1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên

72 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Yếu Tố Bên Ngoài Ảnh Hưởng Đến Hành Vi Sử Dụng Tik Tok Của Sinh Viên
Tác giả Trần Thị Hồng Yến
Người hướng dẫn Cao Minh Trí
Trường học Trường Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,62 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI (9)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (9)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (11)
    • 1.3. Phương pháp nghiên cứu (11)
    • 1.4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu (12)
      • 1.4.1: Đối tượng nghiên cứu (12)
      • 1.4.2: Phạm vi nghiên cứu (12)
    • 1.5. Đóng góp của nghiên cứu (12)
    • 1.6. Bố cục của đề tài (14)
  • PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU (16)
    • 2.1 Các khái niệm nền tảng của nghiên cứu (16)
      • 2.1.1 Chất lượng hệ thống (0)
      • 2.1.2 Trải nghiệm ứng dụng Tik Tok (16)
      • 2.1.3 Cảm nhận tính hữu ích (17)
      • 2.1.4 Cảm nhận mức độ dễ sử dụng (17)
      • 2.1.5 Thái độ (17)
      • 2.1.6 Ý định hành vi sử dụng (18)
    • 2.2 Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan (18)
      • 2.2.1 Nghiên cứu của Mailizar Mailizar, Damon Burg,Suci Maulina (18)
      • 2.2.2 Nghiên cứu của Mohammad Al-Khasawneha, Abdel-Aziz Ahmad Sharabatib, Shafig Al-Haddada, Reem Tbakhia and Hesham Abusaimehb11 (20)
      • 2.2.3 Nghiên cứu của Fumei Weng, Rong-Jou Yang, Hann-Jang Ho, Hui- (22)
      • 2.2.4 Nghiên cứu của De-Yen Liu, Kuo-Ching Wang, Tso-Yên Mao và Chin-Cheng Yang (23)
    • 2.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu (0)
      • 2.3.1 Mô hình chấp nhận công nghệ ( TAM) (0)
      • 2.3.2 Phát biểu các giả thuyết liên quan (25)
        • 2.3.2.4 Mối quan hệ giữa cảm nhận hữu ích với thái độ và ý định hành vi sử dụng (28)
        • 2.3.2.5 Mối quan hệ giữa thái độ với ý định hành vi sử dụng Tik Tok (29)
      • 2.3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất (29)
  • PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (32)
    • 3.1 Thiết kế nghiên cứu (32)
    • 3.2 Quy trình nghiên cứu (33)
    • 3.3 Mẫu nghiên cứu (35)
      • 3.3.1 Tổng mẫu (35)
      • 3.3.2 Kích cỡ mẫu (35)
      • 3.3.3 Phương pháp chọn mẫu (35)
    • 3.4 Phương pháp thu thập dữ liệu (36)
    • 3.5 Xây dựng và mã hóa thang đo (36)
      • 3.5.1 Xây dựng thang đo (36)
      • 3.5.2 Điều chỉnh thang đo (38)
      • 3.5.3 Mã hóa thang đo (43)
    • 3.6 Xây dựng bảng câu hỏi (46)
    • 3.7 Thu thập và xử lý dữ liệu (47)
      • 3.7.1 Thu thập dữ liệu (47)
      • 3.7.2 Xử lý dữ liệu (47)
  • PHẦN 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ (48)
    • 4.1 Phân tích đặc điểm mẫu (48)
      • 4.1.1 Kết quả mẫu khảo sát (48)
      • 4.1.2 Phân tích đặc điểm mẫu (48)
        • 4.1.2.1. Phân tích tổng quát (48)
        • 4.1.2.2. Phân tích mô tả hành vi (51)
    • 4.2. Đánh giá mô hình cấu trúc (56)
      • 4.2.1. Đánh giá sự đa cộng tuyến (56)
      • 4.2.2. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu (56)
      • 4.2.3. Đánh giá hệ số tác động f 2 (58)
    • 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu (59)
    • 4.4. Đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố (60)
  • PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (61)
    • 5.1 Tóm tắt và kết quả nghiên cứu (61)
      • 5.1.1. Tóm tắt nghiên cứu (61)
      • 5.1.2 Kết quả nghiên cứu (62)
    • 5.2. Hàm ý quản trị (63)
    • 5.3. Hạn chế của nghiên cứu (68)
    • 5.4. Đề xuất của nghiên cứu (69)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

Lý do chọn đề tài

Xuất phát từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, thời đại bùng nổ thông tin trên Internet Ngày càng có nhiều người trên thế giới quan tâm, truy cập và sử dụng Internet, nhất là các trang mạng xã hội Theo báo cáo Digital (We are social,

2022) , qua các biểu đồ số liệu tổng quan thì có 72.10 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam vào tháng 1 năm 2022, chiếm 73,2% tổng dân số vào đầu năm 2022 (tăng 4,9% so với năm 2021) Trong đó, số lượng người thường xuyên sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam lên đến 76.95 triệu, tương đương 78,1% tổng dân số (tăng 6,9%) Mỗi ngày, trung bình người Việt Nam dành khoảng 2 giờ 28 phút cho việc sử dụng các trang mạng xã hội Những con số trên cho thấy, mạng xã hội đang trở thành món ăn tinh thần, trở thành một thói quen, đam mê hàng ngày không thể thiếu của người dân Việt Nam Mạng xã hội là một ứng dụng web tương tác đang gia tăng trên toàn cầu (Zyoud và Cộng sự,2018) Mạng xã hội được sử dụng bởi hàng tỷ người trên khắp thế giới và đã nhanh chóng trở thành một trong những công nghệ quan trọng hiện nay (Appel và Cộng sự, 2020).

Nhu cầu giao lưu, kết bạn, giải trí ngày càng được quan tâm, chính vì vậy, mạng xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, ta có thể kể đến như Facebook, YouTube, Instagram, và TikTok là một trong số đó Một trong những nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất và ngày càng nhiều do âm nhạc tương tác với video ngắn TikTok được ra mắt vào năm 2017, mặc dù là một “đứa con sinh sau đẻ muộn” nhưng TikTok lại gây được tiếng vang cực kỳ tốt và được mọi người hưởng ứng mạnh mẽ Theo báo cáo Digital (We are social, 2022), trên toàn cầu có 1.02 tỷ người 18 tuổi tiếp cận với nền tảng tiktok chiếm 20,3% tổng số người sử dụng internet Theo ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc chính sách của TikTok tại Việt Nam, tính đến cuối tháng 3/2020, nền tảng này đã có 12 triệu người dùng thường xuyên đăng ký tại Việt Nam Nhưng đến năm 2022, Việt Nam có 49.59 triệu người sử dụng nền tảng này (We are social, 2022), số lượng người sử dụng mạng xã hội Tiktok ngày càng tăng Có thể nói TikTok rất được giới trẻ hiện nay ưa thích Nó như một sân chơi, một nơi giải trí cho rất nhiều người và tạo ra rất nhiều xu hướng mới Người dùng có thể tự do sáng

SVTH: Trần Thị Hồng Yến tạo những video ngắn với các hiệu ứng chuyển động khác nhau, kết hợp với đa dạng âm thanh hay với bất kì một bài nhạc, giọng nói nào để truyền tải thông điệp của mình đến với người dùng khác Bởi vì, âm thanh cũng đóng vai trò xây dựng câu chuyện và có một thông điệp cụ thể để truyền tải (Serrano và cộng sự, 2020) Một phần, TikTok cho phép người dùng dễ dàng truy cập, tải lên để chia sẻ với người khác trên TikTok hoặc các nền tảng xã hội khác Tik Tok sẽ gợi ý những video cho bạn dựa trên những gì bạn xem, thích và chia sẻ Hơn thế nữa, TikTok mang lại lượng tương tác khá cao, khiến cho video của bạn có thể tiếp cận lên đến hàng trăm, hàng triệu người khác nhau trên toàn cầu Đó cũng chính là lý do các nhà quảng cáo, tiếp thị rất thích sử dụng nền tảng này, vì TikTok không những dễ sử dụng mà còn dễ tiếp cận được khách hàng mục tiêu đưa thương hiệu của mình lại gần hơn với khách hàng nhưng không cần một đội ngũ quá chuyên nghiệp Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, TikTok mở thêm một chức năng khác nữa là TikTok Shop thu hút giới trẻ lựa chọn và tin dùng để mua sắm bên cạnh các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee, Người dùng có thể vừa trải nghiệm mua sắm vừa giải trí mà không cần phải liên kết với ứng dụng mua sắm khác.

Do đó, việc nghiên cứu kiểm tra việc áp dụng mạng xã hội tác động lên nhận thức của người dùng là cần thiết, đặc biệt là ở giới trẻ hiện nay, nhất là ở sinh viên Sinh viên đại học có khả năng truy cập internet nhiều hơn so với các phân khúc dân số khác (Kim và LaRose, 2004) Theo đó, có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng mạng xã hội, chẳng hạn như Facebook (Al-Azawei, 2018) Với Tik Tok có nghiên cứu của Mohamad Al-Khasawneha và cộng sự (2022) tập trung kiểm tra tác động của sự hữu ích cảm nhận, cảm nhận dễ sử dụng, cảm nhận về sự thích thú, cảm giác thân thuộc và nội dung do người dùng tạo khi sử dụng ứng dụng Tik Tok Tuy nhiên, ở nghiên cứu của Mailizar Mailizar1 và cộng sự (2021) cũng kiểm tra tác động của các biến trên và thêm vào đó là hai yếu tố chất lượng hệ thống và trải nghiệm nhưng nghiên cứu này lại ở một lĩnh vực khác đó là e-learning Không có nghiên cứu nào đề cập đến việc áp dụng hay yếu tố này cho TikTok Việc tác động đồng thời của các yếu tố này trong Tik Tok thì vẫn chưa được nghiên cứu nào làm rõ.

Xuất phát từ việc TikTok ngày càng trở nên phổ biến và lượng người dùng trong độ tuổi sinh viên tại Việt Nam ngày càng lớn Với mong muốn góp phần vào việc nghiên cứu những ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của sinh viên ngày nay trong việc sử dụng mạng xã hội, nhómSVTH: Trần Thị Hồng Yến

3 nghiên cứu đã lựa chọn đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI ẢNH

HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỦ DỤNG TIK TOK CỦA SINH VIÊN” để thực hiện nghiên cứu khoa học.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài nghiên cứu này đó là “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ

BÊN NGOÀI ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI SỦ DỤNG TIK TOK CỦA SINH VIÊN” Việc xác định và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng sẽ giúp đề xuất các định hướng và khuyến nghị giúp sinh viên nâng cao hiệu quả sử dụng TikTok, góp phần sử dụng tối đa các tài nguyên trên ứng dụng này Chính vì thế, đề tài này đưa ra các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, thái độ của sinh viên ngày nay khi sử dụng mạng xã hội Tiktok.

- Phân tích, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định sử dụng TikTok của sinh viên.

- Đề xuất các hàm ý quản trị cho Doanh Nghiệp để khai thác hiệu quả kênh Tik Tok hướng đến hành vi của khách hàng, đặc biệt là giới trẻ.

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, nhóm tác giả sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong đó:

Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu định tính bằng cách lược khảo các nghiên cứu trước đây, xác định các yếu tố bên ngoài nào tác động đến thái độ và hành vi sử dụng của người dùng Từ đó, xem xét tính phù hợp về ngữ cảnh, thang đo để xây dựng mô hình cho hành vi sử dụng app Tik Tok của người dùng Cuối cùng, sử dụng phương pháp phỏng vấn và lấy ý kiến từ chuyên gia và một nhóm người dùng Tik Tok nhất định để kiểm định lại kết quả phân tích.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Bằng cách gửi bảng câu hỏi trực tiếp trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, trong cách hội, nhóm để thu thập thông tin mộtSVTH: Trần Thị Hồng Yến cách tốt nhất Mẫu được chọn theo phương pháp phi xác suất thuận tiện Dữ liệu thống kê theo SPSS phiên bản 23.0, SmartPLS 3.0 để thực hiện phân tích thống kê mô tả, sử dụng mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính thông qua phần mềm hỗ trợ PLS-SEM để đánh giá các thang đo.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

1.4.1: Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng Tik

Tok của sinh viên ngày nay. Đối tượng khảo sát: Các bạn sinh viên các khóa đang theo học tại các trường.

Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu trong khoảng thời gian từ

Về không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các bạn sinh viên sử dụng

Tik Tok ở tất cả các khóa tại trường Đại học.

Về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu tập trung vào việc xác định các yếu tố bên ngoài có tác động đến hành vi, thái độ của sinh viên và trong cộng đồng nói chung và sinh viên các trường đại học nói riêng trong mối quan hệ với ý định sử dụng lâu dài của sinh viên ngày nay.

Đóng góp của nghiên cứu

Hiện nay, hầu hết mọi người ai ai cũng sử dụng các trang mạng xã hội, đặc biệt là Tik Tok Các video với nhiều content khác nhau đã trở thành trend và ngày càng có sức hấp dẫn đối với tất cả mọi người, mà trong đó thành phần không thể không nhắc đến đó chính là giới trẻ Đây là lực lượng hùng hậu, họ tiếp cận và đón nhận nó một cách tích cực, rộng rãi và vô cùng nhanh chóng Thế nên, đề tài nghiên cứu này được thực hiện với kỳ vọng và mục đích là đánh giá được các yếu tố và các tác động của nền tảng Tik Tok đối với mọi người, cùng

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

5 với đó xác định được tầm ảnh hưởng của Tik Tok thông qua thái độ, nhận thức và hành vi của người tiêu dùng trẻ, nhất là sinh viên của các trường Đại học Kết quả của quá trình nghiên cứu đã đem đến những đóng góp mang tính thiết thực và bao quát mọi mặt như sau: Đầu tiên về mặt học thuật, đề tài nghiên cứu đã đóng góp vào cơ sở lý thuyết bằng cách khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng nền tảng Tik Tok lâu dài của của sinh viên Qua đó, nghiên cứu này kỳ vọng đóng góp trong việc xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với người tiêu dùng, đồng thời còn góp phần mở rộng mô hình Chấp nhận Công Nghệ ( TAM ) cho hành vi và ý định sử dụng của sinh viên nói riêng và toàn bộ giới trẻ nói chung, nhờ vậy có thể phân khúc được nhóm đối tượng có mối quan tâm lớn với nền tảng Từ đó, đề tài nghiên cứu có thể sử dụng trong các tình huống để giảng dạy cho các lớp học về Marketing hay các khóa về đào tạo kinh doanh, xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp Cùng với đó, đề tài còn có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho các bạn có hứng thú với chủ đề nền tảng xã hội, nhất là Tik Tok hay các bạn có mong muốn đào sâu để phát triển thêm kiến thức về Marketing và làm tài liệu định hướng để thực hiện và phát triển để có nhiều hướng đi mới trong các bài nghiên cứu Và đặc biệt là, nghiên cứu giúp nâng cao ý định sử dụng nền tảng xã hội một cách lâu dài dựa trên các mối quan tâm cũng như là thái độ của giới trẻ đối với nền tảng xã hội.

Thứ hai về mặt thực tiễn, đề tài nghiên cứu sẽ là nền tảng nêu lên những định hướng cũng như là đề ra các gợi ý, ý tưởng cho cách doanh nghiệp, công ty làm về các nền tảng xã hội có thể điều chỉnh để xây dựng các chính sách mới và phát triển tốt hơn phù hợp với thị hiếu, mong muốn của giới trẻ và người tiêu dùng Cùng với đó, nghiên cứu còn đánh giá được tầm hưởng trong mối quan hệ về các dịch vụ của thương hiệu trong lòng cộng đồng và ýđịnh của họ về việc sử dụng Tik Tok lâu dài Từ đó, các giả thuyết mà nhóm nghiên cứu thực hiện sẽ mang lại những hàm ý quản trị cần thiết cho các nhà tiếp thị, nhà quản lý, để hoạch định về việc đề ra những hướng đi mới trong thị trường để tạo nên sự tương tác và kích thích sử dụng Tik Tok nhiều hơn từ phía người dùng để có thể phát triển doanh thu và

PR hiệu quả, nhờ vậy mà thúc đẩy ý định đồng hành với Tik Tok lâu dài của người dùng.

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

Bố cục của đề tài

Bài báo cáo này được chia thành 5 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Giới thiệu tổng quan về đề tài bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của nghiên cứu, bố cục đề tài.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và bối cảnh nghiên cứu

Trình bày cơ sở lý luận có liên đến đề tài nghiên cứu, các khái niệm có liên quan, các nghiên cứu liên quan trước đây của các tác giả khác trên thế giới để làm cơ sở để xác định mô hình nghiên cứu.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu

Trình bày khái quát về quy trình nghiên cứu và mô hình nghiên cứu, mô tả chi tiết các phương pháp, dữ liệu nghiên cứu, xây dựng thang đo cho bảng câu hỏi và mã hoá các thang đo để phục vụ cho việc xử lý số liệu và việc khảo sát thu thập thông tin, phương pháp chọn mẫu, tổng mẫu và xác định cỡ mẫu, cách thu thập dữ liệu và quá trình thu thập thông tin bằng bảng hỏi.

Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu

Phân tích các dữ liệu đã thu thập được từ bảng câu hỏi bằng phần mềm SmartPLS. Trình bày việc phân tích thống kê số liệu bằng SPSS, diễn giải các kết quả phân tích số liệu đã thu thập được từ quá trình khảo sát.

Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu, từ đó nêu lên những mặt còn hạn chế của bài nghiên cứu này Đồng thời đề xuất hàm ý quản trị cho các doanh nghiệp và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU

Các khái niệm nền tảng của nghiên cứu

Chất lượng hệ thống ( SQ ) trong môi trường Internet đo lường các đặc tính mong muốn (khả năng sử dụng, tính khả dụng, độ tin cậy, khả năng thích ứng và thời gian phản hồiS) của hệ thống thương mại điện tử ( Delone & McLean, 2003 ) Theo Alshawi và Alalwany (2009), phù hợp với thời đại của thế giới đang biến đổi nhanh chóng, các dịch vụ tốt hơn từ các trang mạng xã hội, đặc biệt là Tik Tok dành cho người dân là rất cần thiết.

Do đó, tạo ra một dịch vụ nhanh chóng, đáng tin cậy và an toàn nên là ưu tiên chính của bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào trên thế giới Việc áp dụng công nghệ vào các hệ thống cung cấp dịch vụ là một trong những cách để tạo ra dịch vụ an toàn nhanh chóng và đáng tin cậy phù hợp với thái độ người tiêu dùng.

2.1.2 Trải nghiệm ứng dụng Tik Tok

Trải nghiệm của người dùng được coi là biến điều tiết tốt nhất được nghiên cứu trong TAM (V Venkatesh, 2000) Theo Abbasi và cộng sự, 2011, “sự tham gia hay quá trình hoạt động vào một việc gì đó trong một khoảng thời gian” thì được gọi là trải nghiệm Ở đây, chúng tôi đề cập đến trải nghiệm là những gì thực tế mà chúng ta trực tiếp tiếp xúc, quan sát và tích lũy thông qua các sự vật, hiện tượng mà chúng ta tham gia Hay nói cách khác, trải nghiệm là nhận thức và phản hồi của người dùng về sản phẩm hoặc dịch vụ mà người dùng sử dụng Ngoài sự tự trải nghiệm của bản thân, trải nghiệm còn bị tác động từ bên ngoài như bạn bè, gia đình, đồng nghiệp hay xu hướng Trải nghiệm của người dùng sẽ bao gồm nhiều các yếu tố như: cảm xúc, sở thích, nhận thức, tâm lý và hành vi xảy ra trước, trong và sau khi sử dụng Điều này cho thấy rằng các yếu tố này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự trải nghiệm công nghệ và quyết định tiếp tục sử dụng mạng xã hội trong tương lai Đặc biệt, trong nghiên cứu này, chúng tôi đề cập đến việc trải nghiệm của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội Tik Tok.

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

2.1.3 Cảm nhận tính hữu ích

Nhận thức sự hữu ích (PU: Perceived Usefulness) là cấp độ mà cá nhân tin rằng sử dụng một hệ thống đặc thù sẽ nâng cao hiệu quả thực hiện của họ (Davis, 1985, trích trong Chuttur, M.Y., 2009, tr.5) Nhận thức hữu ích được định nghĩa là “Mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống sẽ nâng cao hiệu suất công việc của mình” (Davis,

1989, tr 320) Người sử dụng chắc chắn nhận thấy rằng việc sử dụng các hệ thống ứng dụng riêng biệt sẽ làm tăng hiệu quả/năng suất làm việc của họ đối với một công việc việc cụ thể Đối với nghiên cứu hiện tại, PU được hiểu là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng Tik Tok sẽ nâng cao được hiệu suất công việc của mình.

2.1.4 Cảm nhận mức độ dễ sử dụng

Cảm nhận dễ sử dụng (PEU) theo định nghĩa của Davis, 1989 là “mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ không tốn công sức” Hầu hết các nghiên cứu có liên quan trước đây đều xem PEU là một trong những biến số quan trọng ảnh hưởng đến cảm nhận tính hữu ích Ví dụ, TAM và Mô hình chấp nhận công nghệ 2 (TAM2) đã minh họa tầm quan trọng của PEU trong việc xác định PU và thái độ của người dùng đối với công nghệ (Davis, 1986; Venkatesh & Davis, 2000) PEU và PU được gắn kết trực tiếp với nhau Đối với nghiên cứu hiện tại, PEU được hiểu là mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng ứng dụng Tik Tok sẽ không tốn công sức.

Thuật ngữ “thái độ” có rất nhiều khái niệm khác nhau, mỗi tác giả sẽ đưa ra khái niệm về thái độ riêng biệt Thái độ được coi là yếu tố nói lên sự đồng tình hay không đồng tình, tích cực hay không tích cực của cá nhân về hành vi nào đó (Fishbein, 1963; Premkumar và cộng sự, 2008) Hay Kaplan (1972) có đưa ra khái niệm của thái độ là xu hướng phản ứng theo hướng thuận lợi hay bất lợi của một sự kiện nào đó Theo Eagly và Chaiken (1993), thái độ là xu hướng tâm lý được thể hiện bằng cách đánh giá một thực thể cụ thể với mức độ ủng hộ hoặc không ủng hộ Đối với nghiên cứu này, thái độ mà nhóm đề cập đến ở đây là sự đánh giá của người dùng đối với mạng xã hội, cụ thể là ứng dụng Tik Tok, người dùng có muốn tiếp tục sử dụng Tik Tok hay không Ở đây, thái độ rất quan trọng vì nó có thể ảnh

SVTH: Trần Thị Hồng Yến hưởng đến ý định hành vi của người dùng Thái độ là cách mà họ muốn thể hiện rằng cái mà họ thích hoặc không thích liên quan đến ứng dụng này.

2.1.6 Ý định hành vi sử dụng Ýđịnh hành vi (BI) là “ một quá trình nhận thức về sự sẵn sàng của mỗi cá nhân đối với mỗi hành vi cụ thể và là tiền đề tức thì của hành vi sử dụng” (Abbasi và cộng sự, 2011) Ngoài ra, nó còn được định nghĩa là

“nhận thức của một cá nhân đối với việc thực hiện một hành vi cụ thể của một cá nhân” (Fishbein & Ajzen, 1975) Đối với nghiên cứu hiện tại, BI được xem là mức độ mà người dùng có ý định sử dụng lại TikTok hoặc tăng cường sử dụng nó trong tương lai Ý định hành vi sử dụng là yếu tố quan trọng và quyết định mạnh mẽ đến việc sử dụng Tiktok trong thực tế.

Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan

2.2.1 Nghiên cứu của Mailizar Mailizar, Damon Burg,Suci Maulina

Nguồn: Nghiên cứu của Mailizar Mailizar, Damon Burg,Suci Maulina,

2021: Kiểm tra hành vi của sinh viên đại học ý định sử dụng học trực tuyến trong đại dịch COVID - 19: Một sự mở rộng Mô hình TAM

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài của mô hình TAM, đó là các tiêu chuẩn chủ quan như kinh nghiệm, cảm nhận về sự thích thú, sự lo lắng về hệ thống và tính tự lập chủ yếu của sinh viên đại học đối với việc sử dụng e-learning trong thời kỳ đại dịch để xem xét ý định hành vi của sinh viên đối với việc học tập điện tử.

Mục đích nghiên cứu: điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi của sinh viên đại học đối với việc sử dụng e-learning trong đại dịch COVID-19 thông qua đó nhằm tìm kiếm một mô hình tốt hơn nhiều để nâng cao hiểu biết về ý định áp dụng học tập điện tử của sinh viên.

Mô hình/ Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Sử dụng bảng câu hỏi trực tuyến để thu thập dữ liệu từ 109 sinh viên đăng ký vào một trong các trường đại học ở Indonesia Sử dụng cách tiếp cận định lượng với khảo sát cắt ngang (Fraenkel, 2011).

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

- Chất lượng Hệ thống (SQ)

- Mức độ hữu ích được cảm nhận (PU)

- Trải nghiệm học tập điện tử (XS)

- Mức độ dễ sử dụng (PEU)

- Thái độ sử dụng (AT)

Hạn chế của nghiên cứu: Thứ nhất, những người tham gia nghiên cứu hiện tại này chỉ giới hạn ở một trường đại học kỹ ở Indonesia Thứ hai, sự thể hiện giới tính không cân bằng này có thể tạo ra một kết quả sai lệch một chút Thứ ba, nghiên cứu này chỉ bao gồm hai yếu tố bên ngoài, đó là trải nghiệm học tập điện tử trước đó và chất lượng hệ thống. Thứ tư, chưa nghiên cứu vào sâu để khám phá vấn đề.

Phát hiện, đóng góp: Nghiên cứu này cho thấy việc trải nghiệm học trực tuyến trước đây không ảnh hưởng đáng kể đến PU và PEU đến việc học trực tuyến tại trường đại học. Thứ hai, chất lượng hệ thống có ảnh hưởng đáng kể đến PU và AT nhưng điều này lại không ảnh hưởng đến BI Điều này chỉ ra rằng chất lượng của hệ thống như khả năng truy cập dễ dàng, đáp ứng nhu cầu của người dùng và tính linh hoạt của hệ thống đều là những khía cạnh quan trọng và góp phần vào nhận thức về tính hữu ích của hệ thống e-learning trong trường đại học Thứ ba, chất lượng hệ thống, cảm nhận về tính dễ sử dụng và cảm nhận về tính hữu ích có ảnh hưởng đáng kể đến thái độ đối với việc sử dụng e-learning. Thứ tư, thái độ ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng e-learning.

2.2.2 Nghiên cứu của Mohammad Al-Khasawneha, Abdel-Aziz Ahmad Sharabatib, Shafig Al-Haddada, Reem Tbakhia and Hesham Abusaimehb

Nguồn: Nghiên cứu của Mohammad Al-Khasawneha, Abdel-Aziz Ahmad

Sharabatib, Shafig Al-Haddada, Reem Tbakhia and Hesham Abusaimehb (2018), Việc áp dụng ứng dụng Tik Tok sử dụng mô hình TAM.

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

Nội dung nghiên cứu: tập trung kiểm tra ý định sử dụng truyền thông xã hội trong việc áp dụng mô hình TAM Cùng với đó là nghiên cứu các chuẩn mực chủ quan đối với ý định sử dụng mạng xã hội bên cạnh các yếu tố khác Đồng thời nghiên cứu còn kiểm tra mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu và kiểm tra các giả thuyết của nghiên cứu trong đó có mô hình TAM.

Mục đích nghiên cứu: kiểm tra tác động của nhận thức về tính hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng, nhận thức về sự thích thú, cảm giác thân thuộc và nội dung do người dùng tạo đối với việc áp dụng ứng dụng Tik Tok, sử dụng mô hình TAM

Mô hình/ Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Nghiên cứu định lượng, cuộc khảo sát trực tuyến bao gồm 25 câu hỏi được thực hiện thông qua Google Biểu mẫu và thu thập tổng cộng 255 cuộc khảo sát

- Tính dễ sử dụng (PEOU)

- Mức độ cảm nhận thích thú (PE)

- Cảm giác thân thuộc (SOB)

- Nội dung do người dùng tạo (UGC)

- Ý định sử dụng Tik Tok (IUT)

Hạn chế của nghiên cứu: Đầu tiên là không có nghiên cứu trước đây để kiểm tra các biến, khó để tìm thấy nhiều thông tin liên quan trong các tài liệu hiện có Thứ hai, giới hạn về vị trí vì chỉ được áp dụng cho văn hóa Jordan.

Phát hiện, đóng góp: Nghiên cứu này cho thấy nội dung do người dùng tạo có ảnh hưởng tích cực đáng kể cao nhất đến ý định sử dụng Tik Tok Tiếp theo là cảm nhận về sự thích thú, sau đó là cảm giác thân thuộc, cảm nhận về tính dễ sử dụng và kết quả là cảm nhận về tính hữu dụng.

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

2.2.3 Nghiên cứu của Fumei Weng, Rong-Jou Yang, Hann-Jang Ho, Hui-Mei Su (2018)

Nguồn: Nghiên cứu của Fumei Weng, Rong-Jou Yang, Hann-Jang Ho, Hui-Mei Su

(2018): Một nghiên cứu dựa trên TAM về thái độ đối với việc sử dụng.Ý định của đa phương tiện giữa các giáo viên trường học.

Nội dung nghiên cứu: Tập trung phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của sinh viên đối với việc sử dụng học tập kỹ thuật số Đồng thời nghiên cứu về các thái độ của sinh viên trong quá trình học tập và sử dụng kỹ thuật số Bên cạnh đó, đề tài còn tập trung nghiên cứu ý định và tình trạng sử dụng đa phương tiện của giáo viên.

Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu này điều tra mục đích sử dụng của hướng dẫn tài liệu giảng dạy đa phương tiện tích hợp dựa trên lý thuyết TAM.

Mô hình/ Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Thử nghiệm thí điểm: Bộ câu hỏi cho thử nghiệm thí điểm bao gồm 17 câu hỏi sẽ được phát cho giáo viên của sáu trường tiểu học ở quận Chiayi, trong đó có 90 người tham gia trả lời khảo sát Sau khi nhận được câu trả lời, tác giả sẽ phân tích xem những câu hỏi nào có độ tin cậy cao sẽ được giữ lại và ngược lại đối với những câu hỏi có độ tin cậy thấp sẽ bị xóa bỏ khỏi bảng câu hỏi chính thức Sau đó, sẽ phát và thu phiếu điều tra chính thức Có 2317 giáo viên ở quận Chiayi và 460 người tham gia được chọn bằng cách lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng, trong đó 441 bảng đã được sử dụng.

- Mức độ dễ sử dụng (PEOU)

- Mức độ hữu ích (PU)

- Thái độ sử dụng ( ATU)

Hạn chế của nghiên cứu: Hạn chế đầu tiên là giới hạn về vị trí lấy mẫu, trong nghiên cứu này chỉ lấy mẫu ở Chiyi County Thứ hai, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn là

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

14 khác nhau ảnh hưởng đến ý định sử dụng tài liệu đa phương tiện của giáo viên do các vấn đề về mạng, máy tính, CNTT dẫn đến bài nghiên cứu bị hạn chế.

Đề xuất mô hình nghiên cứu

Theo Basias và Pollalis (2018), có hai loại thiết kế nghiên cứu chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính là nghiên cứu hiện tượng xảy ra tự nhiên (Fraenkel và cộng sự, 2011) Nghiên cứu định tính này dựa trên sự quan sát sau đó là sự tìm kiếm các mô hình và quy trình thích hợp (Cavana và cộng sự, 2001) Còn nghiên cứu định lượng là phương pháp mà giúp làm rõ hiện tượng thông qua việc thiết kế, kiểm soát và phân tích dữ liệu thu thập (Fraenkel và cộng sự, 2011) Trong nghiên cứu định lượng, các dữ liệu thường được các nhà nghiên cứu lựa chọn và phân tích dưới dạng số (Singh, 2006; Goertz & Mahoney, 2012) Tùy theo mục đích nghiên cứu, mục tiêu, bản chất và câu hỏi nghiên cứu của đề tài mà các nhà nghiên cứu có thể chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất Ngoài ra, không nhất thiết phải bắt buộc chọn một trong hai phương pháp nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu có thể kết hợp vừa nghiên cứu định tính vừa nghiên cứu định lượng để có thể đưa ra kết quả nghiên cứu là tối ưu nhất.

Một phương pháp nghiên cứu được các nhà nghiên cứu sử dụng do có nhiều ưu điểm khác nhau (Alryalat và cộng sự, 2016) Với nghiên cứu định tính giúp các nhà nghiên cứu quan sát, phân tích và diễn giải các hiện tượng theo chiều thực tế của vấn đề, hiểu rõ được bản chất, sự phức tạp và có thể đi sâu vào vấn đề hơn nữa (Goertz và Mahoney,2012) Còn nghiên cứu định lượng thì lại có các ưu điểm khác so với nghiên cứu định tính, đầu tiên là đưa ra kết quả là số, tiếp theo là có thể tiếp cận, xử lý một lượng lớn dữ liệu, ngoài ra có thể so sánh dữ liệu một cách dễ dàng hơn (Martin & Bridgmon, 2012; Black, 1999;

Trong nghiên cứu hiện tại này, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng là một cuộc khảo sát trực tuyến Do khảo sát trực tuyến được thực hiện với chi phí thấp, tiếp cận được một số lượng lớn người trả lời khác nhau, và có thể thu thập dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng giúp tiết kiệm thời gian (Nayak và Narayan, 2019).

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Theo Basias và Pollalis (2018), có hai loại thiết kế nghiên cứu chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính là nghiên cứu hiện tượng xảy ra tự nhiên (Fraenkel và cộng sự, 2011) Nghiên cứu định tính này dựa trên sự quan sát sau đó là sự tìm kiếm các mô hình và quy trình thích hợp (Cavana và cộng sự, 2001) Còn nghiên cứu định lượng là phương pháp mà giúp làm rõ hiện tượng thông qua việc thiết kế, kiểm soát và phân tích dữ liệu thu thập (Fraenkel và cộng sự, 2011) Trong nghiên cứu định lượng, các dữ liệu thường được các nhà nghiên cứu lựa chọn và phân tích dưới dạng số (Singh, 2006; Goertz & Mahoney, 2012) Tùy theo mục đích nghiên cứu, mục tiêu, bản chất và câu hỏi nghiên cứu của đề tài mà các nhà nghiên cứu có thể chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp nhất Ngoài ra, không nhất thiết phải bắt buộc chọn một trong hai phương pháp nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu có thể kết hợp vừa nghiên cứu định tính vừa nghiên cứu định lượng để có thể đưa ra kết quả nghiên cứu là tối ưu nhất.

Một phương pháp nghiên cứu được các nhà nghiên cứu sử dụng do có nhiều ưu điểm khác nhau (Alryalat và cộng sự, 2016) Với nghiên cứu định tính giúp các nhà nghiên cứu quan sát, phân tích và diễn giải các hiện tượng theo chiều thực tế của vấn đề, hiểu rõ được bản chất, sự phức tạp và có thể đi sâu vào vấn đề hơn nữa (Goertz và Mahoney,2012) Còn nghiên cứu định lượng thì lại có các ưu điểm khác so với nghiên cứu định tính, đầu tiên là đưa ra kết quả là số, tiếp theo là có thể tiếp cận, xử lý một lượng lớn dữ liệu, ngoài ra có thể so sánh dữ liệu một cách dễ dàng hơn (Martin & Bridgmon, 2012; Black, 1999;

Trong nghiên cứu hiện tại này, nhóm nghiên cứu quyết định sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng là một cuộc khảo sát trực tuyến Do khảo sát trực tuyến được thực hiện với chi phí thấp, tiếp cận được một số lượng lớn người trả lời khác nhau, và có thể thu thập dữ liệu nhanh chóng, dễ dàng giúp tiết kiệm thời gian (Nayak và Narayan, 2019).

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

Quy trình nghiên cứu

Theo Goertz và Mahoney (2012), quy trình nghiên cứu thường bao gồm các giai đoạn như: xác định câu hỏi nghiên cứu, thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu, trả lời câu hỏi nghiên cứu và trình bày kết quả Đối với nhóm nghiên cứu, nhóm đưa ra quy trình nghiên cứu như sau:

Vấn đề và mục tiêu nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết Mô hình và các và các nghiên giả thuyết cứu liên quan

Thang đo chính Điều tra thử thức

Xử lý và phân Kết quả, hàm ý tích dữ liệu giải pháp

Xây dựng bảng hỏi thử

-Đánh giá độ tin cậy tổng hợp

-Đánh giá giá trị hội tụ của thang đo

-Đánh giá giá trị phân biệt

- Đo lường hệ số tông thể xác định (R- square value)

-Kiểm định ước lượng Bootstrap

Sau khi nhóm nghiên cứu và đã đưa ra được mô hình cho đề tài, bước tiếp theo là tạo thang đo, xây dựng bảng câu hỏi thử và tiến hành thực hiện khảo sát thí điểm Sau khi nhóm

SVTH: Trần Thị Hồng Yến hoàn thành khảo sát thí điểm, nhóm tiến hành bổ sung cũng như loại bỏ các câu hỏi không phù hợp với mục tiêu của đề tài, nhóm điều chỉnh lại bảng câu hỏi thử để thống nhất đưa ra được bảng câu hỏi chính thức phù hợp với đề tài Cuối cùng, nhóm thu thập dữ liệu, tiến hành xử lý và phân tích dữ liệu, đưa ra được kết quả và hàm ý giải pháp. Đề tài nghiên cứu này được nhóm nghiên cứu thông qua 02 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính

- Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức

Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính

Nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu định tính với mục đích phát hiện và khám phá ra các yếu tố tác động đến ý định sử dụng Tik Tok dựa trên mô hình TAM của giới trẻ hiện nay như cảm nhận hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng và thái độ Ngoài ra còn có thêm hai yếu tố bên ngoài khác tác động đến các yếu tố trên như chất lượng hệ thống hay trải nghiệm ứng dụng Tik Tok của người dùng, đặc biệt là sinh viên các trường Đại học Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn dựa trên các đề tài nghiên cứu trước đây để phát hiện, điều chỉnh và bổ sung các khái niệm cho phù hợp với mục đích, nội dung của đề tài Từ đó, xem xét tính phù hợp về ngữ cảnh, thang đo để xây dựng mô hình cho hành vi sử dụng ứng dụng Tik Tok của người dùng.

Thông qua việc nghiên cứu cũng như xác định rõ nội dung, mục đích và kết quả của các đề tài nghiên cứu trước đây, nhóm nghiên cứu đã thảo luận cũng như xây dựng và kế thừa mô hình nghiên cứu của những đề tài đó để hình thành một mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh cho đề tài Cuối cùng, sử dụng phương pháp phỏng vấn và lấy ý kiến từ chuyên gia và một nhóm người dùng Tik Tok nhất định để kiểm định lại cũng như bổ sung thêm cho các biến quan sát của đề tài Phương pháp thảo luận với chuyên gia như một phần giúp nội dung phù hợp với bối cảnh nghiên cứu hơn, đảm bảo nội dung đúng với đề tài (Lynn, 1986).

Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu thử nghiệm được nhóm thực hiện bằng nghiên cứu định lượng Bằng cách gửi bảng câu hỏi trực tiếp trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, trong các

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

26 hội, nhóm để thu thập thông tin một cách tốt nhất với quy mô mẫu mà nhóm dự kiến là 500 mẫu Dữ liệu thống kê theo SPSS phiên bản 23.0, SmartPLS 3.0 để thực hiện phân tích thống kê mô tả, sử dụng mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính thông qua phần mềm hỗ trợ PLS-SEM để đánh giá các thang đo.

Mẫu nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, tổng mẫu được xác định là tất cả sinh viên sử dụng mạng xã hội TikTok bao gồm cả nam lẫn nữ Mô hình nghiên cứu này sẽ nghiên cứu về những người dùng Tik Tok trong môi trường sinh viên.

3.3.2 Kích cỡ mẫu Đối tượng mẫu mà nhóm nghiên cứu nhắm đến là sinh viên ở TPHCM, đặc biệt là sinh viên trường Đại học Mở TPHCM Đây là tổng thể mà nhóm không xác định được quy mô vì nhóm không xác định được có bao nhiêu sinh viên sử dụng Tik Tok trên địa bàn TPHCM Điều này dẫn đến nhóm khó xác định chính xác được số lượng mẫu nghiên cứu cho đề tài Vì vậy, nhóm sẽ xác định cỡ mẫu theo Roscoe (1975) là nên gấp 10 lần hoặc nhiều hơn số biến trong nghiên cứu thì được xem là cỡ mẫu tốt nhất Kích cỡ mẫu của nghiên cứu càng lớn thì sai số trong các ước lượng sẽ càng thấp, khả năng đại diện cho tổng thể và khả năng chính xác càng cao Trong nghiên cứu hiện tại, nhóm đưa ra 29 biến quan sát, do đó cỡ mẫu thích hợp sẽ là 290 hoặc nhiều hơn là hợp lệ Tuy nhiên, nhóm quyết định chọn cỡ mẫu nhiều hơn cho nghiên cứu này là 500 mẫu khảo sát.

Theo Mujere (2016), lấy mẫu là quá trình chọn một mẫu phù hợp với đề tài nghiên cứu, hay chọn một phần nhằm đại diện cho tổng thể, để xác định các tham số hoặc đặc điểm của toàn bộ tổng thể Tùy theo mục đích nghiên cứu của đề tài mà có các phương pháp chọn mẫu khác nhau Đối với nghiên cứu hiện tại, nghiên cứu này sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện Với phương pháp này, nhóm nghiên cứu có thể chọn mẫu dễ dàng và nhanh chóng, thuận tiện cho việc tiếp cận với các mục tiêu nghiên cứu của nhóm Do đó, các phần

SVTH: Trần Thị Hồng Yến tử được chọn vào mẫu sẽ tùy thuộc vào khả năng tiếp cận và thu thập dữ liệu của nhóm.Theo đó, nhóm tiến hành thiết lập bảng câu hỏi và gửi đến những sinh viên phù hợp với yêu cầu của nghiên cứu để thực hiện khảo sát.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa có sẵn do chính nhóm nghiên cứu tự thu thập. Ngày nay, với sự xuất hiện và phát triển mạnh mẽ của Internet, dữ liệu có thể được thu thập nhanh chóng, dễ dàng với một số lượng lớn dữ liệu (Fraenkel và cộng sự, 2011) Vì vậy, nhóm quyết định thu thập dữ liệu sơ cấp bằng phương pháp khảo sát trực tuyến. Nhóm tiến hành tạo một cuộc khảo sát trực tuyến thông qua Google Biểu mẫu và gửi liên kết này lên các nhóm sinh viên.

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu có sẵn, được nhóm thu thập qua các tài liệu văn bản như:các bài viết trên các tập san, tạp chí đã được công bố, uy tín và chính xác Ngoài ra, nhóm cũng như tham khảo các bài nghiên cứu khoa học từ tạp chí học thuật uy tín là Google Scholar Hay được tìm kiếm bằng cách sử dụng kết hợp các từ khóa liên quan đến lý thuyết TAM (Mô hình chấp nhận công nghệ, Cảm nhận dễ sử dụng, Cảm nhận hữu ích,Chất lượng hệ thống và Trải nghiệm.Từ đó, nhóm có thể so sánh các dữ liệu và thu thập các dữ liệu theo bối cảnh của đề tài, từ đó nhóm có thể chọn lọc những dữ liệu, nội dung phù hợp, đúng với ngữ cảnh để đưa vào đề tài nghiên cứu của nhóm.

Xây dựng và mã hóa thang đo

Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo Likert cho bài nghiên cứu. Năm 1932, Rennis Likert đề xuất và phát triển thang đo Likert - thang đo được các nhà nghiên cứu sử dụng rộng rãi nhất Thang đo này có thể là thang đo Likert 3, thang đo Likert 5 hay thang đo Likert 7 mức độ.

Nhóm có 6 mục cần khảo sát bao gồm chất lượng hệ thống, trải nghiệm ứng dụng Tik Tok, cảm nhận hữu ích, cảm nhận dễ sử dụng, thái độ và ý định hành vi Tất cả các mục câu hỏi sẽ được nhóm đo lường bằng thang đo Likert 7 mức độ

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

28 Đề tài nghiên cứu này được nhóm đo lường bằng thang đo Likert 7 cấp độ từ “rất không đồng ý” đến “rất đồng ý” vào tất cả các mục câu hỏi cần khảo sát để đánh giá mức độ đồng ýđối với biến quan sát của những người trả lời Bảng thang đo Likert được nhóm sử dụng như sau:

Mức độ Rất Không Phần Trung Phần Đồng ý Rất không đồng ý nào lập nào đồng ý đồng ý không đồng ý đồng ý

Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm vừa sử dụng thang đo Likert 7 cấp độ vừa sử dụng các loại thang đo khác như thang đo định danh, thang đo tỷ lệ Cụ thể, đối với thang đo định danh nhóm sử dụng để xác định giới tính, độ tuổi, thu nhập; thang đo tỷ lệ để xác định Trường, khoa đang theo học của người trả lời.

Trong đề tài này, nhóm nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp thảo luận nhóm (sau đây sẽ gọi tắt là nhóm) để điều chỉnh, cũng như bổ sung các biến quan sát giúp thang đo phù hợp hơn với đề tài Nhóm sẽ bao gồm 12 sinh viên hiện đang theo học tại các trường đại học và đang tham gia sử dụng ứng dụng Tik Tok Nhóm nghiên cứu thực hiện thảo luận với các câu hỏi thang đo dựa trên các nghiên cứu của Mailizar và cộng sự (2021), Fumei Weng và cộng sự (2018), De-Yen Liu và cộng sự (2021) đã được chuyển đổi từ tiếng Anh sang tiếng Việt Kết quả thảo luận với nội dung như sau:

Về thang đo Trải nghiệm ứng dụng Tik Tok, Chất lượng hệ thống, Thái độ, Cảm nhận hữu ích, Cảm nhận dễ sử dụng và Ý định hành vi: 12/12 đối tượng sau khi thảo luận đều cho rằng thang đo diễn đạt khó hiểu, cần phải chỉnh sửa từ ngữ phù hợp với đề tài và dễ hiểu hơn.

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

Nhóm nghiên cứu sử dụng các câu hỏi thang đo dựa trên nghiên cứu Mailizar và cộng sự

(2021), Fumei Weng và cộng sự (2018), De-Yen Liu và cộng sự (2021), Williams, M., và Williams, J (2010) đã được nhóm dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt Nhóm đã thảo luận và chỉnh sửa lại nôi dung thang đo cho phù hợp với đề tài được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 3.2 : Thang đo lường các biến quan sát

STT Thành phần Thang đo gốc Thang đo đã Nguồn điều chỉnh

1 Chất lượng hệ The layout of the Giao diện trên Mailizar và thống (SQ) information at my ứng dụng Tik cộng sự university’s e- Tok dễ theo dõi

(2021) learning website is easy to follow

The layout of the Ứng dụng Tik information at my Tok cho phép tôi university’s e- tìm kiếm thông learning website is tin dễ dàng easy to follow

I do not encounter Tôi không phải long delays when gặp sự chậm trễ searching for khi sử dụng ứng information on my dụng Tik Tok university’s e- learning website

My university’s e- Tôi cảm thấy ứng learning course dụng Tik Tok rất

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

30 website is visually hấp dẫn appealing

I feel secure in Tôi cảm thấy an providing sensitive toàn khi cung cấp information through thông tin nhạy my university’s e- cảm cho ứng learning website dụng Tik Tok

2 Trải nghiệm ứng How often do you Bạn có thường Williams, dụng Tik Tok ( use computer xuyên sử dụng

M., & EX) applications such as các ứng dụng

Microsoft Word or mạng xã hội

How often do you Bạn có thường use e-mail? xuyên sử dụng

How often do you use Bạn có thường the Web for non xuyên sử dụng work-related or class- Tik Tok cho các related activities? hoạt động không liên quan đến công việc hoặc liên quan đến lớp học không?

How often do you use Bạn có thường the Web for non xuyên sử dụng work-related or class- Web cho các related activities? hoạt động

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

KHÔNG liên quan đến công việc hoặc KHÔNG liên quan đến lớp học không?

3 Cảm nhận hữu ích I find the multimedia Tôi thấy ứng Mailizar và

(PU) material useful in my dụng Tik Tok cộng sự class hữu ích đối với (2021), tôi Fumei

Weng và The use of e-learning Việc sử dụng ứng cộng sự is beneficial for my dụng Tik Tok có

(2018), De- learning activities lợi cho hoạt động

Yen Liu và during the COVID 19 học tập của tôi. cộng sự pandemic

I think using Tôi nghĩ rằng Instagram can việc sử dụng Tik improve my Tok có thể nâng understanding of the cao hiểu biết của night market tôi

I think using Tôi nghĩ rằng Instagram to share việc sử dụng Tik night market Tok để chia sẻ information can thông tin, có thể increase the tăng cơ hội thảo opportunities for luận và giao tiếp discussion and với bạn bè communication with

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

I think Instagram can Tôi nghĩ rằng Tik be used to quickly Tok có thể được share night market sử dụng để chia information sẻ thông tin một cách nhanh chóng

4 Cảm nhận dễ sử I think the Instagram Tôi nghĩ giao De-Yen Liu dụng (PEU) interface is quite clear diện Instagram và cộng sự and easy to khá rõ ràng và dễ (2021), understand hiểu Fumei

I think that using Tôi nghĩ rằng cộng sự Instagram to post việc sử dụng

(2018) articles does not Instagram để require much đăng bài viết technical knowledge không đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ thuật

It is easy to become Thật dễ dàng để skillful at using trở nên thành multimedia materials thạo trong việc sử dụng Tik Tok

Using multimedia Sử dụng ứng materials is easy and dụng Tik Tok là understandable dễ dàng và dễ hiểu

I think the interaction Tôi nghĩ rằng sự

SVTH: Trần Thị Hồng Yến on Instagram is clear tương tác trên

Tik Tok là rõ ràng

5 Thái độ (AT) I like the use of the e- Tôi thích việc sử Mailizar và learning system dụng ứng dụng cộng sự during the COVID 19 Tik Tok (2021), pandemic Fumei

Weng và The use of an e- Việc sử dụng ứng cộng sự learning system dụng Tik Tok

(2018) during the COVID 19 là một ý tưởng pandemic is an thú vị interesting idea

I think the use of e- Tôi nghĩ rằng learning system is a việc sử dụng ứng trend during the dụng Tik Tok là COVID 19 pandemic một xu hướng

It is a positive Tôi có ảnh hưởng influence for me to tích cực khi sử use multimedia dụng ứng dụng material in class Tik Tok

I think it is valuable Tôi nghĩ rằng to use multimedia việc sử dụng ứng material in class dụng Tik Tok là rất có giá trị

6 Ý định hành vi I increase the Tôi tăng số lần Fumei

(BI) occurrences of using sử dụng ứng Weng và multimedia materials dụng Tik Tok cộng sự

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

In the future, I will Trong tương lai, continue to use tôi sẽ tiếp tục sử Instagram to share dụng ứng dụng night market Tik Tok để chia information sẻ thông tin

In the future, I will Trong tương lai, recommend others to tôi sẽ giới thiệu use Instagram to những người share night market khác sử dụng ứng information dụng Tik Tok để chia sẻ thông tin

In the future, I will Trong tương lai, recommend friends to tôi sẽ giới thiệu use Instagram to find bạn bè sử dụng information about ứng dụng Tik night markets Tok để tìm thông tin

I will recommend Tôi sẽ khuyên using an e-learning bạn nên sử dụng system in the future ứng dụng Tik

(2018), De- Yen Liu và cộng sự (2021), Mailizar và cộng sự (2021)

Sau khi nhóm điều chỉnh thang đo cho phù hợp với nội dung của đề tài, trong bài nghiên cứu này nhóm đưa ra các biến quan sát bao gồm 5 mục chất lượng hệ thống, 4 mục trải nghiệm ứng dụng Tik Tok, 5 mục cảm nhận hữu ích, 5 mục cảm nhận dễ sử dụng, 5 mục

Xây dựng bảng câu hỏi

Nhóm xây dựng bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 4 phần:

-Phần 1: Giới thiệu và nêu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do và mục đích tiến hành điều tra của đề tài và cam kết nhóm sẽ giữ bí mật thông tin của người được khảo sát.

-Phần 2: Bao gồm các câu hỏi chính của đề tài mà nhóm đã lựa chọn, bao gồm 5 mục chất lượng hệ thống, 4 mục trải nghiệm ứng dụng Tik Tok, 5 mục cảm nhận hữu ích, 5 mục cảm nhận dễ sử dụng, 5 mục thái độ sử dụng và 5 mục ý định hành vi được đo lường bằng phương pháp định lượng với thang đo Likert 7 cấp độ từ “rất không đồng ý” đến “rất đồng ý” để đánh giá mức độ đồng ý đối với các biến quan sát của đề tài.

- Phần 3: Câu hỏi để thu thập dữ liệu cá nhân của những người trả lời bao gồm tuổi, giới tính, thu nhập, trường và khoa đang theo học nhằm thực hiện điều tra thống kê mô tả mẫu.

-Phần 4: Lời cảm ơn chân thành đến người trả lời khảo sát.

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

Thu thập và xử lý dữ liệu

Nhóm tiến hành tạo một cuộc khảo sát trực tuyến thông qua Google Biểu mẫu và gửi lên các nhóm sinh viên Sau đó, nhóm thu thập dữ liệu trực tuyến và quá trình thu thập dữ liệu được thực hiện như sau:

Bước 1: Tạo khảo sát trực tuyến trên Google Biểu mẫu với các câu hỏi đã được thiết lập. Bước 2: Mời, gửi và chia sẻ link khảo sát đến nhóm của các bạn sinh viên.

Bước 3: Đợi các bạn sinh viên tham gia thực hiện khảo sát theo link khảo sát đã gửi.

Bước 4: Tiến hành kiểm tra lại kết quả để loại bỏ các kết quả không phù hợp với mục tiêu của đề tài.

Dữ liệu được nhóm thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến từ Google Biểu mẫu Thứ nhất, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm tra và loại bỏ các mẫu không phù hợp với đề tài Thứ hai, nhóm xuất tệp kết quả từ Google Biểu mẫu, sau đó dữ liệu được nhập vào và lưu trữ trong Excel Tiếp tục chuyển dữ liệu sang SPSS để dữ liệu thống kê theo SPSS phiên bản 23.0, SmartPLS 3.0, thực hiện phân tích thống kê mô tả, sử dụng mô hình đo lường và mô hình cấu trúc tuyến tính thông qua phần mềm hỗ trợ PLS-SEM để đánh giá các thang đo Phần mềm SPSS giúp xử lý và phân tích dữ liệu sơ cấp Các chỉ số quan trọng trong mô hình đo lường của PLS-SEM bao gồm độ tin cậy (Reliability), giá trị hội tụ ( Convergent Validity) và giá trị phân biệt (Discriminant validity).

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

Phân tích đặc điểm mẫu

4.1.1 Kết quả mẫu khảo sát

Dựa theo các phương pháp nghiên cứu, các bước thu thập thông tin và xử lý dữ liệu đã nêu ở Chương 3, nhóm khảo sát đã thực hiện thu thập thông tin thông qua các phiếu khảo sát Nghiên cứu thu thập cụ thể như sau:

Tổng mẫu dự kiến là 500, câu trả lời thu thập được dựa trên thực tế là 550 Tuy nhiên thông qua rà soát số mẫu hợp lệ, đủ điều kiện đưa vào tiến hành thực hiện nghiên cứu là 417 mẫu. Phần chi tiết về mẫu khảo sát sẽ được trình bày trong phần phân tích đặc điểm mẫu.

4.1.2 Phân tích đặc điểm mẫu

4.1.2.1 Phân tích tổng quát Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu được tác giả khảo sát thông qua các tiêu chí giới tính, độ tuổi và sinh viên năm mấy của trường đại học, khảo sát được thể hiện cụ thể qua bảng 4.1 và có thể được tóm tắt như sau: Phần giới tính: 53,6% đối tượng khảo sát là nam giới, trong khi đó đối tượng khảo sát là nữ chiếm 46,4% Trong đó, sinh viên ở độ tuổi 18 – 19 tuổi chiếm 12,5%, sinh viên ở độ tuổi 20 – 21 tuổi chiếm 41,2%, sinh viên ở độ tuổi 22 – 23 tuổi chiếm 40,3%, và sinh viên trên 23 tuổi chiếm 6% Theo khảo sát, tổng quy mô mẫu hay số mẫu hợp lệ là 417 Trong đó, sinh viên năm nhất chiếm 56 mẫu, sinh viên năm hai chiếm 144 mẫu, sinh viên năm ba chiếm 132 mẫu, sinh viên năm tư chiếm 85 mẫu

Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu

Tiêu chí đánh giá Số sinh viên Tỷ lệ (%)

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

Sinh viên năm Năm hai 144 33,5

Nguồn: Kết quả phân tích Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu có thể được tóm tắt như sau: Phần giới tính: 53,6% đối tượng khảo sát là nam giới, trong khi đó đối tượng khảo sát là nữ chiếm 46,4% Trong đó, sinh viên ở độ tuổi 18 – 19 tuổi chiếm 12,5%, sinh viên ở độ tuổi 20 –

21 tuổi chiếm 41,2%, sinh viên ở độ tuổi 22 – 23 tuổi chiếm 40,3%, và sinh viên trên 23 tuổi chiếm 6% Theo khảo sát, tổng quy mô mẫu hay số mẫu hợp lệ là 417 Trong đó, sinh viên năm nhất chiếm 56 mẫu, sinh viên năm hai chiếm 144 mẫu, sinh viên năm ba chiếm 132 mẫu, sinh viên năm tư chiếm 85 mẫu

Về trường học được thể hiện trong bảng 4.2: Đối tượng khảo sát chủ yếu trong thống kê mô tả là sinh viên thuộc các trường tại TPHCM Trong đó có 23,2 đối tượng khảo sát học tại Đại Học Mở TPHCM; 13,5% tại Đại Học Ngoại thương Cơ sở II - TPHCM; 11,7% tại Đại Học Kinh tế TPHCM; 15,3% tại Đại Học Tài Chính Marketing; 17,7% tại Đại Học Tôn Đức Thắng; 15,6% Đại Học Quốc Gia TPHCM; và 2,9% tại các trường đại học khác.

Bảng 4.2: Thống kê biến trường học

Mẫu Phần trăm Phần trăm tích lũy

Giá Đại Học Mở TPHCM 97 23,2 23,2 trị Đại Học Ngoại thương 56 13,5 13,5

Cơ sở II - TPHCM Đại Học Kinh tế TPHCM 49 11,7 11,7 Đại Học Tài Chính 64 15,3 15,3

Marketing Đại Học Tôn Đức Thắng 74 17,7 17,7

SVTH: Trần Thị Hồng Yến Đại Học Quốc Gia TPHCM 65 15,6 24,2 Đại Học Khác 12 2,9 4,8

Nguồn: Kết quả phân tích

Về ngành học được thể hiện trong bảng 4.3: Dựa trên thống kê mô tả có 25,6% sinh viên theo học ngành Quản trị kinh doanh; 9,6% ngành Công nghệ thông tin; 7% ngành Xây dựng; 8,4% ngành Ngôn ngữ; 10,3% ngành Xã hội học; 5,9% ngành Luật; 6,2% ngành Kế Toán – Kiểm Toán; 9,1% ngành Kinh tế, 7,9% ngành Quản trị kinh doanh, ngành sư phạm 10%.

Bảng 4.3: Thống kê biến ngành học

Mẫu Phần trăm Phần trăm tích lũy

Giá trị Quản Trị Kinh Doanh 107 25,6 25,6

Nguồn: Kết quả phân tích

Bảng 4.4 Thống kê thời gian sử dụng tiktok

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

Thời gian sử dụng tiktok Mẫu Phần Phần trăm tích lũy trăm

Tổng 417 100,0 100,0 Ứng dụng tik tok ngày càng được giới trẻ sử dụng phổ biến và chiến tỷ lệ cao trong ngày Theo khảo sát, đa số sinh viên sử dụng tiktok trong khoảng thời gian 2 – 3 giờ mỗi ngày (chiếm tỉ lệ 61,1%); tỷ lệ sử dụng tiktok từ 3 đến 5 giờ mỗi ngày là 19.4%; tỷ lệ sinh viên sử dụng tiktok 1 giờ/ngày là 13,6% đặc biệt có tới 5,7% sinh viên sử dụng tiktok trên

4.1.2.2 Phân tích mô tả hành vi

Bảng 4.5 Thống kê biến quan sát (NA7)

STT Thành phần Biến quan sát Mẫu Phần trăm

1 Chất lượng hệ Giao diện dễ theo dõi 215 51,5 thống (SQ)

Tìm kiếm thông tin dễ dàng 310 73,3

Sử dụng ứng dụng không bị châm trễ 110 26,3 Ứng dụng rất hấp dẫn 224 53,7

An toàn khi cung cấp thông tin 92 22

2 Trải nghiệm Thường xuyên sử mạng xã hội 302 72,4

SVTH: Trần Thị Hồng Yến ứng dụng Thường xuyên sử dụng Tik Tok 198 47,4

Thường xuyên sử dụng Tik Tok cho các hoạt 205 49,1 động không liên quan đến công việc/học tập

Thường xuyên sử dụng Web cho các hoạt 118 28,2 động KHÔNG liên quan đến công việc/họctập

3 Cảm nhận Ứng dụng hữu ích 216 51,7 hữu ích (PU)

Có lợi cho hoạt động học tập của tôi 93 22,3

Có thể nâng cao hiểu biết 316 75,7

Tăng cơ hội thảo luận và giao tiếp với bạn bè 176 42,2

Chia sẻ thông tin nhanh chóng 257 61,6

4 Cảm nhận dễ Tôi nghĩ giao diện Instagram khá rõ ràng và 108 25,8 sử dụng dễ hiểu

Tôi nghĩ rằng việc sử dụng Instagram để đăng 76 18,2 bài viết không đòi hỏi nhiều kiến thức kỹ thuật

Dễ dàng để thành thạo trong việc sử dụng Tik 112 26,8 Tok

Sử dụng Tik Tok là dễ dàng và dễ hiểu 200 47,9

Sự tương tác trên Tik Tok là rõ ràng 210 50,3

5 Thái độ (AT) Thích việc sử dụng ứng dụng Tik Tok 307 73,6

Sử dụng ứng dụng Tik Tok là một ý tưởng thú 215 51,5 vị

Sử dụng ứng dụng Tik Tok là một xu hướng 287 68,8

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

44 Ảnh hưởng tích cực khi sử dụng ứng dụng Tik 190 45,5 Tok việc sử dụng ứng dụng Tik Tok là rất có giá 186 44,6 trị

6 Ý định hành Tăng số lần sử dụng Tik Tok 209 50,1 vi (BI)

Tiếp tục sử dụng Tik Tok để chia sẻ thông tin 265 63,5 trong tương lai

Giới thiệu những người khác sử dụng Tik Tok 190 45,5 trong tương lai

Giới thiệu bạn bè sử dụng Tik Tok để tìm 187 44,8 thông tin trong tương lai

Khuyên bạn nên sử dụng Tik Tok trong tương 205 49,1 lai

Tác giả đưa ra biến quan sát bao gồm 5 mục chất lượng hệ thống, 4 mục trải nghiệm ứng dụng Tik Tok, 5 mục cảm nhận hữu ích, 5 mục cảm nhận dễ sử dụng, 5 mục thái độ sử dụng và 5 mục ý định hành vi Ở mỗi mục tác giả có những đánh giá cụ thể để người sử dụng lựa chọn đối với việc sử dụng toktok Trong đó, về chất lượng hệ thống đa số sinh viên sử dụng tiktok cho rằng đây là ứng dụng hấp dẫn (53,7%), giao diện dễ theo dõi (51,5%) và tìm kiếm thông tin dễ dàng (73,3%); về việc trải nghiệm ứng dụng Tik Tok, khảo sát cho thấy đa số sinh viên sử dụng thường xuyên mạng xã hội trong đó tiktok là một ứng dụng được sử dụng phổ biến (72,4% sinh viên thường xuyên sử dụng mạng xã hội trong đó 47,4% sinh viên thường xuyên sử dụng tiktok Việc sử dụng tiktok được sinh viên đánh giá là dễ dàng, dễ hiểu (47,9%) và thích việc sử dung tiktok (73,6%)

Bảng 4.6: Kết quả phân tích (N A7)

Biến quan sát Nhân tố

SQ XS PU PEU AT BI

Chất lượng hệ thống (alpha =

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

SQ1 – Giao diện dễ theo dõi 0,851

SQ3 – Ứng dụng không bị chậm 0,883 trễ

SQ4 – Ứng dụng hấp dẫn 0,782

SQ2 – An toàn khi cung cấp 0,821 thông tin

SQ5 – Tìm kiếm thông tin dễ 0,722 dàng

Trải nghiệm ứng dụng tiktok

SX1 – Thường xuyên sử dụng 0,881 mạng xã hội

SX3 – Sử dụng tiktok không liên 0,894 quan đến công việc, học tập

SX2 – Thường xuyên sử dụng 0,790 tiktok

Cảm nhận hữu ích (Alpha +

PU1 – ứng dụng hữu ích 0,832

PU2 – Có lợi cho học tập 0,911

PU3 – Nâng cao hiểu biết 0,821

PU4 - Tăng cơ hội thảo luận và 0,870 giao tiếp

PU5 - Chia sẻ thông tin nhanh 0,800 chóng

Cảm nhận dễ sử dụng (Alpha

PEU1 – Dễ dàng để trở nên 0,771 thành thạo khi sử dụng tiktok

PEU2 – ứng dụng Tik Tok là dễ 0,826 dàng và dễ hiểu

PEU3 – tương tác trên Tik Tok 0,833 là rõ ràng

AT1 – thích việc sử dụng Tik 0,980

AT2 – sử dụng Tik Tok là một 0,734 xu hướng

AT3 – có ảnh hưởng tích cực khi 0,819 sử dụng Tik Tok

AT4 - ứng dụng tiktok rất có giá 0,869 trị Ý định hành vi (Alpha = 0,812)

BI1 – Tăng số lần sử dụng tiktok 0,825

SVTH: Trần Thị Hồng Yến

BI2 – tiếp tục sử dụng tiktok để chia sẽ thông tin

BI3 – Giới thiệu người khác sử dụng titok

Bảng 4.7: Kiếm định độ tin cậy, tính hội tụ và tính phân biệt của mô hình

CR AVE MSV MaxR SQ SX PU PEU AT BI

Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy và giá trị thang đo

Nhân tố Số biến quan sát Cronbac h’s Alp Phương sai trích

Trải nghiệm ứng dụng Tik 4 0,846 0,533

Cảm nhận dễ sử dụng 5 0,875 0,617

Thái độ 5 0,861 0,602 Ý định hành vi 5 0,867 0,521

Nguyên cứu sử dụng thang đo lường Liket để đo lường 6 nhóm nhân tố với những bước tine Cụ thể là các nhân tố chất lượng hệ thống (SQ), trải nghiệm ứng dụng Tik Tok (SX), cảm nhận hữu ích (PU), cảm nhận dễ sử dụng (PEU), thái độ (AT), ý định hành vi (BI).

Kết quả phân tích EFA lần 1 trên 29 biến quan sát cho thấy, 6 nhóm nhân tố trong đó,

BI 4 và BI5 có hệ số tải = 0.425 bị loại Kiếm định độ tin cậy của từng biến quan sát theo hệ số Cronbach ‘s Alpha, tác giả tiếp dục loại 2 biến có hệ số alpha

Ngày đăng: 11/10/2023, 20:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), Davis 1989 - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Hình 2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), Davis 1989 (Trang 6)
Hình 2.1: Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), Davis 1989 2.3.2 Phát biểu các giả thuyết liên quan - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Hình 2.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM), Davis 1989 2.3.2 Phát biểu các giả thuyết liên quan (Trang 25)
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất Bảng 2.1 : Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất Bảng 2.1 : Tổng hợp các giả thuyết nghiên cứu (Trang 30)
Bảng hỏi chính thức - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng h ỏi chính thức (Trang 33)
Bảng 3.1: Thang đo Likert - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 3.1 Thang đo Likert (Trang 37)
Bảng 3.2 : Thang đo lường các biến quan sát - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 3.2 Thang đo lường các biến quan sát (Trang 38)
Bảng 3.3: Mã hóa thang đo STT Thành phần Mã hóa Biến quan sát - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 3.3 Mã hóa thang đo STT Thành phần Mã hóa Biến quan sát (Trang 44)
Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 4.1 Đặc điểm nhân khẩu học của mẫu (Trang 48)
Bảng 4.2: Thống kê biến trường học - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 4.2 Thống kê biến trường học (Trang 49)
Bảng 4.3: Thống kê biến ngành học - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 4.3 Thống kê biến ngành học (Trang 50)
Bảng 4.5. Thống kê biến quan sát (N=417) - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 4.5. Thống kê biến quan sát (N=417) (Trang 51)
Bảng 4.6: Kết quả phân tích (N =417) - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 4.6 Kết quả phân tích (N =417) (Trang 53)
Bảng 4.8. Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy và giá trị thang đo - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 4.8. Tóm tắt kết quả kiểm định độ tin cậy và giá trị thang đo (Trang 55)
Bảng 4.7: Kiếm định độ tin cậy, tính hội tụ và tính phân biệt của mô hình - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 4.7 Kiếm định độ tin cậy, tính hội tụ và tính phân biệt của mô hình (Trang 55)
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định giả thuyết - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 4.10 Kết quả kiểm định giả thuyết (Trang 57)
Bảng 4.11: Hệ số tác động f 2 - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 4.11 Hệ số tác động f 2 (Trang 59)
Bảng 5.1: Chất lượng hệ thống (SQ) - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 5.1 Chất lượng hệ thống (SQ) (Trang 63)
Bảng 5.2: Trải nghiệm ứng dụng Tik Tok (XS) - Nghiên cứu các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi sử dụng tik tok của sinh viên
Bảng 5.2 Trải nghiệm ứng dụng Tik Tok (XS) (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w