1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập

102 707 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 3,66 MB

Nội dung

Ngày nay, để nâng cao khả năng ứng dụng của hệ thống khí nén, người ta thường kết hợp linh hoạt chúng với các hệ thống điện cơ khác và ứng dụng sâu rộng các giải pháp điều khiển khác nha

Trang 1

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG KHÍ NÉN

1.1 Những đặc điểm cơ bản

• Hệ thống khí nén (Pneumatic Systems) được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp lắp ráp, chế biến, đặc biệt ở những lĩnh vực cần phải đảm bảo vệ sinh, chống cháy nổ hoặc ở môi trường độc hại Ví dụ, lĩnh vực lắp ráp điện tử; chế biến thực phẩm; các khâu phân loại, đóng gói sản phẩm thuộc các dây chuyền sản xuất tự động; Trong công nghiệp gia công cơ khí; trong công nghiệp khai thác khoáng sản…

• Các dạng truyền động sử dụng khí nén:

+ Truyền động thẳng là ưu thế của hệ thống khí nén do kết cấu đơn giản và linh hoạt của cơ cấu chấp hành, chúng được sử dụng nhiều trong các thiết bị gá kẹp các chi tiết khi gia công, các thiết bị đột dập, phân loại và đóng gói sản phẩm…

+ Truyền động quay: trong nhiều trường hợp khi yêu cầu tốc độ truyền động rất cao, công suất không lớn sẽ gọn nhẹ và tiện lợi hơn nhiều so với các dạng truyền động sử dụng các năng lượng khác, ví dụ các công cụ vặn ốc vít trong sửa chữa và lắp ráp chi tiết, các máy khoan, mài công suất dưới 3kW, tốc độ yêu cầu tới hàng chục nghìn vòng/phút Tuy nhiên, ở những hệ truyền động quay công suất lớn, chi phí cho

hệ thống sẽ rất cao so với truyền động điện

• Những ưu nhược điểm cơ bản:

ƒ Do không khí có khả năng chịu nén (đàn hồi) nên có thể nén và trích chứa trong bình chứa với áp suất cao thuận lợi, xem như một kho chứa năng lượng Trong thực tế vận hành, người ta thường xây dựng trạm nguồn khí nén dùng chung cho nhiều mục đích khác nhau như công việc làm sạch, truyền động trong các máy móc…

ƒ Có khả năng truyền tải đi xa bằng hệ thống đường ống với tổn thất nhỏ;

ƒ Khí nén sau khi sinh công cơ học có thể thải ra ngoài mà không gây tổn hại cho môi trường

ƒ Tốc độ truyền động cao, linh hoạt;

ƒ Dễ điều khiển với độ tin cậy và chính xác;

ƒ Có giải pháp và thiết bị phòng ngừa quá tải, quá áp suất hiệu quả

ƒ Công suất truyền động không lớn Ở nhu cầu công suất truyền động lớn, chi phí cho truyền động khí nén sẽ cao hơn 10-15 lần so với truyền động điện cùng công suất, tuy nhiên kích thước và trọng lượng lại chỉ bằng 30% so với truyền động điện;

ƒ Khi tải trọng thay đổi thì vận tốc truyền động luôn có xu hướng thay đổi

do khả năng đàn hồi của khí nén khá lớn, vì vậy khả năng duy trì chuyển động thẳng đều hoặc quay đều thường là khó thực hiện

ƒ Dòng khí nén được giải phóng ra môi trường có thể gây tiếng ồn

Ngày nay, để nâng cao khả năng ứng dụng của hệ thống khí nén, người ta thường kết hợp linh hoạt chúng với các hệ thống điện cơ khác và ứng dụng sâu rộng các giải pháp điều khiển khác nhau như điều khiển bằng các bộ điều khiển lập trình, máy tính…

1.2 Cấu trúc của hệ thống khí nén ( The structure of Pneumatic Systems)

Hệ thống khí nén thường bao gồm các khối thiết bi:

- Trạm nguồn gồm: Máy nén khí, bình tích áp, các thiết bị an toàn, các thiết bị xử lý khí nén( lọc bụi, lọc hơi nước, sấy khô…),…

- Khối điều khiển gồm: các phần tử xử lý tín hiệu điều khiển và các phần tử điều khiển đảo chiều cơ cấu chấp hành

- Khối các thiết bị chấp hành: Xilanh, động cơ khí nén, giác hút…

Dựa vào dạng năng lượng của tín hiệu điều khiển, người ta chia ra hai dạng hệ thống

Trang 2

bằng khí nén và do đó kéo theo các phần tử xử lý và điều khiển sẽ tác động bởi khí nén – Gọi là Hệ thống điều khiển bằng khí nén ( Hình 1.1a) và Hệ thống điều khiển điện – khí nén - các phần tử điều khiển hoạt động bằng tín hiệu điện hoặc kết hợp tín hiệu điện – khí nén (Hình 1.1b)

Hình 1.1a Cấu trúc hệ thống điều khiển bằng khí nén

Hình 1.1b Hệ thống điện – khí nén

Trang 3

Vài ví dụ về ứng dụng khí nén,

hình 1.2a mô tả thiết bị nạp phôi

Thiết bị phải được điều khiển sao cho các

Xilanh 1A1, 1A2 khống chế từng cặp hai

phôi được chuyển qua Số lượng và

tốc độ nạp phôi cũng được điều khiển theo

ý muốn

Hình 1.2b mô tả thiết bị khoan chi tiết tự động

Các xilanh được điều khiển theo từng chu trình khép

kín hoặc liên tục nhiều chu trình Xilanh 1A cấp phôi từ

kho nạp phôi và kẹp chặt Xilanh 2A dẫn tiến khoan,

độ sâu lỗ khoan được kiểm soát bằng các cữ chặn Khi

độ sâu lỗ khoan đã thỏa mãn, 2A tự động rút lên Khi

2A đã rút về tới vị trí ban đầu, 1A sẽ được điều khiển

rút về và 3A đẩy sản phẩm vào thùng chứa

Hình 1.3a,b là các sơ đồ biểu diễn một hệ thống

điều khiển bằng điện-khí nén và điều khiển bằng khí nén

Qua các ví dụ trên, nhiêm vụ của những người làm về kỹ thuật hệ thống khí nén là:

- Đọc và phân tích được nguyên lý hoạt động của hệ thống thông qua sơ đồ;

- Mô tả được nguyên lý cấu tạo, nguyên tắc làm việc, các thông số cơ bản của các phần tử hợp thành hệ thống;

- Thiết kế, lắp đặt và hiệu chỉnh hệ thống;

- Bảo dưỡng hệ thống;

- Bảo trì: cài đặt thông số về thời gian, áp lực, tốc độ làm việc…theo yêu cầu công nghệ;

- Xác định lỗi, lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa;

- Nắm chắc và thực hiện các quy trình vận hành, an toàn lao động;

Hình 1.2a

Hình 1.2b

Hình 1.3a Sơ đồ hệ thống điều khiển Điện- khí nén Hình 1.3b Sơ đồ hệ thống điều khiển

hoàn toàn bằng khí nén

Trang 4

1.3 Một số cơ sở tính toán trong khí nén

Bảng các đại lượng và đơn vị thường dùng trong kỹ thuật khí nén

Đại lượng Tên gọi

pamb Ambient pressure Áp suất môi trường bar(Pa)

pe Excess or vacuum pressure Áp suất dư hoặc chân không bar(Pa)

pn Standard pressure Áp suất tiêu chuẩn Pn= 101325 Pa

A’ Annular surface (ring area) Diện tích vành khăn m2

d Piston rod diameter Đường kính cần Pittông m

Feff Effective piston force Lực tác dụng bởi pittông N

FF Force of retract spring Lực phản hồi bởi lò xo N

s Stroke length Khoảng tác dụng(của pittông) cm

n Revolutions per minute Tốc độ quay ( cho động cơ) 1/min (rpm)

1 Đơn vị đo áp suất:

ƒ Đơn vị thường dùng là Pascal (Pa) 1 Pascal là áp suất phân bố đều trên bề

mặt có diện tích 1 m2 với lực tác dụng vuông góc lên bề mặt đó là 1N

1 Pa 1 N2

m

=Trong thực tế còn dùng đơn vị bội số của Pascal là Mpa(Mêga pascal)=106Pa

ƒ Đơn vị bar: 1bar = 105Pa và coi 1bar ~ 1at

ƒ Ngoài ra, người ta còn dùng psi, 1psi = 0,6895bar và 1bar = 14,5 psi

2 Các định nghĩa về áp suất không khí

Hình 1.4 mô tả các dạng áp suất:

ƒ Pamb là áp suất môi trường xung quanh ( ambient pressure) hay áp suất khí

quyển ( atmospheric pressure), nó thường dao động theo địa hình hoặc thời

tiết, Pamb ≈ 1bar so với chân không tuyệt đối (Vacuum)

ƒ Áp suất tuyệt đối (Pabs) là giá trị áp suất so với chân không tuyệt đối

Như vậy, tại chân không Pabs=0

ƒ Áp suất tương đối hay áp suất dư (Pe): Pe= Pabs- Pamb

Hình 1.4 chỉ rõ hai trường hợp về áp suất dư: Pe>0 khi tại điểm đo, áp suất tuyệt đối

cao hơn áp suất khí quyển ; và ngược lại Pe<0

Trang 5

Chú ý: Trong hệ thống khí nén – các thông số kỹ thuật của thiết bị về áp suất đều được biểu diễn ở dạng áp suất dư Pe và ký hiệu ngắn gọn là P

3 Các định luật trong tính toán về khí nén:

3.1 Khi nhiệt độ không khí trong quá trình

nén không đổi (T = const), thì:

Pabs V = const (Định luật Boy Mariotte)

Hình 1.5 mô tả quá trình này Đây là nguyên lý

cơ bản của các máy nén khí 3.2 Khi áp suất được giữ không đổi (P = const), thì:

2 T

1 T

V = (Định luật 1 Gay Lussac)

trong đó, V1 là thể tích khí tại nhiệt độ T1

V2 là thể tích khí tại nhiệt độ T2

3.3 Khi giữ thể tích khí nén không đổi (V= const), thì:

2 T 1 T 2abs

hay

2 T 2 V 2abs P 1 V 1abs P

Q = = [ l/s] hay [ l/min] hoặc [m3/s] hay [m3/min]

trong đó, Q: lưu lượng; V: thể tích khí chuyển qua tiết diện ngang của đường ống hay buồng xilanh trong 1 đơn vị thời gian t

Lưu lượng dòng khí nén có ý nghĩa quan trọng trong xác định tốc độ làm việc của các

cơ cấu chấp hành

Hình 1.4 Mô tả các đại lượng áp suất

Hình 1.5

Trang 6

5 Lực

Lực đẩy hay kéo của Piston( hình 1.6)

gây bởi tác dụng của khí nén có áp

suất P được tính theo công thức:

P.A

F= = [N]

trong đó, P là áp suất khí nén [Pa]

A là điện tích bề mặt Piston[m2]

F lực tác dụng vuông góc với bề mặt Piston [N]

Trong hình vẽ, các diện tích A1 , A2 khác nhau ( A2 = A1 –A3), A3 là diện tích tiết diện của cần piston, nên các lực tác dụng cũng khác nhau tại cùng một nguồn khí nén

có áp suất P F1=P.A1; F2=P.A2 Æ F1>F2

6 Tốc độ truyền động của xilanh

Khi tải trọng của truyền động không đổi, tốc độ truyền động được xác định theo quan hệ:

A

Q

v = Khi Q[m3/s]; A[m2] thì v[m/s], như vậy, trong trường hợp dung tích hành trình của cơ cấu chấp hành và tải trọng không đổi, tốc độ truyền động tỷ lệ với lưu lượng Q

Trong kỹ thuật khí nén, người ta dùng các van tiết lưu ( điều tiết lưu lượng) để khống chế tốc độ của các cơ cấu chấp hành

3 Một xilanh ( như hình vẽ 1.6) có đường kính trong D = 8 cm, đường kính cần piston d= 2cm, làm việc cả hai chiều đẩy – kéo với áp suất P=6bar Tính các lực đẩy, kéo

4 Xilanh như bài 3, nếu lưu lượng vào xilanh để đẩy piston đi ra Q=4l/s thì tốc

độ piston là bao nhiêu? Giả thiết tải trọng không đổi

Hình 1.6 Để tính toán lực

Trang 7

Để đạt được các yêu cầu trên, một trạm nguồn khí nén cần được trang bị một loạt các phần tử nối tiếp nhau từ thiết bị lọc không khí đầu vào đến khí nén đủ tiêu chuẩn cung cấp cho hộ tiêu thụ, thường bao gồm các thiết bị được mô tả bằng ký hiệu thể hiện trên sơ đồ như trên hình 2.1

2.1.1 Máy nén khí

Việc lựa chọn máy nén khí dựa theo yêu cầu về áp suất làm việc của các cơ cấu chấp hành (Xilanh, động cơ, giác hút…và được lựa chọn theo yêu cầu công nghệ) và các yêu cầu khác như kích thước, trọng lượng, mức độ gây tiếng ồn của máy nén khí

1 Máy nén kiểu Piston (Hình 2.2) :

- Một cấp: áp suất xấp xỉ 600kPa= 6 bar

Hình 2.1 Ký hiệu các phần tử cơ bản của một khối nguồn khí nén

Trang 8

Lưu lượng xấp xỉ 10m3/min Làm việc theo nguyên lý thay đổi thể tích Piston đi xuống

sẽ hút không khí vào qua van hút Đến hành trình piston đi lên, van hút bị đóng lại, van đẩy được mở để nén không khí vào bình tích áp Mỗi vòng quay sẽ gồm một kỳ hút và một kỳ nén

Lưu lượng của máy nén khí tính cho một cấp được áp dụng theo công thức:

Q= v.n = [m3 /vòng].[ vòng/phút] = [m3/phút] hay [m3/min]

trong đó, v: thể tích hành trình của buồng hút ( tính cho một chu trình hay một vòng quay); n: số vòng quay mỗi phút

Để nâng cao hiệu suất nén, ở máy nén nhiều cấp,

khí nén được làm mát trước khi vào cấp nén tiếp theo

2 Máy nén kiểu cánh gạt (Hình 2.3):

- Một cấp:áp suất xấp xỉ 400kPa= 4bar

- Hai cấp: áp suất xấp xỉ 800kPa = 8bar

Làm việc theo nguyên lý thay đổi thể tích

Lưu lượng thể tích Qv tỷ lệ thuận với:

4 Máy nén khí kiểu ly tâm (Hình 2.5):

(Máy nén kiểu hướng kính )làm việc theo nguyên lý động năng

Áp suất khá lớn, xấp xỉ 1000kPa=10bar

Lưu lượng tỷ lệ với tốc độ quay, số cánh và diệntích cánh

5 Máy nén khí kiểu hướng trục (Hình 2.6):

Làm việc theo nguyên lý động năng

Hình 2.2

Sliding vane compressor (Rotary compressor)Hình 2.3

Screw compressor Hình 2.4

Radial –flow compressor

Hình 2.5

Axial compressor

Hình 2.6

Trang 9

2.1.2 Thiết bị xử lý khí nén

Các giai đoạn xử lý khí nén:

- Lọc thô: làm mát sơ bộ để tách chất bẩn, bụi; tiếp tục vào bình ngưng tụ để tách hơi nước

- Sấy khô: Ứng dụng quá trình vật lý hoặc quá trình hoá học

- Lọc tinh: Dùng bộ lọc và cụm bảo dưỡng

1 Sấy khô bằng quá trình hóa học (hình 2.7)

Hình 2.7 khí nén được đưa qua tầng chất làm khô (ví dụ muối NaCl), tại đây, hơi nước chứa trong không khí sẽ được trao đổi với chất làm khô và đọng lại thành chất lỏng chảy xuống buồng chứa nước ngưng và được tháo ra ngoài Phương pháp này có chi phí vận hành cao, thường xuyên phải thay thế, bổ sung chất làm khô, tuy nhiên lắp đặt đơn giản, không yêu cầu nguồn năng lượng từ bên ngoài

2 Bộ lọc và sấy khô ứng dụng quá trình vật lý (Hình 2.8)

Nguyên lý hoạt động: khí nén từ máy nén khí qua bộ phận trao đổi nhiệt Tại đây dòng khí nén vào đang nóng sẽ được làm lạnh nhờ trao đổi nhiệt với dòng khí đi ra

đã được sấy khô và làm lạnh Như vậy, tại khâu này : khí nén vào được làm mát, khí nén đi ra được sưởi ấm Một phần hơi nước trong khí nén vào được ngưng tụ rơi xuống bình ngưng

Sau khi được làm lạnh sơ bộ, dòng khí nén tiếp tục đi vào bộ trao đổi nhiệt với chất làm lạnh trong thiết bị làm lạnh Tại đây, dòng khí nén được làm lạnh đến nhiệt độ hóa sương ( khoảng +20C), các giọt sương ngưng tụ tiếp tục rơi xuống bình ngưng thứ hai

Thiết bị ứng dụng công nghệ này làm việc chắc chắn, chi phí vận hành thấp

3 Bộ điều hoà phục vụ ( AIR SERVICE EQUIPMENTS)

Bộ điều hòa phục vụ được lắp đặt nối tiếp với nguồn khí nén thông thường, nhằm cung cấp nguồn khí nén chất lượng cao và bổ sung chức năng cung cấp dầu bôi trơn và bảo quản các phần tử của hệ thống khí nén, hình dáng bên ngoài và ký hiệu trên sơ đồ của một bộ điều hòa phục vụ như trên hình 2.9, gồm:

- Bộ lọc hơi nước

- Van điều chỉnh áp suất

- Đồng hồ chỉ thị

- Bộ tra dầu bảo quản

Hình 2.7 Thiết bị sấy khô bằng

quá trình hóa học Hình 2.8 Thiết bị sấy khô bằng

quá trình vật lý

Trang 10

+ Bộ lọc khí nén (Compressed air Filter) (Hình 2.10)

Nguyên lý lọc: Khí nén tạo chuyển động xoáy và qua được phần tử lọc có kích thước lỗ từ 5μm đến 70μm tuỳ theo yêu cầu Hơi nước bị phần tử lọc ngăn lại, rơi xuống cốc lọc và được xả ra ngoài

+ Van điều chỉnh áp suất có cửa xả tràn (Pressure regulating valve with relief port) (Hình 2.11)

Chức năng: duy trì áp suất làm việc ở đầu ra không đổi trong phạm vi rộng, không phụ thuộc vào sự dao động áp suất ở mạng cung cấp khí nén đầu vào và mức tiêu thụ khí nén ở đầu ra Điều kiện cần là áp suất lối vào P1 luôn phải cao hơn áp suất làm việc P2 cần cho cơ cấu chấp hành

Nguyên lý làm việc:

Khi áp suất vào P1ổn định, áp suất ra P2 bằng với áp suất đặt, van điều chỉnh

áp suất ở trạng thái cho khí nén đi qua van chính (7) hướng từ P1 đến P2 Giả sử

P2 tăng lên, ví dụ do tải trọng của xilanh, đệm (3) của van xả (6) bị đẩy cong khiến khí nén qua van xả ra ngoài qua khe hẹp (1) – làm giảm P2, đồng thời lò xo (4) đẩy đệm đóng van chính không cho áp suất dội ngược về phía nguồn P1 (1) Khe thoát khí ra ngoài

Hình 2.11 Bộ điều chỉnh áp suất

Trang 11

+ Bộ tra dầu bảo quản

Khí nén đã được lọc sạch bụi bẩn và hơi nước,

tuy nhiên để cung cấp cho hệ thống điều khiển

khí nén, dòng khí nén còn phải có chức năng vận

chuyển một lượng dầu có độ nhớt thấp để bảo

quản, bôi trơn các bộ phận bằng kim loại, các chi

tiết gây ma sát nhằm chống mài mòn, chống rỉ,

kẹt Để đạt được điều đó, người ta thường dùng

một thiết bị tra dầu làm việc theo nguyên tắc cơ

bản của một ống Venturi, nguyên lý làm việc:

Hình 2.12 mô tả nguyên lý cấu tạo của bộ tra dầu,

khi luồng khí nén có áp suất chảy qua khe hẹp, nơi

đặt miệng ống Venturi, áp suất trong ống tụt xuống

mức chân không khiến cho dầu từ cốc được hút lên

miệng ống và rơi xuống buồng dầu rồi bị luồng khí

nén có tốc độ cao phân chia thành những hạt nhỏ như sương mù cuốn theo dòng khí nén bôi trơn, bảo quản các phần tử của hệ thống

- Số điểm cần kiểm tra lưu lượng trên đường dẫn

2.2 Các cơ cấu chấp hành (working elements)

Tổng quát:

Các cơ cấu chấp hành có chức năng biến đổi năng lượng được tích lũy trong khí nén thành động năng Cụ thể cung cấp các chuyển động:

- Chuyển động thẳng:

+ Xilanh tác dụng đơn ( Single acting Cylinder)

+ Xilanh tác dụng kép ( Double acting cylinders)

- Chuyển động quay:

+ Động cơ khí nén (Air Motors)

+ Xilanh quay (Rotary Cylinders)

- Giác hút

Hình 2.12 Bộ tra dầu bảo quản

Hình 2.13 Một hệ thống phân phối khí nén

Trang 12

1 Xilanh tác dụng đơn:

* Nguyên tắc hoạt động: (Hình 2.14)

- Khí nén chỉ được sử dụng để sinh công ở một phía

của Piston ( nhịp làm việc)

- Piston lùi về bằng lực bật lại của lò xo hay của

lực từ bên ngoài ( nhịp lùi về)

- Xilanh có một cổng cấp nguồn, một lỗ thoát khí

- Điều khiển hoạt động của xilanh đơn bằng van 3/2

* Nguyên lý cấu tạo:

- Khí nén được sử dụng để sinh công ở hai phía của Piston

- Xilanh có hai cửa cấp nguồn

- Điều khiển hoạt động của xilanh kép bằng van

+ Xilanh kép không có đệm giảm chấn ( Hình 2.17)

Trang 13

- Xilanh kép có cần piston hai phía ( gọi là xilanh đồng bộ) ( hình 2.19), vì diện tích hai mặt piston bằng nhau nên lực tác dụng sinh ra cũng bằng nhau

3 Xilanh quay

Điều khiển bằng van 4/2; 5/2 hay 5/3

Cần Piston có thanh răng truyền động tới bánh răng quay, góc quay

0– 360o , mômen khoảng 0,5Nm đến 20Nm ở áp suất vận hành 6bar, tuỳ thuộc đường kính của Piston (hình 2.20)

Kiểu truyền động xoay (Hình 2.21):

Điều khiển bằng van 4/2; 5/2 hay 5/3

Góc xoay 0-270o

Mômen: khoảng 0,5Nm đến 20Nm ở áp suất

vận hành 6bar và phụ thuộc vào kích

thước của cánh gạt

4 Động cơ khí nén:

Đông cơ có thể quay tròn liên tục có thể đảo

chiều quay, điều khiển bằng van 4/2; 5/2 hay 5/3

Hình 2.22 là nguyên lý cấu tạo của một động cơ

kiểu cánh gạt

5 Giác hút:

Một vòng lõm bằng cao su có thể treo một

vật bằng sức hút khí nén

Khi có khí nén thổi từ 2 sang 3, miệng hút 1 sẽ

tạo chân không cho giác hút

Ký hiệu Hình 2.21

Hình 2.23

Ký hiệu

Xi lanh quayHình 2.20

Hình 2.19

Ký hiệu trên sơ đồ

Trang 14

2.3 Các van điều khiển đảo chiều (Directional control valve) thông dụng

2.3.1 Quy ước ký hiệu các van điều khiển đảo chiềutrên sơ đồ hệ thống khí nén

1 Quy ước biểu diễn các cổng vào/ra, các vị trí chuyển trạng thái:

Trong đó, ký hiệu các cổng vào/ra được biểu diễn bằng các con số, quy ước:

- số 1 là cổng nguồn (P);

- Số 2 và số 4 là các cổng cấp khí nén đến cơ cấu chấp hành;

- Số 3 hoặc 3 và 5 là các cổng xả khí trực tiếp ra ngoài môi trường ( chú ý: khi cần giảm tiếng ồn, người ta lắp vào các cổng xả các ống giảm thanh)

2 Quy ước biểu diễn các dạng tác động điều khiển van:

3 Một số ký hiệu đầy đủ của van đảo chiều (hình 2.24)

Hình 2.24

Trang 15

Trong đó, quy ước biểu diễn các tín hiệu điều khiển bằng các con số:

- Số 12 là tín hiệu điều khiển mở van để khí nén từ cửa 1 Æ cửa 2

- Tương tự số 14 là tín hiệu điều khiển mở van để khí nén từ cửa 1 Æ cửa 4

- Số 10 có ý nghĩa là tín hiệu khóa đường nguồn 1 (P) dành cho van có một cửa ra

- Số 91 điểm nguồn khí nén mở van phụ trợ

- …

Ví dụ về hoạt động của van và xilanh ( hình 2.25)

4 Nguyên lý cơ bản ứng dụng trong van điện từ:

Như đã nêu trong mục 2 trên đây, các van đảo chiều

được điều khiển bởi lực tác động: bằng tay, bằng tiếp xúc

cơ khí, bằng lực sinh ra bởi khí nén và bằng lực điện từ

Để hiểu rõ hơn về lực điện từ ứng dụng trong các van điện

từ, chúng ta (hình 2.26)

Khi dòng điện chảy qua cuộn dây (Coil winding),

trong nó xuất hiện một từ trường Từ trường sinh lực

điện từ tác động lên lõi (Core) bằng vật liệu

sắt từ mềm (Soft iron), kéo lõi vào lòng cuộn dây

Lõi từ được gắn với các cơ cấu đóng - mở trực tiếp van

đảo chiều hoặc gián tiếp qua van phụ trợ

Độ lớn của lực điện từ phụ thuộc vào:

- Số vòng dây của cuộn dây

- Cường độ dòng điện chảy qua cuộn dây

- Kích thức hợp lý của cuộn dây

2.3.2 Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các van đảo chiều

1 Van 2/2

- Van 2/2 có hai cổng vào(1)/ra(2), hai trạng thái,

van 2/2 có thể sử dụng làm khóa ON/OFF đóng/

mở nguồn khí nén hoặc rẽ mạch khí nén

- Van 2/2 có thể được chế tạo điều khiển bằng

tay, bằng tiếp xúc cơ khí, bằng khí nén hay

điện- khí nén

Hình 2.27 mô tả ký hiệu và kiểu dáng của

một khóa đóng /mở bằng tay, dùng van 2/2

Hình 2.28 mô tả một van 2/2 điện từ thường đóng

Trang 16

2 Van 3/2

Van 3/2 có 3 cổng làm việc ( vào(1), ra(2) và cổng xả(3)) và hai trạng thái

Các van 3/2 được chế tạo rất đa dạng và ứng dụng cũng rất phong phú (hình 2.29 mô

tả một số phần tử ứng dụng van 3/2.) Dạng tác động có thể bằng tay; bằng tiếp xúc

cơ khí; bằng khí nén hay bằng điện từ ở một phía hoặc cả hai phía Các van điều khiển bằng khí nén hay bằng điện từ cả hai phía có đặc tính như một phần tử chuyển mạch

có nhớ trạng thái ( Flip-Flop) hay còn gọi là van xung

- Hình 2.30a trình bày ký hiệu, nguyên lý cấu tạo, nguyên lý làm việc của một van đảo chiều 3/2 điều khiển bằng khí nén có:

+ Một trạng thái ổn định( thường đóng) thiết

lập bởi lò xo hồi

+ Một trạng thái được thiết lập và

tồn tại cùng với tín hiệu điều

khiển (12)

Chú ý: Để có một van đảo chiều 3/2 điều khiển cả hai phía – van xung, người ta chỉ cần tháo bỏ lò xo hồi và thay vào đó một khoang điều khiển bằng khí nén (10) có chức năng giống như khoang điều khiển (12), kí hiệu của van này như trên hình 2.30b

- Hình 2.31 mô tả nguyên lý cấu tạo và nguyên lý làm việc của một van 3/2 điện từ điều khiển gián tiếp thông qua van phụ trợ (Pilot control valve) và có thể điều khiển bằng tay tác động lên van phụ trợ Van phụ trợ là van trung gian để điều khiển van chính, với ý nghĩa là giảm thiểu công suất tín hiệu điều khiển

Hình 2.29

Hình 2.30a

Hình 2.30b

Trang 17

3 Van 4/2

Van 4/2 có 4 cổng làm viêc (vào(1), ra (2,4) và chung một cổng xả (3)), hai trạng thái Van 4/2 được ghép bởi hai van 3/2 trong một vỏ: một thường đóng, một thường mở

Van 4/2 cũng có thể điều khiển bằng cơ khí, bằng khí nén hay điện một phía hoặc cả hai phía Các van điều khiển bằng khí nén hay điện cả hai phía cũng có đặc điểm như một phần tử nhớ hai trạng thái

Van 4/2 được sử dụng làm van đảo chiều xilanh kép hoặc động cơ

Hình 2.33 biểu diễn ký hiệu, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của một van 4/2 điều khiển bằng khí nén cả hai phía

Trang 18

Van 5/2 cũng có thể điều khiển bằng cơ khí, bằng khí nén hay điện một phía hoặc cả hai phía Các van điều khiển bằng khí nén hay điện cả hai phía có đặc điểm như các van đã giới thiệu- là một phần tử nhớ hai trạng thái

Van 5/2 dùng làm van đảo chiều điều khiển xilanh tác dụng kép, động cơ

- Hình 2.34a biểu diễn ký hiệu, nguyên lý cấu tạo và hoạt động của một van 5/2 xung điều khiển bằng khí nén, trạng thái ổn định hiện có được thiết lập bởi tín hiệu 12

- Hình 2.34b là trạng thái ổn định được thiết lập lại bởi tín hiệu 14

Ví dụ về ứng dụng van đảo chiều 5/2 – xung (Hình 2.35)

- Van 5/2 điện từ:

Các van đảo chiều 5/2 điện từ điều khiển gián tiếp qua van phụ trợ được sử dụng rộng rãi cho điều khiển đảo chiều xilanh kép, động cơ

+ Hình 2.36 trình bày một van điện từ 5/2 có trạng thái ổn định thiết lập bằng lò

xo hồi với nguồn khí nén hỗ trợ lấy chung từ nguồn (1), trạng thái còn lại ( 1Æ4) được điều khiển bởi tín hiệu 14 Đặc biệt hơn, nguồn khí nén cho van phụ trợ có thể lấy từ nguồn chung (1) hoặc từ nguồn ngoài (cửa 84)

Hình 2.35

Hình 2.34a

Hình 2.34b

Hình 2.36

Trang 19

+ Van điện từ 5/2 xung được trình bày trên hình 2.37

5.Van 5/3

Van 5/3 có 3 trạng thái, trong đó trạng thái trung gian ( mid – position) là trạng thái ổn định và luôn được thiết lập bởi các lò xo hồi khi không có bất kỳ một tín hiệu điều khiển nào Người ta thường gọi đó là trạng thái không Hai trạng thái còn lại sẽ được thiết lập

và cùng tồn tại bởi hai tín hiệu điều khiển tương ứng như đối với van 5/2 điều khiển một phía

Ngoài chức năng đảo chiều cơ cấu chấp hành, các van 5/3 khác nhau bởi trạng thái không và vì vậy được lựa chọn vì những mục đích sử dụng khác nhau:

+ van 5/3 trên hình 2.38a: trạng thái không của van thích hợp với yêu cầu hãm dừng cần piston của xilanh ở bất kỳ vị trí nào trên đoạn tác dụng của nó Tuy nhiên, điểm dừng chính xác còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tải trọng, áp suất, tính nén được của khí nén…

Gọi tên là van 5/3 có vị trí trung gian khóa

+ Van 5/3 trên hình 2.38b: trạng thái không của van mở nguồn cho hai cửa ra cung cấp khí nén cho cả hai phía của piston của xilanh, gọi là van 5/3 có vị trí trung gian áp lực Nó thích hợp với yêu cầu duy trì chuyển động chậm của cần piston về phía

có diện tích tác dụng nhỏ hơn

+ Van 5/3 trên hình 2.38c: trạng thái không của van xả nguồn cho cho cả hai phía của piston của xilanh, gọi là van 5/3 có vị trí trung gian xả Nó thích hợp với yêu cầu thả tự do cho cần piston và có thể di chuyển nó theo ý muốn bằng ngoại lực

Hình 2.37

Hình 2.38a

Hình 2.38b

Trang 20

Van điện từ 5/3 cũng có nguyên tắc cấu tạo và hoạt động như các van điện từ đã giới thiệu Hình 2.39 trình bày một van điện từ 5/3

2.4 Các van điều khiển lưu lượng

2.4.1 Van một chiều ( Non- Return Valve)

* Chỉ cho dòng khí nén chảy theo một hướng khi lực do khí nén gây ra lớn hơn lực lò xo(Hình 2.40)

2.4.2 Van xả nhanh

Tốc độ của Piston của Xilanh có thể được tăng đến cực đại có thể khi làm giảm thiểu sự cản trở dòng chảy của dòng khí xả Khi có van xả nhanh, khí xả trong buồng xilanh không chảy qua van đảo chiều mà xả ra môi trường dễ dàng hơn qua van “xả nhanh”

Nguyên lý làm việc của van xả nhanh được mô tả trên hình (2.41)

- Khi dẫn nguồn, áp suất P1 > P2 nên cửa 3 bị đóng lại và khí nén cung cấp cho tải qua cửa 2

- Khi áp suất P1 < P2 van xả nhanh sẽ tự động đóng cửa 1 và mở cửa 3 tạo nên đường xả gần nhất và quá trình xả nhanhhơn ( xem ví dụ ứng dụng hình 2.42)

Hình 2.39 Hình 2.38c

Non – Return ValveHình 2.40

Khi van xả nhanh dẫn nguồn (1-2) Khi xả nhanh (qua 2-3)

Hình 2.41

Trang 21

2.4.3 Van tiết lưu hai chiều và van tiết lưu một chiều (Flow Control Valve and One – Way Flow Control Valve)

Van tiết lưu được sử dụng với mục đích điều chỉnh tốc độ của cơ cấu chấp hành Trong thực tế, thường có yêu cầu khác nhau về tốc độ đối với các hành trình của cơ cấu chấp hành nhằm đáp ứng về công nghệ và năng suất

Vì vậy van tiết lưu hai chiều ít được sử dụng độc lập mà thường được sử dụng kèm theo với van một chiều hoặc được chế tạo tích hợp trong cùng một vỏ để có một tiết lưu một chiều ( hình 2.43)

Hai trường hợpứng dụng van

tiết lưu một chiều:

a)Tiết lưu nguồn cung cấp (hình 2.44a)

Cách này ít được áp dụng, tốc độ cơ cấu

chấp hành kém ổn định hơn, phụ thuộc

nhiều hơn vào tải trọng

b) Tiết lưu đường xả khí (hình 2.44b)

được dùng phổ biến hơn, khắc phục

được các nhược điểm trên

2.5 Các phần tử xử lý tín hiệu khí nén

2.5.1 Van logic AND ( Dual Pressure Valve – AND Function) ( Hình 2.45) Van AND được sử dụng để thỏa mãn các điều kiện đòi hỏi đồng thời Các đặc điểm:

- Tín hiệu khí nén được đưa vào cửa 1 và 1(3) để tạo tín hiệu ra 2

- Khi không có các tín hiệu vào hoặc chỉ có một tín hiệu thì không có tín hiệu ra

- Khi hai tín hiệu vào có cùng áp suất được đưa tới ở hai thời điểm khác nhau, tín hiệu ra sẽ là tín hiệu vào đến sau

- Khi hai tín hiệu có áp suất khác nhau được đưa tới ở cùng thời điểm, tín hiệu ra là tín hiệu vào có áp suất nhỏ hơn

Hình 2.42 Ứng dụng van xả nhanh

Hình 2.43

Hình 2.44

Trang 22

2.5.2 Van logic OR (Shuttle Valve – OR function ) (Hình 2.46) Các đặc điểm:

- Đầu ra 2 sẽ có tín hiệu ra khi một trong hai lối vào 1 hoặc 1(3) có tín hiệu Không có các tín hiệu vào thì không có tín hiệu ra

- Nếu cùng một thời điểm có cả hai tín hiệu vào nhưng áp suất khác nhau, tín hiệu ra là tín hiệu có áp suất lớn hơn

Trong hệ thống khí nén, van OR được sử

dụng với nhiều chức năng đặc biệt, ví dụ như:

- Với van OR, có thể thiết kế khả năng điều

khiển ở nhiều vị trí thao tác khác nhau,

với nhiều tác động điều khiển khác nhau

- Trong điều khiển tuần tự, các cổng OR tham

gia trong các module nhịp

Hình 2.47 là sơ đồ mạch hệ thống khí nén ứng dụng

van OR trong giải pháp có thể điều khiển xilanh 1A ở

hai khả năng: bẳng nút ấn (1S1) hoặc bằng Pê đan

(1S2)

2.5.3 Các bộ định thời khí nén

Cấu tạo của một bộ định thời gồm:

Một van tiết lưu một chiều, một bình chứa khí nén và một van 3/2 điều khiển bằng khí nén

Hình 2.48 trình bày nguyên lý cấu tạo, đáp ứng thời gian, ký hiệu biểu diễn trên

sơ đồ và kiểu dáng bên ngoài của một bộ định thời kiểu DELAY ON

Trang 23

Nguyên lý làm việc như sau: Tại thời điểm t=0, một tín hiệu khí nén có áp suất không đổi được đặt vào cửa (12) để khởi tạo bộ định thời Khí nén qua khe hẹp của tiết lưu một chiều nạp vào bình trích chứa ( compressed air recervoir), điều chỉnh mức lưu lượng này chính là điều chỉnh thời gian trễ ∆t cần thiết Khi áp suất trong bình trích chứa đạt tới giá trị cần cho chuyển trạng thái của van 3/2, van sẽ mở cung cấp tín hiệu

ra ( signal output) tại cửa (2) Trạng thái này sẽ bị xóa khi xả tín hiệu cửa 12, quá trình xóa diễn ra gần như tức thời:khí nén trong bình chứa xả nhanh qua cửa 12 ( không qua tiết lưu) áp suất giảm nhanh, lò xo phục hồi của van 3/2 tác động khóa van

Tương tự, khi thay đổi cấu trúc của bộ định thời qua việc đổi trạng thái ban đầu của van 3/2, có thể có được Rơle thời gian DELAY ON như trình bày trên hình 2.49:

Trang 24

2.5.4 Van tuần tự áp suất (Pressure sequence valve)

Van tuần tự áp suất được ứng dụng trong hệ thống mà tín hiệu về áp suất được giám sát có nhu cầu cho điều khiển các bước tiếp theo Ví dụ, trong thiết bị gia công chi tiết: áp suất dành cho việc kẹp chặt chi tiết cần gia công cần phải được theo dõi bằng một van tuần tự áp suất, khi đã thỏa mãn, van này cung cấp một tín hiệu điều khiển cho cơ cấu chấp hành tiếp theo hoạt động ( ví dụ xilanh dẫn tiến khoan)

Hình 2.52 biểu diễn nguyên lý cấu tạo, hoạt động và ký hiệu trên sơ đồ của một van tuần tự áp suất

Nguyên lý hoạt động:

Áp suất cần giám sát được đặt vào cửa 12, khi áp suất đó vượt quá giá trị đặt nào đó (phụ thuộc vào yêu cầu công nghệ, nhỏ hơn áp suất của nguồn), van 3/2 sẽ mở đưa khí nén ra cửa làm việc 2 Van 3/2 sẽ đóng trở lại khi áp suất ở cửa 12 nhỏ hơn giá trị

Trang 25

2.6 Các phần tử đưa tín hiệu (Input Elements)

1 Khái niệm chung

Trong các hệ thống điều khiển tự động nói chung, hệ thống khí nén nói riêng, các phần

tử đưa tín hiệu được chia làm hai nhóm:

- Nhóm các phần tử giao tiếp người – hệ thống

+ Trong hệ thống điều khiển hoàn toàn bằng khí nén, người ta thường sử dụng các phần tử (gọi chung là phần tử tác động bằng tay): dạng các nút ấn, núm xoay, Pedal… với các van 3/2 hoặc 5/2

+ Trong hệ thống điều khiển bằng điện – khí nén, các phần tử dạng nút ấn, công tắc… với các tiếp điểm điện thường mở hay thường đóng

- Nhóm các phần tử giao tiếp trong hệ thống, gồm các phần tử thực hiện nhiệm vụ giám sát trạng thái của hệ thống, như các công tắc hành trình, các cảm biến, camera…

và cung cấp các tín hiệu cần thiết cho quá trình điều khiển, cho thiết bị hiển thị, cảnh báo…

2 Nhóm phần tử khí nén giao tiếp người-hệ thống

Hình 2.53 mô tả nguyên lý cấu tạo, hoạt động và ký hiệu của một nút ấn (Pushbutton) thường đóng sử dụng van đảo chiều 3/2

3 Nhóm phần tử giao tiếp trong hệ thống

*) Các công tắc hành trình hay công tắc giới hạn ( limit switch) tác động bằng cơ khí ( Machanically actuated)

Hình 2.54 mô tả nguyên lý cấu tạo và hoạt động của một công tắc hành trình khí nén tác dụng bằng cơ khí, sử dụng van 3/2 thường mở

Theo yêu cầu công nghệ điều khiển hệ thống bằng khí nén, người ta thường sử dụng hai loại công tắc hành trình, phân biệt theo chiều tác động: công tắc hành trình tác động cả hai chiều và công tắc hành trình chỉ tác động một chiều hoặc từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái Hình 2.55 mô tả các công tắc hành trình và ứng dụng

Trang 26

Chương 3 CÔNG NGHỆ ĐIỀU KHIỂN BẰNG KHÍ NÉN

3.1 Phương pháp mô tả bài toán điều khiển

Trong lĩnh vực thiết kế hệ thống điều khiển nói chung và trong lĩnh vực thiết kế

hệ thống khí nén, thủy lực nói riêng- mô tả bài toán điều khiển là việc xác định rõ đối tượng điều khiển, nhiệm vụ điều khiển, các thông số cần điều khiển, các điều kiện ràng buộc…

Để mô tả bài toán điều khiển, người ta thường dùng những thuật ngữ, những

ký hiệu, quy ước thể hiện dưới dạng sơ đồ khối, biểu đồ, lưu đồ thuật toán, lưu đồ tiến trình… Trong kỹ thuật điều khiển hệ thống khí nén, thủy lực, việc mô tả bài toán điều khiển thường hay dùng Biểu đồ hành trình bước , Sơ đồ chức năng hay Lưu đồ tiến trình Tùy theo yêu cầu mô tả bài toán điều khiển, người ta có thể sử dụng các dạng biểu

Trang 27

Biểu đồ chuyển động còn được mô tả thật ngắn gọn bằng dãy ký hiệu:

1A+ 2A+ 1A- 2A-

Đọc theo thứ tự từ trái qua phải là :

bước 1 piston 1A đi lên( up),

bước 2 2A đi ra (advance),

bước 3 1A đi xuống (down),

bước 4 2A đi về (return)

- Biểu đồ hành trình thời gian

( Displacement - time Diagram)

Biểu đồ hình 3.2 ( vẫn cho ví dụ trên), ngoài

thông tin về hành trình còn biểu diễn

thời gian thực hiện các bước

- Biểu đồ điều khiển (Control chart)

Hình 3.3 trình bày một biểu đồ điều khiển mô tả trạng thái đóng mở của một số

phần tử điều khiển (van 1V cho 1A, 2V cho 2A) và phần tử đưa tín hiệu ( công tắc hành

trình 1S1) để thực hiện các bước hành trình nêu trên

- Biểu đồ chức năng (Function diagram)

Nếu tích hợp biểu đồ chuyển động (hình 3.1) hoặc biểu đồ hành trình thời gian (hình

3.2) với biểu đồ điều khiển (hình 3.3 ) ta sẽ có một biểu đồ chức năng Ví dụ biểu đồ

(hình 3.4) mô tả tích hợp các thông tin về chuyển động theo hành trình bước của các

cơ cấu chấp hành dưới tác động điều khiển của các phần tử điều khiển cần thiết

Trong hình 3.4 quy ước kí hiệu hành trình của

các cơ cấu chấp hành:

- Số (1) là điểm cuối của hành trình đi ra

- Số (0) là điểm cuối của hành trình thu về

và trạng thái đóng mở của các phần tử điều khiển:

Trang 28

- Biểu đồ hành trình bước (Displacement- Step diagram)

Các dạng biểu đồ vừa được mô tả trên đây rất có ý nghĩa cho việc phân tích bài toán điều khiển một cách chi tiết cho từng phần tử Tuy nhiên, để đơn giản, phù hợp đối với bài toán điều khiển không quá phức tạp, người ta sử dụng biểu đồ hành trình bước

Biểu đồ hành trình bước biểu diễn trình tự hoạt động của các phần tử chấp hành trong hệ thống, mối quan hệ giữa các bước theo trình tự thông qua các tín hiệu điều khiển

Ví dụ về biểu đồ này được mô tả trên hình 3.5 Biểu đồ mô tả khá đầy đủ các thông tin cần thiết nhất cho thiết kế hệ thống điều khiển hệ thống khí nén:

-Hành trình chuyển động của các phần tử chấp hành;

- Các phần tử đưa tín hiệu – giao tiếp

người-hệ thống, giao tiếp hệ thống – hệ

thống và các mối quan hệ của các tín hiệu

điều khiển

- Nguồn và chiều tác động của

các tín hiệu điều khiển

Tuy nhiên, khi cần mô tả bài toán điều khiển chi tiết, đầy đủ hơn nữa, như việc biểu diễn trạng thái của các phần tử điều khiển, các phần tử đưa tín hiệu hoặc cần biểu diễn cụ thể thời gian của từng bước hành trình… chúng ta cần kết hợp tất các các dạng biểu đồ trên Tập đoàn FESTO hỗ trợ vẽ các biểu đồ cũng như mạch hệ thống khí nén bằng phần mềm FluidDRAW4

* Một số ký hiệu chức năng các phần tử điều khiển (Theo tiêu chuẩn VDI 3260- CHLB Đức) :

P6barTác động của cảm biến áp suất

t5s

Tác động của phần tử thời gianLiên kết AND của hai tín hiệuLiên kết OR của hai tín hiệuCác tín hiệu rẽ nhánhTín hiệu từ các phần tử đưa tín hiệu

Hình 3.5 Biểu đồ hành trình bước

Trang 29

Ví dụ 1: Thiết bị ép dán Plastic, công nghệ (Hình 3.6) và biểu đồ hành trình bước ( hình 3.7)

- Bàn ép đựơc truyền động lên xuống bằng Xilanh 1A

- Thời gian ép được đặt theo yêu cầu, ví dụ 5s và

được tính từ thời điểm bàn ép tác động lên công tắc hành trình (1S2)

- Chu trình mới được bắt đầu bằng việc nhấn nút ấn (1S3)

và kèm theo điều kiện bàn ép đã rút về vị trí cuối cùng

Ví dụ 2: Từ sơ đồ mô tả công nghệ (hình 3.9), thiết lập biểu đồ hành trình bước(hình 3.10)

Giả thiết, thông qua các cơ cấu phụ trợ (không thể hiện trên sơ đồ) có thể lắp đặt được các công tắc hành trình vào các vị trí cần thiết, có thể thiết lập được biểu đồ trạng thái:

Trang 30

3.2 Các cấu trúc mạch điều khiển hoàn toàn bằng khí nén điển hình

3.2.1 Điều khiển trực tiếp

Bằng các thiết bị đóng mở trực tiếp cung cấp nguồn khí nén cho Xi lanh hoặc Motor

Ví dụ: Một khâu của thiết bị phân loại và vận chuyển sản phẩm (hình 3.11), giả thiết có nhu cầu điều khiển trực tiếp, sơ đồ khí nén và mô tả hoạt động như trên hình 3.12

3.2.2 Điều khiển gián tiếp

Sử dụng van điều khiển đảo chiều làm trung gian

Hình 3.13 mô tả mạch điều khiển gián tiếp Xilanh đơn

3.2.3 Điều khiển tuần tự theo hành trình

Quá trình điều khiển diễn ra tuần tự theo từng bước tuân thủ theo yêu cầu công nghệ

Ví dụ1: Điều khiển một Xilanh

Giả thiết một hệ thống khí nén có sơ đồ

hành trình bước cho trên hình 3.14, thêm

yêu cầu về thời gian (t1>t2), tải trọng

không đổi Hệ thống khí nén được thiết kế

Trang 31

Ví dụ 2: Điều khiển hai xilanh

Hình 3.17 biểu diễn công nghệ và biểu đồ hành trình bước của một khâu đóng gói sản phẩm

Trang 32

Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống được thiết kế như trên hình 3.20

Để loại trừ khả năng trùng tín hiệu điều khiển, ta đã dùng công tắc hành trình (1S2, 2S1) tác động một chiều

3.2.4 Điều khiển tuần tự theo thời gian

Vì tốc độ truyền động bằng khí nén luôn phụ thuộc vào tải trọng nên trong các

hệ thống điều khiển đơn giản, việc điều khiển theo thời gian thường chỉ được áp dụng vào các điểm dừng của cơ cấu chấp hành

Ví dụ 1: Điều khiển một xilanh có yêu cầu cho theo

biểu đồ hành trình bước trên hình 3.21

Sơ đồ hệ thống khí nén được mô tả trên hình 3.22

3.2.5 Điều khiển tuần tự theo áp suất

Điều khiển tuần tự theo áp suất là sử dụng tín hiệu giám sát áp suất ( thực tế có thể là lực kẹp, lực đẩy, kéo…) để điều khiển những bước tiếp theo, trong hệ thống này

Hình:3.20Sơ đồ hệ thống khí nén thiết bị khoan chitiết

Hình 3.22 Sơ đồ hệ thống khí nén

Hình 3.21 Biểu đồ hành trình bước

Trang 33

thường sử dụng van tuần tự áp suất Hình 3.23a trình bày biểu đồ hành trình bước điều khiển một xilanh theo tuần tự áp suất

Để nâng cao độ chính xác của quá trình điều khiển, khi giám sát bằng van áp suất, người ta thường dùng thêm van điều chỉnh áp suất Hình 3.23b là sơ đồ hệ thống điều khiển bằng khí nén

3.2.6 Điều khiển theo cấu trúc tầng

Xây dựng cấu trúc điều khiển theo tầng thực chất là phân chia chu trình điều khiển gồm nhiều bước thành các tầng riêng rẽ (bao gồm một hay một số bước), như vậy có thể làm minh bạch hệ thống điều khiển, khắc phục hiện tượng trùng tín hiệu trong điều khiển Không cần thiết phải sử dụng công tắc hành trình một chiều

Chia tầng là bước quan trọng nhất, nó quyết định cấu trúc của mạch hệ thống sẽ được thiết kế

Phương pháp chia tầng:

a) Chia tầng trực tiếp trên biểu đồ hành trình bước:

Nguyên tắc là chọn một hay một số bước liên tiếp của biểu đồ hành trình bước lập thành một nhóm (gọi là tầng) mà trong tầng mỗi phần tử chấp hành chỉ thực hiện một hành trình (0Æ1 hoặc ngược lại 1Æ0)

Ví dụ: Trên hình 3.24a biểu diễn biểu đồ

hành trình bước của một hệ thống 2 xilanh

Theo định nghĩa trên, ta chia thành 2 tầng:

Biểu đồ hành trình bước

Hình 3.23a

Sơ đồ hệ thống khí nén điều khiển theo áp suấtHình 3.23b

Trang 34

b) Chia tầng theo chu trình kín:

Cơ sở của phương pháp chia này là coi một chu trình điều khiển là một chu trình kín Biểu đồ hành trình bước chính là hình khai triển theo nhát cắt qua bước thứ nhất Bây giờ ta biểu diễn chu trình kín bằng một vòng tròn Các bước thực hiện chia tầng (xem hình 2.24b):

- Chia vòng tròn đó thành n phần bằng nhau, với n là số các hành trình của tất các cơ cấu chấp hành ( n là số chẵn – mỗi cơ cấu chấp hành có hai hành trình)

- Theo một chiều tùy chọn, đặt liên tiếp các hành trình theo luật điều khiển tuần

tự mà bài toán điều khiển yêu cầu ( nghiên cứu từ mô tả công nghệ hoặc biểu đồ hành trình bước)

- Chọn điểm khởi đầu để chia tầng sao cho số tầng là ít nhất Chẳng hạn, nếu chọn điểm khởi đầu từ bước 2 ( 1A-) theo chiều kim đồng hồ, ta có 2 tầng Tuy nhiên nếu chọn từ bước 1 ( 1A+), ta có 3 tầng và số tầng nhiều hơn sẽ khiến mạch điều khiển phức tạp và chi phí tốn kém hơn

Thiết kế hệ thống điều khiển theo tầng khí nén

Các nguyên tắc chung:

- Trong hệ thống điều khiển theo tầng, mỗi tầng đã được phân chia như trên được xem như là một nguồn tín hiệu điều khiển( ở đây là nguồn khí nén dành cho điều khiển, ở phần sau chúng ta có tầng điện) Như vậy, ở mỗi thời điểm chỉ có một tầng duy nhất hoạt động, nói cách khác chỉ có một nguồn khí nén điều khiển duy nhất cho mỗi thời điểm

- Tại vạch phân chia tầng phải có phần tử đưa tín hiệu cung cấp tín hiệu chuyển tầng (hay thiết lập tầng) , ký hiệu là E1 thiết lập tầng I; E2 –tầng II ;…

Hình 3.25a,b và c trình bày một số sơ đồ nguyên lý của mạch chuyển đổi tầng điều khiển bằng khí nén

Hình 3.24b

Trang 35

Hình 3.25c Mạch chuyển đổi n tầng Hình 3.25a Các mạch chuyển đổi 2, 3 tầng

Hình 3.25b Mạch chuyển đổi 4 tầng

Trang 36

Van đảo chiều 1V1

Hình 3.27 mô tả sơ đồ hệ thống khí nén có cấu trúc 2 tầng điều khiển xilanh nêu trên với yêu cầu hành trình đi ra có điều chỉnh tốc độ (dùng van tiết lưu 1V3); hành trình đi

về nhanh nhất có thể ( dùng van xả nhanh 1V2)

2 Thiết bị gá kẹp và khoan chi tiết

Hình 3.29 mô tả biểu đồ hành trình bước và 2 tầng điều khiển cho thiết bị khoan

Hình 3.30 biểu diễn sơ đồ nguyên lý hệ thống điều khiển bằng khí nén thiết kế theo tầng cho thiết bị khoan

Hình 3.28 Sơ đồ công nghệ gia công khoan

Hình 3.26 Biểu đồ hành trình bước

Hình 3.27

Hình 3.29

Trang 37

3.2.7 Điều khiển theo cấu trúc nhịp

Các phương pháp điều khiển đã trình bày có đặc điểm là, khi thay đổi quy trình công nghệ hay yêu cầu đặt ra, đòi hỏi phải thiết kế lại mạch điều khiển Như vậy sẽ mất nhiều thời gian và công sức Phương pháp điều khiển theo nhịp khắc phục được nhược điểm trên

Nguyên tắc điều khiển theo nhịp là các bước thực hiện lện xảy ra tuần tự Nghĩa là các lệnh trong một nhịp thực hiện xong, thì một mặt thông báo ( chuẩn bị điều kiện) cho nhịp kế sau, mặt khác xóa lệnh nhịp thực hiện trước đó

1 Các Module nhịp

Để thực hiện điều khiển theo nhịp, người ta chế tạo các Module điều khiển cứng, gồm 3 phần tử: AND ( hoặc mạch theo hàm AND); Phần tử nhớ ( thường là một van 3/2; 4/2 hoặc 5/2 xung); và một phần tử OR như hình vẽ (hình 3.31)

Trong hệ thống điều khiển tuần tự, người ta thường sử dụng một số kiểu Module nhịp đáp ứng các vai trò khác nhau

1 Module kiểu A (hình 3.31), có thể được sử dụng cho tất cả các nhịp từ đầu chu trình đến nhịp trước cuối ( trừ nhịp cuối cùng)

Nguyên lí làm việc:

Xét cho một module kiểu A ở nhịp thứ n, khi nhận được tín hiệu thiết lập Yn ( có thể là lệnh vận hành hay lệnh điều khiển tuần tự), theo nguyên lý I-P-O ( Input – Processing – Output) thực hiện bởi van 3/2 xung và sẽ có tín hiệu ra An

Tín hiệu ra An được sử dụng với ba chức năng đồng thời:

+) Điều khiển các phần tử ngoại vi ( ví dụ van đảo chiều)

+) Xóa nhịp trước đó (Zn-1)

Module A có thể được xóa bằng một trong hai nguồn lệnh, lựa chọn bằng cổng OR ( van 1V1): lệnh Z hoặc lệnh vận hành L ( đặt lại) – thiết lập trạng thái ban đầu cho van xung 3/2 (1V2)

+) Sẵn sàng khởi tạo ( set) cho nhịp kế tiếp khi có lệnh Xn ( trong mối liên kết AND của van 1V2 và van 1V3) Xn có thể là lệnh vận hành( người – hệ thống) hay các tín hiệu giám sát trong hệ thống

Hình 3.30

Trang 38

2 Module nhịp kiểu B

Hình 3.32 mô tả cấu trúc một module nhịp Kiểu B Nó được đặt ở vị trí cuối cùng

trong chuỗi các Module nhịp nối tiếp, ngược với kiểu A, kiểu B có phần tử

OR ghép tín hiệu thiết lập: Yn và tín hiệu đặt lại: L Khi có tín hiệu đặt lại L thì toàn bộ các Module của chuỗi điều khiển(trừ khối cuối cùng - kiểu B) sẽ trở về vị trí ban đầu Như vậy Module kiểu B có chức năng như là điều kiện để chuẩn bị khởi động của cả hệ thống

3 Module kiểu C (hình 3.33)

Module kiểu C không có phần tử nhớ, và

như vậy không cần xóa hay đặt lại.Nó có

vai trò như là phần tử truyền đạt tín hiệu

ở cổng X, khi tìn hiệu ở cổng này còn tiếp

Hình 3.31Nguyên lý Module nhịp kiểu A

Yn: Tín hiệu thiết lập (SET)

Yn+1: Tín hiệu chuẩn bị thiết lập cho nhịp thứ n+1

Zn-1: Tín hiệu xoá (RESET) cho nhịp thứ n-1

Zn+1: Tín hiệu xoá (RESET) đến từ nhịp thứ n+1 P: áp suất nguồn

L: Tín hiệu đặt lại A: Tín hiệu điều khiển gửi ra

Hình 3.32 Module nhịp kiểu B

Hình 3.33

Trang 40

Từ ví dụ trên đây, có thể biểu diễn chuỗi điều khiển theo nhịp bằng một sơ đồ đơn giản hóa sau đây (hình 3.35): Chuỗi nhịp gồm có 4 khối, đường nét đứt còn có ý định thể hiện trong đó các điều kiện và các phần tử cần thiết cho việc khởi động một chu trình mới

Và để thuận lợi cho thiết kế, đối với hệ điều khiển theo các khối nhịp, người ta còn lập bảng quy trình thực hiện cho các nhịp cũng xuất phát từ biểu đồ hành trình bước Bảng 3.1 là quy trình thực hiện cho các nhịp của ví dụ trên

Bảng 3.1

Nhịp thực hiện 1 2 3 4

2 Các mạch điểu khiển theo nhịp điển hình

Mạch điều khiển theo nhịp trình bày trên hình 3.35 được thiết kế theo biểu đồ hành trình bước theo quy trình tuần tự Ứng dụng các module nhịp trong điều khiển tuần tự là ứng dụng cơ bản nhất

Tuy nhiên trong thực tế do những yêu cầu công nghệ khác nhau đòi hỏi thiết kế các mạch điều khiển khác nhau trên cơ sở các Module nhịp có sẵn:

- Mạch điều khiển theo nhịp với chu kỳ thực hiện nhảy cóc

- Mạch điều khiển theo nhịp với chu kỳ thực hiện lặp lại

- Mạch điều khiển theo nhịp với chu kỳ thực hiện đồng thời

- Mạch điều khiển theo nhịp với chu kỳ thực hiện tuần tự

Mạch điều khiển theo nhịp với chu kỳ thực hiện nhảy cóc

Giả sử một hệ thống có 4 xilanh làm việc theo yêu cầu điều khiển được biểu diễn đơn giản bằng bảng quy trình thực hiện nhịp ( bảng 3.2) và sơ đồ hệ thống được trình bày trên hình 3.36

Bảng 3.2

Hình 3.35

Ngày đăng: 19/06/2014, 19:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1a Cấu trúc hệ thống điều                   khiển bằng khí nén - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 1.1a Cấu trúc hệ thống điều khiển bằng khí nén (Trang 2)
Hình 1.2a mô tả thiết bị nạp phôi. - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 1.2a mô tả thiết bị nạp phôi (Trang 3)
Hình 1.4 Mô tả các đại lượng áp suất - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 1.4 Mô tả các đại lượng áp suất (Trang 5)
Hình 2.1 Ký hiệu các phần tử cơ bản của một khối nguồn khí nén - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 2.1 Ký hiệu các phần tử cơ bản của một khối nguồn khí nén (Trang 7)
Hình 2.10 Bộ lọc hơi nước Hình 2.9 Bộ điều hòa phục vụ và ký hiệu trên sơ đồ - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 2.10 Bộ lọc hơi nước Hình 2.9 Bộ điều hòa phục vụ và ký hiệu trên sơ đồ (Trang 10)
Hình 2.32Hình 2.31 - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 2.32 Hình 2.31 (Trang 17)
Hình 2.35 Hình 2.34a - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 2.35 Hình 2.34a (Trang 18)
Hình 2.55 Công tắc hành trình hai chiều - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 2.55 Công tắc hành trình hai chiều (Trang 26)
Hình 3.17 biểu diễn công nghệ và biểu  đồ hành trình bước của một khâu đóng  gói sản phẩm - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 3.17 biểu diễn công nghệ và biểu đồ hành trình bước của một khâu đóng gói sản phẩm (Trang 31)
Sơ đồ mạch điều khiển hệ thống được thiết kế như trên hình 3.20 - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Sơ đồ m ạch điều khiển hệ thống được thiết kế như trên hình 3.20 (Trang 32)
Hình 3.22  Sơ đồ hệ thống khí nén - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 3.22 Sơ đồ hệ thống khí nén (Trang 32)
Sơ đồ hệ thống khí nén điều khiển theo áp suất Hình 3.23b - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Sơ đồ h ệ thống khí nén điều khiển theo áp suất Hình 3.23b (Trang 33)
Hình 3.25c Mạch chuyển đổi n tầng Hình 3.25a Các mạch chuyển đổi 2, 3 tầng - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 3.25c Mạch chuyển đổi n tầng Hình 3.25a Các mạch chuyển đổi 2, 3 tầng (Trang 35)
Hình 3.26 trình bày biểu đồ hành trình bước - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 3.26 trình bày biểu đồ hành trình bước (Trang 36)
Sơ đồ sử dụng: - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Sơ đồ s ử dụng: (Trang 41)
Hình 4.1 Hệ thống điện – khí nén - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 4.1 Hệ thống điện – khí nén (Trang 48)
Hình 4.2 : a) nút ấn tự phục hồi; b) nút ấn tự giữb)Nút ấn tự giữ - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 4.2 a) nút ấn tự phục hồi; b) nút ấn tự giữb)Nút ấn tự giữ (Trang 48)
Hình 4.5  Mạch ứng dụng công tắc hành trình - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 4.5 Mạch ứng dụng công tắc hành trình (Trang 49)
Hình 4.9  Ví dụ về vị trí làm việc của  cảm biến tiệm cận                           và sơ đồ mạch điện - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 4.9 Ví dụ về vị trí làm việc của cảm biến tiệm cận và sơ đồ mạch điện (Trang 51)
Hình 4.13 Kí hiệu và sơ đồ nguyên lí - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 4.13 Kí hiệu và sơ đồ nguyên lí (Trang 53)
Hình 4.30 biểu diễn mạch điều khiển 2 tầng (Line   1, Line 2). - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 4.30 biểu diễn mạch điều khiển 2 tầng (Line 1, Line 2) (Trang 60)
Hình 4.32  Mạch điểu khiển n tầng - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 4.32 Mạch điểu khiển n tầng (Trang 61)
Hình 4.36 Hình 4.35 - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 4.36 Hình 4.35 (Trang 63)
Bảng mô tả các bước thực hiện: - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Bảng m ô tả các bước thực hiện: (Trang 63)
Hình 5.10 Mô  tả quá trình  chuyển mạch - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 5.10 Mô tả quá trình chuyển mạch (Trang 75)
Hình 5.12a,b Van 2/2 có lỗ thoát dầu rò Lb) Van điện từ 2/2 - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 5.12a b Van 2/2 có lỗ thoát dầu rò Lb) Van điện từ 2/2 (Trang 76)
Hình 5.15a,b biểu diễn van 4/2 kiểu 3 piston điều khiển bằng tay và bằng điện từ. - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 5.15a b biểu diễn van 4/2 kiểu 3 piston điều khiển bằng tay và bằng điện từ (Trang 78)
Hình 5.31 Van điều áp 2 cửaHình dáng của một van - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 5.31 Van điều áp 2 cửaHình dáng của một van (Trang 84)
Hình 5.32 ứng dụng của van điều áp 2 cửaHình 5.33 - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 5.32 ứng dụng của van điều áp 2 cửaHình 5.33 (Trang 85)
Hình 5.51 Đồ thị đặc tính Q=f(P) của bơm - Hệ thống thỷ lực khí nén toàn tập
Hình 5.51 Đồ thị đặc tính Q=f(P) của bơm (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w