ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1 Đối tượng, vật liệu nghiên cứu
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm điều tra: xã Tây Tựu – Từ Liêm – Hà Nội
- Các thí nghiệm được tiến hành tại vườn thực nghiệm Viện Sinh Học Nông Nghêp Hà Nội – TĐHNNHN.
- Thời gian điều tra: từ 24/2/2011 – 27/2/2011
- Thời gian nghiên cứu: từ 1/1/2011- 30/3/2011.
Nội dung nghiên cứu
3.3.1 Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa đồng tiền tại xã Tây Tựu –
- Điều tra điều kiện tự nhiên, xã hội tại Tây Tựu
+ Điều kiện đất đai, khí hậu
- Điều tra tình hình sản xuất kinh doanh tại tây tựu
- Điều tra thực trạng sản xuất hoa đồng tiền tại Tây Tựu
+ Nguồn gốc, số lượng giống
+ Cơ sở hạ tầng phục sản xuất
+ Vật liệu, kỹ thuật trồng
+ kỹ thuật, lượng phân bón
+ Hệ thống và phương pháp tưới
+ Sâu bệnh hại chính và biện pháp phòng trừ
+ Biện pháp điều khiển ra hoa
+ Tiêu chuẩn hoa thu hoạch
+ Một số kỹ thuật xử lý, bảo quản sau thu hoạch
+ Nơi tiêu thụ và giá bán hoa
3.3.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của hoa đồng tiền đột biến trong nhà lưới
Thí nghiệm 1: Đánh giá sự sinh trưởng của các dạng sinh trưởng của các dạng cây đồng tiền đột biến ngoài vườn ươm
Thí nghiệm 2: Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển, năng suất và hình thái hoa của các dạng đột biến thu được ngoài vườn sản xuất.
Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Điều tra tình hình sản xuất và tiêu thụ hoa đồng tiền tại xã Tây Tựu –
Từ Liêm – Hà Nội a Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu thông qua internet, sách, báo…
- Phỏng vấn điều tra về tình hình sản xuất ở 10 hộ bằng phiếu điều tra. b Phương pháp sử lý số liệu
- Số liệu được xử lý trên Excel
3.4.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của hoa đồng tiền đột biến trong nhà lưới
- Cách bố trí thí nghiệm và các chỉ tiêu theo dõi, điều tra theo phương pháp nông sinh học thông dụng.
- Thí nghiệm bố trí trong nhà lưới có mái che của viện SHNNHN Hai dạng đột biến được trồng cùng đối chứng tại vườn, thí nghiệm được bố trí tuần tự không lặp lại theo dạng, theo giống, diện tích mỗi ô thí nghiệm là 10m 2 a Điều kiện tiến hành thí nghiệm Điều kiện vườn thực nghiệm
+ Toàn bộ vườn thực nghiệm là nhà kính có trang bị lưới phản quang.
+ Giá thể trong giai đoạn vườn ươm là 1/2 cát đen + 1/2 trấu hun.
+ Giá thể trong giai đoạn vườn sản xuất là: phân chuồng + trấu hun + đất + vôi bột + vi sinh + xơ dừa. b Các chỉ tiêu theo dõi
1 Tỷ lệ sống (%) = số mẫu sống 100 (%)
2 Tỷ lệ sống sau trồng 15 ngày (%)
= số mẫu sống (sau trồng 15 ngày) × 100 (%)
số mẫu thí nghiệm (sau trồng 15 ngày)
3 Tỷ lệ mẫu biến dị (%) = số mẫu biến dị 100 (%)
4 Số nhánh trung bình (nhánh/cây)
Số nhánh TB = số nhánh × 100
5 Theo dõi chiều cao cây (cm/cây)
Chiều cao TB = chiều cao cây 100
- Đo chiều cao cây: Từ gốc đến múp lá dài nhất
6 Số lá trung bình = chiều cao cây 100 (lá/cây)
- Đếm số lá trên cây: Đếm tổng số lá thuần thục trên cây
- Đường kính cuống lá (cm): Đo bằng thức panme nơi to nhất của cuống lá
- Chiều dài cuống lá (cm): Đo từ gốc cây đến mép dưới lá
7 Theo dõi thời gian sinh trưởng từ khi trồng đến khi ra hoa (ngày).
8 Theo dõi các chỉ tiêu về chất lượng hoa: Chiều dài cuống hoa, đường kính cuống hoa, màu sắc hoa, đường kính hoa, số cánh hoa, đường kính nhị hoa, số lớp cánh hoa…
- Đường kính nhị hoa: Đo độ rộng nhất của nhị hoa, từ đầu nhị hoa bên này đến đầu nhị hoa đối diện.
- Chiều dài cuống hoa: Đo từ gốc cuống hoa đến mép dưới cuống hoa.
- Chiều dài cánh hoa: Đo từ gốc cánh hoa đến múp cánh hoa.
- Chiều rộng cánh hoa: Đo chỗ to nhất của cánh hoa.
- Đường kính cuống hoa: Dùng Panmel đo vị trí to nhất của cành hoa.
- Chiều dài cuống hoa: Đo từ đáy cuống hoa đến bông hoa.
9 Theo dõi độ bền hoa cắt.
10 Sâu bệnh hại: theo dõi thành phần, mức độ gây hại của 1 số loại sâu bệnh chủ yếu.
11 Hiệu quả kinh tế sản xuất hoa đồng tiền:
Tổng chi/360 m2 (đồng) (bao gồm chi phí vật tư, công lao động)
Tổng thu/360 m2 (đồng) (bao gồm năng suất hoa, giá hoa)
Lãi thuần (đồng) = Tổng thu – Tổng chi c Phương pháp theo dõi
- 10 ngày theo dõi thí nghiệm trong vườn ươm/1lần.
- 7 theo dõi thí nghiệm trong vườn sản xuất/1 lần.
Các số liệu được xử lý bằng chương trình EXCEL.
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN
ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SẢN XUẤT HOA ĐỒNG TIỀN Ở XÃ TÂY TỰU – TỪ LIÊM – HÀ NỘI
4.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm tình hình chung của xã a Vị trí địa lý
Tây Tựu cách trung tâm thành phố khoảng 10 km Tây Tựu giáp với xã Thượng Cát, Xã Liên Mạc, xã Minh Khai, xã Xuân Phương Tổng diện tích của xã Tây Tựu là (5,31 km2) Nền kinh tế của xã dựa chủ yếu vào nông nghiệp và là nguồn thu nhập chính cho các hộ nông dân trong xã
Là xã có vị trí địa lý thuận lợi Tây Tựu là một xã thuộc huyện Từ Liêm. Huyện Từ Liêm nằm về phía tây của thành phố Phía đông giáp với quận Tây
Hồ, Cầu Giấy và Thanh Xuân, phía nam giáp huyện Đan Phượng, Hoài Đức, quận Hà Đông, phía bắc giáp sông Hồng Huyện Từ Liêm nằm trên trục đường quốc lộ 32 ( thuộc vành đai 3 của thành phố Hà Nội) cách trung tâm quốc tế nội bài 10 km, quận Hà Đông 5 km Cùng với đường sông, giao thông và đường bộ tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa, thương mại tiêu thu hoa cắt thông qua giao thông đường bộ và đường sông với các địa bàn khác b Địa hình Địa hình tương đối bằng phẳng nghiêng hướng Tây Bắc Đông Nam có độ cao trung bình so với mực nước biển 6 – 6,5 m Độ dốc nền trung bình 0,03 độ. Phần đất phía bắc huyện độ cao 8 – 11 m Nhìn chung địa hình thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp song trở ngại cho việc thoát nước mặt và dễ úng ngập cục bộ. c Đặc điểm thủy văn
Giáp sông Hồng, cận Hồ Tây, nhiều hồ đầm sông nhỏ dải dác cùng lớp thảm thực vật phong phú đã có tác dụng hạn chế những bất lợi cục bộ trong thời tiết khí hậu trên địa bàn Chế độ thủy văn có 2 mùa dõ rệt là mùa cạn và mùa mưa lũ chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thủy văn sông Hồng Nói chung chế độ thủy văn trên địa bàn tương đối thuận lợi cho nông nghiệp, trong thời vụ, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là rất thuận lợi cho trồng và sản xuất các loại hoa hồng, cúc, đồng tiền d Thổ nhưỡng Đây là vùng cận kề phía nam sông Hồng, đất đai màu mỡ, lượng phù sa sông Hồng cung cấp qua sông Nhuệ qua đồng ruộng qua địa bàn hạn chế Nhìn chung đất trên địa bàn xã đều thuận lợi cho cây trồng có giá trị kinh tế cao.
4.1.2 Điều tra thực trạng sản xuất hoa ở Tây Tựu
4.1.2.1 Cơ cấu 1 số cây hoa trồng chính ở xã Tây Tựu
Từ Liêm là một huyện của thành phố Hà Nội Do có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, thuận lợi ở thị trường tiêu thụ sản xuất hoa, gần là trung tâm Hà Nội Nên Tây Tựu có rất nhiều thuận lợi để phát triển thành vùng trồng hoa lớn.
Cơ cấu hoa và chủng loại rất đa dạng, phong phú Tại Tây Tựu người dân không trồng lúa, rau màu mà chỉ tập trung trồng hoa Rau màu chỉ trồng luân canh sau khi trông hoa để cải tạo đất
Ba loại hoa trồng chủ yếu cho thu nhập cao ở Tây Tựu là Hoa Hồng (Rose sp), hoa cúc (chrysanthemum), và hoa đồng tiền (Gerbera Jamesonii) Một số loại khác: loa kèn, cẩm chướng Kết quả điều tra về cơ cấu diện tích cây trồng chính (2010) được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 4.1 Cơ cấu một số cây hoa trồng chính ở xã Tây Tựu năm (2010) (*: theo tính toán qua điều tra và thu thập số liệu tại UBND xã Tây Tựu) Chỉ tiêu
Giá hoa bình quân (đồng/ bông)
Giá trị thu nhập (triệu đông/ sào)
Hồng Cúc Đồng tiền Hoa khác Đồ thị 4.1 Cơ cấu 1 số cây hoa trồng chính ở xã Tây Tựu năm (2010) (%)
Nguồn: (Số liệu ban thống kê UBND xã Tây Tựu - 2010)
Ta thấy tổng diện tích trồng hoa của cả xã năm 2011 là 230 ha Trong tất cả các loại hoa đó thì hoa hồng chiếm tỉ lệ cao nhất 70% trong tổng diện tích Diện tích trồng hoa hồng bằng (3,7) diện tích trồng hoa cúc, và diện tích trồng hoa hồng bằng (8,9) diện tích trồng hoa đồng tiền Trong 3 loại trồng chính hoa đồng tiền được trồng diện tích ít nhất những lại có thu nhập/sào cao nhất, cao hơn hồng và cúc Thu nhập bình quân 1 năm của sản xuất nông nghiệp là 350 triệu/ha/năm.Theo điều tra từ thực tế thì người dân ở đây còn mở rộng sản xuất thêm bằng cách thêu thêm đất của một số xã lân cận với tổng diện tích 60 ha. (Số liệu ban thống kê UBND xã Tây Tựu - 2010)
Như vây cơ cấu hoa trên đại bàn xã Tây Tựu chủ yếu là trồng hoa hồng, sau đó là hoa cúc, rồi đến hoa đồng tiền và 1 số loại hoa khác (loa kèn, cẩm chướng) Cơ cấu chủng loại, diện tích các giống thay đổi liên tục theo năm theo yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới.
4.1.2.2 Đặc tính nông sinh học của một số giống hoa đồng tiền ở xã Tây Tựu
Tôi đã tiến hành điều tra ở xã Tây Tựu - Từ Liêm - Hà Nội từ ngày
24/1/2011 – 27/1/2011 Tôi điều tra với số lượng điều tra là 10 hộ Sau đây, một số kết quả đã điều tra được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 4.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh hoa đồng tiền của một số hộ nông dân tại xã Tây Tựu
STT Tên hộ Diện tích
Chi phí (triệu đồng/ sào )
6 Chu Thị Nga 4 sào 5 thước 18,5 25,5 10
8 Bùi Bích Hà 7 sào 8 thước 20 27,5 10
Qua điều tra tại xã Tây Tựu, tôi thấy người dân ở đây đều trồng một giống hoa đồng tiền có xuất xứ ở Khôn Minh - Trung Quốc Nguồn giống không thực sự đảm bảo, vì họ chỉ là người mua Họ không trực tiếp đến mua chỉ đặt hàng nên không biết chính xác nguồn gốc giống có chính xác không Giống này được nhập là cây nuôi cấy mô, sau đó được trồng phổ biến ở Tây Tựu với 8 màu: vàng cam, đỏ cờ, phấn hồng, thiên đào, vàng phảy, vàng nghệ, cà rốt, trắng Mặc dù, giá cây nuôi cấy mô khá cao (4000đ/cây), những vẫn đựợc ưu chuộng Vì cây nuôi cấy mô có ưu điểm: khoẻ, sạch bệnh, lâu bị thoái hoá, hoa to đẹp Còn cây tách thân có ưu điểm giá thành thấp nhưng nhanh thoái hoá, chất lượng hoa kém
Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật người dân ở đây đều đầu tư cơ sở kỹ thuật còn hơi xơ sài và thiếu trang thiết bị hiện đại, nhà trồng hoa cũng đã áp dụng theo mô dun cơ bản: trồng hoa trong nhà mái che có tác dụng tránh sương muối và ánh sáng chiếu xạ Nhà lưới được thiết kế: nhà mái vòm, mái được làm bằng ni lông trắng, cạp bằng tre, xung quanh quấn lưới đen hoặc lưới cước trắng để tránh ánh sáng Để giữ thăng bằng cho nhà lưới, dùng những cột tre chống Chiều cao nhất của mái khoảng 2,5 - 3 m, mái dốc 30 độ Các mái vòm thiết kế sát nhau với chiều rộng các mái từ 3.5 - 4.5m Xung quanh nhà có rãnh để thoát nước.
Qua khảo sát điều tra về kỹ thuật trồng, tôi thấy họ đã áp dụng những kỹ thuật trồng hoa cơ bản trên nền đất, việc áp dụng kỹ thuật còn chưa tốt lắm: Người dân ở đây đều trồng đồng tiền không sử dụng giá thể gì đặc biệt Đất trồng trước đều được cày xới kỹ lưỡng, phơi ải để diệt trừ mầm mống sâu bệnh. Nên luống với kích thước: cao 40cm, rộng luống (tính từ tâm giữa rãnh) là: 1 - 1.5 m cây được trồng với khoảng cách cây cách cây: 40 cm, hàng cách hàng 30
- 40 cm Hoa được trồng quanh năm, tất cả các mùa
Trang thiết bị dùng cho việc chăm sóc hoa cũng rất đơn giản và việc chăm sóc hoa còn chưa đựoc hiệu quả cao Hệ thống tưới được sử dụng chủ yếu bằng tay: tưới máy Việc chăm sóc bao gồm tưới nước, nhổ cỏ cho vườn cây: lên khắp mặt luống Khi cây còn nhỏ thì tưới nước mỗi ngày/lần, khi cây lớn dần thì giảm dần tưới vì hoa đồng tiền không chịu được ngập úng Khoảng 3 – 5 ngày tưới/lần Đến khi gần ra hoa khoảng 7 - 10 ngày tưới/lần Định kì, khoảng
1 tháng tiến hành nhô cỏ cho vườn hoa đồng tiền Qua điều tra tôi thấy người dân có hộ sử dụng phân bón lá hữu cơ, nhưng đa số không sử dụng phân bón lá. Phân bón lá hữu cơ hay sử dụng là phân Pomior Họ không sử dụng biện pháp chăm sóc đặc biệt nào khác cho hoa đồng tiền
ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG ĐỒNG TIỀN TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM
4.2.1 Động thái tăng trưởng chiều cao
Cây hoa đồng tiền thuộc dạng cây lâu năm Chiều cao cây chỉ tăng trưởng trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây Đến giai đoạn ra hoa thì hầu như chiều cao cây ổn định không cao hơn nữa Chiều cao được tính bằng chiều dài từ gốc đến múp lá dài nhất Chiều cao cây của các giống trong giai đoạn vườn ươm có những biến động như bảng sau:
Bảng 4.6 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống đồng tiền trên vườn ươm Chiều cao cây sau trồng …(cm) Ngày theo dõi Giống
Bắt đầu trồng 10 ngày 20 ngày 30 ngày ĐB1 4,1 ± 0,088 4,4 ± 0,091 4,84 ± 0,12 5,14 ± 0,12 ĐB2 4,35 ± 0,091 4,75 ± 0,13 5,36 ± 0,17 6 ± 0,2 ĐC 4,5 ± 0,081 4,97 ± 0,1 5,61 ± 0,13 6,33 ± 0,16
Chiều cao ĐB1 ĐB2 ĐC Đồ thị 4.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các giống đồng tiền
Qua bảng số liệu ta thấy: Chiều cao ban đầu của các giống lần lượt là Đột biến 1 thấp nhất (4,1 cm); rồi đến đột biến 2 (4,35 cm), cao nhất là giống đối chứng: (4,5cm).Vào giai đoạn sau trồng 10 ngày là giai đoạn cây có tốc độ tăng trưởng chiều cao chậm nhất Ở giai đoạn này cây mới trồng gặp thời tiết rét đậm và cây mới phục hồi sinh trưởng Phát triển nhanh nhất là giống Đối chứng tăng (0,47 cm/10 ngày) Phát triển chậm nhất là dòng Đột biến 1 tăng (0,3 cm/10 ngày)
Sau trồng 20 ngày, cây tăng trưởng chiều cao nhanh hơn, vào giai đoạn này thời tiết bắt đầu ấm dần, độ ẩm tăng và cây vừa trải qua giai đoạn hồi xanh gặp thời tiết thuận lợi cho cây phát triển Tốc độ tăng trưởng dao động từ (0,44 – 0,64 cm/10 ngày).
Sau trồng 30 ngày, dòng đột biến 2 và đối chứng tăng trưởng nhanh hơn, do thời tiết đã ấm áp hơn, độ ẩm đảm bảo, cường độ ánh sáng cao Tốc độ tăng trưởng dao động từ (0,3 – 0,72 cm/10 ngày) Dòng đột biến 1 tăng chậm nhất (0,3 cm/10 ngày) Dòng đột biến 2 tăng (0,64 cm/10 ngày) Tăng cao nhất là giống đối chứng (0,72 cm/10 ngày).
Sau trồng 30 ngày, chiều cao cây của giống đối chứng luôn cao hơn của 2 dòng đột biến Trong số các giống thí nghiệm thì giống đối chứng là giống có chiều cao lớn nhất (6,33 cm), dòng đột biến 1 là dòng có chiều cao nhỏ nhất (5,14 cm).
Tốc độ ra lá là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự sinh trưởng của cây đặc biệt trong giai đoạn vườn ươm Lá là bộ phận quang hợp chính Việc tăng số lá/cây sẽ ảnh hưởng đến khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây do đó nó ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườn ươm.
Bảng 4.8 Động thái ra lá của các giống đồng tiền
Số lá sau trồng …(lá/cây) Ngày theo dõi Giống
Bắt đầu trồng 10 ngày 20 ngày 30 ngày ĐB1 2,8 ± 0,12 3,04 ± 0,16 3,4 ± 0,17 3,67 ± 0,17 ĐB2 3,37 ± 0,12 3,79 ± 0,14 4,11 ± 0,2 4,31 ± 0,19 ĐC 3,43 ± 0,1 3,62 ± 0,13 3,96 ± 0,17 4,37 ± 0,16
Số lá ĐB1 ĐB2 ĐC Đồ thị 4.3 Động thái ra lá của các giống đồng tiền
Khi bắt đầu trồng số lá của Đột biến 1 là (2,8 lá); Đột biến 2 là (3,37 lá); Đối chứng là (3,43 lá)
Qua bảng ta thấy tốc độ tăng trưởng số lá của 3 giống sau trồng tăng chậm.Sau trồng 10 ngày tốc độ ra lá của dòng Đột biến 1 là (0,24 lá/cây/10 ngày), cao nhất của dòng Đột biến 2 là (0,42 lá/ cây/10 ngày), còn giống đối chứng là nhỏ nhất (0,19 lá/cây/10 ngày)
Sau trồng 20 ngày, dòng Đột biến 2 có tốc độ ra lá cao nhất là (0,34 lá/cây/
10 ngày) Tiếp theo là giống Đối chứng có tốc độ ra lá là (0,34 lá/cây/10 ngày). Nhỏ nhất là dòng Đột biến 1, tốc độ ra lá đạt (0,24 lá/cây/10 ngày).
Sau trồng 30 ngày tốc độ ra lá của các giống tăng cao hơn Giống đối chứng vẫn đạt tốc độ ra lá cao nhất đạt (0,41 lá/cây/10 ngày), số lá là (4,37 lá/cây). Dòng đột biến 2 tăng chậm nhất (0,2 lá/cây/10 ngày), số lá đạt (4,31 lá/cây). Còn dòng Đột biến 1 là (0,27 lá/cây/10 ngày), số lá là (3,67 lá/cây).
Qua phân tích trên ta thấy, tốc độ ra lá của các giống tăng khá đều dặn Tốc độ ra lá của giống đối chứng là cao nhất, số lá/cây là cao nhất Còn dòng Đột biến 1 tỏ ra khác biệt hơn cả có tốc độ ra lá thấp nhất và số lá/cây nhỏ.
4.2.3 Chất lượng cây của các giống hoa đồng tiền trên vườn ươm
Các dạng chồi được sử lý bằng chiếu xạ trở thành các giống đột biến đem trồng ra vườn ươm cùng giống Đối chứng.
Bảng 4.8 Chất lượng cây con của các giống hoa đồng tiền trên vườn ươm
Tỷ lệ sống sau trồng
Màu lá Tỷ lệ biến dị (%) ĐB1 5,14 3,67 80 Xanh nhạt 0 ĐB2 6 4,31 87 Xanh nhạt 0 ĐC 6,33 4,37 90 Xanh 0
Qua bảng số liệu của các giống ta thấy:
Các giống đột biến có tỷ lệ sống trong giai đoạn vườn ươm đều nhỏ hơn giống đối chứng Dòng đột biến 1 có tỷ lệ sống (80%), dòng đột biến 2 có tỷ lệ sống cao hơn (87%) Còn giống Đối chứng có tỷ lệ sống đạt cao nhất (90%).
Như vây, các giống đều có tỷ lệ sống cao, và giống đối chứng có sức sống tốt nhất các giống đột biến đều có tỷ lệ sống cao.
Sự sinh trưởng của các giống cũng không khác nhau nhiều Về chiều cao giống đối chứng thể hiện khả năng sinh trưởng cao nhất (6,33cm); sau đó là dòng Đột biến 2 (6cm); thấp nhất là dòng Đột biến 1 (5,14cm).
Tương tự, về số lá giống đối chứng là nhiều nhất (4,37 lá); thấp hơn là dòng Đột biến 2 là: (4,31 lá); còn dòng Đột Biến 1 thấp nhất (3,67 lá).
Màu lá của các giống có sự khác biệt: giống đối chứng có màu xanh, Đột biến 1 và đột biến 2 có màu xanh nhạt.
Các giống đồng tiền đều sinh trưởng bình thường không có biểu hiện ghì khác lạ là xảy ra đột biến trong quá trình phát triển của cây.
Như vậy, xét về sự sinh trưởng của các giống thí nghiệm giai đoạn vườn ươm thì giống đối chứng là giống có khả năng sinh trưởng, phát triển cao nhất, tiếp đó là dòng Đột biến 2, thấp nhất là dòng Đột biến 1 Qua phân tích ta thấy các giống đột biến đều thể hiện rõ khả năng thích nghi tốt của mình Để đánh giá chính xác mức độ ảnh hưởng của liều chiếu xạ lên sự sinh trưởng, phát triển của các giống đột biến, quá trình đánh giá được tiếp tục trong giai đoạn vườn sản xuất Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ tìm hiểu trong giai đoạn vườn sản xuất.
ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÁC GIỐNG ĐỒNG TIỀN TRONG GIAI ĐOẠN VƯỜN SẢN XUẤT
4.3.1 Tỷ lệ sống sau trồng
Tỷ lệ sống sau trồng là chỉ tiêu để thấy được khả năng thích nghi của giống cây trồng với môi trường sống Tỷ lệ sống cao, thì giống đó có khả năng sống càng phù hợp, thích nghi tốt với môi trường thí nghiệm
Bảng 4.9 Tỷ lệ cây sống sau trồng 15 ngày và 2 tháng của các giống đồng tiền trên vườn sản xuất:
Tỷ lệ sống sau trồng 15 ngày (%)
Tỷ lệ sống sau trồng 2 tháng (%)
Tỷ lệ biến dị (%) ĐB1 90 86,67 0 ĐB2 93 86,67 0 ĐC 95 90 0
Qua phân tích trên ta thấy, tỷ lệ sống sau trồng của 3 giống trên đều cao Tỷ lệ sống sau trồng 15 ngày của các giống đều cao Tỷ lệ sống sau trồng 15 ngày cao nhất ở 2 giống đối chứng (95%), thấp nhất là dòng Đột biến 1 (90 %), còn dòng Đột biến 2 là (93%)
Sau trồng 3 tháng các giống đối chứng còn (90 %) và đột biến 1 vẫn không thay đổi (86,67%), còn dòng Đột biến 2 lại giảm hơn còn (86,67%)
Các giống đều có tỷ lệ biến dị là 0% chứng tỏ các giống này không có ghì bất thường xảy ra, cây sinh trưởng phát triển bình thường.
Qua đó ta thấy các giống đều có khả năng thích nghi tốt với môi trường tại
Hà Nội, rất phù hợp với khí hậu Hà Nội.
4.3.2 Động thái tăng trưởng chiều cao
Chiều cao được tính bằng chiều dài từ gốc đến múp lá dài nhất Chiều cao cây thể hiện tốc độ tăng trưởng của cây.
Bảng 4.10 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống đồng tiền trên vườn sản xuất Chỉ tiêu Chiều cao cây sau trồng …(cm)
Bắt đầu trồng 0,5 tháng 1 tháng 1,5 tháng 2 tháng ĐB1 9,04 ± 0,22 11,7 ± 0,25 13,6 ± 0,29 17,17 ± 0,25 19,85 ± 0,4 ĐB2 16,42 ± 0,25 18,59 ± 0,45 20,83 ± 0,53 25,67± 0,46 29,15 ± 0,47 ĐC 17,35 ± 0,31 19,24 ± 0,38 22,2 ± 0,39 27,49 ± 0,36 31,38 ± 0,39
Chiều cao ĐB1 ĐB2 ĐC Đồ thị 4.4 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống đồng tiền
Qua bảng số liệu ta thấy: Chiều cao ban đầu của các giống lần lượt là Đột biến 1 thấp nhất (9,04 cm), rồi đến đột biến 2 (16,42 cm), cao nhất là giống đối chứng (17,35 cm).
Sau trồng 0,5 tháng chiều cao các giống tăng chậm, do thời tiết quá rét và cây mới phục hồi sinh trưởng nên cây sinh trưởng chậm Dòng Đột biến 1 là (11,7 cm) thấp nhất, tiếp đến Dòng đột biến 2 là (18,59 cm), cao nhất là Đối chứng (19,24 cm)
Sau trồng 1 tháng, chiều cao của các giống tăng trưởng chậm do thời tiết rét Đột Biến 2 tăng trưởng thêm (2,24 cm/0,5 tháng) Còn giống đối chứng tăng nhanh nhất (2,96 cm/0,5 tháng).
Sau trồng 1,5 tháng, các giống phát triển mạnh về chiều cao, nguyên nhân do thời tiết ấm dần lên, ẩm độ không khí và cừơng độ ánh sáng cũng tăng cao và cây vừa trải qua giai đoạn hồi xanh, thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển. Phát triển cao nhất vấn là giống Đối chứng (5,29 cm/0,5 tháng) Phát triển chậm nhất là Đột biến 1 tăng (3,57 cm/0,5 tháng)
Sau trồng 2 tháng, các giống giảm tăng trưởng về chiều cao, tốc độ tăng trưởng dao động từ (2,78 – 3,89 cm/0,5 tháng) Tốc độ tăng trưởng của cây giảm dần về chiều cao do cây đang chuẩn bị bước vào giai đoạn ra hoa
Sau 2 tháng trồng ta thấy Giống đối chứng có tốc độ tăng trưởng chiều cao lớn nhất Tiếp đến là dòng Đột biến 2 Còn lại là dòng Đột Biến 1 có tốc độ tăng trưởng chiều cao nhỏ nhất Chiều cao cây của giống đối chứng lớn hơn 2 dòng đột biến Trong số các giống thí nghiệm thì giống đối chứng là giống có chiều cao lớn nhất (31,38 cm), dòng đột biến 1 là dòng có chiều cao nhỏ nhất (19,85 cm).
Lá là một bộ phận quan trọng của cây Nên có chức năng quang hợp Lá có cấu tạo đặc biệt về hình thái, nó có chức năng hấp thụ ánh sang mặt trời rồi chuyển hóa năng lượng tích lũy trong các liên kết hóa học các hợp chất hữu cơ.Qua quá trình hô hấp năng lượng giải phóng rồi cung cấp cho các hoạt động sống trong cơ thể Lá trên cây đủ , khỏe sẽ làm tốt nhiệm vụ quang hợp và tích lũy các hợp chất hữu cơ Cây sẽ cho năng suất cao và chất lượng tốt Số lá/cây là một đặc trưng của cây và phụ thuộc vào từng giống Nó ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài trong đó chủ yếu là các yếu tố ngoại cảnh.
Bảng 4.11 Động thái ra lá của các giống đồng tiền trên vườn sản xuất
Chỉ tiêu Số lá sau trồng …(lá/cây)
Bắt đầu trồng 0,5 tháng 1 tháng 1,5 tháng 2 tháng ĐB1 4,4 ± 0,16 5,08 ± 0,29 5,5 ± 0,42 6,88 ± 0,62 8,62 ± 0,47 ĐB2 6,43 ± 0,23 7,38 ± 0,26 8 ± 0,25 10,19 ± 0,6 12,22 ± 0,75 ĐC 7,53 ± 0,2 8,48 ± 0,36 9,41 ± 0,47 11,67 ± 0,63 13,63 ± 0,76
Số lá ĐB1 ĐB2 ĐC Đồ thị 4.5 Động thái ra lá của các giống đồng tiền
Khi bắt đầu trồng số lá của Đột biến 1 là (4,4 lá/cây), Đột biến 2 là (6,43 lá/ cây), Đối chứng là (7,53 lá/cây) Sau trồng 0,5 tháng, tốc độ ra lá của các giống tăng chậm, nguyên nhân do thời tiết rét đậm rét hại kéo dài và cây mới phục hồi sinh trưởng Đột biến 1 tăng chậm nhất (0,68 lá/cây/0,5 tháng), Đột biến 2 và giống đối chứng là (0,95 lá/cây/0,5 tuần)
Sau trồng 1 tháng, số lá của các giống tăng chậm do thời tiết rét đậm rét hại kéo dài Giống Đối chứng có tốc độ ra lá cao nhất là (0,93 lá/cây/0,5 tháng). Thấp nhất là dòng Đột biến 1 đạt tốc độ ra lá đạt (0,42 lá/cây/0,5 tháng).
Sau trồng 1,5 tháng tốc độ ra lá của các giống dao động từ (1,38 – 2,26 độ không khí, cường độ ánh sáng bắt đàu tăng dần và cây vừa trải qua giai đoạn hồi xanh thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển
Sau trồng 2 tháng tốc độ ra lá khá cao: Cao nhất giống dòng đột biến 2 (2,03 lá/cây/0,5 tháng), thấp nhất là dòng đột biến 1 có tốc độ ra lá (1,84 lá/cây/ 0,5 tháng) Còn lại là đối chứng (1,96 lá/cây/0,5 tháng)
Qua phân tích trên ta thấy giống đối chứng và đột biến 2 có tốc độ ra lá cao và tương đương nhau, trong đó tốc độ ra lá của giống đối chứng là cao nhất Còn giống Đột biến 1 tỏ ra khác biệt hơn cả có tốc độ ra lá thấp nhất Số lá của giống đối chứng lớn hơn 2 dòng đột biến Trong số các giống thí nghiệm thì giống đối chứng là giống có số lá lớn nhất (13,63 lá/cây), dòng đột biến 1 là dòng có số lá nhỏ nhất (8,62 lá/cây).
4.3.5 Động thái đẻ nhánh Động thái để nhánh là một yếu tố quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây Số nhánh/cây ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất hoa Quá trình đẻ nhánh phụ thuộc chủ yếu vào loại giống, và phụ thuộc cả các yếu tố ngoại cảnh Những giống đẻ nhánh sớm sẽ tạo điều kiện cho năng suất hoa cao. Khả năng để nhánh còn cho ta biết hệ số nhân giống của giống đó Từ đó giúp các nhà sản xuất trong quá trình sản xuất giống
Bảng 4.12 Động thái đẻ nhánh của các giống đồng tiền trên vườn sản xuất Chỉ tiêu Số nhánh sau trồng …(nhánh/cây)
Bắt đầu trồng 0,5 tháng 1 tháng 1,5 tháng 2 tháng ĐB1 1 ± 0 1 1,08 ± 0,053 1,15 ± 0,072 1,31 ± 0,092 ĐB2 1 ± 0 1,07 ± 0,048 1,11 ± 0,06 1,46 ± 0,1 1,46 ± 0,095 ĐC 1 ± 0 1,3 ± 0,09 1,37 ± 0,095 1,59 ± 0,096 1,93 ± 0,12
Số nhánh ĐB1 ĐB2 ĐC Đồ thị 4.6 Động thái đẻ nhánh của các giống đồng tiền