1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

cẩm nang khai thác tư liệu khoa học dh quốc gia tp hcm

123 355 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 12,54 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Tra cứu, truy cập và sử dụng hiệu quả các nguồn tư liệu khoa học là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công cho công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu của mọi thành viên

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Tra cứu, truy cập và sử dụng hiệu quả các nguồn tư liệu khoa học là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công cho công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu của mọi thành viên trong trường đại học Với mong muốn hỗ trợ cho bạn đọc khai thác hiệu quả các nguồn tài liệu khoa học do toàn Hệ thống Thư viện Đại học Quốc gia – Thành phố Hồ Chí Minh

cung cấp, Hội đồng Thư viện chủ trì biên soạn tài liệu “CẨM NANG KHAI THÁC TƯ LIỆU KHOA HỌC”

Cẩm nang này giới thiệu đến bạn đọc các nguồn tài liệu khoa học của cả Hệ thống Thư viện cũng như của từng thư viện thành viên, đồng thời, hướng dẫn chi tiết cho bạn đọc cách khai thác từng nguồn tài liệu này

Tuy cẩm nang đã được biên soạn khá chi tiết và công phu, nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót Hội đồng Thư viện rất mong nhận được các ý kiến phản hồi và đóng góp từ phía bạn đọc để có thể điều chỉnh và cập nhật cho các lần xuất bản tiếp theo

Hội đồng Thư viện ĐHQG-HCM

Trang 7

MỤC LỤC

1 TỔNG QUAN 9

Hệ thống Thư viện Đại học Quốc gia TP.HCM 9

Các thư viện thành viên 12

Thư viện Trung tâm 12

Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên 13

Thư viện trường Đại học Bách Khoa 13

Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn 13

Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật 14

Thư viện trường Đại học Quốc Tế 14

2 HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM VÀ TRUY CẬP TÀI LIỆU 15

Khai thác tư liệu khoa học chung của Hệ thống 15

Cổng tra cứu và truy cập tài liệu khoa học 15

Mục lục hệ thống thư viện 15

Tài liệu điện tử .17

Tài liệu điện tử nội sinh 19

Tất cả các nguồn 20

Trang 8

Hướng dẫn sử dụng các Cơ sở dữ liệu 24

Các Cơ sở dữ liệu 24

Nguồn học liệu mở MIT OPENCOURSEWARE (MIT OCW) 33

Tìm kiếm và truy cập tư liệu khoa học của từng thư viện thành viên 39 Thư viện Trung tâm 39

Mục lục trực tuyến (OPAC – Online Public Access Catalog) 39

Bộ sưu tập số DSPACE 52

Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên 57

Mục lục trực tuyến 57

Bộ sưu tập thông tin số - Digital Collections 68

Thư viện Trường Đại học Bách Khoa 73

Mục lục trực tuyến 73

Tài liệu trực tuyến toàn văn 83

CSDL Offline - Bộ sưu tập số 86

Bộ sưu tập chuyên đề 91

Thư viện Trường Đại học KHXH&NV 93

Mục lục trực tuyến 93

Bộ sưu tập số toàn văn 104

Sách điện tử (Ebook Online) 110

Tạp chí online (Sagepub) 115

Trang 9

3 ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TỪ XA CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐIỆN

TỬ 119

Mục đích 119

Đối tượng 119

Cách thức đăng ký 119

Trách nhiệm của người sử dụng 120

Trang 10

1 TỔNG QUAN

Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM là một mạng lưới các thư viện liên thông, liên kết, cùng phối hợp cung cấp các nguồn tài nguyên thông tin và các dịch vụ thông tin cho tất cả bạn đọc là giảng viên, nhà nghiên cứu, sinh viên và cán bộ viên chức của ĐHQG-HCM, phục vụ sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao của ĐHQG-HCM; đồng thời đóng góp vào việc phát triển cộng đồng cũng như phát triển hệ thống thư viện đại học Việt Nam

Hệ thống Thư viện Đại học Quốc gia TP.HCM

Hiện nay Hệ thống thư viện ĐHQG-HCM gồm các thư viện thành viên:

 Thư viện Trung tâm;

 Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên;

 Thư viện trường Đại học Bách Khoa;

 Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn;

 Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật;

 Thư viện trường Đại học Quốc tế;

 Thư viện trường Đại học Công nghệ Thông tin;

 Thư viện Viện Môi trường Tài nguyên

Cơ chế vận hành

Tổ chức và quản lý: Hệ thống Thư viện vận hành dưới sự chỉ đạo của

Ban chỉ đạo Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM, sự điều hành trực tiếp của Hội đồng Thư viện ĐHQG-HCM, và sự phối hợp hoạt động của các thư viện thành viên Trong đó, Hội đồng Thư viện có trách nhiệm

Trang 11

xây dựng kế hoạch chiến lược và triển khai thực hiện các hoạt động nghiệp vụ và phục vụ bạn đọc trong toàn Hệ thống

Chuẩn chuyên môn nghiệp vụ: Các thư viện thành viên áp dụng thống

nhất và đồng bộ các Chuẩn nghiệp vụ và Quy trình hoạt động thông tin – thư viện, đầu tư phát triển các công nghệ ứng dụng dùng chung nhằm đảm bảo sự liên thông, đồng bộ và chuẩn hóa nghiệp vụ, tiến đến phù hợp với các tiêu chuẩn phổ biến trong lĩnh vực thư viện – thông tin đang được áp dụng trên thế giới

Nguồn lực dùng chung: Các nguồn tài nguyên thông tin, dịch vụ thông

tin và cơ sở vật chất của các thư viện thành viên trong Hệ thống được dùng để phục vụ chung cho mọi bạn đọc của ĐHQG-HCM Bạn đọc

có thể sử dụng trực tiếp hoặc từ xa các nguồn lực của tất cả các thư viện thành viên

Nguồn nhân lực: Từng thư viện thành viên có đội ngũ cán bộ thư viện

chuyên nghiệp tác nghiệp tại đơn vị thành viên Bên cạnh đó, Hệ thống Thư viện tập hợp các cán bộ thư viện chủ chốt từ các thư viện thành viên để tổ chức các nhóm chuyên trách giữ trách nhiệm điều phối các hoạt động liên thông, liên kết, phối hợp các công tác và hoạt động chuyên môn và phục vụ bạn đọc giữa các thư viện thành viên

Nguồn lực tài chính: ĐHQG-HCMưu tiên đầu tư cho các dự án,

chương trình phát triển Hệ thống theo hướng hiện đại, liên thông, đáp ứng tốt cho mục tiêu phục vụ sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu chất lượng cao của ĐHQG-HCM

Nguồn tài nguyên thông tin trong Hệ thống

Tài liệu bản in: Hệ thống hiện có khoảng nửa triệu bản sách, hàng

trăm nhan đề tạp chí, hàng ngàn luận văn, luận án và CD-ROMthuộc tất cả các lĩnh vực khoa học

Tài liệu điện tử truy cập qua mạng internet:Hệ thống hiện có 10 cơ sở

dữ liệu (CSDL) điện tử với hơn 25.000 tạp chí điện tử và 24.500 sách điện tử Bạn đọc có thể truy cập vào các cơ sở dữ liệu điện tử từ các máy tính trong hệ thống mạng ĐHQG-HCM hoặc sử dụng tài khoản

cá nhân được cấp để truy cập từ bất kỳ máy tính nào có kết nối internet

Trang 12

Công nghệ ứng dụng trong Hệ thống

Cổng tra cứu và truy cập nguồn tài liệu báo và tạp chí điện tử: Phần

mềm giúp bạn đọc chỉ bằng một thao tác tìm kiếm có thể tìm được tất

cả các bài báo và tạp chí của các CSDL báo và tạp chí

Cổng tra cứu và truy cập tài liệu khoa học: Phần mềm cung cấp một

hộp tìm kiếm giúp bạn đọc cùng một lúc tìm và xác định được nơi lưu giữ của tất cả tài liệu sẵn có trong các nguồn tài liệu bản in, tài nguyên điện tử, bộ sưu tập số tại các thư viện thành viên trong Hệ thống Thư viện Từ đó, bạn đọc có thể truy cập vào toàn văn của tài liệu hoặc định vị được các địa điểm có thể mượn được tài liệu Ngoài ra, hộp tìm kiếm này cũng giúp bạn đọc truy cập được đến hàng trăm triệu bài báo nghiên cứu trên các tạp chí điện tử, sách điện tử, cơ sở dữ liệu điện tử sẵn có từ các nguồn tài nguyên truy cập mở và theo những thỏa thuận cấp phép truy cập hiện hành với nhiều nhà xuất bản trên thế giới

Trang 13

Các thư viện thành viên

Thư viện Trung tâm

 Tên tiếng Anh: The Central

TVTT được đầu tư hệ thống trang thiết bị công nghệ thông tin, đặc biệt là hệ thống WIFI phủ sóng khắp tòa nhà, có mặt bằng khang trang, tiện nghi, rất tốt cho việc tự học tập, nghiên cứu và các hoạt động theo nhóm, lớp TVTT cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, hỗ trợ bạn đọc từ xa qua các phương tiện truyền thông, tổ chức các khóa tập huấn nâng cao kỹ năng thông tin, cấp quyền truy cập, phục vụ tài liệu điện tử qua mạng internet và nguồn tài nguyên đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực bao gồm Khoa học Tự nhiên, Khoa học

Xã hội, Khoa học Kỹ thuật,…

Trang 14

Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên

 Tên tiếng Anh: University of Science Library

 Địa chỉ : 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, TP HCM

 Điện thoại : (84.8) 38397722, Fax: (84.8) 38350096

 Email : thuvien@hcmus.edu.vn

 Website : www.glib.hcmus.edu.vn

Thư viện có nguồn tài nguyên thông tin bao gồm 20.000 nhan đề sách, 146 nhan đề tạp chí, 3.000 đề tài luận văn, 1.500 đĩa CD-ROM và 1.300 đề tài nghiên cứu các cấp Ngoài ra, thư viện còn có các bộ sưu tập số, bản tin điện

tử phát hành từ 1998 đến nay Nguồn tài nguyên này tập trung vào các lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật

Thư viện trường Đại học Bách Khoa

 Tên tiếng Anh: University of Technology Library

 Địa chỉ : 268 Lý Thường Kiệt, Q10, TP.HCM

 Điện thoại : (84.8) 38647256 ext 5410, Fax: (84.8) 38653823

 Email : thuviendhbk@hcmut.edu.vn

 Website : www.lib.hcmut.edu.vn

Thư viện có nguồn tài liệu đa dạng bao gồm 19.550 nhan đề / 63.071 bản, Tạp chí: 650 nhan đề; Báo cáo khoa học: 1.455; Tiêu chuẩn kỹ thuật: 2384; Luận án tiến sĩ : 250 đề tài; Luận văn thạc sĩ : 6.276 đề tài; Sách điện tử: 2.696 nhan đề; CD-ROM: 372 nhan đề; các tạp chí điện tử; Cơ sở dữ liệu toàn văn Nguồn tài nguyên này tập trung vào các lĩnh vực khoa học kỹ thuật

và công nghệ

Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn

 Tên tiếng Anh: University of Social Sciences and Humanities Library

 Địa chỉ : 10 – 12 Đinh Tiên Hoàng, Q1, TP HCM

 Điện thoại : cơ sở 1 Đinh Tiên Hoàng: (84.8) 38293828 ext 125, (84.8)

Trang 15

chuyên ngành, tài liệu đa phương tiện và các sản phẩm và dịch vụ thông tin Nguồn tài nguyên này tập trung vào các lĩnh vực khoa học Xã hội & Nhân văn như: Việt Nam học, Hán Nôm, Lịch sử, Địa lý, Triết học, Đông Phương học, Văn hóa học, Ngôn ngữ học, Quan hệ quốc tế, Xã hội học, Nhân học, Tâm lý học, Giáo dục học, Báo chí, Thư viện – Thông tin, Lưu trữ học

Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật

 Tên tiếng Anh: University of Economics and Law Library

 Địa chỉ : KP3 Linh Xuân, Thủ Đức, TP.HCM

 Điện thoại : (84.8) 37244513 ext 6421, Fax: (84.8) 37244500

 Email : thuvien@uel.edu.vn

 Website : www.uel.edu.vn/page/thuvien

Nguồn tài nguyên thông tin của Thư viện bao gồm luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học, giáo trình, tài liệu tham khảo, báo, tạp chí…Nguồn tài liệu này phục vụ các chuyên ngành đào tạo: Kinh tế học, Kinh

tế và quản lý công, Tài chính ngân hàng, Kinh tế đối ngoại, Kế toán kiểm toán, Quản trị kinh doanh, Hệ thống thông tin quản lý, Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế, Luật dân sự, Luật tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán Ngoài ra còn có các tài liệu phục vụ cho nâng cao trình độ chính trị tư tưởng, văn học, lịch sử và văn hóa đất nước

Thư viện trường Đại học Quốc Tế

 Tên tiếng Anh: International University Library

 Địa chỉ : Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP HCM

 Điện thoại : (84.8) 37244270 ext 3241, Fax: (84.8) 37244271

 Email : library@hcmiu.edu.vn

 Website : www.hcmiu.edu.vn/vn/thuvien.aspx

Nguồn tài nguyên của Thư viện bao gồm 12.000 đầu sách, 119.000 cuốn, Tạp

chí 300 nhan đề, Luận văn cử nhân và cao học hơn 1.000 cuốn, Tài liệu đa phương tiện 500 CD-ROM, nguồn tài nguyên nội sinh, Cơ sở dữ liệu, tạp chí trực tuyến Taylor & Francis, IEEE Transactions on Biomedical Engineering và InfoTrac Custom Journals, bộ sưu tập văn học gồm các truyện, tiểu thuyết của các tác giả nổi tiếng trên thế giới

Nguồn tài nguyên phục vụ các chuyên ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh, Công nghệ sinh học, Khoa học và Kỹ thuật máy tính, Điện tử viễn thông, Kỹ thuật hệ thống công nghiệp, Kỹ thuật Y sinh, Kỹ thuật xây dựng, Tóan học, Vật lý

Trang 16

2 HƯỚNG DẪN TÌM KIẾM

VÀ TRUY CẬP TÀI LIỆU

Để giúp bạn đọc dễ dàng tiếp cận tới tất cả nguồn tài liệu khoa học của các thư viện trong Hệ thống Thư viện ĐHQG-HCM, cẩm nang này được biên soạn thành 2 phần:

- Khai thác tư liệu khoa học chung của Hệ thống

- Khai thác tư liệu khoa học của các thư viện thành viên

Khai thác tư liệu khoa học chung

của Hệ thống

Cổng tra cứu và truy cập tài liệu khoa học

Cổng tra cứu và truy cập tới tất cả các loại tài liệu có trong mục lục của các thư viện, các tài liệu điện tử nội sinh của ĐHQG-HCM, các nguồn tài liệu

điện tử mua từ các nhà xuất bản khoa học lớn trên thế giới

Mục lục hệ thống thư viện: Tìm tài liệu bản in lưu trữ tại TVTT, hoặc tại tất

cả các thư viện trong Hệ thống thư viện ĐHQG-HCM

Trang 17

1 Nhập từ khóa tìm kiếm - Chọn thư viện cần tìm

2 Chọn giới hạn tìm - theo nhan đề, chủ đề, tác giả, năm xuất bản,…

Nút Vị trí tài liệu/Yêu cầu: Hiển

thị danh sách các thư viện đang

có tài liệu

Nút Chi tiết: Hiển thị thông tin chi

tiết về tài liệu

Nút Xem trực tuyến: Xem toàn

văn (nếu đó là tài liệu điện tử) hoặc xem hình trang bìa và mục lục (nếu đó là tài liệu bản in)

Nút Find it VNULIB: Liên kết trực

tiếp đến Mục lục trực tuyến (OPAC) của các thư viện

1

2

3

Trang 18

Tài liệu điện tử: Tìm và truy cập đến tất cả các nguồn tài liệu điện tử toàn

văn nước ngoài và trong nước

Cách 1: Tìm kiếm trên cổng tra cứu và truy cập tài liệu khoa học

4

Trang 19

Cách 2: Tra cứu từng Cơ sở dữ liệu

1

1 Chọn CSDL quan tâm, nhấn nút

2 Nhập Username & Password

2

Trang 20

Tài liệu điện tử nội sinh: Tìm và truy cập đến các nguồn tài liệu điện tử nội

sinh tiếng Việt như luận án, bài giảng điện tử và sách điện tử của TVTT có bản quyền

4 Nhấn nút

để kết nối toàn văn

1

2

3

4

Trang 21

Tất cả các nguồn: Tìm và truy cập đến tất cả các nguồn tài liệu bản in, tài

liệu điện tử, tài liệu điện tử nội sinh

Lưu ý: Các máy tính thuộc mạng ĐHQG-HCM sẽ truy cập trực tiếp tới toàn

văn tài liệu Các máy tính không thuộc mạng ĐHQG-HCM, vui lòng nhập

1

2

3

Trang 22

“Mã số” và “Mật khẩu” do TVTT cấp (Xem thêm hướng dẫn Đăng ký tài khoản truy cập từ xa các nguồn tài nguyên điện tử)

Trang 23

Sử dụng Góc nghiên cứu

Góc nghiên cứu giúp người sử dụng chia sẻ, tổ chức và lưu lại những biểu ghi tài liệu tìm thấy khi tra cứu trong Cổng tra cứu và truy cập tài liệu Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Nhấp chọn tài liệu cần lưu trữ (1) Góc nghiên cứu (2) Tài liệu

được chọn sẽ được đưa về giỏ hàng của Góc nghiên cứu

Bước 2: Chọn cách thức lưu trữ

 Gửi vào thư điện tử hoặc đưa vào phần mềm chuyên dụng như Endnote, Refworks… dùng để trích dẫn tài liệu khi xây dựng danh mục tài liệu tham khảo

Trang 24

Bước 3: Xóa tài liệu trong Góc nghiên cứu

 Nhấn chọn biểu ghi tài liệu cần xóa

 Nhấp vào biểu tượng để xóa

Lưu ý: Các biểu ghi tài liệu chỉ được lưu tạm thời, để lưu trữ lâu dài tại Góc

nghiên cứu, bạn đọc phải “Đăng nhập” vào tài khoản Góc nghiên cứu của mình Tên đăng nhập và mật khẩu là mã số thẻ thư viện của bạn đọc

Trang 25

Hướng dẫn sử dụng các Cơ sở dữ liệu

Các Cơ sở dữ liệu được quyền truy cập

Tài liệu điện tử nước ngoài

Chủ đề: Agriculture, Animal, Science, Biology (General), Biotechnology /

Applied Mcrobiology , Chemistry / Biochemistry / Biophysics, Development Studies (GROUP), Economics / Social Science, Entomology / Pest Control, Environment / Ecology / Natural Resources, Fisheries / Aquatic Science, Food Science/Nutrition, Forests & Forestry, Other Miscellaneous Subjects, Plant Science/Soil Science

 Emarald

Tạp chí toàn văn năm 2007

Chủ đề: Business; Management; Engineering; Library Information Science;

Social Sciences; Linguistics; Audilogy

Trang 26

Sách và tạp chí toàn văn do Tổ chức Môi trường của Liên Hiệp Quốc cung cấp miễn phí cho các trường học và viện nghiên cứu của các nước đang phát triển

Chủ đề: Enviroment Science

 Proquest

Tạp chí, luận án toàn văn, tất cả các năm

Chủ đề: Business and economics, Health and medical, News and world

affairs, Science, Education, Technology, Humanities, Social Sciences, Psychology, Literature, Law, Women's studies

 SpringerLink

Tạp chí toàn văn từ năm 1997 đến nay

Sách toàn văn các năm 2007 - 2012

Chủ đề: Architecture & Design, Astronomy, Biomedical Sciences, Business

& Management, Chemistry, Computer Science, Earth Sciences and Geography, Economics, Education & Language, Energy, Engineering, Environmental Sciences, Food Science & Nutrition, Law, Life Sciences, Materials, Mathematics, Medicine, Philosophy, Physics, Psychology, Public Health, Social Sciences, Statistics

 Taylor&Francis

Tạp chí toàn văn từ năm 1997 đến nay

Chủ đề:Engineering & Technology; Computer Science; Physical Sciences; Economics, Finance, Business & Industry; Social Science

Tài liệu điện tử trong nước

 Bộ sưu tập số toàn văn: Sách/Bài giảng/Luận án

Chủ đề: Khoa học Tự Nhiên, Kỹ thuật, Kinh tế, Xã hội & Nhân văn

 CSDL Tạp chí khoa học tiếng Việt

Toàn văn 13 tạp chí khoa học trong nước từ năm 2007 đến nay

Chủ đề: Khoa học Tự Nhiên, Kỹ thuật, Kinh tế, Xã hội & Nhân văn

 CSDL Khoa học & Công nghệ của Cục KH&CN Quốc gia Việt Nam

Chủ đề: Khoa học & Công nghệ

Trang 27

Tra cứu sử dụng các Cơ sở dữ liệu

Bước 1: Truy cập vào trang chủ: www.vnulib.edu.vn

Bước 2: Tài liệu điện tử nước ngoài  Nhấn chọn CSDL quan tâm

Tìm kiếm cơ bản (Basic Search)

Tìm kiếm cơ bản giúp bạn có thể tìm tài liệu bằng cách nhập thuật ngữ hoặc cụm từ về chủ đề muốn tìm Cách này giúp tìm ra tất cả những loại hình tài liệu như báo, tạp chí, chuyên khảo của tất cả các dạng thông tin như tóm tắt, toàn văn

Ví dụ: Tìm kiếm cơ bản trong Cơ sở dữ liệu SpringerLink

Bước 1: Nhập từ khóa tìm kiếm

Lưu ý: Kết quả tìm sẽ chính xác hơn khi từ khóa được đặt trong dấu ngoặc kép

Bước 2: Nhấp nút “New Search”

Bước 3: Sắp xếp và lựa chọn kết quả thích hợp

Trang 28

Tìm kiếm nâng cao (Advanced Search)

Các bước thực hiện tương tự tìm kiếm cơ bản, tuy nhiên, tìm kiếm nâng cao

còn đưa ra một số chức năng giúp giới hạn (dùng toán tử AND và NOT) hoặc mở rộng (dùng toán tử OR) phạm vi tìm kiếm đối với hình thức cung

cấp (tóm tắt, toàn văn,…), loại hình tài liệu (báo, tạp chí,…), thời gian xuất bản tài liệu…

Ví dụ: Tìm kiếm nâng cao trong Cơ sở dữ liệu SpringerLink

Bước 1: Nhấn “Advanced search”

Bước 2: Giới hạn/mở rộng phạm vi nội dung tìm kiếm

Bước 3: Giới hạn từ khóa chỉ xuất hiện trong nhan đề tài liệu

Bước 4: Giới hạn tác giả/nhà biên tập (Nếu có)

Bước 5: Giới hạn thời gian xuất bản tài liệu (Nếu có)

Bước 6: Nhấn nút “Search”

Trang 29

Tìm kiếm theo chủ đề (Subject Search)

Giúp tìm kiếm tất cả tài liệu có trong bộ sưu tập của cơ sở dữ liệu theo từng chủ đề cụ thể

Ví dụ: Tìm kiếm theo chủ đề trong CSDL Taylor&Francis

Bước 1: Nhấn chọn chủ đề quan tâm

Trang 30

Bước 2: Chọn tìm tạp chí theo trật tự chữ cái tên nhan đề tạp chí

2

1

Trang 31

Lưu ý:

Ví dụ: Tìm kiếm theo chủ đề trong CSDL SpringerLink

Bước 1: Chọn chủ đề tìm kiếm trong mục “Browse by discipline” Bước 2: Giới hạn loại hình tài liệu (Nếu có)

Bước 3: Chọn chủ đề cụ thể

Bước 4: Chọn phụ đề (Cho chủ đề ở bước 3)

Bước 5: Chọn nơi xuất bản tài liệu

Bước 6: Chọn ngôn ngữ tài liệu

Truy cập toàn văn tạp chí tất cả các năm

Truy cập toàn văn tạp chí từ năm 1997 đến nay

Không truy cập toàn văn tạp chí do không thuộc gói mua của thư viện

Trang 33

Tìm kiếm theo thông tin xuất bản (Publication Search)

Giúp tìm kiếm theo tên nhan đề xuất bản phẩm (tạp chí, sách) trong cơ sở dữ liệu

Ví dụ: Tìm kiếm theo nhan đề tạp chí trong CSDL Proquest

Trang 34

Nguồn học liệu mở MIT OPENCOURSEWARE

(MIT OCW)

MIT OCW là một sáng kiến nhằm chia sẻ những thành quả nghiên cứu của Học viện công nghệ MIT cho cộng đồng thế giới thông qua các tài liệu sử dụng trên môi trường web

Các tài liệu nghiên cứu và giảng dạy của MIT OCW rất phong phú, gồm nghiên cứu vũ trụ, nhân chủng học, kiến trúc, sinh học, nghiên cứu não bộ và võng mạc ở người, nghiên cứu địa cầu - hành tinh học, kinh tế học, nghiên cứu máy tính và kỹ thuật điện tử, ngôn ngữ và văn hoá quốc tế, công nghệ và nghiên cứu y khoa, lịch sử học, triết lý và ngôn ngữ học, văn chương, nghiên cứu và chế tạo vật liệu mới, toán học, chế tạo máy, kỹ nghệ truyền thông, âm nhạc thính phòng, nghiên cứu hạt nhân, đại dương học, vật lý học, khoa học chính trị cùng nhiều chương trình nghiên cứu đặc biệt khác được sắp xếp theo trật tự chữ cái các chủ đề

Hiện tại, người dùng từ khắp nơi trên trên thế giới đã có thể truy cập vào các tài liệu giảng dạy theo từng chuyên ngành của MIT OCW thông qua Internet Các tài liệu giảng dạy được soạn trên định dạng file PDF, cho phép download trực tiếp, không cần phải đăng ký Các nội dung giảng dạy bằng video cũng được cung cấp dưới định dạng video Real (*.rm), yêu cầu người dùng phải có phần mềm xem phim Real Player để xem trực tuyến

Trang 35

Cấu trúc khóa học

Để thực hiện tìm tài liệu cho các khoá học của MIT, cần tìm hiểu những điểm

cơ bản về cầu trúc khoá học tại MIT Các khóa học có cấu trúc tương tự nhau, gồm bốn phần cơ bản:

Syllabus: Cung cấp đề cương giảng dạy bao gồm mô tả khóa học,

mục tiêu, lịch học, tài liệu tham khảo, và bài tập cần thiết phải thực hành trong quá trình tham gia khóa học

Calendar: Cung cấp lịch học, nội dung học chi tiết và giảng viên

cho từng phần

từng phần của khóa học Học viên được cung cấp một số bài tập và phải giải được Sau khi giải xong, học viên có thể tham khảo đáp án

và kiểm tra phần trăm giải đúng Khoảng 93% khóa học có phần bài tập này

toàn bộ khóa học mà không cần phải theo dõi trực tuyến trên trang

Trang 36

web Đây cũng chính là tài liệu tham khảo phục vụ cho mọi đối tượng trong việc học tập và giảng dạy của mình

Ngoài 4 phần cơ bản nêu trên, một số khóa học còn có thêm một vài phần khác như:

Readings: Đưa ra những tài liệu học viên cần phải có và những

chương/phần phải đọc trước khi tham gia khóa học theo từng chủ đề

Lecture notes: Đây là phần cấu trúc sườn của khóa học mở Phần

ghi chú bài giảng là tài liệu tham khảo giúpxem xéttàiliệu,cung cấp những giảithích cho các khái niệm Khoảng 80% các khóa họccóphần ghi chú bài giảng này

Labs (Chủ yếu dành cho các khóa học về lĩnh vực khoa học tự

nhiên): Hướng dẫn những điều cần lưu ý đối với những khóa học có phần thực hành trong phòng thí nghiệm Đồng thời đưa ra những yêu cầu và những kỹ năng cần phải có trong phòng thí nghiệm như kỹ thuật, sự an toàn và sự khéo léo,… Bên cạnh đó, Labs còn cung cấp những câu hỏi yêu cầu học viên phải giải đáp được trong quá trình thực hành thực tế

phần nội dung giúp học viên có thể kiểm tra kiến thức của mình Đây là những bài thi mẫu của những khóa học trước Khoảng 60% các khóa học có chứa phần bài tập mẫu

Ví dụ: Cấu trúc của khóa học có chủ đề “Polymer Physics”

Trang 37

Hướng dẫn tìm kiếm các khóa học

Cách 1: Tìm kiếm khóa học theo chủ đề

Bước 1: Truy cập địa chỉ ocw.mit.edu  Chọn “Topic”

Bước 2: Chọn khóa học theo chủ đề nhỏ “Sub-Topic” hoặc chủ đề đặc biệt

“Specialty”

Trang 38

Cách 2: Tìm kiếm đơn giản

Bước 1: Nhập từ khóa về chủ đề khóa học cần tìm

Bước 2: Nhấn

Cách 3: Tìm kiếm nâng cao

Tìm kiếm nâng cao cho phép thực hiện một số thao tác nhằm giới hạn kết quả tìm như: thuật ngữ xuất hiện và không xuất hiện trong kết quả, loại hình kết quả cung cấp, cách sắp xếp kết quả,

Bước 1: Nhấn chọn “Advanced search”

Bước 2: Xác định và nhập thuật ngữ tìm kiếm phù hợp với yêu cầu trong

“Find results”

Bước 3: Chọn loại hình kết quả: nội dung, lịch học ,

Trang 39

Bước 4: Giới hạn số lượng các kết quả tìm được/ trang và cách sắp xếp kết

Trang 40

Tìm kiếm và truy cập tư liệu khoa học của từng thư viện thành viên

Ngoài cách sử dụng “Cổng tra cứu và truy cập tài liệu khoa học”, bạn đọc có thể đăng nhập trực tiếp vào website của từng thư viện để tìm kiếm và truy cập tài liệu

Thư viện Trung tâm

Bước 1: Truy cập vào mục lục trực tuyến của TVTT

o Truy cập: http://www.vnulib.edu.vn

o Nhấn

o Chọn Tìm lướt/Tìm Nâng cáo/Tìm mở rộng

Bước 2: Chọn Tìm theo

o Nhan đề: là nhan đề (tựa đề) của tài liệu

o Tác giả: là tên tác giả của tài liệu

o Chủ đề: là cụm từ phản ánh nội dung chính của tài liệu

o Nhà xuất bản: là cơ quan xuất bản tài liệu

o Kí hiệu xếp giá: là thông tin xếp đặt của tài liệu trên kệ sách thư viện

Ngày đăng: 19/06/2014, 16:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w