1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới

82 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Thúc Đẩy Xuất Khẩu Sang Thị Trường EU Của Công Ty Giầy Thượng Đình Trong Những Năm Tới
Tác giả Lại Thị Hà
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Thương Mại Và Kinh Tế Quốc Tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Cuối Khóa
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,25 MB

Cấu trúc

  • Phần I: Giới thiệu khái quát về Công Ty Giầy Thượng Đình (10)
    • I. Thông tin chung về Công Ty (10)
    • II. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Giày Thượng Đình. 3 1.Các giai đoạn hình thành và phát triển của Công ty Giày Thượng Đình.3 2.Chức năng hoạt động và nhiệm vụ của Công ty Giày Thượng Đình (10)
      • 2.1 Chức năng hoạt động của công ty (13)
      • 2.2. Nhiệm vụ của công ty (13)
      • 3. Cơ cấu sản xuất (14)
    • III. Đặc điểm kinh tế ,kỹ thuật của Công ty Giày Thượng Đình (19)
      • 1.1 Đặc điểm về sản phẩm (19)
      • 1.2 Đặc điểm về quy trình công nghệ (19)
      • 2. Đặc điểm về cơ sở vật chất (21)
      • 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu (22)
      • 6. Đặc điểm về vốn (26)
    • IV. Khả năng cạnh tranh và khẳng định thương hiệu của Công ty Giày Thượng Đình (27)
    • I. Tìm hiểu chung về thị trường EU (30)
      • 3.1. Đặc điểm tiêu dùng giày dép của thị trường EU (32)
      • 3.2. Phân đoạn thị trường (34)
        • 3.2.1. Phân đoạn theo người sử dụng (34)
        • 3.2.2. Phân đoạn theo phong cách sống (35)
        • 3.2.3 Phân đoạn thị trường dựa vào chất lượng (36)
    • II. Tình hình sản xuất- kinh doanh của công ty giày Thượng Đình (37)
    • III. Thực trạng xuất khẩu của công ty giày Thượng Đình sang thị trường Eu trong giai đoạn 2005-2009 (41)
      • 1.1 Xuất khẩu trực tiếp (41)
      • 1.2. Thực hiện gia công (41)
      • 3.2 Tình hình xuất khẩu sang thị trường EU (46)
      • 3.3 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang EU của công ty Giày Thượng Đình (47)
      • 3.4 Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU của công ty (49)
      • 4. Kết quả xuất khẩu sang thị trường Eu của công ty qua các năm 2005- 2009 (49)
        • 5.1. Đánh giá (50)
        • 5.2. Những hạn chế trong quá trình xuất khẩu sang thị trường Eu của công ty (51)
  • Phần III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU của công (9)
    • I. Chiến lược và định hướng phát triển của Ngành da giày Việt Nam (53)
    • II. Định hướng phát triển của công ty Giày Thượng Đình đến năm 2015 (55)
      • 1.1 Quan điểm về thị trường chính- thị trường EU (55)
      • 1.2 Quan điểm về đầu vào nguyên vật liệu (56)
      • 1.3 Quan điểm về sản xuất sản phẩm (56)
      • 1.4 Quan điểm về đầu tư đổi mới công nghệ (56)
      • 1.5 Quan điểm về hướng phát triển của Công ty (57)
      • 2. Các mục tiêu nhằm thúc đảy xuất khẩu sang thị trường EU đến năm 2015 (59)
        • 2.1. Mục tiêu về tiêu thụ sản phẩm (59)
        • 2.2 Mục tiêu về kim nghạch xuất khẩu sang EU trong thời gian tới (59)
    • IV. Những cơ hội và thách thức trong thời gian tới (60)
      • 1.1 Cơ hội đối với ngành da giày Việt Nam (60)
      • 2.1 Cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang EU đối với công ty (63)
      • 2.2 Thách thức khi xuất khẩu sang thị trường EU của công ty (64)
    • III. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU của công ty giày Thượng Đình (65)
      • 1.1 Tăng nguồn hàng xuất khẩu trực tiếp (65)
      • 1.2 Phân khúc thị trường hợp lý (65)
      • 1.3 Tìm hiểu và thăm dò thị trường xuất khẩu EU (65)
      • 2.2. Giải pháp lựa chọn phương thức xuất khẩu thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường EU (67)
      • 2.3. Giải pháp nhằm giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm (68)
      • 3.1 Xác định mức độ sẵn sàng xuất khẩu của doanh nghiệp (72)
      • 3.2. Lựa chọn sản phẩm và thị trường (73)
      • 3.3. Xâm nhập thị trường (75)
      • 3.4. Các công cụ tiếp thị xuất khẩu (75)
    • IV. Một số kiến nghị đối với Nhà nước (76)
  • Kết luận..........................................................................................................70 (79)

Nội dung

Giới thiệu khái quát về Công Ty Giầy Thượng Đình

Thông tin chung về Công Ty

Tên doanh nghiệp : Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giày ThượngĐình.

Tên Tiếng Anh : Thuong Đinh Footwear Company. Địa chỉ : 277 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội Điệnthoại : (04)38586628–(04)38544312.

- Giấy CN đăng ký kinh doanh số: 0104000224, ngày cấp: 01/09/2005, nơi cấp:

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

-Hình thức pháp lý: Doanh nghiệp Nhà nước.

- Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH NN một thành viên

- Người đại diện pháp lý : Ông Phạm Tuấn Hưng

- Vốn đăng ký kinh doanh : 50 tỷ đồng.

- Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu giầy dép các loại

Chi nhánh và các đại lý:

Tổng đại lý miền Bắc: 107 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội.

Chi nhánh tại T.P Hồ Chí Minh : 53 Trần Quang Diệu - Phường 14 - Quận 3. Nhà Phân phối miền Trung: 426 Hùng Vương - Thành phố Đà Nẵng

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Giày Thượng Đình 3 1.Các giai đoạn hình thành và phát triển của Công ty Giày Thượng Đình.3 2.Chức năng hoạt động và nhiệm vụ của Công ty Giày Thượng Đình

1.Các giai đoạn hình thành và phát triển của Công ty Giày Thượng Đình.

Công ty TNHH NN một thành viên Giầy Thượng Đình là một doanh nghiệp nhà nước, thuộc sự quản lý của Sở Công Nghiệp Hà Nội và là thành viên của HiệpHội Da Giầy Việt Nam.Công ty là một trong những doanh nghiệp ra đời sớm hơn so với các doanh nghiệp trong nền công nghiệp da giày Việt Nam.Trải qua 53 năm

( 1957- 2010) xây dựng và trưởng thành công ty đã có một bề dầy truyền thồng trong phát triển và kinh doanh giầy dép,tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường thế giới và thị trường nội địa.

Từ khi thành lập đến nay công ty đã trải qua 5 giai đoạn phát triển:

Tháng 1 năm 1957 xí nghiệp X30 tiền thân của công ty TNHH NN một thành viên Giầy Thượng Đình ngày nay ra đời Xí nghiệp chịu sự quản lý của Cục quân nhu Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ sản xuất mũ cứng giầy vải cung cấp cho bộ đội, thay thế loại mũ đan bằng tre lồng vải lưới ngụy trang và lốp cao su Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong hoàn cảnh thiếu thốn về nguyên liệu, máy móc trang thiết bị… hoạt động mang tính tự phát Kết quả đạt được giai đoạn 1957-1960 là đã cung cấp được tổng số mũ các loại 60.000 chiếc/năm và sản lượng giầy ngắn cổ đạt trên 200.000 đôi, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng 3.

Ngày 2-1-1961 Xí nghiệp X30 chính thức được chuyển giao từ Cục quân nhu Tổng cục hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam sang Cục Công nghiệp Hà nội – Uỷ ban hành chính Hà nội.

Tháng 6/1965 xí nghiệp X30 nhận một đơn vị công tư hợp doanh giầy dép ở phố Trần Phú và phố Kỳ Đồng và đổi tên thành nhà máy cao su Thụy Khuê.

Năm 1970 sát nhập thêm xí nghiệp giầy vải mới và đặt tên là Xí nghiệp giầy vải Hà nội.

Đây là giai đoạn đánh dấu sự phát triển và đổi thay của công ty Ngày 1/4/1973 phân xưởng mũ cứng của xí nghiệp tách ra thành lập xí nghiệp mũ Hà nội.

Năm 1976.Xí nghiệp giao xưởng may Khâm Thiên để UBND thành phố HàNội thành lập trường dạy cắt may Khâm Thiên ngày nay và giao 2 cơ sở sản xuất ờVăn Hương và Cát Linh về xí nghiệp cao su Hà Nội

Tháng 6/1978 xí nghiệp mũ Hà nội hợp nhất với xí nghiệp Giầy vải Thượng Đình cũ lấy tên là Xí nghiệp giầy vải Thượng Đình thuộc khu công nghiệp Thượng Đình.

Tháng 4/1989 tách cơ sở Thụy Khuê thành Xí nghiệp giầy Thụy Khuê Xí nghiệp vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của Sở công nghiệp Hà Nội với khẩu hiệu: “ chất lượng là sống còn” đã đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu sang Liên Xô và các nước XHCN

Giai đoạn 4 : Thời kỳ từ 1990 - 2000

Cuối năm 1991 đầu năm 1992 một quyết định quan trọng ra đời: xí nghiệp vay Ngân Hàng Ngoại Thương đầu tư nhập công nghệ sản xuất giầy cao cấp của Đài Loan và một số cán bộ xí nghiệp đã tới đây để tìm đối tác

Tháng 9/1992 đã trở thành một mốc lịch sử : lô hàng đầu tiên của xí nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế được xuất sang thị trường Pháp và Đức.

Ngày 8/7/1993 theo quyết định số 256-QĐUB của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội nhằm mở rộng chức năng của công ty: xí nghiệp trực tiếp xuất khẩu và kinh doanh giầy dép cũng như nguyên vật liệu máy móc thiết bị phục vụ cho nó. Cũng theo quyết định này xí nghiệp đổi lên thành công ty Giầy Thượng Đình.

Năm 1996 và 1997 sản phẩm của công ty đạt giải Topten.Năm 1997 ,công ty nhận giải thưởng chất lượng Bạc do Hội đồng chất lượng quốc tế trao tặng.

Năm 1998,công ty đã xây dựng thành công hệ thống chất lượng ISO9002 và đến ngày 01/03/1999 công ty được cấp chứng chỉ ISO 9002.

Giai đoạn 5: từ năm 2001 cho đến nay.

Ngày 26/2/2001,sản phẩm của công ty đạt Giải Vàng-Giải về chất lượng Việt Nam 2000 do Bộ khoa học công nghệ và môi trường cấp.

+ Tháng 7/2004, Công ty giầy Thượng Đình thành lập thêm nhà máy Giầy da xuất khẩu Hà Nam tại khu công nghiệp Đồng Văn – Hà Nam

Những năm gần đây sản phẩm của công ty luôn đạt danh hiệu Hàng việt nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.

Theo quyết định 2/4/QĐ-UB 29/4/2005 của UBND thành phố Hà Nội, Công ty Giầy Thượng Đình thuộc sở công nghiệp Hà nội và chuyển đổi loại hình thành: Công ty TNHH NN một thành viên Giầy Thượng Đình.

Trong suốt chặng đường hình thành và phát triển không ngừng vươn lên, tự đổi mới, công ty đã đạt được những thành tựu vẻ vang và chiến công Đặc biệt đã xây dựng thành công một nhà máy sản xuất giày hiện đại có quy mô dẫn đầu trong

Sở công nghiệp Hà nội.

2.Chức năng hoạt động và nhiệm vụ của Công ty Giày Thượng Đình.

2.1 Chức năng hoạt động của công ty

- Sản xuất kinh doanh các mặt hàng giầy dép phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa

- Xuất khẩu các sản phẩm ra thị trường nước ngoài và nhận uỷ thác nhập khẩu cho các đơn vị kinh tế trong nước khi có yêu cầu.

- Nhập khẩu các loại nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, phụ tùng hoá chất nghành da giầy để phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất của công ty và của các đơn vị khác khi có nhu cầu.

- Công ty được hợp tác liên doanh, liên kết, mở cửa hàng hoặc đại lý để giới thiệu và tiêu thụ các sản phẩm của công ty và sản phảm liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước.

- Công ty được làm dịch vụ nhà khách và du lịch,cho thuê trụ sở,văn phòng nhà ở,siêu thị,kho tàng,bến bãi.

- Kinh doanh thương mại và kinh doanh bất động sản.

2.2 Nhiệm vụ của công ty

- Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn cuả Nhà nước giao nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh,bảo toàn và phát triển nguồn vốn.

Đặc điểm kinh tế ,kỹ thuật của Công ty Giày Thượng Đình

1.Đặc điểm về sản phẩm và quy trình công nghệ

1.1 Đặc điểm về sản phẩm

Hiện nay,sản phẩm chính của công ty là giầy vải và giày thể thao,60% tổng sản lượng phục vụ cho xuất khẩu.Ngoài ra,công ty còn sản xuất giày thời trang nhưng số lượng rất nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đặc tính của sản phẩm:

 Với giầy vải và giày thể thao:có thể giặt được và giặt sau nhiều lần sử dụng,có độ bền tương đối giữa các sản phẩm chi tiết mũi giày với đế giày,chất lượng chế tạo giày phù hợp cho người tiêu dùng sử dụng,nhất là trong điều kiện khí hậu nóng ẩm.

 Với giày thời trang:kiểu dáng và màu sắc phong phú,có nhiều tiện ích. Nếu phân loại sản phẩm của công ty theo mặt hàng thì sẽ gồm 2 loại chính là giầy vải và giầy thể thao, ngoài ra còn có cả sandal.

1.2 Đặc điểm về quy trình công nghệ

Tại công ty TNHH NN một thành viện Giầy thượng đình, quá trình sản xuất giầy được diễn ra như sau:

Từ nguyên liệu là các loại vải được đưa vào bồi vải , máy bồi làm cho các loại vật liệu này kết dính với nhau bằng keo dính Vải bồi này được cắt thành các chi tiết của mũi giầy theo từng mã số nhất định, sau đó nó được đưa sang bộ phận cắt , tuỳ vào yêu cầu của mũi giầy mà nó được thêu hay không và sau đó nó được chuyển sang bộ phận lắp ráp các chi tiết của mũi giầy , dùng chỉ ozê để hình thành nên những mũi giầy hoàn chỉnh Tiến hành đồng thời với những quá trình trên là quá trình cao su hoá chất, được hoá luyện rồi cán ra thành hình , dập đế để trở thành các bán thành phẩm cao su Các mũi giầy đế giầy được chuyển sang quá trình gò, lắp ráp các chi tiết , dán cao su, dán viền hình thành nên các sản phẩm giầy sống từ đó được đem vào hấp chín và đưa sang băng chuyền nguội rồi sau đó đem tới bộ phận bao gói và đưa vào nhập kho.Tất cả quá trình này được thể hiện ở hình 2.

Hình 2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy vải ở công ty TNHH NN một thành viên giầy Thượng Đình.

QT Gò Giầy và Lưu Hóa Giầy Vải Hoặc Làm Lạnh Giầy Thể

QT Bao Gói Sản Phẩm(7)

QT Cán Các Chi Tiết

Sản Phẩm Hoàn Chỉnh Nhập Kho

O Cao su, hóa chất,keoC Vải xốp, PE, PU

QT Cắt Các Chi Tiết Mũ(4)

2 Đặc điểm về cơ sở vật chất

- Địa điểm: 277 Nguyễn Trãi Thanh xuân Hà Nội với diện tích 35.000m2 Gồm: khu văn phòng: 3000m2

Bảng1: Một số chỉ tiêu về nhà xưởng Địa điểm Diện tích

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) Căn cứ vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng tình hình đất đai nhà xưởng của công ty đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, có điều kiện để xây dựng đầy đủ các bộ phận quản lý cũng như các phân xưởng sản xuất, có hệ thống bảo vệ môi trường theo quy trình ISO 14001.

3.Đặc điểm về trang thiết bị máy móc.

Trong thời gian qua công ty đã có những đổi mới công nghệ nhằm thay thế các dây chuyền cũ đã lạc hậu nhằm đáp ứng yêu cầu về quy mô mở rộng sản xuất của công ty Hiện công ty có dây chuyền sản xuất với công suất 5 triệu đôi giầy/năm của Nhật Bản, đây là dây chuyền mang tính tự động và khép kín.

3 dây chuyền sản xuất giầy vải với sản lượng có thể đạt 4 triệu đôi một năm được nhập khẩu từ Đài Loan kèm theo là các thiết bị phục vụ: 10 máy cắt dập thuỷ lực, 400 máy khâu chuyên dùng, 1 máy thêu vi tính, hẹ thống các thiết bị luyện cán cao su.

2 dây chuyền sản xuất giầy thể thao, dép sandal nhập khẩu từ Đài Loan với sản lượng có thể đạt 1 triệu đôi/năm ( kèm theo là các thiết bị phục vụ: 30 máy cắt dập thuỷ lực, 900 máy khâu chuyên dùng, 6 máy ép cao tần

Bảng 2 :Cơ cấu trang thiết bị sản xuất của công ty Giày Thượng Đình.

1 Dây chuyền sản xuất lưỡng tính 1 Đài Loan 1991 1992

2 Dây chuyền sản xuất GTT 2 Hàn Quốc 1996 2000

3 Dây chuyền sản xuât giầy vải 3 Đài Loan 1991 1992

4 Dàn máy thêu vi tính 2 Nhật 1995 1997

5 Dàn ép để thủy lực 3 Hàn quốc 1999 2000

6 Hệ thống máy vi tính 35 Đông Nam Á 19997 1998 (Nguồn : Phòng kỹ thuật công nghệ)

4 Đặc điểm về nguyên vật liệu

Tại công ty TNHH NN một thành viên Giầy Thượng Đình , nguyên vật liệu được sử dụng rất đa dạng, đó là do đặc điểm sản phẩm giầy của công ty có kết cấu phức tạp vì thế khi sản xuất được một đôi giầy cần phải có rất nhiều nguyên vật liệu khác nhau Hơn nữa với từng loại giầy khác nhau thì yêu cầu về loại nguyên vật liệu cũng khác nhau.

Nguyên vật liệu sử dụng sản xuất sản phẩm được nhập theo từng mã sản phẩm hoặc từng đơn hàng gồm có các loại:Cao su,vải,chỉ,keo,hóa chất,chất phụ gia,bao bì Nuyền liệu được khai thác từ nhiều nguồn khác nhau trong đó 80% là thu mua trong nước,20% còn lại chủ yếu được mua để sản xuất hàng xuất khẩu có độ bền cao,các loại vải đặc chủng

Bảng 3: T ình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty qua các năm

Tên nguyên vật liệu ĐV

(Nguồn: Phòng Kế hoạch- vật tư ) Để sản xuất ra một đôi giầy thì chi phí về nguyên vật liệu chiếm khoảng từ 70- 80% giá thành sản phẩm, vì thế làm thế nào để giảm chi phí nguyên vật liệu sẽ làm gia tăng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hiện nay tại công ty TNHH NN một thành viên giầy Thượng Đình nguyên vật liệu thường mua ở trong nước( khoảng 80%), còn lại là nhập khẩu từ nước ngoài, cũng có thể là nguyên vật liệu được gửi đến để nhờ gia công.

5.Đặc điểm về đội ngũ lao động.

Số lượng lao động trong công ty trong những năm vừa qua tương đối ổn định.Do đặc điểm của công ty là chuyên sản xuất giày nên số lượng công nhân rất lớn.Để mở rộng sản xuất,năm 2010,công ty đã tuyển dụng thêm một số lượng lớn công nhân.

Hiện nay,công ty có tổng cộng khoảng 2496 công nhân viên,trong đó lao động trực tiếp là 2183 người và lao động gián tiếp là 313 người.

Bảng.4 :Tổng hợp về lao động toàn Công ty Thượng Đình năm 2009

Phân loại Số lượng ( người ) Tỷ lệ

3 Theo trình độ đào tạo 2.496 100 Đại học và trên đại học 136 4,7

Cao đẳng và trung cấp 78 2,7

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Với đội ngũ cán bộ quản lý hầu hết đều có trình độ đại học trở lên, hàng năm được bồi dưỡng thêm về nghiệp vụ, năng động trong công tác và đang dần dần được trẻ hoá thì sẽ tạo đà cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển, thuận lợi hơn cho công tác nghiên cứu thị trường nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng tốt các chiến lược phát triển của công ty Đối với đội ngũ công nhân sản xuất, việc sử dụng thiết bị máy móc để sản xuất chủ yếu là không mấy phức tạp, một công nhân được công ty đào tạo ngắn hạn là có thể thực hiện tốt công việc của mình, mặt khác phần lớn công nhân đều là nữ nên việc tuyển chọn công nhân vào công ty là không mấy khó khăn, chi phí đào tạo cũng giảm bớt Điều này cũng là lợi thế cho công ty để tăng cường sản xuất kinh doanh

Phân loại theo giới tính: do đặc trưng của công việc nên ở công ty giầy thượng đình, tỷ lệ nữ chiếm 68,6% còn lại là nam.

Phân loại theo trình độ lao động: Phần lớn lao động của công ty là lao đọng phổ thông Tỷ lệ lao động có trình độ trung cấp trở lên chỉ chiếm 7,4% còn lại là lao động có trình độ tố nghiệp PTTH trở xuống.

Phân loại theo tính chất sản xuất: chủ yếu là lao động trực tiếp( chiếm 87,5%) còn lại là lao động gián tiếp, chính là các cán bộ quản lý.

Phân loại công nhân sản xuất theo trình độ tay nghề: số lượng công nhân có tay nghề cao chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, công nhân bậc 5 trở lên chỉ chiếm 19,1%, chủ yếu là công nhân bậc 1 và bậc 2( chiếm 64,7%) , trình độ này có được chủ yếu là qua các lớp đào tạo ngắn hạn do công ty tổ chức Hàng năm công ty có tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho số lượng công nhân cũ và đào tạo mới đối với số lượng công nhân mới vào làm Chính vì có việc đào tạo này mà trình độ tay nghề của công nhân trong công ty được nâng lên đáng kể.

Hình 3:Biểu đồ cơ cấu lao động toàn công ty Giày Thượng Đình năm 2009

Khả năng cạnh tranh và khẳng định thương hiệu của Công ty Giày Thượng Đình

- Thị trường và thị phần tại Việt Nam: Sản phẩm của Công ty phục vụ nhu cầu : Thể thao, leo núi, picnic, bảo hộ lao động, giầy thời trang chiếm khoảng 20% thị phần nội địa được phân phối bởi 01 chi nhánh tại TP-HCM,

03 tổng đại lý tại Miền Bắc, Trung, và Phía nam và 45 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty tại các tỉnh và thành phố

- Thị trường và thị phần nước ngoài: Từ năm 1961 sản phẩm giầy vải của Công ty đã xuất khẩu sang thị trường Đông âu (cũ), từ 1985 đến nay thị trường xuất khẩu chính của Giầy Thượng đình là xuất khẩu sang thị trường các nước EU , châu úc, Châu Mỹ (Canada, Braxin, USA…) và một số nước Châu Á như Nhật Bản,Hàn Quốc…

- Trình độ của cán bộ quản lý, lực lượng cán bộ kỹ thuật: Công ty có một đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty (thạc sỹ, cử nhân, kỹ sư: trên 130 người; Cao đẳng, trung cấp: trên 100 người).

- Công ty luôn quan tâm chú trọng công tác đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, trình độ tay nghề cho công nhân Hàng năm công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo,mời chuyên gia giáo viên bên ngoài về giảng dậy cho CBNV nâng cao nhận thức chuyên môn Từ năm 2002, công ty đã thành lập cơ sở dạy nghề để thường xuyên tổ chức các lớp học đào tạo dạy nghề cho công nhân, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, đáp ứng các yêcầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

2.2 Trang thiết bị và công nghệ

-Trang thiết bị: Đầu tư mở rộng năng lực sản xuất từ 7 lên 10 dây chuyền sản xuất Nâng cao năng lực sản xuất từ 5 - 7 triệu đôi vào năm 2007 và 8 triệu đôi vào năm 2010

- Công ty luôn coi trọng công tác cải tiến liên tục và đầu tư nâng cao hiệu quả của máy móc thiết bị, áp dụng hài hoà công nghệ sẵn có và công nghệ mới, đa dạng hoá sản phẩm

- Hiện nay, công ty đang ứng dụng công nghệ sản xuất giầy trên những dây chuyền sản xuất hiện đại nhất của Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc

• Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo: 55 – 60 triệu người

• Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành.Toàn quốc Việt Nam và một số nước: Trung Quốc, Lào, Campuchia.

• Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu: Từ năm 1998 đến nay.

• Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu:

- Năm 1998 - được Cục Sở hữu Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền thương hiệu “ biểu tượng – Lo go Công ty” tại Việt nam theo số 34720.

- Năm 2000-đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “biểu tượng – Logo Công ty” tại thị trường Trung Quốc theo số 3257242.

- Năm 2000- đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “biểu tượng- Logo Công ty” tại thị trường Lào theo số 9017.

- Năm 2000 – đã đăng ký và được bảo hộ thương hiệu “biểu tượng –Logo công ty”thị trường Campuchia theo 17215/02.

- Năm 2004 được Cục sở Công nghiệp cấp bảo hộ bản quyền câu khẩu ngữ(Slogan) phần hình và phần chữ tại Việt Nam theo 55454

“ Giúp Bạn sức mạnhtự tin giành chiến thắng!”

• Giá trị của nhãn hiệu: Trải qua hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành, nhãn hiệu Giầy Thượng Đình đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và ưa thích sử dụng thường xuyên Điều này được thể hiện qua các số liệu sản xuất và tiêu thụ tăng trưởng qua các năm, qua các giải thưởng, phần thưởng cho các sản phẩm của Công ty Nhiều năm liền nhãn hiệu Giầy Thượng Đình luôn được người tiêu dùng bình chọn là một trong những sản phẩm TOPTEN, sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích nhất, giải thưởng Hà Nội vàng, cúp vàng Hà Nội, huy chương vàng, bạc… cho các sản phẩm của Giầy Thượng Đình Điều đó đã chứng tỏ giá trị của nhãn hiệu Giầy Thượng Đình là vô cùng to lớn, đã chiếm được sự tin dùng và ưa thích nhất của người tiêu dùng.

Phần II: Tình hình xuất khẩu sang thị trương EU của Công ty Giày Thượng Đình trong những năm qua (2005-2009).

Tìm hiểu chung về thị trường EU

1.Tính tất yếu thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường EU.

Một là,do EU là khu vực phát triển kinh tế cao,gồm 27 nước thành viên có tổng diện tích khoàng 4triệu Km2,dân số gần 500 triệu người,GDP khoảng 13.000 tỷ USD,thu nhập bình quân đầu người khoảng 29.000 USD(số liệu năm 2006).Do phong cách sống của người châu Âu nên số lượng tiêu thị giày dép rất lớn.Chính vì vậy đây là một thị trường lớn nhiều tiêm năng mà nhiều doanh nghiệp muốn hướng tới.

Hai là, quan hệ chính trị - ngoại giao song phương cơ bản tốt Trong đó nhiều quan hệ đã đạt tới độ trưởng thành, có truyền thống hữu nghị, hợp tác tốt. Việt Nam hiện không có khúc mắc đáng kể nào trong quan hệ ngoại giao với các nước châu Âu;

Ba là, thị trường châu Âu rộng lớn, đa dạng có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại hàng hoá do Việt Nam sản xuất, trong đó có những sản phẩm chủ đạo là thế mạnh như giầy dép.

Ba là, sức mua của người tiêu dùng châu Âu lớn và tương đối bền vững, đặc biệt là người tiêu dùng tại các nước Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy, Thụy Điển, Nga, Ucraina và Ba Lan;

Bốn là, cơ cấu kinh tế Việt Nam và cơ cấu kinh tế nhiều nước châu Âu có tính bổ sung lẫn nhau nhiều hơn tính cạnh tranh xét trên tổng thể Do có trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ cao, những mặt hàng mà các nước EU có thế mạnh và có tính cạnh tranh cao hầu hết thuộc các ngành công nghiệp cơ khí, chế tạo, hoá chất, giao thông vận tải, hàng không, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, thực phẩm, đồ uống và dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng lớn…Đây là những sản phẩm Việt Nam có nhu cầu ngày càng tăng nhưng khả năng sản xuất trong nước còn hạn chế Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của EU phần lớn là cao su nguyên nhiên liệu, hàng thủ công mỹ nghệ, giày dép, may mặc, thuỷ sản, cà phê, chè, hạt tiêu,… là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế so sánh so với nhiều nước khác và có nguồn cung tương đối dồi dào;

Năm là, Cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu tương đối đông có nhu cầu hàng hóa sản xuất tại Việt Nam khá lớn Hơn thế nữa, tại một số nước lớn như Đức, Pháp, Nga, Ucraina, Ba Lan có cộng đồng doanh nhân người Việt năng động có khả năng phân phối hàng Việt Nam trên qui mô lớn;

Sáu là,tình hình an ninh, chính trị tại hầu hết các nước châu Âu đều cơ bản ổn định Đây là nhân tố quan trọng tạo tâm lý an tâm cho các doanh nhân và góp phần giảm thiểu các chi phí phòng ngừa rủi ro

EU là đối tác thương mại lâu dài và lớn nhất đối với Việt Nam.Từ năm

1995 đến nay,trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước trong Eu tăng hàng năm từ !5% đến 20%.Vì vây các doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng mối quan hệ lâu dài này để mở rộng và tìm kiếm bạn hàng trong thị trường EU.

2.Vai trò của việc thúc đẩy xuất khẩu giày dép sang thị trường EU đối với công ty Giày Thượng Đình.

-Việc thúc đấy xuất khẩu sang thị trường EU giúp cho công ty gia tăng sản lượng xuất khẩu,mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mìnhừ đó đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh có hiệu quả .

- Xuất khẩu cũng là yếu tố kích thích cạnh tranh, nó đòi hỏi công ty phải luôn đổi mới và hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm của mình để có thể đáp ứng kịp thời trước những thay đổi của thị trường.

- Xuất khẩu gia tăng doanh thu đáng kể và tạo ra nguồn ngoại tệ giúp công ty có thể tái đầu tư quá trình sản xuất và các hoạt động khác.

- Thúc đẩy xuất khẩu giúp công ty mở rộng thị trường từ đó làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp,tăng thu nhập cho lao động.

- Nhờ có thúc đẩy xuất khẩu sẽ nâng cao được uy tín và thương hiệu của công ty trên thị trường thế giới.

Như vậy, thông qua hoạt động xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu được, cải thiện cán cân thanh toán, tăng thu ngân sách cho nhà nước, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân.

3.Tìm hiểu chung về thị trường EU.

3.1.Đặc điểm tiêu dùng giày dép của thị trường EU.

EU gồm 27thị trường quốc gia, mỗi thị trường lại có đặc điểm tiêu dùng riêng.

Do vậy, có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa Tuy nhiên,27 nước thành viên đều là những quốc gia ở khu vực Tây và Bắc Âu nên có điểm tương đồng về kinh tế và văn hóa Trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nước thành viên khá đồng đều, cho nên người thuộc khối EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng.

Khách hàng EU đặc biệt quan tâm tới chất lượng và thời trang của sản phẩm giầy dép Người EU có xu hướng đi giầy vải Riêng đối với giới trẻ họ có xu hướng đi giầy thể thao.Yếu tố quyết định tiêu dùng của người Châu Âu là chất lượng hàng hóa chứ không phải là giá cả đối với đại đa số các mặt hàng được tiêu thụ trên thị trường này.

Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có gắn nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới Họ cho rằng những nhãn hiệu này gắn liền với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu đời, sẽ rất an toàn về chất lượng và an toàn cho người sử dụng.

Tình hình sản xuất- kinh doanh của công ty giày Thượng Đình

1.Tình hình sản xuất trong thời gian vừa qua (2005-2009)

Tình hình sản xuất kinh doanh cuả công ty được qua các năm được thể hiện thong qua bảng sau:

Bảng 6 : Tình hình sản xuất sản phẩm trong giai đoạn 2005-2009

Khoản mục Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 2009

Giầy thể thao Nghìn đôi 2.589 2.763 3.057 3.782 3.579 Dép sandal Nghìn đôi 175 216 723 916 1.067

Sản lượng sản xuất Nghìn đôi 4226 4510 5454 6594 6198

(Nguồn: Phòng sản xuất gia công )

Từ bảng số liệu cho thầy sản lượng hàng năm của công ty luôn có xu hướng tằng,Năm 2005 tổng sản lượng 4226 nghìn đôi,năm 2006 là 4510 tăng 284nghìn đôi,tăng 7%.Tương tự năm 2007 so với năm 2006 là 944 nghìn đôi bằng 20,8

%.Năm 2008 tăng 1140 nghìn đôi bằng 20,8 %.Sang năm 2009 do gặp phải một số khó khăn nên sản lượng giảm so với 2008 là 396nghìn đôi giảm 6,1%.Sản lượng hàng năm của công ty tăng tương đối đồng đều.

Hình 6:Biểu đồ sản lượng của công ty giày Thượng Đình từ 2005-2009

Với trang thiết bị máy móc và lực lượng lao động như vậy thì tình hình sản xuất của công ty trong những năm gần đây là tương đối ổn định.Sản lượng trong những năm gần đây đều tăng,năm sau cao hơn năm trước,đặc biệt là 2 sản phẩm chính:giầy vải xuất khẩu và giày thể thao.Chất lượng của các sản phẩm khá tốt,đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và yêu cầu của đơn hàng xuất khẩu.Do năm 2009,EU chính áp dung mức thuế đối với mặt hàn giày dép của Việt Nam khi xuất khẩu sang EU.Vì vây đã ảnh hưởng rẩt lớn đến đơn đặt hàng của các nước Eu đối với công ty.Năm 2009 sản lượng giảm hẳn so với năm 2008.

Nguyên vật liệu để sản xuất các sản phẩm chủ yếu được nhập từ nước ngoài hoặc nhập theo đơn hang xuất khẩu để gia công nên chi phí của nguyên vật liệu là khá cao.Điều này là trở ngại lớn trong sản xuất của công ty.

2 Tình hình kinh doanh của công ty

Trong những năm qua yếu tố nguôn lực ổn định và phát triển nên hiệu quả sản xuất của công ty không ngừng tăng lên.Công ty đang trong bước phát triển đi lên để khẳng định thế đứng của mình trong ngành da giày Việt Nam.Với những nỗ lực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã và đang tạo những sản phẩm có chất lượng,giá thành phù hợp đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng trên thị trường trong nước và thế giới nhằm tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm của công ty.

Do sản phẩm của công ty co chẩt lượng cao,giá thành phải chăng,đồng thời nó đáp ứng được những nhu cầu của người sử dụng nên giá trị sản lượng tiêu thụ hàng năm của công ty đều tăng.Cùng với sự tăng lên của doanh thu thì lợi nhuân và tổng nộp ngân sách Nhà nước hàng năm của công ty cũng tăng.Kết quả được thể hiện cụ thể qua bảng sau:

Bảng 7 :Kết quả kinh doanh của công ty Giầy Thượng Đình trong những năm gần đây(2005-2009)

Gía trị sản xuất CN Tỷ đồng 158.7 182.4 197.5 218.7 226.5

Kim ngạch XK Triệu USD 5.7 6.4 7.5 8.4 7,8

Thu nhập bình quân 1.000 đồng 985 1035 1120 1460 1510 (Nguồn : Tổng hợp báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Giày

Thượng Đình qua các năm)

Nhìn vào bảng trên ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty tiến triển dần theo các năm.Qua các năm tất cả các chỉ tiêu tăng tương đối đồng đều.Năm 2008 là năm phát triển nhất của công ty với doanh thu cao.Trong năm

2009 do EU áp đặt mức thuế 10% với mặt hàng da giày Việt Nam khi xuất sang Eu là nguyên nhân làm giảm kim ngạch xuất khẩu của công ty so với năm 2008.Với doanh thu hàng năm tăng,công ty luôn thực hiện đúng chính sách về thuế và các biện pháp kinh doanh đúng đắn làm tăng nguồn thu Ngân sách của Nhà Nuớc và thu nhập của người lao động.

Hình 7:Biểu đồ doanh thu hàng năm của công ty Giày Thượng Đình

3.Đánh giá kết quả sản xuất và kinh doanh của của công ty giày Thượng Đình.

Qua các bảng và đồ thị , ta thấy rằng sản lượng sản xuất, doanh thu, thu nhập của người lào động có việc làm đều tăng lên trong giai đoạn 2005-2009 Điều đó chứng tỏ rằng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua đã tăng theo các năm, mặc dù lợi nhuận của công ty không đạt theo xu hướng đó, lý do là công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy ở Hà Nam, một chi nhánh của công ty vì vậy trong giai đoạn đầu tạm thời nhà máy này chưa thể có lợi nhuận được.

Như vậy, ta cũng có thể thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển đi lên, nếu ngày càng mở rộng quy mô nữa thì trong tương lai không xa công ty sẽ là một doanh nghiệp sản xuất giầy lớn nhất trên địa bàn của thủ đô Lợi nhuận của công ty trong mấy năm gần đây giảm là do công ty đang trong giai đoạn mở rộng quy mô, vì thế đây không phải là điều đáng lo ngại đối với công ty vì nếu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tăng trưởng nhanh không ngừng Tuy nhiên việc mở rộng quy mô quá nhanh cũng sẽ gây cho công ty những khó khăn ban đầu cần phải vượt qua mà nếu công ty không thực hiện được những biện pháp cần thiết phù hợp thì đó sẽ là nguy cơ trong tương lai cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU của công

Chiến lược và định hướng phát triển của Ngành da giày Việt Nam

- Nâng cao lợi thế qua việc chủ động hơn nữa nguồn nguyên vật liệu.Về lâudài hình thành khu Công nghiệp thuộc da và các cụm công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành,giúp cho các doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu và thoát khỏi cơ chế gia công.

- Điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp giày,từng bước nâng cao đẳng cấp sản phẩm.

- Tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị ngành giày thế giới

- Hiện đại hóa công nghệ sản xuất giầy, nâng cao năng suất đời sống người lao động

Trong Chiến lược xuất khẩu đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 của ngành da giày Việt Nam, mục tiêu đặt ra của ngành là chuyển đổi thành công từ phương thức gia công sang sản xuất toàn diện, để năm 2010 đạt 6,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá đạt 50% và nâng lên mức 11,4 tỷ USD vào năm

2015, nội địa hoá 65-70% Để xây dựng ngành da giầy phát triển bền vững trong tương lai, dự thảo quy hoạch đã đưa ra 3 kịch bản phát triển: kịch bản cơ sở, kịch bản cao, kịch bản thấp.Theo kịch bản cơ sở, các chỉ tiêu phát triển của ngành cho năm 2010 và năm 2020 lần lượt là, nếu tốc độ tăng trưởng GDP ổn định ở mức 6,88% và 7,5% thì tổng sản phẩm giày dép các loại sẽ đạt 761 triệu đôi và 1.698 triệu đôi; 107 triệu và 311 triệu sản phẩm cặp túi ví; kim ngạch xuất khẩu da giày đạt khoảng 6,19 tỷ và 16,5 tỷUSD, chiếm 10,29% và 9,68% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Kịch bản cao cho năm 2010 và năm 2020 lần lượt là, nếu tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 7,00% và 8,5% thì tổng sản phẩm giày dép các loại sẽ là 766,1 triệu và 1.846 triệu đôi; 99,6 triệu và 361 triệu sản phẩm cặp túi ví; kim ngạch xuất khẩu da giày đạt khoảng 6,2 tỷ và 18,1 tỷ USD, chiếm 10,31% và 10,65% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Tương tự như vậy, kịch bản thấp được dự tính cho năm 2010 và 2020 lần lượt là, nếu tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 6,80% và 7,00% thì tổng sản phẩm giày dép các loại sẽ đạt 759,3 triệu và 1.568 triệu đôi; 98,0 triệu và 285 triệu sản phẩm cặp túi ví; kim ngạch xuất khẩu da giày đạt khoảng 5,8 tỷ và 14,8 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 9,61% và 8,68% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Trong dự thảo Quy hoạch, 3 phương án phát triển ngành đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025 theo kịch bản cơ sở, kịch bản cao và kịch bản thấp đã được đề cập dựa trên một số chỉ tiêu của nền kinh tế Tuy nhiên, sau khi phân tích tình hình thực tế của năm 2009, ngành đã lựa chọn kịch bản cơ sở do có các chỉ tiêu phù hợp với

Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành công nghiệp nói riêng đến năm 2020.

Theo đó, nếu như năm 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước là 6,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 1.237 USD thì tổng sản phẩm giày dép các loại sẽ là 761 triệu đôi, 107 triệu sản phẩm cặp túi ví; kim ngạch xuất khẩu da giày đạt khoảng 6,2 tỷ USD (giày dép 5,3 tỷ USD và cặp túi ví 0,89 tỷ USD), chiếm 10,29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước

Với giai đoạn từ 2011 – 2020, nếu tăng trưởng GDP ổn định ở mức 7,5% thì tổng sản phẩm giày dép sẽ đạt 1.698 triệu đôi vào năm 2020, cặp túi ví các loại đạt

311 triệu cái, mang lại kim ngạch xuất khẩu da giày là 16,5 tỷ USD (giày dép 13,3 tỷ USD, cặp túi ví 3,2 tỷ USD), chiếm 9,68% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Bảng 13 : Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cho ngành da giày Việt Nam qua các giai đoạn.

KNXK da giày 10,4 tỷ USD 10,5 tỷ USD 24 tỷ USD Tlệ nội địa hóa 60-65% 75 – 80 % 80 – 85 % Tốc độ tăng trưởng 11,7%/năm 9,84 %/năm 7,2 %/năm Lao động trực tiếp 838.000 Trên 1 triệu 1,16 triệu (Nguồn: Báo Thương Mại) Đánh giá về dự thảo Quy hoạch, Thứ trưởng thường trực Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu đã đặt ra hàng loạt các câu hỏi lớn, xuất khẩu da giày năm 2009 chỉ đạt 4,1 tỷ USD, nếu theo quy hoạch dự kiến năm 2010 xuất khẩu 6,2 tỷ USD thì rất khó đạt Bên cạnh đó, xuất khẩu da giày Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc, nhưng với thực trạng sản xuất hiện nay, tỷ lệ giày thể thao đứng đầu, vậy mục tiêu đưa ra trong 10 năm tới ngành da sẽ đứng đầu thì có làm được không.

2.Chiến lược phát triển đối với nội địa:

- Xây dựng nhóm thương hiệu mạnh làm lực lượng nòng cốt cho ngành giầy nội địa Việt Nam, về lâu dài đủ sức cạnh tranh với thương hiệu lớn trong khu vực và thế giới.

- Hình thành một số kênh phân phối chuyên nghiệp dựa vào nền tảng các kênh phân phối sẵn có trong nước Xây dựng các kênh phân phối chuyên nghiệp

- Đứng vững trên thị trường nội địa, đặt mục tiêu chiếm lĩnh ít nhất 60% thị phần vào năm 2015.

Định hướng phát triển của công ty Giày Thượng Đình đến năm 2015

1.1 Quan điểm về thị trường chính- thị trường EU

Công ty TNHH NN một thành viên Giày Thượng Đình là một doanh nghiệp có cả thị trường trong nước lẫn thị trường ngoài nước Trong thời gian tới, quan điểm về thị trường của Công ty vẫn xuất khẩu là chính.Thị trường Eu được coi là thị trường tiềm năng lớn đối với công ty.Vì vây công ty sẽ tích cực gia tăng sản lượng xuất khẩu sang Eu trong những năm tới.Tuy nhiên Công ty vẫn không được quên thị trường nội địa mà vẫn tích cực khai thác thị trườg này, nhằm chiếm lĩnh thị trường trong nước khi mà có rất nhiều doanh nghiệp vẫn thực sự chưa chú trọng vào thị trường này.

1.2 Quan điểm về đầu vào nguyên vật liệu Đối với ngành da giày Việt Nam nói chung và đối với Công ty giày Thượng Đình nói riêng,việc mua sắm nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm chủ yếu vẫn là nhập khẩu.Trong thời gian tới, Công ty vẫn tiếp tục nhập khẩu nguyên vật liệu từ thị trường nước ngoài để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, còn đối với những sản phẩm gia công thì nguyên vật liệu nhập về thuộc phía đối tác chịu trách nhiệm.Trong tương lai không xa, nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu sản xuất giầy của công ty sẽ ra đời tại chi nhánh ở Hà Nam Điều này chứng tỏ công ty sẽ tự sản xuất được một phần nguyên vật liệu đầu vào để giảm chi phí.

1.3 Quan điểm về sản xuất sản phẩm

Quá trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu của công ty mặc dù đạt chất lượng cao nhưng đối với thị trường quốc tế thì đây mới chỉ là mức trung bình khá Trong thời gian tới, công ty có định hướng sản xuất giầy thời trang chất lượng cao để xuất khẩu nhằm đa dạng hoá sản phẩm Như vậy trong tương lai Công ty vẫn đầu tư sản xuất các sản phẩm giầy vải, giầy thể thao có chất nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. Việc đa dạng hoá sản phẩm của Công ty trong thời gian tới nếu thành công sẽ tiếp tục phất triển các loại sản phẩm mới được đưa vào đầu tư phát triển

1.4 Quan điểm về đầu tư đổi mới công nghệ

Do công nghệ sản xuất giầy vải đã trở nên lạc hậu cùng với những máy móc thiết bị cũ , vì thế Công ty đã tiến hành đầu tư thêm dây chuyền sản xuất giầy vải tiên tiến Ngoài ra Công ty còn có dự định đầu tư dây chuyền sản xuất giày da nam và giầy nữ, đây chính là chiến lược đa dạng hoá sản phẩm của Công ty trong thời gian tới.

1.5 Quan điểm về hướng phát triển của Công ty

Năm 2004, Công ty đã đưa vào hoạt động một chi nhánh về sản xuất giầy phục vụ gia công tại Hà Nam, trong thời gian tới Công ty sẽ xây dựng thêm một số nhà máy nữa tại Hà Nam Như vậy, Công ty đang có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, điều này sẽ hạn chế khả năng đầu tư về chiều sâu cho Công ty nhưng lại giúp cho Công ty lớn mạnh lên, tăng khả năng cạnh tranh không những ở trong nước mà còn ở thị trường ngoài nước.

2 Mục tiêu phát triển chung của Công ty Giày Thượng Đình đến năm 2015

Một : Đảm bảo công ăn việc làm ổn định và nâng cao thu nhập cho người lao động.Nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ công nhân viên,đặc biệt là đội ngũ cán bộ kỹ thuật.Thành lập thêm bộ phận thiết kế mẫu vì đây là bộ phận rất yếu của công ty Đảm bảo đủ thu nhập và việc làm cho người lao động, phấn đấu đến năm 2015 thu nhập bình quân của người lao động đạt 1.700.000đ/tháng/người.

Hai : Liên tục đầu tư và nâng cấp các dây chuyên công nghệ hiện có và từng bước giảm chi phí sản xuất và chi phí quản lý.Xây dựng thêm các nhà máy ở Hà Nam và nhập thêm các dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế từ Đài Loan.

Ba : Phát triển công nghệ thông tin để ứng dụng vào hoạt động kinh doanh,trong thiết kế sản phẩm và xuất khẩu hàng loạt sản phẩm mới.

Bốn: Đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh.Ngoài giầy vải và giầy thẻ thao,công ty sẽ đưa vào sản xuất kinh doanh sản phẩm giày da thời trang.Đồng thời công ty sẽ kinh doanh các mặt hàng khác như hóa chất,các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất giày dép.

Năm: Phát triển thị trường ra các nước trong khu vực Đông Âu,các nước ASEAN và Nam Phi.Áp dụng triệt dể tiêu chuẩn ISO vào hệ thống sản xuất và quản lý trong công ty.

Sáu: duy trì mức độ tăng trưởng ổn định bình quân hàng năm trên 12%.

Nâng cao tỷ trọng xuất khẩu trong cơ cấu sản phẩm trên 65%.

Bảy: Phấn đấu đến năm 2015 công ty trở thành doanh nghiệp sản xuất giầy dép và nguyên phụ liệu có uy tín và tầm vóc hàng đầu của Hà Nội và của cả nước.Xây dựng thương hiệu Giầy Thượng Đình trở thành một thương hiệu mạnh trong nước và trên thị trường quốc tế.

Tám: Giành thế chủ động và chiếm lĩnh vững chắc thị trường nội địa, phát triển mạng lưới đại lý ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước.

III.Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU của công ty Giày Thượng Đình đến năm 2015.

1.Phướng hướng nhằm thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU của công ty

Trong thời gian tới, xuất khẩu vẫn là mục tiêu lớn của Công ty Giầy Thượng Đình, Công ty vẫn đang tiến hành các biện pháp nhằm tăng cường xuất khẩu sản phẩm, vì thế định hướng xuất khẩu của Công ty sang các thị trường vẫn là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Đối với thị trường EU:: đây là thị trường chính hiện đang chiếm 65%-70%kim nghạch xuất khẩu Trong thời gian tới đây vẫn là thị trường mục tiêu đảm bảo sự phát triển ổn định của công ty, vì thế ngoài việc xuất khẩu sang thị trường truyền thống này, công ty không ngừng mở rrộng xuất khẩu sang các nước mới ra nhập EU trong năm 2004, mặc dù hiện nay đây là thị trường truyền thống nhưng để tránh rủi ro thì tuy vẫn tăng cường xuất khẩu sang thị trường này nhưng xu hướng sẽ là giảm dẩn tỷ trọng kim nghạch xuất khẩu sang thị trường này so với tổng kim nghạch xuất khẩu của Công ty.

Ngoài việc thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường chính là thị trường EU thì công ty cũng luôn hướng tới các thị trường tiềm năng khác.như thị trường châu Mỹ(có Hòa kỳ,Brazin,Canada ).thị trường châu Á(Nhật bản,Hàn quốc )

2 Các mục tiêu nhằm thúc đảy xuất khẩu sang thị trường EU đến năm 2015.

2.1 Mục tiêu về tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ của Công ty Giầy Thượng Đình bao gồm cả trong và ngoài nước, trong đó chiến lược phát triển của công ty là không ngừng tăng cường xuất khẩu nhưng cũng tích cực chiếm lĩnh thị trường nội địa Vì thế trong thời gian tới công ty đã tích cực xây dựng cho mình kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm như trong bảng dưới đây.

Bảng 14 : Mục tiêu về tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giầy Thượng Đình giai đoạn 2010-2015 Đơn vị tính:Nghìn đôi

(Nguồn: Phòng sản xuất gia công)

Như vậy, mục tiêu trong thời gian tới của Công ty về tiêu thụ sản phẩm vẫn không ngừng tăng lên trên cả hai thị trường nhưng tỷ trọng sản phẩm xuất khẩu có xu hướng tăng lên Bên cạnh đó, Công ty sẽ tăng những loại sản phẩm khác để xuất khẩu như dép sandal, giầy thời trang, những mục tiêu về sản phẩm xuất khẩu này không được Công ty đề cập tới, một phần là do đây chỉ là định hướng trong tương lai, việc xuất khẩu sản phẩm này mới chỉ là thử nghiệm nên chưa có mục tiêu cụ thể.

2.2 Mục tiêu về kim nghạch xuất khẩu sang EU trong thời gian tới

Trong kế hoạch xuất khẩu của mình, Công ty đã đưa ra mục tiêu về tiêu thụ sản phẩm cùng với giá trị kim nghạch xuất khẩu Nhìn vào bảng dưới đây ta sẽ thấy được mục tiêu của Công ty về kim nghạch xuất khẩu cần đạt được trong giai đoạn 2010-2015

Bảng 15: Mục tiêu về kim nghạch xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2006-2010. Đơn vị tính: Nghìn USD

(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)

Những cơ hội và thách thức trong thời gian tới

1.Đối với Ngành da giày Việt Nam.

1.1 Cơ hội đối với ngành da giày Việt Nam Đầu tiên,Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy các cơ hội phát triển ngành da giày, việc chuyển giao công nghệ theo chu kỳ nhanh hơn phù hợp với yêu cầu khắt khe của thị trường Việc gia nhập tổ chức mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) tạo điều kiện việc giao lưu hàng hoá thông suốt, ít cản trở, xoá bỏ hàng rào phi thuế quan, ưu đãi về thuế quan tạo điều kiện cho ngành hàng da giày thâm nhập vào thị trường khu vực.

Thứ hai,ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội Tính đến hết năm 2009, toàn ngành đã thu hút hơn 800.000 lao động (chưa kể số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ, các hộ gia đình và các làng nghề có thể lên tới hơn 1 triệu lao động) chiếm 9% lực lượng lao động công nghiệp Đây có thể được coi là lợi thế so sánh với mức chi phí nhân công thấp.

Thứ ba, Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đã bắt đầu được chú trọng Toàn ngành đã có những hoạt động tích cực nhằm tăng cường tuyên truyền và quảng bá hình ảnh của ngành da giày Việt Nam như một quốc gia sản xuất và xuất khẩu da giày tiềm năng, nâng cao năng lực hiểu biết về kiến thức pháp luật, thị trường Phương thức bán hàng tại các doanh nghiệp đã có nhiều đổi mới, hình thành nhiều mạng lưới bán buôn, bán lẻ, tham gia vào các kênh phân phối của các tập đoàn xuyên quốc gia, phát triển hình thức thương mại điện tử.

Thứ tư,Với dân số trên 80 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng cho thị trường nội địa Mặt khác, với đời sống ngày càng được nâng cao, khả năng mua sắm của xã hội ngày càng được cải thiện, đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng vào thế giới làm cho ngành du lịch phát triển là những cơ hội để ngành da giày phát triển theo hướng xuất khẩu trực tiếp ngay trên sân nhà.

Thứ năm, Chế độ xã hội ổn định và đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển thông qua cơ chế chính sách phù hợp với tình hình trong nước và thông lệ quốc tế.

Thứ sáu, Năng lực sản xuất của ngành đã đạt trên 90% mức năng lực được đầu tư, có mức tăng trưởng mạnh trong 7 năm liên tiếp với mức tăng trung bình đạt 10%/năm trên 2 loại sản phẩm chính là giày dép và túi cặp các loại Riêng sản phẩm da thuộc đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm Mặt hàng chủ lực của ngành vẫn tập trung chủ yếu vào giày thể thao, chiếm khoảng 51% năng lực sản xuất các sản phẩm giày dép của ngành, phù hợp với xu thế tiêu dùng của thị trường xuất khẩu.

Thứ bảy,Về thị trường xuất khẩu, thị trường xuất khẩu da giày Việt Nam ngày càng được mở rộng và ổn định cụ thể:

Thị trường EU:Trong những năm vừa qua, giày dép Việt Nam xuất khẩu vào

EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu Hết năm 2008, EU vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ giày dép của Việt Nam với doanh thu 3,6 tỉ USD, tăng 33,9% so với năm 2007 và chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng giày dép của Việt Nam

1.2Thách thức đối với ngành da giày Việt Nam

Thác thức trước hết phải kể đến là sự cạnh tranh khốc liệt của Trung Quốc, một đất nước có thế mạnh về mặt hàng giày dép Gần đây Trung Quốc là có thêm lợi thế với việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Mặt hàng giày dép xuất khẩu của Trung Quốc có ưu thế hơn giày dép xuất khẩu của Việt Nam do trình độ công nghệ của Trung Quốc tiên tiến hơn, mẫu mã của họ đẹp và đa dạng hơn. Thách thức tiếp theo là tuy sức mua của thị trường truyền thống (EU) vẫn giữ ở mức ổn định nhưng Việt Nam bị chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một số nước như Brazil, Indonesia đặc biệt từ ngày 6 tháng 10 năm 2006, EU áp thuế chống bán phá giá giày mũ da sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu sang EU là 10%. Đối với các thị trường xuất khẩu khác như Liên bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông, châu Phi, tuy không yêu cầu cao về mẫu mã và chất lượng nhưng hàng Việt Nam vẫn không thể thâm nhập mạnh vào thị trường các nước này.

Thách thức được kể đến nữa là nguyên vật liệu sản xuất của ngành da giày chiếm đến 80% giá trị của sản phẩm trong đó ngành sản xuất da đóng vai trò quan trọng nhất Theo LEFASO, nhu cầu da thuộc năm 2007 của toàn ngành khoảng 350 triệu feet vuông, trong khi đó các nhà máy thuộc da của Việt Nam và nước ngoài đầu tư tại Việt Nam mới chỉ sản xuất và đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu da thuộc của cả nước, 80% còn lại phải nhập khẩu

Ngành phụ liệu sản xuất còn trầm trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ sản xuất được một vài mặt hàng rất hạn chế như nhãn, ren, dây giày nhưng lại

“bỏ ngỏ” những loại phụ kiện tinh xảo là các sản phẩm nhựa có xi mạ như khoen, móc, cườm, các vật trang trí trên giày, đặc biệt là giày nữ và giày trẻ em.

Thách thức nữa là năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có yếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lực ngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản tư nhân trong nước và quốc tế

Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân số trẻ, nhưng năng suất lao động của người Việt Nam rất thấp, trung bình trên 1 dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/35 năng suất lao động của người Nhật, 1/30 của Thái Lan, 1/20 của Malaysia và 1/10 của Indonesia.

Thách thức cuối cùng,hiện nay trình độ công nghệ của ngành da giày Việt Nam đang ở mức trung bình và trung bình khá, song khá lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc Khả năng đầu tư và chuyển giao công nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về công nghệ còn hạn chế Đây là một trong những nguyên nhân làm hạn chế năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài Điều này còn dẫn đến việc ngành có nguy cơ mất khả năng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là trên thị trường quốc tế

2 Đối với Công ty Giày Thượng Đình.

2.1 Cơ hội thúc đẩy xuất khẩu sang EU đối với công ty Đẩu tiên là công ty được Nhà nước có những chính sách ưu tiên để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU của công ty giày Thượng Đình

1.Giải pháp đối với Ngành da giày Việt Nam.

1.1 Tăng nguồn hàng xuất khẩu trực tiếp

Một trong những giải pháp hữu hiệu cho việc tăng nguồn hàng trực tiếp hiện nay được khuyến cáo là các doanh nghiệp giầy nên liên kết lại với nhau để đáp ứng những đơn đặt hàng của EU, cũng như hỗ trợ nhau nâng cao chất lượng, mẫu mã, giảm giá thành

1.2 Phân khúc thị trường hợp lý

Bên cạnh xuất khẩu trực tiếp, để tăng kim ngạch xuất khẩu giầy da Việt Nam sang EU trong những năm tới,việc chọn phân khúc thị trường là để tránh đối đầu với những hàng sản xuất ồ ạt của Trung Quốc, tránh cạnh tranh với những sản phẩm có chất lượng cao của các nước nội khối EU Phân khúc thị trường Việt Nam được xem là hiệu quả nhất và tránh được các đối thủ kể trên là những sản phẩm có chất lượng tốt nhưng phải mang tính độc đáo, phong cách và kiểu dáng riêng biệt.

Có thể đó là những sản phẩm công nghệ cao kết hợp với những chi tiết phức tạp nhờ vào trình độ thủ công.

1.3 Tìm hiểu và thăm dò thị trường xuất khẩu EU

Cuối cùng để tăng kim ngạch xuất khẩu giầy vào EU thì khâu tìm hiểu và thăm dò thị trường là không thể thiếu Cách tốt nhất là các doanh nghiệp tham dự các hội chợ giầy dép tại EU, qua đó để thị trường biết được sản phẩm của mình và mình cũng có thể nhận biết thị hiếu chung của từng nước cụ thể, qua đó cải tiến chất lượng, mẫu mã, công nghệ Trong một hội chợ triển lãm có hàng trăm ngàn đôi giầy, chỉ cần vài đôi có kiểu dáng độc đáo là có thể thu hút sự chú ý của các nhà thu mua hàng của các hãng nhập khẩu lớn ở EU

2.Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Giày Để có thể tăng cường xuất khẩu cho Công ty trong thời gian tới, cần có những giải pháp mang tính thực tiễn, sau khi tìm hiểu nghiên cứu về thực trạng và định hướng xuất khẩu của Công ty Giầy thượng Đình,em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp dưới đây về phía Công ty

2.1 Giải pháp cho chất lượng sản phẩm của công ty

 Thực hiện đa dạng hoá,thiết kế mẫu mã sản phẩm

Hiện nay,công việc thiết vẫn là một khâu yếu của Công ty.Vì ở Công ty mới dừng lại ở thiết kế mẫu mã đối tác đưa ra nên còn phụ thuộc nhiều vào đối tác Như vậy, Công ty cần phải củng cố và nâng cao năng lực công tác thiết kế để có thể góp phần giúp công ty tăng khả năng xuất khẩu sản phẩm, nhất là việc xuất khẩu trực tiếp.Cần thực hiện các biện pháp sau:

Thứ nhất: nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác thiết kế hiện nay của công ty như cử họ đi học thêm các lớp bồi dường nghiệp vụ, tham gia các cuộc khảo sát thị trường để biết thêm nhiều mẫu mã,xu hướng thời trang ,

Thứ hai: tuyển dụng thêm nhân viên thiết kế, năng động ,sáng tạo,nhạy bén với xu thế của thị trường tạo sản phẩm giày thời trang để đa dạng hóa sản phẩm cho công ty.

Thứ ba: Công ty sẽ đầu tư xây dựng một trung tâm thiết kế mẫu hoạt động thiết kế mẫu sẽ có nhiều khởi sắc hơn, vì thế Công ty nên có những chính sách khuyến khích cán bộ thiết kế có nhiều sáng kiến hay, nhiều sản phẩm mới chất lượng cao.

Việc nâng cao năng lực thiết kế mẫu sẽ giúp Công ty có những sản phẩm riêng cho mình góp phần nâng cao hình ảnh sản phẩm cho công ty, xây dựng thương hiệu Giầy Thượng Đình trên thị trường quốc tế.Tạo điều kiện cho công ty thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, khi đó hoạt động xuất khẩu của công ty không chỉ giầy thể thao và giầy vải mà còn có cả dép sandal, giầy thời trang… Đóchính là yếu tố quan trọng thúc đẩy công ty có thể gia tăng hơn hoạt động xuất khẩu trực tiếp cho mình, gia tăng kim nghạch xuất khẩu và nâng cao hiệu quả

 Đầu tư công nghệ hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm

Với quan điểm tiêu dùng hàng hóa của người châu Âu là chủ ý đến chất lượng của sản phẩm hơn giá cả.Để có thể thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường này công ty luôn phải đặt mục tiêu chất lượng lên hàng đầu.

Trước hết,công ty phải đầu tư máy móc trang thiết bị mới và công nghệ hiện đại.Để đáp ứng được thị hiếu của người châu Âu,công ty nên đầu tư máy móc thiết bị đời thứ 1,thứ 2 từ các nước sản xuất giày nổi tiếng ở EU như Italia,Pháp,Anh Tiếp đên phải tìm hiểu nguồn cung ứng nguyên liệu chất lượng.Đảm bảo theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của châu Âu

 Nâng cao chất lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn của EU Để xuất khẩu thành công vào thị trường EU thì sản phẩm của công ty phải có chất lượng đạt tiêu chuân châu Âu,giá cả cạnh tranh,phương thức kinh doanh linh hoạt EU vẫn là một thị trường bảo hộ rất chặt chẽ vì hàng rào phi thuế (rào cản kỹ thuật) rất nghiêm ngặt Do vậy, hàng xuất khẩu của công ty muốn vào được thị trường này thì phải vượt qua các rào cản kỹ thuật đó của EU Đặc biệt đối với mặt hàng giầy dép của Việt Nam phải chú ý đến tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn môi trường và tiêu chuẩn về lao động Liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống quản lý chất lượng ISO9000 gần như là tiêu chuẩn bắt buộc để các doanh nghiệp của các nước đang phát triển sản xuất hàng xuất khẩu vào thị trường EU.

2.2 Giải pháp lựa chọn phương thức xuất khẩu thích hợp để chủ động thâm nhập vào kênh phân phối trên thị trường EU Đó là phát triển hình thức xuất khẩu trực tiếp, nâng cao hiệu quả sản xuất gia công Đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp, đây chính là hình thức rất thành công của Công ty, hiện nay mặc dù đã giảm hơn so với trước nhưng nó vẫn còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động xuất khẩu của Công ty, vì thế để có thể đẩy mạnh sản phẩm, có khả năng phát triển sản phẩm mới thì sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm Cùng với nó là việc tích cực nghiên cứu công nghệ cải tiến quy trình sản xuất nghiên cứu những sản phẩm có thể đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt nhất, những nhân tố này nếu được quan tâm chú ý thì sẽ giúp Công ty nâng cao khả năng cạnh tranh về giá cả lẫn chất lượng và kiểu dáng của sản phẩm. Để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất gia công thì Công ty cần phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án mới, huy động nhanh chóng các nguồn lực, đầu tư dây chuyền sản xuất giầy thể thao và trung tâm thiết kế mẫu, nhà máy sản xuất giầy nữ, giầy da nam và đồng thời đẩy nhanh đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất phụ liệu giầy Để có thể đẩy nhanh được dự án đó thì Công ty cần tranh thủ các nguồn lực về tài chính thị trường công nghệ của các đối tác để đảm bảo ổn định sản xuất và việc làm cho người lao động.

Công ty cần bố trí hợp lý các cán bộ điều hành hoạt động sản xuất gia công, giao nhiệm vụ trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, chịu mọi trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ sản xuất nhằm nâng cao năng suất.

Bên cạnh đó, cần phải nâng cao trình độ tổ chức gia công, bởi vì việc gia công sản phẩm cho nước ngoài chỉ mới được công ty thực hiện từ những năm gần đây nên kinh nghiệm cũng chưa thực sự nhiều Khi thực hiện gia công cho đối tác cần chủ động trong công tác triển khai mẫu mốt và kỹ thuật công nghệ của đối tác để có thể nâng cao giá gia công , góp phần tăng doanh thu.

Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Công ty TNHH Giày Thượng Đình là doanh nghiệp chiu sự quản lý của Nhà nước.Vì vậy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không,có được tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD hay không điều này phụ thuộc vào sự quan tâm của Nhà nước.Chính vì thế,sau khi tìm hiểu em xin đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước nhằm giúp công ty thực hiện những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Eu đạt hiệu quả cao.Sau đây là một số kiến nghị:

1.Nhà nước tạo dựng môi trường kinh doanh ổn định Đây luôn là yếu tố làm cho hoạt động SXKD của các công ty diễn ra thuận lợi hơn Chính vì thế, Nhà nước cần có những biện pháp để giúp đỡ các doanh nghiệp trong vấn đề này như: Đầu tiên, Nhà nước tạo môi trường pháp lý ổn định và đồng nhất Việc thống nhất và đơn giản hoá các thủ tục hành chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thực hiện mở rộng thị trường, cùng với nó là giảm bớt các thủ tục về đăng ký nhãn mác hàng hoá bởi vì các sản phẩm da giầy mang tính thời trang cao.

Tiếp theo, Nhà nước nhanh chóng đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO(năm 2007).Các doanh nghiệp Việt Nam phải được hướng dẫn thực hiện đúng các quy dịnh,tiêu chuẩn quốc tế

Cuối cùng, Nhà nước cần phải có những chính sách hợp lý và kịp thời để giúp các doanh nghiệp da giày vượt qua những khó khăn,nhất là từ sau khi EU áp thuế chống bán phá giá với giày mũ da của Việt Nam năm 2006 và công bố loại các mặt hàng giày da Vỉệt Nam ra khỏi danh sách các nước được hưởng GSP(thuế quan ưu đãi dành cho các quốc gia nghèo)(1/1/2009)

2.Kiến nghị xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu cho ngành da giày Việt Nam

Hiện nay, việc nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu là nguyên phụ liệu làm tăng chi phí trong giá thành sản phẩm đang là vấn đề cần khắc phục Có đến trên 70% nguyên phụ liệu của ngành cần nhập khẩu, điều này làm cho công ty thụ động trong sản xuất dẫn đến giá thành sản phẩm cao Vì vậy, để hạn chế được điều này cần phải có sự quan tâm đầu tư phát triển từ phía Nhà nước.Đó là việc quy hoạch sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giầy dép trong tương lai, bắt đầu từ những loại vải, chỉ may, cao su, keo và một số loại khác.Đây là những loại hiện nay có khả năng cung cấp, trong tương lai cần mở rộng sản xuất những sản phẩm thuộc da, hoá chất….Nhà nước cần hỗ trợ về cơ chế chính sách cũng như nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng và công nghệ sản xuất.

3.Thực hiện nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội da giầy Việt Nam.

Hiệp hội da giầy là nơi hỗ trợ cho các công ty và phối hợp hoạt động của các công ty trong ngành Tuy nhiên, công việc này vẫn chưa được Hiệp hội thực hiện tốt Trong thời gian tới cần có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hiệp hội như:

Một: Liên tục cập nhật tất cả những thông tin về tình hình sản xuất và xuất khẩu

Hai: Hiện nay, Hiệp hội có trang Web riêng nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả, vì thế trong thời gian tới Hiệp hội cần phải nâng cấp trang Web của mình, tăng thêm thông tin dữ liệu cho các Doanh nghiệp có thể cập nhật thông tin một cách nhanh nhất.

Ba: Thêm vào đó, Hiệp hội cũng nên thành lập những trung tâm tư vấn với đội ngũ chuyên gia giỏi về các lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật và luật sư để tư vấn hỗ trợ tốt hơn cho các công ty về những thông tin cần thiết.

Bốn: Để có thể chứng tỏ sức mạnh của mình, Hiêp hội cần có những biện pháp nhằm gắn kết mối quan hệ giữa các Công ty với nhau, có như vậy mới hạn chế đến mức tối đa hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các công ty với nhau cũng như giúp các công ty có thể cùng nhau liên kết phát triển trên thị trường quốc tế.

Năm: Hiệp hội nên có những mối quan hệ tốt đẹp với những hiệp hội cùng nghành trên thế giới, điều này sẽ giúp cho nghành hạn chế được những tranh chấp trong thương mại và tăng cường trình độ về công nghệ cũng như trình độ quản lý.

Ngày đăng: 14/09/2023, 10:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty giằyThợng Đình - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Hình 1 Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty giằyThợng Đình (Trang 18)
Hình 2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy vải ở công ty TNHH NN một thành viên giầy Thượng Đình. - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Hình 2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất giầy vải ở công ty TNHH NN một thành viên giầy Thượng Đình (Trang 20)
Bảng 2 :Cơ cấu trang thiết bị sản xuất của công ty Giày Thượng Đình. - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Bảng 2 Cơ cấu trang thiết bị sản xuất của công ty Giày Thượng Đình (Trang 22)
Bảng 3: T ình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty qua các năm - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Bảng 3 T ình hình sử dụng nguyên vật liệu của công ty qua các năm (Trang 23)
Hình 3:Biểu đồ cơ cấu lao động toàn công ty Giày Thượng Đình năm 2009 - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Hình 3 Biểu đồ cơ cấu lao động toàn công ty Giày Thượng Đình năm 2009 (Trang 25)
Hình 4: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH NN một thành viên giầy Thượng Đình - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Hình 4 Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH NN một thành viên giầy Thượng Đình (Trang 27)
Bảng 6  : Tình hình sản xuất sản phẩm trong giai đoạn 2005-2009 - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Bảng 6 : Tình hình sản xuất sản phẩm trong giai đoạn 2005-2009 (Trang 37)
Hình 6:Biểu đồ sản lượng của công ty giày Thượng Đình từ 2005-2009 - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Hình 6 Biểu đồ sản lượng của công ty giày Thượng Đình từ 2005-2009 (Trang 38)
Bảng 7  :Kết quả kinh doanh của công ty Giầy Thượng Đình trong những năm gần đây(2005-2009) - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Bảng 7 :Kết quả kinh doanh của công ty Giầy Thượng Đình trong những năm gần đây(2005-2009) (Trang 39)
Hình 7:Biểu đồ doanh thu hàng năm của công ty Giày Thượng Đình - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Hình 7 Biểu đồ doanh thu hàng năm của công ty Giày Thượng Đình (Trang 40)
Bảng 8 :  Thị trường các nước trong EU nhập khẩu giày dép của Việt Nam. - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Bảng 8 Thị trường các nước trong EU nhập khẩu giày dép của Việt Nam (Trang 43)
Bảng 9  : Kim ngạch xuất khẩu của công ty giày Thượng Đình trong giai đoạn 2005-2009. - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Bảng 9 : Kim ngạch xuất khẩu của công ty giày Thượng Đình trong giai đoạn 2005-2009 (Trang 45)
Bảng 10 : Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm sang một số nước  ở thị trường  EU. - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Bảng 10 Kim ngạch xuất khẩu theo sản phẩm sang một số nước ở thị trường EU (Trang 46)
Bảng 11: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Eu của công ty - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Bảng 11 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường Eu của công ty (Trang 48)
Hình 9:Biểu đồ Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU của công ty Giầy Thượng Đình qua các năm 2005-2009. - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Hình 9 Biểu đồ Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu sang thị trường EU của công ty Giầy Thượng Đình qua các năm 2005-2009 (Trang 48)
Bảng 12:Kim ngách xuất khẩu sang EU của công ty Giày Thượng Đình(2005-2009) - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Bảng 12 Kim ngách xuất khẩu sang EU của công ty Giày Thượng Đình(2005-2009) (Trang 49)
Bảng 13 : Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cho ngành da giày Việt Nam qua các giai đoạn. - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Bảng 13 Dự kiến kim ngạch xuất khẩu cho ngành da giày Việt Nam qua các giai đoạn (Trang 55)
Bảng 14 : Mục tiêu về tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giầy Thượng Đình  giai đoạn 2010-2015 - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Bảng 14 Mục tiêu về tiêu thụ sản phẩm của Công ty Giầy Thượng Đình giai đoạn 2010-2015 (Trang 59)
Bảng 15: Mục tiêu về kim nghạch xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2006-2010. - Giải pháp thúc đấy xuất khẩu sang thị trường eu của công ty giầy thượng đình trong những năm tới
Bảng 15 Mục tiêu về kim nghạch xuất khẩu của Công ty giai đoạn 2006-2010 (Trang 60)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w