Tuy nhiên, thực trạng phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp ở miền Trung thời gian qua cũng cho thấy nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó những hạn chế về tài nguyên đất và nước và các
Trang 1MARKETING NÔNG SẢN CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN NHỎ
Ở MIỀN TRUNG - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Bùi Thị Tám
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
1 Đặt vấn đề
Qua hai thập kỷ thực hiện đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã và đang đạt những thành tựu vượt bậc Tốc độ tăng trưởng GDP nông nghiệp hàng năm khoảng 4% năm, tỉ lệ hộ nghèo giảm một cách nhanh chóng và được xem là chưa
có tiền lệ, từ 37,8% dân số năm 1998 xuống còn 19% năm 2004 (Báo cáo cập nhật đói nghèo, 2006) Nông sản chiếm hơn 50% thu nhập quốc dân và khoảng 55% giá trị xuất khẩu Trong những năm gần đây, hội nhập thương mại quốc tế được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách của Việt Nam nhằm tạo cơ hội mở rộng thị trường, thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế
Các tỉnh miền Trung với hầu hết dân số sống ở khu vực nông thôn, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho hơn 21 triệu người và việc làm cho hơn 2/3 dân số miền Trung Tuy nhiên, thực trạng phát triển sản xuất nông lâm ngư nghiệp ở miền Trung thời gian qua cũng cho thấy nhiều vấn đề cần quan tâm, trong đó những hạn chế về tài nguyên đất và nước và các điều kiện tiếp cận thị trường đang được xem là những thách thức lớn đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở miền Trung Với mục đích khảo sát thị
Trang 2trường nông sản miền Trung và đánh giá nhu cầu hỗ trợ phát triển, trong khuôn khổ xây dựng dự án "Đa dạng hóa nông nghiệp" giai đoạn 2 của Ngân hàng Thế giới, một cuộc điều tra các hộ nông dân và các đối tượng tham gia thị trường liên quan được tiến hành từ tháng 4 - 7/2005 tại 5 tỉnh miền Trung là Đắc Lắk, Kon Tum, Gia Lai, Thừa Thiên Huế và Quảng Bình với 300 hộ nông dân được lựa chọn điều tra đại diện cho vùng đồng bằng và miền núi ở các tỉnh Trong khuôn khổ bài viết này chỉ một phần nhỏ thông tin của cuộc điều tra được sử dụng nhằm tìm hiểu mức độ tham gia thị trường nông sản cũng như các cơ hội và thách thức của các hộ nông dân nhỏ miền Trung trước thềm hội nhập
2 Một số đặc điểm của các đối tượng tham gia thị trường chủ yếu
2.1 Hộ nông dân: Do tính đa dạng của địa hình và điều kiện đất đai của
miền Trung, nên hệ thống canh tác của các hộ miền Trung rất đa dạng và khác nhau khá rõ rệt giữa các vùng Trên cơ sở phân tích số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất miền Trung, một số sản phẩm chủ yếu được lựa chọn, trong đó các sản phẩm đặc trưng nhất là lúa gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, gia cầm, trâu bò, lợn và
dê, và điều tra được tiến hành với 300 hộ nông dân Số liệu ở bảng 1 cho thấy độ tuổi bình quân khoảng 47 và trình độ văn hóa bình quân khoảng lớp 6, qui mô đất
là 1,8 ha gồm khoảng 4 thửa (kết quả kiểm định thống kê cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa với độ tin cậy 95%) Tuy nhiên kết quả điều cũng cho thấy
số lao động bình quân hộ khá thấp và không có sự khác biệt lớn giữa các địa phương, khoảng 2,5 lao động trên hộ và đa số chủ hộ là nam giới
Một điều lý thú là 77% số người được hỏi là xã viên của hợp tác xã (HTX), trong đó có 61% là thỏa mãn với hoạt động hiện tại của HTX, và 68% trong số người hiện chưa là xã viên của HTX cũng mong muốn được gia nhập HTX Đây thực sự là một dấu hiệu khả quan về vai trò của HTX trong điều kiện mới
Trang 32.2.Các trung gian marketing chính: Kết quả điểu tra cho thấy, các trung
gian marketing như thương lái ở chợ, người bán buôn, bán lẻ cho thấy rằng đa số
họ là người địa phương và hiểu khá rõ về hoạt động sản xuất cũng như thị trường của hộ nông dân, trong đó 30% thương lái ở các chợ hiện cũng đang là xã viên HTX Các thương lái thường buôn nhiều loại nông sản như lúa gạo, ngô, hồ tiêu hơn là chuyên về một loại nào đó Trong khi đó có rất ít người buôn bán thực phẩm sống (lợn, gia cầm ) nhưng lại chuyên môn hóa hơn Khoảng 90,7% giá trị thu mua của thương lái là mua trực tiếp từ nông hộ và chủ yếu là bán lại cho những người buôn bán khác (66,7% số người được hỏi) Điều này có nghĩa
là các thương lái các chợ chủ yếu hoạt động như là những người thu gom và bán buôn
Bảng 1: Đặc điểm của các nông hộ trong mẫu điều tra
Tỉnh
Tổng diện tích đất (ha)
Diện tích đất nông nghiệp (ha)
Số thửa
Số vụ
có thể canh tác/nă
m
% chủ
hộ là nam Tuổi
Trình
độ văn hóa (lớp)
Gia Lai 2,1 1,73 3,2 1,9 80 44,5 5,8
Đắk Lắc 1,6 2,23 4,9 2,0 100 49,4 5,8
Kon Tum 1,8 2,72 4,1 1,7 90 46,9 7,0
Trang 4Thừa Thiên -
Quảng Bình 1,9 1,22 3,9 1,9 80 48,6 6,8
Bình quân 1,8 1,75 3,9 1,8 90 47,4 6,3
Nguồn: Số liệu điều tra, 2005
2.3 Hợp tác xã (HTX): HTX đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản
xuất và tiêu thụ nông sản của hộ, mặc dù vai trò của HTX đã có nhiều thay đổi sau đổi mới trong nông nghiệp từ 1988 Qui mô HTX khá khác nhau từ, 19 đến
921 thành viên, trong đó 60% HTX được thành lập trong giai đoạn 1997 - 2000 Nhiều loại dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật và thông tin thị trường lẽ ra phải được HTX cung cấp nhưng trên thực tế các loại dịch vụ này lại rất hạn chế, và cũng không
có sự phân biệt nào về khả năng tiếp cận dịch vụ giữa xã viên của HTX và người ngoài HTX Ngoài ra, HTX cũng ít tham gia vào các hoạt động như mua, bán nông sản, chế biến và công nghệ sau thu hoạch Tuy nhiên, HTX vẫn đóng vai trò tích cực trong việc cung cấp các dịch vụ đầu vào như vật tư, thủy lợi và đào tạo, tín dụng
2.4 Các cơ sở/doanh nghiệp chế biến: chỉ có 16% cơ sở thuộc mô hình
HTX, 96% là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chỉ có 4% là chi nhánh của một
công ty lớn ở thành phố Hồ Chí Minh Ngoại trừ các cơ sở chế biến thực phẩm tươi sống, thì chỉ có cơ sở chế biến mủ cao su là chuyên môn hóa, còn lại là các
cơ sở chế biến đa sản phẩm Kết quả điều tra về mức độ tạo ra giá trị gia tăng (VA) của hoạt động chế biến cho thấy 62,7% cơ sở chế biến cho rằng hoạt động
Trang 5của họ chỉ ở mức độ trung bình và 35% ở mức độ thấp Các đối tượng cung cấp nông sản chế biến chủ yếu hoạt động trong phạm vi địa phương và chuyên môn hóa về một loại sản phẩm và 36% trong số họ là thành viên của HTX hoặc Hội nông dân
2.5 Cơ sở bán lẻ: Chỉ có 8% cơ sở bán lẻ là HTX và bình quân mỗi cơ sở
bán lẻ có khoảng 2,0 người, khoảng biến động là từ 1-15 nhân lực Bình quân doanh số hàng năm là 436 triệu đồng, nhưng với khoảng biến động rộng, từ 60 đến 1.600 triệu đồng Ngoại trừ một số sản phẩm tinh chế, một tỉ lệ khá cao là nông sản được sản xuất ở miền Trung, và một số từ vùng khác, nhưng không có nông sản nhập khẩu Về đối tượng khách hàng, khoảng 26,2% có thu nhập khá, 52,6% thu nhập trung bình và 21,2% thu nhập thấp
3 Điều kiện tiếp cận thị trường và hoạt động của các đối tượng
3.1 Cơ sở hạ tầng chính: Tuy các nông hộ của các tỉnh khác nhau có điều
kiện tiếp cận thị trường khác nhau, nhưng nhìn chung các cơ sở hạ tầng cơ bản cũng đang còn nghèo nàn và mức độ đáp ứng còn chậm như vận chuyển, thông tin thị trường, tư vấn chất lượng, bảo quản, dự trữ Số liệu ở bảng 2 cho thấy trong khi hầu hết các hộ có thể tiếp cận thông tin liên lạc qua điện thoại, thì trên thực tế việc sử dụng phương tiện này để tìm hiểu thông tin cũng hạn chế vì không phải lúc nào họ cũng có thể tìm đúng địa chỉ cần thiết Hơn nữa, đây vẫn chưa phải là thói quen của họ Đối với thông tin báo chí hàng ngày cũng có sự khác biệt lớn giữa các tỉnh điều tra – thấp nhất là 23% số người được hỏi có thể tiếp cận ở Thừa Thiên - Huế và cao nhất là 70% ở Kon Tum Về điều kiện thông tin chất lượng sản phẩm, số liệu điều tra cũng cho thấy 47% số hộ điều tra có thông tin về chất lượng sản phẩm và chỉ có khoảng 15% số hộ có điều kiện sử dụng các phương tiện phân loại chất lượng nông sản, con số này cũng rất khác nhau giữa các tỉnh và loại sản phẩm Khoảng 30% số hộ có thể tiếp cận các dịch
Trang 6vụ tư vấn về chất lượng, 29% về quan hệ giữa giá cả và chất lượng, 27% về xử lý sau thu hoạch và chỉ 13% về yêu cầu chất lượng tiêu thụ
Bảng 2: Cơ sở hạ tầng chính và điều kiện tiếp cận thị trường của các nông hộ
(a) % nông hộ có thể tiếp cận:
Gia
Lai
Đắk
Lắc
Kon
Tum
TT-Huế
Quảng Bình
Bình quân chun
g
(i) Thông tin liên lạc
74,3
*
Báo chí hàng ngày 50 33,3 70 23,3 60
47,3
*
(ii) Thông tin thị trường và vấn đề chất lượng sản phẩm
Thông tin về đánh giá chất lượng
36,
7 23,3 51,7 50 73,3 47*
Trang 7Thông tin về an toàn thực phẩm
23,
3 46,7 15 56,7 40
36,3
*
Kỹ thuật sản xuất 55 100 91,7 83,3 76,7
81,3
*
Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm 0 15 21,7 43,3 13,3
18,7
*
Thông tin nhu cầu sản phẩm 0 8,3 23,3 20 13,3 13
Phương tiện phân loại sản phẩm
trồng trọt
38,
3 5 20 8,3 5
15,3
*
(iii) Vận chuyển, đóng gói, bảo
quản
Thông tin về dịch vụ vận chuyển
58,
3 13,3 20 16,7 21,7 26*
Phương tiện dự trữ chuyên dụng
18,
3 0 3,3 13,3 3,3 7,7*
Phương tiện dự trữ thông thường
68, 96,7 0 13,3 0
35,7
Trang 83 *
Phương tiện bảo quản đông lạnh 0 1,7 0 1,7 0 0,7
Điều kiện bao bì, đóng gói đầy đủ 0 18,3 38,3 53,3 1,7
22,3
*
(b) điều kiện tiếp cận chợ trung
tâm
Khoảng cách đến đường cái chính
(km)
0,4
7 1,92 2,53 2,85 1,91 1,93
Khoảng cách đến chợ huyện (km)
12,
11 5,47 6,1 10,6 8,6
8,57
*
Số ngày chợ hoạt động (ngày/tháng) 30 30 30 30 30 30
Khoảng cách đến chợ tỉnh (km) 34 53,4 23,2 47,3 39,5
39,5
*
Khoảng cách đến chợ xã (km)
0,7
7 7,2 1 1,6 1,09 1,9*
Trang 9Số lần thương lái đến nông hộ trong
Nguồn: Số liệu điều tra 2005
* Khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức kiểm định 95%
3.2 Hành vi mua bán
Kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các thương lái thu gom nông sản từ nông hộ và bán trực tiếp cho khách hàng của họ - có thể những người bán buôn khác hoặc bán lẻ, hoặc cơ sở chế biến, không qua sơ chế (hơn 82% sản lượng mua là bán lại ngay, chỉ có 13% là qua sơ chế để vận chuyển) Nhìn chung, số lượng người bán mà người thu gom giao dịch là tính đến hàng trăm, trong khi đó
số người mua sản phẩm của họ chỉ dưới 10 (thông thường là 3 người) Tuy nhiên,
đa số đối tượng tham gia thị trường nông sản (trên 80% người trả lời) đều cho rằng thị trường là cạnh tranh tự do
Cách thức mua bán chủ yếu cũng theo sự vụ hoặc quan hệ, mà không qua các hợp đồng: chỉ 20% thương lái thu gom, 28% cơ sở chế biến và 6% cơ sở bán
lẻ là có thực hiện mua theo hợp đồng với nông hộ Theo các đối tượng được điều tra thì các lý do khiến các trung gian marketing không thực hiện mua nông sản theo hợp đồng là do khối lượng sản xuất của từng hộ quá nhỏ và không ổn định, chất lượng không đồng nhất, thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các cơ quan chức năng
và đặc biệt là trách nhiệm hợp đồng của các nông hộ rất thấp (thay đổi tùy tiện theo biến động của thị trường)
3.3 Vấn đề chất lượng nông sản
Trang 10Hầu hết các đối tượng đều chưa có một kiến thức rõ ràng nào về chất lượng và quản lý chất lượng, ngoại trừ một số cơ sở chế biến có một số qui định
cụ thể về chất lượng Tuy nhiên, cách thức kiểm định chủ yếu là bằng mắt thường, ví dụ xem xét chất lượng lúa, ngô, gà vịt, hạt tiêu đều quan sát bằng mắt thường Kết quả điều tra cho thấy, chỉ có một cơ sở chế biến mủ cao su có hệ thống HACCP, 8 cơ sở khác được chứng nhận bởi Cơ quan Kiểm nghiệm An toàn Thực phẩm Không có bất cứ cơ sở nào có hệ thống ISO-9000 hoặc tương tự (FAO's CODEX ALIMENTARIES) cho chuẩn mực chất lượng nông sản phẩm Đặc biệt, chỉ có một doanh nghiệp có ý định xây dựng và áp dụng hệ thống HACCP và 5 cơ sở có ý định áp dụng ISO-9000
3.4 Định giá nông sản
Hầu hết hộ nông dân không có kiến thức hoặc cơ sở chắc chắn để vận dụng định giá sản phẩm của họ Rất ít nông dân và thương lái cùng xem xét thị trường địa phương để định giá (chỉ có trường hợp lợn thịt có 50% số người trả lời) Khi được hỏi về mức độ chấp nhận giá bán nông sản của họ, thì đa số nông dân trả lời "không có ý kiến gì" (bảng 3) Chỉ có 36,7%, 25,3% và 27% số người được hỏi, tương ứng các sản phẩm lợn ngô và lúa gạo, cho rằng giá bán nông sản của họ là chấp nhận được Tuy nhiên, nông dân cũng không có câu trả lời rõ ràng
về áp lực bán sản phẩm với giá không thỏa mãn Những thông tin là bằng chứng cho thấy các hộ nông dân thiếu kiến thức và thông tin thị trường
Bảng 3: Mức độ chấp nhận giá bán nông sản của các hộ điều tra
Đơn vị tính: % người trả lời
Trang 11Sản phẩm Không thỏa
mãn
Chấp nhận Thỏa mãn Không có ý kiến
gì
Nguồn: Số liệu điều tra 2005
4 Một số giải pháp chủ yếu nhằm cải thiện cơ hội marketing nông sản cho hộ nông dân
Trang 12Để góp phần hạn chế tác động bất lợi của thị trường và cải thiện cơ hội thị trường cho các hộ nông dân nhỏ cần chú trọng giải quyết các vấn đề sau:
- Nhanh chóng nghiên cứu và thực hiện qui hoạch vùng sản xuất để phát triển nông nghiệp miền Trung theo hướng sản xuất hàng hóa, đưa hoạt động sản xuất của nông hộ ra khỏi tình trạng tự phát chạy theo biến động của thị trường
- Tăng cường công tác nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật sản xuất cho hộ nông dân theo hướng nâng cao chất lượng nông sản Đầu tư cải thiện
cơ sở vật chất kỹ thuật chế biến để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm
- Tổ chức thực hiện các giải pháp marketing đồng bộ bao gồm nâng cao kiến thức và hiểu biết thị trường của người dân, xây dựng hệ thống thông tin tư vấn thị trường, thành lập và nâng cao hiệu quả hoạt động các hiệp hội nông sản
cụ thể nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, cải thiện chuỗi giá trị theo hướng nâng cao thu nhập của nông hộ
- Tạo điều kiện về mặt thể chế và tổ chức nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc hình thành và phát triển hoạt động marketing hợp tác Thực tế của các nước đang phát triển cho thấy marketing hợp tác đã và đang khẳng định vị trí quan trọng trong điều kiện sản xuất nông nghiệp qui mô nhỏ và lợi thế cạnh tranh thấp của các nông hộ Tuy nhiên, ở Việt Nam marketing hợp tác chưa được chú trọng nghiên cứu đúng mức để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống marketing nông sản
5 Kết luận
Thực tế hoạt động thị trường nông sản cho thấy qui mô và tập quán sản xuất nhỏ lẻ của các nông hộ và những yếu kém về cơ sở hạ tầng đã tác động rất lớn đến hoạt động marketing của các hộ nông dân nhỏ Hoạt động marketing
Trang 13nông sản của các hộ nông dân nhỏ vẫn còn mang tính tự phát, kém hiệu quả Đặc biệt, trong điều kiện thị trường hội nhập và thị trường nông sản nội địa đang chịu ảnh hưởng của biến động thị trường quốc tế, thì sự thiếu hiểu biết kiến thức và thông tin thị trường cũng như tiêu chuẩn chất lượng nông sản đã và đang là những thách thức lớn đối với các hộ nông dân nhỏ nói chung và ở miền Trung nói riêng Do vậy, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp kinh tế - kỹ thuật giúp cho các nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm, thì việc tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp marketing cần được chú trọng nhằm hạn chế tác động tiêu cực của thị trường và cải thiện cơ hội marketing nông sản của các nông hộ trong điều kiện thị trường tự do hóa và hội nhập quốc tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 ActionAid Vietnam and Asian Development Bank Dak Lak: A participatory poverty and governance assessment (2003)
2 Agri-Food Trade Service Vietnam – Agri - Food country profile Statistical overview Ottawa: Agriculture and Agri-Food Canada (2004)
3 ANZDEC limited Vietnam Agricultural Sector Program, Phase I
Technical Report ANZDEC limited, Australia (2000)
4 FAO Policy for international competitiveness of agricultural products of Vietnam Rome: FAO (2001)
5 Tổng cục thống kê (GSO) Điều tra mức sống dân cư Việt Nam Hà nội
(2002, 2004)