1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội

77 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hiện Quy Trình Nuôi Dưỡng, Chăm Sóc Và Phòng Trị Bệnh Cho Lợn Nái Sinh Sản Và Lợn Con Theo Mẹ Tại Trại Lợn Đỗ Đức Thuận, Huyện Ba Vì, Thành Phố Hà Nội
Tác giả Tô Anh Tuấn
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Thăng
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Thú y
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 5,16 MB

Cấu trúc

  • Phần 1. MỞ ĐẦU (8)
    • 1.1. Đặt vấn đề (8)
    • 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài (9)
      • 1.2.1. Mục tiêu (9)
      • 1.2.2. Yêu cầu (9)
  • Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (10)
    • 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập (10)
      • 2.1.1. Điều kiện tự nhiên (10)
      • 2.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất nơi thực tập (11)
    • 2.2. Tổng quan tài liệu (15)
      • 2.2.1. Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản (15)
      • 2.2.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con theo mẹ (19)
      • 2.2.3. Những hiểu biết về phòng, trị bệnh cho vật nuôi (21)
      • 2.2.4. Một số bệnh thường gặp ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ (25)
      • 2.2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (37)
  • Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 32 3.1. Đối tượng nghiên cứu (40)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành (40)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu (40)
    • 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi (41)
      • 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi (41)
      • 3.4.2. Phương pháp theo dõi (41)
      • 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu (43)
  • Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (44)
    • 4.1. Kết quả đánh giá tình hình sản xuất chăn nuôi tại trại lợn Đỗ Đức Thuận, (44)
  • qua 2 năm từ 2020 - 2021 (0)
    • 4.2. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ (46)
      • 4.2.1. Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại (46)
      • 4.2.2. Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ (48)
    • 4.3. Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ (53)
    • 4.4. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại (55)
      • 4.4.1. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản (55)
      • 4.4.2. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ (65)
    • 4.5. Kết quả thực hiện các công việc khác (67)
  • Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (68)
    • 5.1. Kết luận (68)
    • 5.2. Đề nghị (69)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 55 (70)

Nội dung

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 32 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trại chăn nuôi lợn Đỗ Đức Thuận, huyện Ba Vì, thành phố

Nội dung nghiên cứu

- Thực hiện quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

- Đánh giá tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ và đề xuất các phác đồ điều trị bệnh hiệu quả cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi

- Đánh giá tình hình chăn nuôi của trang trại

- Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

+ Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại

+ Công tác tiêm phòng cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

- Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

+ Tình hình mắc bệnh ở lợn nái sinh sản

+ Tình hình mắc bệnh ở lợn con theo mẹ

- Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ + Công tác điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản

+ Công tác điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ

- Công thức tính một số chỉ tiêu theo dõi

Tổng số con mắc bệnh

Tổng số con theo dõi

Tổng số con khỏi bệnh

Tổng số con iều trị điều trị

3.4.2.1 Quy trình chăn nuôi lợn nái sinh sản

* Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nái đẻ và nuôi con

Trước ngày đẻ dự kiến từ 1 tuần đến 10 ngày lợn nái mang bầu sẽ được chuyển sang chuồng đẻ Công tác cho chuẩn bị chuyển lợn đẻ thì phải vệ sinh sạch sẽ đường đi, phun khử trùng đường đi và ô đẻ cho lợn, chuồng đẻ cũng phải được dọn dẹp và cọ rửa sạch sẽ Thông tin của lợn chuyển đi phải được ghi chép một cách chính xác, rõ ràng ở bảng ghi thông tin Thực phẩm sử dụng cho lợn đẻ phải được đảm bảo như sau:

- Trường hợp lợn đã đẻ từ 2 - 4 lứa thì sử dụng hỗn hợp thức ăn 767S với khối lượng là 3,5 - 4 kg/ngày/con,cho ăn một ngày 2 lần.

- Trường hợp lợn mẹ đã đẻ từ 5 lứa trở lên thì vẫn sử dụng hỗn hợp thức ăn 767S nhưng với khối lượng là 5 kg/ngày/con, cho ăn một ngày 2 lần.

- Khi lợn nái mang thai trước ngày dự kiến đẻ 3 ngày thì phải hạ lượng thức ăn xuống chỉ cho ăn 0,8 kg một bữa.

- Sau khi lợn nái đã sinh con được 2 ngày thì bắt đầu tăng từ từ lượng thức ăn lên 0,5 - 1,1 kg/ngày/con, chia làm 2 bữa chính, 2 bữa phụ với bữa lúc 7 giờ, 16 giờ là bữa chính và bữa lúc 10 giờ và 21 giờ là bữa phụ Tùy vào trạng thái của lợn mà có thể tăng hoặc giảm lượng thức ăn tăng nếu lợn nái gầy gò,giảm nếu lợn nái quá mập.

Chú ý: Khi lợn biếng ăn thì phải giảm một nửa số khẩu phần ăn như bình thường.

* Quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn con theo mẹ

+ Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn và sau khi lợn con bú sữa đầu được 2 - 3 giờ đồng hồ thì tiến hành mài nanh và có lồng úm cho lợn con đặc biệt là khi nhiệt độ bên ngoài thấp.

+ Ở 3 ngày đầu sau khi sinh lợn con được uống thuốc phòng chống tiêu chảy và phân trắng lợn con với 2 lần/ngày

+ Khi lợn con sang ngày thứ 4 sẽ tiến hành cắt đuôi, đồng thời cho sử dụng thuốc cầu trùng và tiêm dưới da dung dịch thuốc bổ sung sắt

+ Khi lợn con đang ở giai đoạn 7 - 10 ngày tuổi thì tùy vào khối lượng lợn mà thực hiện việc thiến lợn đực.

+ Khi được 5 ngày tuổi bắt đầu cho lợn con tập ăn bằng thức ăn dành riêng cho lợn con Tomahawk plus

+ Khi lợn con ở 18 ngày tuổi bắt đầu tiêm phòng bệnh suyễn

+ Lợn con được 21 ngày tuổi tiêm chống còi cọc và tai xanh (vắc xin bất hoạt PRRS)

+ Sau khi lợn tiêm vắc xin xong ở ngày thứ 24 - 25 thực hiện cho lợn con cai sữa mẹ.

+ Thường xuyên lau sàn, lau vú cho lợn mẹ để tránh tình trạng lợn con bị tiêu chảy.

- Lập sổ sách theo dõi đàn lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ gồm những nội dung như số tai lợn nái, lứa đẻ, ngày tháng lợn nái đẻ, loại bệnh lợn nái bị mắc, loại bệnh lợn con bị mắc.

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và theo dõi tình hình mắc bệnh của lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ hàng ngày.

- Chẩn đoán lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ mắc bệnh dựa trên các triệu chứng lâm sàng điển hình và đặc điểm dịch tễ học.

- Tiến hành điều trị cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ mắc bệnh bằng phác đồ điều trị bệnh hiệu quả nhất.

3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được trong quá trình thực hiện đề tài được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel trên máy tính.

năm từ 2020 - 2021

Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

4.2.1 Công tác vệ sinh, khử trùng chuồng trại

Vệ sinh chuồng trại là công việc hết sức quan trọng, nhằm giảm thiểu số lượng mầm bệnh trong môi trường chuồng nuôi, tạo môi trường sạch sẽ thông thoáng để lợn sinh trưởng phát triển tốt Trang trại đã thực hiện tốt quy trình khử trùng chuồng trại theo lịch khử trùng được trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2 Lịch khử trùng thực hiện tại trại lợn nái

Chuồng Chuồng vực chăn tuần Chuồng đẻ chuồng nái chửa cách ly nuôi

Chủ nhật Iotdine Iotdine Iotdine Formol Formol

Thứ 2 Omnicide Omnicide Omnicide Formol Vôi bột

Thứ 4 Chloramin Chloramin B Chloramin B Fomol

Thứ 5 Omnicide Omnicide Omnicide Fomol

Kết quả bảng 4.2 cho thấy: Trong 6 tháng thực tập em được phân công thực tập tại chuồng lợn nái đẻ Lịch phun khử trùng theo từng tuần sẽ được chia ra thay phiên nhau. Ở ngoài chuồng sẽ phun thường xuyên mỗi ngày trước khi bước vào chuồng ở mỗi buổi sáng bằng Formol Phun hết đường đi, tường ngoài chuồng và không gian ở ngoài chuồng và khi nào bán lợn ra bên ngoài thì sẽ phun lại một lần nữa.

Phun khử trùng ở bên ngoài khu vực chăn nuôi thì trại sẽ tiến hành phun Formol và thỉnh thoảng kết hợp thêm cả rắc vôi bột một tuần một lần. Đối với khu vực trong chuồng có chuồng đẻ, chuồng nái chửa và chuồng cách ly, trại sử dụng ba loại thuốc khử trùng là Omnicide, Iotdine, Chloramin B và Hankok sẽ phun thay phiên nhau từng ngày tránh trường hợp thuốc khử trùng của ngày hôm trước trùng với thuốc khử trùng của ngày hôm sau.

Khi chuyển lợn từ chuồng khác sang thì phải phun khử trùng ở đường đi và ở chuồng sẽ cho lợn di chuyển vào trước bằng thuốc khử trùng là lịch hôm đó phun.

Từ việc phun khử trùng bằng cách thay phiên nhau các ngày ở trong chuồng và thường xuyên phun ở khu vực ngoài chuồng em thấy hạn chế được dịch bệnh và tránh tình trạng bị nhờn thuốc.

Qua đây em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân như: phun khử trùng đúng cách, cách pha thuốc khử trùng và lịch phun thuốc hợp lí.

4.2.2 Công tác phòng bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Việc phòng chống dịch bệnh chủ động bằng cách tiêm vắc xin luôn mang lại hiệu quả cao, nhất là đối với những bệnh lây lan nhanh rất nguy hiểm Đảm bảo cho sự phát triển ổn định lâu dài của ngành chăn nuôi và cung cấp cho người tiêu dùng thực phẩm sạch bệnh cạnh đó bảo vệ môi trường sinh thái.

Bảng 4.3 Lịch phòng bệnh thực hiện tại trại lợn nái

Thời Số lợn Tỷ lệ

Bệnh Loại vắc Đường Liều tiêm an

Loại điểm được xin phòng đưa lượng vắc toàn lợn phòng phòng bệnh thuốc (ml/con) xin (%) bệnh (con)

25-29 tuần Khô thai Parvo Tiêm 2 30 100 tuổi bắp

2 30 100 tuổi bắp nái 27, 30 hậu Tiêm tuần Giả dại Begonia 2 30 100 bị bắp tuổi

Lợn 10 tuần Dịch tả Coglapest Tiêm 2 60 98 chửa bắp

Aftogen Tiêm nái tuần LMLM 2 60 100 oleo bắp sinh chửa sản Lợn 13 Circo

Quy trình tiêm vắc xin để phòng chống dịch bệnh là một khâu rất quan trọng trong quy trình chăn nuôi hiện nay, vì nếu để dịch bệnh xảy ra và lây lan rộng sẽ gây nên hậu quả rất lớn đối với người chăn nuôi khi sản phẩm chăn nuôi bị ngừng lưu hành Vậy nên, để tiêm vắc xin đạt hiệu quả cao và bảo vệ đàn vật nuôi không mắc bệnh thì người chăn nuôi cần phải thực hiện tiêm các loại vắc xin đầy đủ, đúng liều lượng, chính xác và kịp thời với chi phí thấp nhất.

Hiệu quả của tiêm vắc xin không chỉ phụ thuộc vào các loại vắc xin, phương pháp sử dụng vắc xin mà còn phải phụ thuộc vào tình hình sức khỏe của mỗi con vật trong đàn Vì vậy, khi tiêm vắc xin cho vật nuôi cần lựa chọn những con vật có trạng thái khỏe mạnh không có biểu hiện hay mắc phải các bệnh truyền nhiễm mạn tính để tạo nên hiệu quả miễn dịch tốt nhất cho vật nuôi Lịch tiêm phòng vắc xin tại trại được trình bày ở bảng 4.3.

Kết bảng 4.3 cho thấy lợn cái hậu bị và lợn nái sinh sản được tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo đúng quy định, số lượng cái hậu bị được tiêm 30 con và lợn nái sinh sản là 60 con và tỷ lệ an toàn sau khi tiêm là 100%.

Kết quả tiêm phòng cho lợn con được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4 Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại

Bệnh Liều Số Tỷ lệ dùng Đường con an

Vắc xin – thuốc (ml/co tiêm tiêm toàn lợn phòng n) (con) (%)

2 bắp cổ 453 99,1 ngày FLEX còi cọc

21 Tai Ingelvac PRRS® ngày xanh MLV 2 bắp cổ 453 99,1

Kết quả bảng 4.4 cho thấy số lợn con được tiêm sắt và cho uống thuốc phòng bệnh cầu trùng là 480 con và đạt tỷ lệ an toàn là 100% Số lợn con được tiêm vắc xin phòng bệnh suyễn, hội chứng còi cọc và tai xanh là 480 con và đạt tỷ lệ an toàn sau khi tiêm là 99,1%.

Qua bảng 4.3 và 4.4 cho thấy về việc tiêm phòng vắc xin của trại đã được thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn nái và lợn con theo mẹ Từ việc làm vắc xin cho đàn lợn nái và lợn con theo mẹ tại trại, em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong công tác tiêm phòng. Để việc phòng bệnh cho lợn bằng vắc xin đạt hiệu quả, cần phải nâng cao trách nhiệm của cán bộ kỹ thuật trong việc thực hiện nghiêm túc lịch làm vắc xin cho đàn lợn Các kỹ thuật làm vắc xin phải chính xác để không bị ảnh hưởng đến lợn cũng như không làm giảm chất lượng của vắc xin khi đưa vào cơ thể lợn Trong quá trình tiêm đôi khi có gặp những trường hợp lợn có biểu hiện sốc vắc xin khi lợn lên cơn co giặt, toàn thân tím ngắt lại,nếu nặng hơn có thể chết Vậy nên, cần trang bị kỹ năng xử lý cho những trường hợp lợn bị sốc sau khi tiêm phòng vắc xin Nếu lợn khi tiêm xong bị sốc nhẹ hoặc khối lượng lợn không lớn thì có thể bế lợn lên để trườm đá lạnh trên đầu để tránh máu dồn lên não,sau đó dội nước lên người Trong trường hợp lợn bị sốc nặng thì phải tiêm ngay cho lợn một mũi dung dịch Cafein kết hợp bổ sung VitaminB1,Vitamin C trong thời gian 3 - 5 ngày liên tục và cho uống thêm chất trợ sức trọ lục,điện giải như Gluco KC.VTM ADE…

Công tác chẩn đoán bệnh ở lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ

Trong thời gian thực tập tại chuồng lợn nái đẻ, em đã được học cách đỡ đẻ và tham gia theo dõi xử lý các trường hợp đẻ khó của lợn nái tại trại cùng kỹ sư Kết quả về đỡ đẻ cho lợn nái và xử lý lợn nái đẻ khó được trình bày ở bảng 4.5.

Bảng 4.5 Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại

Số lợn Số lợn đẻ Tỷ lệ đẻ

Số lợn đẻ khó Tỷ lệ bình bình lợn đẻ

Tháng đẻ phải can thiệp thường thường khó

Kết quả bảng 4.5 cho thấy trong tổng số 42 lợn nái đẻ thì có 38 lợn nái đẻ bình thường, chiếm 90,48% và 4 trường hợp lợn nái đẻ khó phải can thiệp, chiếm 9,52%.

Lợn nái khó đẻ có rất nhiều nguyên nhân gây ra như lợn đẻ ở lứa đầu nên phải can thiệp, thai quá to lợn không thể tự đẻ, thai không thuận hướng, lợn ít được vận động hay sức khỏe lợn không được tốt….Tỷ lệ lợn nái đẻ khó phải can thiệp tại trại là 10% ở tháng 6, từ tháng 7 - 9 tỷ lệ là 0% do đẻ ít và từ tháng 10 - 11 đẻ nhiều tỷ lệ lại tăng lên dao động 11,11 - 20% Từ kết quả này cho thấy trại đã cố gắng thực hiện nghiêm túc quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái giai đoạn mang thai, để cho lợn mẹ và bào thai phát triển tốt,không ảnh hưởng quá lớn đến quá trình đẻ của lợn mẹ.

Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại

4.4.1 Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản

4.4.1.1 Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản của trại Để có những nhận xét về các bệnh mắc trên đàn lợn mẹ sinh sản ở trại, em đã tiến hành quan sát, theo dõi 42 con lợn nái sau khi đẻ Kết quả tình hình mắc bệnh của lợn nái sinh sản được trình bày ở bảng 4.6:

Bảng 4.6 Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại

Tên bệnh theo dõi mắc bệnh

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong số 42 lợn nái sau khi đẻ thì có 6 con bị bệnh viêm tử cung, chiếm tỷ lệ 14,29%, 4 con lợn nái bị đẻ khó, chiếm 9,52%, 2 con lợn nái bị viêm vú, chiếm 4,76% và có 1 con bị sót nhau, chiếm 2,38% Tính chung trong 42 lợn nái theo dõi thì có 13 con mắc các bệnh sinh sản sau khi đẻ, chiếm tỷ lệ 30,95%.

Lợn nái bị mắc bệnh viêm tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất (14,29%),nguyên nhân là do khẩu phần ăn hàng ngày thiếu hay thừa protein trước, trong không đúng kỹ thuật, phối quá nhanh, quá mạnh…làm tổn thương niêm mạc tử cung, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, hay là do trong quá trình sinh đẻ lợn nái mở cổ tử cung hay quá trình can thiệp khó đẻ chưa được vô trùng nên vi khuẩn ở nền chuồng, sàn chuồng dễ dàng xâm nhập và âm hộ gây viêm.

Số lợn mẹ đẻ con mắc bệnh sót nhau là 1 con chiếm tỷ lệ 2,38%, do có thể kế phát bệnh từ bệnh viêm tử cung ở thể nặng, cách chăm sóc chưa đúng khi cho lợn ăn nhiều ở giai đoạn 2 làm thai quá to, tình trạng sức khỏe lợn yếu nên rặn đẻ yếu không đưa được hết nhau thai ra ngoài, các thao tác đỡ lợn đẻ chưa đúng khi làm quá mạnh làm đứt nhau, sót nhau.

Số con mắc bệnh viêm vú là 2 chiếm tỷ lệ 4,67% nguyên nhân là nền chuồng không sạch sẽ, khi vú xây xác dễ bị vi khuẩn xâm nhập, hoặc có thể do kế phát bệnh viêm tử cung Mất sữa chủ yếu do kế phát từ các bệnh trên hoặc lợn bị ỉa chảy kéo dài.

4.4.1.2 Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ

Lứa đẻ của lợn cũng liên quan đến các bệnh sinh sản của lợn nái Theo kết quả của một số nhà khoa học báo cáo, lợn nái đẻ lứa 1 và 2 thường hay đẻ khó hoặc những lợn nái quá già cũng thường hay đẻ khó Để thấy rõ hơn liệu lứa đẻ có ảnh hưởng đến tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản hay không, chúng tôi đã tiến hành phân tích tình hình lợn nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ Kết quả được trình bày ở bảng 4.7.

Kết quả bảng 4.7 cho thấy, trong thời gian em thực tập tại trại em đã theo dõi 42 con lợn nái sinh sản, do không có lợn hậu bị sinh sản nên chỉ có thể theo dõi lợn ở lứa thứ 2 Tỷ lệ mắc bệnh ở lứa thứ 4 là cao nhất đến 75% chủ yếu là sót nhau và khó đẻ nguyên nhân chính dẫn đến 2 bệnh này là do tuổi lợn đã khá lớn dẫn đến lợn rặn đẻ yếu, khó đẻ và nhau không đẩy ra ngoài hết được Lứa thứ 3 là lứa có số lượng lợn mắc bệnh cao nhất với 6 con chiếm tỷ lệ 40% trong đó bệnh viêm tử cung là bệnh thường gặp nhất do chế độ chăm sóc, kỹ thuật can thiệp chưa đúng…

Bảng 4.7 Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ

Hiện tượng Bệnh viêm tử

Bệnh viêm vú Bệnh sót nhau nái Tỷ lệ đẻ khó cung

Lứa theo nái mắc Số Số Số Số đẻ dõi mắc bệnh con Tỷ lệ con Tỷ lệ con Tỷ lệ con Tỷ lệ

(con) bệnh (%) mắc (%) mắc (%) mắc (%) mắc (%)

4.4.1.3 Tỷ lệ nái mắc bệnh sinh sản theo tháng theo dõi

Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe của lợn nái sinh sản, đặc biệt là lợn nái không được nuôi dưỡng và chăm sóc trong hệ thống chuồng trại khép kín Thời tiết thay đổi thất thường trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của lợn nái, đến khả năng đề kháng với các loại mầm bệnh nên bệnh thường xảy ra Để thấy rõ các tháng trong năm có ảnh hưởng đến tỷ lệ lợn nái mắc các bệnh sinh sản hay

Bảng 4.8 Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái theo tháng theo dõi

Số nái Hiện tượng Bệnh viêm tử Bệnh viêm Bệnh sót

Số nái Tỷ lệ đẻ khó cung vú nhau

Tháng theo mắc mắc Số Số Số Số theo dõi Tỷ bệnh bệnh con Tỷ lệ con Tỷ lệ con con Tỷ lệ dõi (con) lệ

(con) (%) mắc (%) mắc (%) mắc mắc (%)

Kết quả bảng 4.8 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh sinh sản ở các tháng theo dõi dao động từ 27,78 - 50% Các tháng 7 và 8 có tỷ lệ mắc cao nhất (50%), tháng có tỷ lệ mắc bệnh sinh sản thấp nhất là tháng 6 (20%) Vì số lượng lợn nái theo dõi ở các tháng không nhiều nên tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nái không phản ánh đúng thực trạng mắc các bệnh sinh sản của trang trại theo tháng theo dõi Qua kết quả của bảng 4.8 cho thấy ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến tình hình mắc các bệnh sinh sản của lợn nái là không rõ rệt.

Sau khi tiến hành theo dõi 13 lợn nái mắc các bệnh sinh sản, chúng tôi đã tổng kết và đưa ra những triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản như được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9 Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản

Triệu chứng Hiện tượng Bện viêm tử

Bệnh viêm vú Bệnh sót nhau đẻ khó cung

- Bên ngoài -Rặn dữ dội, -Âm môn -Nằm úp bầu -Không cho âm ỉ từng sưng,dịch vú xuống,vú con bú,chảy cơn một nhầy tiết ra từ sưng đỏ,cứng dịch từ âm âm đạo môn

-Dịch viêm: -Dịch: -Dịch: -Dịch:Không -Dịch:chảy ra

+ Màu + Màu trắng + Màu trắng có màu sẫm,có

+ Mùi trong đục lẫn máu,hoặc

+ Không + Mùi tanh những mảnh mùi nhau thối

Cào chân, Mệt mỏi,ăn Mệt mỏi,lợn Hay cắn con, Phản ứng đau bớt đất,bồn kém,khát mẹ cho ít bỏ ăn,uống chồn nước sữa,ăn ít nhiều nước

Kết quả bảng 4.9 cho thấy đối với bệnh viêm tử cung thì khi mắc bệnh con vật có triệu chứng sốt 41 - 42 o C, lợn tiểu ít, nước tiểu màu vàng, phân có màng nhầy, hay đè con, ở cơ quan sinh dục xuất hiện dịch viêm có màu trong hoặc đục lợn cợn, khi bệnh nặng thì dịch lẫn máu và có mùi tanh, phản xạ kém với tác động bên ngoài, đau đớn Bệnh viêm vú con vật có biểu hiện sốt 39 - 41 o C, lá vú sưng to hoặc cả bầu vú sưng, tế bào biểu bì phình to ra và thoái hóa rồi bong ra,khi vắt sữa có những cục nhỏ màu xanh hay vàng nhạt, lẫn máu, mùi hôi, sờ tay vào con vật có cảm giác đau đớn, khó chịu Khi lợn nái mắc bệnh đẻ khó thì có biểu hiện sốt nhẹ, rặn tích cực nhiều lần thai vẫn không ra, đứng lên nằm xuống không yên, thường thay đổi tư thế nằm, dịch nhờn có cứt su, lẫn máu, mùi tanh, hôi, con vật đau đớn Khi lợn nái mắc bệnh sót nhau thì thấy lợn mẹ không cho con bú, từ âm hộ chảy ra dịch màu sẫm, có lẫn máu hoặc có những mảnh nhau thối.

4.4.1.5 Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái sinh sản Điều trị bệnh cho lợn mắc bệnh cần phải tiến hành sớm ngay sau khi phát hiện ra lợn bị bệnh, đồng thời phải lựa chọn phác đồ điều trị tốt nhất, kháng sinh đặc hiệu nhất thì hiệu quả điều trị mới cao và giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về kinh tế do lợn ốm và chết Từ kết quả chẩn đoán như trình bày ở bảng 4.6, chúng tôi tiến hành điều trị bằng các phác đồ điều trị đặc hiệu cho từng loại bệnh Kết quả điều trị bệnh sinh sản cho lợn nái được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10 Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản

Số nái Tỷ lệ nái gian

Tên Tên Liều lượng Đường khỏi khỏi điều điều bệnh thuốc (ml) tiêm bệnh bệnh trị trị

(con) (ngày) Đẻ 4 vilamoks - 1ml/10kgTT Tiêm

1 4 100 khó LA 2 ngày/1 lần bắp

Viêm 6 vilamoks - 1ml/10kgTT Tiêm

4 5 83,33 tử cung LA 2 ngày/1 lần bắp

Viêm 2 vilamoks - 1ml/10kgTT, Tiêm

4 2 100 vú LA 2 ngày/1 lần bắp

Sót 1 vilamoks - 1ml/10kgTT Tiêm

Kết quả bảng 4.10 cho thấy tỷ lệ điều trị khỏi bệnh sinh sản ở lợn nái đạt từ 83,33 - 100% Trong đó, điều trị 6 lợn mắc bệnh viêm tử cung, khỏi 83,33% Điều trị viêm vú, sót nhau và can thiệp đẻ khó đều đạt tỷ lệ khỏi bệnh là 100%.

Kết quả thực hiện các công việc khác

Trong thời gian thực tập tại trại em cũng được phân công chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con, khi được học và được trực tiếp làm như phối giống lợn, đỡ đẻ, mài nanh, cắt đuôi, thiến lợn…đều được thống kê ở bảng 4.13.

Bảng 4.13 Kết quả thực hiện công việc khác

Nội dung công việc Số lượng (An toàn/khỏi)

(con) Số lượng Tỷ lệ

Từ kết quả bảng 4.13 cho thấy đỡ đẻ cho lợn con được 480 con; mài nanh cho 480 con; tiêm sắt cho 468 con; bấm đuôi cho 468 con; cho uống thuốc phòng bệnh cầu trùng cho 468 con và thiến được 189 con lợn đực Đạt tỷ lệ an toàn từ 95,4 - 100% Các công việc trên đã giúp em tiếp thu rất nhiều kiến thức có liên quan đến lợn nái sinh sản.

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:53

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 4.1. Kết quả tình hình chăn nuôi lợn tại trại từ 2020 đến tháng 12/2021 - (Luận văn) thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.1. Kết quả tình hình chăn nuôi lợn tại trại từ 2020 đến tháng 12/2021 (Trang 44)
Bảng 4.3. Lịch phòng bệnh thực hiện tại trại lợn nái - (Luận văn) thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.3. Lịch phòng bệnh thực hiện tại trại lợn nái (Trang 49)
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại - (Luận văn) thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện phòng bệnh cho đàn lợn con tại trại (Trang 51)
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại Số lợn Số lợn đẻ Tỷ lệ đẻ - (Luận văn) thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.5. Kết quả thực hiện quy trình đỡ lợn đẻ tại trại Số lợn Số lợn đẻ Tỷ lệ đẻ (Trang 54)
Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại - (Luận văn) thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.6. Tình hình mắc bệnh ở đàn lợn nái sinh sản tại trại (Trang 55)
Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ - (Luận văn) thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.7. Tỷ lệ lợn nái mắc bệnh sinh sản theo lứa đẻ (Trang 58)
Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nỏi theo thỏng theo dừi - (Luận văn) thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.8. Tỷ lệ mắc bệnh sinh sản của lợn nỏi theo thỏng theo dừi (Trang 60)
Bảng 4.9. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản - (Luận văn) thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.9. Những biểu hiện triệu chứng lâm sàng chính của lợn nái mắc một số bệnh sinh sản (Trang 62)
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản - (Luận văn) thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái sinh sản (Trang 63)
Bảng 4.12. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ - (Luận văn) thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.12. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con theo mẹ (Trang 66)
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện công việc khác - (Luận văn) thực hiện quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cho lợn nái sinh sản và lợn con theo mẹ tại trại lợn đỗ đức thuận, huyện ba vì, thành phố hà nội
Bảng 4.13. Kết quả thực hiện công việc khác (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w