1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Những trò chơi tập thể ppt

68 5,6K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

Âm vang Tây Nguyên Số người bị phạt: Tùy ý có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn Tập

Trang 1

một số trò chơi đi trại

by RiKa_308 on Sat 16 Oct - 15:35

BONG BÓNG

Chia cho mỗi người tham dự một bong bóng xanh, đỏ chưa thổi, khi có lệnh của quản trò thì mỗi người phải cố gắng thổi quả bóng của mình to lên.

Các hình thức chọn người thắng:

- Ai thổi to nhất trong thời gian nhất định mà không bị bể là thắng.

- Ai thổi cho quả bóng bể trước thì thắng nhưng cấm bóp cho nó bể.

THI GIỌNG NÓI

Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó, (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi) và yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như giọng đặc trưng của các vùng miền hoặc của người người già, trẻ con

Người chơi phải diễn tả làm sao thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật Các khán giả quan sát và cho điểm.

LÀM MẶT NẠ

Mỗi đội chơi được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng để làm mặt nạ lửa trại Trong thời gian qui định phải hoàn thành xong Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.

THI NHẢY LỬA

Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.

ĐỐT LỬA THI

Người điều khiển cho mỗi đội chơi cắm hai cây gậy xuống đất và giăng ngang qua một sợi dây chỉ cách mặt đất độ 1m Khi có hiệu lệnh còi, người chơi phải nhanh chóng đi tìm lá, cỏ khô hoặc cành cây khô chất thành đống và đốt lửa lên làm sao cho ngọn lửa lên cao để đốt cháy đứt sợi dây giăng ngang ấy.

Đội chơi nào đốt cháy sợi dây trước là thắng.

Mỗi đội chỉ được sử dụng hai que diêm.

Phải đốt từ dưới đất để lửa cháy dần lên, không được đốt trên chóp đống lá để lửa mau cháy.

CHẠY ĐÈN TIẾP SỨC

Từng đội chơi xếp thành một hàng dài trên một quãng đường đã định, mỗi người cách nhau độ 5m, và người của mỗi đội phải đứng ngang hàng với nhau Khi có hiệu lệnh còi, người thứ nhất của mỗi đội cầm nến chạy đến chỗ người điều khiển thắp lửa, đoạn chạy về đưa nến cho người thứ nhì của đội mình, người thứ nhì đưa cho người thứ ba cứ thế cho đến người cuối cùng, người này cầm nến chạy lên trao cho người điều khiển.

Người của đội nào về trước và đèn không tắt thì thắng.

Người nào đứng nguyên chỗ ấy không được xê xích.

Khi chạy nửa đường nếu nến tắt phải chạy lên người điều khiển thắp lại rồi mới tiếp tục chạy.

HOẠT CẢNH - HÓA TRANG TRONG LỬA TRẠI

Hoạt cảnh - hóa trang trong lửa trại không nhằm mục đích trình diễn, thế nhưng các vai diễn cũng cần có cách ăn mặc, nói năng, đi đứng cho phù hợp với tâm trạng, hoàn cảnh của các nhân vật mà mình thể hiện Vì vậy, hoạt cảnh - hóa trang là một công việc quan

Trang 2

trọng cần phải lưu ý của đêm vui lửa trại Cần có một người đứng ra phụ trách công việc này.

Trang phục hóa trang trong lửa trại chủ yếu được tạo bằng các vật liệu có sẵn tại đất trại là chính (giấy màu, giấy báo, lá cây, quần áo sẵn có); có những thứ cũng cần chuẩn bị tại nhà, khi đến đất trại mới lắp ráp lại Tuy nhiên điều hứng thú nhất đó là sự sáng tạo bất ngờ của trại sinh tham gia vì đây là công việc của tập thể chứ không phải của riêng ai.

Nội dung chủ đề hóa trang nên giữ bí mật, không nên thông báo trước khi đến đất trại mà chỉ công bố trước giờ diễn khoảng 2 đến 3 tiếng, để tăng thêm phần sáng tạo của trại sinh.

Chủ đề hóa trang nên dựa vào nội dung chủ đề của cuộc trại và lửa trại, thường là những đề tài để nhằm huy động tất cả trại sinh cùng tham gia.

Ví dụ: Hóa trang:

- Một chiếc tàu ra thăm đảo Trường Sa.

- Lạc Long Quân và Âu Cơ.

- Những đề tài về khoa học giả tưởng

Một số trò chơi phạt trong sinh hoạt

1 Cao cẳng cùng cò

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phat:

- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”

- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?

- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!

- Quản trò: Cổ đâu?

- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)

- Quản trò: Cẳng đâu?

- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)

Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát

2 Múa đôi

Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ

Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau

3 Gia đình nhà Gà

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”…

5 Vịt béo

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác:

- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát

- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng

- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại

6 Vịt lạ kỳ

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn Tập thể cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què” Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp

Trang 3

Chú ý:

- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay

- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”

- Ai làm đúng, đẹp cho về trước Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác

7 Chú mèo đáng yêu

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo rửa mặt như mèo…”, người

bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,…

8 Vịt đẻ trứng vàng

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”.Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác

- Vịt đẻ: hai tay để sau mông

- Vịt ấp: hai tay để trước bụng

- Vịt nở: hai tay để trước mặt

- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên

9 Âm vang Tây Nguyên

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn

Tập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)

Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác

10 Chú ếch lông bông

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)

Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng

Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:

“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông

Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi

Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông

Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”

Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương

- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại

- Câu 2: nhảy về phía trước

- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2

Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui

Nói và làm ngược

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn

- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”

- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”

- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”

- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”

Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại Quản trò có thể thể hiện

Trang 4

bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt

- Trò chơi "Đoán nghề":

Chia thành 2 nhóm (hoặc nhiều nếu đông), mỗi nhóm cho 1 người sang nhóm kia, nhóm kia nói nhỏ tên 1 nghề, người "học nghề" sẽ trở về và làm động tác diễn tả nghề đó, những người trong nhóm phải đoán ra thật nhanh, rồi đến nhóm kia cử người sang "học nghề" Có thể giới hạn thời gian hoặc so sánh, nhóm nào đoán nhanh hơn sẽ thắng.

Trò chơi "Trời - Đất - Nước":

Mọi người đứng hay ngồi vòng tròn, quản trò đi vòng quanh và chỉ vào 1 người hô 1 trong 3 tiếng đó, người đó phải nói tên 1 con vật có liên quan, (thí dụ Trời/ Chim , Đất/ Chó, Nước/

Cá ) ai không nói được hoặc nói sai sẽ bị bắt ra giữa vòng, khi nào nhiều người thì phạt Phải làm thật nhanh và bất ngờ,

dễ bắt nhất là vừa hỏi xong 1 người rồi chì ngay người kế

Trò này rất đơn giản : làm theo lời nói không làm theo hành động

các bạn biết đèn giao thông rồi chứ , mình xin nói lại Xanh , Vàng , Đỏ

Cách chơi: để hai tay trước mặt xoay theo vòng tròn ( tùy theo theo quản trò hô nhanh hay chậm ) chý ý : quản trò cũng phải làm , như đã nói trên làm theo lời nói , không làm theo hành động

Cách chơi : trò này cũng tương đối dễ chỉ cần nhớ những từ trong trò chơi

Các từ dùng trong trò chơi :Bánh Lọc , Lột Vỏ , Chấm dì dầu , bỏ vô miệng , nhai ,nuốt

Luật Chơi : quản trò chỉ vào người này rồi sang người khác , vd : chỉ người đầu , người đầu nói là Bánh Lọc >> người cuối cùng là Nuốt , song chỉ vào người kế tiếp là bắt đầu nói lại từ đầu

Tốc độ trò chơi : tùy vào người quản trò

Ta là vua

trò này ai cũng biết chơi cả rồi , mình xin giới thiệu lại hey

Cách chơi : nhà quản trò chỉ vào người nào người đó nói ta là vua còn 2 người bên cạch là người hầu và sẽ nói muôn tau bệ hạ

Luật Chơi : Người hầu phải thấp thua vua , như vua lại thấp hơn quản trò

Bắn Đại Bác

trò này quản trò chia 1 cụm là 4 người

QT xướng : bồ ơi bồ , đại bác này bắn làm sao ?

TT : bồ ơi bồ , đại bắc này bắn như thế này

Trang 5

Cắc , Bùm , Chéo chéo chéo ,ầm

Luật Chơi : từ người nói theo từ câu trên

một số trò chơi trong lớp học

1 Đứng, ngồi, nằm, ngủ

Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.

Nội dung:

- Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:

+ Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.

+ Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.

+ Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.

+ Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.

Cách chơi:

- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.

- Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).

- Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.

Phạm luật:

- Những trường hợp sau phải chịu phạt:

+ Làm động tác sai với lời hô của quản trò.

+ Không nhìn vào quản trò.

+ Làm chậm, làm không rõ động tác.

Chú ý:

- Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

- Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò tạo không khí.

2 Chức năng:

Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người.

Nội dung:

- Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.

- Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:

- Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.

- Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.

Ví dụ:

- Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt

Phạm luật:

- Chỉ sai với chức năng.

- Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.

- Không nhìn quản trò.

- Chú ý:

- Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm để tăng mức độ khó của trò chơi.

- Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

3 Lời chào:

Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.

Nội dung:

- Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:

+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.

+ Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.

+ Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.

+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.

Cách chơi:

- Quản trò hô các lời chào và làm các động tác Người chơi hô to và làm theo.

- Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.

Luật chơi:

- Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.

- Làm không rõ động tác là sai.

Chú ý:

- Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

- Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi

mr.Google

02-12-2009, 09:00 AM chuk' DK cố gắng phát triển box

TicTak

16-01-2010, 04:03 PM DỘI BOM

mỗi đội khoảng 5-10 người, xếp thành hàng dọc tại vạch xuất phát, lần lượt từng người dùng một tay cầm bong bóng vừa đi vừa thổi Khi đến đích, người chơi đặt bong bóng xuống và ngồi lên cho bể rồi chạy về vạch xuất phát, đến người khác…

-QUẢ BÓNG TÌNH YÊU

mỗi đội khoảng 5 cặp nam nữ mỗi cặp được phát 1 cai bong bóng, bạn nam sẽ dung tay cầm bong bóng cho bạn nữ thổi (bạn nữ không được chạm vŕo bóng), khi quả bóng đủ to, bạn nam cột bong bóng lại rồi đặt vŕo giữa má của hai người cứ thế hai người phải giữ cho quả bong không rớt đi về đích, đưa cho trọng tài rồi trở về vạch xuất phát đến cặp khác.

-ĐẤU THƯƠNG

Trang 6

Mỗi đội gồm 6 người, 4 nam 2 nữ cứ 2 bạn nam chắp tay lam kiệu cho một bạn nữ ngồi lên bạn nữ cầm trên tay một que dài 1,5-2m đầu que

có cột một quả bóng đã thổi sẵn tất cả các đội chơi bước vào trong một vòng tròn lớn nhiệm vụ của người chơi là phải vừa giữ cho bong của mình không bể vừa dùng gậy chọc bể bóng của người khác kiệu nào bị chọc bể bóng hoặc để rơi người thì phải bước ra khỏi vòng kiệu nào còn lại sau cùng là chiến thắng.

*chú ý: khoảng cách từ bong bóng đến đầu các que phải bằng nhau, nếu đề kiện cho phép thì có thể mở rộng khu vực chơi cho thêm phần hào hứng.

-KHIÊU VŨ

mỗi đội hai cặp nam nữ cột mỗi người một chân vào với nhau, trên chân tự do của mỗi người cột một quả bong bóng đã thổi sẵn tất cả cùng khiêu “vũ” trong một vòng tròn và tìm cách đạp bể bong bóng của người khác nhưng phải giữ bong bóng của mình không bị bể cặp nào còn giữ lại bong bóng cuối cùng thì thắng.

một số trò chơi trong vòng tròn

by ken bi on Tue 5 Jul - 16:32

một số trò chơi mình bổ sung cho rjka mọ người tham khảm cho mình ý kiến nha

1THÚ CÁ NGƯỜI

Người điều khiển đứng giữa vòng tròn, bất ngờ chỉ một người đứng trong vòng và nói “chim”, “thú”, hoặc “cá” Người bị chỉ định phải lập tức nói tên con

“chim”, con “thú”, hoặc con “cá”.

Chú ý: Người chỉ định không được lập lại con “chim”, “thú”, hay “cá” đã được nói trước, hoặc ngập ngừng sẽ bị phạt

Chú ý: Khi người cầm khăn đi quanh vòng ngoài người ngồi trong vòng không được ngó ra sau, chỉ được bỏ hai tay ra sau mà thôi.

Trang 7

4 CHỮ CẤM

Một người được chọn (hoặc chỉ định) bước ra khỏi vòng tròn Những người còn lại đồng ý với nhau một chữ cấm nào đó, thí dụ như chữ “không”, “có”,

“vàng”, “xanh”, v.v Khi người chỉ định bước vô vòng tròn, người trong vòng hỏi những câu hỏi, yêu cầu, hoặc tìm mọi cách để người đó nói ra chữ cấm.

Thí dụ: Người trong vòng hỏi : “Anh thích ăn bánh ngọt chứ? ” v.v

Một người trong vòng bí mật đếm số lần người bị chỉ định dùng chữ cấm Trong khi đó người được chỉ định phải vừa trả lời vừa đoán chữ cấm đó là gì Nếu đoán đúng, người khác sẽ được chọn ra khỏi vòng và cứ như thế mọi người thay phiên nhau Kết quả người nào tổng số chữ cấm dùng ít nhất sẽ thắng cuộc.

5

HA HA HA

Người thứ nhất cười “Ha”, người kế “Ha Ha”, người kế nữa “Ha Ha Ha” tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng.

Chú ý: Mọi người phải nhìn thẳng mặt nhau, hễ ai cười, hoặc nói sai số “Ha” sẽ bị loại.

6

KHĂN CƯỜI

Người điều khiển đứng giữa vòng tròn tung khăn tay lên trời vừa cười, vừa làm bất cứ động tác nào đó Những người trong vòng bắt đầu cười thỏa thích

và làm theo động tác của người điều khiển Khi khăn tay chạm đất tất cả mọi người phải đứng yên theo tư thế đã làm, không được nhúc nhích Hễ ai cử động hoặc cườiø thành tiếng sẽ bị loại khỏi trò chơi.

Chú ý: Người trong vòng chỉ được cười khi thấy khăn rời khỏi tay người điều khiển.

- Ðể lừa người chơi, người điều khiển có thể giả bộ tung khăn ra Ðôi lúc chọc cho người trong vòng tròn cười sau khi khăn đã chạm đất.

- Ðể tạo sự ngộ nghĩnh người điều khiển có thể cho phép người chơi làm bất cứ động tác nào khi cười.

7

TÌM KHO TÀNG

Trang 8

Một người tình nguyện bước ra khỏi vòng, trong khi những người khác chọn một người trong vòng làm “kho tàng” Khi người tình nguyện bước vô vòng, người trong vòng vỗ tay để hướng dẫn; người tình nguyện bước càng gần “kho tàng” tiếng vỗ tay càng to, càng xa tiếng vỗ tay càng nhỏ

Chú ý:

- Tiếng vỗ tay phải liên tục

- Người tình nguyện có thể chỉ được 3 lần Nếu sau ba lần người ấy đoán sai phải bước ra khỏi vòng, và trong

vòng phải chọn người khác làm kho tàng

8.

CHỤP KHĂN (HOẶC BÓNG)

Tập họp thành vòng tròn Một người đứng giữa vòng ném khăn (hoặc bóng) lên không trung đồng thời gọi tên của một trong những người chơi Nếu người

bị gọi tên để cho khăn (hoặc bóng ) rơi xuống đất người ấy sẽ đứng ra tung khăn (hoặc bóng) để tiếp tục trò chơi.

9

CON MÈO ÐÁNG THƯƠNG

Một người trong vòng được chỉ định làm mèo Con mèo bò đến người mình thích, quỳ gối, chắp hai tay, kêu meo meo và làm những động tác để chọc người ấy cười Trong khi người ấy dùng tay xoa đầu con mèo ba lần và nói “Tội nghiệp chưa, tội qúa hé, tội nghiệp con mèo ”.

Chú ý: Người bị con mèo chọc cười phải trở thành con mèo và cứ thế tiếp tục trò chơi.

10 NHÀ ÐIÊU KHẮC

Người điều khiển được chọn làm người điêu khắc, sắp tất cả các người trong vòng tròn theo bất cứ hình thể nào (người được sắp xong không cử động), xong đâu đấy nhà điêu khắc đi từng người và tìm mọi cách để chọc người đó cười hoặc cử động Người đầu tiên làm sai (cười hoặc cử động) sẽ trở thành nhà điêu khắc.

Chú ý: Ðể trò chơi thêm vui nhà điêu khắc có thể cho biết hình tượng mình nặn.

Thí dụ: Thưa quí vị đây là con khỉ phi châu nè À! cái miệng nó chưa được nhọn, tôi phải sửa lại một chút nè v.v.

11.

GIÀNH GIÀY

Trang 9

Tất cả những người tham gia trò chơi cởi giày để dồn đống một nơi nào đó và đi đến vạch kẻ cách đó 5 đến 10 m Sau tiếng còi của người điều khiển tất

cả chạy đến đống giày, tìm đôi giày của mình, mang xong chạy đến vạch bắt đầu Ai về trước sẽ thắng

12 CHIM BAY, CHUỒNG BAY

Vòng tròn đếm số (1,2,3) - (1,2,3) cho đến hết vòng Số 1 và 3 của mỗi nhóm làm chuồng, số 2 làm chim Người không thuộc nhóm nào đứng giữa vòng làm chim Khi Người điều khiển hô “chim bay” tất cả “chim” trong lồng phải đổi chổ, trong khi những người đứng giữa phải tìm cách kiếm lồng của mình Khi người điều khiển hô “chim bay - lồng bay” tất cả “chim” và “lồng” phải đổi chổ Khi Người điều khiển hô “lồng bay” tất cả “lồng” phải đổi chổ, “chim” có thể đứng yên hoặc đi tìm “lồng” của mình

Chú ý: Những con chim trong ba lần trong cuộc chơi không tìm được lồng sẽ bị loại khỏi vòng chơi

13 TÔI ÐANG LÀM GÌ ?

Ba người được đưa ra khỏi vòng tròn Khi đó tất cả những người còn lại chọn một hành động nào đó Thí dụ - rửa xe, chơi thể thao vv Một trong ba người được gọi trở vô và một người trong vòng tròn đại diện diễn tả hành động cho người ấy xem, người thứ nhất gọi người thứ hai vào lập lại tất cả động tác cho người ấy xem, người thứ hai lại gọi người thứ ba vô và cũng làm lại y hệt những động tác người thứ nhất diễn tả cho mình Người thứ ba lúc đó có nhiệm vụ suy đoán đó là sự việc hoặc hành động gì Nếu sai, người thứ hai đoán, nếu người thứ hai sai, người nhất đoán Nếu tất cả đoán sai, vòng tròn nói cho họ biết sự việc hoặc hành động mình chọn

Chú ý: Trò chơi này càng trở nên vui nhộn nếu những sự việc chọn có tính khôi hài

14 MĨM CƯỜI

Chia vòng tròn thành hai nhóm đứng cách nhau đối diện khoảng 2-3m Mỗi nhóm được quy định “ngữa” hoặc “sấp” Người điều khiển dùng mũ tung lên Nếu mũ “ngữa” nhóm “ngữa” cười trong khi nhóm khác nghiêm nét mặt và cố gắng làm sao không cười cho dù nhóm “ngữa” tìm đủ mọi cách trêu chọc, và ngược lại

Chú ý: Nếu nhóm nào có người không làm đúng ba lần, nhóm ấy sẽ bị thua cuộc

15 GÂY RỐI

Người điều khiển hướng dẫn như sau: tất cả đưa tay phải nắm tai trái, và dùng tay trái nắm mũi Khi tất cả làm xong, người điều khiển bất ngờ hô “đổi tay” Quí bạn sẽ mục kích được những sự việc thật buồn cười khi đồng bạn cảm thấy lúng túng Trò chơi nầy chỉ nên làm một hoặc hai lần thôi và người điều khiển không nên tập trước cho người chơi

16 ÐẦU, BỤNG

Người điều khiển đi quanh vòng tròn, bất ngờ dừng lại trước người nào đó Nếu người điều khiển lấy tay xoa bụng, người trong vòng phải xoa đầu và ngược lại nếu người điều khiển xoa đầu, người trong vòng phải xoa bụng Khi người điều khiển chạy đến một người mà không làm gì cả, người ấy phải đứng yên Ai làm sai sẽ bị loại

Trang 10

Chú ý: Ðể làm trò chơi thêm thú vị, người điều khiển qui định động tác người chơi phải nhanh, đồng thời người điều khiển phải liên tục đổi động tác để người chơi rối bù lên

17 NHẢY MŨI CỘNG ÐỒNG

Vòng tròn được chia thành ba nhóm Nhóm thứ 1 “Hích sì”, nhóm 2 “Hắc sì”, nhóm 3 “Hóc sì” Nếu người điều khiển chỉ nhóm nào, nhóm đó nhảy mũi theo tiếng của mình Nếu người điều khiển hô “Mưa” nhóm bị chỉ nhảy mũi hai cái, “ Gió” nhảy mũi ba cái, “Bão” nhảy mũi bốn cái, “Mưa-Gió-Bão” nhảy mũi một tràng

Chú ý: Nếu người điều khiển không chỉ nhóm nào thì tất cả phải nhảy mũi cùng một lần

18 DANH Y

Chia người chơi thành hai nhóm, đứng hoặc ngồi đối diện nhau Từng nhóm thay phiên nhau đưa ra bệnh và cách chữa cho người điều khiển biết Sau khi người đại diện của mỗi nhóm nói cho người điều khiển biết ý định của mình, người điều khiển liền thổi còi cho hai nhóm cùng nói một lần

Thí dụ: * Nhóm 1 (nhóm bệnh): con chó bị thương

* Nhóm 2 (cách chữa): cho nó chết luôn

Ðể cho dễ nhớ, mỗi nhóm chỉ được dùng 4 hoặc 5 chữ thôi Khi chơi, nhóm chữa bệnh nào cho phương pháp đúng phù hợp với căn bệnh sẽ thắng cuộc

Ðể cho được công bình các nhóm nên luân phiên nhau để làm nhóm “Chữa Bệnh”

19 ÐOÁN CHỮ

Chia người chơi thành 2 hoặc 3 nhóm, mỗi nhóm cỡ chừng 10 hoặc 12 người Mổi nhóm chọn một câu thành ngữ ngắn, hoặc một nhóm chữ có ý nghĩa từ

4 đến 5 (hoặc nhiều) chữ Nhóm thứ nhất sau tiếng còi hoặc dấu hiệu của người điều khiển cùng nói một lần thành ngữ hoặc nhóm chữ mình đã chọn, trong khi các nhóm khác đoán thành ngữ hay nhóm chữ đó là gì Mỗi nhóm chỉ đoán được 2 lần, nhóm nào đoán trước sẽ thắng Lần lược các nhóm thay phiên nhau

20 CỌP, SÚNG, NGƯỜI

Chia vòng tròn thành hai nhóm, mỗi nhóm cử một người làm thủ lãnh Người thủ lãnh phải họp nhóm mình bàn luận để tìm hành động chung cho mỗi nhóm Trước khi bắt đầu trò chơi người điều khiển qui định động tác cho “Cọp”, “Súng”, “Người”

Thí dụ:

Cọp: Ðưa cả hai tay ra theo kiểu vồ mồi đồng thời nhe răng

Súng: Ðưa thẳng một tay, một tay co lại bóp cò

Người: Ðứng thẳng người v v

Trang 11

Khi các nhóm bàn luận xong, tất cả tập họp thành hai hàng (nhóm nào theo nhóm đó) đứng đối diện nhau Sau tiếng còi hoặc dấu hiệu, tất cả mọi người trong nhóm phải đồng thời làm động tác của nhóm mình

Qui định chơi như sau: Súng thắng cọp, cọp thắng người, người thắng súng Nếu cả hai làm cùng động tác thì huề

Chú ý: Người điều khiển có thề chơi trò chơi tương tự bằng cách thay thế “cọp, súng, người” thành “đá, kéo, giấy” và chơi theo qui luật: Ðá thắng kéo, kéo thắng giấy, giấy thắng đá Ðồng thời qui định lại động tác của từng vật.

Thí dụ: Người trong vòng phải nói “Ðây là lỗ mũi của tôi nè” đồng thời đưa tay chỉ vào mắt

Chú ý: Muốn cho người chơi dễ nhớ, người điều khiển nên giải thích cho người chơi như sau:

- Người chơi nói những gì người được chọn chỉ, và chỉ những gì người được chọn nói

**Trò chơi biến đổi:

Người điều khiển đứng giữa vòng tròn vừa nói vừa động tác cho mọi người làm theo Nhưng có một điều là tất cả phải làm trái ngược những gì mà người điều khiển đang làm

Thí dụ:

NÐK: “Ðưa chân trái ra” (Tất cả đưa chân phải ra)

“Bước tới trước một bước: (Tất cả bước ra sau 1 bước)

“Kéo tay trái người bên cạnh” (Tất cả kéo tay phải người bên cạnh) v.v

22 TRAU DỒI TIẾNG VIỆT

Tất cả mọi người trong vòng tròn có thể ngồi hoặc đứng Ðầu tiên vỗ hai tay trên đùi, vỗ hai tay, xong vỗ đùi Khi tiếng cuối cùng vừa xong, một người nào

đó trong vòng nói ra hai chữ Cả vòng lại vỗ hai tay trên đùi, vỗ 2 tay, vỗ trên đùi Sau đó người kế bên cạnh người vừa nói xong lại nói 2 chữ khác, chữ đầu tiên của 2 chữ nầy phải bắt đầu mẫu tự cuối cùng của chữ cuối cùng của người trước

Thí dụ:

Người thứ 1: Ðẹp lắm Người thứ 5: E lệ

Người thứ 2: Minh mẫn Người thứ 6: Ê! anh

Trang 12

Người thứ 3: Nuôi nấng Người thứ 7: Hồi hộp

Người thứ 4: Gồ gề Người thứ 8: Phở tái

Chú ý: Ðể cho người chơi có thời gian nghĩ nhanh chữ mình muốn nói nên tập trước động tác vỗ tay theo thứ tự:

1 Vỗ (trên đùi) 3 Vỗ (trên đùi)

Thí dụ: Người điều khiển cần chữ: “Quen” những người mang mẫu tự Q, U, E, N phải chạy về đích nhanh chóng sắp chữ

Chú ý: Ðể trò chơi vui nhộn thêm, trước khi mỗi đội bắt đầu lắp chữ, người điều khiển có thể nói “tôi cần, tôi cần”, tất cả mọi người đáp lại “cần gì, cần gì”, người điều khiển: “Tôi cần chữ HAY” Khi nghe xong từng đội lập tức thi hành

* Tùy theo số lượng người trong mỗi nhóm mà mẫu tự được chia ra ( một người có thể mang 1, 2 hoặc 3 mẫu tự )

24 THÍCH NGƯỜI HÀNG XÓM

Người điều khiển cho vòng tròn đếm số, mỗi người phải nhớ số của mình, sau đó người điều khiển hỏi bất cứ người nào trong vòng “Cô (hoặc anh) có thích người hàng xóm không nào?” Nếu người ấy trả lời “Nhiều lắm” tất cả mọi người tròn vòng phải đổi chỗ trong khi người điều khiển tìm một chổ cho mình Nếu người ấy trả lời “Tôi chẳng ưa (thích ) chút nào” Người điều khiển phải hỏi lại: “Vậy cô (anh) thích ai?”, người ấy có thể nói những số mà mình thích (thí dụ 1, 5, 7, những người mang số 1, 5, 7, 8 phải lập tức đổi chổ trong khi người điều khiển tìm cách kiếm một chổ cho mình Người mất chổ phải tiếp tục trò chơi và đóng lại vai trò của người điều khiển

Chú ý: Ðể trò chơi thêm vui nhộn người điều khiển và người trả lời có thể thêm bớt hoặc kéo dài câu trả lời để làm cho vòng tròn hồi hộp

Thí dụ: Người điều khiển: “Anh có thích cái cô áo đỏ đứng bên nớ không hỉ?”

Người trả lời: “Xí, mặt dễ ghét ai mà ưa.”

Người điều khiển: “Vậy chứ anh thích ai nào?”

Người trả lời: “Tôi thích Tôi thích 5, 6, 7, v.v ”

* Hoặc là:

Người điều khiển: “Anh có thích số 7 và 8 (hoặc chỉ tên) không?”

Trang 13

Người trả lời: “À à ”(Sự ngập ngừng làm cho 7, 8 cùng người điều khiển hồi hộp)

Người trả lời: “Thích” tất cả 7, 8 đổi chỗ “Không” làm lại như ban đầu

25 CHUYỀN CAM

Ðây là trò chơi có tính thi đua Người điều khiển chia người chơi thành 2 nhóm số lượng bằng nhau Người đầu tiên của mỗi nhóm giữ quả cam sẵn sàng dưới cằm của mình Sau khi được ra hiệu người thứ nhất chuyền quả cam cho người thứ hai, người thứ hai dùng cằm và cổ giữ lấy cam và chuyền cho người thứ ba, cứ thế cho đến hết Nếu chẳng may quả cam bị rớt trên sàn, người chơi không được dùng tay nhưng phải dùng cổ và cằm để nhặt lên

Ðội nào chuyền nhanh nhất sẽ thắng

Chú ý: Trò chơi có thể được biến đổi bằng cách thay vì dùng cổ để chuyền cam, người chơi có thể dùng muỗng ngậm trong miệng để chuyền trứng

28 TRONG, NGOÀI, XUNG QUANH

Người điều khiển kể một câu chuyện tùy ý, khi người chơi nghe người điều khiển nói chữ “Trong” liền đưa 2 tay ra phía trước, “ngoài” xoay mặt ra phía sau, “Quanh” xoay người một vòng

Chú ý : Trò chơi linh động tùy thuộc sự khéo léo của người điều khiển (tình tiết của câu chuyện)

- Ðể tạo sự khác biệt trò chơi này có thể biến thành “đứng, ngồi” Khi nghe người điều khiển nói “đứng” tất cả hô “dậy” và đứng lên nếu đang ngồi, và ngược lại hô “xuống” và ngồi xuống nếu khi nghe người điều khiển nói “ngồi”

29 ÐẤT, TRỜi , LỬA, NƯỚC

Người điều khiển đứng giữa vòng tròn cầm chiếc khăn hoặc tờ giấy đã được cuộn lại Người điều khiển bất ngờ ném chiếc khăn (hoặc cuộn giấy) cho một người nào đó chụp và nói “Ðất”, “Trời”, hoặc “Nước” Người chụp khăn phải nói ngay tên con vật sống ở môi trường đó

Trang 14

Thí dụ: Người điều khiển nói “Ðất”, người chơi có thể trả lời “mèo, chuột, thỏ v.v ”

* “Nước” trả lời: “Cá, mực, cá mập v.v ”

* Ðể tránh trường hợp qúa dễ dàng cho người chơi, người điều khiển có thể đưa ra một số con vật quá thông dụng không được nói chẳng hạng như : mèo, chim, chuột , cá v.v

* Khi người điều khiển hô “lửa”, tất cả mọi người phải đổi chổ lẫn nhau

Chú ý: Trò chơi này có thể dùng để thi đua giữa 2 đội với nhau Người điều khiển cho 2 đội đứng sắp hàng ngay thẳng đối mặt nhau Người đứng đầu của một đội ném chiếc khăn sang một người của đội khác, nếu người này không thể trả lời được, người ấy có thể đưa nó cho người đồng đội của mình Nhưng câu trả lời phải nằm gọn trong vòng 10 tiếng đếm (người điều khiển đếm)

30 CUA KẸP

Tất cả mọi người xoè tay trái sang người bên cạnh, và đồng thời để ngón trỏ của tay phải lên bàn tay xoè của người đứng bên phải Người điều khiển hô

“cua, cua, cua, cua KẸP”, khi nghe tiếng KẸP người chơi dùng bàn tay trái chụp ngón trỏ của người bên tay trái, đồng thời phải rút nhanh ngón tay trỏ của ngón tay phải ra khỏi tay trái của người đứng bên phải mình Ai bị người khác chụp trúng tay sẽ bị loại.

Chú ý: Ðể đánh lừa người chơi, người điều khiển có thể nhấn mạnh chữ “CUA” khi hết câu thay vì “KẸP” Thí dụ: “Cua, cua CUA”

31 RA LÀM SAO ?

Trò chơi có thể xoay hết vòng hoặc người điều khiển chỉ định một số người nào đó

- Một trong người chơi nói “Bạn có biết gì không?”

- Vòng tròn : “Biết cái gì?”

- Người chơi có thể nói bất cứ cái gì mình muốn (nên khôi hài một chút) chẳng hạn như “Hôm qua người

hàng xóm tui ổng chết”

- Cả vòng tròn : “Chết ra làm sao?”

- Người chơi : “Ổng chết như thế này nè” Nói xong làm bất cứ động tác gì mình thích (méo miệng v.v )

- Cả vòng tròn phải làm theo y hệt động tác người nầy vừa nói và giữ nguyên động tác này cho đến khi đổi sang động tác khác

Chú ý:

Trò chơi này càng trở nên vui nhộn khi người nói biết chọn những lời hoặc động tác khôi hài

Thí dụ: - Con heo giựt kinh phong

- Con vịt ngủ v.v

32 CHỤP KHĂN

Trang 15

Giữa vòng tròn dùng một cây cọc dài 1 m cắm xuống đất, trên đầu cọc vắt một chiếc khăn tay Người điều khiển chia vòng tròn thành 2 nhóm bằng nhau, đồng thời đếm số từng người trong nhóm Khi nghe người điều khiển hô một số nào đó, chẳng hạn như số 2, hai người mang số 2 của hai đội lập tức chạy

ra giữa vòng tìm cách giựt chiếc khăn Nếu đội nào có người chụp được chiếc khăn chạy về an toàn mà không bị người kia đập trúng, đội đó sẽ thắng

Chú ý: Người điều khiển có thể làm ranh giới cho người chụp khăn bằng cách kẽ 1 vòng tròn quanh cọc

* Hai đội có thể đứng sang 2 phía

33 LÀM ÐÚNG

Người điều khiển nói “vịt bay” tất cả làm động tác bay; “chó sủa” tất cả sủa Khi người điều khiển sủa, bò, bay, v.v hoặc làm bất cứ động tác nào của con vật được nói tên không thể làm được mà người chơi làm theo, người ấy sẽ bị loại

Thí dụ: Người điều khiển nói: “Gà sủa gấu gấu gấu ” Nếu ai làm theo sẽ bị loại

Chú ý: Người chơi chỉ làm theo những gì người điều khiển nói đúng mà thôi

34 GIỎ TRÁI CÂY

Vòng tròn đếm số 1, 2, 3, 4; 1, 2, 3, 4 cho đến hết vòng Tất cả người số 1 là “cam”, số 2 là “chanh”, số 3 là “chuối”, số 4 là “quít” Một người được chọn (người không mang số nào) đứng ra giữa vòng điều khiển trò chơi để tìm chỗ cho mình

Thí dụ: Người được chọn hô “cam, quít, v.v ” những người cam quít phải lập tức đổi chỗ, trong khi đó người được chọn phải nhanh chân tìm chỗ cho mình Nếu thành công người đó sẽ trở thành “cam”, ;quít”, tùy thuộc vào chỗ anh ta mới vừa chiếm được là gì (nếu anh ta chiếm được chỗ của cam anh

ta sẽ là cam) Nếu thất bại anh ta phải tiếp tục trò chơi

MỘT SỐ TRÒ CHƠI VÒNG TRÒN

1 CÁO BẮT GÀ ( số lượng từ 30 -60 em)

Các em đứng thành từng đội theo hàng dọc, mỗi đội khoảng 10 em, em sau ôm bụng hoặc bá vai em đứng trước, cử em lớn đứng đầu hàng làm chú gà trống , cử em nhỏ đứng cuối hàng làm gà con, cử một hoặc hai em tuỳ theo số hàng đội nhiều hay ít làm con cáo bắt gà.

Luật chơi: khi còi thổi, chú gà trống có nhiệm vụ giăng ngang tay cản không cho cáo rượt bắt gà con ở cuối hàng, chú gà con cuối hàng tím cách né tránh khỏi bị cáo bắt, nếu có hai con cáo sẽ tự do chạy bắt gà con trong các độI

Đội nào bị cáo bắt gà con thì gà trống phải ra thay làm cáo, cáo sẽ vào hàng ngũ và trò chơi tiếp tục.

Trong thi đua, đội nào bị đứt hàng hoặc bị cáo bắt mất gà con thì bị loại dần, đội cuối cùng sẽ thắng cuộc chơi.

2 CON RÍT CẮN ĐUÔI ( số lượng từ 20-60 người)

Người chơi đứng thành hai hoặc ba đội theo hàng dọc cách nhau hai mét, mỗi đội khoảng 10 em, em đứng sau ôm bụng hoặc bá vai em đứng trước,

Luật chơi: khi còi thổi, em đứng đầu mỗi đội cố tìm cách bắt bằng cách chạm tay vào

Trang 16

em cuối hàng của đội bạn, em cuối hàng của mỗi đội cố né tránh sao cho khỏi bị bắt Đội nào bị đứt hàng hoặc bị bắt em cuối sẽ bị loại, đội cuối cùng còn lại sẽthắng cuộc Chú ý : có thể cử vài đội ra chơi trình diện trong vòng tròn lớn

3 CHIẾM KHO BÁU (số lượng từ 20-60 người)

Các em đứng thành vòng tròn, quản trò cho điểm số từ một đến năm và lặp lại hết vòng tròn, như vậy vòng tròn sẽ có nhiều em trùng số Giữa vòng tròn đặt một vật tượng trưng cho kho báu (chiếc mũ).

Luật chơi: khi còi thổi, quản trò bắt đầu bằng việc gọi một số bất kỳ từ (1-5) thí dụ :

số ba tất cả những người chơi có cùng số ba sẽ tự động chạy theo vòng tròn bên ngoài theo chiều kim đồng hồ rồi về lại vị trí ban đầu của mình sau đó chạy vào tâm vòng tròn để chiếm kho báu, ai nhanh sẽ được thưởng một tràng pháo tay, sau đó trò chơi lại tiếp tục, lưu ý để trò chơi thêm hấp dẫn có thể gọi một lần nhiều con số.

4 ANH HÙNG (số lượng 20- 60 người)

Các em đứng thành vòng tròn, quản trò cho điểm số từ một đến năm và lặp lại hết vòng tròn, như vậy vòng tròn sẽ có nhiều em trùng số Giữa vòng tròn đặt một vật tượng trưng cho kho báu.

Luật chơi: khi còi thổi, quản trò bắt đầu bằng việc gọi một số bất kỳ từ (1-5) thí dụ :

số 5 tất cả những người chơi có cùng con số 5 sẽ tự động chạy vào tâm vòng tròn và nhanh tay giật lấy kho báu đem về, những ai không lấy được kho báu thì phải chạm được vào người đã lấy kho báu Người chiếm được kho báu sẽ thắng nếu lấy được kho báu mà không bị ai chạm đến mình, ai lấy được kho báu ba lần sẽ là người đáng thưởng một tràng pháo tay và được tặng danh hiệu là người Anh Hùng.

5- VÀO CỔNG (số lượng: từ 20-60 người)

Các em đứng thành vòng tròn, giữa tâm vòng tròn sẽ đặt 1 vật (Thí dụ: chiếc mũ tượng trưng cho kho báu) Quản trò cử một em ra khỏi vòng tròn, quay đầu ngược lại với vòng tròn, chờ thông báo của quản trò mới được vào vòng tròn Trong khi đó ở trong vòng tròn, quản trò sẽ ra hiệu cử hai người gác cổng canh chừng kho báu (cẩn thận không để em ở ngoài hay biết ai là người gác cổng).

Luật chơi: khi còi thổi, em ở ngoài vòng tròn sẽ bước vào để chiếm kho báu, đem ra khỏi vòng tròn, nguyên tắc vào cổng nào phải ra cổng đó, khi em này cầm lấy kho báu và bắt đầu chạy thì lập tức hai người giữ kho báu rượt chạm vào em lấy kho báu

Em chiếm kho báu sẽ thắng cuộc nếu lấy được kho báu mà không bị người gác cổng chạm phải mình, trò chơi lại tiếp tục lặp lại.

(Chú ý người quản trò gài người gác cổng sao cho càng gần hướng đi vào của em ở ngoài vào thì càng hay)

6- NHANH TAY GIỮ BẠN LẠI (số lượng: từ 20-60 người)

Các em đứng thành vòng tròn, quản trò cho điểm số từ một đến hết, mọi người nhớ

số của mình.

Luật chơi : quản trò gọi một số bất kỳ, thí dụ số 3, em mang số 3 sẽ chạy ra giữa tâm vòng tròn, trong khi đó hai em đứng kế bên (số 2 và số 4) có nhiệm vụ ngay lập tức giữ em số 3 lại, nếu không giữ kịp hai em này sẽ bị lỗi (phạt) và trò chơi lại tiếp tục.

7- CỔNG CHÀO NGUY HIỂM (số lượng: từ 20-60 người)

Các em đứng thành vòng, quản trò cho dựng lên từ 5-6 cổng trong hàng của vòng tròn – mỗi cổng do hai người đứng nắm tay nhau giơ cao làm thành 1 cái cổng

Luật chơi: khi còi thổi, mọi người quay bên phải vừa đi vừa hát theo vòng tròn cùng chiều kim đồng hồ, chui qua 5 – 6 cổng này, bất thình lình quản trò thổi một tiếng còi

Trang 17

báo hiệu lập tức các cổng hạ tay xuống, em nào bị lọt vào cổng là chết (bắt ra giữa vòng hoặc thay thế các em làm cổng và trò chơi tiếp tục).

8- VÒNG TRÒN TÌM BẠN (số lượng: từ 20-60 người)

Các em đứng thành vòng tròn, quản trò cho điểm số1, 2, … Sau đó số một lên đứng đối diện với số hai làm thành từng cặp (tức thành hai vòng tròn, số lẻ là vòng trong ) các em nhớ mặt người đối diện mình.

Luật chơi: khi còi thổi hai vòng tròn sẽ đi ngược chiều nhau, vừa đi vừa hát Bất thình lình quản trò thổi còi mọi người chạy tìm nắm tay nhau theo từng cặp đối diện nhau như lúc đầu, cặp nào chậm nhất sẽ bị phạt Quản trị cho ổn định vòng tròn để trò chơi tiếp tục.

9- THỎ VÀO HANG: (số lượng từ 20-60 người)

Các em đứng thành vòng tròn, quản trò cử người chơi ra thành một hoặc hai hàng dọc tuỳ theo số người đông hay ít, (thí dụ 1 hàng dọc gồm 10 em ) Người chơi tập hợp thành 1 hàng dọc giữa vòng tròn, mỗi em hai tay chống lên hông làm hang thỏ, như vậy 10 em thì có hai mươi hang thỏ Tất cả các em còn lại của vòng tròn là thỏ Luật chơi: Các em vừa đi vừa hát theo vòng tròn, bất chợt quản trò thổi còi, tất cả thỏ chạy vào hang bằng cách chạy vào hàng dọc giữa vòng tròn để ngoắc vào tay của một em bất kỳ trong hàng dọc, em nào ngoắc tay được tức là đã vào hang, nhưng

em nào chậm không còn hang nữa sẽ bị phạt Trò chơi lại tiếp tục (lưu ý quản trò phải tính toán sao cho số hang thỏ ít hơn số thỏ từ 4- 5 hang, để luôn có 4-5 em sẽ không có hang) ( có thể bớt số hang lần lần )

10- NHẢY DÉP: ( số người chơi từ 20-60 người)

Các em đứng thành vòng tròn cách nhau 40cm mỗi người chống tay lên hai đầu gối

và đứng lên trên đôi dép của mình ( những em có dày và guốc thì bỏ ra ngoài và mượn 1 chiếc dép của bạn bên cạnh mà đứng lên ) Tuỳ theo số người mà cử khoảng 4-5 em ra giữa vòng tròn là những người không có dép

Luật chơi: quản trò đếm từ 1-3 dứt con số ba các em vòng tròn đều phải nhảy qua phải để đứng lên đôi dép bạn bên cạnh và 4-5 em kia sẽ nhanh chóng nhảy vào vòng

để chiếm 1 đôi dép, như vậy nếu cả 4-5 em này chiếm được dép thì sẽ 4-5 em khác

sẽ không có dép sẽ phải ra giữa vòng tròn để chuẩn bị lại chiếm dép của bạn khác khi quản trò lại đếm một đến ba, cứ vậy trò chơi lại tiếp tục.

11- CUỘC CỨU BẠN NGOẠN MỤC: (số người từ 20-60)

Các em đứng thành hai vòng tròn nắm chặt tay nhau, quản trò cử 1 em đứng cố định giữa tâm vòng tròn (vẽ vòng tròn đường kính 80 cm) làm người bạn bị cướp bắt bỏ

tù Một em làm cướp đứng canh chừng em bị bắt này, ba em khác được cử làm người

đi cứu bạn

Ở ngoài hai vòng tròn, 5 em làm tên cướp khác, sẽ chạy linh động giữa hai vòng tròn

để ngăn không cho ba em ở ngoài vào tâm vòng tròn để cứu bạn tù, nếu một trong hai em chạy được vào tâm vòng tròn sẽ tìm cách cứu bạn bằng việc chạm tay vào người bạn bị bắt, lập tức bạn này được giải thoát và cùng nhau tìm cách thoát ra khỏi hai vòng tròn Trong khi đó em cướp canh giữ em bị bắt này cũng tìm cách chạm vào hai em cứu bạn, nếu chạm vào em nào thì em đó phải vào tù ngay tâm vòng tròn, nếu em được cứu thấy bạn bị bắt phải tìm cách cứu lại bạn, nếu cả ba em đều nắm được tay nhau trước khi bị em canh gác chạm vào thì sẽ thắng và em canh giữ sẽ vào giữa hai vòng tròn nhập với 5 em kia để giữ không cho ba em này ra khỏi vòng tròn Nếu một trong ba em cùng với người bạn vừa được cứu tìm cách thoát được ra khỏi

Trang 18

hai vòng tròn mà không bị 6 em cướp chạm vào là thắng cuộc (lưu ý các em hai vòng tròn vẫn đứng yên)

12- CHIM ĐỔI TỔ: (số lượng 20-60 người)

Các em đứng thành vòng tròn và chụm lại từng nhóm ba người, em đứng giữa làm chim con, hai em hai bên làm chim bố mẹ nắm tay nhau làm thành một tổ chim quản trò cử ba em không có tổ chim ra giữa vòng tròn

Luật chơi: khi còi thổi, các chim con buộc phải rời tổ của mình để bay sang tổ khác, trong lúc đó ba em không có tổ chim sẽ nhanh chóng dành lấy tổ chim cho mình Nếu dành được thì em sẽ trở thành chim con, nếu không dành được tổ thì phải chờ tiếng còi đổi chỗ tiếp theo Cuối cùng em nào không có tổ phải ra giữa vòng chờ còi thổi để tiếp tục dành tổ, trò chơi cứ thế tiếp tục

13- CON SỐ BÍ MẬT: (số lượng từ 20-60 người)

Các em chia làm hai nhóm đều nhau, đứng thành hai vòng tròn cách nhau 3 -5 mét mỗi nhóm cử ra một trưởng nhóm, người trưởng nhóm sẽ bàn với nhóm mình để chọn ra một con số bí mật ( thí dụ nhóm A số 10, nhóm B số 15 không nhóm nào được biết số bí mật của nhóm kia).

Luật chơi: khi còi thổi, nhóm A sẽ đứng thành vòng tròn nắm tay nhau và đếm từ một cho tới con số bí mật thì dừng lại và hô to “ ầm” Trong khi đó nhóm B sẽ đi ra đi vào trong vòng tròn, khi bị “ầm” mà nhóm B có bao nhiêu người bị giữ trong vòng tròn là thua bấy nhiêu điểm, sau đó đảo ngược lại nhóm B sẽ đứng thành vòng tròn nắm tay nhau và tiếp tục đếm con số bí mật của mình và nhóm A lại đi ra đi vào vòng tròn khi đến con số bí mật nhóm B hô to “ầm” và bao nhiêu người nhóm A bị giữ trong vòng tròn là thua bấy nhiêu điểm, trò chơi tiếp tục Đúc kết đội nào ít điểm thua hơn là thắng (lưu ý con số bí mật phải từ số 10 trở lên).

14- CHUÔNG BÁO ĐỘNG : (số lượng 20-60 người)

Tất cả các em đứng thành vòng tròn, quản trò cử ba em làm kẻ lạ mặt ra ngoài vòng tròn ( hoặc thi đua mỗi đội cử ra một em), thí dụ ba em đứng cách xa vòng tròn, đủ

để không nghe biết gì trong vòng tròn cho đến khi được lệnh quản trò cho vào, trong khi đó trong vòng tròn quản trò sẽ chỉ định từ 5-6 em làm chuông báo động (chuông nhiều hay ít tuỳ theo số lượng người chơi) mỗi em làm chuông sẽ được phát cho một

tờ giấy đỏ tượng trưng cho quả chuông.

Luật chơi: khi còi thổi, ba kẻ lạ mặt được lệnh đi vào vòng tròn, các em sẽ lựa cách sao cho khi bước vào sẽ không đúng ngay quả chuông vì nếu đúng ngay chuông sẽ bị báo độâng(kêu to: leng keng), em nào bị chuông báo là chết và nhập vào vòng tròn,

em nào vào được vòng tròn an toàn thì lại tiếp tục chọn hướng đi ra mà vẫn không đụng chuông là thắng cuộc, sau đó quản trò lại thay đổi vị trí quả chuông nơi khác

Em làm chuông, khi kẻ lạ đến gần thì hô “leng keng” và giơ tờ giấy đỏ lên chứng minh ta là chuông, chuông sẽ kêu khi kẻ lạ đi ngang qua bên cạnh dù bên phải hay bên trái, cuối cùng còn một em là thắng cuộc, quản trò có thể cử ra ba kẻ lạ mặt khác để trò chơi được tiếp tục, (lưu ý: không được ra vào cùng một cổng).

15- THẦY PHÙ THUỶ: (số lượng 20-60 người)

Các em đứng thành vòng tròn, quản trò cử ra 5 em, một em làm thầy phù thuỷ, 4 em còn lại làm người thường.

Luật chơi: khi còi thổi – thầy phù thuỷ sẽ rượt 4 em kia và chạm vào em nào thì em

đó bị hoá phép đứng yên tại chỗ như một pho tượng, những em khác có quyền cứu bạn bằng cách chạm vào em bị hoá phép tức thì em này trở lại bình thường Thầy

Trang 19

phù thuỷ sẽ thắng nếu làm cho 4 em kia đều bị hoá phép, (có thể tăng thêm hai phù thuỷ).

17- CHUYỀN KHĂN: (số lượng 20-60 người).

Các em đứng thành vòng tròn, quản trò đưa ra 4 chiếc mũ ( hoặc khăn quàng) khác nhau Quản trò sẽ trao cho 4 em trong vòng tròn cách đều nhau trong vòng tròn, và quy định mỗi cái sẽ được chuyền cho nhau liên tục.

Luật chơi: khi còi thổi – các em chuyền cho nhau 4 chiếc mũ này theo chiều kim đồng

hồ, chuyền rượt đuổi nhau thật nhanh nhưng nếu em nào cầm trên tay cùng lúc hai cái mũ là chết, mời ra giữa vòng tròn hoặc cho phạt thụt dầu và chơi tiếp tục.

18- CHUÔNG ĐỊNH GIỜ : (số lượng 20-60 người).

Các em đứng thành vòng tròn, quản trò cử ra 5 em (tuỳ số lượng người chơi), đồng thời đưa ra 5 chiếc mũ hoặc 5 khăn quàng, 5 chiếc mũ này được đưa vào vòng tròn cho 5 em cách đều nhau, 5 em ở giữa vòng tròn làm chuông tự động các em đứng thành một vòng tròn nhỏ giữa tâm và sẽ được quản trò ấn định cho mỗi người một con số bí mật thí dụ : 10, 16, 24,30, 45 (5 em 5 số bí mật).

Luật chơi: khi còi thổi 5 em làm chuông sẽ quay mặt ra đối diện với người trong vòng tròn lớn, rồi tự động ngồi xuống cúi đầu, hai tay úp lên mặt và quản trò sẽ đếm từ 1 đến 45 và tới con số bí mật của em nào thì em đó sẽ nhảy lên và hô “keng keng” , trong khi đó trong vòng tròn vẫn chuyền 5 chiếc khăn theo chiều kim đồng hồ, khi một chiếc chuông kêu em nào cầm khăn trên tay là chết phải ngồi xuống, các em tiếp tục chơi cho hết 5 cái chuông đổ, như vậy có đến 25 em chết (mỗi cái chuông kêu có thể 5 em chết) sau 5 cái chuông kêu em nào còn sống sẽ được tuyên dương, sau đó các em đứng dậy và trò chơi tiếp tục vòng hai

19- MÈO VÀ CHUỘT CÁCH MỘT MÉT: (số lượng 20-40 người )

Các em đứng thành vòng tròn, một em làm chuột ra giữa vòng tròn, còi thổi – em này sẽ chạy trong vòng tròn và chạm vào bất kỳ em nào, lập tức em đó làm mèo và mèo đuổi chuột chạy tự do trong vòng tròn nhưng bất chợt em làm chuột đứng lại thì

em làm mèo cũng phải đứng yên lại, em làm mèo thắng nếu đứng lại cách xa đúng một mét (tính từ gót chân chuột tới đầu ngón chân mèo) nếu không đúng, mèo thay thế vai trò chuột để chạy đi chạm vào người khác , cứ thế trò chơi lại tiếp tục.

20- THỎ ĐỔI HANG: (số lượng 20-40 người )

Các em đứng vòng tròn, thành từng nhóm hai người một, tay phải nắm tay trái người bên cạnh, tay ngoài chống lên hông, hai em khác (A&B) được cử ra giữa vòng tròn Luật chơi: khi coi thổi , em A rượt em B , A cố chạm vào B trước khi B chạy vào ngoắc tay một trong hai người bên phải hoặc bên trái, nếu ngoắc vào em bên trái thì lập tức

em bên phải rượt em A, và cứ thế A chạy vào nhĩm hai người khác và ngoắc vào một

em bên phải hoặc bên trái…Lưu ý: Nếu trong khi bị rượt đuổi (Thí dụ: A rượt B) B trong lúc chưa chạm được vào nhĩm hai người mà bị A chạm vào B thì B phải quay lại rượt A Trị chơi lại tiếp tục rượt đuổi

Trang 20

tên gọi: MƯA RƠI

mưa rơi bên trái

+ào ào (ngã về bên trái)

mưa rơi bên phải

+ào ào ( ngã về bên phải)

mưa rơi đằng trước

+ào ào (ngã trước )

mưa rơi đằng sau

+ào ào (ngã ra đăng sau)

nếu như tất cả chơi 1 cách hào hứng thì trò này rất zui đọ

Tuy mình ko phải là đoàn sinh của GDPT Giác Ngạn nhưng mong các bạn ủng hộ tinh thần học hỏi của mình vì chúng mình đều mặc chiếc áo màu lam ma

SÓNG BIỂN

Quản trò hô " Sóng biển sóng biển" thì cả vòng lặp lại " Sóng biển sóng biển ",

Quản trò hô tiếp : " Nhấp nhô nhấp nhô " cả vòng lặp lại lời quản trò và làm động tác ngồi xuống đứng lên,

Tiếp tục quản trò hô lại sóng biển sóng biển,cả vòng lặp lại,

Quản trò hô tiếp : lắc lư lắc lư,cả vòng lặp lại lời nói của quản trò và làm động tác lắc qua lắc lai.tiếp tục quản trò

hô sóng biển nghiêng về bên trái (cả vòng nghiêng về bên trái) Sóng biển nghiêng về bên phải (cả vòng nghiêng về bên phải)

Cuối cùng quản trò hô sóng biễn nằm xuống luôn Nếu muốn trò choi sinh động hơn thì cần làm nhanh hơn và nghieng về bên trái,phải quản trò có thể hô thêm nghiêng qua tí nữa

Chúc các bạn thành công

Kính chào Tinh Tấn

Những trò chơi Sinh Hoạt Tập Thể !!!

Nói và làm ngược

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn

- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”

- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”

- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”

- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”

Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt

Con thỏ ăn cỏ

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi:

- Quản trò: đưa bàn tay chụm lại hô “Con thỏ”

- Người chơi: lặp lại theo lời quản trò nói “Con thỏ”

- Quản trò: đưa tay này qua tay kia hô “Aên cỏ”

- Người chơi: làm theo và nói “ăn cỏ”

Trang 21

- Quản trò: đưa tay lên miệng hô “Uống nước”

- Người chơi: làm theo và nói “Uống nước”

- Quản trò: đưa tay lên lỗ tai hô “chui vô hang”, chấp tay lại hô “thỏ ngủ”

Người chơi phải làm theo quản trò nếu làm sai sẽ bị phạt, quản trò chú ý phải làm dần dần nhanh (có thể nâng lên bằng cách nói và làm khác nhau)

Hát đếm số

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo

* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm

* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân

* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra

Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay

Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)

Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”

Quản trò đưa 2 ngón tay:

Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”

Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt

Trò chơi "nhạc trưởng":

Ngồi vòng tròn, chọn một người làm người bị bắt (hoặc xung phong), ra ngoài, mọi người bàn nhau chọn một người làm nhạc trưởng, tất cả hát một bài, người bị bắt trở vào, nhạc trưởng làm những động tác cho mọi người làm theo (thí dụ vỗ vai nhau, vỗ tay, ), phải đổi động tác thật nhanh trong khi hát, người bị bắt cố gắng tìm ra nhạc trưởng (có thể giới hạn thời gian, số lần đoán ) Tìm ra thì nhạc trưởng thay cho người bị bắt, không tìm ra thì bị phạt trò "Đứng ngủ nằm ngồi" 1,Mục đích

- Tạo ko khí vui vẻ trong sinh hoạt

6.1 Ng quản trò cho tập thể chơi học các cách sau :

- đứng : bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu

- Ngồi: bàn tay phảI nắm, 2 tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt

- Nằm: bàn tay phảI nằm, tay duỗI thẳng phía trc

- Ngủ : Bàn tay phảI nằm , áp má vào và hô : khò

6.2 Cách chơi :

- Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên

-Ng quản trò có thể hô đúng làm đúng hoặc hô sai làm sai

- Ng chơi phải thực hiện theo những động tác ng quản trò quy định

- Nếu làm sai hoặc làm chậm, ko rõ động tác hay ko nhìn quản trò đều bị loại khỏi cuộc chơi

- Tốc độ nhanh chậm tuỳ vào đối tg ng chơi

- Ng quản trò dùng những từ khác để đánh lừa ng chơi như : tiến, lùi, khò để tạo ko khí

Trang 22

+4 EXP

Các bài viết cùng chuyên mục:

Vũ điệu Đường Về Thiên Quốc

Một vài trò chơi cơ bản trong sinh hoạt vòng

Những Bài Vũ Điệu Mẫu ĐHGT Giáo Tỉnh Miền

Tổng Hợp Một Số Video Cử Điệu Sinh Hoạt Giới

Vũ Điệu Pulka

[Linh hoạt Viên] - Bài Hát Sinh Hoạt

Tổng hợp hơn 300 bài hát sinh hoạt có nốt

Những trò chơi Sinh Hoạt Tập Thể !!!

Các Bài Hát Sinh Hoạt Thường Sử Dụng

Điệu nhảy Chicken Dance

Thể loại: Trò chơi cảm giác,vận động nhẹ

Rèn luyện: nhận định chính xác môi trường xung quanh bằng thính giác và xúc giác

Giáo dục: Tương trợ, sẳn sàng giúp đỡ nhau và cùng nhau gánh vác trách nhiệm

Luật chơi: 2 người bị bịt mắt,từ điểm khởi hành cách điểm tới 3m, với thời gian 1 phút và khi tiếng còi khởi hành, 2 người mù dẫn nhau về điểm tới và chạm vào 1 bức tường hay 1 vật gì đó ở điểm tới.Cặp nào chạm được vật ở điểm tới trước thời gian qui định, được kể là thắng

Mục đích: Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó và có sự tranh đua trong khi chơi

Vật dụng: 02 cái khăn để bịt mắt

Lưu ý: Nhớ dọn dẹp các vật dụng nguy hiểm xung quanh khu vực chơi, quản trò nhắc nhở các đội viên đứng ở nơi qui định

2 TÀU ĐI TRONG SƯƠNG MÙ

Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động mạnh ngoài trời, người tham dự mỗi đội khoảng 08 người

Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường, linh động và tương trợ nhau

Giáo dục: Nhanh nhẹn, hiểu ý nhau và tương trợ với nhau một cách đắt lực

Trang 23

Luật chơi: Mỗi hàng 01 đội là một chiếc tàu Đội trưởng là tài công Tất cả bịt mắt, trừ đội trưởng, người sau đặt tay trên vai người trước.

Từ mức khởi hành đến mức tới là 5m, trên khoảng đường này đặt một số chướng ngại vật (càng khó càng hay).Tiếng còi khởi hành, các tàu di chuyển, tài công không được đụng vào tàu mình, chỉ được quyền ra lệnh: quẹo phải, trái, lùi lại, tiến lên vv Tàu nào đụng vào chướng ngại vật là thua còn Tàu nào đến đích trước là thắng

Mục đích: Gây bầu khí sôi động, có sự tranh đua trong khi chơi, tạo sự đòan kết với nhau trong hàng đội

Vật dụng: Số khăn tương ứng với mỗi đội, các vật dụng làm chướng ngại vật

Lưu ý: Nhớ dọn dẹp các vật nguy hiểm xung quanh khu vực chơi, các chướng ngại vật không bén nhọn

3 TRUYỀN TIN

Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng và ngoài trời, khôảng 08 người tham dự

Rèn luyện: Nhận định chính xác các cử điệu từ người khác

Giáo dục: Tương trợ nhau,phải có sự nhanh nhẹn và hiểu ý nhau trong lời nói và hành động

Luật chơi: Đứng thành từng đội và mỗi đội cử 01 người đến Qt nhận bản tin, rồi trở về đứng cách những người của đội mình 1,5m và truyền laiï bản tin đó bằng cử điệu mà không được nói, cũng như không được nhép miệng Đội nào nhận được bản tin và thực hiện theo bản tin trước là thắng

Mục đích: Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó

Vật dụng: Các vật dụng của các bản tin

Lưu ý: Không nên nói những lời khó hiểu và khó thực hiện

4 TÌM SỐ NHÀ

Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng, khỏang 08 người tham dự

Rèn luyện: Sự quan sát, ghi nhớ các sự vật

Giáo dục: Dùng các giác quan để nhận ra các sự vật hiện tượng

Luật chơi: Cho những dự chơi đứng quan sát 3 phút Sau đó đi ra xa 3m rồi bịt mắt lại Có còi hiệu mỗi người đi lần

về chỗ để các hình, tìm lấy 1 hình, sờ kỹ rồi nói hình đó mang số mấy.Ai nói sai bị phạt

Mục đích: Gây bầu khí sôi động, linh hoạt trong khi chơi

Vật dụng: Lấy giấy cát tông hay giấy croquis cắt làm 6 hoặc 10 hình khác nhau Mỗi hình có ghi 1 số: từ 1-10.Lưu ý: Có thể áp dụng vào việc dạy giáo lý bằng việc cắt những hình biểu tượng như: chim bồ câu, con chiên, đồng tiền rồi ghi những câu Kinh Thánh (ngắn gọn vào đó) Thí dụ: hình con chiên thì ghi câu: “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta” Đồng tiền: “Của Thiên Chúa trả cho Thiên Chúa, của César trả cho César”

5 BAY TRONG SƯƠNG MÙ

Thể loại: trò chơi cảm giác, vận đông nhẹ trong phòng lớp, hay vòng tròn

Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường chung quanh và sự nhanh nhẹn

Giáo dục: Sự cố gắn nổ lực nhanh lẹ, chính xác

Luật chơi: Vài người làm máy bay bị bịt mắt, dang tay làm cánh Để vài đồ vật (tương ứng với số máy bay) trên bàn, hay trong 1 vòng tròn nhỏ, làm mục tiêu cho máy bay đáp

- 5 người ngồi rải rác cố định là 5 ngọn núi cản trở đường bay

- Các máy bay quan sát địa hình 2 phút với 5 ngọn núi (3 phút với 8 ngọn núi)

- Sau đó ra khỏi phòng, nghe hiệu còi, các máy bay cùng lúc bay vào: không đụng núi, không đụng nhau

- Khi bay, miệng ngậm lại hum um ”

Máy bay nào đáp xuống mục tiêu an toàn (bắt lấy 1 đồ vật): Thắng

Mục đích: Gây bầu khí sôi động và có sự tranh đua

Vật dụng: Số khăn để bịt mắt, đồ vật

Lưu ý:

6 MƯỜI NGƯỜI NHƯ MỘT

Thể loại: Trò chơi cảm giác, vân động nhẹ ngoài trời, mỗi đội khỏang 08 người

Rèn luyện: Nhận thức chính xác môi trường xung quanh

Giáo dục: Tương trợ và kế thừa lẫn nhau, cùng nhau gánh vác trách nhiệm

Luật chơi: Hàng đội có số người bằng nhau, đứng ngang nhau ở vạch xuất phát, đội trưởng đứng sau cùng Tất cả bịt mắt, 2 tay để trên vai người trước, đội trưởng không bịt mà cách vạch xuất phát 10m, vẽ 1 đường làm mức đến Đặt một số vật trở ngại

Hiệu còi xuất phát, các đội bắt đầu đi tới, theo lệnh đội trưởng Đội trưởng ra lệnh bằng cách (không được nói) đánh vai phải người trước (quẹo phải), đánh vai trái (quẹo trái), đánh 2 vai (đi thẳng) Người này chuyền cho người

Trang 24

kia, để người đi đầu bết phải quẹo hay đi thẳng Cả đội không được đụng vào chướng ngại vật, các đội không được đụng nhau Đội nào đến đích trước là thắng.

Mục đích: Gây bầu khí sôi động, đòan kết với nhau

Vật dụng: các khăn để bịt mắt, các chướng ngại vật

Luât chơi: Tất cả tản mát ngoài sân rộng, mỗi người một khăn quàng để bịt mắt

QT vừa thổi còi vừa di chuyển từ từ về 1 điểm nào đó Mỗi người phải đi theo tiếng còi Ai đến trước: Thắng

Mục đích: Gây bầu khí sôi động, di chuyển đội hình

Vật dụng: khăn

Lưu ý:

8 NỐI LỬA

Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng

Rèn luyện: nhân định chính xác môi trương xung quanh bằng thính giác và xúc giác

Luật chơi: Đứng thành vòng tròn Hai người bịt mắt đứng cách xa nhau Mỗi người cầm 1 cây nến, nhưng 1 người cầm nến cháy 1 người cầm nến chưa cháy

Khi nghe hiệu còi, 2 người tiến lại gần nhau để mồi nến cho nhau, làm sao cho lửa đừng tắt, mà lại mồi được lửa Vòng tròn ủng hộ bằng cách vỗ tay dồn dập hoặc thưa thớt tuỳ lúc

Qt có thể mời mỗi đội cử 2 người lên thi đua Cứ 2 người cửa mỗi đội được mồi nến 3 lần Sau đó, căn cứ vào số lần mồi được nến cháy mà tính thứ tự nhất, nhì, ba, tư

Mục đích: Gây bầu khí sôi động

Vật dụng: 2 cái khăn, 2 cây nến

Lưu ý:

9 BỊT MẮT BẮT BỒ

Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời, khỏang 30 người tham gia

Rèn luyện: Nhận định chính xác môi trường xung quanh các giác quan

Giáo dục: Nhận ra đối phương bằng các giác quan

Luật chơi: 1 người bịt mắt đứng giữa Vòng tròn vừa đi vừa hát Hết bài, mọi người đứng lại im lặng Qt dẫn người bịt mắt đến trước một người nào đó Người bịt mắt được quyền hỏi 3 câu, những không được hỏi tên

Người được hỏi phải trả lời theo câu hỏi, nhưng có thể đổi giọng Còn người bịt mắt đoán tên, nếu đúng thì người

đó ra thay thế người bịt mắt, nếu sai, phải tiếp tục

Có thể thay đổi nhiều cách, như cho người bịt mắt sờ 2 bàn tay, hoặc 2 bàn chân, rồi đoán tên

Mục đích: Gây bầu khí sôi động để đẫn vào chiều sâu lắng sau đó

Vật dụng: 1 cái khăn

Lưu ý:

10 BÓI RA THÚ VẬT

Thể loại: Trò chơi cảm giác, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài trời

Rèn luyện: Nhận định chính xác các sự vật hiên tượng bằng các giác quan

Giáo dục:

Luật chơi: Đứng thành vòng tròn Một người làm thầy bói đi xa khỏi vòng một lát

Qt cho mỗi người chọn 1 con vật khác nhau Sau đó gọi thầy bói vào cho quan sát vị trí của các bạn 1 phút, rồi bịt mắt lại và ngồi ở giữa vòng tròn

Thầy bói nói tên 1 con vật (thí dụ: gà) ai chọn con vật đó phải bắt chước kêu tiếng của con vật đó (thí dụ: cù tát) Thầy bói sẽ nói tên của người đó

Nếu đúng thì người đó ra làm thầy bói Trò chơi tiếp tục Nếu sai, thầybói nói tên một con vật khác, và bói xem ai.Mục đích: Gây bầu khí sôi động để dẫn vào chiều sâu lắng sau đó

Vật dụng: 1 cái khăn

Lưu ý:

_

Trang 25

Luật chơi: QT: Xin mời, xin mời

TC: mời ai, mời ai

QT: mời những người có đeo đồng hồ (ai có đeo đồng hồ đổi chỗ nhau).Mục đích: Để làm quen, kết thân

Trang 26

QT: Kết 5 (Năm người tụm lại thành một nhóm)

Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ trước khi chơi, để kết thân, hay để chuyển sang trò chơi khác Vật dụng:

QT: Hoa nở 7 cánh (Bảy người tụm lại thành một nhóm)

Mục đích: Gây bầu khí vui vẻ trước khi chơi, để kết thân, hay để chuyển sang trò chơi khác Vật dụng:

Lưu ý:

6 BÃO THỔI

Thể loại: Trò chơi gây bầu khí, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Sự nhanh nhẹn, linh động

Giáo dục:

Luật chơi: QT: Bão thổi, bão thổi

TC: Thổi ai, thổi ai

QT: Thổi những ai mặc áo trắng (Những người mặc áo trắng đổi chỗ nhau)

Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, để kết thân, hay để chuyển sang trò chơi khác Vật dụng:

Trang 27

Luật chơi: QT Bắn tên, bắn tên.

TC: Tên chi, tên chi

QT: Tên Tâm, Tên Tâm (Ai tên Tâm hô tiếp: Bắn tên )

Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, và để kết thân

Luật chơi: QT: Tôi thương, tôi thương

TC: Thương ai, thương ai

QT: Thương Tâm tương tư (Thương ai phải nói tên người đó liền với hai tĩnh từ cùng vần đầu của tên)

Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi, và để kết thân

Luật chơi: Đứng thành vòng tròn QT đến 1 người nào đó bất kì hỏi:

QT: Bạn Thuỷ có thương 2 người bên cạnh không?

Thuỷ đáp: Không dám thương đâu

QT: Vậy bạn thương ai?

Thuỷ: Thương Hằng với Trinh kìa

Chú ý: Người được QT hỏi phải nói tên của 2 người nào đó, trừ 2 người bên cạnh Hai người được nêu tên và 2 người bên cạnh đổi chỗ nhau Trong khi đó QT nhanh chân lấp vào một chỗ và 1 trong 4 người trên không có chỗ, người đó thay thế QT tiếp tục trò chơi Trò chơi tiếp tục với tốc độ nhanh hơn mới hào hứng

Mục đích: Gây bầu khí sinh động trước khi chơi

Luật chơi: QT: Bạn Quyền là người giỏi nhất ở đây

Quyên: Không dám đâu

TC: Vậy chớ ai?

Quyên: Bạn Tuyền là người giỏi nhất ở đây

Tuyền: Không dám đâu

Trang 28

1 HUẾ – SÀI GÒN – HÀ NỘI

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phònh hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện các động tác

Luật chơi: Huế: Ngồi, tay chống nạnh

Sài-gòn: Đứng rùn chân, tay chống nạnh

Hà-Nội: Đứng thẳng, tay xuôi, tư thế nghiêm

Qtvừa nói vừa làm cử điệu, tất cả làm theo, nhưng làm theo lời Qt nói chứ không làm theo cử điệu của Qt Ai làm sai sẽ có hình phạt

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi

Vật dụng:

Lưu ý: Làm theo lời nói, không làm theo hành động

2 TÔI BẢO

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện các động tác

Luật chơi: Qt bảo gì, tất cả phải làm như vậy, nhưng khi nào có từ (tôi bảo) mới làm, không có từ “tôi bảo” thì không làm, ai làm sẽ bị phạt Thí dụ:

Qt: Tôi bảo mọi người hát: bốn phương trời

Tc: hát “Bốn phương trời”

Qt: thôi (vẫn tiếp tục hát)

Trang 29

Qt: tôi bảo thôi (ngưng ngay)

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi

Vật dụng:

Lưu ý: Làm theo lời nói, không làm theo hành động

3 CON CÒ, CON BÒ, ÔNG LÒ

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Sự phân biệt khác nhau để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác

Luật chơi: Con cò: đứng 1 chân, người hơi khom, tay phải để trên trán làm mỏ cò, tay trái để đàng mông làm đuôi cò

Con bò: khum người, 2 tay chạm đất, gối thẳng làm con bò

Ông lò: 2 tay vòng tròn phiá trước, rùn 2 gối làm hỏa lò

Qt nói “con cò” và làm cử điệu con cò, mọi người lặp lại và làm đúng cử điệu con cò Qt nói tiếp “Con bò”, “Ông lò”

và làm cử điệu theo lời nói Khi mọi người đã quen, Qt ra luật: “tôi nói 1 đàng, làm một nẻo, tất cả làm theo lời tôi nói, chớ đừng làm theo việc tôi làm Ai làm sai sẽ có hình phạt”

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi

Vật dụng:

Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động

4 LỄ PHÉP 1

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác

Luật chơi: Chào cô: tay phải vẽ ½ vòng tròn, từ vai trái vòng xuống khỏi chân phải

Chào thầy: khoanh tay + cúi đầu

Chào cụ: chụm 2 tay trước ngực, cúi đầu

Chào xếp: chào kiểu lính

Qt đi đến 1 người nào đó trong vòng tròn vừa nói vừa làm cử điệu, nhưng nói khác làm khác Người đó phải làm theo lời nói của Qt, chứ không làm theo cử điệu của Qt Ai làm sai, mời ra giữa vòng

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi

Vật dụng:

Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động

5 LỄ PHÉP 2

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác

Luật chơi: Chào anh: giơ tay mặt thẳng lên trời

Chào em: giơ tay trái thẳng lên trời

Chào anh em: giơ cả 2 tay lên trời

Qt nói khác làm khác, ai làm sai lời nói của Qt sẽ bị phạt

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi

Vật dụng:

Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động

6 AI LÀ VUA? AI LÀ VỊT? AI LÀ VOI?

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ

Luật chơi: Vòng tròn: Qt chỉ vào 1 người và nói: Ai là vua? Người đó đáp: Ta là vua!, và giơ tay phải thẳng lên trời Trong khi đó, 2 người hai bên qùi xuống, cung tay theo kiểu “cúc cung” và nói “muôn tâu bệ hạ”

Qt chỉ 1 người hỏi: Ai là vịt? Người đó miệng kêu cạp cạp cạp, 2 bàn tay đưa lên ngang mặt làm mỏ vịt Trong khi

đó, người bên phải cong tay phải sát nách, đưa cùi chỏ ra nhịp nhịp làm cánh vịt Còn người bên trái thì đưa tay trái

Trang 30

Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động.

7 BẮN SƯ TỬ

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ

Luật chơi: Qt đến 1 người, đưa tay phải lên làm súng bắn “đùng, đùng”

Người đó giơ 2 tay ngang mặt, cùi chỏ sát mình, đáp “gừ gừ”

Nếu Qt làm ngược lại “Gừ gừ”, thì người đó phải bắn “đùng đùng” Ai làm sai bị phạt

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi

Vật dụng:

Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động

“Le plus beau métier d’homme est le métier d’unir les hommes”

Antoine de St Exupéry

8 NÓI MỘT ĐÀNG LÀM MỘT NẺO

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói để thực hiện hành động

Luật chơi: Tất cả nói cái Qt chỉ, và chỉ cái Qt nói Ai sai bị phạt, Thí dụ:

Qt nói: Đây là con mắt của tôi (tay Qt chỉ lỗ mũi)

Tc: Đây là lỗ mũi của tôi (tay chỉ con mắt)

Qt: Đây là cái đầu của tôi (chỉ đít)

Tc: Đây là cái đít của tôi (chỉ đầu)

Mục đích: Làm sôi động, vui tươi, phấn khởi

Vật dụng:

Lưu ý: Làm theo lời nói, không theo hành động

9 NGƯỜI – SÓI – SÚNG

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ

Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn

Người: đứng tư thế nghiêm

Sói: 2 tay đưa ngang 2 tai, xoè ra làm tai sói

Súng: tay phải đưa ra làm súng

Luật chơi: Qt đến 1 người nào đó:

- Nếu Qt làm súng thì người đó làm người

- Nếu Qt làm người thì người đó làm sói

- Nếu Qt làm sói thì người đó làm súng

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, khỏang 08 người tham dự trở lên

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động với người đối diện

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác phản xạ

Luật chơi: Từng 2 đội đều nhau, hoặc những người dự chơi chia làm 2 phe bằng nhau Đứng 2 hàng đối nhau nhưng quay lưng vào nhau

Súng: đưa 2 ngón tay phải ra trước

Sói: mỗi bàn tay 2 ngón chiả ra trên đầu

Người: đứng khoanh tay

Luật thắng thua: Súng bắn chết sói – Sói làm hại người – Người bẻ gãy súng

* Khi Qt thổi 1 tiếng còi 2 phe quay mặt vào nhau Mỗi người làm 1 trong 3 cử điệu (súng – sói – người) Qt theo luật trên mà phân ai thắng ai thua

* Thi đấu như vậy 5 lần để phân thắng bại Có thể phân thắng bại theo đội, dựa vào tỉ số thắng thua của mỗi lần.Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, có sự tranh đua

Trang 31

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân.

Rèn luyện: Phân biệt sự trái ngược để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác

Luật chơi: Tất cả chia làm 01 phe đối lập với Qt, hoặc chia làm 02 phe: Hữu – Tả, phe Tả là phe đối lập Qt hay phe Hữu nói những gì thì phe Tả nói ngược lại Thí dụ:

Qt: Bàn tay – Phe Tả: Bàn chân

Qt: Đầu gối – Phe Tả: Cùi cho

Qt: Thiên Chúa – Phe Tả: ma quỉ

Qt: Các thánh nam – Phe Tả: các thánh nữ

Qt: Tóc dài – Phe Tả: tóc ngắn

Qt: Tóc em dài em đi trong nắng

* Phe Tả: Tóc anh ngắn anh đi trong mưa

- Qt: Tóc em thưa em đi trong gió

* Phe Tả: tóc anh không có anh đi vô chùa

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ

Vật dụng:

Lưu ý: Làm ngược lại với người đối diện nhưng phải chính xác

12 VỖ ĐẦU – XOA BỤNG

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự trái ngược để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác

Luật chơi: Vỗ đầu: tay phải vỗ đầu theo nhịp:1= xuống; 2 = lên

Xoa bụng: tay trái xoa bụng theo hình tròn: 1= ½ vòng; 2= ½ vòng còn lại

Qt bắt 1 bài hát, mọi người vừa hát vừa tay phải vỗ đầu, tay trái xoa bụng hết bài hát, hát trở lại nhưng đổi tay: tay

Trang 32

trái vỗ đầu, tay phải xoa bụng.

* Lưu ý: Vỗ đầu và xoa bụng theo nhịp bài hát Vỗ đầu và xoa bụng cùng 1 lúc nhưng vỗ đầu cho ra vỗ đầu, xoa bụng cho ra xoa bụng

*Ai làm sai, mời ra giữa sẽ có hình phạt

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ

Vật dụng:

Lưu ý: Quản trò nên giải thích và làm nháp trước

13 BẠN ƠI HÃY LÀM

Thể loại: Trò chơiphản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Lắng nghe để thực hiện động tác

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác

Luật chơi: “Bạn ơi hãy làm, như thế này bạn nhé, đừng có làm sai, có chi mà bạn ngại” Qt đọc từng câu và làm cử điệu, mọi người lặp lại vừa đọc vừa làm y như Qt

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ

Vật dụng:

Lưu ý:

14 SÍP – SÁP

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự trái ngược để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện đúng

Luật chơi: Đứng thành vòng tròn, Qt chỉ vào một người và nói “síp” hoặc “sáp”

*Nếu Qt nói “síp” thì người được chỉ phải nói lớn tên của người bên phải, nếu nói “sáp” thì phải nói tên của người bên trái Ai nói sai, ra thế Qt và trò chơi tiếp tục

*Khi mọi người khá quen, ít ai nói sai, Qt có thể đổi lại:

-Síp nói tên người bên trái

-Sáp nói tên người bên phải

*Ai nói sai, có hình phạt

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ

Vật dụng:

Lưu ý: Qt luôn có sẵn một số trò chơi hình phạt, và biết sử dụng nó đúng lúc

15 BẠN HAY TÔI

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói để thực hiện đúng

Luật chơi: Ngồi vòng tròn:

Qt nói “trái” thì mỗi người lấy tên của người bên trái làm tên của mình

Qt nói “phải” thì mỗi người lấy tên của người bên phải làm tên của mình

·Khi Qt nói Phải (hoặc Trái), liền theo đó Qt gọi tên ai thì người mang tên mới đứng lên

Trang 33

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự.

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác

Luật chơi: Đứng vòng tròn Tất cả vừa nói vừa làm theo Qt

“Manna trên trời”: 2 tay đưa lên trời

“Manna dưới đất”: 2 tay hạ xuống đất

“Ta hốt Manna”: khum xuống, 2 tay đưa ra, rồi hốt vào

“Ta cho vào miệng”: Tay phải đưa vào miệng

“Ta nuốt Manna”: Tay phải vuốt từ miệng xuống ngực

*Khi mọi người đã quen Qt làm một đàng, nói một nẻo Tất cả làm theo điều Qt nói, đừng bắt chước điều Qt làm

*Ai làm sai, ngồi xuống, đợi trò chơi hình phạt kế tiếp

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ

Vật dụng:

Lưu ý: Làm theo lời nói, không làm theo hành động

17 EM HỌC TOÁN LỚP 3

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: lắng nghe các số điếm để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác

Luật chơi: Vòng tròn Qt ôn tập những số chia chẳn cho 3: 3, 6, 9, 12, 15

*Qt cho đếm số theo thứ tự 1, 2, 3, 4 mỗi người đếm lớn tiếng số của mình, nhưng những ai trúng nhằm số chia chẳn cho 3 (như 3, 6, 9, 12 ) thì không được đếm số mà phải vỗ tay

Thí dụ: 1 –2 * 4 – 5 * 7 – 8 - * - 10

*Những ai đếm sai số của mình: Chết Còn những ai trúng số chia chẳn cho 3, vừa đếm số vừa vổ tay: chết

*Ai chết, ngồi xuống Mỗi lần có người chết, Qt bắt đầu lại, và chỉ đếm số với những người còn sống Theo kinh nghiệm, cuối cùng chỉ có 3 người còn sống

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ

Vật dụng:

Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động

18 SỐNG – CHẾT – THIÊN ĐÀNG – HOẢ NGỤC

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác

Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn Tất cả làm và nói theo Qt:

·“Sống” = chạy tại chỗ

·“Chết” = đứng im

·“Thiên đàng” = nhảy lên đưa tay cao chữ Vị trí

Trang 34

·“Hoả ngục” = ngồi đời tay bó gối.

*Khi đã quen, Qt nói một đàng, làm một nẻo Tất cả làm theo điều Qt nói, chớ đừng bắt chước điều Qt làm

*Ai làm sai, ngồi xuống chờ đợi hình phạt sau Khi đã có 1 số đông người bị phạt, có thể phạt bằng trò chơi:

“Thiên đàng hoả ngục hai quê,

Ai khéo thì nhờ, ai vụng thì sa,

Hằng đêm nhớ Chúa nhớ cha,

Đọc kinh cầu nguyện kẻo sa linh hồn,

Linh hồn phải giữ linh hồn,

Để trong giờ chết được lên Thiên Đàng”

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ

Vật dụng:

Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động

19 KỂ CHUYỆN HÈ

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói để thực hiện động tác

Luật chơi: Qt kể rằng: Tôi thấy các bạn đi dạo chơi trong những ngày nghỉ hè, tôi thấy các bạn chơi giả xe hơi, xe lửa vv

*Mỗi lần Qt nói “tôi thấy” thì tất cả bắt chước làm cử điệu, nếu Qt không nói “tôi thấy” thì không được làm Qt nói “tôi thấy”, ai không làm: phạt

Qt không nói “tôi thấy”, ai làm: phạt

**(Đây là 1 cách ôn tập trò chơi, nên Qt cố nêu lên nhiều trò đã chơi)

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ

Vật dụng:

Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động

20 CÁC DẤU CÂU

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói và hành động để thực hiện động tác

Luật chơi: Tập trung thành vòng tròn (đứng), tất cả vừa nói vừa làm theo Qt:

-Dấu chấm: Chấm chân phải 1 cái (.)

-Hai chấm: Nhảy dậm 2 chân, xoay người dọc (

-Dấu phẩy: Mũi chân phải ngoáy 1 cái (,)

-Chấm hỏi: Mũi chân phải ngoặc 1 vòng rồi dậm 1 cái (?)

-Mở ngoặc kép: Nhảy 2 chân lên trước (“)

-Đóng ngoặc kép: Nhảy 2 chân ra sau (”)

*Sau đó, Qt làm 1 đàng nói một nẻo Tất cả phải làm theo điều Qt nói, chớ đừng làm theo cái Qt làm Ai sai ngồi xuống, chờ sẽ bị phạt

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ

Vật dụng:

Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động, mà không làm theo hành động

A vaincre sans péril, on triomphe sans gloire

21 LỜ ĐI

Thể loại: Trò chơi phản xạ, vận động nhẹ trong phòng hay ngoài sân, có nhiều người tham dự

Rèn luyện: Phân biệt sự khác nhau của lời nói để thực hiện hành động

Giáo dục: Chú ý vào lời nói để thực hiện động tác

Luật chơi: Ngồi vòng tròn Qt gọi tên ai thì người đó “lờ đi”, nhưng người bên phải của người đó thưa “có tôi”

*Ai sai (cả người được gọi người bên phải họ) thì phạt

*Có thể Qt gọi tên ai, người đó giơ tay lên nhưng không nói gì Còn người bên phải họ đáp “có tôi”

Mục đích: Làm sôi động, phấn khởi, vui vẻ

Vật dụng:

Lưu ý: Làm theo lời nói một cách chính xác và linh động

+5 EXP

Trả lời kèm Trích dẫn

Ngày đăng: 19/06/2014, 23:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w