Hệ Điều Hành là một tập hợp các phần mềm của hệ thống điều khiển mọi hoạt động của máy tính và tạo môi trường giao diện giữa người sử dụng và máy tính, chúng ta hiểu biết và nắm vững ngu
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Máy tính điện tử ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XX, Nó tồn tại
và phát triển song song với sự phát triển của kỹ thuật điện tử, các thế hệ máytính về sau được cải tiến ngày một tinh vi hơn, có tốc độ xử lí nhanh hơn, kích thước nhỏ gọn hơn, tiêu tốn ít năng lượng hơn và đã làm nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực xử lý, tính toán, điều khiển tự động… Như vậy cần phải có một chương trình phần mềm đảm bảo việc giải quyết các vấn đề nói trên Đó chính là các hệ điều hành máy tính
Hệ Điều Hành là một tập hợp các phần mềm của hệ thống điều khiển mọi hoạt động của máy tính và tạo môi trường giao diện giữa người sử dụng
và máy tính, chúng ta hiểu biết và nắm vững nguyên lý hoạt động của hệ điều hành để từ đó có thể khai thác, nắm bắt được những nguyên lý cơ bản
và nguyên tắc làm việc tốt của một hệ điều hành máy tính tổng quát, từ đó
để làm việc tốt với các hệ điều hành cụ thể trên thực tế, hiểu và xử lí được các vấn đề xảy ra trong hệ thống
Cho đến nay đã có rất nhiều các Hệ Điều Hành được đưa vào sử dụng như HĐH Windows98, Windows 2000, Winxp…nhưng việc tự xây dựng cho mình những phần mềm thương hiệu Việt Nam đang trở nên một vấn đề cấp bách.Trước tình hình đó người ta đã xây dựng nên các Phần mềm mã nguồn mở, nó được xem là một giải pháp hữu hiệu nhất ở nước ta hiện nay
vì một mặt có chi phí rẻ hơn so với các phần mềm truyền thống, mặt khác rất
dễ nâng cấp, cải tiến (do cung cấp mã nguồn kèm theo)
Từ vai trò,và từ nhu cầu thực tế không thể thiếu của hệ điều hành trong
hệ thống máy tính, trên nguyên tắc hiểu biết, nắm vững nguyên lý hoạt động,các giai đọan phát triển, các vấn đề phát sinh khi sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở như thế nào? chúng em quyết định tìm hiểu và phân tíchHệ Điều
Hành Linux
Đề tài bao gồm các phần như sau
Phần I: Mở Đầu Phần II: Nội Dung Phần III: Cài Đặt Kết luận và Hướng phát triển Tài liệu tham khảo
Mục lục
Trang 2Tuy đã rất cố gắng học hỏi dựa trên kiến thức đã học và thực tế sửdụng nhưng do khả năng và thời gian có hạn nên cuốn báo cáo của chúng
em không thể tránh khỏi những thiếu sót Chúng em kính mong quý Thầy côcùng bạn bè thông cảm và góp ý để chúng em kịp thời lấp kín những lỗhổng kiến thức và chương trình đạt hiệu quả cao hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Thúy Vinh, cácthầy cô giáo khoa Công Nghệ Thông Tin,các bạn trong và ngoài lớp đã hếtlòng chỉ bảo để chúng em hoàn thành đề tài này
Vinh, Ngày 07 tháng 11 năm 2009
Nhóm Sinh viên thực hiện Đặng Trung Kỳ Bùi Nhật Lê
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Trang 3Phần I Mở Đầu
I Lý Do Chọn Đề Tài
Thường ngày chúng ta đã quá quen với hệ điều hành Windows cũng như quá quen lập trình trên hệ điều hành này Windows có thể nói là một HệĐiều Hành khá "hoàn hảo", dễ sử dụng, với rất nhiều tiện ích đáp ứng gần như mọi yêu cầu của người dùng Vậy thì tại sao chúng ta lại phải tìm đến
một Hệ Điều Hành mới như Linux ? Điều đó liệu có thực sự cần thiết không
? Nhất là đối với sinh viên như chúng ta,những người mới chập chững bước vào con đường làm tin học ? Câu trả lời là CÓ bỡi vì:
* Vấn đề bản quyền
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay thì đây là một vấn đề nổi cộm Ở Việt Nam, vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm là rất phổ biến (nước ta dẫn đầu thế giới về số lượng phần mềm dùng không có bản quyền).Tuy nhiên, theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc, trong những năm tới nếu Việt Nam không có biện pháp giải quyết vấn đề này thì sẽ khó lòng gia nhập vào WTO, thậm chí sẽ có thể bị trả đũa quyết liệt trong các quan hệ kinh tế thương mại với các nước.Nếu tình trạng đánh cắp bản quyền phần mềm của Việt Nam là 100 triệu USD mỗi năm thị sẽ có một lượng hàng hóa có giá trị tương đương không bán được ở Mỹ và các nước phát triển khác ( vụ kiện cá Tra- cá Basa là một thí dụ) Và như vậy người thiệt hại đầu tiên sẽ chính là người lao động Việt Nam
Trước tình hình đó, việc tự xây dựng cho mình những phần mềm thương hiệu Việt Nam đang trở nên một vấn đề cấp bách Phần mềm mã nguồn mở được xem là một giải pháp hữu hiệu nhất cho bài toán bản quyền
ở nước ta hiện nay Phần mềm mã nguồn mở một mặt có chi phí rẻ hơn so với các phần mềm truyền thống, mặt khác rất dễ nâng cấp, cải tiến (do cung cấp mã nguồn kèm theo) Chính vì thế, phát triển phần mềm mã nguồn mở chúng ta có thể tận dụng được những công nghệ tiên tiến có sẵn trên thế giới, cải tiến cho phù hợp với người Việt Nam, tiết kiệm được rất nhiều công
Trang 4sức so với việc phát triển từ đầu Linux là một HĐH mã nguồn mở như
vậy!!!
II Mục Đích Của Đề Tài
Windows ngày càng đòi hỏi nhiều sức mạnh phần cứng sau mỗi phiênbản (95, 98, 2000, Me, XP, etc.) Nếu bạn muốn dùng Windows, bạn cầnnâng cấp máy tính thường xuyên Nhưng chúng tôi thấy đó là một sự lãngphí Dĩ nhiên, nhiều người rất cần tốc độ cao cho công việc của họ Nhưngvới hầu hết mọi người, lướt web, đọc và trả lời thư diện tử, soạn thảo vănbản và xử lý bảng tính; không có lí do gì để nâng cấp máy mỗi 2 đến 3 năm
cả Lí do gì khiến máy tính của bạn không làm được những gì bạn cần so vớihồi bạn mới mua máy 5 năm về trước ?
Linux chạy hoàn toàn tốt trên các máy tính cũ, trong khi Windows XP
có thể không cài được, hoặc bạn phải đợi 20 giây sau mỗi click chuột Dĩ
nhiên, Linux không thể biến máy tính 12 năm tuổi của bạn chạy nhanh như
máy mới, nhưng nó sẽ chạy rất tốt và cho phép bạn làm những công việchàng ngày một cách hiệu quả Chính chiếc máy tính đang chạy Website nàykhá cũ
III Linux và vấn đề học tập trong sinh viên chúng ta
Thực tế, việc tìm hiểu và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở nói
chung và Linux nói riêng đem lại cho sinh viên rất nhiều lợi ích
Bỏ qua những giá trị về kinh tế, việc tìm hiểu Linux trước hết đem lại
cho chúng ta một cái hình rộng hơn về tin học Bạn không còn chỉ bị bó buộc trong Windows và việc viết các phần mềm trong Windows VD: Học
Linux khiến bạn hiểu rõ hơn thế nào là Cấu trúc file : Trong Linux không
dùng hệ thống định vị file FAT thường thấy trong Dos hay Win mà dùng ext2, từ đó đó bạn hiểu thêm về cách tổ chức thông tin trên đĩa Từ chỗ có
Trang 5một cái nhìn rộng hơn, bạn sẽ hiểu sâu hơn và ngay cả việc phát triển các ứng dụng trên Windows cũng sẽ có hiệu quả hơn
Linux và các phần mềm mã nguồn mở cung cấp cho bạn mã nguồn
của chương trình Rất nhiều trong số các chương trình này được viết bởi những lập trình viên nhiều kinh nghiêm và đã được cộng đồng mã nguồn mởtrên toàn thế giới kiểm thử Vì thế mã của các chương trình này chứa đựng một lượng khối kiến thức rất tinh túy hoàn toàn đáng để bạn có thể học hỏi Mặt khác những tài liệu về các phần mềm mã nguồn mở thường rất sẵn, chi tiết và được cập nhật thường xuyên(có thể tham khảo www.tldp.org)
Không hề có những "bí mật công nghệ " trong các sản phẩm mã nguồn mở Những thắc mắc của bạn cũng có thể được giải đáp nhanh chóng thông qua các forum của các nhóm phát triển mã nguồn mở.Vì vậy, theo chúng tôi, đốivới sinh viên ( nhất là sinh viên Việt Nam) học tập và nghiên cứu các phần mềm mã nguồn mở là một trong những cách tốt nhất để nâng cao kiến thức cho mình
IV Những ưu điểm kỹ thuật nổi bật của Linux
Kinh tế, đó là một đặc điểm không thể bỏ qua của Linux (ít nhất là đối với nước ta hiện nay) Tuy nhiên đối với Linux đó vẫn chưa là tất cả Hệ
Điều Hành này còn rất nhiều ưu điểm khác mà không một hệ điều hành nào
có Chính những đặc điểmnày mới là nguyên nhân khiến cho Linux ngày
càng trở nên phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả ở trên thế giới
* Linh hoạt, uyển chuyển :
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, Linux là một HĐH mã nguồn mở
nên bạn có thể tùy ý sửa chữa theo như mình thích.(miễn là bạn có đủ kiến
thức!!!) Bạn có thể chỉnh sửa Linux và các ứng dụng trên đó sao cho phù
hợp với mình nhất Việc Việt hóa Windows được xem là không thể nếu như
bạn không có sự đồng ý và hỗ trợ của Microsoft Tuy nhiên với Linux thì
bạn có thể làm được điều này một cách đơn giản hơn.( tham khảo thêm Sản
phẩm Việtkey Linux đã đoạt giải nhất TTVN 2002) Mặt khác do Linux
được một cộng đồng rất lớn những người làm phần mềm cùng phát triển trêncác môi trường, hoàn cảnh khác nhau nên tìm một phiên bản phù hợp với yêu cầu của bạn sẽ không phải là một vấn đề quá khó khăn
Trang 6Tính linh hoạt của Linux còn được thể hiện ở chỗ nó tương thích được với rất nhiều môi trường Hiện tại, ngoài Linux dành cho server,máy tính để bàn nhân Linux (Linux kernel) còn được nhúng vào các thiết bị điều khiển như máy tính palm, robot Phạm vi ứng dụng của Linux được
xem là rất rộng rãi
* Độ an toàn cao :
Trước hết, trong Linux có một cơ cấu phân quyền hết sức rõ ràng Chỉ
có "root"( người dùng tối cao) mới có quyền cài đặt và thay đổi hệ thống
Ngoài ra Linux cũng có cơ chế để một người dùng bình thường có thể
chuyển tạm thời chuyển sang quyền "root" để thực hiện một số thao tác Điều này giúp cho hệ thống có thể chạy ổn định và tránh phải những sai sót dẫn đến đổ vỡ hệ thống Trong những phiên bản Windows gần đây, cơ chế
phân quyền này cũng đã bước đầu được áp dụng, nhưng so với Linux thì
là nhỏ nhất vì nó liên quan đến an ninh của cả một quốc gia.Và một lần nữa
các phần mềm mã nguồn mở nói chung và Linux nói riêng lại là sự lựa chọn
số 1 TrongLinux mọi thứ đều công khai, người quản trị có thể tìm hiểu tới
mọi ngõ ngách của hệ điều hành Điều đó cũng có nghĩa là độ an toàn được nâng cao
* Thích hợp cho quản trị mạng
Trang 7Được thiết kế ngay từ đầu cho chế độ đa người dùng, Linux được
xem là một hệ điều hành mạng rất giá trị Nếu như Windows tỏ ra là một Hệ
Điều Hành thích hợp với máy tính Desktop thì Linux lại là hệ điều hành thống trị đối với các Server Đó là do Linux có rất nhiều ưu điểm thỏa mãn
đòi hỏi của một hệ điều hành mạng: tính bảo mật cao, chạy ổn định, các cơ chế chia sẻ tài nguyên tốt Giao thức TCP/IP mà chúng ta vẫn thấy ngày
nay chính là một giao thức truyền tin của Linux (sau này mới được đưa vào
Windows)
* Chạy thống nhất trên các hệ thống phần cứng :
Dù cho có rất nhiều phiên bản Linux được các nhà phân phối khác
nhau ban hành nhưng nhìn chung đều chạy khá ổn định trên mọi thiết bị phần cứng, từ Intel 486 đến những máy Pentium mới nhất, từ những máy có dung lượng RAM chỉ 4MB đến những máy có cấu hình cực mạnh (tất nhiên
là tốc độ sẽ khác nhau nhưng về nguyên tắc vẫn có thể chạy được) Nguyên
nhân là Linux được rất nhiều lập trình viên ở nhiều môi trường khác nhau
cùng phát triển (không như Windows chỉ do Microsoft phát triển) và bạn sẽ bắt gặp nhiều người có "cùng cảnh ngộ" như mình và dễ dàng tìm được các driver tương ứng với thiết bị của mình Tính chất này hoàn toàn trái ngược với Windows Mỗi khi có một phiên bản Windows mới ra đời thì bao giờ kèm theo đó cũng là một cơn khát về phần cứng vì Hệ Điều Hành mới thường không hỗ trợ các thiết bị quá cũ
V Một vài nhược điểm cố hữu của Linux
Dù cho hiện nay Linux đang có tốc độ phát triển nhanh hơn hẳn Windows nhưng khách quan mà nói so với Windows, Linux vẫn chưa thể đến với người sử dụng cuối Đó là do Linux vẫn còn có những nhược điểm
cố hữu
* Đòi hỏi người dùng phải thành thạo
Trước kia việc sử dụng và cấu hình Linux được xem là một công
việc chỉ dành cho những chuyên gia.Hầu như mọi công việc đều thực hiện trên các dòng lệnh và phải cấu hình nhờ sửa trực tiếp các file Mặc dù trong
những phiên bản gần đây, các Hệ Điều Hành Linux đã có những cải tiến đáng kể, nhưng so với Windows tính thân thiện của Linux vẫn còn là một vấn đề lớn Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến Linux mặc
Trang 8dù có rất nhiều đặc tính kỹ thuật tốt nhưng vẫn chưa đến được với người dùng cuối
* Tính tiêu chuẩn hóa:
Linux được phát hành miễn phí nên bất cứ ai cũng có thể tự mình đóng gói, phân phối theo những cách riêng Hiện tại có khá nhiều bản Linux
phát triển từ một nhân ban đầu cùng tồn tại như: RedHat, SuSE, Knoppix Người dùng phải tự so sánh xem bản nào là phù hợp với mình Điều này có thể gây khó khăn cho người dùng, nhất là những người còn có kiến thức về tin học hạn chế
* Số lượng các ứng dụng chất lượng cao trên Linux còn hạn chế.
Mặc dù Windows có sản phẩm nào thì Linux cũng gần như có phần
mềm tương tự.(VD: OpenOffice trên Linux tương tự như MSOffice, hay GIMP tương tự như Photoshopv v ) Tuy nhiên chất lượng những sản phẩm này là chưa thể so sánh được với các sản phẩm viết cho Windows
* Một số nhà sản xuất phần cứng không có driver hỗ trợ Linux.
Do hiện nay Linux chưa phổ biến bằng Windows nên nhiều nhà sản xuất không hỗ trợ các driver chạy trên Linux Tuy nhiên bạn vẫn có thể tìm
thấy các driver này do ai đó trong cộng đồng mã nguồn mở viết
Linux có một số nhược điểm mang tính cố hữu như vậy nhưng bạn vẫn có
thể chạy được một số chương trình Windows trên nên Linux thông qua chương trình WINE.( một chương trình giả lập để chạy các ứng dụng
Windows trên Linux) Do đó bạn có thể tận dụng được các ưu điểm của Windows lẫn Linux Ngoài ra bạn vẫn có thể cài đặt song song Linux và Windows trên cùng một máy tính cá nhân, như bạn vẫn thường cài chung WinXP và Win98.(chú ý là do hệ thống file khác nhau nên một số file của Linux, Windows không đọc được) Như vậy cũng có nghĩa là các nhược
điểm của Linux cũng đã phần nào được giải quyết
Trang 9VI Kết luận
Trên cơ sở nhìn nhận một cách khách quan các ưu nhược điểm của HĐH
Linux cũng như xem xét xu hướng phát triển tin học ở nước ta có thể thấy:
Đối với người dùng thông thường việc chuyển từ Windows sang Linux trongngày một ngày hai là chưa thể Tuy nhiên đối với những người làm tin học,
đặc biệt là đối với sinh viên chúng ta, việc tìm hiểu và nghiên cứu Linux và
phần mềm mã nguồn mở là một điều kiện rất tốt để nâng cao hiểu biết của
mình Linux dẫu sao vẫn là một hệ điều hành rất có giá trị: chi phí thấp, linh
hoạt, ổn đinh, và bảo mật cao Bản thân chúng tôi tin rằng, trong một tương
lai gần, Linux sẽ dần dần trở thành một trong những hệ điều hành hàng đầu
trên thế giới
Phần II Nội Dung
Trang 10I Lich Sử Linux
Vào năm 1991, Linus Torvald, chàng sinh viên năm 2 trường đại học
Helsinki, Phần Lan, thoạt đầu chỉ với ý nghĩ là vui đùa đã có ý tưởng là phát triển một hệ điều hành cho phép mọi người có thể cùng tham gia phát triển chung với mình (Chúng tôi nghĩ anh chàng này ban đầu có ý muốn lật đổ Microsoft, nhưng sức mình thì không nổi nên đã rất thông minh nghĩ đến việc cộng tác cùng với cộng đồng thề giới và để làm được điều đó, anh đã công bố mã nguồn của mình cho mọi người và mong muốn mọi người có thểđóng góp ý kiến, phát hiện lỗi và phát triển nó ngày càng tốt hơn) Công việcđơn giản nhưng đã làm nên điều kì diệu, vào năm đó cộng động lập trình viên trên thế giới trên hệ thống mạng thông tin newsnet đã nhận được
một thông điệp từ Linus Torvald như sau :”Hiện nay tui đang phát triển 1 hệ điều hành mô phỏng nền Unix cho phép mọi người có thể sửa đổi riêng theo
ý mình, chỉ với ý thích cá nhân, chứ không vì mục đích sinh lợi, tôi sẽ rất biết ơn cho mọi sự đóng góp và góp ý của mọi người” Và cứ như thế hàng ngàn hàng ngàn đóng góp, phát hiện lỗi từ cộng động thế giới được gửi tới
để hoàn thiện hệ điều hành Sau khi Linux đã tương đối khá hoàn chỉnh với version đầu tiên, Linux vì để bảo đảm rằng sản phẩm này sẽ free đến cho tất
cả mọi người nên đã đăng kí bản quyền cho Linux (có quyền phân phối và
sử dụng nhưng không được sữa đổi) và đã đặt sản phẩm của mình dưới điều khoản GPL (là 1 điều khoản nhằm bảo đảm và ràng buộc mọi người khi sử dụng 1 phần mềm free để phát triển sản phẩm riêng cho mình thì sản phẩm
đó cũng phải free và mã nguồn sẽ được cung cấp cho mọi người)
Trang 11Linus Torvald (tác giả của hệ điều hành Linux)
II Khái Niệm Linux
Linux là phần nhân, phần lõi (kernel) của hệ điều hành -> Hệ điều hành là gì ? thì các bạn có thể lấy Windows 98, 2000 của Microsoft làm một ví dụ Hệ điều hành về bản chất cũng là một phần mềm trên máy tính, nhưng ở cấp độ hệ thống, quản lý bộ nhớ và việc thực hiện các chương trình,quản lý các thiết bị của máy tính và cung cấp một số dịch vụ và phần mềm
cơ bản cho máy tính, các bạn có thể hình dung rằng là nếu không có một hệ điều hành thì bạn chẳng thể làm được gì với máy tính, không thể viết
chương trình được, chẳng thể chạy được nốt các phần mềm ứng dụng như Word, Photoshop vv và tức nhiên là các game nữa và phần nhân phần lõi của hệ điều hành là phần chính yếu để:
- Quản lý bộ nhớ (các chương trình khi chạy cần được cung cấp bộ nhớ
để thực thi và việc quản lý bộ nhớ nhằm tránh các chương trình tranh giành vùng nhớ lẫn nhau, và thực hiện một cách có trật tự và pháp luật)
- Quản lý các thiết bị (nếu bạn từng lập trình thì khi bạn muốn in ra một string trên màn hình thì chỉ dùng đơn giản cái hàm printf của C, thực chất công việc in ra màn hình rất phức tạp thế nhưng phần nhân đó đã làm hết mọi việc giùm bạn và bạn chỉ có đơn giản là gọi hàm printf để làm công việc đó)
Trang 12- Quản lý files, lưu trữ là một công việc quan trọng và phần nhân đã đơn giản hóa phần này bằng việc tổ chức nó thành các file khác nhau, một đọan văn bản lưu dưới một file, một đọan film lưu dưới một file v.v Thế nhưng phần nhân thiếu đi các dịch vụ căn bản và các phần mềm ứng dụng.
Biểu Tượng Linux
III Một số Lệnh Linux
Sau khi bạn đăng nhập, các lệnh 'ls' (dùng để xem nội dung một thư mục) và 'cd' (thay đổi thư mục) sẽ rất có ích Nhưng phải làm gì nếu bạn cần
trợ giúp Lệnh yêu cầu trợ giúp trong Linux là 'man' (viết tắt từ chữ
manual) Phần lớn các lệnh trong Linux đều có một trang hướng dẫn sử
dụng tương ứng Những lệnh này được xác định trong một biến môi trường (giống như biến của DOS) - trong trường hợp này được gọi là $MANPATH (lưu ý rằng Linux phân biệt chữ thường và chữ hoa) Khi bạn cần có hướng dẫn về một lệnh nào đó, chẳng hạn như lệnh 'ls', hãy gõ:
man ls
tại dòng lệnh của Linux
Để nắm bắt được vấn đề, nhấn phím spacebar khi xuất hiện dòng chữ tại cuối màn hình
-more-Bạn cũng có thể xem hướng dẫn bằng cách tham khảo nội dung trong thư mục /usr/doc
Trang 131 Thoát khỏi Linux
Chỉ người dùng là root mới có thể thoát khỏi (shut down) Linux Giống như
Windows, bạn không được tắt máy tính để thoát khỏi hệ điều hành (HĐH) bởi làm như vậy bạn sẽ bị mất dữ liệu nằm trong bộ nhớ nhưng chưa được ghi lên đĩa cứng, và có thể gây hư hại các tập tin hệ thống Những người dùng, kể cả bạn, đang truy cập tới máy này để lấy dữ liệu (chẳng hạn như thông qua mạng) sẽ bị ngắt khỏi kết nối Đáng ngạc nhiên là quá trình
shutdown và tuỳ chọn restart trong Linux dễ dàng và nhanh hơn Windows.
Bạn thực hiện shutdown Linux bằng lệnh 'halt' hay 'shutdown' và khởi động lại bằng lệnh 'reboot' Nhưng nhớ chỉ làm như vậy khi bạn là người dùng hệ thốngđơn Sau này chúng ta sẽ bàn tới trách nhiệm của người quản trị hệ thống khi thực hiện shutdown máy
2 Làm việc với tập tin và thư mục
Các lệnh này rất giống lệnh tương ứng trong DOS bởi thực chất, DOS lặp lại
ý tưởng của Unix Tuy nhiên, sự khác biệt cơ bản là bạn phải gõ:
mkdir <tên thư mục>
thay vì chỉ đơn thuần 'md' Tương tự, lệnh để xóa thư mục là 'rmdir'
Lệnh xóa tập tin trong Unix được xác định rất rõ ràng và không thể đảo
ngược lại được Nhưng điều này không hẳn như vậy trong Linux, bởi phần lớn các nhà cung cấp Linux đều sử dụng dấu phòng hộ (life-saving alias - có
nghĩa là đánh dấu những tập tin bị xóa, chỉ khi người dùng ra lệnh xóa hẳn
thì Hệ Điều Hành mới thực sự xóa) Linux sẽ hỏi là bạn có chắc chắn muốn xóa tập tin hay không trước khi loại bỏ hẳn nó Một khi đã xóa, Linux
không cung cấp khả năng hồi phục lại, tập tin mất hoàn toàn
Nếu cần copy tập tin, bạn gõ:
cp <filename1> <filename2>
Trang 14Các hệ Unix truyền thống sẽ ghi đè lên tập tin hiện hữu cùng tên mà không hỏi lại, nhưng Linux lại đưa ra tham số 'cp -i' để yêu cầu bạn xác nhận lại tác
vụ trước khi thực hiện ghi đè
Lệnh chuyển (move) và đổi tên (rename) tập tin là mv Bạn có thể chuyển một tập tin sang thư mục khác, đồng thời đổi tên tập tin đó, gõ:
mv <filename1> <filename2>
Bạn cũng có thể biết được máy tính của mình hoạt động như thế nào bằng cách gõ lệnh 'ps' tại dấu nhắc hệ thống Thao tác này cho bạn biết những gì đang chạy trên máy của bạn
Khi muốn biết có bao nhiêu khoảng trống còn lại trên đĩa cứng, bạn gõ 'df' Lệnh 'du' báo cho bạn biết kích thước chiếm dụng bởi các tập tin trong thư mục hiện hành
Để hiển thị nội dung một tập tin, bạn gõ:
Trang 15tiếp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chương trình này
Nhìn "bề nổi" thì cấu trúc và cách tổ chức file của Linux cũng không khác
DOS/Windows và các Hệ điều hành khác là mấy Chỉ có một điểm khác biệtlớn mà bạn cần phải chú ý là cấu trúc thư mục của Linux KHÔNG phân chiathành các ổ đĩa
3 Làm quen với cấu trúc file của Linux
Nhìn "bề nổi" thì cấu trúc và cách tổ chức file của Linux cũng không
khác DOS/Windows và các Hệ điều hành khác là mấy Chỉ có một điểm khác biệt lớn mà bạn cần phải chú ý là cấu trúc thư mục của Linux KHÔNG phân chia thành các ổ đĩa Cho dù bạn có bao nhiêu ổ đĩa thì tất cả đều bắt
đầu từ một thư mục gốc có tên là / Sau đó là đi vào các thư mục con, mỗi ổ
đĩa của bạn sẽ được "map" (ánh xạ) vào một thư mục con riêng biệt (thư
mục nào thì còn tuỳ vào phiên bản của Linux và cũng tuỳ bạn qui định).
Thêm 3 điểm khác biệt nhỏ nữa mà bạn cần phải để ý là:
- Trong đường dẫn của Linux, các thư mục được phân cách nhan bằng ký
hiệu / (trong khi với DOS/Windows là ký hiệu \);
- Và các tham số của lệnh trong Linux được bắt đầu bằng dấu trừ (-) (VD: ls
-l) trong khi với DOS/Windows là ký hiệu / (VD: dir /a); các tham số của Linux có thể được dùng kết hợp với nhau (VD: ls -al, ls -ls )
- Cuối cùng, Linux khác với Windows ở chỗ Linux phân biệt chữ hoa và
chữ thường, trong Linux abc và Abc là khác nhau
4 Một số phím và tổ hợp phím bạn cần biết
Ctrl-C: bạn hãy nhớ kỹ tổ hợp phím này Trong trường hợp bạn cảm thấy
"có cái gì đó bất ổn" xảy ra, hay là chương trình bạn chạy không chịu dừng thì bạn hãy thử nhấn tổ hợp phím này 99% chương trình của Linux chạy trên chế độ text đều có thể được/bị kết thúc bằng tổ hợp phím này
Ctrl-Alt-Del: tương tự như trong DOS Tổ hợp phím này sẽ khởi động lại
máy tính
Trang 16Ctrl-D: khi một chương trình yêu cầu bạn nhập dữ liệu từ bàn phím, bạn có
thể nhấn tổ hợp phín này để báo cho chương trình biết là quá trình nhập dữ liệu đã kết thúc Tổ hợp phím này sẽ gởi tín hiệu EOF (End Of File) đến chương trình Nếu nhấn Ctrl-D mà không thấy "xi nhê", bạn thử gõ vào EOF (ba chữ cái E, O và F) rồi nhấn Enter (phím Enter)
ESC: đây là phím Esc ở góc trái, phía trên của bàn phìm, trước khi nhấn
Ctrl-C để kết thúc chương trình, bạn hãy thử nhấn ESC trước xem sao
ENTER: đây là phím Enter trên bàn phím, chắc là tôi khỏi phải giới thiệu về
chức năng của phím này nữa chứ nhỉ?
5 Một số lệnh căn bản của Linux
Các lệnh được trình bày sau đây chúng tôi sẽ cố gắng so sánh nó với một lệnh tương tự trong DOS để nếu như bạn đã biết qua các lệnh của DOS rồi thì sẽ dễ hiểu hơn Còn nếu bạn chưa từng biết qua các lệnh của DOS? Cũngkhông sao, bạn sẽ biết được thêm cùng 1 lúc các lệnh của Linux và DOS Chú ý, đây là các lệnh trong chế độ text và được gõ từ bàn phím Các lệnh phải được gõ chính xác (vì Linux phân biệt giữ chữ hoa và chữ thường!) Và
dĩ nhiên là sau khi gõ xong một lệnh thì bạn đừng quên nhấn Enter để Linux bắt đầu thực hiện lệnh đó! Lưu ý thêm lànhững gì chúng tôi ghi giữa 2 ngoặc nhọn (< và >) là bắt buộc phải có, giữa hai ngoặc vuông ([ và ]) là tuỳ chọn (không bắt buộc)
Đây có lẽ là lệnh mà bạn cần phải nhớ kỹ (đừng bao giờ quên!) Lệnh này tương tự như lệnh Help trong DOS Man sẽ hiển thị các thông tin chi tiết về cộng dụng, cách dùng và cú pháp của một lệnh khác (dĩ nhiên là các thông tin đều bằng tiếng Anh)
Trang 17đó gõ tiếp ký tự q Nếu không thành công, bạn hãy nhấn phím ESC và thử lại lần nữa Bạn cũng có thể nhấn Ctrl-C để thoát khỏi man.
-ls lệnh này tương tự như lệnh dir trong DOS Ls sẽ liệt kê danh sách tất cả các file và thư mục nằm trong một thư mục mà bạn chỉ định
Cú pháp chung: ls [tham_số] [thư_mục]
Nếu như bạn cung cấp phần thư_mục thì ls sẽ liệt kê các file trong thư mục hiện tại
Ví dụ:
ls
ls –a
ls –al /usr
Một số tham số của ls như sau:
-a: liệt kê tất cả các file, kể cả file ẩn, là những file mà tên bắt đầu bằng dấu chấm (.)
-A: liệt kê tất cả các file, kể cả file ẩn, nhưng không liệt kê và , đây tên của thư mục hiện tại và thư mục cha trong Linux
-l: liệt kê chi tiết về file (bao gồm các thông tin như thời gian tạo, kích thước, thuộc tính )
Bạn hãy tự mình tìm hiểu thêm về các tham số khác của ls nhé! (dùng man ls) Và đừng quên dùng man cho các lệnh tiếp theo
Trang 18Nếu bạn không cung cấp tên_thư_mục thì cd sẽ đưa bạn về thư mục “tổ ấm” (home directory) của bạn Trong Linux, mỗi người sử dụng đều có một home directory Nếu username của bạn là nbthanh thì home directory của bạn sẽ là /usr/nbthanh Riêng account root sẽ có home directory là /root.
Trang 19Lưu ý: bạn chỉ có thể xoá được thư mục nếu như nó rỗng, nghĩa là nó không chứa một file hoặc thư mục con nào nữa (ngoài và ).
Trang 20-mv tương tự như lênh move (ngoại trú) của DOS Lệnh này sẽ di chuyển/đổitên file từ nơi này đến nơi khác.
Ubuntu thực chất là một hệ điều hành, được phát triển bởi cộng đồng
và được bảo trợ bởi công ty Canonical Mục tiêu của Ubuntu là được phát triển dành cho các dòng máy tính xác tay (laptop), đề bàn (desktop) và cả máy chủ (sever) và hướng tới những đối tượng người dùng phổ thông, và cả những chuyên gia Và điều quan trọng hơn hết mà chúng ta không thể bỏ qua, Ubuntu là và sẽ luôn là miễn phí (Free of charge)
Trang 212 Phân tích về Ubuntu – Linux
a Hạn chế của Ubuntu – Linux :
Trong một thời gian dài, chúng tôi đã có đọc báo về CNTT và các báo khác nhưng cũng liên quan đến CNTT, kết hợp với đó là việc tìm tài liệu trên mạng, và những gì thu thập được từ ý kiến người dùng và kể cả trên quan điểm của chúng tôi Chúng tôi xin trình bày một số lí do, mà “người dùng” thường cho rằng đó là hạn chế của Ubuntu nói riêng và Linux nói chung
- Người dùng được hệ điều hành này phải là người thành thạo
- Phần cứng ít được hỗ trợ
- Phần mềm ứng dụng chưa tinh xảo và đáp ứng được nhu cầu
- Thiếu chuẩn hóa thống nhất
- Chính sách hỗ trợ khác hàng thiếu nhất quán và tốn kém
- Nhiều ứng dụng không có giao diện GUI
- Có quá nhiều lệnh phải nhớ
- Khó khăn trong việc cài đặt, nâng cấp và quản lí các ứng dụng
- Ít phổ biến và số người dùng không quá 1% trên tổng số người dùng máy tính
- Ít tìm được các ứng dụng của Linux trên mạng
- Các chương trình của Windows không thể chạy trên Ubuntu và ngược lại
b Phân tích theo khía cạnh tích cực cho từng mặt hạn chế:
- Người dùng được hệ điều hành này phải là người thành thạo:
Ubuntu là một hệ điều hành có trọng tâm hướng tới cả đối tượng dùng
là người phổ thông Thế nên, không cần chúng ta phải là người dùng thành thạo thì chúng ta mới có thể sử dụng Ubuntu Vấn đề chính là nằm ở các bạn, khi các bạn dùng máy vi tính, hầu hết trong số các bạn đều dùng hệ điềuhành windows, vì vậy, các bạn mang trong mình nặng tư tưởng của
windows Thế nên khi có một sự đối mới khác, các bạn sẽ thích nghi rất chậm chạp Nhưng chúng tôi tin là nếu mọi người duy trì dùng hệ điều hành mới này một thời gian ngắn, khoảng ít hơn 6 tuần nhưng lâu hơn 4 tuần, các
Trang 22bạn sẽ thấy rằng việc sử dụng hệ điều hành này không quá khó như các bạn từng nghĩ Thậm chí dễ hơn cách bạn học dùng windows trước đây.
- Phần cứng ít được hỗ trợ:
Ubuntu nói riêng và Linux nói chung hỗ trợ phần cứng rất tốt, và
chạy được trên tất cả các cấu trúc máy tính Ubuntu có thể hoạt động trên những chiếc máy tính được sản suất những năm 1995 hay thậm chí là các máy tính hiện đại nhất bây giờ Với một chiếc máy tính cũ kĩ, bạn không thể chạy nổi Windows XP, nhưng xin đừng vứt nó đi Bạn có thể dùng nó để chạy Ubuntu rất tốt đấy Một số bạn cho rằng Ubuntu không thể nhận được webcam, nhưng thực ra không phải như vậy Ubuntu có thể nhận được Webcam, và hoàn toàn không có vấn đề gì cả Nhưng cách cài đặt webcam trên Ubuntu sẽ phải trải qua nhiều bước hơn Windows
- Phần mềm ứng dụng chưa tinh xảo và đáp ứng được nhu cầu:
Hiện giờ trên Ubuntu nói riêng, và trên Linux nói chung, có rất nhiều gói phần mềm miễn phí có thể thay thế được cho những phần mềm với cái phí đắt đỏ trên Windows Và chúng ta hoàn toàn có thể dùng những phần mềm này để phục vụ cho mục đích của chúng ta Vấn đề chỉ nằm ở chỗ là đểthích nghi với những phần mềm mới này chúng ta phải mất một ít thời gian Nhưng các bạn yên tâm, sẽ không quá lâu đâu Và dĩ nhiên là những phần mềm này đều là Free cả, nên các bạn có thể update nó thường xuyên mà không cần phải lo gì về bản quyền cả Tin chúng tôi đi, những phần mềm này rất tuyệt (Để tham khảo thêm danh sách phần mềm có thể thay thế cho các phần mềm trên Windows các bạn có thể vào trang Wiki của Ubuntu-Vn
để tham khảo)
- Thiếu chuẩn hóa thống nhất :
Vì linux thuộc dự án phần mềm mã nguồn mỡ nên bất cứ ai cũng có
thể tự mìng đóng góp, chính sửa và thậm chí là phân phối lại Và chính vì điều này nên trên thế giới tồn tại rất nhiều nhà phân phối Linux với hàng chục, thậm chí là hàng trăm bản Linux khác nhau mà một vài cái tên các bạn
đã không ít lần nghe qua, ví dụ như Fedora, RedHat, CentOS, Slackware,
Trang 23BackTrack, OpenSUSE, Debian, … hay ngay cả HacaoLinux, Vietkey Linux, … và các bạn sẽ gặp khó khăn trong lúc chọn Nhưng theo chúng tôi, chúng tôi vẫn nghĩ không nên dùng từ “khó khăn” mà nên dùng từ “thoải mái” Vâng, các bạn sẽ thoải mái lựa chọn cho mình một hệ điều hành
Linux, vì tất cả đều tuyệt như nhau Nhưng nếu là chúng tôi, chúng tôi
khuyên bạn nên chọn Ubuntu
- Chính sách hỗ trợ khác hàng thiếu nhất quán và tốn kém:
Có lẽ điều này chỉ thích hợp cho các bản Linux dùng cho Sever, vì nếu bạn dùng Linux cho Sever thì một sự hỗ trợ tốt từ nhà sản xuất là cần thiết, ngay cả Windows cũng vậy thôi Nhưng nếu bạn dùng một bản Linux cho gia đình thì điều này không cần thiết, vì sao ư? Rất đơn giản, Linux có
một cộng đồng rất lớn và nhiệt tình, họ sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng mà không phải mất bất kì chi phí nào, và có thể bạn
sẽ còn được nhận một chiếc CD Linux từ họ
- Nhiều ứng dụng không có giao diện GUI :
Các ứng dụng đó chỉ dành cho các chuyên gia có kinh nghiệm và bản thân họ cũng cảm thấy điều đó là cần thiết Còn những ứng dụng khác như trình nghe nhạc, hay là đồ họa, hay xem phim, … không ai dùng giao diện CLI cả Vì không ai có thể xem web, nghe nhạc hay xem phim bằng giao diện CLI
- Có quá nhiều lệnh phải nhớ:
Lệnh là một phần của Linux, thiếu lệnh thì Linux sẽ không còn ý
nghĩa gì cả Nhưng các bạn không phải lo, và thậm chí các bạn cũng không cần phải nhớ hết chúng làm gì Vì các bạn có thể thao tác mọi thứ trên
Linux bằng những cái click và rê chuột như trên Windows, và đó cũng là lí
do GNOME, KDE, FLUXBOX hay XFCE ra đời
- Khó khăn trong việc cài đặt, nâng cấp và quản lí các ứng dụng:
Hiện nay trên Ubuntu đều có các chương trình hỗ trợ bạn làm việc này Vì thế, đây giờ không còn là một khó khăn đáng nói nữa Mà nó đã trở thành một vấn đề rất bình thường Và còn có thể nói trên ubuntu bạn có thể
Trang 24Ubuntu cung cấp cho bạn tới 4 cách cài đặt và cũng đúng bấy nhiêu cách gỡ
bõ chương trình
- Ít phổ biến và số người dùng không quá 1% trên tổng số người dùng máy tính:
Mọi người vẫn còn mang nặng tư tưởng của Windows nên rất ít muốn
thay đổi qua Linux Vì thế họ không chọn Linux, nhưng với xu hướng phát triển hiện này, Linux sẽ nhanh chóng chiếm thị phần lớn và thậm chí là
đánh gục gã khổng lồ Windows Và bằng chứng là hiện nay, Windows đã
nhận xét rằng Linux là đối thủ đáng ngại hơn cả Mac OS X của Apple Và
các bạn cũng đừng nghĩ về con số 1% ấy mà sợ rằng bạn quá cô đơn khi bạn dùng Linux, 1% trong vài triệu người dùng máy tính thì không phải là một con số nhỏ đâu Và dĩ nhiên là 1% ấy gắn kết rất chặt trong một thứ, mà người ta gọi đó là “cộng đồng”
- Tìm được các ứng dụng của Linux trên mạng:
Hầu hết các ứng dụng của Linux đã được tích hợp trong CD chứa Linux, nên các bạn không cần phải đi đâu tìm thêm cả Còn nếu các bạn vẫn
muốn tìm thêm thì xin các bạn hãy và trong trang web http://google.com
trong đây có tất cả mọi thứ bạn cần À, mà cũng nên cho các bạn một vài
con số chứ nhỉ, đó là hiện nay các phần mềm “miễn phí” chạy trên Linux
đang có ở khoảng … 100.000 phần mềm “miễn phí – Free”
- Các chương trình của Windows không thể chạy trên Ubuntu và ngược lại:
Đây cũng là một vấn đề được các bạn đề cập rất nhiều Nhưng theo chúng tôi nghĩ Tại sao bạn lại cần chạy những chương trình của windows trên ubuntu trong khi ubuntu có hàng chục ngàn phần mềm sẵn sàng cho bạnchạy? Okie, có lẽ bạn bảo là “chúng tôi thích phần mềm đó”, được thôi, hãy cài đặt Wine, nó sẽ giúp cho các bạn rất nhiều Hoặc là làm như cách chúng tôi đang làm, cài đặt VirtualBox OSE và cài đặt windows trên đó Vậy là bạn chạy được các ứng dụng của Windows rồi nhé
Trang 25Phần III Cài Đặt
I. Cấu hình
Với Ubuntu (hoặc Kubuntu), cấu hình tối thiểu là RAM 256MB, ổ cứng trống trên 2GB Xubuntu chỉ cần ram 128MB Card màn hình nên là các dòng onboard của Intel (i8xx, i9xx) hoặc card rời của ATI và nVidia
II Tải về
Bạn hãy truy cập vào trang web www.ubuntu.com để tải về phiên bản mới nhất của HĐH này Bạn nên lưu ý rằng mình đã chọn đúng phiên bản phù hợp với cấu hình máy (chip Intel P3, P4 hay AMD hỗ trợ 32bit (các dòng chip cũ trước đây) thì chọn các bản có mã i386, Intel hay AMD đời mới hỗ trợ 64bit thì chọn bản có mã amd64) Chọn đúng bản dành cho desktop (Ubuntu có cả bản dành cho server với các phần mềm được cấu hìnhriêng)
File tải về có dạng ISO, chính vì vậy bạn phải ghi ra đĩa CD mới có thể sử dụng được
Nếu không, bạn có thể gửi yêu cầu xin CD miễn phí tại đây:
https://shipit.ubuntu.com/
Công việc cần làm trước khi cài đó là chống phân mảnh đĩa cho ổ cứng (nên làm) và tải Ubuntu xuống rồi ghi ra đĩa CD Bạn chú ý rằng Ubuntu dùng giao diện mặc định là Gnome (đơn giản, gọn gàng, dễ dùng) nhưng anh em