1 Vùng thích hợpTrung bình là vùng có cả 5 chỉ tiêu nghiên cứu đều nằm trong ngưỡng trung bình theo các thang phân cấp Vùng thích hợp là các khu vực còn lại (không có chỉ tiêu nào nằm trong ngưỡng không thích hợp, có ít nhất 1 trong 5 chỉ tiêu nghiên cứu được đánh giá là thích hợp) Với phương pháp phân vùng trên, đề tài đã thành lập được bản đồ phân vùng thích hợp trồng rừng cao su tỉnh Sơn La, kết quả được thể hiện trong hình 4.16

Hình 4.16 Bản đồ tổng hợp phân loại lập địa cho vùng trồng cây cao su tại tỉnh Sơn La

Số liệu tổng hợp phân loại lập địa cho trồng rừng cao su tại tỉnh Sơn La theo từng huyện, được thể hiện qua bảng 4.8.

Bảng 4.8 Phân cấp mức thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La

Diện tích Vùng không thích hợp (ha)

Vùng thích hợp trung bình (ha)

Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp được thể hiện trong hình 4.17.

Hình 4.17 Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp trồng cao su tại tỉnh

Phần lớn diện tích tại tỉnh Sơn La không phù hợp để trồng cây cao su (chiếm tỷ lệ 81,22%) Điều này là đúng với thực tế vì Sơn La là tỉnh thuộc vùng Tây Bắc với nhiều yếu tố bất lợi cho trồng cây cao su như nhiệt độ, độ cao, độ dốc Tuy nhiên, diện tích thích hợp cho trồng cây cao su là 98.451 ha, chiếm 6,98% là một diện tích khá lớn Ngoài ra, diện tích thích hợp trung bình với 166.413 ha, chiếm tỷ lệ 11,8% cũng rất cần xem xét khi triển khai phát triển cây cao su.

Hình 4.18 Phân cấp thích hợp trồng cao su cho từng huyện

Vùng thích hợp trồng cây cao su thuộc chủ yếu ở các huyện Quỳnh Nhai, Sông Mã, Mộc Châu, Phù Yên, Thuận Châu và Mường La (mỗi huyện đều có trên 9.000 ha thích hợp) Cụ thể như sau:

- Khu vực 1: Khu lòng hồ thủy điện Sơn La, thuộc huyện Quỳnh Nhai, Mường La.

- Khu vực 2: Chạy dọc Sông Mã, thuộc địa phận của huyện Sông Mã.

- Khu vực 3: Thuộc huyện Phù Yên.

- Khu vực 4: Thuộc huyện Mộc Châu, ở phía sông Mã và phía sông Đà,nằm hai bên của vùng “yên ngựa” có quốc lộ 6 chạy qua.

4.4 Đánh giá tính thích hợp của bản đồ phân loại lập địa cho trồng rừng cao su ở Sơn La

Tổng hợp số liệu hiện trạng các khu vực gây trồng cao su hiện nay của tỉnh Sơn La qua số liệu thống kê của Công ty Cao su Sơn La, được thể hiện trong bảng 4.9.

Bảng 4.9 Diện tích trồng cây cao su tại tỉnh Sơn La

TT Huyện Diện tích trồng cao su (ha) Xã trồng cao su

1 Mường La 1.987 Ít Ong, Mường Bú, Tạ Bú

Tông Lạnh, Tông Cọ, Bó Mười, Mường

Khiêng, Noong Lay, Chiềng Ngàm, Chiềng La

3 Quỳnh Nhai 968 Chiềng Khoang, Liệp Muội,

5 Yên Châu 888 Chiềng Sàng, Chiềng Pằn, Viêng

Từ biểu 4.9 so sánh với diện tích thích hợp trồng cây cao su tại biểu 4.8 và đối chiếu các xã đã trồng cao su với bản đồ trong hình 4.16 nhận thấy hầu hết diện tích cao su đã trồng tại tỉnh Sơn La đều thuộc vùng thích hợp hoặc thích hợp trung bình.

Một số hình ảnh rừng trồng cao su tại các vùng khác nhau trên địa bàn tỉnh Sơn La mà đề tài đã thu thập trong quá trình khảo sát hiện trường Từ đó đánh giá mức độ phù hợp của các kết quả nghiên cứu với thực tế triển khai tại địa phương.

Ngày đăng: 18/10/2023, 15:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ngọc Bình (1996), Đất rừng Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đất rừng Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Ngọc Bình
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 1996
12. Mặn ven biển huyện Thạch Phú - tỉnh Bến Tre, Báo cáo chuyên đề, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mặn ven biển huyện Thạch Phú - tỉnh Bến Tre
13. Ngô Đình Quế (chủ biên) (2003), Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn, rừng Tràm ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khôi phục và phát triển rừng ngập mặn,rừng Tràm ở Việt Nam
Tác giả: Ngô Đình Quế (chủ biên)
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2003
14. Vương Văn Quỳnh (2010), Tác động môi trường của rừng trồng cao su ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động môi trường của rừng trồng cao su ở ViệtNam
Tác giả: Vương Văn Quỳnh
Nhà XB: Nxb Nông nghiệp
Năm: 2010
15. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (2010), Quy trình kỹ thuật trồng cao su Miền núi phía Bắc, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình kỹ thuật trồng cao suMiền núi phía Bắc
Tác giả: Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam
Năm: 2010
16. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương (2005), Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp, Nxb. Khoa học và kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống đánh giá đấtlâm nghiệp
Tác giả: Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phương
Nhà XB: Nxb. Khoa học và kỹ thuật
Năm: 2005
17. Tổng công ty cao su Việt Nam (2004), Quy trình kỹ thuật cây cao su, Nxb Giao thông vận tải, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình kỹ thuật cây cao su
Tác giả: Tổng công ty cao su Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giaothông vận tải
Năm: 2004
18. Cầm Minh Trọng (2011), Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai hoang, xây dựng cơ bản đến môi trường tại khu vực dự án trồng cây cao su ở tỉnh Sơn La, luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động khai hoang,xây dựng cơ bản đến môi trường tại khu vực dự án trồng cây cao su ở tỉnhSơn La
Tác giả: Cầm Minh Trọng
Năm: 2011
19. Thái Văn Trừng (1998), Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam
Tác giả: Thái Văn Trừng
Nhà XB: NxbKhoa học và kỹ thuật
Năm: 1998
21. Viện nghiên cứu cao su Việt Nam (2008), Tuyển tập Báo cáo nghiên cứu khoa học, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Báo cáo nghiên cứu khoahọc
Tác giả: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2008
22. W. Schwanecker và cộng sự (1990), Quy trình lập địa 1971, 1976, 1982, 1984 (InRoco), Viện Điều tra quy hoạch - Bộ Lâm nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình lập địa 1971, 1976, 1982, 1984(InRoco)
Tác giả: W. Schwanecker và cộng sự
Năm: 1990
24. CIFOR (1998), Site management and productivty in tropical plantation forest, Workshop proceessdings, Kerala, Indian Sách, tạp chí
Tiêu đề: Site management and productivty in tropical plantation forest
Tác giả: CIFOR
Năm: 1998
25. FAO (1983), Guidelines for land evaluation for rainfed agriculture, No 52, FAO-Rome Sách, tạp chí
Tiêu đề: Guidelines for land evaluation for rainfed agriculture
Tác giả: FAO
Năm: 1983
26. FAO (1990) Laoknd evaluation for extensiye grazing, FAO-Rome Sách, tạp chí
Tiêu đề: Laoknd evaluation for extensiye grazing
27. FAO (1992) Land evaluation and farming system analysis for land use planning, FAO-Rome Sách, tạp chí
Tiêu đề: Land evaluation and farming system analysis for land useplanning
28. Tran Thi Thuy Hoa (2008), Vietnam on ambitious NR development drive, Rubber Asia, July-August Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam on ambitious NR development drive
Tác giả: Tran Thi Thuy Hoa
Năm: 2008
29. Laxman Joshi, Eric Penot (2006), Agro-forestry System based on rubber trees replacing the monoculture model of rubber tree Sách, tạp chí
Tiêu đề: Laxman Joshi, Eric Penot (2006)
Tác giả: Laxman Joshi, Eric Penot
Năm: 2006
30. Xiong Daiqun và Jiang Jusheng (2006), The mode of enhancing rubber branch quality of China based on Ecology techniques Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xiong Daiqun và Jiang Jusheng (2006)
Tác giả: Xiong Daiqun và Jiang Jusheng
Năm: 2006
31. S.K.Dey và T.K.Pal (2006), Impact of the planting density on growth and yield of rubber trees in Northeast India, Rubber Research Institute of Indonesia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of the planting density on growth and yieldof rubber trees in Northeast India
Tác giả: S.K.Dey và T.K.Pal
Năm: 2006
23. Nguyễn Hoàng Trí (1999), Sinh thái học rừng ngập mặn Việt Nam. Nxb Nông nghiệp – Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.2. Phân ngưỡng nhiệt độ bình quân năm ( 0 C) cho trồng  rừng cao su - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Bảng 4.2. Phân ngưỡng nhiệt độ bình quân năm ( 0 C) cho trồng rừng cao su (Trang 26)
Bảng 4.3. Phân cấp độ cao tuyệt đối theo 3 mức thích hợp TT Tên huyện - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Bảng 4.3. Phân cấp độ cao tuyệt đối theo 3 mức thích hợp TT Tên huyện (Trang 28)
Hình 4.1. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ cao tuyệt đối - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.1. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ cao tuyệt đối (Trang 29)
Hình 4.3. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ dốc - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.3. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ dốc (Trang 31)
Hình 4.4. Phân cấp độ dốc theo từng huyện - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.4. Phân cấp độ dốc theo từng huyện (Trang 31)
Hình 4.5. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ dầy tầng đất - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.5. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của độ dầy tầng đất (Trang 32)
Hình 4.6. Phân cấp độ dầy tầng đất theo từng huyện - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.6. Phân cấp độ dầy tầng đất theo từng huyện (Trang 33)
Bảng 4.6. Bảng phân cấp nhiệt độ bình quân năm theo 3 cấp mức - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Bảng 4.6. Bảng phân cấp nhiệt độ bình quân năm theo 3 cấp mức (Trang 34)
Hình 4.8. Phân cấp nhiệt độ bình quân năm theo từng huyện - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.8. Phân cấp nhiệt độ bình quân năm theo từng huyện (Trang 35)
Hình 4.7. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của nhiệt độ bình quân - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.7. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của nhiệt độ bình quân (Trang 35)
Bảng 4.7. Bảng phân lượng mưa theo 3 cấp mức độ thích hợp - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Bảng 4.7. Bảng phân lượng mưa theo 3 cấp mức độ thích hợp (Trang 36)
Hình 4.9. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của lượng mưa - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.9. Tỷ lệ các cấp mức độ thích hợp của lượng mưa (Trang 37)
Hình 4.11. Bản đồ phân vùng độ cao thích hợp trồng cao su tại - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.11. Bản đồ phân vùng độ cao thích hợp trồng cao su tại (Trang 40)
Hình 4.12. Bản đồ phân vùng độ dốc thích hợp trồng cao su tại - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.12. Bản đồ phân vùng độ dốc thích hợp trồng cao su tại (Trang 42)
Hình 4.14. Bản đồ phân vùng nhiệt độ thích hợp trồng cao su tại - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.14. Bản đồ phân vùng nhiệt độ thích hợp trồng cao su tại (Trang 44)
Hình 4.15. Bản đồ phân vùng lượng mưa thích hợp trồng cao su - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.15. Bản đồ phân vùng lượng mưa thích hợp trồng cao su (Trang 45)
Bảng 4.8. Phân cấp mức thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Bảng 4.8. Phân cấp mức thích hợp trồng cao su tại tỉnh Sơn La (Trang 48)
Hình 4.18. Phân cấp thích hợp trồng cao su cho từng huyện - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.18. Phân cấp thích hợp trồng cao su cho từng huyện (Trang 50)
Bảng 4.9. Diện tích trồng cây cao su tại tỉnh Sơn La - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Bảng 4.9. Diện tích trồng cây cao su tại tỉnh Sơn La (Trang 51)
Hình 4.19. Cây cao su trồng năm 2008 tại xã Tông Lanh, huyện - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.19. Cây cao su trồng năm 2008 tại xã Tông Lanh, huyện (Trang 52)
Hình 4.20. Cây cao su trồng năm 2008 giáp vùng lòng hồ thủy điện - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.20. Cây cao su trồng năm 2008 giáp vùng lòng hồ thủy điện (Trang 53)
Hình 4.22. Cây cao su trồng năm 2008 tại thị trấn Ít Ong, huyện - PHÂN LOẠI LẬP ĐỊA CHO VÙNG TRỒNG CAO SU  TẠI TỈNH SƠN LA
Hình 4.22. Cây cao su trồng năm 2008 tại thị trấn Ít Ong, huyện (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w