TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Những điều kiện tại cơ sở thực tập
Trại lợn thịt Nguyễn Văn Khanh là trại tư nhân, trại thuộc thôn Du Tái, xã Tiền Tiến , huyện Thanh Hà, Hải Dương, trại nằm cách trung tâm trên 5km, cách trung tâm thành phố Hải Dương 15km có trục đường giao thông trên đê.
Tiền Tiến là xã có vị trí nằm tiếp giáp với sông Thái Bình
2.1.2 Về những đặc điểm khí hậu
Xã Tiền Tiến chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm,gió mùa nhiều Vậy nên trang trại Nguyễn Văn Khanh mùa hè oi bức với lượng mưa nhiều , mùa Đông lạnh và khô, đôi khi khá ẩm thấp Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm khoảng 23.6°C đặc điểm khí hậu rõ nét nhất là sự thay đổi và có sự phân biệt rất rõ khi giao mùa giữa mùa nóng và lạnh.Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông với thời tiết khô ráo, nhiệt độ trung bình mùa đông là 15.5°C Giữa 2 mùa lại có sự chuyển tiếp (tháng 5 và tháng 11) làm cho thời tiết diễn biến phức tạp, dẫn tới việc chăn nuôi tương đối khó khăn với việc phòng,chống,trị bệnh cho lợn tại trại.
2.1.3 Cơ cấu phân bổ nhân sự
Trại gồm có 10 người trong đó có: 02 cán bộ quản lý; 01 kỹ thuật bầu đẻ; 07 công nhân (2 sinh viên thực tập, 1 quản lý).
2.1.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị
Tổ chức dây truyền sản xuất kép kín
Mỗi con lợn đều mang sẵn trong mình các loại vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh Do đó, nó vừa là con vật mang trùng, vừa là nguồn bệnh nếu như lượng vi khuẩn, vi rút kia vượt quá ngưỡng cho phép Để không mang mầm bệnh từ bên ngoài vào trong trại chăn nuôi qua con giống Công ty đã tổ chức được dây truyền khép kín, từ lợn thương phẩm, đến lợn đực giống, lợn cái các loại. Đây là điều kiện lý tưởng giúp công ty phòng bệnh cho trại.
Trang trại Nguyễn Văn Khanh được xây dựng trên diện tích gần 1 ha, được phân chia làm 2 khu rõ ràng bao gồm: Khu sinh hoạt và khu chăn nuôi, ngoài ra còn có hồ cá, vườn rau, vườn cây cảnh,
Khu chăn nuôi gồm: 3 chuồng nuôi lợn thịt, nhà kho và phòng sát trùng.
3 chuồng nuôi mỗi chuồng gồm 2 dãy, mỗi dãy lại chia thành 7-9 ô nhỏ với kích thước 4m × 7m/ô Hoặc 4,5m x 7,5m
Hệ thống chuồng trại xây dựng hiện đại kiên cố và khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống giàn mát bằng giấy cứng, có thể xả nước vào để làm mát không khí khi được hút vào, cuối chuồng có 3 quạt thông gió ở mỗi dãy, tổng 1 chuồng có 6 quạt Hai bên tường là cửa sổ kính kín để đảm bảo lượng ánh sáng, mỗi cửa có diện tích 1.1m 2 , cách nền 1.6m, mỗi cửa sổ cách nhau 2.2m Trên trần được lắp đặt chống nóng bằng bạt trần, vừa chống nóng vừa để kín được tiẻu khí hậu chuồng.
Mỗi chuồng, mỗi dãy đều có đường rãnh thoát nước thải riêng biệt, các đường rãnh này đều thông về một bể chứa nước thải tập trung đằng sau mỗi chuồng để có thể đảm bảo vệ sinh khu vực chăn nuôi.
Nguồn nước sử dụng trong trại đều bơm từ Sông Thái Bình
Do được sự quan tâm và ưu ái của chính quyền địa phương nên việc xây dựng và phát triển trại rất thuận lợi.
Trại xây dựng trên nơi có địa thế tương đối tốt: Xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông, gần ngay sông Thái Bình.
Chủ trại là con người có tầm nhìn và là người có năng lực trên nhiều lĩnh vực như làm ăn, buôn bán, chăn nuôi, đặc biệt rất quan tâm tới vấn đề đời sống của công nhân trong trại.
Về cán bộ kỹ thuật là điểm mấu chốt trong công tác phòng dịch và chăn nuôi thì tại trại có nguồn kỹ thuật rất tốt, năng lực và trách nhiệm cao.
Từ chuồng trại khép kín tới con giống đạt chất lượng cao, kèm thêm đó việc chọn lựa và sử dụng những loại cám tốt là việc then chốt trong việc phát triển của trại.
Trang thiết bị tại trại phần lớn đều là những trang thiết bị hiện đại 2.1.5.2 Những khó khăn
Vì được xây dựng tại vùng khí hậu gió mùa nóng ẩm mưa nhiều nên việc phòng chống các bệnh truyền nhiễm là công tác tương đối khó khăn
Nước thải từ số lượng lớn lợn thải ra cũng là vấn đề khó khăn trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường.
Tổng quan tài liệu
2.2.1 Cơ sở khoa học của báo cáo
2.2.1.1 Đặc điểm sinh trưởng a Đặc điểm sinh trưởng và cơ chế di truyền
Sinh trưởng được nhiều tác giả nghiên cứu nên các khái niệm cũng phần nào khác nhau sinh trưởng, có khái niệm: về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp protein, cho nên người ta lấy việc tăng khối lượng, số lượng và các chiều của tế bào mô cơ Ông còn cho biết cường độ phát triển của giai đoạn bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng đến chỉ tiêu phát triển của con vật.
Theo Trần Đình Miên và cs (1975) [7], sinh trưởng là một quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng trưởng về chiều dài, chiều cao, khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật dựa trên tính chất di truyền từ đời trước. b Sự phát triển bên trong cơ thể lợn
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn, các bộ phận khác nhau được ưu tiên tích lũy khác nhau Về hệ thần kinh, tiêu hóa và các tuyến nội tiết tố sẽ được ưu tiên trước nhất Tiếp theo là phát triển xương, gân, cơ Cuối cùng là phát triển mô mỡ.
Cơ được phát triển đó là phần quan trọng trong việc đánh giá chất lượng thịt lợn Quá trình sinh trưởng và phát triển, các bó cơ, các mô cơ được phát triên theo hướng ổn định nhất. Đối với mô mơ, là sự tăng trưởng và phát triển của kích thước, cân năng là nguyên nhân chính tăng khối lượng về mỡ Tại giai đoạn cuối trong chăn nuôi lợn có quá trình ưu tiên tăng khối lượng mỡ để tăng khối về thể trọng. c Quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng trong cơ thể
Cơ thể lợn có sự ưu tiên về dinh dưỡng trong từng giai đoạn khác nhau là khác nhau. Đầu tiên là ưu tiên về hệ thần kinh, thứ hai là về hoạt động sinh sản, tiếp theo là ưu tiên về xương, tiếp tục là về tích lũy mô cơ ( nạc ), cuối cùng mới là tíhc lũy về mô mỡ Vì thế Nếu nuôi lợn không đảm bảo đủ về yêu cầu dĩnh dưỡng thì việc tăng khối và chất lượng của thịt sẽ không được đảm bảo, ảnh hưởng tới chất lượng uy tín của trang trại. d Các yếu tố ảnh hưởng
* Dinh dưỡng thức ăn Điều quan trọng nhất trong phát triển chính là dinh dưỡng, dinh dưỡng chính là yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng Theo Trần VănPhùng và cs (2004) [14] cho rằng, kể cả có yếu tố di truyền tốt nhưng nếu không có môi trường phù hợp thì việc phát triển cũng sẽ không như mong muốn Qua một vài thí nghiệm thực tế đã chứng minh được là: khi chúng ta cung cấp cho lợn các mức dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỉ lệ các thành phần trong cơ thể Khẩu phần có mức năng lượng cao và mức protein thấp thì lợn sẽ tích lũy mỡ nhiều hơn so với khẩu phần có mức năng lượng thấp và hàm lượng protein cao thì lợn có tỉ lệ nạc cao hơn.
Khẩu phần ăn và lượng thức ăn cho lợn ăn có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của lợn Hàm lượng xơ thô tăng từ 2,4 - 11% thì tăng khối lượng mỗi ngày của lợn giảm từ 566g xuống 408g và thức ăn cần cho 1kg tăng khối lượng tăng lên 62%.
Vì thế Muốn chăn nuôi có hiệu quả cần chú tâm tới những yếu tố ngoại cảnh đồng thời phối hợp đầy đủ dinh dưỡng trong thức ăn, vừa tiết kiệm được chi phí vừa tiết kiệm được thời gian chăn nuôi.
* Về vấn đề môi trường.
Trần Văn Phùng và cs (2004) [14], môi trường xung quanh gồm nhiệt độ, độ ẩm, mật độ, ánh sáng Nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất và phẩm chất thịt Nhiệt độ thích hợp cho lợn nuôi béo là từ 15°C - 18°C. Nhiệt độ chuồng nuôi liên quan mật thiết đến độ ẩm của không khí, độ ẩm không khí thích hợp cho lợn khoảng 70% Tác giả Nguyễn Thiện và cs (2005)
[26] cho biết: Ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm cao hơn lợn phải tăng cường quá trình tỏa nhiệt thông qua hô hấp (vì lợn có rất ít tuyến mồ hôi) để duy trì thăng bằng thân nhiệt Ngoài ra, nhiệt độ cao sẽ làm khả năng thu nhận thức ăn hàng ngày của lợn giảm Do đó tăng khối lượng sẽ bị ảnh hưởng và khả năng chuyển hóa thức ăn kém dẫn đến sự sinh trưởng và phát triển của lợn bị giảm theo.
Mật độ lợn trong chuồng nuôi có ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất Khi ta nhốt lợn ở mật độ cao hay số con/ô chuồng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tăng khối lượng hằng ngày của lợn và phần nào ảnh hưởng đến sự chuyển hóa thức ăn Do vậy khi nhốt ở mật độ cao sẽ tăng tính không ổn định trong đàn Sự không ổn định này sẽ dẫn đến sự tấn công lẫn nhau, giảm bớt thời gian ăn và nghỉ của lợn Nghiên cứu của Mỹ cho thấy, khi nuôi lợn với mật độ thấp, sẽ làm tăng tốc độ khối lượng cũng như làm giảm mức tiêu tốn thức ăn Chăm sóc ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất, chuồng vệ sinh kém dễ gây bệnh, chuồng nuôi ồn ào, không yên tĩnh đều làm năng suất giảm Sức khỏe trong giai đoạn bú sữa kém như thiếu máu, còi cọc dẫn đến giai đoạn nuôi thịt tăng khối lượng kém (Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận 2005) [20].
Phương thức nuôi dưỡng như cho ăn tự do sẽ làm tăng tốc độ tăng trưởng của lợn hơn so với cho ăn hạn chế, những giống lợn hướng mỡ nên cho ăn hạn chế từ đầu, còn với giống lợn hướng nạc nên cho ăn tự do sẽ có được năng suất và chất lượng tốt nhất
Do chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao nên việc hấp thu và chuyển hóa thức ăn cũng sẽ bị giảm rõ rệt, vì vậy việc tăng trưởng về khối lượng sẽ bị giảm chậm và cá thể lợn cũng còi cọc chậm lớn.
Năng suất của chuồng cũng ảnh hưởng từ phần nào đó của việc phân chia mật độ chuồng nuôi Một khi nhốt lợn ở nhiệt độ cao thì việc hấp thu năng lượng và tăng sinh khối sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt, việc quá đông lợn dẫn tới hiện tượng thiếu hụt vị trí máng ăn, do đó việc đánh nhau và tranh giành ăn cám là không thể tránh khỏi Lợn bé, yếu hơn sẽ không thể tranh được những con lợn to hơn, do vậy sẽ làm mất cân bằng về sự đồng đều trong chuồng nuôi Việc nuôi nhốt theo tỷ lệ mật độ cao sẽ gây mất ổn định trong đàn nên việc để mật độ cao thì ít khi gặp phải.
Về cách thức cho ăn tự do sẽ là phương pháp để lợn phát triển mạnh nhất nhưng chỉ đối với các giống hướng mỡ Còn các giống lợn hướng thịt nên để phương pháp ăn hạn chế trán htinfh trạng phát triển về mô mỡ quá nhiều không cần thiết.
NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đàn lợn tại trại Nguyễn Văn Khanh xã Tiền Tiến huyện Thanh Hà TPHải Dương.
Địa điểm, thời gian tiến hành
Địa điểm: Trang trại Nguyễn Văn Khanh tại xã Tiền Tiến huyện Thanh
Nội dung thực hiện
- Thực hiện qui trình chăn nuôi trực tiếp tại trang trại.
- Xác định được tỷ lệ nhiễm, mắc các bệnh tại trại, đánh giá kết quả liệu trình điều trị một số bệnh.
Phương pháp tiến hành và các chỉ tiêu theo dõi
- Thực hiện tốt quy trình chăn nuôi trang trại đưa ra.
- Xác định tỷ lệ mắc bệnh, tiến hành đánh giá kết quả các liệu trình sử dụng để chữa trị.
- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và vệ sinh theo đúng quy định của cơ sở thực tập.
- Xác định tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp
- Đánh giá kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn thịt
- Tiến hành điều trị cho lợn mắc bệnh
3.4.2 Các công thức tính toán các chỉ tiêu
- Các chỉ tiêu trong quá trình đánh giá tính toán số liệu bao gồm:
- Sinh trưởng tích lũy ( kg/ con)
Sinh trưởng tích lũy Khối lượng đạt khi Khối lượng khi
- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).
- Khối lượng xuất chuồng bắt đầu
Sinh trưởng tuyệt đối Số ngày nuôi
- Tiêu tốn thức ăn kg/ tăng thể trọng.
Tiêu tốn Tổng thức ăn tiêu thụ Tổng khối lượng tăng trong quá trình nuôi
- Xác định tỷ lệ mắc và tỷ lệ chữa khỏi bao gồm : Số con mắc, số con điều trị, số con khỏi, tỷ lệ khỏi.
Số lợn khỏi bệnh + Tỷ lệ khỏi sau điều trị (%) = x 100 Tổng số lợn điều trị
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý Theo phương pháp thống kê sinh vật học củaNguyễn Văn Thiện (2008) [33], phần mềm Microsoft Excel 2010.
NHỮNG ĐỀ NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
Về kết luận
Qua 6 tháng thực tập tại trang trại ông Nguyễn Văn Khanh bản thân em có những kết luận sau:
- Trực tiếp chăn nuôi đàn lợn thịt tại trang trại ông Nguyễn Văn Khanh với số lượng được phân công là 650 con Trong đó tỷ lệ sống đạt được là 96%, học được cách quản lý lợn trong chuồng, học được cách xử lý khi lợn có vấn đề nào đó.
- Nắm bắt được những bước, những tiêu chuẩn và những bài học về phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.
- Hoàn thành công tác tiêm phòng cho 650 lợn về các vắc xin phòng bệnh dịch tả và lở mồm đạt tỷ lệ 100%.
- Tiến hành các phương pháp điều trị như các bệnh về đường hô hấp đạt 80%, các bệnh về đường tiêu hóa đạt 98% , các bệnh về viêm khớp đạt 99% Từ đó nhận thấy bản thân trong quá trình được dạy dỗ cung với học hỏi đã phần nào nắm bắt được quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi.
- Tham gia công tác xuất bán lợn đạt khoảng 1000 con, trong đó lợn xuất chuồng có thể trộng trung bình là 120 Kg/ con.
Trong quá trình thực tập tại đây, em có một số ý kiến góp ý với trang trại:
- Về chăn nuôi trong chuồng: nên chú ý việc kiểm soát người đi lại và các vật tư được mang ra vào trong và ngoài chuồng Thường xuyên để cán bộ quản lý hoặc kỹ thuật đi kiểm tra đàn lợn nhằm đánh giá khối lượng và tình trạng sức khỏe của lợn nhiều hơn, phần nào kiểm soát được tình hình dịch bệnh và kịp thời đưa ra các phương án xử lý sớm.
- Về vệ sinh: cần chú ý việc phun sát trùng nhằm vệ sinh trại đồng thời chú ý những nơi công nhân ăn ngủ tại đầu chuồng vì là thuốc sát trùng nên ảnh hưởng sâu tới sức khỏe con người.
- Về chẩn đoán và điều trị: nên để cán bộ kỹ thuật đi kiểm tra thường xuyên nhằm việc kịp thời đánh giá tình trạng lợn và đưa ra phác đồ điều trị hoặc có thể trực tiếp điều tị càng sớm càng tốt.
1 Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”,
Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65
2 Đoàn Thị Kim Dung (2004), “Sự biến động một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị”, Luận án tiến sỹ nông nghiệp, Hà Nội.
3 Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng
(1996), Bệnh lợn nái và lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4 Trần Thị Hạnh, Đặng Xuân Bình, Lưu Quỳng Hương (2004), “Xác định vai trò của vi khuẩn E coli và Cl perfringens trong bệnh tiêu chảy ở lợn con giai đoạn Theo mẹ, chế tạo các sinh phẩm phòng bệnh”, Viện Thú Y 35 năm xây dựng và phát triển (1969 - 2004), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 393 - 40
5 Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nhà xuất bản đại học Nông nghiệp - Hà Nội.
6 Lê Văn Lãnh, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Trịnh Đình Thâu, Đặng Hữu Anh, Đỗ Ngọc Thúy và Nguyễn Bá Hiên (2012), “Phân lập một số vi khuẩn cộng phát gây bệnh ở lợn nghi mắc bệnh suyễn, đề xuất biện pháp phòng trị bệnh”, Tạp chí khoa học kỹ thuật Thú y, tập XIX, (số 2/2012), tr.30
7 Trần Đình Miên, Nguyễn Hải Quân, Vũ Kính Trực (1975), Chọn giống và nhân giống gia súc, giáo trình giảng dạy ở các trường đại học Nông nghiệp, Nxb
8 Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc
Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), “Hệ vi khuẩn gây bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, Tập IV quốc, phát hành ngày 18/7/2013.
10 Nguyễn Ngọc Nhiên (1996) “Vai trò của một số vi khuẩn đường hô hấp trong hội chứng khó thở truyền nhiễm ở lợn và biện pháp phòng trị”, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, tr.59.
11 Nguyễn Thị Bích Ngà (2015), “Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh học và biện pháp phòng trị bệnh do giun tròn Trichocephalus spp.gây ra ở lợn tại tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn”, Luận án tiến sĩ thú y, Đại học Thái Nguyên.
12 Nguyễn Thị Ngữ (2005), Nghiên cứu tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn tại huyện Chương Mỹ - Hà Tây, xác định một số yếu tố gây bệnh của vi khuẩn
E.coli và Samonella, biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Hà Nội.
13 Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Nguyễn Thu Hằng, Âu Xuân Tuấn, Nguyễn Bích Thủy, Vũ Ngọc Quý (2005), “Xác định nguyên nhân gây bệnh đường hô hấp của lợn nuôi tại một số tỉnh phía Bắc” Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập VII, (số 4/2005).
14 Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, tr.11 - 58.
15 Nguyễn Mạnh Phương, Cù Hữu Phú, Văn Thị Hường và Nguyễn Bá Tiếp
(2012), “Một số đặc điểm của Salmonella spp gây tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa tại một số trang trại nuôi công nghiệp tại miền Bắc”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XIX, (số 5/2012),
16 Trịnh Hồng Sơn (2014), “Khả năng sản xuất và giá trị giống của dòng lợn đực VCN03”, Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Viện chăn nuôi.
17 Bạch Quốc Thắng (2011), Nghiên cứu sử dụng vi khuẩn nhóm
Lactobacillus trong phòng trị bệnh tiêu chảy ở lợn con Theo mẹ, Luận án tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viên Thú y Quốc Gia, Hà Nội.
18 Nguyễn Thiện, Trần Đình Miên, Võ Trọng Hốt (2005), Con lợn ở Việt
Mycoplasma hyopneumoniae và một số vi khuẩn cộng phát khác gây ra cho lợn trên địa bàn thành phố Hải Phòng đề xuất biện pháp phòng trị”, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp.
20 Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2005), Giáo trình chăn nuôi lợn, dùng trong các trường THCN, Nxb Hà Nội.
21 Trần Thu Trang (2013), “Đặc điểm dịch tễ của dịch tiêu chảy (Porcin Epidtôiic Diarrhoea - PED) và biện pháp can thiệp dịch tại một số trại ở miền bắc Việt Nam”,
Luận văn Thạc sỹ Thú y, Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.