Ngôn ngữ thảo chương chia các dữ liệu thành từng nhóm riêng trên đó xây dựng một số phép toán tạo nên các kiểu dữ liệu khác nhau, mỗi kiểu dữ liệu là một tập hợp các gía trị mà một biến
Trang 1KHÁI NIỆM VỀ KIỂU DỮ LIỆU
6.1.1 Khái niệm :
Chức năng của máy điện toán là xử lý các thông tin Các thông tin được nhập và lưu trữ trong bộ nhớ của máy dưới các dạng khác nhau: có thể là số,
là chữ, có thể là hình ảnh, âm thanh,.v.v mà thuật ngữ tin học gọi chung là
dữ liệu Tính đa dạng của dữ liệu đòi hỏi phải tổ chức và phân phối bộ nhớ thích hợp để lưu trữ và xử lý tốt các dữ liệu Ngôn ngữ thảo chương chia các
dữ liệu thành từng nhóm riêng trên đó xây dựng một số phép toán tạo nên các kiểu dữ liệu khác nhau, mỗi kiểu dữ liệu là một tập hợp các gía trị mà một biến thuộc kiểu đó có thể nhận Khi một biến được khai báo thuộc kiểu
dữ liệu nào thì máy sẽ dành cho biến đó một dung lượng thích hợp trong bộ nhớ để có thể lưu trữ các gía trị thuộc kiểu dữ liệu đó
6.1.2 Phân loại kiểu dữ liệu :
Các kiểu dữ liệu trong ngôn ngữ Pascal được chia ra thành hai loại
chính: loại đơn giản và loại có cấu trúc
Mỗi kiểu dữ liệu đơn giản là một tập các giá trị cơ sở có thứ tự Ví dụ kiểu Integer gồm các số nguyên nằm trong phạm vi từ -32768 đến 32767 và
Trang 2có thứ tự tự nhiên : -32768< < -1 < 0 < 1 < < 32767 , kiểu lô gic chỉ có hai gía trị False, True với quy ước False < True
Các kiểu dữ liệu có cấu trúc được xây dựng từ các kiểu dữ liệu đơn giản Mỗi kiểu dữ liệu có cấu trúc là một tập các phần tử thuộc kiểu dữ liệu đơn giản được tổ chức lại theo một quy tắc nhất định
Các kiểu dữ liệu đơn giản gồm có: kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu lô gic, kiểu ký tự, kiểu liệt kê và kiểu đoạn con
Các kiểu dữ liệu có cấu trúc gồm có :kiểu mảng, kiểu bản ghi, kiểu tập hợp và kiểu tập tin
Riêng chuỗi ký tự (STRING) là một kiểu dữ liệu đặc biệt, vừa có tính đơn giản lại vừa có tính cấu trúc Mỗi chuỗi có thể xem là một gía trị, nhưng cũng có thể xem là một mảng các gía trị kiểu ký tự Vì vậy, việc sử dụng chuỗi cũng có hai mức khác nhau: mức đơn giản và mức có cấu trúc
Các kiểu dữ liệu đơn giản còn được phân thành hai loại: đếm được (Ordinal type) và không đếm được Kiểu thực thuộc loại không đếm được,
các gía trị của nó dày đặc Tất cả các kiểu dữ liệu đơn giản còn lại : nguyên,
ký tự, lô gic, liệt kê và đoạn con đều thuộc loại đếm được (còn gọi là rời
rạc)
Trang 3Dưới đây sẽ lần lượt trình bày kỹ về 4 kiểu dữ liệu đơn giản chuẩn và thông dụng: kiểu nguyên, kiểu thực, kiểu logic, kiểu ký tự Kiểu chuỗi được giới thiệu để có thể sử dụng ngay ở mức đơn giản