PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CIENCO4
Tình hình cơ bản tại công ty
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Tên đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CIENCO4
Trụ sở chính : Tầng 10-11, tòa nhà ICON4, Số 243A, Đê La Thành – phường Láng Thượng – quận Đống Đa – TP Hà Nội. Điện thoại : 0243.642.0371
Email : td.cienco4@gmail.com
Lĩnh vực kinh doanh chính: Xây dựng các công trình đường sắt và đường bộ Tập Đoàn Cienco4 (CIENCO 4 Group) là đơn vị kế thừa truyền thống Cục Công trình - Bộ Giao thông vận tải được thành lập ngày 27/12/1962 để thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước Trải qua gần 56 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Tập Đoàn không ngừng đổi mới tổ chức quản lý, đầu tư thiết bị công nghệ, duy trì và phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm đời sống ổn định cho người lao động, coi trọng lợi ích của khách hàng và các đối tác, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, phát triển Tập đoàn bền vững.
Lịch sử hình thành và phát triển qua các năm như sau:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Cienco4 được thành lập từ tiền thân là Cục Công trình 1 - Bộ Giao thông vận tải vào ngày 27/12/1962, với sứ mệnh đảm bảo giao thông phục vụ kháng chiến chống Mỹ cứu nước Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn Cienco4 đã nhiều lần thay đổi tên gọi để phù hợp với bối cảnh và yêu cầu phát triển.
– Ngày 27/12/1962, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 1477-QĐ/TL thành lập Cục Công trình trực thuộc Bộ Giao thông vận tải;
– Năm 1966, Cục Công trình đổi tên thành Cục Công trình I;
– Năm 1976, Cục Công trình I chuyển sang làm nhiệm vụ khôi phục, xây dựng kinh tế và được đổi tên thành Xí nghiệp liên hợp công trình I;
– Cuối năm 1982, đổi tên thành Liên hiệp các Xí nghiệp Xây dựng công trình giao thông 4;
- Năm 1991, trong quá trình tái cơ cấu ngành Giao thông vận tải, Bộ Giao thông quyết định tách lực lượng xây dựng cơ bản của Liên hiệp kinh doanh Xây dựng giao thông vận tải Việt Nam, thành lập Tổng công ty Xây dựng công trình Miền Trung.
– Tháng 12/1995, Bộ giao thông vận tải ra Quyết định số 4985/QĐ-BGTVT đổi tên Tổng công ty Xây dựng công trình Miền Trung thành Tổng công Xây dựng công trình giao thông 4;
Công ty mẹ - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 được thành lập theo Quyết định số 2601/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 22/8/2007 Tổng công ty vận hành theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, với các công ty thành viên hoạt động trong nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau.
– Ngày 25/6/2010, Bộ Giao thông vận tải ra Quyết định số 1757/QĐ-BGTVT chuyển Công ty mẹ – Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4 thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
– Ngày 06/01/2014 Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 27/QĐ-TTg Phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty mẹ – Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4. – Ngày 01/6/2014 Tổng công ty chính thức chuyển sang mô hình hoạt động Công ty cổ phần và lấy tên là: Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – CTCP;
– Ngày 27/4/2017 Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4 – CTCP đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn CIENCO4 (viết tắt Tập đoàn CIENCO4).
Trải qua hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Tập đoàn CIENCO4 với đội ngũ cán bộ công nhân viên được tôi luyện trong chiến đấu và trong xây dựng kinh tế, với ý chí vươn lên mạnh mẽ, không ngừng đổi mới tổ chức quản lý, đầu tư thiết bị công nghệ, duy trì và phát triển nguồn nhân lực, đa dạng hóa ngành nghề, nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo đảm đời sống ổn định cho người lao động, coi trọng lợi ích của khách hàng và các đối tác, thực hiện cạnh tranh lành mạnh, phát triển Tập đoàn bền vững Từ năm 2000 đến nay Tổng công ty liên tục là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Ngành Giao thông vận tải, được Đảng, Nhà nước và Chính phủ tặng nhiều phần thưởng cao quý, năm 2008 Tổng công ty được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, năm 2013 Tổng công ty vinh dự được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu “Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới”
Thương hiệu của Tập đoàn CIENCO4 ngày càng được khẳng định là thương hiệu mạnh trong lĩnh vực xây dựng giao thông.
Với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý năng động, sáng tạo; đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao; đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề cùng trang thiết bị, công nghệ hiện đại… Tập đoàn CIENCO4 mong muốn tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các khách hàng, các đối tác trong và ngoài nước trên các lĩnh vực xây dựng, đầu tư và phát triển kinh tế theo phương châm bình đẳng và cùng có lơi, Cienco4 cam kết sẽ mang đến cho các đối tác, khách hàng sự tin tưởng và hài lòng.
Các giải thưởng tiêu biểu của Công ty qua các năm hình thành và phát triển:
+ Danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
+ Danh hiệu Anh hùng lao động
+ Huân chương Hồ Chí Minh
+ Huân chương Độc lập hạng Nhì
+ Huân chương Độc lập hạng Ba
+ Huân chương Lao động hạng Nhất
+ Huân chương Lao động hạng Nhì
+ Huân chương Lao động Hạng Ba
+ Cờ thi đua luân lưu của Chính phủ
+ Giải thưởng Ngôi sao vàng chất lượng Quốc tế tổ chức tại Pháp năm 2012 + Giải thưởng Bạch kim chất lượng quốc tế tổ chức tại Thụy Sỹ năm 2013
+ Giải thưởng cho doanh nghiệp xuất sắc của Hội đồng thương mại Châu Âu tổ chức tại Italy năm 2014
+ Giải thưởng cho nhà lãnh đạo xuất sắc của Hội đồng thương mại Châu Âu tổ chức tại Italy năm 2014
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
CIENCO4 tự hào là một trong những Doanh nghiệp có uy tín nhất trong nghành xây dựng Việt Nam Hướng tới các mục tiêu vì sự ổn định, phát triển bền vững, CIENCO4 không ngừng thực hiện các biện pháp để đổi mới công tác tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ và năng lực chỉ đạo điều hành Bằng việc đề cao các tiêu chuẩn về
An toàn – Chất lượng – Tiến độ -Mỹ thuật của các dự án, CIENCO4 mong muốn tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước trên tất cả các lĩnh vực xây dựng, đầu tư và phát triển kinh tế theo phương châm bình đẳng và các bên cùng có lợi.
Hoạt động chính của Tập đoàn là:
+ Xây dựng các công trình đường sắt và đường bộ;
+ Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí;
+ Chuẩn bị mặt bằng, Lắp đặt hệ thống điện,
+ Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao; + Sản xuất các cấu kiện kim loại;
+ Đầu tư các công trình hạ tầng giao thông, nhà máy thủy điện loại nhỏ và kết cấu hạ tầng khác theo hình thức
+ Thiết kế xây dựng công trinh cầu đường;
+ Thiết kế bản vẽ thi công công trình cầu, đường bộ;
+ Hoạt động thăm dò địa chất, nguồn nước;
+ Dịch vụ khảo sát và tư vấn các công trình xây dựng dân dụng giao thông, thủy lợi (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trinh); Khảo sát trắc địa công trình
+ Giám sát xây dựng và hoàn thiện công trình cầu, đường bộ;
+ Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác,
- Xây dựng Tập đoàn CIENCO4 phát triển bền vững, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường; đa dạng hoá ngành nghề, lấy ngành nghề xây dựng giao thông là chủ yếu, phát triển ngành nghề sản phẩm khác hợp lý, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại tiên tiến trong sản xuất kinh doanh; nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; xây dựng đảng bộ và các Đoàn thể vững mạnh toàn diện; chăm lo giải quyết tốt hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của người lao động Tăng cường tích luỹ để nâng cao tiềm lực, phát triển Tập đoàn CIENCO4 thành đơn vị có thương hiệu mạnh trong nước và trên thế giới
- Xây dựng CIENCO4 phát triển bến vững, sản xuất kinh doanh có hiệu quả, có khả năng cạnh tranh trên thị trường; đa dạng hóa ngành nghề, lấy ngành nghề xây dựng giao thông là chủ yếu, phát triển ngành nghề khác một cách hợp lý, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại trong sản xuất kinh doanh, chăm lo giải quyết tốt hơn nữa đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, phát triển Tập đoàn thành đơn vị có thương hiệu mạnh.
Phân tích tình hình chính của Công ty
1.2.1 Phân tích cơ cấu và biến động tài sản:
Tài sản doanh nghiệp cơ bản công bố trên bảng cân đối kế toán thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế doanh nghiệp dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách và so sánh tình hình biến động của kì phân tích so với kỳ gốc của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản
- Phân tích cơ cấu tài sản: là để đưa ra quyết định thích hợp (làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận, giảm rủi ro) thông qua việc đánh giá tính hợp lý trong việc thay đổi kết cấu tài sản Việc hiểu rõ cơ cấu tài sản cho phép giám đốc doanh nghiệp đề ra quyết định đúng đắn về các nguồn tài chính hợp lý, đặc biệt trong việc cân đối giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn.
- Phân tích biến động tài sản: thông qua việc so sánh giữa đầu kì và cuối kì về số tuyệt đối và số tương đối của từng chỉ tiêu, của tổng tài sản Qua đó, đánh giá khái quát sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của Công ty cổ phần và đánh giá chi tiết sự biến động của từng chỉ tiêu tài sản.
1.2.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản:
Bảng 1.1: Cơ cấu tài sản của công ty CP giai đoạn năm 2019-2021 Đơn vị tính: đồng
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I Tiền và các k hoản tương đương tiền 112.257.280.616 1,59 201.342.454.943 2,70 89.197.149.742 1,17
2 Các khoản tương đương tiền 50.000.000.000,00 0,71 125.492.409.009 1,68 450.489.776 0,01
II Đầu tư tài chính ngắn hạn 112.029.462.235 1,59 15.822.048.098 0,21 81.141.826.483 1,06
1 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn 112.029.462.235 1,59 15.822.048.098 0,21 81.141.826.483 1,06
III Các k hoản phải thu ngắn hạn 2.442.709.772.801 34,59 2.697.607.942.257 36,17 2.701.767.713.717 35,35
1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 757.654.190.280 10,73 682.797.766.525 9,16 571.155.991.449 7,47
2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 257.729.520.513 3,65 313.552.989.018 4,20 515.179.545.950 6,74
3 Phải thu về cho vay ngắn hạn 1.128.009.088.894 15,97 1.379.936.196.286 18,50 1.311.929.834.385 17,17
4 Phải thu ngắn hạn khác 300.167.000.390 4,25 321.942.231.674 4,32 304.176.304.179 3,98
5 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -850.027.276 (0,01) -621.241.246 (0,01) -673.962.246 (0,01)
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 498.587.642 0,01 505.068.912 0,01 367.266.291 -
2.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 563.366.642 0,01 4.831.627.516 0,06 - -
I Các k hoản phải thu dài hạn 2.870.237.800 0,04 2.612.577.800 0,04
1 Phải thu dài hạn của khác 2.870.237.800 0,04 2.612.577.800 0,04
II Tài s ản cố định 2.642.370.273.284 37,42 2.559.324.217.268 34,32
1 Tài s ản cố định hữu hình 2.565.030.161.663 36,33 2.477.451.052.647 33,22
2 Tài s ản cố định thuê tài chính 64.106.073.954 0,91 68.729.576.216 0,92
Giá trị hao mòn lũy kế -35.107.962.328 (0,50) -23.814.848.855 (0,32)
3 Tài s ản cố định vô hình 13.234.037.667 0,19 13.143.588.405 0,18
III Bất động s ản đầu tư 137.698.229.506 1,95 137.980.904.641 1,85
Giá trị hao mòn lũy kế -5.519.671.782 (0,08) -14.656.874.550 (0,20)
IV Tài s ản dở dang dài hạn 6.123.096.040 0,09 3.049.383.851 0,04
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 6.123.096.040 0,09 3.049.383.851 0,04
V Đầu tư tài chính dài hạn 556.530.053.000 7,88 577.583.573.000 7,75
1 Đầu tư vào công ty con 16.790.000.000 0,24 19.850.000.000 0,27
2 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 534.398.320.000 7,57 552.391.840.000 7,41
3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác 5.341.733.000 0,08 5.341.733.000 0,07
4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn - 0,00 - 0,00
VI Tài s ản dài hạn k hác
1 Chi phí trả trước dài hạn
2 Tài s ản thuế thu nhập hoãn lại
CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY
TÀI SẢN NGẮN HẠN TÀI SẢN DÀI HẠN
Biểu đồ 1.1: Sơ đồ thể hiện cơ cấu tài sản của công ty qua 3 năm 2019 – 2021
Qua biểu đồ 1.1 và bảng 1.1: Cơ cấu tài sản của công ty Cổ phần Tập đoàn
CIENCO4 qua 3 năm 2019-2021, ta thấy Tổng tài sản của công ty đang có xu hướng tăng dần qua các năm Trong đó, TSNH năm 2019-2021 tăng, TSDH 2019-2020 giảm và năm 2020-2021 TSDH tăng nhẹ
+ Năm 2019: Tổng tài sản của công ty là 7.061.257.245.936 đồng Trong đó,
TSNH là 3.035.641.889.754 đồng chiếm 42,99% trong tổng tài sản, TSDH là
4.025.615.356.182 đồng chiếm 57,01% trong tổng tài sản.
+ Năm 2020: Tổng tài sản của công ty là7.457.217.314.114 đồng Trong đó,
TSNH là 3.476.836.834.932 đồng chiếm 46,62% trong tổng tài sản, TSDH là
3.980.380.479.182 đồng chiếm 53,38% trong tổng tài sản.
+ Năm 2021: Tổng tài sản của công ty là 7.642.409.643.034 đồng Trong đó,
TSNH là 3.582.165.275.842 đồng chiếm 46,87% trong tổng tài sản, TSDH là
4.060.244.367.192 đồng chiếm 53,13% trong tổng tài sản.
- Cơ cấu tổng TS của công ty đều có xu hướng tăng từ năm 2019 – 2021 Tỷ trọng TSDH lớn hơn TSNH
+ TSNH: Năm 2019-2020 là từ 42,99% tăng lên 46,62% Năm 2020-2021 tăng thêm từ 46,62% tăng lên 46,87%
+ TSDH: Năm 2019-2020 từ 57,01% giảm xuống 53,38% Năm 2020-2021 từ 53,38% giảm xuống còn 53,13%
=> Từ những phân tích trên ta thấy được tổng tài sản của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm cho thấy Công ty đang trong giai đoạn hoạt động có hiệu quả Vì công ty CIENCO4 chủ yếu xây dựng các công trình đường sắt và đường bộ nên TSDH lớn hơn TSNH là hợp lí
1.2.1.2 Phân tích biến động tài sản
Bảng 1.2: Biến động tài sản của công ty qua 3 năm 2019 – 2021 ( đơn vị tính: đồng)
I Tiề n và các khoản t ương đương tiề n
2 Các khoản tương đương tiền
II Đầu tư tài chính ngắn hạn
3 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn
III Các khoản phải thu ngắn hạn 1 Phải thu khách hàng
2 Trả trước cho người bán ngắn hạn
3 Phải thu về cho vay ngắn hạn
4 Phải thu ngắn hạn khác
5 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
V Tài s ản ngắn hạn k hác 1 Chi phí trả trước ngắn hạn
2.Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
C ác khoản phải thu dài hạn -
1 Phải thu dài hạn của khác -257.660.000 (8,98)
II Tài s ản cố định -83.046.056.016 (3,14)
1 Tài sản cố định hữu hình -87.579.109.016 (3,41)
2 Tài sản cố định thuê tài chính 4.623.502.262 7,21
Giá trị hao mòn lũy kế 11.293.113.473 (32,17)
3 Tài sản cố định vô hình -90.449.262 (0,68)
III B ất động s ản đầu t ư 282.675.135 0,21
Giá trị hao mòn lũy kế -9.137.202.768 165,54
IV Tài s ản dở dang dài hạn -3.073.712.189 (50,20)
2 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang -3.073.712.189 (50,20)
V Đầu t ư tài chính dài hạn 21.053.520.000 3,78
1 Đầu tư vào công ty con 3.060.000.000 18,23
2 Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết 17.993.520.000 3,37
3 Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác -
4 Dự phòng đầu tư tài chính dài hạn -
VI Tài s ản dài hạn k hác 19.806.356.070 2,91
1 Chi phí trả trước dài hạn 19.996.967.240 2,94
2 Tài sản thuế thu nhập hoãn lại -190.611.170 (57,18)
Những biến động tài sản của công ty đến từ sự thay đổi của các khoản mục tài sản Vậy để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm, ta sẽ đi vào tìm hiểu sự biến động của các khoản mục tài sản tại Công ty Cổ phần Tập đoàn CIECO4 , chúng ta sẽ đi phân tích sự ảnh hưởng của các bộ phận tài sản theo hai loại chính là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn
- Tài sản ngắn hạn của Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4 bao gồm các khoản mục: Tiền và các khoản tương đương tiền, Đầu tư tài chính ngắn hạn, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho và Tài sản ngắn hạn khác.
+ Năm 2019: TSNH của công ty là 3.035.641.889.754 đồng chiếm 42,99% trên tổng
Cơ cấu tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thể hiện sự tập trung cao vào các khoản phải thu ngắn hạn với tỷ trọng chiếm tới 34,59% Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, tiền và tương đương tiền, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác đóng vai trò nhỏ hơn trong tổng tài sản, lần lượt chiếm 1,59%, 1,59%, 5,21% và 0,02%.
+ Năm 2020: TSNH của công ty là 3.476.836.834.932 đồng chiếm 46,62% trên tổng
TS Trong đó: Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất đến 36,17%, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 0,21%, tiền và tương đương tiền chiếm 2,70%, hàng tồn kho chiếm 7,47% và tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm 0,07% trên tổng TS.
+ Năm 2021: TSNH của công ty là 3.582.165.275.842 đồng chiếm 46,87% trên tổng TS Trong đó: Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao nhất đến 35,35%, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn chiếm 1,06%, tiền và tương đương tiền chiếm 1,17%, hàng tồn kho chiếm 9,29% và tài sản ngắn hạn khác chiếm 0% trên tổng TS. Qua bảng 1.2 ta thấy TSNH năm 2020 so với 2019 tăng 441.194.945.178,00 đồng tương đương tăng 14,53%.
Nguyên nhân là do hầu hết các khoản mục trong tài sản đều tăng lên như: Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 89.085.174.327,00 đồng tương ứng với 79,36%, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 254.898.169.456,00 đồng tương ứng 10,44%, hàng tồn kho tăng 189.144.273.388,00 tương ứng với 51,46 Mặc dù, khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn giảm -96.207.414.137,00 đồng tương ứng với -85,88%, giảm không đáng kể so với các khoản mục có biến động tăng.
TSNH năm 2021 so với 2020 tăng 105328440910,00 đồng tương đương tăng 3,03%.
Nguyên nhân là do hầu hết các khoản mục trong tài sản đều tăng lên như: Đầu tư tài chính ngắn hạn tăng 65319778385,00 đồng tương đương với 412,84%, các khoản phải thu ngắn hạn tăng 4159771460,00 đồng tương đương với 0,15% , hàng tồn kho tăng 152.963.626.403,00 tương đương với 27,48% Mặc dù, tiền và các khoản tương đương tiền giảm -112.145.305.201,00 đồng tương ứng với -55,70% và tài sản ngắn hạn giảm -4.969.430.137,00 tương ứng với -93,12%
Sự biến động của TSNH là do chịu sự ảnh hưởng của các khoản mục sau:
◆ ƯTiền và các khoản tương đương tiền
Tiền và các khoản tương đương tiền của công ty gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn, các khoản tương đương tiền và tiền đang chuyển.
Nhìn vào bảng 1.2: Biến động tài sản của công ty, ta thấy khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền có biến động thất thường:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền của năm 2020 so với năm 2019 tăng 89.085.174.327,00 đồng tương đương với 79,36% trong tổng tài sản.
Nguyên nhân khiến các khoản tiền gửi tăng mạnh là do tương đương tiền tăng 75.492.409.009 đồng, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn tăng 17.281.595.362 đồng và tiền đang chuyển tăng 20.000.000 đồng Mặc dù tiền mặt giảm 3.708.830.044 đồng nhưng không đáng kể nên sự tăng trưởng của các khoản tiền gửi vẫn rất nổi bật.
=> Như vậy, vào năm 2019-2020, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty tăng cho thấy dòng tiền của công ty rất mạnh mẽ, tính thanh khoản cao, sẵn sàng trước những biến cố có thể xảy ra, ông ty cũng đã thu hồi được nợ Công ty lưu trữ vốn của mình dưới dạng các khoản tương đương tiền để mua hàng tồn kho, trang trải chi phí hoạt động và các khoản mua khác; công ty đang kiếm lãi qua việc gửi ngân hàng không kỳ hạn
Tuy nhiên, điều này cũng có hạn chế đó là công ty đang không có kế hoạch đầu tư hay mở rộng quy mô sản xuất và các khoản tương đương tiền có thể là một sự thất thu do tạo ra sự “giam vốn”.
+ Tiền và các khoản tương đương của năm 2021 so với năm 2020 giảm rất mạnh,giảm -112.145.305.201,00 đồng tương đương -55,70% trong tổng tài sản
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẮM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Đánh giá chung về tình hình tài chính của Công ty Cổ phần tập đoàn CIENCO4 88 1 Ưu điểm
Sau khi phân tích các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của Công ty có thể thấy được một số ưu và nhược điểm như sau:
- Tình hình lợi nhuận của Công ty có sự phục hồi vào năm 2021, hiệu quả kinh doanh dần ổn định và kinh doanh có lãi.
Chất lượng tài sản ngắn hạn (TSNH) của công ty được đánh giá qua hệ số tương đối thấp, tăng nhẹ qua các năm, cho thấy tài sản của công ty có tính thanh khoản cao Điều này thể hiện lượng hàng tồn kho không bị ứ đọng quá nhiều, mang đến khả năng thanh toán dễ dàng và giảm thiểu rủi ro từ hàng hóa lỗi thời.
- Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty qua 3 năm đều tăng dần và luôn lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh toán của công ty đang rất tốt và TSNH của công ty đủ để thanh toán cho các khoản nợ đúng hạn.
- Tỉ lệ lãi gộp của công ty tăng, công ty đã tiết kiệm chi phí trong sản xuất hơn so với năm 2020.
Chỉ số tỷ lệ lãi ròng (ROS) tăng phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty, cho thấy công ty đang đạt được lợi nhuận và doanh thu cao Ngoài ra, sự gia tăng của ROS còn chứng tỏ khả năng tối ưu hóa chi phí của công ty, giúp giảm chi phí hoạt động Điều này thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư, dẫn đến tăng doanh thu cho công ty trong tương lai.
- Tỉ suất lợi nhuận trên TSCĐ chứng tỏ công ty sử dụng TSCĐ có hiệu quả và mang lại được nhiều lợi nhuận từ TSCĐ.
- ROA tăng chứng tỏ công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn và sử dụng tài sản hiệu quả hơn
- Chỉ số này có xu hướng tăng dần chứng tỏ quá trình sử dụng vốn của công ty có hiệu quả, giá trị của cổ đông càng được tối ưu
- Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty chưa sử dụng hiệu quả tài sản điều đó được thể hiện qua chỉ số vòng quay TAT có xu hướng giảm.
- Khoản mục phải thu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của công ty Điều này ảnh hưởng không tốt đến hoạt động SXKD, cho thấy công ty đang bị chiếm dụng vốn lớn.
- Khả năng thanh toán nhanh, giảm dần và luôn nhỏ hơn 1 chứng tỏ công ty đang ngày càng giảm khả năng thanh toán nợ, tình hình tài chính của công ty không ổn định, công ty đang gặp phải vấn đề trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ ngắn hạn và TSNH của công ty phụ thuộc nhiều vào HTK.
Khả năng thanh toán tức thời cho thấy tình trạng tài chính của công ty Khi con số này nhỏ hơn 0,1, điều đó biểu thị công ty gặp khó khăn trong việc trả các khoản nợ Điều này cho thấy công ty không có khả năng đảm bảo thanh toán cho các khoản nợ phải trả ngay, dẫn đến rủi ro cao cho các chủ nợ.
- Khả năng thanh toán của TSNH ở mức tương thấp qua các năm, chứng tỏ tình hình tài chính của công ty không ổn định, không có khả năng thanh toán.Trong TSNH khoản mục tiền và tương đương tiền chiếm tỷ trọng thấp.
- Khả năng sinh lời cơ bản của công ty có xu hướng giảm Chứng tỏ công ty đang hoạt động kém hiệu quả và khả năng của công ty trong việc tạo ra lợi nhuận là kém
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính của công ty
- Công ty phải siết chặt các khoản phải thu khách hàng đặc biệt là nợ xấu, nợ quá hạn với chính sách thu hồi nợ với từng loại khách hàng kết hợp với các chính sách mềm dẻo với khách hàng
- Công ty cần linh hoạt trong việc cho khách hàng chiếm dụng vốn nhưng vẫn đảm bảo không để nợ xấu xảy ra.
- Thực hiện đúng nguyên tắc quản lý kế toán do nhà nước ban hành, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước các sắc thuế, nộp BHXH đầy đủ Đảm bảo thanh toán đúng đủ kịp thời các chính sách chế độ cho người lao động Sản xuất kinh doanh có lợi nhuận tốt để thanh toán cổ tức cho các cổ đông, có tích luỹ để tái đầu tư phát triển sản xuất xứng đáng với tiềm năng và vị thế của công ty cũng như niềm tin yêu và kỳ vọng của các nhà đầu tư.
- Tăng cường đầu tư nghiên cứu, mở rộng thị trường, đảm bảo rằng hàng hóa luôn có chất lượng, có uy tín.
- Trong các khâu sản xuất kinh doanh công ty cần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn vốn nhằm giảm nhu cầu vốn, chi phí sử dụng vốn là cơ sở để tăng lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
- Không ngừng đầu tư đẩy mạnh hoạt động sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, uy tín trên thị trường.
- Mở rộng mạng lưới phân phối, tăng tính đa dạng của sản phẩm, nghiên cứu phát triển sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng.
- Tăng cường chương trình xúc tiến thương mại với các đối tác nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu gia tăng nguồn thu ngoại tệ.
- Nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, đào tạo đội ngũ kế thừa, phát huy năng lực lao động có kỹ thuật tay nghề giỏi.
- Duy trì chiến lược phát triển thị trường bền vững, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng,tối đa hóa lợi nhuận.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Báo cáo tài chính năm 2019-2020 của Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4 đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán.
2 Báo cáo tài chính năm 2020-2021 của Công ty Cổ phần Tập đoàn CIENCO4 đã được kiểm toán bởi công ty kiểm toán.
3 Đỗ Thị Mỹ Trinh (2015), Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty
TNHH Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Việt Gia.
4 Gravatar( 8/2021), Tài sản ngắn hạn tăng nói lên điều gì về tình hình của doanh nghiệp ( online)
5 Slide bài giảng Phân tích Báo cáo tài chính của Ths.Hoàng Thị Kim Thoa.
6 Tuấn Trần ( 2022), Hướng dẫn đọc và phân tích báo cáo tài chính( online)