ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 26 3.1 Đối tượng
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại lợn Phạm Ngọc Hà xã Đoàn Lập, huyện tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng.
- Thời gian thực tập: 14/12/2021 đến 4/6/2022.
Nội dung thực hiện
- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng bệnh cho đàn lợn thịt nuôi chuồng kín.
- Xác định tỷ lệ lợn mắc một số bệnh thường gặp ở lợn nuôi thịt.
- Đánh giá kết quả điều trị bệnh.
Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
- Tìm hiểu, điều tra cơ cấu đàn lợn thịt của trang trại.
- Trực tiếp thực hiện quy trình chăn nuôi lợn thịt.
- Trực tiếp thực hiện chẩn đoán và điều trị những bệnh hay xuất hiện trong đàn lợn nuôi thịt của trang trại.
- Xác định tỷ lệ mắc và tỷ lệ chữa khỏi bao gồm: Số con mắc, số con điều trị, số con khỏi, tỷ lệ khỏi.
Số lợn mắc bệnh + Tỷ lệ mắc bệnh (%) = x 100 Tổng số lợn theo dõi
Số lợn khỏi bệnh+ Tỷ lệ khỏi sau điều trị (%) = x 100 Tổng số lợn điều trị
Y1, Y2, Y5: Tỷ lệ khỏi bệnh qua các tháng.
3.4.2 Phương pháp theo dõi và thu thập thông tin
Phương pháp xác định tỷ lệ mắc những bệnh trên đàn lợn thịt
- Thống kê tổng đàn lợn cần theo dõi của trang trại thông qua các chỉ tiêu.
- Trực tiếp chăn nuôi, kiểm soát, phòng bệnh và trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trang trại.
- Theo dõi trực tiếp đàn lợn hằng ngày để chuẩn đoán những bệnh xuất hiện trên đàn lợn thịt nuôi tại trang trại.
- Ghi chép số liệu chuẩn xác, tính toán chắc chắn, cẩn thận các chỉ tiêu theo dõi.
- Áp dụng các phác đồ điều trị thực hiện trên đàn lợn(đã được nêu kỹ trong các bảng của khóa luận, tùy thuộc vào từng loại bệnh riêng).
- Áp dụng trong thời gian từ 3 đến 5 ngày.
Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng:
* Quy trình vệ sinh phòng bệnh
Vệ sinh trong chăn nuôi là là công tác tiên quyết tới sự thành công hay thất bại trong sản xuất chăn nuôi Vệ sinh bao gồm nhiều yếu tố: vệ sinh môi trường xung quanh, vệ sinh trong chuồng, vệ sinh đất, nước, vệ sinh chuồng trại…
Việc vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh trang trại là việc làm cần thiết và thường xuyên để ngăn chặn hạn chế những tác động xấu nhất từ môi trường bên trong cũng như bên ngoài chuồng nuôi Vì vậy, công việc vệ sinh môi trường và sát trùng chuồng trại cần được quản lý sát sao để phòng chống dịch bệnh và tạo cho lợn điều kiện sống tốt nhất trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng.
Trong thời gian thực tập của mình em đã luôn chú trọng tới vấn đề vệ sinh trong chăn nuôi và thực hiện tốt nó Việc dọn vệ sinh quanh khu vực trại, phun sát trùng chuồng nuôi và ngoài chuồng nuôi, quét dọn, sát trùng kho thức ăn, rắc vôi đường đi trong trại được em tiến hành làm hằng ngày nhằm đảm bảo vệ sinh chuồng trại.
Chuồng nuôi được vệ sinh sạch sẽ, được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Triple G định kì, pha với tỉ lệ 1/200.
Sau khi được cử về thực tập tại Công ty cổ phần thuốc thú y Agriviet, em được Công ty Đào tạo kỹ thuật 1 tháng tại Văn phòng Công ty trụ sở tại
Hà Nội, sau đó đi thực tập tại trang trại 5 tháng, từ tháng 1/2022 đến 4/6/2022 Trong thời gian một tháng học tập tại công ty em đã được học những kiến thức và kỹ năng sau: Quy trình chăm sóc và nuôi dưỡng lợn thịt, Quy trình phòng và điều trị một số bệnh thường gặp trên lợn thịt, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng thuyết trình,…
Trong quá trình thực hiện, em đã thực hiện vệ sinh sát trùng tại trại lợn Phạm Ngọc Hà Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3 1 Kết quả thực hiện công tác vệ sinh sát trùng
Số Kết quả Tỷ lệ đạt so
Công việc Lần/tuần với yêu cầu tuần (lần)
Vệ sinh hố, bể sát trùng,… 1 20 20 100
Qua bảng 3.1 cho thấy kết quả của công tác vệ sinh chăn nuôi, cụ thể em đã được trực tiếp tham gia phun sát trùng, rắc vôi, quét mạng nhện, vệ sinh bể nước, lau kính.
Nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh trại luôn coi trọng vấn đề vệ sinh thú y, việc thực hiện vệ sinh được tiến hành liên tục hằng ngày Trong thời gian thực tập em đã được tiếp cận và thực hiện vệ sinh theo các bước sau:
- Công tác vệ sinh xung quanh chuồng nuôi: + Vệ sinh đường đuổi lợn.
+ Sát trùng các điểm xe đỗ trong trại
+ Phát quang bờ bụi, cây cỏ trong khuôn viên trại.
- Vệ sinh trong chuồng nuôi:
+ Đẩy sạch phân trên nền chuồng liên tục để tăng độ thông thoáng, và tạo thói quen sạch sẽ cho lợn.
+ Xử lý sạch sẽ: các dụng cụ chăn nuôi, bạt che, trần, giàn mát, quạt, máng ăn, núm uống, thành chuồng, nền chuồng.
+ Quét vôi tất cả các bề mặt chuồng trại.
+ Phun sát trùng nhiều lần, không bật quạt và đóng toàn bộ cửa trong một ngày.
+ Rà soát, kiểm tra, xử lý lại toàn bộ hệ thống điện, quạt, máy bơm, dụng cụ chăn nuôi bị hỏng hóc.
+ Giàn mát, song sắt, máng ăn, núm uống, bạt trần cũng cần được kiểm tra xử lý hoặc thay mới kịp thời.
+ Để phục vụ cho nhập lợn lứa mới thì ván úm, quây úm, bạt úm, bóng úm,… được đưa vào và lắp ráp trong các ô chuồng.
=> Công tác vệ sinh sát trùng được thực hiện với tỷ lệ an toàn 100%.
* Quy trình sử dụng vắc xin phòng bệnh
Với định hướng từ trại “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, thì công việc được quan tâm hàng đầu và quan trọng nhất chính là tiêm phòng và phòng bệnh cho đàn lợn Tại trang trại Phạm Ngọc Hà liên kết với Công ty cổ phầnThuốc thú y Agriviet, công việc đã, đang và luôn tích cực chủ động thực hiện.
Từ lịch tiêm phòng của trại, em đã được tiến hành tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho lợn Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là phương châm đúng trong mọi linh vực, trong chăn nuôi cũng vậy Việc tiêm phòng luôn được đặt lên hàng đầu Tại trang trại, việc tiêm phòng luôn được thực hiện một các tích cực nhất Khu vực chăn nuôi không để việc đi lại giữa các dãy chuồng, giữa các chuồng Thức ăn khi đưa vào kho phải được sát trùng kỹ lưỡng.
Quy trình tiêm phòng luôn được kiểm soát và làm đúng quy trình, đúng thời gian, đúng kỹ thuật Việc tiêm phòng luôn là vấn đề được quan tâm nhất, tiêm phòng giúp ngăn ngừa và hạn chế các bệnh truyền nhiễm trên đàn lợn, tránh được tổn thất về thời gian chăn nuôi, kinh tế trang trại, Mong muốn đạt hiệu quả tốt của tiêm phòng thì việc lựa chọn đúng thuốc phù hợp, kỹ thuật tiêm, thời gian tiêm,sức khỏe của lợn đều là những yếu tố cực kỳ cần thiết. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn thịt của trại được trình bày ở bảng 3.2.
Bảng 3 2 Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại Tuần tuổi Loại vắc xin Cách dùng Phòng bệnh
4 Circo + Myco Tiêm bắp Hội chứng còi cọc + Viêm phổi địa phương
6 CSF1 Tiêm bắp Dịch tả (lần 1)
9 CSF2 + FMD1 Tiêm bắp Dịch tả (lần 2) + Lở mồm long móng (lần 1)
12 FMD2 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 2)
22 FMD3 Tiêm bắp Lở mồm long móng (lần 3)
* Thức ăn chăn nuôi được sử dụng trong trang trại
Thức ăn cho lợn của trại là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh do công ty
TNHH Vina CJ cung cấp Bảng 3 3 dưới đây là khẩu phần ăn cho lợn:
Bảng 3 3 Khẩu phần ăn cho lợn
Ngày tuổi Mã thức ăn Liều lượng cho ăn (gam/con)
120 – ngày xuất 4 Ăn tự do Ở mỗi giai đoạn tuần tuổi khác nhau nhu cầu đáp ứng dinh dưỡng cho lợn cũng khác nhau Do đó thức ăn của Công ty TNHH Vina CJ cung cấp đảm bảo đầy đủ về tiêu chuẩn này.
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học củaNguyễn Văn Thiện và cs., (2008) [22] phần mềm Microsoft Excel trên máy vi tính.