Chuột và mèo đứng cách nhau một khoảng cách, sau khi nghe tiếng còi thì mèo bắt đầu đuổi theo bắt chuột. Cả hai chạy zích zắc luồng lạch giữa hàng rào được tạp ra

Một phần của tài liệu Những trò chơi tập thể ppt (Trang 64 - 68)

bởi vòng tròn. Nếu chạy hết được một vòng mà mèo vẫn chưa bắt được chuột thì chuột thắng.

Một số hình phạt trong trò chơi hình tròn 1. Bò bò bò, bò nhúng dấm nhúng dấm nhúng dấm.

Bò bò bò, bò lúc lắc lúc lắc lúc lắc.

(Xếp hai "đàn bò" đối diện nhau và cho tiến lại gần nhau)

2. Nặn tượng. Người bị đứng im tại chỗ, cho người thắng cuộc chơi "nặn" ra thành những bức tượng thật là ngộ nghĩnh, gây cười.

3. Soi gương. Người bị đứng đối diện với người thắng, lặp lại tất cả những động tác mà người thắng đã thực hiện (theo nguyên tắc như lúc mình đang soi một chiếc gương)

4. Đội nghi thức lùn. Tất cả người bị xếp thành hàng để tập nghi thức, nhưng là ngồi xổm để thực hiện. Quy định động tác: Nghỉ (đưa chân phải ra) - Nghiêm (khép chân vào) - Bên trái/phải quay - Dậm chân tại chỗ, dậm - Bước đều, bước.

5. Thụt dầu. Người bị, tay trái cầm tai phải, tay phải cầm tay trái, hai chân tréo lại và ngồi xuống đứng lên 5, 10,... (theo yêu cầu của quản trò) theo tiếng còi.

6. Vòng tròn hát: Một con vịt xòe ra hai cái cánh, nó kêu cạp, cáp cáp cáp, cạp cạp cạp, gặp hồ nước nó bì bà bì bỏm, lúc lên bờ vẫy cái cánh cho khô - Người bị làm theo lời bài nhạc 7. Vòng tròn hát: Con gì kia nó ngồi là ngồi trong hốc, nó đưa cái lưng ra ngoài đó là con cóc, con cóc nó ngồi trong hốc, nó đưa cái lưng ra ngoài đó là cóc con - Người bị xếp thành một hàng dọc và bắt đầu nhảy cóc cho đến hết bài hát.

8. Viết thư tình. Quản trò cố nghĩ ra thật nhanh một đoạn thư tình thật là "ướt át". Người bị xếp thành hàng ngang, ngồi xổm để làm những DẤU CHẤM CÂU. (khi nghe đến đoạn nào có sử dụng dấu, người bị phải thực hiện động tác theo dấu đó)

Quản trò: Ngày dài, (phẩy) tháng nhớ, (phẩy) năm thương tiếc... (chấm chấm chấm)

Quy định: dấu chấm (.) - nhún mông một cái * dấu phẩy (,) - lắc mông một cái * dấu chấm phẩy ( - nhún mông rồi lắc mông * dấu hỏi (?) - đứng dậy lắc mông rồi ngồi xuống * dấu chấm than (!) - nhảy lên một cái * dấu hai chấm ( - nhún mông hai cái * dấu ba chấm (...) - nhún mông ba cái * dấu gạch ngang (-) - nhảy qua một bên * gạch đít - nhảy qua một bên và lắc mông...

9. Remote Control. Người bị xếp thành hàng ngang, ngồi xổm. Quản trò đứng trước mặt hàng ngang đó và đưa một tay ra (các ngón tay khác nắm lại, chỉ mở ngón cái ra mà thôi - kiểu như khi ta nói Number One í mà). Tất cả người bị nhìn theo ngón trỏ của Quản trò.

Nếu ngón trỏ ngã về hướng nào thì người bị phải nghiêng theo về hướng đó. Nếu ngón trỏ xoay vòng tròn, thì người bị cũng phải xoay theo. Khi ngón trỏ đưa lên trời càng lúc càng cao thì người bị phải đứng từ từ dậy. Khi ngón trỏ gập xuống, gập lên liên tục thì người bị phải nhún người liên tục,...

10. Lượm giày. Người bị xếp thành từng cặp, đứng thẳng và dựa thật sát lưng vào nhau.

Dưới mũi chân mỗi người để một chiếc giày (hoặc dép), Quản trò thổi còi, người bị phải thật nhanh cuối người xuống, lượm lấy chiếc dép và chạy về vị trí cũ (trong vòng tròn) của mình. Nếu ai chậm chân hơn thì ... ráng ở lại để bị phạt thêm trò khác.

11. Bà Ba đi chợ. Quản trò đi quanh (phía trong) vòng tròn, vừa đi vừa hô những vật "bà Ba" muốn mua. Người bị lần lượt xếp thành hàng dọc đi phía sau lưng "bà Ba", vừa đi vừa thể hiện những động tác (đồ vật) mà "bà Ba" vừa mua. Ví dụ: cái chày, máy may, cái cưa,...

II/ TRề CHƠI TRONG PHềNG.

1- Phản xạ nhanh

- Xin mời (xin mời làm, không mời không làm..) - Vỗ tay chẵn – lẽ (Số chẵn vỗ tay, lẽ không vỗ…)

- Ba – Má – Tôi (Ba trên đầu – Má lên má – Tôi giửa ngực..) - Thò thụt – Dài ngắn (Thò tay cao – Thụt tay thấp..)

- Cắc – cụp (Nói ngực..) - Nụ – Nở – Tàn (Cánh tay…) 2 - Có - Không ?

* Mục đích: tạo vui nhộn, hồi hộp

* Số lượng: không hạn chế

* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời

* Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn …

Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai) mà thôi.

Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh? …

Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế.

Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được

3- Bà Ba buồn Bà Bảy

* Mục đích: tạo vui nhộn

* Địa điểm: trong phòng

* Ban tổ chức: 1 quản trò

* Số lượng: 2 đội mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy.

Cách chơi: Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ – tính từ …) có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia.

Thí dụ:

+ Bà ba buồn bà bảy + Bà bảy bắn bà ba

Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp.

Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua

** Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói 4 - Tai đây - mũi này

* Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh

* Địa điểm: trong phòng, trên xe

* Số lượng: 50 người, không chia đội

* Thời gian: 20 phút

* Ban tổ chức: 1 người nhanh nhẹn, hài hước

Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái

** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi

người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt

Một phần của tài liệu Những trò chơi tập thể ppt (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w