Mục tiêu và yêu cầu
Mục tiêu
- Xác định tình hình nhiễm một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó được đưa đến khám tại phòng khám Hoàng An pet’s shop.
- Thực hiện quy trình, phòng và trị một số bệnh ngoài da cho chó được đưa đến khám và chữa bệnh tại phòng khám Hoàng An pet’s shop.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Điều kiện tại cơ sởthực tập
Phòng khám Hoàng An pet’s shop, thành phố Thái Nguyên, nằm ở trung tâm thành phố Thái Nguyên Phòng khám nằm ở số nhà 52, đường Hoàng Hoa Thám, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, cách trường trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến khoảng 30m.
Phòng khám Hoàng An pet’s shop nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, do đó khí hậu của phòng khám mang tính chất đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên, đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân
- Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là hai mùa chính: mùa mưa và mùa khô.
Về mùa Đông còn có gió mùa Đông Bắc gây rét và có sương muối ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của vật nuôi.
- Dân cư: Thành phố Thái Nguyên có tổng dân số là 362.921 người, trong đó phường Hoàng Văn Thụ dân số 27.018 người, trên địa bàn hiện có hơn 1.000 hộ kinh doanh cá thể, gần 200 cơ quan, doanh nghiệp, trường học và nhiều công trình kiến trúc văn hóa, tín ngưỡng, di tích lịch sử.
- Giáo dục: Thành phố Thái Nguyên là nơi tập trung rất nhiều các trường đại học, cao đẳng chuyên nghiệp và các trường trung cấp dạy nghề, viện nghiên cứu khoa học,… Địa bàn phường Hoàng Văn Thụ có một số trường như: trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên, trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên và thành phố Thái Nguyên, trường trung học Bưu Chính Viễn Thông và Công Nghệ Thông Tin, trường trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến, trường trung học cở sở Nguyễn Du, trường trung học cở sở Chu Văn An, trường tiểu học Đội Cấn.
- Thương mại: Đây là nơi tập trung nhiều tòa nhà lớn của thành phố như toà nhà Victory, tòa nhà Đông Á, tòa nhà trung tâm thương mại Sao Việt, tòa nhà Quang Đạt new world, tòa nhà FCC,
2.1.3 Mô tả sơ lược về phòng khám Hoàng An pet’s shop
Phòng khám Hoàng An pet’s shop được đưa vào hoạt động từ năm 2016. Ngoài dịch vụ chăm sóc, làm đẹp cho thú cảnh, phòng khám còn thực hiện khám, điều trị cho động vật đặc biệt là cho chó, mèo trong khu vực thành phố Thái Nguyên.
- Phục vụ thực hành, thực tập cho sinh viên, học viên.
- Tư vấn, khám chữa bệnh và các dịch vụ về chăn nuôi thú y cho vật nuôi, đặc biệt là thú cảnh.
- Tuyên truyền, tư vấn cho người dân về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho vật nuôi, đặc biệt là thú cảnh.
- Cung cấp, buôn bán vật tư, thức ăn, thuốc, phục vụ nhu cầu chăn nuôi.
* Cơ cấu tổ chức của phòng mạch:
- Chủ cơ sở: chị Vi Thị An
- 1 nhân viên quản lý: chị Phùng Hồng Ngọc
- 2 nhân viên bán hàng part time.
* Cơ sở vật chất: Phòng mạch được xây dựng trên tổng diện tích 200m 2
+ Phòng bày bán hàng hóa
+ Phòng lưu trú chó mèo bệnh
Phòng điều trị của phòng khám có đầy đủ các thiết bị để phục vụ các hoạt động về chẩn đoán bệnh cho thú cưng như máy siêu âm, tủ lạnh, đèn mổ, dụng cụ ngoại khoa và nhiều dụng cụ hỗ trợ khác.
Từ năm 2016, ngoài công tác chẩn đoán, phòng và điều trị bệnh, phòng khám còn thực hiện các dịch vụ spa làm đẹp cho thú cưng như tạo mí, cắt tai, tắm, tỉa lông, cắt móng, vệ sinh tai, dịch vụ ký gửi thú cưng, dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, phối giống, mổ đỡ đẻ, triệt sản, buôn bán vật tư, thức ăn, thuốc, Đến nay, phòng khám có các dịch vụ sau:
+ Khám và điều trị các bệnh như: nội khoa, sản khoa, bệnh ngoài da. + Dịch vụ tiêm vắc xinphòng bệnh.
+ Siêu âm để chẩn đoán hình ảnh như: siêu âm thai, sỏi bàng quang, + Phẫu thuật: mổ đẻ, triệt sản, sỏi bàng quang, cắt mộng mắt,
+ Hướng dẫn kĩ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
+ Phòng khám nhận các ca cấp cứu cho vật nuôi 24/7.
Cơ sở khoa học
2.2.1 Hiểu biết chung về loài chó
2.2.1.1 Giống chó nội Ở nước ta có tập quán nuôi chó thả rông rất phổ biến nên chó thường phối giống một cách tự nhiên giữa các giống chó khác nhau và tạo ra con lai với đặc điểm ngoại hình rất đa dạng và nhiều tên gọi dựa vào màu sắc bộ lông và từng địa phương. a) Giống chó Ta (Chó Cỏ)
Chó ta có bộ lông ngắn, thường sát da Lông có những màu như đen, vàng, đen trắng, vàng trắng, xám, trắng, nâu nhạt….Đôi tai của chúng lúc dựng lúc cụp tùy từng con, chân khá cao và dài Cơ thể thường săn chắc không quá mập, không quá vạm vỡ Thân hình của những con chó ta khá là giống nhau Dáng dong dỏng cao, không quá to Không có cơ bắp nhưng người rất săn chắc, khỏe mạnh Chiều dài của mõm chó ta dài bằng nửa chiều dài của đầu, đầu khá thon gọn Nhìn tổng thể rất nhanh nhẹn và cứng cáp Mắt thường có màu đen hoặc nâu đen.
Chó Phú Quốc là một trong bốn loại chó đặc biệt của Việt Nam (tứ đại quốc khuyển).
Giống Chó Phú Quốc có đặc điểm dễ phân biệt như lưng vòng xoáy chạy từ vai đến xương hông, dáng dũng mãnh Những sợi lông ở phần vệt xoáy này có đặc điểm là lông ngắn, cứng, xoáy cong vào giữa chứ không duỗi thẳng như bình thường Màu của lông xoáy trên lưng đậm màu hơn màu lông chính và có thể nhìn rõ bằng mắt thường Chó Phú Quốc có cơ bắp săn chắc, khi trưởng thành con đực nặng khoảng 15-20kg, con cái 12–18 kg.
Theo Hoàng Nghĩa (2005) [10], chó có bộ lông xù kèm bờm rất đẹp, với nhiều màu lông khác nhau: đen, trắng, xám, hung đỏ là màu rất hiếm Thân hình vừa phải không lớn, xếp vào giống chó có kích thước trung bình, người dài hơn chiều cao, khung xương chắc khỏe gọn gàng Sở hữu bộ lông xù dày,đặc điểm đuôi của chúng dạng bông lau xoắn cuộn lên lưng Chó đực có chiều cao: 57 - 65 cm, chó cái có chiều cao 52 - 60 cm, nặng 25 - 35 kg.
2.2.1.2 Một số giống chó nhập ngoại a Giống chó Poodle (Toy)
Là giống chó cảnh đầu tròn, nhỏ, tai dài rũ xuống, lông mượt hơi xoăn, đuôi thẳng cao hoặc bị cắt ngắn Màu lông đa dạng: đen, nâu, vàng, trắng, và có 3 size được nuôi phổ biến tại Việt Nam.
Toy Poodle có chiều cao tối đa khoảng 25 cm khi đứng, nặng từ 2 - 5 kg. Loại này được chuộng nhất ở Việt Nam vì nhỏ nhắn thích hợp làm thú cưng. b Giống chó Chihuahua Ở nước ta, giống chó này còn được gọi là “chó phốc hươu” vì hình dáng nó giống con hươu thu nhỏ hoặc còn gọi là “chó bỏ túi” vì chó tầm vóc rất nhỏ, chỉ nặng 2,1-2,7 kg, cao 16-20 cm, dài 30cm.Loài chó này khỏe mạnh, mõm dài, tai dài dựng đứng, bụng thon nhỏ, chân mảnh chắc, đuôi ngắn, không thích người lạ, thậm chí tỏ ra hung dữ nên nuôi vừa làm cảnh, vừa giữ nhà rất tốt. c Chó Phốc sóc
Là loài chó nhỏ, cũng có loại kích thước phổ biến loại tiêu chuẩn (cao khoảng 25 - 30 cm), loại mini (cao khoảng 20 cm), loại teacup (cao dưới 15 cm) Cân nặng của loại mini và tiêu chuẩn khoảng 1 - 3 kg.Mặt chó phốc sóc hơi giống mặt cáo, 2 má hóp, mắt to màu sẫm, chiếc mõm nhỏ và dài Phốc sóc có lông dài với màu trắng là phổ biến, tuy nhiên chúng cũng có các màu lông khác: vàng, kem, nâu,… d Chó Corgi
Có xuất xứ từ Anh quốc ở xứ Wales, với kích cỡ cơ thể trung bình, thân dài và chân ngắn rõ rệt Tầm vóc chúng khoảng 30,5 cm; trọng lượng đạt 12 kg.Giống Corgi có truyền thống được dùng làm chó săn, chăn dắt gia súc lớn bằng cách chạy theo đàn gia súc và cắn vào gót chân con vật nào không chịu theo đàn Hàng ngày chúng cần chạy nhảy nhiều, có tuổi thọ khoảng 15 năm.
Chúng có màu lông thường gặp là: vàng - trắng, xám - trắng,…. e Chó Alaska
Là giống chó kéo xe ở Alaska (Hoa Kỳ) Có bộ khung cao to, chắc chắn rất khỏe mạnh đặc biệt là xương chân và các khớp xương chân tương đối phát triển Màu lông đa dạng nhưng điển hình là màu xám trắng, xám lông chồn kết hợp với trắng, đen trắng hoặc trắng toàn thân, bộ lông gồm 2 lớp Chó có chiều cao trung bình 63 - 68 cm, nặng khoảng 34 - 38 kg. f Chó Husky
Có nguồn gốc tại Siberia, Nga Là giống chó có ngoại hình và hành vi giống với loài chó sói, thích liên lạc, giao tiếp bằng cách hú hơn là sủa, có xu hướng đi lang thang và tìm cách trốn thoát sự tù túng.
Husky rất hiếu động và thân thiện, lông dày hơn các loài chó khác gồm 2 lớp: lớp lông dày và ngắn lót phía trong và một lớp lông mỏng hơn, dài hơn bao phủ bên ngoài giúp bảo vệ chúng khỏi cái lạnh khắc nghiệt của vùng băng giá Màu lông thường gặp là: trắng - đen, nâu - trắng, xám - trắng,… Mắt chó Husky có hình quả hạnh nhân đặt cách nhau vừa phải và hơi xếch lên, màu mắt đa dạng một số con có thể có 2 màu mắt khác nhau Kích thước của chó thuần chủng cao khoảng 51 - 58 cm, nặng khoảng 16 - 27 kg Tuổi thọ trung bình từ 12 - 15 năm, mỗi lứa đẻ được 6 - 8 con.
* Ngoài ra còn một số giống chó ngoại khác như: chó Pug, chó Becgie, chó PitBull,
2.2.2 Cấu tạo và sinh lý của chó
Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể gia súc được đo qua trực tràng trong lúc con vật yên tĩnh Thân nhiệt của gia súc ổn định, chỉ thay đổi trong phạm vi hẹp tùy thuộc vào tuổi, trạng thái sinh lý, bệnh lý, trạng thái thần kinh, theo mùa Gia súc non có thân nhiệt cao hơn gia súc trưởng thành vì cường độ trao đổi chất mạnh hơn, sau khi ăn, trong thời gian động dục, khi có thai thì thân nhiệt tăng lên Sự điều hòa thân nhiệt phụ thuộc vào tương quan giữa hai quá trình sinh nhiệt và tỏa nhiệt dưới sự điều khiển của hệ thần kinh và thể dịch. Theo Vũ Như Quán (2011) [9], ở trạng thái sinh lý bình thường thân nhiệt của chó là 38 - 39 o C Trong tình trạng bệnh lý thân nhiệt có sự thay đổi tùy vào tính chất và mức độ của bệnh Sự giảm thân nhiệt thường do mất máu, bị nhiễm lạnh do một số hóa chất tác dụng, do giảm quá trình sinh nhiệt, sốc hoặc sau cơn kịch phát của bệnh nhiễm khuẩn làm hạ huyết áp, trụy tim mạch, gặp trong các bệnh thần kinh bị ức chế nặng như thủy thũng não Sự tăng nhiệt độ thường gặp khi nhiệt độ môi trường quá cao, gặp trong bệnh cảm nắng, cảm nóng, các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus, do ký sinh trùng gây nên trạng thái sốt cao Nhiệt độ của cơ thể chó bình thường còn thay đổi bởi các yếu tố như tuổi (con non có thân nhiệt cao hơn con trưởng thành), tính biệt (con cái có thân nhiệt cao hơn con đực), khi vận động nhiều hay có thai thân nhiệt của chó cũng cao hơn bình thường. Ý nghĩa chẩn đoán: Theo Nguyễn Thị Ngân và cs (2016) [8], thông qua việc kiểm tra thân nhiệt của chó ta có thể xác định được con vật có bị sốt hay không Nếu thân nhiệt tăng 1 - 2 o C là sốt nhẹ Nếu thân nhiệt tăng 2 - 3 o C là hiện tượng sốt cao Qua đó có thể sơ chẩn được nguyên nhân, tính chất và mức độ tiên lượng, đánh giá được hiệu quả điều trị tốt hay xấu.
Da là cơ quan lớn nhất của cơ thể, cấu tạo da của chó thực hiện rất nhiều chức năng quan trọng để duy trì trạng thái cân bằng nội môi Và đóng vai trò tích cực trong phản ứng miễn dịch thông qua hệ thống miễn dịch bẩm sinh và mắc phải.
Da được cấu tạo từ các lớp tế bào, tuyến nhờn, mạch máu, dây thân kinh và các nang lông, giúp điều hòa thân nhiệt và là cơ quan cảm nhận khi chúng ta chạm vào.
Da có 3 lớp chính: lớp biểu bì (hay lớp ngoài cùng), lớp trung bì và lớp hạ bì.
Phần quan trọng khác của da bao gồm phần phụ da - như lông và móng vuốt, các cơ dưới da và mỡ
Lớp biểu bì là lớp ngoài cùng của da, nó bảo vệ da khỏi tác động bên ngoài và chất lạ Lớp biểu bì bào gồm tế bào sừng keratinocytes, melanocytes, các tế bào langerhans và các tế bào merkel Mỗi một tế bào đều có chức năng đặc biệt Khu vực đầu và lưng có lớp biểu bì dày hơn so với các khu vực như: nách và bụng Khi tế bào bên ngoài sừng hóa chết, tế bào khác trưởng thành hơn sẽ tiến tới thay thế chúng Vì vậy, khi vào mùa hanh khô, thường thấy những vẩy nhỏ trắng bong ra như phấn trắng, đó chính là tế bào lớp ngoài cùng của da đã chết và hóa sừng bong ra.
Lớp trung bì: một số bệnh về da, trong đó có một số bệnh tự miễn, có thể làm hỏng lớp trung bì của da.
Một số bệnh ngoài da và bệnh sinh lý thường gặp ở chó
2.3.1 Bệnh mò bao lông (do Demodexcanis)
2.3.1.2 Đặc điểm hình thái và cấu tạo
Hình 2.1 Mò bao lông Demodexcanis
Theo Bùi Khánh Linh và c.s (2014) [7]: mò bao lông là loại mò nhỏ, dài 0,1 - 0,39mm, cơ thể dài không có lông, kí sinh ở tuyến nhờn bao lông.
Bệnh mò bao lông ở chó (Demodicosis) là một trong những căn bệnh ngoài da chó nhiễm bệnh có biểu hiện như: Ngứa, tổn thương ngoài da, rụng lông, thường xuất hiện quanh mắt, hai chân trước hay toàn bộ cơ thể, viêm da sâu có dịch rỉ viêm, có mủ, mùi hôi tanh, đóng vảy.
Bệnh mò bao lôngở chó được gây ra bởi loài Demodexcanis, chúng ký sinh trong nang lông và tuyến bã dưới da của chó.
- Đầu: có đầu giả, hình móng ngựa và ngắn Có đôi xúc biện 3 đốt, đốt cuối có 4 hoặc 5 tơ hình que, một tấm dưới miệng và một đôi kìm.
- Ngực: có 8 chân rất ngắn.
- Bụng: dài, có nhiều vân ngang ở bụng và mặt lưng.
- Demodex canis đực: dương vật nhô lên ngực của mặt lưng.
- Demodex canis cái: âm hộ nằm giữa phần thân của bụng.
Demodex canis hoàn thành vòng đời phát triển trong vòng 25 - 30 ngày từ giai đoạn trứng nở ra ấu trùng -> tiền thiếu trùng -> thiếu trùng thứ sinh -> dạng trưởng thành Con trưởng thành có 4 đôi chân Mỗi chân có 5 khớp. Thời gian từ trứng thành khoảng hai tuần, tùy thuộc vào trường sống và môi trường điều kiện.
2.3.1.4 Đặc điểm dịch tễ của Demodex canis gây bệnh trên chó
Nghiên cứu dịch tễ học giúp ta phòng và điều trị Demodex canis có hiệu quả.
- Demodex canis gây bệnh trên mọi loài
- Demodex canis thường không lây sang người nhưng có thể lây nhiễm sang chó khác.
- Chó ở các độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ mắc khác nhau, tăng dần theo lứa tuổi
- Chó con, lông ngắn, sức đề kháng kém dễ lây nhiễm
- Qua kết quả nghiên cứu tình trạng bệnh ở các lứa tuổi chó khác nhau.
Việc rụng lông thường khởi đầu từ trên mặt, đặc biệt quan trọng là quanh mắt Khi chỉ khởi đầu có một vài mảng lông bị rụng, thì thực trạng này được gọi là bệnh ghẻ lở Demodex cục bộ Nếu bệnh lây lan ra nhiều vùng da khác nhau trên thân của chó, thì thực trạng này được gọi là bệnh ghẻ lở Demodex toàn thân.
Thường xuất hiện ở hai dạng:
+ Dạng có vảy: Những ổ tổn thương đầu tiên xuất hiện ở trên da vùng đầu, khớp khuỷu, trên cổ; sau đó quá trình lan rộng, xâm lấn da ở những vùng khác của cơ thể.
Lông ở những chỗ tổn thương bị rụng, da đỏ ửng, dày lên, hình thành các nếp gấp, được bao phủ bởi những lớp vảy, giống như vảy cám; sau đó da bị nứt nẻ, từ những kẽ nứt có dịch mủ - máu - thối chảy ra.
Chó liếm vùng tổn thương rất nhiều.
Dạng vảy của Demodex canis tiến triển một vài tháng.
+ Dạng mủ: Trên da chó xuất hiện những mụn mủ sưng mọng, bên trong chứa đầy mủ sách, màu vàng xám Tại những vùng này da nhăn nheo, lông rụng, lâu ngày các tổ chức chết cùng các dịch viêm bết lại tạo thành các vảy khô cứng và dày cộm lên.
Nếu không được mang đến những cơ sở uy tín để chữa trị, thì có thể suy kiệt rất nhanh chóng Thậm chí, tình trạng suy mòn và nhiễm khuẩn mãn tính còn là nguyên nhân tử vong.
Thường xuyên vệ sinh thân thể cho chó, tốt nhất là tắm cho chó bằng lá bồ kết, nước lá chát, lá đắng như: lá ổi, lá xoan, hạt mùi, quả chanh… Không nên dùng xà phòng thông thường để tắm chó.
Tiêu độc chỗ ở, chuồng, cũi chó bằng các dung dịch sát trùng chloramin
B 0,5%, nước vôi 10% Sau khi phun sát trùng cũi, chuồng chó cần phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
Có thể dùng một trong các loại thuốc sau: dep, extopa, trinaghe, tribeloda bôi lên vùng da bị ghẻ hoặc dùng các thuốc hanmectin, ivermectin, detolac tiêm dưới da chó, tiêm 2 lần, cách nhau 10 - 15 ngày.
- Cạo sạch lông xung quanh vùng da bị bệnh và thoa dung dịch trypsin 1% lên da với liều lượng 0,5ml/kg thể trọng, ngày 2 lần, cách nhau 3 -5 ngày.
- Dùng Distrion 1-2% trong bể tắm, chỗ ngâm nước, gần chỗ bị ghẻ.
- Ivermectin tiêm dưới da 0,2 - 0,4 mg/kg thể trọng
- Tiêm dưới da 0,5-1ml/kg thể trọng trypan 1%, ngày 2-3 lần, cách nhau
6 ngày và penicillin (khi có mủ).
Phác đồ điều trị như sau:
- Cạo phần lông vùng bị ghẻ.
- Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da amoxicilin 1ml/10kg thể trọng/ngày và dexamethason 1ml/20kg thể trọng/ngày trong 3-5 ngày.
- Ketoconazole 1 viên/10kg thể trọng/ngày, uống trong 9 ngày đầu.
- Sử dụng dầu tắm trị và tắm 2-3 lần/tuần.
- Kiểm tra lại sau 4 tuần.
* Một số lưu ý khi điều trị:
Phải rọ mõm chó trước khi bôi thuốc để không cho chó liếm thuốc tránh trúng độc.
Bệnh ghẻ cần được điều trị lâu dài, điều trị làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau khoảng 3 - 5 ngày Mỗi lần bôi thuốc trị ghẻ không nên bôi lên toàn thân chó mà nên bôi từng phần tránh gây độc cho chó.
Chuồng nuôi, đệm nằm và các dụng cụ khác phải được tiêu độc khử trùng bằng các dung dịch Chloramin B 0,5%, nước vôi 10%, sau khi phun sát trùng cần phơi khô dưới ánh mặt trời.
2.3.2.1 Phân loại, đặc điểm hình thái và cấu tạo
Theo Tô Minh Châu và Trần Thị Bích Liên (2001) [2], bệnh nấm da bao gồm 4 giống, trong đó có 2 giống quan trọng trong thú y: Microsporum,
Trichophyton Nấm da có thể xâm nhập mọi lớp của da nhưng thường giới hạn ở hai lớp: sừng và vùng mô lân cận như lông, móng.
Microsporum canis: là bệnh nấm da thường gặp ở chó và mèo, loài nấm này thường ký sinh trên lông ở vùng đầu, chân, đuôi và một số nơi khác của cơ thể Loài nấm này thường sinh bào tử lớn, khi trưởng thành chúng có dạng trứng hay con thoi, có mấu gai, bên trong chia thành 6 - 15 vách ngăn.
Microsporum gyseum:loài nấm này thường ký sinh ở chó, ngựa, mèo.
Thường ký sinh ở vùng đầu, cổ, chân Khuẩn lạc phát triển nhanh, phẳng, bề mặt có nhiều bột Mặt trên khuẩn lạc màu vàng sẫm, mặt dưới có màu nâu cam đến vàng, sinh nhiều bào tử lớn và thô, có dạng hình elip, bên trong chứa
2 - 6 vách ngăn Loài nấm này thường ký sinh ở những vùng da mịn và lông tơ, có nhiều loài, một số loài không hoặc sinh bào tử rất ít Bào tử thường có hình điếu thuốc, thành mảng nhẵn, bên trong chia thành 3 - 8 vách ngăn Bào tử nhỏ hình thành nhiều, có thể dạng đoạn hay tập trung thành từng chùm như chùm nho dọc theo sợi nấm.
Hình 2.2 Microsporum canis soi dưới kính hiển vi
Hình 2.3.Trichophyton mentagrophyte Trichophyton mentagrophyte: thường gây bệnh ở loài gặm nhấm, chó, ngựa, thỉnh thoảng gặp trên những thú khác và người Bệnh tích trong giai đoạn đầu là những nốt sần, mụn nước hay mụn mủ Mặt dưới biến đổi từ màu trắng sang đến nâu đỏ Phương pháp để nhận biết khuẩn lạc có dạng sợi,phẳng hoặc gồ cao, có nếp gấp, bề mặt dạng lông mịn Bộ phận sinh dưỡng:
Sợi nấm có vách ngăn, không màu, vách ngoài rìa mỏng, bên trong chia ra 3 -
ĐỐI TƯỢNG VÀ NỘI DUNG, CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
Đối tượng
- Chó đến khám và chữa bệnh tại phòng khám Hoàng An pet’s shop.
Địa điểm, thời gian
- Địa điểm: Phòng khám Hoàng An pet’s shop, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên.
Nội dung thực hiện
- Thực hiện công tác phục vụ sản xuất tại cơ sở thực tập
+ Thực hiện công tác chăm sóc chó, mèo đến khám và vệ sinh thú y tại cơ sở thực tập.
+ Thực hiện công tác thú y tại cơ sở thực tập.
+ Theo dõi tình hình chó đến khám chữa bệnh tại phòng khám Hoàng An pet’s shop.
+ Kết quả theo dõi số chó được đưa đến tiêm phòng vắc xin phòng bệnh tại phòng khám Hoàng An pet’s shop.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh ngoài da thường gặp ở chó được đưa đến khám tại phòng khám
+ Tình hình mắc bệnh một số bệnh ngoài da ở chó đến khám tại phòng khám.+ Tình hình chó mắc bệnh ngoài da theo kiểu lông (lông ngắn, lông dài)+ Kết quả điều trị bệnh ngoài da cho chó đến khám tại phòng khám
Chỉ tiêu, phương pháp thực hiện
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
- Tình hình chó đến khám, chữa bệnh tại phòng khám Hoàng An pet’s shop.
- Kết quả tiêm phòng vắcxin cho chó tại phòng khám.
- Tình hình mắc bệnh ngoài daở chó đến khám chữa bệnh.