TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Khởi nghiệp là một hiện tượng được thế giới quan tâm (Cassia và cs, 2014) và sự ảnh hưởng của nó trải dài trên nhiều lĩnh vực, từ ngôn ngữ (Lanero và cs, 2011), giáo dục (Millman và cs, 2009; Matlay, 2008), văn hóa (Konrad, 2013) và đặc biệt là kinh tế (Li và cs, 2012) Theo Reynolds (2000), thúc đẩy khởi nghiệp là một yếu tố không thể thiếu trong động lực phát triển của nền kinh tế (Barrachina Fernández và cs, 2021). Theo đó, Sukasame và cộng sự (2008) đã chỉ ra vai trò ngày càng quan trọng của khởi nghiệp và quan điểm này cũng đã được nhiều nghiên cứu ủng hộ cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm (Sabahi và Parast, 2020) Đặc biệt, ảnh hưởng của khởi nghiệp tại các nước đang phát triển hoặc các nền kinh tế mới nổi được cho là mạnh mẽ hơn nhiều so với các quốc gia phát triển (Gilbert và cộng sự, 2004) Nhận thức được điều này, ngày càng nhiều các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp được thành lập cũng như các nguồn lực từ chính quyền cũng được gia tăng mạnh mẽ (Huang và cs, 2022a; Colombo và Grilli,
2006) nhằm tối ưu hóa những lợi ích đặc thù từ khởi nghiệp.
Là một nhánh trong khởi nghiệp nói chung (Farooq và cs, 2018), khởi nghiệp điện tử cũng đang dần trở thành một dạng thức khởi nghiệp được ưu tiên lựa chọn (Sukasame và cs, 2008) Lý giải cho điều này, sự phát triển phi thường của Internet đã tạo tiền đề cho thương mại điện tử trỗi dậy (Matlay, 2008b; Tan và Li, 2022) và hình thành một thị trường rộng lớn, tạo ra những ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều thị trường hiện hữu (Matlay và Westhead, 2005; Lu và cs, 2021) Nhờ những vai trò quan trọng, đơn cử như giải quyết nhiều bài toán chi phí so với khởi nghiệp/kinh doanh truyền thống (Matlay và Westhead, 2007; Al-Shourbaji và Zogaan, 2021), khởi nghiệp điện tử tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, dù là nước phát triển (Viu-Roig và Alvarez-Palau, 2020) hay các nền kinh tế mới nổi mẽ thường dựa trên cơ sở áp dụng thành công các thành tựu công nghệ (Garelli,
2004) và các nghiên cứu cũng chỉ ra tác động tích cực của của thương mại điện tử đến nền kinh tế toàn cầu (Huang và cs, 2022b) Như một hệ quả, thị trường rộng lớn dẫn đến sự phát triển tích cực của nguồn lực các doanh nhân mới, điều này có thể làm tăng độ cạnh tranh (Bakos và cs, 2005) trong việc chiếm lĩnh thị phần hoặc tiếp cận khách hàng (Hategan và cs, 2021).
Khởi nghiệp là một lĩnh vực được giới học thuật đặc biệt quan tâm Theo phát biểu của Stevenson and Jarillo (2007), nghiên cứu về khởi nghiệp chia thành ba lĩnh vực chính tương ứng với ba câu hỏi “tại sao khởi nghiệp”, “khởi nghiệp như thế nào” và
“kết quả của khởi nghiệp là gì” Trong đó, lý giải nguyên nhân khởi nghiệp, Trivedi
(2017) cho rằng ý định khởi nghiệp là phương diện cần lưu tâm mạnh mẽ vì nó giải thích được quá trình khởi nghiệp một cách thấu đáo và chi tiết (Krueger và Carsrud, 1993; Kolvereid & Isaksen, 2006) Vai trò chỉ báo của ý định khởi nghiệp đối với hành vi khởi nghiệp cũng được đề cập và chứng minh thành công trong nhiều nghiên cứu (Hockerts, 2017; Sánchez, 2011) Các minh chứng trên đã chứng minh tầm quan trọng của nghiên cứu về ý định trong giải thích hành vi nói chung và hành vi khởi nghiệp nói riêng Kết luận, nhằm có được cơ sở để xây dựng một hệ thống quản trị khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp điện tử nói riêng, phải thấu hiểu và giải thích được ý định khởi nghiệp.
Theo Curto và cộng sự (2021), sinh viên có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực từ kinh tế đến xã hội, thậm chí là văn hóa và giáo dục Tuan và Pham (2022) cũng phát biểu rằng sinh viên là nguồn nhân lực hùng hậu và đủ trình độ cho hầu hết các lĩnh vực Do đó trong bối cảnh khởi nghiệp, giải thích hành vi và ý định của sinh viên là cực kì cần thiết Đây là cơ sở cho việc sớm đưa ra những kế hoạch quản trị lượng doanh nhân mới tiềm năng này.
Nghiên cứu này thực hiện giao thoa TPB và SCT nhằm xem xét toàn diện quá trình thay đổi ý định khởi nghiệp Đối với nghiên cứu về sự kết hợp giữa hai lý thuyết này,các nghiên cứu giải thích rằng TPB chưa lý giải được quá trình hình thành hành vi
(Al-Mamary và cộng sự, 2020) mà chỉ tập trung vào kết quả và mức độ thể hiện của hành vi (Tuan và Pham, 2022) Ngược lại, SCT và các lý thuyết dùng SCT làm nền tảng (SCCT - Lent và cộng sự, 1994) chỉ ra được mối quan hệ giữa cá nhân với môi trường (Henley và cs, 2017) Nói cách khác, quá trình tương tác giữa các yếu tố chủ quan và khách quan được thể hiện rõ ràng và chi tiết trong SCT (Chien-chi và cs,
2020) Việc áp dụng song song hai lý thuyết này trong nghiên cứu có thể giải thích toàn bộ quá trình hình thành và thay đổi của ý định nói chung và ý định khởi nghiệp (điện tử) nói riêng.
Bên cạnh đó, có tranh luận rằng yếu tố “niềm tin vào năng lực bản thân (SEF)” và
“nhận thức kiểm soát hành vi (PBC)” là hai yếu tố riêng biệt (Tavousi và cs, 2002). Ngược lại, cả hai yếu tố này đều được định nghĩa là niềm tin của cá nhân về việc thực hiện hành vi Bản thân Ajzen (2001, 2008) cũng khẳng định vai trò tương đương của PBC và SEF (Mair và Noboa, 2006) Tiwari và cộng sự (2017) chỉ ra được sự tương đồng giữa Niềm tin vào năng lực bản thân và Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC). Tương tự, niềm tin vào năng lực bản thân luôn được xem là yếu tố tiên đoán và chi phối mạnh mẽ ý định khởi nghiệp (Liu và cs, 2019) Ảnh hưởng tích cực của niềm tin đối với ý định khởi nghiệp (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) cũng được ủng hộ trong nhiều bối cảnh (Hsu và cs, 2019; Şahin và cs, 2019; Elnadi và Gheith, 2021; Wardana và cs,
2021) Do đó, nghiên cứu này xem xét vai trò của niềm tin vào năng lực bản thân như điểm mấu chốt của việc giao thoa giữa bối cảnh của TPB và SCT Nhằm xây dựng một góc nhìn đa phương diện, vai trò điều tiết của yếu tố niềm tin trong bối cảnh khởi nghiệp điện tử được xây dựng và kiểm định một cách tổng quát thay vì các tác động thông thường Từ các khe hổng lý thuyết và bối cảnh thực tiễn đã trình bày, đề tài “Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM - VAI TRÒ ĐIỀUTIẾT CỦA NIỀM TIN VÀO NĂNG LỰC BẢN THÂN” được xác lập.
Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng mô hình nhằm kiểm định vai trò của các yếu tố trong việc hình thành ý định khởi nghiệp điện tử trong bối cảnh TPB và SCT Tiếp theo, xác định vai trò của
“niềm tin vào năng lực bản thân” đối với các mối quan hệ trong mô hình, là cơ sở đề xuất các hàm ý quản trị nhằm hoàn thiện hơn việc tăng cường ý định khởi nghiệp điện tử.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Ý định khởi nghiệp điện tử của sinh viên Việt Nam Mối quan hệ điều tiết giữa niềm tin vào năng lực bản thân đối với một số mối quan hệ trong mô hình ý định khởi nghiệp.
− Thời gian: 6 tháng (từ khi có quyết định thực hiện).
− Không gian: Các trường đại học tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện lược khảo lý thuyết có liên quan, xây dựng cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu cùng thang đo.
Thu thập mẫu theo thang đo đã xây dựng, sau đó thực hiện phân tích dữ liệu nhằm kiểm định giả thuyết nghiên cứu, làm cơ sở kết luận và đề xuất hàm ý quản trị.
Ý nghĩa nghiên cứu
1.5.1 Đóng góp lý thuyết Đề tài chỉ ra được các yếu tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến ý định khởi nghiệp điện tử, song song đó là ảnh hưởng điều tiết của Niềm tin vào năng lực bản thân. Đây là cơ sở đóng góp nhất định vào hệ thống lý thuyết chưa hoàn thiện Ở tầm vĩ mô, đây có thể là tiền đề cho việc cân nhắc lựa chọn biến điều tiết trong nghiên cứu rộng rãi hơn ở nhiều lĩnh vực.
Kết quả nghiên cứu giúp cho bản thân sinh viên hiểu được quá trình hình thành ý định khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp điện tử nói riêng Từ đó, sinh viên có thể lựa chọn mục tiêu nhằm theo đuổi phù hợp Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đại học cũng có thể xem đây là cơ sở tham khảo để xây dựng nội dung chương trình đào tạo xác đáng nhằm tạo ra nguồn cung doanh nhân tiềm năng ổn định trong lĩnh vực khởi nghiệp điện tử cũng như nhiều lĩnh vực khác.
Kết cấu báo cáo
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu nhằm trình bày các khe hổng lý thuyết cũng như vấn đề cấp thiết của đề tài.
Chương 2: Tập hợp lược khảo và trình bày các lý thuyết cùng nghiên cứu liên quan nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Thông tin về phương pháp nghiên cứu, số liệu và các nội dung được trình bày trong phần kết quả nghiên cứu.
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả, từ đó nhận xét về mô hình nghiên cứu, là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất hàm ý quản trị trong chương 5.
Chương 5: Kết luận dựa trên kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra các hàm ý quản trị phù hợp với các đối tượng (trường đại học, sinh viên, các tổ chức xã hội liên quan).
Chương 1 thể hiện vấn đề nghiên cứu cũng như tính cấp thiết của việc nghiên cứu.Đây là chương thể hiện mục tiêu nghiên cứu cũng như các nội dung về đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát Bên cạnh đó, kết cấu của đề tài cũng được chú thích trong chương 1 để thể hiện tóm lược các nội dung trong báo cáo.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Thuyết hành vi kế hoạch - TPB
Ýđịnh khởi nghiệp và hành vi khởi nghiệp được xem là khó giải thích nhất trong số các hành vi ý định (MacMillan and Katz, 1992) Một trong những lý thuyết được cho là thành công nhất trong giải thích ý định hành vi chính là “Thuyết hành vi kế hoạch” được Icek Ajzen đề xuất vào năm 1991 (Batool và cs, 2015) Theo Ernst (2011), TPB là lý thuyết nền tảng áp dụng rộng rãi cho nhiều nghiên cứu về ý định trong nhiều lĩnh vực, được nhiều học giả ủng hộ cả về khía cạnh hàn lâm lẫn thực nghiệm (Van Gelderen và cs, 2008).
Nội dung của TPB lập luận rằng “chuẩn chủ quan”, “nhận thức kiểm soát hành vi” và “thái độ” là ba yếu tố tác động và giải thích ý định Cụ thể, theo Ajzen (1991), Thái độ được cho là ảnh hưởng bởi niềm tin, là những đánh giá của cá nhân về kết quả của hành vi, từ đó hình thành những cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực khi thực hiện hành vi Yếu tố chủ quan tiếp theo là Nhận thức kiểm soát hành vi phản ánh nhận thức của cá nhân về mức độ khó khăn khi thực hiện hành vi, được cho là phụ thuộc vào nguồn lực có sẵn cũng như cơ hội thực hiện hành vi (Ajzen, 1991) Yếu tố thứ ba, chuẩn mực chủ quan là nhận thức về sức ép của các chuẩn mực xã hội, từ đó cá nhân xem xét thực hiện hành vi có đi ngược lại với niềm tin của xã hội hay không Chuẩn mực chủ quan có thể được xem là yếu tố bị tác động mạnh mẽ nhất từ bên ngoài so với hai yếu tố còn lại trong TPB vì nó phụ thuộc vào niềm tin của những người xung quanh thay vì nhận thức chủ quan của cá nhân.
Thuyết nhận thức xã hội - SCT
Thuyết nhận thức xã hội được Albert Bandura phát triển vào năm 1986 Nội dung lý thuyết này lập luận rằng yếu tố cá nhân, hành vi và môi trường có ảnh hưởng lẫn nhau Trong đó, yếu tố môi trường như nhau sẽ tạo ra ảnh hưởng khác nhau đối với cá nhân vì họ sở hữu đặc điểm khác nhau (Wood và Bandura, 1989) Hai đặc điểm có chủ chốt trong mô hình của lý thuyết này là “niềm tin vào năng lực bản thân” và
“kỳ vọng kết quả” Lý thuyết này đã được ứng dụng nhiều trong việc nghiên cứu ý định hành vi (Boudreaux và cộng sự, 2019) và cũng là nền tảng cho nhiều lý thuyết về sau (SCCT của Lent và cộng sự, 1994).
Khởi nghiệp điện tử
Khởi nghiệp là thuật ngữ xuất hiện khá lâu và đạt được nhiều sự quan tâm trong giới học thuật Sự đa dạng trong bối cảnh cũng như quan điểm nghiên cứu dẫn đến nhiều ýkiến khác nhau về khái niệm này Với Shapero và Sokol (1982), khởi nghiệp là sự xác định các nguy cơ hoặc cơ hội, từ đó thành lập doanh nghiệp mới hoặc hoạt động kinh doanh mới Một góc nhìn khác, Newman và cộng sự (2019) xem khởi nghiệp như việc tạo ra các giá trị kinh tế mới thông qua sáng tạo trong sản phẩm và dịch vụ… Độ đa dạng của khởi nghiệp điện tử (e-entrepreneurship) cũng được thể hiện trong nhiều nghiên cứu Cụ thể, Millman và cộng sự (2009), Kollmann (2006), Gundry và Kickul (2006) rằng đó là việc thành lập một doanh nghiệp mới hoạt động một phần hoặc toàn phần trong hệ thống kinh tế mạng (Net economy) Một định nghĩa khác, đây là hành vi khởi nghiệp dựa trên cơ sở mạng dữ liệu và nền tảng điện tử ( Farooq và cs, 2018) Nói dễ hiểu, khởi nghiệp điện tử là tạo ra các hoạt động kinh doanh mới dựa trên các tài nguyên Internet nhằm bán sản phẩm hoặc kinh doanh dịch vụ thông qua kênh thông tin điện tử (Shinnar và cs, 2018) Cuối cùng, Fattah và cộng sự (2022) phát biểu rằng khởi nghiệp điện tử là sự áp dụng Internet để tạo ra, quản lí và phát triển các hoạt động kinh doanh mới.
Có nhiều tranh cãi trong giới học thuật về việc định nghĩa khái niệm khởi nghiệp điện tử Cụ thể, các thuật ngữ khác gồm “khởi nghiệp kĩ thuật số” (Digital entrepreneurship) hay “khởi nghiệp Internet” cũng xuất hiện trong nhiều bối cảnh nghiên cứu khác nhau.Đơn cử như Millman và cộng sự (2009) cho rằng khởi nghiệp kĩ thuật số là một khía cạnh của khởi nghiệp điện tử, tuy nhiên, Liu và cộng sự (2021) lại cho rằng khởi nghiệp điện tử là sự kỹ thuật số hóa các hoạt động kinh doanh dựa trên Internet Ngược lại, cũng trong nghiên cứu của Millman và cộng sự (2009) lại có quan điểm trái ngược rằng khái niệm “khởi nghiệp kĩ thuật số” có thể gây ra hiểu lầm vì một số hoạt động kinh doanh có thể không dựa trên nền tảng số hóa Bên cạnh đó, “khởi nghiệp Internet” lại được McKelvey (2001) xem là khái niệm rộng rãi được chấp nhận trong việc diễn giải nội dung của hoạt động kinh doanh trên nền tảng Internet.
Trong quá trình phát triển của thương mại điện tử cũng như khởi nghiệp điện tử, như nội dung lập luận phía trên, hệ thống các khái niệm - định nghĩa được bàn luận và sử dụng trong rất nhiều bối cảnh có sự tương đồng và khác biệt nhất định May mắn thay, Kollman và cộng sự (2022) đã thực hiện tổng hợp, đánh giá và phân tích các khái niệm trong nghiên cứu về “sự trỗi dậy của khởi nghiệp kỹ thuật số” Cụ thể, theo phát biểu của Zaheer và cộng sự (2019), các thuật ngữ “khởi nghiệp điện tử”, “khởi nghiệp kỹ thuật số”, “khởi nghiệp Internet” được đồng nhất sử dụng trong một thời gian dài Kết quả nghiên cứu cho thấy sự thống trị của từng thuật ngữ qua các giai đoạn (Kollman, 2022), nhưng cuối cùng, định nghĩa của khởi nghiệp điện tử, khởi nghiệp kỹ thuật số hay khởi nghiệp Internet vẫn đạt được độ tương đồng nhất định Vậy, định nghĩa của Kollman (2014) được xem là phù hợp với đại đa số các bối cảnh:“Khởi nghiệp điện tử đề cập đến việc thành lập một công ty mới với ý tưởng kinh doanh sáng tạo trong nền kinh tế mạng, sử dụng nền tảng điện tử trong mạng dữ liệu, cung cấp các sản phẩm và / hoặc dịch vụ của mình dựa trên thương mại điện tử” Tuy nhiên, nhằm tăng độ phổ quát trong nội dung nghiên cứu, chúng tôi áp dụng thêm góc nhìn của Gundry và Kickul (2006), Zani (2021) với định nghĩa: “Khởi nghiệp điện tử là việc kết hợp các hoạt động phát triển thị trường mới, quản lý hậu cần, xây dựng cơ sở khách hàng và thương mại hóa các sản phẩm cụ thể thông qua kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến”.
Ý định khởi nghiệp điện tử
Doanh nhân khởi nghiệp, theo Stewart & Roth (2001), đó là người sáng lập, sở hữu và vận hành một doanh nghiệp có quy mô nhỏ Dựa theo quan điểm này, Zhao và cộng sự (2010) cho rằng ý định khởi nghiệp là ý định trở thành một doanh nhân khởi nghiệp Trong rất nhiều các nghiên cứu, ý định được xem là chỉ báo tối quan trọng trong việc tiên đoán và lý giải hành vi, được xem như tiền đề cho các yếu tố nội hàm trong kết quả hành vi (Fishbein và Ajzen, 1980) Liguori và cộng sự (2020) cũng đã giải thích và chứng minh vai trò quan trọng của ý định khởi nghiệp đối với hành vi khởi nghiệp.
Dù được chú tâm từ lâu, nhưng đến nay, các khái niệm về “ý định khởi nghiệp điện tử” chưa thực sự phát triển Những nghiên cứu chuyên biệt về khởi nghiệp điện tử cũng như ý định khởi nghiệp điện tử, hầu hết đều hạn chế trong việc đưa ra định nghĩa đối với “ý định khởi nghiệp” Trong đó, đa số các nghiên cứu đề cập và sử dụng khái niệm của Zhao và cộng sự (2010): “ ý định khởi nghiệp điện tử là ý định bắt đầu một hoạt động kinh doanh mới dựa trên nền tảng Internet, là ý định nhằm sở hữu một doanh nghiệp trực tuyến”.
Vai trò của Giáo dục khởi nghiệp đối với Ý định khởi nghiệp điện tử
Ýđịnh khởi nghiệp, đây là yếu tố được hình thành trải qua một quá trình phát triển phù hợp, có thể được bồi dưỡng (Anwar và cs, 2020) mà không phải là năng lực bẩm sinh hay di truyền (Zhang và cs, 2014) Đối với một hành vi kèm theo nhiều rủi ro như khởi nghiệp (Macko và Tyszka, 2009; Kan và Tsai, 2006), sự trang bị các kiến thức nền tảng cũng như những kỹ năng có liên quan là điều cực kỳ quan trọng để gia tăng tỉ lệ thành công Cụ thể, giáo dục khởi nghiệp tạo ra những giả định đối với kết quả khởi nghiệp, hỗ trợ mạnh mẽ cho sinh viên nhận thức, đánh giá và lựa chọn các cơ hội (McMullen và Shepherd, 2006) Mặt khác, thông qua các hoạt động trong chương trình đào tạo khởi nghiệp, những kỹ năng hiện có sẽ được tăng cường, khám phá bản thân hiệu quả hơn để phát hiện năng lực mới (Hassan và cs, 2021) Như một hệ quả, vai trò của giáo dục khởi nghiệp đối với ý định khởi nghiệp đã được ủng hộ trong nhiều nghiên cứu (Liu và cs, 2019; Barbosa và cs, 2008).
Các nghiên cứu liên quan
2.6.1 Nghiên cứu của Jaeyeob Jeong và Myeonggil Choi (2017)
Hai tác giả xây dựng mô hình các yếu tố tác động đến hình thành ý định lựa chọn trở thành doanh nhân như một lựa chọn nghề nghiệp Đối tượng khảo sát cho nghiên cứu này là các sinh viên năm bốn với 318 mẫu hợp lệ (thu thập 339 mẫu) Sau khi tổng hợp được cơ sở dữ liệu, tác giả sử dụng phần mềm SPSS 18.0 và Smart PLS 2.0 để phân tích số liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng đối với công việc hiện tại sẽ làm giảm hoặc thậm chí triệt tiêu ý định khởi nghiệp Ngược lại, yếu tố niềm tin vào năng lực bản thân và kỳ vọng kết quả đều có ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành ý định khởi nghiệp Bên cạnh đó, biến kiểm soát như giới tính và ngành học cũng đóng vai trò tích cực trong việc quyết định hình thức, phương hướng và bản chất của ý định khởi nghiệp Một điểm đặc biệt trong nghiên cứu này, giáo dục khởi nghiệp với vai trò là biến kiểm soát lại không gây ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp, việc này cũng cần phải được xem xét.
2.6.2 Nghiên cứu của Wardana và cộng sự (2020)
Nghiên cứu kiểm định vai trò của giáo dục khởi nghiệp trong việc hình thành tư duy khởi nghiệp Ngoài ra, mô hình còn xây dựng kết hợp giao thoa hai lý thuyết gồm TPB và SCCT Cụ thể, nghiên cứu lập luận rằng giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực đến thái độ cũng như niềm tin vào năng lực bản thân, và niềm tin cũng có ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với khởi nghiệp Nghiên cứu được thực hiện dựa trên 376 mẫu hợp lệ thông qua phần mềm SPSS 25 và AMOS 25 Kết quả cho thấy H6 bị bác bỏ (p>0.05) Đối với các giả thuyết còn lại, ta thấy được vai trò tích cực của giáo dục khởi nghiệp đối với niềm tin vào năng lực bản thân cũng như hoàn thiện hơn về khía cạnh thái độ của cá nhân đối với khởi nghiệp Thêm đó nữa, sự giao thoa giữa TPB và SCCT cũng được thể hiện thông qua tác động tích cực của niềm tin vào năng lực bản thân đến thái độ.
2.6.3 Nghiên cứu của Lai và To (2020) về ý định khởi nghiệp điện tử.
Khởi nghiệp điện tử đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung Do đó việc tìm hiểu và nghiên cứu hành vi này là điều cấp thiết Lai và To (2020) đã thực hiện nghiên cứu về ý định khởi nghiệp điện tử vì đây là chỉ báo tốt nhất cho hành vi khởi nghiệp điện tử Trong nghiên cứu, mẫu khảo sát với quy mô 220 sinh viên Trung Quốc được thu thập.
Nghiên cứu này thực hiện xây dựng mô hình nghiên cứu thông qua lược khảo lý thuyết và các nghiên cứu trước Mô hình xây dựng các tiền tố tác động đến ý định khởi nghiệp điện tử bao gồm giáo dục khởi nghiệp, chính sách khởi nghiệp, các yếu tố trong TPB bao gồm chuẩn chủ quan, thái độ và nhận thức kiểm soát hành vi Sau khi kiểm định các chỉ số như Cronbach và VIF, AVE, giả thuyết được kiểm định Kết quả cho thấy các giả thuyết trong mô hình đều được ủng hộ Tuy nhiên, giả thuyết thứ ba (H3) bị bác bỏ với p>0.05 Nguyên nhân được lý giải trong mô hình là đối tượng khảo sát trong bối cảnh nghiên cứu của Lai và To (2020) chưa thực sự nhận thức rõ về khởi nghiệp điện tử, do đó thái độ của họ đối với hành vi này còn rất mơ hồ Kết quả này có thể là một phát hiện thú vị cho nghiên cứu về khởi nghiệp điện tử.
2.6.4 Nghiên cứu của Batool và cộng sự (2015)
Nghiên cứu về ý định khởi nghiệp đã có rất nhiều, tuy nhiên hệ thống lý thuyết về ý định khởi nghiệp điện tử vẫn còn nhiều thiếu sót Trong nghiên cứu của Batool và cộng sự (2015), các số liệu thống kê cho thấy thị trường đang dư thừa về cung lao tăng lên trong những năm qua Đồng thời, ý định của thanh niên đối với internet do ngày càng tăng quỹ hỗ trợ web tiến bộ ở Pakistan đã tăng đều đặn Do đó, để giải quyết tình trạng thất nghiệp, việc tự kinh doanh này có thể là lựa chọn tốt cho sinh viên tốt nghiệp để bắt đầu sự nghiệp của họ.
Nghiên cứu này áp dụng mô hình EAO để đo lường thái độ của sinh viên đối với khởi nghiệp điện tử Trong mô hình nghiên cứu, các tác giả xây dựng và kiểm định vai trò trung gian của “niềm tin vào năng lực bản thân” đối với mối quan hệ giữa sự sáng tạo và ý định khởi nghiệp điện tử Phương pháp khảo sát đã được áp dụng bằng cách gửi bảng câu hỏi đến 2420 sinh viên công lập và các trường đại học tư thục.Kết quả cho thấy khả năng kiểm soát cá nhân, lòng tự trọng và sự sáng tạo với vai trò trung gian của hiệu quả bản thân được cho là có ý nghĩa và tích cực với ý định khởi nghiệp điện tử Trong khi đó, thành tích hoặc nhu cầu thành đạt không có mối quan hệ đáng kể với ý định khởi nghiệp điện tử Các phát hiện này có thể chỉ ra được cần phải thực sự biến khởi nghiệp thành một lựa chọn nghề nghiệp nhằm thúc đẩy hành vi này hiệu quả hơn.
2.6.5 Nghiên cứu của Abdelfattah và cộng sự (2022).
Khởi nghiệp đã nhận được sự quan tâm rộng rãi trong thế kỷ 21 Nghiên cứu này nhằm mục đích kiểm tra ảnh hưởng trực tiếp của sự sáng tạo đối với ý định khởi nghiệp điện tử và tác động điều tiết của việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội đối với mối quan hệ giữa sáng tạo và ý định khởi nghiệp điện tử Dữ liệu được thu thập từ 248 doanh nhân Oman Các phát hiện cho thấy tác động trực tiếp của sự sáng tạo và phương tiện truyền thông ảnh hưởng đáng kể đến ý định khởi nghiệp điện tử. Đáng chú ý, mối quan hệ giữa sự sáng tạo và ý định khởi nghiệp điện tử được điều tiết tích cực bởi phương tiện truyền thông xã hội Nghiên cứu này kết luận rằng sự sáng tạo là một yếu tố quan trọng để khởi đầu quá trình kinh doanh vì nó góp phần thiết kế các sản phẩm mới và dịch vụ Ngoài ra, nghiên cứu này đã giới thiệu việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội như một điều kiện mạnh mẽ tác động đến cả sự sáng tạo và ý định khởi nghiệp điện tử.
Giả thuyết và mô hình đề xuất
2.7.1 Mối quan hệ giữa kỳ vọng kết quả và ý định khởi nghiệp điện tử.
Soomro và Shah (2021) phát biểu rằng, trở thành doanh nhân là một trong những phương tiện để các cá nhân thể hiện nhu cầu thành tích của mình (Zeffane, 2013) Đây được xem là một dạng thể hiện của “kỳ vọng kết quả” khi mà cá nhân dự định được những kết quả mà mình nhận được sau khi thực hiện hành vi Nói cách khác,
“kỳ vọng kết quả” là sự tưởng tượng và đánh giá chủ quan của một cá nhân vào kết quả hành vi (Lent và Brown, 2008), là niềm tin về một nội dung, một sự vật, một hiện tượng có thể xảy ra khi kết thúc hành vi (Lent và Brown, 2013). Đối với nhiều nghiên cứu, đơn cử như Pfeifer và cộng sự (2016), Kỳ vọng kết quả có ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý định khởi nghiệp Đặc biệt, các kỳ vọng tích cực về lợi ích tài chính, sự độc lập, hoặc sự an toàn … là điều thúc đẩy mạnh mẽ khiến cá nhân trở thành doanh nhân (Carter và cs, 2003) Đây là yếu tố mang lại những điều thỏa mãn các kỳ vọng của cá nhân, trong đó có mục tiêu hàng đầu chính là lợi nhuận (Christopoulos và Vogl, 2015) Bên cạnh đó, trong bối cảnh khởi nghiệp điện tử, sự đơn giản hóa trong thủ tục, tiết kiệm chi phí cũng như độ phủ đối với các công cụ chiêu thị (Sukasame và cs, 2008) đã tạo ra một lợi thế đặc hữu đối với các doanh nhân, đặc biệt là doanh nhân mới gia nhập thị trường thương mại điện tử (Matlay và Westhead, 2005) Cuối cùng, nghiên cứu của Segal và cộng sự (2002), Blaese và cộng sự (2021) ủng hộ và chứng minh thành công tác động tích cực của Kỳ vọng kết quả đến Ý định khởi nghiệp Các lập luận trên là cơ sở đề xuất giả thuyết:
H1: Kỳ vọng kết quả có tác động tích cực đến Ý định khởi nghiệp điện tử.
2.7.2 Mối quan hệ giữa Thái độ và ý định khởi nghiệp điện tử.
Về định nghĩa của thái độ, theo Liu và cộng sự (2019), đó là đặc điểm nhận thức chủ quan của cá nhân về bản thân, về con người, các sự vật, hiện tượng …là sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực về một hành vi cũng như các hệ quả có thể xảy ra bởi hành vi (Fattah và cs, 2022) Ở một góc nhìn khác, Mitchell và cộng sự (2003) coi thái độ đối với hành vi khởi nghiệp là ý kiến của doanh nhân về khả năng thích ứng, khả năng và hành động trong quá trình kinh doanh Trong nhiều nghiên cứu, Thái độ được xem là yếu tố giải thích mạnh mẽ đối với ý định nói chung cũng như ý định khởi nghiệp nói riờng (Liu và cs, 2019), là chỉ bỏo (Petty and Briủol, 2010) cũng như giải thớch ý định (Prodan and Drnovsek, 2010) Các tác giả trên cũng như nhiều tác giả khác cũng đã chứng minh mối quan hệ tích cực giữa thái độ và ý định khởi nghiệp (Jena, 2020; Souitaris, 2007; Wu và Wu, 2008; Rosique-Blasco và cs, 2018; Fragoso và cs, 2020; Bell và Bell, 2016) Lập luận trên là cơ sở đề xuất giả thuyết:
H2: Thái độ có tác động tích cực đến Ý định khởi nghiệp điện tử
2.7.3 Mối quan hệ giữa Giáo dục khởi nghiệp và Kỳ vọng kết quả.
Giáo dục khởi nghiệp tạo ra môi trường giả định hoặc thực tế, cho phép sinh viên trải nghiệm các hoạt động cụ thể có liên quan đến hành vi khởi nghiệp (Wardana và cs, 2020) Thông qua quá trình này, các kĩ năng được thực hành và từng hoạt động sẽ mang lại các kết quả tích cực hoặc tiêu cực Khi đã được trang bị đủ các kiến thức, kĩ năng (Liu và cs, 2019), thái độ, hành vi và tư duy của một doanh nhân (Wardana và cs, 2020), mỗi sinh viên sẽ đạt được nhận thức cơ bản về các kết quả sau khi thực hiện hành vi khởi nghiệp Trong nhiều nghiên cứu, giáo dục khởi nghiệp đóng vai trò quan trọng trong xây dựng nhận thức hiệu quả về các kết quả của hành vi khởi nghiệp Cụ thể, McMullen và Shepherd (2006) cho rằng giáo dục khởi nghiệp tạo ra, cung cấp và hướng dẫn thực hiện các phán đoán về các kế hoạch, dự án hoặc chiến lược kinh doanh Mặt khác, Pfeifer và cộng sự (2006) đã chứng minh thành công vai trò tích cực của giáo dục khởi nghiệp như một yếu tố bối cảnh thúc đẩy kỳ vọng kết quả Từ đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết:
H3: Giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực đến kỳ vọng kết quả
2.7.4 Mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp và thái độ
Packham và cộng sự (2010) đã xem xét sự ảnh hưởng của Giáo dục khởi nghiệp đến thái độ đối với khởi nghiệp của sinh viên trong nhiều bối cảnh Kết quả cho thấy hầu hết sinh viên sau khi trải qua giáo dục khởi nghiệp đều sở hữu thái độ tích cực. Một khía cạnh khác, theo Linan (2008) giáo dục khởi nghiệp tạo ra các hoạt động thực tế như trải nghiệm trực tiếp tại doanh nghiệp, sự kèm cặp từ các doanh nhân thành công (Wardana và cs, 2020) Mối quan hệ tích cực giữa Giáo dục khởi nghiệp và Thái độ cũng được Pfeifer và cộng sự (2016), Wardana và cộng sự (2020) chứng minh thành công Quan điểm này cũng được Lindberg và cộng sự (2017), Wardana và cộng sự (2021) ủng hộ trong nghiên cứu của mình Từ các lập luận trên, nghiên cứu đề xuất giả thuyết:
H4: Giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực tới thái độ
2.7.5 Vai trò điều tiết của Niềm tin vào năng lực bản thân
Niềm tin vào năng lực bản thân, theo định nghĩa của Liu và cộng sự (2019), đó là sự tự tin của cá nhân liên quan đến khả năng thực hiện hành vi cũng như sở hữu các kĩ năng liên quan cần thiết Mặt khác, đứng với góc nhìn khởi nghiệp nói chung và khởi nghiệp điện tử nói riêng, đó là niềm tin của cá nhân vào những năng lực của bản thân trong việc sáng lập, điều hành và quản lý doanh nghiệp (Santos và Liguori,
2019) Trong quá trình hình thành ý định khởi nghiệp, niềm tin vào năng lực bản thân đóng vai trò như nền tảng trong việc chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh (Drnovšek và cs, 2010), sáng tạo ý tưởng (Zhao và cs, 2005) Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh được sự ảnh hưởng tích cực và mạnh mẽ của yếu tố này trong việc giải thích ý định khởi nghiệp (Santos và Liguori, 2019; Wilson và cs, 2007; Krueger, 2000; Shinnar và cs, 2018)
Theo lập luận của Lent và cộng sự (1994), Niềm tin vào năng lực bản thân có ảnh hưởng tích cực, là chỉ báo nhằm tiên đoán và giải thích kỳ vọng kết quả Trong nghiên cứu của mình, Liguori cùng cộng sự (2020) giải thích rằng, khi cá nhân tự tin rằng họ có thể đạt được những thành tựu nhất định, sự mong đợi của họ vào kết quả cũng trở nên mạnh mẽ hơn Nói cách khác, niềm tin vào năng lực của bản thân là tích cực, kỳ vọng vào kết quả của hành vi cũng là tích cực ( Lent và cs, 1994). Bên cạnh đó, minh chứng về mối quan hệ này cũng được lập luận trong nghiên cứu của Lent và cộng sự (2017) rằng: khi một người có niềm tin tích cực vào khả năng của mình khi thực hiện hành vi, các kết quả đạt được sẽ mang lại hệ quả và lợi ích cao hơn Ở một góc nhìn khác, Dehghanpour Farashah (2015) lập luận rằng Niềm tin vào năng lực bản thân làm tăng cường ý định khởi nghiệp thông qua kỳ vọng kết quả, và chính kỳ vọng kết quả cũng được thúc đẩy mạnh mẽ trong mối quan hệ này (Pfeifer và cs, 2016) Từ các minh chứng đã trình bày, chúng tôi đề xuất giả thuyết:
H5: Niềm tin vào năng lực bản thân điều tiết tích cực mối quan hệ giữa Kỳ vọng kết quả và Ý định khởi nghiệp điện tử.
Nếu cá nhân tin rằng họ sở hữu nhiều khả năng (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm) trong một lĩnh vực, họ có thể thực hiện tốt các hành vi liên quan đến lĩnh vực đó (Ernst, 2011) Niềm tin vào năng lực bản thân xem xét khả năng phù hợp của kỹ năng đối với hành vi để đánh giá mức độ thành công, còn thái độ dựa trên tổng hợp niềm tin của cá nhân và quá trình đánh giá gắn liền với những niềm tin đó (Tiwari và cộng sự, 2017) để xem xét tiềm năng kết quả nếu thực hiện hành vi Trong nghiên cứu của mình, Ernst (2011), Pihie và Bagheri (2013), Piperopoulos and Dimov (2015), Wardana và cộng sự (2020) cũng ủng hộ mối quan hệ tích cực giữa Niềm tin vào năng lực bản thân và Thái độ đối với ý định khởi nghiệp Khi cá nhân sở hữu độ tự tin cao, họ có thể giảm độ e ngại đối với các rủi ro có thể gặp phải cũng như cú tõm thế sẵn sàng hơn trong khởi nghiệp (Liủỏn, 2008) Từ cỏc lập luận trên , chúng tôi đề xuất giả thuyết:
H6: Niềm tin vào năng lực bản thân điều tiết tích cực mối quan hệ giữa Thái độ và Ý định khởi nghiệp điện tử.
Chương này là sự cô đọng của lược khảo lý thuyết nền tảng và các nghiên cứu trước nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu Chương đã chỉ ra các khái niệm, định nghĩa và tổng quan các nghiên cứu Các nội dung được trình bày trong chương 2 thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đối với ý định khởi nghiệp điện tử.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Phương pháp
Nhóm tác giả thực hiện tìm kiếm và lược khảo các lý thuyết liên quan đến đề tài nhằm xây dựng mô hình nghiên cứu Sau đó, nhằm đo lường các khái niệm và kiểm định các mối quan hệ đã đề xuất, thang đo nghiên cứu được kế thừa từ các đề tài trước đó Sau khi xây dựng thang đo nháp, chúng tôi thực hiện thảo luận nhóm và xin ý kiến tham cứu của chuyên gia Phạm Minh nhằm điều chỉnh và thay đổi kết cấu ngữ pháp trong câu hỏi định tính nhằm đảm bảo rằng đối tượng khảo sát hiểu rõ
Thực hiện nghiên cứu định tính
Sau quá trình lược khảo lý thuyết, nhóm nghiên cứu thực hiện kế thừa các thang đo từ các nghiên cứu trước đó Chi tiết, nghiên cứu sử dụng thang đo kế thừa từ Wardana và cộng sự (2020) với 3 biến quan sát cho khái niệm “giáo dục khởi nghiệp” và 4 biến quan sát cho “thái độ đối với khởi nghiệp” Tiếp theo, 4 biến quan sát được kế thừa kết hợp từ hai nghiên cứu của Dehghanpour Farashah (2015) và Blaese và cộng sự (2021) nhằm đo lường khái niệm “kỳ vọng kết quả” Cuối cùng, thang đo 6 biến quan sát cho “niềm tin vào năng lực bản thân” và 5 biến quan sát cho “ý định khởi nghiệp điện tử” được sử dụng từ công trình của Jeong và Choi
(2017) Nội dung thang đo kế thừa thể hiện trong bảng:
Yếu tố Biến quan sát Nguồn
Giáo dục Trường Đại học phát triển các kỹ năng Wardana, L W., khởi nghiệp khởi nghiệp Narmaditya, B S.,
Wibowo, A., Mahendra, Trường Đại học cung cấp kiến thức cơ A M., Wibowo, N A., bản về khởi nghiệp Harwida, G., & Rohman,
A N (2020) Trường Đại học giúp bạn có được ý tưởng sáng tạo để khởi nghiệp
Thái độ đối Khởi nghiệp mang lại nhiều thú vị Wardana, L W., với khởi Narmaditya, B S., nghiệp Bạn lựa chọn khởi nghiệp thay vì nghề Wibowo, A., Mahendra, nghiệp khác A M., Wibowo, N A.,
Harwida, G., & Rohman, Khởi nghiệp mang đến cho bạn sự hài A N (2020) lòng đặc thù
Bạn sẽ bắt đầu khởi nghiệp ngay khi đủ điều kiện
Kỳ vọng kết Khởi nghiệp giúp Bạn độc lập hơn Dehghanpour Farashah, quả A (2015)
Khởi nghiệp cải thiện thu nhập của Bạn
Khởi nghiệp mang lại cho Bạn địa vị cao và
Blaese, R., Noemi, S., & Khởi nghiệp giúp Bạn được tôn trọng Brigitte, L (2021)
Niềm tin vào Bạn tự tin khi khởi nghiệp Jeong, J., & Choi, M. năng lực bản (2017) thân Bạn có thể kiểm soát việc khởi nghiệp
Bạn biết được những yếu tố cần thiết cho việc khởi nghiệp
Bạn sẽ thành công nếu bạn khởi nghiệp
Bạn cảm thấy khởi nghiệp là điều dễ dàng
Bạn có thể khởi nghiệp nếu Bạn muốn Ý định khởi Mục tiêu nghề nghiệp của Bạn là khởi Jeong, J., & Choi, M. nghiệp nghiệp điện tử (2017)
Bạn sẽ nỗ lực tối đa để khởi nghiệp
Bạn xác định sẽ khởi nghiệp trong tương lai
Bạn nghiêm túc với việc khởi nghiệp
Bạn chắc chắn sẽ khởi nghiệp trong tương lai gần
Ngay từ đầu, bên cạnh “niềm tin vào năng lực bản thân” và “ ý định khởi nghiệp điện tử”, nhóm tác gải có ý định sử dụng bảng hỏi 5 biến quan sát cho khái niệm “ kỳ vọng kết quả “ trong nghiên cứu của Jeong và Choi (2017) (Phụ lục) Theo quan điểm của nhóm tác giả, việc sử dụng thang đo từ một nghiên cứu sẽ có thể tăng tính đồng bộ và tưỡng hỗ đói với các khái niệm do sự nhất quán trong lập luận của nghiên cứu gốc Tuy nhiên, sau khi lược khảo nhiều nghiên cứu liên quan, chúng tôi quyết định sử dung thang đo từ nghiên cứu khác (Dehghanpour Farashah, 2015 và Blaese và cộng sự,
2021) để đo lường “ kỳ vọng kết quả” Lý giải cho điều này, đầu tiên, bản thân Jeong và Choi (2017) lập luận rằng “ kết quả kỳ vọng là hệ quả có thể xảy ra của việc thực hiện các hành vi cụ thể”, trong khi đó nội dung thanh đo lại biểu thị một số nội dung không thuộc phạm trù của định nghĩa đó Đơn cử, biến quan sát “ If I had the opportunity and resources, I would like to start a firm” – Nếu có cơ hội và nguồn lực ,tôi muốn thành lập một công ty” là nội dung của “ ý định khởi nghiệp” (Adekiya và lbrah, 2016, Shah và Soomro, 2017) Thứ hai, thang đo của jeong và Choi (2017) chưa tiếp cận được định nghĩa “Kỳ vọng kết quả” theo quan điểm và bối cảnh của đề tài Cụ thể, đó là các yếu tố lợi ịch cụ thể gồm kỳ vọng tích cực về tài chính (Chistopoulos và Vogl, 2015), sự độc laạo, hoặc sự an toàn… (Carter và cs, 2003) thay vì các nội fung thiên về cảm xúc (sự thu hút, sự hài lòng) Thức ba, theo nghiên cứu của Wadana và cộng sự (2020) Các biến quan sát còn lại trong thang đo của Jeong và Choi (2017) được sử dụng để đo lường khái niệm “ thái độ” thay vì ý định, do đó khi sử dụng thang đo này, kết quả phân tích sẽ xuất hiện sự xung độc hoặc trùng lập, thậm chí là sự tương quan
Kết quả nghiên cứu định tính
Vì thang đo được kế thừa từ các nghiên cứu khác trên thế giới, do đó, sự khác biệt về văn hóa, ngữ, nghĩa và các yếu tố khác có thể gây hiểu lầm trong nội dung nghiên cứu phải được điều chỉnh Sau khi thảo luận nhóm và được ý kiến từ chuyên gia, nhóm tác giả thống nhất nội dung thang đo chính thức cho đề tài nghiên cứu như sau:
Thái độ đối với khởi nghiệp điện tử
Trường Đại học phát triển các kỹ năng khởi nghiệp điện tử
Trường Đại học cung cấp kiến thức cơ Bạn về khởi nghiệp điện tử
Trường Đại học giúp Bạn có được ý tưởng sáng tạo để khởi nghiệp điện tử
Khởi nghiệp điện tử mang lại nhiều thú vị
Bạn lựa chọn khởi nghiệp điện tử thay vì nghề nghiệp khác
Khởi nghiệp điện tử mang đến cho Bạn sự hài lòng đặc thù
Bạn sẽ bắt đầu khởi nghiệp điện tử ngay khi đủ điều kiện
Khởi nghiệp điện tử giúp Bạn độc lập hơn
Kỳ vọng kết Khởi nghiệp điện tử cải thiện thu nhập của Dehghanpour quả Bạn Farashah, A (2015) và Khởi nghiệp điện tử mang lại cho Bạn địa
Khởi nghiệp điện tử giúp Bạn được tôn trọng
Niềm tin vào Bạn tự tin khi khởi nghiệp điện tử Jeong, J., & Choi, M. năng lực bản (2017) thân Bạn có thể kiểm soát việc khởi nghiệp điện tử
Bạn biết được những yếu tố cần thiết cho việc khởi nghiệp điện tử
Bạn sẽ thành công nếu bạn khởi nghiệp điện tử
Bạn cảm thấy khởi nghiệp điện tử là điều dễ dàng
Bạn có thể khởi nghiệp điện tử nếu Bạn muốn Ý định khởi Mục tiêu nghề nghiệp của Bạn là khởi Jeong, J., & Choi, M. nghiệp điện nghiệp điện tử (2017) tử
Bạn sẽ nỗ lực tối đa để khởi nghiệp điện tử
Bạn xác định sẽ khởi nghiệp điện tử trong tương lai
Bạn nghiêm túc với việc khởi nghiệp điện tử
Bạn chắc chắn sẽ khởi nghiệp điện tử trong tương lai gần
Trên đây là thang đo chính thức làm cơ sở cho việc thu thập dữ liệu cho quá trình phân tích về sau Nội dung bảng khảo sát chính thức như sau
Anh chị vui lòng đánh dấu X chấm điểm mức độ cảm nhận của mình
Hoàn toàn Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn không đồng ý đồng ý
STT NỘI DUNG TRẢ LỜI
1 Trường Đại học phát triển kĩ năng khởi (1) (2) (3) (4) (5) nghiệp điện tử
2 Trường Đại học cung cấp kiến thức cơ bản (1) (2) (3) (4) (5) về khởi nghiệp điện tử
3 Trường Đại học giúp bạn có được ý tưởng (1) (2) (3) (4) (5) sáng tạo để khởi nghiệp điện tử
1 Khởi nghiệp điện tử mang lại nhiều thú vị (1) (2) (3) (4) (5)
2 Bạn lựa chọn khởi nghiệp điện tử thay vì (1) (3) (4) (5)
3 Khởi nghiệp điện tử mang đến cho bạn sự hài (1) (2) (3) (4) (5) lòng đặc thù
4 Bạn sẽ bắt đầu khởi nghiệp điện tử ngay khi (1) (2) (3) (4) (5) đủ điều kiện
Niềm tin vào năng lực bản thân
1 Bạn tự tin khi khởi nghiệp điện tử (1) (2) (3) (4) (5)
2 Bạn có thể kiểm soát việc khởi nghiệp điện (1) (2) (3) (4) (5) tử
3 Bạn biết được những yếu tố cần thiết cho (1) (2) (3) (4) (5) việc khởi nghiệp điện tử
4 Bạn sẽ thành công nếu khởi nghiệp điện tử (1) (2) (3) (4) (5)
5 Bạn cảm thấy khởi nghiệp điện tử là điều dễ (1) (2) (3) (4) (5) dàng
6 Bạn có thể khởi nghiệp điện tử nếu muốn (1) (2) (3) (4) (5)
1 Khởi nghiệp điện tử giúp Bạn độc lập hơn (2) (3) (4) (5)
2 Khởi nghiệp điện tử cải thiện thu nhập của (1) (2) (3) (4) (5) bạn
3 Khởi nghiệp điện tử mang lại cho bạn địa vị (1) (2) (3) (4) (5) cao
4 Khởi nghiệp điện tử giúp bạn được tôn trọng (1) (2) (3) (4) (5) Ý định khởi nghiệp điện tử
1 Mục tiêu nghề nghiệp của Bạn là khởi nghiệp (1) (2) (3) (4) (5) điện tử
2 Bạn sẽ nỗ lực tối đa để khởi nghiệp điện tử (1) (2) (3) (4) (5)
3 Bạn xác định sẽ khởi nghiệp điện tử trong (1) (2) (3) (4) (5) tương lai
4 Bạn nghiêm túc với việc khởi nghiệp điện tử (1) (2) (3) (4) (5)
5 Bạn chắc chắn sẽ khởi nghiệp điện tử trong (1) (2) (3) (4) (5) tương lai gần
Thiết kế Nghiên cứu định lượng
Dựa vào thang đo chính thức đã được xây dựng sau quá trình nghiên cứu định tính, bảng hỏi khảo sát được xây dựng nhằm thu thập mẫu khảo sát Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc phân tích dữ liệu và kiểm định mô hình nghiên cứu Nhằm đạt được tính nhanh gọn, tiết kiệm chi phí cũng như độ chính xác khi thống kê nội dung trả lời, nền tảng Google Form được sử dụng và bảng hỏi sẽ tiếp cận đáp viên thông qua các phương tiện truyền thông xã hội (Social Media) Lý giải cho phương thức tiếp cận này, đối tượng khảo sát của đề tài là đối tượng sinh viên, hoặc Gen Z nói chung, là đối tượng có độ tiệm cận với Internet cực kỳ cao (Priporas và cs, 2020).
Do đó, phương thức này là hợp lý nhằm tổng hợp được dữ liệu một cách hiệu quả. 3.3.5 Thực hiện nghiên cứu định lượng.
Số lượng mẫu tối thiểu cần thu thập nhằm chắc chắn rằng dữ liệu là khách quan và đủ độ tin vậy được phát biểu trong nhiều nghiên cứu Trong đó, đối với sử dụng SEM, lượng mẫu tối thiểu cần tổng hợp được trình bày trong nghiên cứu của Hair và cộng sự (2014):
Mười lần số lượng thang đo của khái niệm sở hữu số biến quan sát nhiều nhất trong mô hình nghiên cứu.
Mười lần số lượng đường dẫn bên trong của mô hình nghiên cứu.
Theo nội dung phát biểu như trên, bảng thang đo gồm tổng cộng 22 biến quan sát nhằm đo lường 5 khái niệm, trong đó, khái niệm sở hữu lượng thang đo nhiều nhất là 6 (niềm tin vào năng lực bản thân) Từ đó, số lượng mẫu tối thiểu cần thu thập là
60 Đối với cách thứ hai, mô hình nghiên cứu đã trình bày sở hữu 7 đường dẫn bên trong, tương ứng với 70 mẫu tối thiểu Tuy nhiên, Tabachnick và cộng sự (2007) lại cho rằng, 50 - 100 mẫu cho phân tích SEM mang lại kết quả rất kém, đồng thời, 300
- 500 được cho là số mẫu tốt Vì vậy, nhằm đảm bảo độ khách quan trong bối cảnh nghiên cứu, số mẫu dự kiến thu thập cho phân tích dữ liệu là 400.
Mẫu khảo sát được thực hiện dựa trên phương pháp lấy mẫu thuận tiện, tuy nhiên, đáp viên phải thỏa mãn hai điều kiện: thứ nhất, họ phải là sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam, thứ hai, trong chương trình đào tạo phải hàm chứa nội dung về khởi nghiệp (môn học khởi nghiệp, khóa học khởi nghiệp). Bảng câu hỏi được thiết kế với thang đo Likert 5 điểm cho các biến quan sát, 1 Hoàn toàn không đồng ý, 2 = Không đồng ý, 3 = Trung lập, 4 = Đồng ý và 5 Hoàn toàn đồng ý Bảng khảo sát được trình bày ở phụ lục. Đối với phân tích dữ liệu, phần mềm SPSS 20 và Smart PLS 3.0 được sử dụng Quá trình phân tích được chia làm hai giai đoạn chính Giai đoạn 1, các chỉ số đánh giá độ tin cậy thang đo cũng như tính khách quan của dữ liệu được kiểm định Khi các chỉ số đạt yêu cầu, giai đoạn 2 được tiến hành nhằm kiểm định các mối quan hệ trong mô hình nghiên cứu Nội dung các điều kiện thể hiện trong bảng dưới:
Giai đoạn 1: Kiểm định các chỉ số
Chỉ số Mục đích Điều kiện Nguồn
CA CR > 0.7 Hair và cộng sự (2014) Độ tin cậy thang đo
Outer loading Gửtz & cộng sự (2010) Độ hội tụ Outer Loading > 0.7 của thang
AVE đo AVE > 0.5 Hair và cộng sự (2014)
VIF Đa cộng VIF Kỳ vọng 0.509 0.511 0.039 13.182 0.000 Điều tiết MQH Thái độ 0.117 0.119 0.047 2.519 0.012 -> Ý định Điều tiết MQH Kỳ 0.074 0.072 0.057 1.306 0.192 vọng-> Ý định
Theo như kết quả đã trình bày, mối quan hệ giữa giáo dục khởi nghiệp, kỳ vọng kết quả, thái độ và ý định khởi nghiệp điện tử được chấp nhận với ý nghĩa thống kê đạt 95% (p value < 0.05) Với bootstrap (NP00), kết quả của các giả thuyết đã trình bày là tích cực Tiếp theo, với vai trò Điều tiết của Niềm tin vào năng lực bản thân đối với mối quan hệ giữa kỳ vọng kết quả, thái độ và ý định khởi nghiệp, nghiên cứu thực hiện kiểm định Bootstrap lần 2 Kết quả cho thấy, Niềm tin vào năng lực bản thân có vai trò tích cực trong việc điều tiết mối quan hệ giữa Thái độ và Ý định khởi nghiệp điện tử Tuy nhiên, điều tiết mối quan hệ giữa Kỳ vọng kết quả và Ý định khởi nghiệp bị bác bỏ với p value = 0.192 (> 0.05).
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Theo kết quả nghiên cứu, Giáo dục khởi nghiệp có tác động tích cực trong việc xây dựng kết quả kỳ vọng cũng như thái độ của sinh viên đối với khởi nghiệp điện tử. Với MeanEDU(min = 4.02), đa số mẫu đều đồng ý với vai trò của giáo dục khởi nghiệp trong việc trang bị kỹ năng và kiến thức cho việc khởi nghiệp điện tử Chi tiết hơn, Giáo dục khởi nghiệp góp phần xây dựng thái độ tích cực cho sinh viên (β=0.565), tăng độ hiệu quả trong việc đánh giá và hình thành kỳ vọng cho hành vi khởi nghiệp (β=0.509) Tiếp theo, kỳ vọng kết quả và thái độ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành ý định khởi nghiệp điện tử Đầu tiên, kỳ vọng kết quả sẽ định dạng được khung ý định dựa trên những kết quả được hình dung sẵn Về thái độ, đây là khái niệm có liên quan đến cảm xúc, đánh giá chủ quan cũng như động lực của cá nhân trong việc thực hiện hành vi Trong nghiên cứu này, thái độ chi phối việc hình thành ý định khởi nghiệp điện tử (β=0.199).
Trong kết quả điều tiết của Niềm tin vào năng lực bản thân đối với mối quan hệ giữa Thái độ và Ý định khởi nghiệp điện tử, Niềm tin đóng vai trò kết nối cả hai yếu tố Khi cá nhân sở hữu niềm tin vào năng lực bản thân tích cực, thái độ đối với ý định khởi nghiệp cũng được tăng cường mạnh mẽ vì họ tự tin rằng việc thực hiện hành vi khởi nghiệp là khả thi Ngược lại, vai trò điều tiết của niềm tin vào năng lực bản thân đến mối quan hệ của kỳ vọng đến ý định khởi nghiệp bị bác bỏ (p value = 0.192).
Chương 4 thể hiện các kết quả nghiên cứu Việc kiểm định các chỉ số như CA, CR sẽ đảm bảo độ tin cậy của mô hình Sau đó, kết quả mô hình không điều tiết và mô hình điều tiết sẽ là cơ sở quan trọng cho nội dung hàm ý quản trị ở chương 5.