Thể loại: Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác. Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: Mọi người đứng, chống nạnh. Lúc lắc: lúc – lắc mông qua phải. Lúc – lắc mông qua trái.
Nhúng giấm: nhúng – rùn sâu chân xuống. Giấm – đứng thẳng lên.
* Khi Qt nói “Bò lúc lắc. Bò bò bò” TC lúc lắc 3 cái, vừa lúc lắc vừa nói lúc lắc, lúc lắc, lúc lắc.
* Qt nói: “bò nhúng giấm. Bò bò bò” TC nhún xuống đứng lên 3 lần, vừa nhún vừa nói: nhúng giấm, nhúng giấm. Tuỳ Qt nói bao nhiêu tiếng “bò” thì phải làm bấy nhiêu lần lúc lắc hay nhúng giấm.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn. Vật dụng:
Lưu ý:
11. DÀNH PHẦN
Thể loại: Trò chơi phạt ngoài trời theo vòng tròn, hình phạt dành cho số đông người bị phạt từ các trò chơi khác. Rèn luyện:
Giáo dục:
- Những người này đứng vòng tròn, quay mặt ra, nắm tay nhau. - Số dép sắp hình tròn sau lưng những người này.
- Tất cả hát 1 bài nào đó, bất thần, Qt thổi một tiếng còi, đang khi những người này di chuyển theo chiều kim đồng hồ.
- Nghe tiếng còi, mỗi người cố gắng ngồi xuống trên 1 chiếc dép. Ai không ngồi trên 1 chiếc dép thì bị loại. - Loại 1 người, phải bỏ đi 1 chiếc dép, để giữ cho số dép ít hơn số người là 1.
- Trò chơi tiếp tục cho đến khi còn lại 1 người. Người đó chiến thắng.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn. Vật dụng: Lưu ý: +5 EXP Trả lời kèm Trích dẫn 09-11-2011 02:05 PM #8 thuynga Xem Hồ sơ
Xem bài viết diễn đàn Tin nhắn riêng
Member Cống hiến Ngày tham gia Jun 2011 Bài viết 101 Thanks 39
Thanked 52 Times in 27 Posts 7
None
Số lần cộng|trừ: 0 lần Trò chơi sinh hoạt
Những trò chơi sinh hoạt tập thể Trò chơi:
1.Tôi bảo:
Người chơi chỉ thực hiện những gì Quản trò yêu cầu khi nghe đến hai chữ "Tôi bảo". Nếu Quản trò không dùng đến từ "Tôi bảo" mà người chơi vẫn làm theo thì sẽ bị phạt.
2. Bắn tàu:
(giống như trò Bắn tên) Người chơi xếp thành từng toán 3 người và chọn cho nhóm mình một cái tên. Kết tay lại thành một khẩu súng hai nòng (hai người đứng ngoài cùng cầm tay nhau (1 cánh tay). Người đứng ở giữa giơ hai tay của mình về phía trước đưa lên trên hai cánh tay đã nắm lấy của hai người đứng ngoài và sau đó cầm lấy hai cánh tay còn lại của hai người bên ngoài). Lần lượt từng người sẽ hô (mỗi người một chữ): LÁCH - CÁCH - ĐÙNG. Người hô chữ "đùng" sẽ bắn luôn (gọi tên) một đội khác trong vòng tròn. (chú ý: không được bắn ngược lại nhóm vừa kêu tên mình). Tiếng hô phải nhanh, nếu ai hô trật, hoặc một nhóm mà hô cùng lúc hai tên thì sẽ bị loại. 3. Truyền Điện
Địa điểm : tất cả các nơi miễn tạo thành vòng tròn là được Số Lượng : 10 --> 20 thành viên
Thời gian : 20 --> 30 phút
Cách chơi : Nó tương tự trò chơi tìm nhạc trưởng hoặc cảnh sát bắt cướp nhưng chỉ khác 1 chỗ là tẩt cả thành viên cầm tay với nhau. Cũng phải cần có 1 người bị, người đó sẽ ngồi giữa vòng tròn, còn vòng tròn ngoài đếm người mà phân từng bạn làm từng cái chuông, mỗi cái chuông sẽ có từng tiếng reo khác nhau tuỳ theo sự chỉ định của quản trò. Khi cái chuông thứ nhất bắt đầu reng thì sẽ dùng tay của mình truyền điện qua tay người bên cạnh nhưng chỉ được truyền qua 1 bên thôi nhé, và cứ như thế người vừa được truyền điện sẽ truyền tiếp cho người bên cạnh, nên nhớ chỉ có người làm chuông mới có thể truyền ngược lại dòng điện, đó là về người chơi.Còn người ngồi trong vòng tròn các bạn sẽ chú ý đến dòng điện chạy chắc chắn lúc truyền điện từ tay người này sang tay người khác sẽ có sơ hở để các bạn biết được dòng điện nó đang ở hướng nào, các bạn sẽ phải bắt tận tay người vừa truyền điện qua . Ví dụ khi bạn biết hướng dòng điện, bạn có thể bỏ người thứ nhất và người thứ 2 các bạn hãy bắt thì chắc chắn 1 điều người thứ 2 sẽ không bao giờ chối cãi. Và cứ như vậy trò chơi sẽ liên tục người này bị đến người khác bị . Khi nào người làm chuông mà bị bắt, thì người được thế ra sẽ được nhận chức vụ làm chuông. (chuyền điện bằng cách bấm (hoặc bóp chặt) và thả ra liền để cho người bên cạnh mình biết. Tránh: bóp quá mạnh làm đau tay bạn, bấm một cách lộ liễu dễ bị phát hiện)
4. Hột vịt lộn
Địa điểm: ngoài trời hoặc trong nhà miễn sao không gian đủ để tạo một vòng tròn theo số lượng người chơi Cách chơi: : tạo 1 vòng tròn cùng ngồi xuống đất, quản trò sẽ đưa ra 1 số từ cần phải nhớ, HỘT VỊT LỘN, LƯỢM, LUỘC, LỘT, LIẾM, LỦM, (có thể tuỳ theo mức độ chơi mà đưa thêm từ vào, ví dụ trước chữ LỘT đưa thêm các từ: LÈ, LƯỠI....).Quản trò sẽ khởi xướng trước bằng câu: HỘT VỊT LỘN, người chơi bên phải tiếp theo sẽ hô: LƯỢM, và người tiếp theo sẽ hô: LUỘC, cứ như vậy cho đến hết các từ đã đưa ra thì ta quay lại từ đầu....Lưu ý để cho dễ có người thua cuộc(nếu các bạn chơi quá siêu ta tăng tốc độ lên, ắt có người thua 1000đ...Hihi).
5. Bà Ba đi chợ
Bà Ba đi chợ, mua một cối xay, vừa đi vừa xay, vừa xay vừa đi. ( vòng tròn hô theo lời quản trò và làm theo động tác)
Bà Ba đi chợ, mua cái máy may, vừa may vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa đi.
Bà Ba đi chợ, mua một cái cưa, vừa cưa vừa kéo, vừa kéo vừa nhún, vừa nhún vừa xay, vừa xay vừa đi. Bà Ba đi chợ ...
6. Bạn ơi hãy làm
Quản trò: Bạn ơi hãy làm Vòng tròn: Làm như thế nào.
Quản trò: Làm như thế này bạn nhé. (tất cả vòng tròn làm theo động tác mà Quản trò vừa thực hiện) 7. Giặt áo, giặt quần
Vòng tròn chia thành từng cặp, 2 người cầm 4 tay lại và đứng đối diện nhau. Tất cả cùng hô: "Giặt áo giặt quần
Giặt áo giặt quần (tất cả cùng đung đưa tay qua lại) Ta vắt cho khô. (tất cả đong đưa tay cao hơn nữa)
Xoay vòng, xoay vòng (hai người trong mỗi cặp đều vẫn nắm tay nhau, đưa tay lên khỏi đầu và cùng xoay ngửa người lên theo chiều đã định trước 2 vòng - ghi chú: mỗi người tự xoay người tại chỗ chứ không phải là đổi chỗ cho nhau. Nếu làm đúng thì một người sẽ quay người về bên trái và một người sẽ xoay vòng về phía tay phải của mình)
Quản trò có thể cho làm nhiều lần đến khi cả vòng tròn chóng mặt thì thôi. 8. Bắn tên:
Tất cả ngồi thành vòng tròn.
Quản trò (ví dụ tên: A) bắt đầu: Một hai, một hai, A bắn B. Vòng tròn hô: Một hai, một hai
B: B bắn C Vòng tròn: Một hai C: C bắn D Vòng tròn: Một hai ... trò chơi càng lúc càng nhanh.
Chú ý: không được bắn ngược lại người vừa kêu tên mình. 9. Làm chậm sau một động tác:
Quản trò đứng giữa vòng tròn. Tất cả cùng bắt một số bài hát sinh hoạt (nên chọn những bài nhanh, mạnh). Quản trò bắt đầu trước, ví dụ là VỖ TAY (2 cái), lúc đó vòng tròn vẫn đứng yên. Quản trò chuyển sang DẬM CHÂN (2 cái), lúc đó vòng tròn mới bắt đầu thực hiện động tác VỖ TAY. Quản trò tiếp tục chống hai tay lên hông (2 cái), đồng thời vòng tròn sẽ bắt đầu thực hiện động tác thứ hai của Quản trò đó là DẬM CHÂN,... trò chơi cứ thế tiếp diễn theo bài hát, vòng tròn lặp lại các động tác của Quản trò thực hiện, nhưng mà chậm đi một động tác.
Để tăng thêm tính vui nhộn, Quản trò có thể thực hiện những động tác liên tục, và vận động mạnh như Hít đất,... nhưng chú ý, phải thay đổi động tác liên tục (mỗi động tác chỉ thực hiện trong vòng 2 nhịp) và không bị trùng lặp. 10. Cá bơi:
Nguyên tắc: người chơi hô và lặp theo động tác (cánh tay của người quản trò) Quản trò: Nước đâu, nước đâu? (giơ một cánh tay ngang ra trước mặt) Vòng tròn: Nước đây, nước đây.
Quản trò: Cá đâu, cá đâu? (giơ cánh tay còn lại ra, nhưng ở bên dưới cánh tay trước - cá ở dưới nước) Vòng tròn: Cá đây, cá đây.
Quản trò: Cá bơi, cá bơi. (làm động tác uốn éo như cá đang bơi) Vòng tròn: ẻo ẻo ẻo ẻo ẻo...
Quản trò: Chiếu (như là cá đang nhảy ra khỏi mặt nước) (đưa cánh tay ở dưới - cá - lên trên cao, ra khỏi cánh tay còn lại - nước)
Vòng tròn: Chiếu
Quản trò: Bủm (cá rơi trở lại mặt nước) Vòng tròn: Bùm
Bắt: Nước phải có trước cá - Quản trò có thể giơ tay lên - cá - cao dần liên tục, thì vòng tròn phải hô: Chiếu chiếu chiếu - Quản trò có thể đưa tay - cá - xuống đột ngột, nhưng nếu vẫn chưa đưa xuống dưới cánh tay còn lại - nước - thì vòng tròn vẫn chưa được hô: Bủm
11. Chanh chua, cua kẹp:
Người chơi ngồi thành vòng tròn. tay trái xòe ra đặt lên đùi người bên trái, tay phải chụm lại, đặt lên tay trái đang xòe ra của người bên phải mình. Quản trò kể một câu chuyện "vu vơ", nhưng nếu có nói đến hai chữ "cua kẹp" thì người chơi nhanh chóng dùng tay trái chụp lấy tay phải của người bên trái mình và đồng thời rút nhanh tay phải của mình lên để tránh bị người còn lại chụp trúng tay mình.
Chú ý: khi chụp vẫn phải giữ nguyên cánh tay của mình đặt trên đùi người bên cạnh chứ không được chụp với theo khi mà người ta đã nhắc tay lên trước khi mình kịp chup. Quản trò có thể đánh lạc hướng bởi những từ có chữ "cua" như "cua đi chơi, cua đi học,..." để tăng thêm sự hồi hộp cho trò chơi.
12. Muỗi bay:
Quản trò hô: Muỗi bay muỗi bay.
Vòng tròn: vì vu vì vù. (chụm đầu ngón tay phải của mình lên, đưa tay bay qua bay lại) Quản trò: Muỗi đậu lên má người bên phải của mình.
Vòng tròn: (đặt bàn tay phải lên má người bên phải)
Cứ thế tiếp tục Quản trò cho con muỗi đậu "lung tung" lên thân thể của "nạn nhân".
Nếu nghe Quản trò hô "CẮN" thì người "bị cắn" phải nhanh tay "đập" cho trúng vào "con muỗi" đang đậu trên mặt mình (nếu đập không trúng, hậu quả như thế nào thì cứ ráng mà tưởng tượng ).
13. Sóng biển:
Người chơi đứng thành vòng tròn thật sát vào nhau. Sau đó choàng vai nhau kết thành một vòng dây. Quản trò bắt đầu hô: Biển sóng biển sóng.
Vòng tròn: rì rào, rì rào (bắt đầu lắc lư thân mình tại chỗ qua trái qua phải thật nhịp nhàng theo vòng tròn) (lặp lại tiếng hô này thêm một lần nữa)
Quản trò: Biển nhấp nhô, nhấp nhô.
Vòng tròn: Biển nhấp nhô, nhấp nhô (bắt đầu ngồi lên, hụp xuống theo tiếng reo) Quản trò: Biển nghiêng về bên phải.
Vòng tròn: Biển nghiêng về bên phải.
Quản trò: Biển chồm về phía trước - Biển ngã ra phía sau - Biển nghiêng qua bên trái - Nghiêng qua tí nữa... nghiêng qua tí nữa,...
Quản trò: Biển sóng, biển sóng Vòng tròn: Rì rào rì rào.
(trò chơi lúc bắt đầu thì làm chậm, sau tăng tốc lên càng lúc càng nhanh cho đến khi vòng tròn té lăn chiêng bò càng hết cả ra )
14. Bỏ khăn:
Vòng tròn ngồi. Cử một người bị, đi quanh vòng ngoài của vòng tròn, trên tay cầm một chiếc khăn. Nếu người bị đột nhiên cuối xuống, bỏ chiếc khăn xuống vị trí người một thành viên đang ngồi ở trong vòng tròn, thì người đó phải đứng dậy thật nhanh và chạy theo để vổ vào vai người bị (chạy quanh vòng tròn) trước khi người bị kịp chạy về vị trí chiếc khăn. Nếu không đập được thì người kia sẽ phải bị và làm nhiệm vụ đi bỏ khăn thế cho người bị cũ. 15. Tìm nhạc trưởng:
Vòng tròn cử ra một người bị., người đó xoay mặt đi ra một chỗ khuất. Sau đó những người còn lại trong vòng sẽ chọn ra một người làm nhạc trưởng. Khi nghe vòng tròn bắt đầu hát thì người bị sẽ quay lại vòng tròn, để tìm bắt cho được người nhạc trưởng đó. Người nhạc trưởng trong vòng tròn có nhiệm vụ làm những động tác theo nhịp của bài hát, ví dụ như vỗ tay, dậm chân, lắc đầu,... tất cả những thành viên trong vòng tròn khác phải theo dõi và bắt chước theo những thay đổi động tác của người nhạc trưởng, nhưng phải làm đồng bộ, đều đặn, và đừng quá nhìn tập trung vào người nhạc trưởng vì làm như thế người bị rất dễ dàng nhận ra ai là nhạc trưởng trong vòng tròn. 16. Ta là Vua:
Quản trò chỉ bất kỳ vào một người trong vòng và thổi còi, ngay lập tức ngưới đó đưa hai tay lên trời, hô thật to lên "TA LÀ VUA", lúc đó, hai người bên cạnh sẽ biến thành hai cận thần của vị vua kia, đồng thời phải tức khắc hướng về vị vua của mình, chắp tay, cuối đầu sao cho đầu của mình phải thấp hơn vua và hô trả "MUÔN TÂU BỆ HẠ". Nguyên tắc: vua phải hô thật to và nhanh, cận thần của vua lúc nào cũng phải cuối đầu thấp hơn vị vua của mình. Để trò chơi vui nhộn hơn, có lúc vị vua ngồi xuống, hoặc nằm hẳn ra đất thì hai cận thần cũng phải cố làm như thế nào đó cho đầu của mình phải thấp hơn đầu của vua
17. Bội số của Bảy:
Ngồi thành vòng tròn. (Trò này thích hợp chơi với vòng tròn từ 5 cho đến 10 người).
Lần lượt Quản trò đếm số trước (bất kỳ, nhưng mới tập chơi thì nên từ số 1 để làm quen), sau đó người bên cạnh (trái hoặc phải tùy theo quy ước của vòng tròn), sẽ hô số tiếp theo - ví dụ là 2, người thứ ba sẽ hô 3,... cho đến người nào đến số 7, thay vì hô số thì người đó vỗ tay một cái, và vòng tròn sẽ bắt đầu chạy ngược chiều lại, và cứ thế trò chơi tiếp diễn.
Ví dụ:
A hô 1, B-2, C-3, D-4, E-5, F-6, G vỗ tay, F-8, E-9, D-10, C-11, B-12,...
Nguyên tắc: những số tận cùng là 7 (như 7, 17, 27,...) hoặc những số chia hết cho 7 (như 7, 14, 21,...) khi tới lượt ai thì người đó không hô số mà chỉ vỗ tay và vòng tròn chạy theo chiều ngược lại.
Có nghĩa là: A hô 12, B hô 13, C sẽ vỗ tay (vì đến lượt là số 14) - vòng tròn đổi chiều thì - B sẽ hô tiếp là 15, A hô 16...
Lưu ý: nếu ai hô nhầm số, hoặc làm đứt quãng vòng chạy của số thì sẽ bị. Người bị sẽ bị hai người bên cạnh mình đánh vào bàn tay (hoặc hình phạt nào đó do vòng tròn quy định), và nên nhớ rằng, chỉ có người nào bị (vòng tròn dừng chỗ nào) thì người đó mới có quyền hô lại để bắt đầu vòng số mới. Ai bon chen hô "giùm" bị phạt ráng chịu 18. Trí nhớ dai:
Vòng tròn ngồi lại, Quản trò bắt đầu hô tên một thứ (đã thống nhất trước như trong các loại thú, các loại hoa,...) Người bên cạnh sẽ tiếp tục hô lại tên vật mà người thứ nhất đã hô và thêm vào một vật khác cùng chủ đề. Ví dụ: A - chó, B - chó+mèo, C - chó+mèo+gà,...
Phạt: như trò Bội số 7
Lưu ý: nếu ai mà không đọc được đúng hết tên các vật đã được người trước đọc, hoặc đọc không đúng thứ tự, hoặc không kể thêm được tên một con vật nào khác, hoặc kể trùng tên, hoặc chậm chạp làm gián đoạn vòng chạy,... thì sẽ bị bắt phạt. Và người đó được quyền ưu tiên bắt đầu lại một vòng mới.
19. Tàu điện:
Vòng tròn đứng cùng quay lưng về một hướng (để có thể thấy lưng của người bên cạnh của mình), người sau đặt tay lên vai người trước. Quản trò chọn ra một số cặp đứng làm hầm (từng cặp một cầm tay nhau và giơ cao lên trời để đoàn tàu có thể di chuyển nhanh qua "hầm"). Tất cả cùng hát, và đoàn tàu "vòng tròn" nối đuổi nhau chuyển động chun qua hầm. Khi nghe Quản trò thổi còi, tất cả các hầm phải sụp xuống thật lẹ để bắt một toa (hoặc càng nhiều toa tàu càng tốt). Sau 3 lần thổi còi, số ngừoi bị các hầm bắt, và các hầm không hề bắt được một ai hết sẽ bị
ra giữa vòng tròn chịu phạt. 20. Tôi cần:
Quản trò: tôi cần, tôi cần. Vòng tròn: Cần gì, cần gì.
Quản trò - hô lên một mệnh lệnh để cả vòng tròn thực hiện theo. 21. Trồng cây:
Vòng tròn ngồi chồm hổm.
Quản trò ngồi ở giữa vòng tròn và hô (vừa làm động tác theo): Gieo hạt> Vòng tròn: Gieo hạt (và làm theo)
Quản trò: (lần lượt hô) Tưới nước, bón phân, tưới nước,... Vòng tròn hô theo:
Quản trò: Hạt nẩy mầm (đồng thời ngồi xổm cao hơn một tí) Vòng tròn: (làm theo Quản trò)
Quản trò: tưới nước - bón phân - tưới nước,... cây lớn thêm một tí (ngồi xổm cao hơn một tí) - cây lớn lên tí nữa,... Vòng tròn: (làm theo Quản trò)
Đến khi cây cao đến một mức nào đó (chú ý, không được đứng thẳng dậy)
Quản trò: Gió thổi (hoặc Bão tới, hoặc Tưới nước quá liều, Bón phân quá độ,...) - Cây rung rinh, rung rinh - Cây héo (ngồi xuống lại như cũ)
Vòng tròn: (làm theo Quản trò)
22. Người khổng lồ (hoặc bước chân, hoặc mưa rào):
Quản trò bước từng bước chậm rãi quanh vòng tròn, mỗi khi chân Quản trò chạm đất thì Vòng tròn vỗ tay một cái.