1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận cao học môn thống kê kinh tế xã hội, “thống kê kinh tế xã hội để phân tích thực trạng nguồn lao động của tỉnh thái nguyên trong giai đoạn 2015 – 2020

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thống kê kinh tế xã hội để phân tích thực trạng nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015 – 2020
Trường học Trường Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Thống kê kinh tế xã hội
Thể loại Tiểu luận cao học
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 32,83 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay việc chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch, đi trước đón đầu những vấn đề xã hội phát sinh, giải quyết có hiệu quả các chính sách và công tác xã hội là rất cần thiết. Thực hiện tốt các chính sách và công tác xã hội, góp phần giữ vững ổn định an ninh quốc phòng xã hội là nhân tố quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế. Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX về phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020, phấn đấu đưa Thái Nguyên thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao một bước rõ rệt về đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề cơ bản để Thái Nguyên trở thành tỉnh Công nghiệp trước năm 2020. Trong điều kiện kinh tế hiện nay của toàn tỉnh, việc giữ vững kế hoạch đề ra, thay đổi các biện pháp thực hiện cho phù hợp với xu thế kinh tế mà tỉnh cùng cả nước đang đối mặt. Chính vì vậy “thống kê kinh tếxã hội để phân tích thực trạng nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015 – 2020” là việc làm cấp thiết và có nhiều ý nghĩa.

Trang 1

MỞ ĐẦU

Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội hiện nay việc chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch, đi trước đón đầu những vấn đề xã hội phát sinh, giải quyết có hiệu quả các chính sách và công tác xã hội là rất cần thiết Thực hiện tốt các chính sách

và công tác xã hội, góp phần giữ vững ổn định an ninh quốc phòng - xã hội là nhân

tố quan trọng thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế

Thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII và Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX về phát triển kinh tế xã hội tỉnh đến năm 2020, phấn đấu đưa Thái Nguyên thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao một bước rõ rệt về đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, tạo tiền đề cơ bản

để Thái Nguyên trở thành tỉnh Công nghiệp trước năm 2020 Trong điều kiện kinh

tế hiện nay của toàn tỉnh, việc giữ vững kế hoạch đề ra, thay đổi các biện pháp thực hiện cho phù hợp với xu thế kinh tế mà tỉnh cùng cả nước đang đối mặt Chính vì

vậy “thống kê kinh tế-xã hội để phân tích thực trạng nguồn lao động của tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2015 – 2020” là việc làm cấp thiết và có nhiều ý

nghĩa

Trang 2

NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận

I.1 Khái niệm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực với tư cách là nơi cung cấp sức lao động cho xã hội, nó bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường (không bị khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh).

Nguồn nhân lực có thể với tư cách là một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.

Nguồn nhân lực còn được hiểu với tư cách là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động Với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người bắt đầu bước vào độ tuổi lao động trở lên có tham gia vào nền sản xuất xã hội.

Các cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều có chung một ý nghĩa là nói lên khả năng lao động của xã hội.

Nguồn nhân lực được xem xét dưới góc độ số lượng và chất lượng Số lượng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số Quy mô dân số càng lớn, tốc độ tăng dân số càng cao dẫn đến quy mô và tốc

độ tăng nguồn nhân lực càng lớn và ngược lại.

Tuy nhiên sau thời gian khoảng 15 năm (vì đến lúc đó con người mới bước vào độ tuổi lao động) Về chất lượng, nguồn nhân lực được xem xét trên các mặt: tình trạng sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và năng lực phẩm chất

Cũng giống như các nguồn lực khác, số lượng và đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và văn hóa cho xã hội.

I.2. Phương pháp phân tích dãy số thời gian

Các hiện tượng kinh tế - xã hội luôn luôn biến động qua thời gian Để nghiên

Trang 3

cứu sự biến động này người ta dùng phương pháp dãy số thời gian Dãy số thời gian

là dãy các trị số của một chỉ tiêu nào đó được sắp xếp theo thứ tự thời gian

Căn cứ vào đặc điểm về mặt thời gian, người ta thường chia dãy số thời gian thành hai loại:

- Dãy số thời kỳ: là dãy số biểu hiện sự thay đổi của hiện tượng qua từng thời kỳ nhất định

- Dãy số thời điểm: là dãy số biểu hiện mặt lượng của hiện tượng vào một thời điểm nhất định Dãy số thời điểm còn có thể được chia thành dãy số thời điểm

có khoảng cách thời gian bằng nhau và dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau

Phương pháp phân tích một dãy số thời gian dựa trên một giả định căn bản là: sự biến động trong tương lai của hiện tượng nói chung sẽ giống với sự biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại, xét về mặt đặc điểm và cường độ biến động Nói một cách khác, các yếu tố đã ảnh hưởng đến biến động của hiện tượng trong quá khứ và hiện tại được giả định trong tương lai sẽ tiếp tục tác động đến hiện tượng theo xu hướng và cường độ giống hoặc gần giống như trước

Do vậy, mục tiêu chính của phân tích dãy số thời gian là chỉ ra và tách biệt các yếu tố đã ảnh hưởng đến dãy số Điều đó có ý nghĩa trong việc dự đoán cũng như nghiên cứu quy luật biến động của hiện tượng Phương pháp phân tích dãy số thời gian cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà kinh doanh trong việc dự đoán cũng như xem xét chu kỳ biến động của hiện tượng Nếu biết kết hợp các phương pháp phân tích thống kê khác cộng với bản lĩnh, kinh nghiệm và sự nhạy bén trong kinh doanh, phương pháp dãy số thời gian sẽ là một công cụ đắc lực cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định

II.Phân tích thực trạng dân số và nguồn lao động ở tỉnh Thái Nguyên

II.1. Số lượng nguồn lao động

Quy mô dân số của tỉnh trong thời gian qua không có biến động nhiều: năm

2015 là 1.205.830 người, năm 2010 là 1.286.751 người Tốc độ tăng dân số giai

Trang 4

đoạn 2015 - 2029 thấp; bình quân là 0,96%/năm và có xu hướng ổn định.

Quy mô dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh chiếm khoảng 65% tổng dân số: năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động là 724.176 người, năm 2019 là 809.220 người Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 2,37%

Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên của tỉnh cũng tăng từ 617.598 người năm 2015 lên 723.439 người, tương ứng bình quân hàng năm tăng thêm khoảng 10.465 người

Bảng 1: Lực lượng lao động của tỉnh qua các năm (Đơn vị: Người)

D/s từ 15 tuổi trở lên 853.673 875.692 885.148 910.588 927.659

D/s trong tuổi lao động 724.176 741.190 758.200 775.200 792.210

D/s hoạt động kinh tế 617.598 638.960 651.600 663.420 674.021

Nguồn Tổng cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên Bảng 2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số (Đơn vị: %

Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số từ 15

tuổi trở lên

72,35 77,17 77,20 77,40 83,07

Tỷ lệ tham gia LLLĐ của dân số trong độ

tuổi lao động

82,75 86,20 85,94 85,58 85,08

Nguồn Tổng cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Qua bảng số liệu thấy rằng phần lớn dân số hoạt động kinh tế của tỉnh Thái Nguyên nằm trong độ tuổi lao động (97,03%) Tỷ lệ người trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động giai đoạn 2015 - 2019 dao động trong khoảng từ 82,75% - 85,08% và có xu hướng tăng lên trong các năm tiếp theo Tốc độ tăng bình quân hàng năm là 1,91% chứng tỏ số người có việc làm ngày một tăng lên

Trang 5

nhưng vẫn còn chậm.

Dân số từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2015 là 853.673 người và tăng dần lên 927.659 người năm 2019; với kết cấu dân số trẻ, số lượng người từ 15 tuổi tăng lên làm dân số trong tuổi lao động cũng tăng lên, năm 2005 là 724.176 người đến năm

2009 là 792.210 người, bình quân cả giai đoạn 2005 - 2009 lực lượng lao động của tỉnh tăng 68.034 người

Dân số hoạt động kinh tế có số lượng thấp nhất trong ba chỉ tiêu: năm 2015 dân số trong độ tuổi lao động là 724.176 người, dân số tham gia hoạt động kinh tế là 617.598 người Điều này cho thấy có những người không hoạt động kinh tế nhưng nằm trong độ tuổi lao động, đó là người thất nghiệp, người không có nhu cầu lao động, hoặc không muốn tham gia lao động vì nhiều lý do khác nhau Số liệu về dân

số hoạt động kinh tế của tỉnh Thái Nguyên: năm 2015 có 617.598 người đến năm

2019 là 674.021 người, bình quân cả giai đoạn lượng người hoạt động kinh tế tăng lên 56.423 người Những con số này thể hiện xu hướng diễn ra trên cả nước nói chung và trong tỉnh nói riêng đó là con người tham gia vào hoạt động kinh tế ngày một nhiều hơn hay nói cách khác, nhu cầu việc làm ngày càng tăng lên

Nếu tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của dân số trong độ tuổi lao động chiếm 82,75% năm 2015 thì đến năm 2019 là 85,08% Sự tăng lên này là do sự thay đổi của người lao động trước làm nội trợ hoặc trước không muốn lao động Xã hội ngày càng phát triển, con người muốn thích ứng với cuộc sống và nâng cao vị thế của mình thì cần phải làm việc Với tư duy thay đổi, phụ nữ nói chung và phụ nữ của tỉnh nói riêng đã tham gia vào lực lượng lao động nhiều hơn Vì vậy, số người cần việc làm trong giai đoạn này tăng lên và đồng thời kinh tế của tỉnh tăng trưởng cũng tạo ra nhiều việc làm hơn so với thời kỳ trước

Bảng 3: Quy mô và tốc độ tăng bình quân hàng năm của dân số trong độ tuổi lao

động ở tỉnh Thái Nguyên (Đơn vị: Nghìn người)

Giai đoạn Tổng số người tăng

thêm (nghìn người)

Mức tăng bình quân/ năm (nghìn người)

Tốc độ tăng bình quân hàng năm (%)

Trang 6

2006 - 2010 68,03 17,00 2,29

Nguồn Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Theo mức dự báo của Sở kế hoạch đầu tư Thái Nguyên đưa ra trong giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 thì tổng số người tăng thêm trong tỉnh lần lượt là 23,82 nghìn người và 21,77 nghìn người; thấp hơn nhiều so với thực trạng 2006 - 2010 là 68,03 nghìn người Tốc độ tăng bình quân hàng năm trong giai đoạn sau cũng thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn này Dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh sẽ giảm dần, nguồn lao động cũng giảm dần Tuy nhu cầu về việc làm không ít đi theo tốc độ tăng dân số, nhưng cũng giảm bớt được tốc độ tăng của nhu cầu để cung việc làm kịp cân bằng với cầu việc làm, giảm bớt thất nghiệp trong tỉnh

II.2. Chất lượng nguồn lao động

a Trình độ văn hóa

Là trung tâm của vùng Đông Bắc, Thái Nguyên là một tỉnh đi đầu về giáo dục đào tạo, với nhiều trường học, trường đại học, dạy nghề Với hệ thống giáo dục đào tạo nghề phong phú về số lượng và trình độ Trong giai đoạn 2015 - 2019 hệ thống đào tạo nghề đã đào tạo bình quân hàng năm khoảng trên 23 vạn lao động có trình độ với rất nhiều ngành nghề

Lao động có trình độ tiểu học trở xuống đang giảm dần: từ 4,41% năm 2015 giảm xuống còn 1,83% năm 2019, và tỷ lệ lao động có trình độ phổ thông tăng lên

từ 46,67% lên 47,32% năm 2019 Tuy vậy, trong lực lượng lao động tỷ lệ lao động

nữ có trình độ phổ thông luôn thấp hơn và tỷ lệ nữ thuộc loại chưa tốt nghiệp tiểu học lại luôn cao hơn so với mức chung của lực lượng lao động Xét về tổng thể, với hơn 70% lực lượng lao động có trình độ văn hóa dưới cấp THPT là một thách thức lớn đối với tỉnh trong việc phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng thời kỳ mới

Bảng 4: Trình độ văn hóa của lực lượng lao động tỉnh Thái Nguyên (Đơn vị: %)

Không biết chữ và chưa tốt 4,41 5,17 3,44 3,36 3.28

Trang 7

nghiệp tiểu học

Tốt nghiệp tiểu học 25,23 30,51 24,63 21,19 20.03 Tốt nghiệp THCS 46,67 48,05 45,56 47,29 48,17 Tốt nghiệp THPT 23,69 27,56 26,37 26,27 26,08

Nguồn Tổng cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên

b Trình độ chuyên môn kỹ thuật

Bảng 5: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Thái Nguyên

(Đơn vị: %)

Chưa qua đào tạo 75,84 73,98 71,43 70,52 69,58

Đã qua đào tạo nghề và tương

Trung học chuyên nghiệp trở lên 12,84 13,60 15,09 15,67 15,87

Nguồn Tổng cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Qua các năm, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động đang có những thay đổi tích cực, tuy nhiên vẫn có những khác biệt giữa nam và nữ trong tổng lực lượng lao động Chung toàn tỉnh thì tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo đã giảm từ 75,84% xuống còn 69,58% năm 2019; thấp hơn mức chung của cả nước là 77,48%

Cơ cấu lao động đã qua đào tạo năm 2015 đạt là 11,31% và tăng lên 13,98%; luôn thấp hơn tỷ trọng lao động đào tạo trung học chuyên nghiệp trở lên năm 2015

là 12,8% và năm 2019 là 15,87% Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn kỹ thuật cho thấy một điển hình là lao động trình độ công nhân kỹ thuật có bằng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ và hàng năm tăng rất chậm

Năm 2015 lao động có trình độ trung học chuyên nghiệp trở lên và lao động

có trình độ công nhân kỹ thuật có tỷ lệ là 1:0,88; đến năm 2019 tỷ lệ này là 1: 0,88

Tỷ lệ này có nghĩa cứ 1 cử nhân thì có 0,88 lao động có trình độ công nhân kỹ thuật

Trang 8

và không biến động nhiều sau bốn năm, cho thấy tỉnh vẫn đào tạo lao động cử nhân cao hơn so với công nhân kỹ thuật và không thấy dấu hiệu của sự cân bằng giữa hai

tỷ lệ này Đây là một khó khăn cho tỉnh trong thời gian tới

II.3. Thực trạng việc làm của tỉnh

a Số người lao động làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế

Bảng 6: Số liệu về số người lao động làm việc phân theo nhóm ngành kinh tế giai

đoạn 2015 - 2019 (Đơn vị: Người)

Nguồn Tổng cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Qua biểu đồ ta thấy: Cơ cấu lao động của tỉnh Thái Nguyên trong các năm vừa qua vẫn nằm trong xu thế cơ cấu lao động của cả nước Đó là lao động trong nhóm ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba ngành của nền kinh tế: năm

2015 chiếm 67,59%; năm 2019 chiếm 60,37% Sau đó là ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thứ hai trong tỉnh: năm 2015 chiếm 18,87% đến năm 2019 chiếm 21,75% Và cuối cùng là ngành công nghiệp, lao động trong ngành chiếm tỷ trọng thấp nhất trong nền kinh tế: năm 2015 chiếm là 13,54% và năm 2019 chiếm 17,88%

b Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm

Bảng 10: Một số chỉ tiêu về tỷ lệ thất nghiệp của Thái Nguyên giai đoạn 2015

-2019 (Đơn vị: %)

Tỷ lệ thất nghiệp đô thị (%) 5,57 5,10 4,32 4,02 3,62 Tổng số người thất nghiệp

6.90 3

6.15 2

6.03 1

5.53 7

Trang 9

Tỷ trọng thất nghiệp theo trình độ CMKT (%)

Chưa qua đào tạo 25,67 25,32 21,24 18,02 17,36

Đã qua đào tạo nghề và tương

đương

25,65 18,26 13,98 21,63 20,23

Trung học chuyên nghiệp trở

lên

48,68 30,09 24,85 23,43 32,18

Tỷ lệ thời gian lao động sử

dụng ở nông thôn

79,81 79,88 80,53 80,67 82,07

Nguồn Tổng cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên

Tỷ lệ thất nghiệp đô thị và tỷ lệ sử dụng lao động nông thôn đang dần được cải thiện Trong suốt giai đoạn 2015 - 2019, tỷ lệ thất nghiệp thành thị luôn giữ dưới mức 6% và đang có xu hướng giảm dần Năm 2015 tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 5,57% đến năm 2019 giảm xuống chỉ còn là 3,62%

Mức thời gian ở nông thôn tăng lên rất rõ ràng, lao động ở khu vực này đã tạo được nhiều việc làm hơn, người dân tự tạo công ăn việc làm cho chính mình và những lao động khác Nhưng nếu so tỷ lệ thời gian lao động sử dụng ở nông thôn tăng lên với tỷ lệ sinh hay tỷ lệ số người dân bước vào tuổi lao động ở khu vực này thì giải quyết việc làm vẫn là vấn đề cần quan tâm

Chất lượng của đội ngũ lao động thất nghiệp cũng thay đổi khác so với các thời kỳ trước Giống thời kỳ trước, những người thất nghiệp tập trung vào nhóm lao động trẻ có độ tuổi từ 15 - 24 tuổi Theo số liệu điều tra “Lao động - Việc làm” giai đoạn 2015 - 2019, tỷ trọng những người thất nghiệp của nhóm này trong tổng số người thất nghiệp tăng từ 36,37% năm 2005 lên 47,22% năm 2009 Khác so với trước là trong tổng số người lao động thất nghiệp, tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ trung học chuyên nghiệp trở lên lại có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2005 - 2009, tỷ trọng thất nghiệp của lao động đã qua đào tạo nghề

và tương đương lại giảm xuống: năm 2005 là 25,65% đến năm 2009 còn 20,23% Những con số này của tỉnh Thái Nguyên, của cả nước và nhiều tỉnh khác cho thấy: Đối với một nước đang phát triển để tận dụng được các lợi thế phát triển trong thời gian tới thì cần phải đào tạo đội ngũ lao động sát với yêu cầu thực tế, đào tạo trực

Trang 10

tiếp các ngành nghề đang cần lao động, tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

c Nguyên nhân dẫn đến thiếu việc làm và thất nghiệp

a Do thiếu đất canh tác

Nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên còn dựa chủ yếu vào ngành nông nghiệp nên đất đai là yếu tố đầu vào quan trọng nhất Thiếu yếu tố đầu vào, thiếu đất canh tác đồng nghĩa người lao động thiếu tư liệu sản xuất để có thể tự tạo việc làm

Dân số trong khu vực nông thôn chiếm đa số nhưng diện tích đất canh tác bình quân đầu người chỉ có 360m2/người Số lượng đất đai không thay đổi mà có thể ngày càng giảm đi - đây là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu đất cho lao động

ở nông thôn của tỉnh khi bước vào tuổi lao động Không nên coi đất đai là động lực lâu dài để phát triển kinh tế, yếu tố này tạo ra sự thất nghiệp của người dân Với tốc

độ đô thị hóa như hiện nay có rất nhiều đất đai trong nông nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử dụng sang ngành công nghiệp để sản xuất

b Do yếu tố mùa vụ ở nông thôn

Nếu trong mùa vụ thu hoạch của người nông dân thì họ có thể làm việc 11 giờ/1 ngày, công việc rất bận rộn Nhưng thời gian bận rộn này kéo dài khoảng 3 tháng trong 1 năm, 6 tháng còn lại họ rơi vào thời kỳ nông nhàn Trong thời gian này họ chỉ làm việc 3 giờ/ ngày, mà khu vực nông thôn chiếm khoảng 70% lực lượng lao động của toàn tỉnh dẫn đến có khoảng gần 30% lao động thiếu việc làm thường xuyên Không có việc làm thì không có thu nhập, những nhu cầu tối thiểu nhất của con người như: ăn uống, chỗ ở, điều kiện sinh hoạt cá nhân cũng không được đáp ứng

Đặc biệt, tỉnh có nhiều dân tộc thiểu số còn thiếu điều kiện sinh hoạt tối thiểu, tập trung chủ yếu ở các huyện: Định Hóa, Phú Yên Những người thất nghiệp vào thời gian nông nhàn sẽ tìm đến nơi có việc làm để có thêm thu nhập Từ đó xuất hiện dòng người di dân, di chuyển lao động từ vùng này đến vùng khác, từ nông thôn ra thành thị nhằm giải quyết việc làm một cách tạm thời Tỉnh cũng đã và đang thực hiện biện pháp này kết hợp với tạo điều kiện cho người dân trồng thâm canh, xen vụ, chăn nuôi để giảm thời gian nhàn rỗi

c Do thiếu vốn sản xuất kinh doanh

Ngày đăng: 14/09/2023, 10:12

w