1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) nghiên cứu tình hình mắc bệnh ở đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn cù trung lai, xã yên hồng huyện ý yên tỉnh nam định và áp dụng biện pháp điều trị

64 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Tình Hình Mắc Bệnh Ở Đàn Lợn Thịt Nuôi Tại Trại Lợn Cù Trung Lai, Xã Yên Hồng Huyện Ý Yên Tỉnh Nam Định Và Áp Dụng Biện Pháp Điều Trị
Tác giả Nguyễn Văn Hoàng
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Trang
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Thú y
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 4,9 MB

Cấu trúc

  • Phần 1: MỞ ĐẦU (9)
    • 1.1. Đặt vấn đề (9)
    • 1.2. Mục đích đề tài (10)
    • 1.3. Yêu cầu (10)
  • Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (11)
    • 2.1. Điều kiện cơ sở thục tập (11)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (11)
      • 2.1.2. Quy mô trại (11)
      • 2.1.3. Điều kiện khí hậu (11)
      • 2.1.4. Quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức, điều kiện cơ sở vật chất và hạ tầng của trại (12)
      • 2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của trại (14)
    • 2.2. Cơ sở khoa học (0)
      • 2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài (14)
      • 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước (29)
  • Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH24 3.1. Đối tượng (32)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành (32)
    • 3.3. Nội dung thực hiện (32)
    • 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện (32)
      • 3.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá (39)
      • 3.4.3. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi (40)
      • 3.4.4. Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt (40)
      • 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu (40)
  • Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN (42)
    • 4.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại Cù Trung Lai qua 6 năm 2017 - 2022 . 33 4.2. Kết quả của việc thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt (42)
    • 4.3. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn (FCR) (45)
    • 4.4. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh tại trại (46)
      • 4.4.1. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại (46)
      • 4.4.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc (48)
    • 4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ở lợn thịt tại trại (48)
      • 4.5.1. Kết quả chẩn đoán bệnh (48)
      • 4.5.2. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn thịt trong thời gian thực tập (50)
  • Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (57)
    • 5.1. Kết luận (57)
    • 5.2. Đề nghị (57)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 48 (59)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Điều kiện cơ sở thục tập

- Trang trại chăn nuôi lợn Cù Trung Lai nằm trên địa phận xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Có vị trí địa lý như sau:

+ Ý Yên là một huyện nằm ở phía tây tỉnh Nam Định, với diện tích 241km² Phía Bắc giáp huyện Bình Lục và huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam. + Phía Tây và phía Nam giáp các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Khánh và Thành phố Ninh Bình của tỉnh Ninh Bình.

+ Phía Đông giáp huyện Nghĩa Hưng, phía Đông bắc giáp huyện Vụ Bản + Huyện Ý Yên cách thành phố Nam Định 27km, cách Hà Nội 117km.

Trang trại chăn nuôi lợn Cù Trung Lai nằm ở khu vực cánh đồng rộng lớn có địa hình bằng phẳng với diện tích 3 ha Trong đó: Đất trồng cây ăn quả: 0,25 ha Đất xây dựng: 2 ha

Ao chứa nước và nuôi cá: 0,5 ha

Trại lợn có khoảng 0,25 ha đất để xây dựng nhà điều hành, nhà cho công nhân, bếp ăn các công trình phục vụ cho công nhân và các hoạt động khác của trại.

2.1.3 Điều kiện khí hậu Ý Yên là huyện có khí hậu cận nhiệt đới ẩm ấm Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 - 24°C Tháng lạnh nhất là tháng 12 và tháng 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 - 17°C Tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29°C.

Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 - 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau Số giờ nắng trong năm khoảng 1.650 - 1.700 giờ Độ ẩm tương đối trung bình: 80 - 85%.

Mặt khác, do nằm trong vùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm huyện Ý Yên thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 - 6 cơn/năm.

2.1.4 Quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức, điều kiện cơ sở vật chất và hạ tầng của trại

Trại bắt đầu khởi công từ năm 2016 và bắt đầu hoạt động từ năm 2017, là trại lợn gia công của Công ty cổ phần Chăn Nuôi CP Việt Nam Trại hoạt động theo phương thức chủ trại xây dựng cơ sở vật chất theo quy định của công ty, thuê công nhân và công ty cung cấp giống lợn, thức ăn, thuốc thú y và kĩ thuật viên hỗi trợ trại.

2.1.4.2 Cơ cấu tổ chức của trại

- 1 kĩ sư của Công ty cổ phần Chăn Nuôi CP Việt Nam

2.1.4.3 Cơ sở hạ tầng của trại

Trang trại Cù Trung Lai có tổng diện tích khoảng 30.000 m 2 , nằm cách xa khu dân cư khoảng 1,2 km đảm bảo được ô nhiễm tiếng ồn cũng như ô nhiễm không khí cho người dân Trại có hệ thống nước ngầm, nước sạch cung cấp cho sinh hoạt và chăn nuôi đảm bảo an toàn Hệ thống đường giao thông của trại nằm gần tuyến đường giao thông liên xã nên rất thuận tiện cho việc nhập con giống cũng nguyên liệu hay thuốc thú y… và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Chuồng nuôi được xây dựng theo hướng Đông Nam, có 4 chuồng nuôi mỗi chồng nuôi có diện tích khoảng 550 m 2 và được chia thành 2 dãy ( mỗi dãy có 7 ô) với đường hành lang đi giữa chuồng (rộng khoảng 1,2 m).

Chuồng nuôi được thiết kế với trần tôn cách nhiệt, đầu chuồng có hệ thống làm mát bằng các tấm giấy làm mát và nước lưu thông, cuối chuồng có hệ thống 6 quạt hút (4 quạt to với công suất 1,1 KW; 2 quạt nhỏ với công suất 0,9 KW) để làm mát chuồng.

Hệ thống vòi uống: mỗi ô có từ 4 - 7 vòi uống với độ cao khác nhau phù hợp với diện tích mỗi ô và mọi lứa tuổi của lợn.

Hệ thống chiếu sáng: Tường xung quanh chuồng có các ô cửa sổ (kích thước rộng 2 m và cao 1 m) để đảm bảo đủ ánh sáng cho lợn hấp thụ được ánh sáng mặt trời, và hệ thống chiếu sáng bằng bóng huỳnh quang ở hành lang.

Hệ thống cung cấp nước: gồm 4 bể cung ấp nước cho lợn tắm (khoảng

100 m 3 ), 1 bể cung cấp nước cho lợn uống và hệ thống nhỏ giọt (khoảng 5m 3 ); 5 giếng khoan bơm vào các bể để phục vụ chăn nuôi.

Hệ thống lưới chắn côn trùng và chuột được bao bọc quanh chuồng nuôi để đảm bảo mầm bệnh bên ngoài do côn trùng, chuột và các động vật khác không xâm nhập vào khu vực chuồng nuôi.

Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: nước thải trong chuồng được thải ra bên ngoài vào bể chứa rồi tiến hành ép lấy chất rắn, rồi vào bể Biogas sau đó ra hệ thống sục khí, ao xử lý sinh học, bể lắng và sau đó thải ra môi trường khi đã đảm bảo an toàn với môi trường.

2.1.4.4 Tình hình sản xuất của trại

Công việc chăn nuôi chính của trại là chăn nuôi lợn thịt, giống lợn và thức ăn được Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam cung cấp đảm bảo về an toàn dịch bệnh và chất lượng dinh dưỡng của thức ăn đối với từng giai đoạn của lợn.

+ Công tác vệ sinh và đảm bảo an toàn dịch tễ: Các phương tiện hay vật dụng trước khi vào trại phải được sát trùng và cách ly theo quy định một cách

Cơ sở khoa học

+ Công tác điều trị bệnh: kĩ sư của trại có nhiệm vụ theo dõi và kiểm tra sức khỏe đàn lợn thường xuyên, các bệnh của lợn luôn được phát hiện sớm để cách ly và điều trị kịp thời nên hiệu quả điều trị cao vì vậy không ảnh hưởng lớn đến số lượng và sự phát triển của đàn lợn.

2.1.5 Thuận lợi và khó khăn của trại

- Trại được xây dựng xa khu dân cư, mô hình chăn nuôi công nghiệp với trang thiết bị hiện đại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Đội ngũ quản lí, kĩ sư và công nhân có năng lực, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc.

- Khu vực sinh hoạt của công nhân hiện đại và sạch sẽ.

- Trại vẫn phải chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt nên quá trình chăn nuôi cũng gặp một số khó khăn.

- Công tác xử lý lợn chết vẫn chưa được hoàn toàn tốt.

2.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

- Đặc điểm sinh trưởng, cơ sở di truyền của sự sinh trưởng

Sự sinh trưởng (hay còn gọi là sự phát triển) đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu và cho ra những khái niệm khác nhau.

Qua sự nghiên cứu về sự sinh trưởng, Johansson L (1972) [22], đã đưa ra khái niệm như sau:về mặt sinh học, sinh trưởng là quá trình tổng hợp protein, cho nên người ta lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá của sự sinh trưởng Tuy nhiên, việc tăng khối lượng cũng không phải là sự tăng trưởng Sự tăng trưởng thực sự chính là sự tăng lên về khối lượng, số lượng và các sự phát triển của các tế bào mô cơ Johansson L (1972) [22] còn cho biết, cường độ phát triển qua các giai đoạn của bào thai và giai đoạn sau khi sinh có ảnh hưởng rất lớn đến những chỉ tiêu phát triển của lợn.

- Đặc điểm sinh lý tiêu hóa của lợn

Lợn là loài gia súc có dạ dày trung gian, cấu tạo bộ máy tiêu hóa của lợn bao gồm: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và hậu môn Khả năng tiêu hóa thức ăn của lợn đối với những loại thức ăn thường có tỷ lệ từ 80 - 85% tùy loại thức ăn mà con vật thu nhận vào cơ thể.

- Sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể con lợn

Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của lợn, các cơ quan, tổ chức khác nhau có tích lũy cũng khác nhau Các hệ thống chức năng như hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tuyến nội tiết được ưu tiên để phát triển đầu tiên, sau đó là hệ xương, hệ thống cơ bắp và cuối cùng là mô mỡ để hoàn thiện về mặt sinh trưởng.

Cơ bắp (hay thịt nạc) là phần quan trọng tạo nên sản phẩm thịt lợn. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể lợn, từ lúc sơ sinh đến khi trưởng thành, số lượng các bó cơ và sợi cơ phát triển là tương đối ổn định. Tuy nhiên, giai đoạn lợn từ còn bé cho đến khi đạt khối lượng khoảng 60kg thì quá trình tích lũy trong cơ thể có sự ưu tiên cho phát triển những tổ chức nạc (cơ bắp).

Mặt khác sự tăng về khối lượng mỡ, nguyên nhân chính là do các tế bào mỡ tăng lên về số lượng và cả kích thước gây ra Trong giai đoạn cuối của quá trình sinh trưởng thì quá trình tích mỡ được ưu tiên.

- Quy luật ưu tiên các chất dinh dưỡng trong cơ thể

Trong cơ thể lợn, có sự ưu tiên dinh dưỡng không giống nhau và theo từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cơ thể hay hoạt động của của các cơ quan khác trong cơ thể.

Trước hết, dinh dưỡng sẽ ưu tiên cho hoạt động thần kinh, sau đó đến hoạt động sinh sản, sự phát triển của khung xương, sự tích lũy nạc và cuối cùng là tích lũy mỡ.

Qua nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dinh dưỡng cung cấp vào cơ thể bị giảm xuống 20% so với tiêu chuẩn ăn của lợn thì quá trình tích lũy mỡ bị đình trệ và khi dinh dưỡng giảm xuống 40% thì quá trình tích lũy nạc của con lợn bị dừng lại Chính vì vậy, khi nuôi lợn mà không đủ dinh dưỡng thì sẽ không đạt được khối lượng cũng như chất lượng thịt như mong muốn.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của thịt lợn

Trong chăn nuôi lợn, muốn cho sản phẩm đạt chất lượng thì khâu chăm sóc và dinh dưỡng của thức ăn là quan trọng nhất, nó quyết định sự thành bại của quá trình chăn nuôi Trong chăn nuôi lợn thì cần phải đạt được những yêu cầu như: tốc độ sinh trưởng nhanh, tiêu tốn thức ăn, thời gian, công chăm sóc giảm và phẩm chất thịt được tạo ra tốt.

+ Dinh dưỡng thức ăn: dinh dưỡng là nhân tố quan trọng trong những yếu tố ngoại cảnh quyết định đến khả năng sinh trưởng và khả năng tạo thịt của lợn.

Trần Văn Phùng và cs (2004) [13] cho biết: các yếu tố di truyền không thể phát huy triệt để nếu không có dinh dưỡng và nhu cầu thức ăn hợp lý Một số thí nghiệm đã chứng minh khi ta cung cấp cho lợn mức độ dinh dưỡng khác nhau có thể làm thay đổi tỷ lệ các phát triển của các thành phần ở trong cơ thể chúng.

Khẩu phần ăn có chỉ số năng lượng cao và protein thấp thì lợn sẽ tích lũy mỡ nhiều hơn so với khẩu phần ăn có chỉ số năng lượng thấp và protein cao, vì vậy khẩu phần ăn có hàm lượng protein cao thì lợn sẽ có tỷ lệ tạo nạc cao hơn. Để cho chăn nuôi đạt hiệu quả cao chúng ta cần phối hợp khẩu phần ăn hợp lý sao cho cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn cũng như tận dụng được những nguồn thức ăn hiện có tại địa phương.

+ Môi trường: Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, cũng gây ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất của thịt lợn Nhiệt độ thích hợp cho nuôi lợn là từ 20 - 24°C Nhiệt độ của chuồng nuôi có sự liên quan mật thiết đến sự phát triển của lợn, độ ẩm không khí thích hợp cho sự phát triển của lợn khoảng 60 - 70%, trong điều kiện nhiệt độ cao thì quá trình tỏa nhiệt của lợn thông qua quá trình hô hấp cũng tăng cao (vì lợn có rất ít tuyến mồ hôi) để có thể duy trì được cân bằng thân nhiệt.

+ Mật độ lợn trong chuồng cũng gây ảnh hưởng đến năng suất trong chăn nuôi Khi nuôi nhốt lợn với mật độ cao hay số con trong một ô chuồng tăng lên thì cũng gây nên ảnh hưởng đến sự tăng khối lượng hàng ngày của lợn và phần nào ảnh hưởng đến với sự chuyển hóa thức ăn của lợn Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, khi nuôi lợn với mật độ thấp vừa phải sẽ làm tăng tốc độ và tăng khối lượng cũng như giảm tiêu tốn lượng thức ăn của quá trình sinh trưởng và phát triển.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH24 3.1 Đối tượng

Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Trang trại chăn nuôi lợn thịt Cù Trung Lai, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Nội dung thực hiện

- Đánh giá tình hình chăn nuôi lợn thịt tại trại Cù Trung Lai.

- Thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn thịt tại trại Cù Trung Lai.

- Hỗ trợ các biện pháp phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại Cù Trung Lai.

- Xác định được tỷ lệ lợn mắc một số bệnh thường gặp ở lợn thịt tại trại.

- Đánh giá kết quả và hiệu quả điều trị bệnh.

Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện

3.4.1 Phương pháp áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý đàn lợn thịt

3.4.1.1 Quy trình chuẩn bị chuồng trại

- Dọn sạch cỏ, rác, bao tải thừa.

- Vệ sinh thô: Thu gom thức ăn thừa, chất thải rắn, phân, rác,

+ Rửa sạch trần bạt, tường, nền.

- Vệ sinh bằng hóa chất: Phun nước vôi sát trùng, phun sát trùng apa clean, xông Formol

- Vệ sinh quạt hút và dàn làm mát.

- Kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị: Hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước

- Phun sát trùng tổng chuồng.

- Chuẩn bị lồng úm, bạt che, tấm gỗ lót sàn, dây điện, bóng úm và phun sát trùng định kì 2 lần/ngày đến khi nhập lợn.

- Chuẩn bị máng ăn bổ sung.

3.4.1.2 Quy trình nhập lợn con

* Chuẩn bị đường nhập lợn:

- Đường nhập lợn được quét dọn dẹp sạch sẽ khô ráo, che chắn cẩn thận.

- Phun sát trùng trước khi nhập lợn 1h.

* Sát trùng người, xe vận chuyển:

- Sát trùng người, xe cộ.

- Không phun trực tiếp thuốc sát trùng lên lợn.

- Kiểm tra phiếu cân, phiếu xuất lợn.

- Kiểm tra các thông tin tuần tuổi, lịch vắc xin….

- Lùa lợn trên xe xuống

- Lùa nhẹ nhàng theo lô, không dồn ồ ạt.

* Kiểm tra sức khỏe phân loại lợn con:

- Kiểm tra sức khỏe cá thể và tổng thể.

- Ghi chép và đánh dấu những con có vấn đề: Tiêu chảy, khớp, viêm rốn… để phân loại vào ô cách ly

* Sắp xếp lợn vào chuồng:

- Lọc lợn theo khối lượng rồi đuổi vào các ô theo nguyên tắc lợn to khỏe để ở ô trên trên lợn nhỏ ở ô dưới.

- Sử dụng ô thứ 2,3,4 từ trên xuống của 2 dãy chuồng

- * Kiểm tra, điều chỉnh nhiệt độ:

- Thắp bóng úm trước 15 - 30 phút trước khi đuổi lợn vào ô úm

- Sau khi lợn con vào chuồng ổn định kiểm tra nhiệt độ trong chuồng.

- Điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ gió cho phù hợp với độ tuổi lợn con.

* Bổ sung vitamin, điện giải:

- Pha vitamin, điện giải đổ vào máng ăn bổ sung cho lợn uống.

- Ngày đầu tiên cứ mỗi 2 tiếng cho uống 1 lần.

- Huấn luyện cho lợn con biết vị trí máng ăn, núm uống.

- Huấn luyện lợn con biết ỉa đái đúng chỗ.

3.4.1.3 Quy trình úm lợn con

- Quá trình úm lợn con được tính từ khi nhập lợn con về trại ở độ tuổi 6 tuần tuổi, khối lượng trung bình 9,77 kg.

- Đảm bảo đầy đủ lồng úm, bóng điện úm, bạt che và ván gỗ đã được vệ sinh sạch sẽ.

- Kiểm tra hàng ngày dây điện úm, bóng, đui đèn, giắc cắm luôn đảm bảo an toàn tránh đứt, hở gây chập cháy, nguy hiểm cho lợn và người.

- Trong 10 ngày đầu khi nhập phải đảm bảo lợn được cho uống điện giải đầy đủ.

- Luôn kiểm tra nhiệt độ chuồng nuôi để điều chỉnh quạt, bóng điện úm cho phù hợp với bảng tiêu chuẩn nhiệt độ và tốc độ gió.

Bảng 3.1 Tiêu chuẩn nhiệt độ, tốc độ gió, mức nước máng tắm

Tuần tuổi Nhiệt độ (°C ) Tốc độ gió (m/s) Mức nước máng tắm (cm)

- Nước máng đằm sử dụng hợp lý tránh để quá nhiều gây ẩm ướt nền chuồng.

- Lợn sẽ được úm trong vòng 2 - 4 tuần đầu tùy theo tuổi lợn và thời tiết khi nhập về trại.

- Ván gỗ lót sàn luôn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ Nền trong lồng úm phải được vệ sinh 2 lần/1 tuần.

- Kết thúc quá trình úm tất cả các dụng cụ như: Lồng úm, ván gỗ úm, bạt úm, dây thép buộc phải được thu gom và rửa sạch Dây điện và bóng điện úm được vệ sinh sát trùng sạch trả về kho.

Trại sử dụng các loại thức ăn của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt

Nam với mỗi giai đoạn tuổi khác nhau được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2 Bảng quy trình sử dụng thức ăn theo khối lượng lợn tại trại

Mã thức ăn Khối lượng lợn Tiêu chẩn cám ăn/giai đoạn

- Máng ăn: Luôn sạch sẽ, không bị hư hỏng, thức ăn xuống đều.

- Đối với giai đoạn úm phải có máng ăn bổ sung (máng inox hoặc máng cao su).

- Chế độ cho ăn: Tự do từ ngày thứ 10 sau nhập lợn con về trại.

- Thức ăn chỉ được phép tăng dần theo ngày tuổi.

- Thức ăn trong máng luôn có không được để hết, thiếu.

- Máng ăn bổ sung, chai bón thức ăn loãng phải được rửa sạch, để khô sau mỗi lần cho ăn.

- Lượng thức ăn trong máng rơi xuống khay phải thường xuyên được kiểm tra tốc độ và lượng thức ăn rơi xuống khay hợp lý theo độ tuổi của lợn.

- Máng không được để tắc, kẹt, hoặc rơi quá nhiều ra ngoài nền chuồng gây lãng phí Chú ý chốt hãm định mức thức ăn luôn được điều chỉnh cho tốc độ rơi hợp lý, luôn được kiểm tra và xiết chặt lại.

- Thức ăn phải luôn mới không được ẩm mốc.

- Lượng thức ăn trong giai đoạn úm lợn còn nhỏ, nên cần chú ý lượng cho vào máng ít một Bổ sung thức ăn nhiều lần trong ngày vào máng chính và máng phụ.

Thành phần giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn trang trại sử dụng được thể hiện ở bảng 3.3 như sau:

Bảng 3.3 Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn Chỉ tiêu

ME (Kcal/kg) min 3.500 3.300 3.300 3.150 3.050 3.000 Độ ẩm (%) max 14 14 14 14 14 14

Protein thô cao ở thức ăn 550SF (20,0%) vì nhu cầu protein của lợn con ở giai đoạn 5 - 15 kg Đây là thời kì cơ thể phát triển khung xương, hệ cơ, hệ thần kinh, đo đó khẩu phần cần nhiều protein, khoáng chất, vitamin để phát triển cả chiều dài và chiều cao thân Thiếu dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ làm khung xương kém phát triển, hệ cơ vì thế cũng không phát triển, lợn trở nên ngắn đòn, ít thịt vì cơ bắp nhỏ, sự tích lũy mỡ ở giai đoạn sau nhiều hơn.Nhưng nếu dư thừa dưỡng chất sẽ làm tăng chi phí chăn nuôi, dư protein sẽ bị đào thải ở dạng ure gây hại cho môi trường, lợn dễ bị viêm khớp, tiêu chảy hay tích lũy mỡ sớm. theo chiều ngang, mập ra Nên giai đoạn này lợn cần nhiều glucid, lipit hơn, ngược lại nhu cầu protein, khoáng chất, vitamin ít hơn.

3.4.1.5 Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc

Theo dõi và kiểm tra sức khỏe đàn lợn

Lượng thức ăn thu nhận thực tế hàng ngày, biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán sớm bệnh để sử dụng kháng sinh cho hợp lý.

Sử dụng một số loại kháng sinh như sau:

Tên kháng sinh Liều lượng Cách sử Mục đích phòng dụng bệnh

Amoxycillin 10% 1kg/5 tấn TT Trộn thức ăn E.coli, Stepcococcus

Amoxycillin 50% 1kg/25 tấn TT Trộn thức ăn E.coli, Stepcococcus

Norfloxacin 50% 1kg/25 tấn TT Trộn thức ăn E.coli, salmonella

Sunfamid 1kg/20 tấn TT Trộn thức ăn Balantidium

BMD 1kg/400 kg TĂ Trộn thức ăn Clostridium

Flofinicol 4% 1.5 kg/1 tấn Trộn thức ăn

Doxycycillin 50% 1kg/20 tấn TT Trộn thức ăn Viêm phổi Tylosin 20% 1ml/15kg TT Tiêm bắp Mycoplasma,APP

Tiamulin 10% 1ml/10kg TT Tiêm bắp APP, viêm hồi mang tràng

3.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá

- Cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi.

- Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt.

- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn thịt.

3.4.3 Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại thông qua việc hỏi ý kiến của cán bộ quản lý, công nhân viên của trại và qua sổ sách theo dõi của trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại tại thời điểm thực tập.

3.4.4 Phương pháp xác định tỷ lệ mắc các bệnh trên lợn thịt

- Thống kê toàn bộ đàn lợn cần theo dõi của trại theo các chỉ tiêu.

- Trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, vệ sinh, phòng trị bệnh cho đàn lợn thịt của trại theo quy trình chăn nuôi của Công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.

- Quan sát trực tiếp đàn lợn hàng ngày để chẩn đoán các bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn thịt.

- Ghi chép số liệu và tính toán tỷ lệ lợn mắc các bệnh.

3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý trên phần mềm Microsoft excel 2010.

- Khối lượng tăng trọng trong một giai đoạn (kg/con/giai đoạn): Cân khối lượng lợn tại các thời điểm: 9, 15, 19, 23 tuần tuổi.

- Khối lượng tăng trọng = V 2 - V 1 (kg/con/giai đoạn)

V1: Khối lượng lợn tại thời điểm t1 (kg)

V2: Khối lượng lợn tại thời điểm t2 (kg) t1, t2: Thời điểm cân lần trước và lần sau.

- Lượng thức ăn thu nhận (kg/con/ngày): Thức ăn được đưa vào máng và cho ăn tự do vào một giờ nhất định vào buổi sáng và buổi chiều Cân lượng thức ăn thừa lúc 17 giờ chiều.

Thức ăn cho vào - thức ăn thừa Lượng thức ăn thu nhận = số lợn theo dõi

- Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con (FCR), hay tiêu tốn thức ăn cho 1kg lợn tăng trong giai đoạn thí nghiệm.

Lượng thức ăn thu nhận (kg) Hiệu quả chuyển hóa thức ănKhối lượng cơ thể tăng (kg)

- Tỷ lệ lợn mắc bệnh: số lợn mắc bệnh

Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = số lợn theo dõi x 100

Tỷ lệ lợn khỏi bệnh (%) số lợn khỏi bệnh x 100 số lợn điều trị

- Tỷ lệ nuôi sống: số lợn sống

Tỷ lệ nuôi sống (%) = số lợn theo dõi x 100

Ngày đăng: 09/10/2023, 13:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1. Tiêu chuẩn nhiệt độ, tốc độ gió, mức nước máng tắm - (Luận văn) nghiên cứu tình hình mắc bệnh ở đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn cù trung lai, xã yên hồng huyện ý yên tỉnh nam định và áp dụng biện pháp điều trị
Bảng 3.1. Tiêu chuẩn nhiệt độ, tốc độ gió, mức nước máng tắm (Trang 35)
Bảng 3.2. Bảng quy trình sử dụng thức ăn theo khối lượng lợn tại trại Mã thức ăn Khối lượng lợn Tiêu chẩn cám ăn/giai đoạn - (Luận văn) nghiên cứu tình hình mắc bệnh ở đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn cù trung lai, xã yên hồng huyện ý yên tỉnh nam định và áp dụng biện pháp điều trị
Bảng 3.2. Bảng quy trình sử dụng thức ăn theo khối lượng lợn tại trại Mã thức ăn Khối lượng lợn Tiêu chẩn cám ăn/giai đoạn (Trang 36)
Bảng 3.3. Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn Chỉ tiêu - (Luận văn) nghiên cứu tình hình mắc bệnh ở đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn cù trung lai, xã yên hồng huyện ý yên tỉnh nam định và áp dụng biện pháp điều trị
Bảng 3.3. Giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn Chỉ tiêu (Trang 37)
Bảng 4.1. Số lượng lợn nuôi tại trại qua 4 năm 2017 - 2022 - (Luận văn) nghiên cứu tình hình mắc bệnh ở đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn cù trung lai, xã yên hồng huyện ý yên tỉnh nam định và áp dụng biện pháp điều trị
Bảng 4.1. Số lượng lợn nuôi tại trại qua 4 năm 2017 - 2022 (Trang 42)
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý - (Luận văn) nghiên cứu tình hình mắc bệnh ở đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn cù trung lai, xã yên hồng huyện ý yên tỉnh nam định và áp dụng biện pháp điều trị
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý (Trang 43)
Bảng 4.4. Khả năng sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn - (Luận văn) nghiên cứu tình hình mắc bệnh ở đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn cù trung lai, xã yên hồng huyện ý yên tỉnh nam định và áp dụng biện pháp điều trị
Bảng 4.4. Khả năng sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn của lợn (Trang 46)
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại - (Luận văn) nghiên cứu tình hình mắc bệnh ở đàn lợn thịt nuôi tại trại lợn cù trung lai, xã yên hồng huyện ý yên tỉnh nam định và áp dụng biện pháp điều trị
Bảng 4.8. Kết quả thực hiện công tác khác tại trại (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w